Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất ngô giống trên địa bàn huyện gia lộc tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.43 KB, 142 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIÊN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




PHẠM VĂN THUNG



GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT
TRONG SẢN XUẤT NGÔ GIỐNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LỘC - TỈNH HẢI DƯƠNG



Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: : 60.62.01.15


Người hướng dẫn khoa học :
TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA




HÀ NỘI - 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN



Phạm Văn Thung





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban
Giám Hiệu Học viện nông nghiệp Việt Nam, Ban đào tạo Sau đại học, khoa
kinh tế & phát triển nông thôn; cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Cô giáo, TS
Nguyễn Thị Dương Nga - người đã dành nhiều thời gian, tạo
điều kiện thuận
lợi, hướng dẫn về phương pháp khoa học và cách thức thực hiện các nội dung
của đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Gia Lộc, tỉnh Hải
Dương, các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện Gia Lộc, Viện nghiên cứu
Ngô và UBND, HTX dịch vụ nông nghiệp cùng các hộ nông dân các xã, thị trấn
trên địa bàn huyện đã tiếp nhận và nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp các thông tin, số
liệu cần thiết ph
ục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè và các
anh chị em học viên lớp Kinh tế nông nghiệp 21C đã chia sẻ, động viên, khích lệ
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù bản thân đã cố gắng và dành
nhiều tâm huyết để hoàn thành luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã
trao đổi, tiếp thu ý kiế
n của Thầy, Cô và bạn bè. Song do điều kiện về thời
gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên nghiên cứu
khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm
đóng góp ý kiến của Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2014
Tác giả luận văn


Phạm V
ăn Thung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii

Mục lục iii
Danh mục từ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Muc tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Câu hỏi nghiên c
ứu 4
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG LIÊN
KẾT TRONG SẢN XUẤT NGÔ GIỐNG 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Các hình thức liên kết kinh tế 10
2.1.3 Các nội dung liên kết kinh tế trong sản xuất nông nghiệp 13
2.1.4 Nguyên tắc và đặc trưng của liên kết kinh tế 16
2.1.5 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật sản xu
ất ngô giống 19
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết trong sản xuất ngô giống 20
2.2 Cơ sở thực tiễn 23
2.2.1 Thực tiễn liên kết ở một số quốc gia trên thế giới 23
2.2.2 Thực tiễn về vấn đề liên kết tại Việt Nam 26

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv

2.2.3 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 29

3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 34
3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 38
3.1.3 Điều kiện hạ tầng kỹ thuật 48
3.1.4 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 50
3.2 Phương pháp nghiên cứu 52
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 52
3.2.2 Chọ
n điểm điều tra. 52
3.3 Phương pháp phân tích số liệu 53
3.4 Các hệ thống tiêu chí 53
3.4.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình liên kết 53
3.4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế 54
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56
4.1 Thực trạng sản xuất và các hình thức liên kết trong sản xuất ngô
giống trên địa bàn huyên Gia Lộc 56
4.1.1 Thực trạng sản xuất ngô giống 56
4.1.2 Các hình thức liên kết trong sản xuấ
t ngô giống trên địa bàn
huyện Gia Lộc 59
4.2 Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất ngô giống trên địa bàn
huyện Gia Lộc 66
4.2.1 Thông tin chung về các đối tượng tham gia liên kết 66
4.2.2 Đánh giá liên kết trong sản xuất ngô giống 70
4.2.3 Kết quả hoạt động liên kết tại huyện Gia Lộc 90
4.2.4 Nhân tố ảnh hưởng tới mối liên kết 93
4.3 Định hướng và giải pháp tăng cường liên kết trong sản xu
ất ngô giống 101
4.3.1 Định hướng phát triển sản xuất ngô giống 101


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v

4.3.2 Giải pháp tăng cường liên kết 102
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113
5.1 Kết luận 113
5.2 Kiến nghị 115
5.2.1 Đối với nhà nước 115
5.2.2 Đối với tỉnh Hải Dương 115
5.2.3 Đối với huyện Gia Lộc 116
5.2.4 Đối với các địa phương sản xuất liên kết ngô giống 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ 119


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HTX Hợp tác xã
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
TTKTTV Trung tâm khí tượng thủy văn
ĐBSH Đồng bằng sông hồng
HQKT Hiệu quả kinh tế
ĐVT Đơn vi tính
HĐ Hợp đồng
DN Doanh nghiệp
ND Nông dân
SL Số lượng
DVNN Dịch vụ nông nghiệp

BVTV Bảo vệ thực vật
XDCB Xây dựng cơ bản
CN Công nghiệp
TTCN Tiểu thủ công nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang
3.1 Diễn biến một số yếu tố khí hậu nông nghiệp của huyện Gia Lộc 36
3.2 Số liệu về khí hậu thời tiết qua một số năm 36
3.3 Tình hình sử dụng đất đai huyện Gia Lộc qua 3 năm 2011 – 2013 39
3.4 Hiện trạng sử dụng đất huyện Gia Lộc qua một số năm 40
3.5 Hiện trạng sử dụng đất sản xuấ
t nông nghiệp huyện Gia Lộc ở
hai thời điểm năm 2010 và 2013. 41
3.6 Tình hình dân số và lao động 43
3.7 Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lộc từ 2010 - 2012 45
3.8 Giá trị và cơ cấu SX của huyện Gia Lộc qua 3 năm 2011 - 2013 47
3.9 Mẫu điều tra 52
4.1 Diện tích các giống ngô sản xuất tại huyện Gia Lộc 56
4.2 Cơ cấu diện tích các giống ngô qua các năm (%) 58
4.3 Năng suất ngô giống trên địa bàn huyệ
n Gia Lộc 58
4.4 Sản lượng ngô giống trên địa bàn huyện Gia Lộc 59
4.5 So sánh hộ liên kết và không liên kết thông qua hợp đồng miệng 61
4.6 Đặc điểm của các hộ nông dân tham gia liên kết 66
4.7 Đất đai cho sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân 67

4.8 Tình hình cơ bản về công ty năm 2013 69
4.9 Thực hiện các cam kết trong liên kết sản xuất ngô giống của công
ty đối với nông dân 72
4.10 Tình hình liên kết với công ty trong sả
n xuất ngô giống của các
hộ nông dân 75
4.11 Lợi ích các hộ nông dân tham gia liên kết trong sản xuất ngô giống 77
4.12 Chi phí sản xuất ngô giống của hộ nông dân (1000đ/sào) 78
4.13 Hiệu quả kinh tế sản xuất ngô giống của hộ nông dân (tính trên 1 sào) 79

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii

4.14 So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất ngô giống với một số cây trồng
cạnh tranh khác của hộ nông dân (tính trên 1 sào) 80
4.15 Kết quả và hiệu quả sản xuất ngô giống của hộ nông dân 81
4.16 Tình hình liên kết trong sản xuất ngô giống của công ty năm 2013 82
4.17 Tình hình nhập khẩu ngô lai giống từ Trung Quốc của công ty 84
4.18 Tình hình liên kết trong sản xuất ngô giống với hộ nông dân
huyện Gia Lộc 84
4.19 Lý do hộ
không muốn tham gia liên kết với công ty 86
4.20 Lợi ích của công ty liên kết trong sản xuất ngô giống 89
4.21 So sánh hiệu quả của việc liên kết 90
4.22 Hiểu biết về liên kết của hộ trồng ngô giống 94
4.23 Mức giá và sự chấp nhận của hộ 97




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1


1. ĐẶT VẤN ĐỀ


1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam. Nông nghiệp và nông thôn có vị trí hết sức quan trọng. Từ
trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển của nông
nghiệp, nông thôn và đã có những chủ trương, chính sách lớn để đẩy nhanh sự
phát triển của khu vực này. Trải qua các giai đoạn phát triển, nông dân, nông
nghiệp và nông thôn đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc đổi mới
đất nước.
Đặc biệt hiện nay, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển tương
đối toàn diện, quan hệ sản xuất từng bước được đổi mới, đảm bảo phù hợp
với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa. Những thành tựu đó, đã
góp phần rất quan trọng vào sự ổn định kinh tế - xã hội, tạo tiền đề đẩy nhanh
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghi
ệp, nông thôn.
Đóng góp một phần không nhỏ đối với sự phát triển đó là hệ thống các
cây lương thực, trong đó có cây ngô. Tuy hiện nay, cây lúa vẫn đang đứng vị
trí dẫn đầu về sản lượng cũng như tầm quan trọng, nhưng với khả năng phát
triển trong tương lai, cây ngô đã từng bước chứng tỏ được mình là nguồn
cung cấp lương thực thiết yếu (thứ hai sau lúa) cho con ngườ
i (đặc biệt là
người dân miền núi); là thành phần chính trong thức ăn chăn nuôi; cung cấp
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến như:
Công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, công nghiệp sản xuất bánh kẹo, sản
xuất thực phẩm chức năng; tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân với
vai trò quan trọng như vậy, cây ngô đã trở thành một trong những loại cây
trồng cho hi
ệu quả kinh tế khá cao của người dân hiện nay, nhất là những

vùng núi cao, thiếu ruộng nước, thời tiết đặc thù
Ở huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương, những năm vừa qua thực hiện chủ
trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phù hợp với từng vùng đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2

của các địa phương trong huyện, nhất là những vùng đất trũng, cấy lúa bấp
bênh Cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương một số xã trong huyện đã chủ
động liên kết với các viện nghiên cứu và các trường, các trung tâm để ký hợp
đồng cho các hộ dân sản xuất ngô giống. Qua đó, đã thu được những kết quả
rất đáng khích lệ góp phần giúp các hộ nông dân tăng thu nhập trên một đơ
n
vị diện tích đất canh tác Song trong quá trình liên kết sản xuất cũng đã bộc
lộ một số tồn tại hạn chế như: trình độ canh tác của các hộ nông dân còn lạc
hậu, tùy tiện Ngoài trồng cây ngô giống, trên địa bàn còn một số loại cây
trồng khác như: dưa hấu, dưa lê, dưa chuột, đỗ tương, cà chua giá trị kinh tế
của mỗi loại cây trồng đem lại là khác nhau nên người dân phả
i xem xét nên
đầu tư cho loại cây nào phù hợp nhất và có hiệu quả kinh tế cao nhất. Nhìn
vào kết quả sản xuất ngô giống trong những năm gần đây cho thấy, quy mô
sản xuất ngô có xu hướng giảm, còn năng xuất có tăng nhưng chưa tương
xứng với tiềm năng của vùng. Do vậy, các câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: thực
trạng liên kết trong sản xuất ngô giống đang diễn ra như thế nào? M
ối liên kết
đó tác động như thế nào đến các đối tượng tham gia liên kết? Nhu cầu liên kết
của các đối tượng với nhau như thế nào, về vấn đề gì? Thực trạng liên kết đó
gặp những tồn tại, hạn chế gì cần giải quyết, tháo gỡ? Thực tế xuất hiện
những mô hình liên kết hiệu quả gì cần nhân rộng? Cần thực hiện những gi
ải
pháp gì để nhằm tăng cường mối liên kết trong sản xuất - tiêu thụ ngô giống

trên địa bàn huyện Gia Lộc Những câu hỏi đó cần được quan tâm, tiến
hành nghiên cứu. Từ tình hình nói trên, để việc liên kết trong sản xuất ngô
giống trên địa bàn huyện được bền vững tôi nghiên cứu đề tài “Giải pháp
tăng cường liên kết trong sản xuất ngô giống” trên địa bàn huyện Gia Lộc.
Trong đó nhấ
n mạnh các giải pháp nâng cao hiệu quả việc liên kết trong sản
xuất ngô giống trên địa bàn, đồng thời hiện chưa có nghiên cứu nào về vấn đề
này tại huyện Gia Lộc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả liên kết trong sản xuất ngô giống trên địa
bàn huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương, đề xuất một số giải pháp tăng cường
liên kết trong sản xuất ngô giống nhằm mang lại thu nhập cao hơn cho nông
dân trên địa bàn huyện trong thời gian tới và những năm tiếp theo.
1.2.2. Muc tiêu cụ thể
+ Góp phần hệ th
ống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết
trong sản xuất ngô giống.
+ Đánh giá thực trạng liên kết trong sản xuất ngô giống tại huyện Gia
Lộc - tỉnh Hải Dương.
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện liên kết trong sản xuất
ngô giống trên địa bàn huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương.
+ Đề xuất các giải pháp tăng cường liên kế
t trong sản xuất ngô giống
trên địa bàn huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất ngô giống.
Các tác nhân tham gia liên kết trong sản xuất ngô giống: hộ nông dân, Viện
ngô, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Nghiên cứu liên kết trong sả
n xuất ngô giống trên địa
bàn huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương.
+ Về không gian nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi không gian
nghiên cứu liên kết trong sản xuất ngô giống trên địa bàn huyện Gia Lộc,
chọn 03 xã (Gia Khánh, Toàn Thắng, Lê Lợi) khảo sát
+ Về thời gian nghiên cứu:
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 07/2013 đến 10/2014.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4

- Các số liệu thu thập trong đề tài từ các năm 2011 đến 2014.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Loại hình liên kết chủ yếu trong sản xuất ngô giống trên địa bàn
huyện Gia Lộc - tỉnh Hải Dương là gì?
- Thực trạng liên kết trong sản xuất ngô giống của các hộ nông dân như
thế nào?
- Việc liên kết trong sản xuất ngô giống có đem lại hiệu quả tốt không?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng t
ới liên kết trong sản xuất ngô giống?
- Để thúc đẩy liên kết trong sản xuất ngô giống cần có những mục tiêu,
định hướng và giải pháp nào?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG CƯỜNG

LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT NGÔ GIỐNG

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm sản xuất
- Khái niệm sản xuất theo nghĩa chung nhất phản ánh quá trình con
người cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tạo ra điều kiện vật chất cần thiết
cho sự sinh tồn của mình.
Như vậy, sản xuất là hoạt động tự nhiên vĩnh hằng cho cuộc sống của
con ng
ười và trong thực tế bao giờ cũng tồn tại một phương thức sản xuất
nhất định phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.
- Theo cách tiếp cận của kinh tế học tân cổ điển hay kinh tế học vĩ mô,
bàn về sản xuất với cách tiếp cận của chủ nghĩa cận biên (marginalism) thì
khái niệm sản xuất là việc tạo ra hàng hóa và d
ịch vụ có thể trao đổi được trên
thị trường để đem lại cho người sản xuất càng nhiều lợi nhuận càng tốt.
Cách tiếp cận này bàn luận nhiều hơn về các chủ đề như: chi phí sản
xuất, tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí sản xuất, năng suất lao động
cận biên, tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên, v.v
- Vào thế kỷ XVIII, các nhà kinh t
ế Pháp theo trường phái Trọng
nông mà đại diện là Quesnay, người đầu tiên đưa ra khái niệm về sản xuất,
cho rằng: “ Sản xuất trước hết phải sáng tạo ra sản phẩm và mang lại thu
nhập ròng”.
Như vậy, theo trường phái Trọng nông, chỉ có lao động nông nghiệp
mới là lao động sản xuất vì chỉ có ruộng đất mới có thể đem lại thu nhập ròng.
- Theo thống kê Tài sản quốc gia 1993 của Liên hợp qu
ốc (SNA) đã
đưa ra khái niệm sản xuất như sau “ Sản xuất là quá trình sử dụng lao động

và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6

hữu tích sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch
kinh tế với những thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất
và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng
hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít
ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể
chế khác có thu tiền hoặc
không thu tiền”
Khái niệm sản xuất của SNA khẳng định hai điều:
+ Thứ nhất, sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị
của các đơn vị thể chế để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành
sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác.
+ Thứ hai, tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra phả
i có khả năng bán
trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế
khác có thu tiền hoặc không thu tiền.
2.1.1.2. Khái niệm liên kết kinh tế
Liên kết kinh tế: Xuất hiện từ lâu nhưng những quan niệm về nó rất
khác nhau, thường không rõ ràng và khá phức tạp. Trong ngôn ngữ gốc La -
tinh, thuật ngữ “integration” hay “integratio” có nghĩa là kết hợp, hòa hợp,
hội nhập, hợp nhất được nhiều nhà nghiên cứ
u nước ta cho rằng đồng nghĩa
với thuật ngữ liên kết
Theo đại từ điển tiếng Việt (1999) khái niệm liên kết là kết lại với nhau
từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ nhằm mục đích nào đó
Khái niệm liên kết kinh tế
+ Theo quyết định số 38HĐBT ra ngày 10/04/1989: Liên kết kinh tế là

những hình thức phối hợp hoạt động, do các đơn v
ị kinh tế tự nguyện tiến
hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan
đến công việc sản xuất, kinh doanh của mình, nhằm thúc đẩy sản xuất theo
hướng có lợi nhất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7

+ Nguyễn Đình Phan (1992) đã đưa ra khỏi khái niệm liên kết kinh tế
những hình thức quan hệ kinh tế thông thường như: mua bán trao đổi hàng
hóa thông thường, thuê mướn đất đai, nhà xưởng, địa điểm kinh doanh, cho
vay vốn.
+ Dương Bá Thượng (1995) là người tổng kết và phát triển các khái
niệm trước đó khi cho rằng liên kết kinh tế là những hình thức hay những biểu
hiện của sự phối hợp hoạt độ
ng giữa các thành viên liên kết không chỉ để thực
hiện quan hệ kinh tế bất kỳ mà là nhằm xích lại gần nhau và ngày càng cố kết,
đi đến thống nhất để đạt đến trình độ gắn bó chặt chẽ, ổn định, thường xuyên,
lâu dài, thông qua những thỏa thuận hợp đồng từ trước giữa các bên và là
khâu trung gian đi đến sát nhập, kết hợp, hợp nhất hình thành một doanh
nghiệp mới, có qui mô lớn h
ơn và theo đó thực chất của liên kết kinh tế là
“quá trình xã hội hóa sản xuất”
+ Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam định nghĩa liên kết kinh tế là
hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động do các đơn vị tự
nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương, biện pháp có liên
quan đến công việc sản xuất kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy
sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nh
ất. Được thực hiện trên cơ
sở tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa

các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước.
+ Trong các văn bản của nước ta thì liên kết kinh tế được hiểu là các
hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau
bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản
xuất kinh doanh của mình nhằ
m thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất.
Tóm lại, liên kết kinh tế được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, bình
đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế ký kết giữa các bên tham gia và
trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước. Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra
mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua hợp đồng kinh tế, hoặc các quy chế hoạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8

động để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hóa, hợp tác hóa nhằm khai
thác tốt tiềm năng của mỗi đơn vị tham gia liên kết, hoặc để cùng nhau tạo ra
thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, giá
cả cho từng loại sản phẩm, nhằm bảo vệ lợi ích của nhau.
2.1.1.3. Khái niệm ngô giống
Dựa trên cơ sở di truyền và quá trình chọn tạo giống, ngô đượ
c phân
thành hai loại: Giống ngô thụ phấn tự do và giống lai.
- Giống Ngô thụ phấn tự do: Là loại giống mà trong quá trình sản xuất
hạt không cần đến sự can thiệp của con người vào quá trình thụ phấn - chúng
thụ phấn tự do (hoặc nếu có con người hỗ trợ cũng chỉ giúp cho quá trình thụ
phấn tốt hơn mà thôi, bản thân chúng đã có khả năng tự thụ phấn rồi)
. Giống
ngô thụ phấn tự do bao gồm:
+ Giống địa phương: Là giống đã tồn tại trong một thời gian dài tại địa
phương, có những đặc trưng, đặc tính khác biệt với các giống khác và di
truyền được cho các thế hệ sau. Giống ngô địa phương có những đặc tính sau:

Có độ thích nghi cao với địa phương thông qua tính chống chịu sâu bệnh và
điều kiện bất thuận của địa phươ
ng đó; có chất lượng cao và năng suất thấp.
+ Giống tổng hợp: Là thế hệ tiên tiến của giống lai nhiều dòng bằng thụ
phấn tự do. Quá trình chọn tạo giống ngô tổng hợp gồm các bước: Chọn tạo
các dòng thuần; Xác định khả năng kết hợp chung các dòng thuần; Lai giữa
các dòng tốt và có khả năng kết hợp cao để tạo tổng hợp; Duy trì và cải thiện
quầ
n thể (tổng hợp) bằng các phương pháp chọn lọc gia đình.
+ Giống hỗn hợp: Là thế hệ tiến triển của tổ hợp các nguồn ưu tú có
nền di truyền khác nhau. Bao gồm các giống thụ phấn tự do, tổng hợp, lai
kép, lai ba… được lựa chọn theo một số chỉ tiêu như năng suất, thời gian sinh
trưởng, đặc điểm hạt, tính chống chịu…Các bước trong quá trình phát triể
n
một giống hỗn hợp bao gồm: Chọn thành phần bố mẹ; Lai thử, chọn các cặp
lai cho năng suất cao ở F1 và ít giảm năng suất ở F2; Tạo lập hỗn hợp bằng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9

thụ phấn dây chuyền hoặc luân giao; Duy trì và cải thiện giống bằng các
phương pháp chọn lọc quần thể. Các giống ngô tổng hợp và hỗn hợp đại diện
là TH 2A, TSB1, TSB2, VM1, MSB49, Q2,
+ Giống thụ phấn tự do cải thiện: Là ” Tập hợp các kiểu hình tương đối
đồng đều đại diện cho phần ưu tú nhất của một quần thể trong một chu kỳ cải
thiện nào đó”. Bao g
ồm: Tạo vốn gen; Tạo quần thể; Tạo giống thí nghiệm;
Khảo nghiệm giống thí nghiệm; Đưa vào sản xuất giống tốt nhất
- Giống ngô lai: Trong sản xuất hiện nay, thường có hai loại giống ngô
lai: giống ngô lai không quy ước và giống ngô lai quy ước.
+ Giống ngô lai không quy ước: Là giống ngô lai trong đó ít nhất có

một bố hoặc mẹ không thuần. Sử dụng giống ngô lai không quy ước là bước
chuyển tiếp từ
việc gieo trồng giống ngô thụ phấn tự do sang giống lai quy
ước. Giống lai không quy ước có năng suất và các đặc điểm nông sinh học
cao hơn giống thụ phấn tự do, song có giá giống thấp hơn giống lai quy ước,
do đó phù hợp với điều kiện kinh tế- kỹ thuật. Ở Việt Nam có một giai đoạn
(1990-1995) giống lai không quy ước được sử dụng nhiều và mang lại hiệu
qu
ả cao cho người sản xuất. Đây là giai đoạn người nông dân tiếp cận quen
dần với giống lai, tạo cơ sở cho việc phát triển ngô lai sau này. Những giống
lai không quy ước được sử dụng nhiều là các giống LS-6, LS-8 thuộc thể loại
lai đỉnh kép không những cho năng suất cao mà quá trình sản xuất hạt giống
cũng dễ dàng, giá thành hạt giống rẻ.
+ Giống ngô lai quy ước: Là giống ngô lai giữa các dòng thuần. Dựa
vào số dòng thuần tham gia tạo giống lai quy ước được phân thành: Giống lai
đơn: Là giống lai giữa hai dòng thuần; Giống lai ba: Là giống lai giữa một lai
đơn và một dũng thuần; Giống lai kép: Là giống lai giữa hai lai đơn
Lai đơn là giống lai ưu tú nhất, thể hiện ưu thế lai cao nhất song giá thành sản
xuất hạt giống cao nên giá bán đắt. Giống lai ba và lai kép chỉ là biện pháp
làm giảm giá nhằm phổ cập nhanh giống lai vào sả
n xuất, không có ý nghĩa gì

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10

về mặt cải thiện tính di truyền của giống. Chọn tạo giống ngô lai gồm hai
bước: Phát triển dòng thuần (tạo hoặc rút dòng); Đánh giá khả năng kết hợp
của dòng.
- Quy định tiêu chuẩn của hạt giống ngô:
Theo quy định tại Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH
ngày 05/04/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội, hạt giống ngô cũng như

các loại hạt giống khác đượ
c quy định như sau:
+ Hạt giống tác giả: Là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.
+ Hạt giống siêu nguyên chủng (SNC): Là hạt giống được nhân ra từ
hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt
giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng và đạt
tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
+ Hạt giống nguyên chủng (NC):
Là hạt giống được nhân ra từ hạt
giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
+ Hạt giống xác nhận (XN): Là hạt giống được nhân ra từ hạt giống
nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
+ Hạt giống nhập khẩu: Phải có nhãn mác ghi đầy đủ các chỉ tiêu về
giống và phải được cơ quan kiểm soát chất lượng hạt giống của n
ước xuất
khẩu xác nhận đủ tiêu chuẩn giống.
2.1.2. Các hình thức liên kết kinh tế
Tùy theo căn cứ để phân chia có thể có nhiều loại hình liên kết kinh tế
khác nhau. Mỗi một cách phân chia biểu hiện những thuộc tính khác nhau của
liên kết kinh tế giúp cho việc nhận thức và thực hiện hiệu quả liên kết kinh tế.
- Căn cứ theo quan hệ kinh tế - kỹ thuật có các loại hình liên kết sau
+ Liên kết dọc (Vertical integration): là liên k
ết giữa các doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất - kinh doanh khác ngành nhưng có mối quan hệ kinh tế - kỹ
thuật trong toàn bộ hoặc một phân đoạn của một dây truyền công nghệ sản
xuất - lưu thông từ nguyên liệu ban đầu đến sản phẩm tiêu dùng cuối cùng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11

+ Liên kết ngang (Horizontal integration): là liên kết giữa các doanh

nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh trong cùng một ngành hàng cùng phối
hợp hoạt động cho một mục đích chung hoặc thực hiện chuyên môn hóa trong
ngành để góp phần tạo ra cùng một loại sản phẩm.
+ Liên kết nghiêng: là liên kết giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất –
kinh doanh về lĩnh vực chuyên môn, khoa học, công nghệ không phân biệt
cùng ngành hay khác ngành.
- Căn cứ theo cấu trúc thành phần, có các loại hình liên kế
t sau
+ Liên kết song phương: là liên kết giữa hai chủ thể kinh tế độc lập.
+ Liên kết đa phương: là liên kết giữa nhiều chủ thể kinh tế độc lập.
Liên kết đa phương có thể kết cấu thành các loại hình cụ thể khác nhau:
Liên kết chuỗi: là liên kết nhiều doanh nghiệp, chủ thể kinh tế cùng
tham gia vào một chuỗi cung cấp, thực hiện quá trình nhiều công đoạn khác
nhau theo một dây chuy
ền nhằm sản xuất và đưa một sản phẩm hay dịch vụ
vào thị trường.
Liên kết mạng (lưới): là liên kết nhiều doanh nghiệp vừa cùng ngành
vừa khác ngành nhưng có mối quan hệ kinh tế - kĩ thuật với nhau. Liên kết
mạng là tổng hợp liên kết dọc, ngang và nghiêng.
Liên kết hình sao: là liên kết của nhiều doanh nghiệp, chủ thể kinh tế
thông qua một doanh nghiệp, chủ thể kinh tế
đóng vai trò trung tâm điều phối.
- Căn cứ theo hình thức tổ chức pháp lý, có các loại hình liên kết sau
+ Hợp đồng liên kết kinh tế: giữa các bên tham gia liên kết mang tính
chất dài hạn nhưng chưa trở thành tổ chức, để phối hợp hoạt động trong quá
trình sản xuất - kinh doanh (khác với hợp đồng mua bán thông thường).
+ Liên minh kinh tế: là một tổ chức đồng minh kinh tế giữa các bên
liên kết để phối hợp hoạ
t động trong quá trình sản xuất - kinh doanh.
+ Hiệp hội kinh tế: là tổ chức liên kết các chủ thể kinh tế độc lập tự chủ

có mối quan hệ kinh tế khách quan để đại diện cho quyền lợi của các thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 12

viên liên kết, cùng hợp tác để nâng cao sức mạnh cạnh tranh, góp sức vào các
hoạt động chung phục vụ cho lợi ích chung của các thành viên.
+ Liên hợp kinh tế: là tổ chức liên kết các chủ thể kinh tế độc lập tự chủ
có mối quan hệ kinh tế - kỹ thuật chặt chẽ theo chiều ngang hoặc chiều dọc để
cùng nhau sản xuất ra một hoặc nhiều sản phẩm.
- Căn cứ theo chức n
ăng kinh tế, có các loại hình liên kết sau
+ Liên kết trao đổi: là liên kết nhằm trao đổi một đối tượng này để nhận
về một đối tượng khác có giá trị tương đương.
+ Liên kết hợp lực: là việc các bên liên kết cùng nhau góp nguồn lực
kinh tế như: tiền vốn, nhân lực, công nghệ, tri thức để cùng làm một việc
chung hoặc cùng chung tiếng nói để đấu tranh cho một lợi ích chung trong
lĩnh vực chính sách quản lý v
ĩ mô của nhà nước.
+ Liên kết phân chia: là việc các bên liên kết cùng nhau thỏa thuận
phân chia khu vực cung ứng nguyên liệu đầu vào hoặc thị trường đầu ra để
giảm rủi ro do cạnh tranh lẫn nhau.
+ Liên kết ủy nhiệm: là việc một bên liên kết ủy nhiệm cho bên kia làm
một việc nào đó cho mình.
- Căn cứ vào mối quan hệ với môi trường ngoài, có các loại hình
+ Liên kết đóng: là liên kết mà mỗi một thành viên tham gia liên kết chỉ
đượ
c quan hệ kinh tế trong phạm vi nội bộ tổ chức liên kết trên một nội dung
đã liên kết.
+ Liên kết mở: là liên kết mà mỗi thành viên tham gia liên kết vẫn có
quyền thiết lập quan hệ kinh tế với các đối tác bên ngoài liên kết trên nội

dung đã liên kết.
- Căn cứ theo phạm vi liên kết, có các loại hình liên kết: Liên kết giữa
các doanh nghiệp, liên kết giữa các vùng lãnh thổ, liên kết giữa các vùng kinh
tế, liên kết giữa các thành phần kinh t
ế, liên kết kinh tế quốc tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 13

2.1.3. Các nội dung liên kết kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
Nội dung liên kết trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu gồm 3 nội dung sau:
- Liên kết trong việc ung ứng nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản
xuất ( giống, vốn, thức ăn, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh).
Đây là hình thức liên kết thường được tiến hành giữa các cửa hàng, đại
lý, công ty, doanh nghiệp, nhà khoa học….với người sản xuất (nông dân), bên
cạnh đó còn có hình thức liên k
ết giữa các doanh nghiệp, giữa các nhà khoa
học hay giữa các người sản xuất với nhau chủ yếu là cung ứng nguyên liệu
đầu vào mà họ cùng sản xuất. Người sản xuất có tư liệu sản xuất (đất đai, sức
lao động…), họ cần các nguyên liệu đầu vào là giống, phân bón, thức
ăn…Khi thực hiện các mối liên kết này các cửa hàng, đại lý, công ty, doanh
nghiệp, nhà khoa học…sẽ đứng ra ký kết các hợp đồng ho
ặc thỏa thuận trực
tiếp với người sản xuất hoặc thông qua địa phương. Qua hình thức này các
nhà cung ứng đầu vào sẽ cung cấp các đầu vào để người sản xuất có vật tư
đầu vào và họ sản xuất. Như vậy, thông qua mối liên kết này, các nhà cung ứn
nguyên liệu đầu vào sẽ bán được sản phẩm mà mình sản xuất ra và thu lại lợi
nhuận cho cơ sở, tổ chức, đơ
n vị mình. Đồng thời người sản xuất lại có đầu
vào để sản xuất với cam kết đảm bảo số lượng, chất lượng ….vật tư đầu vào.
Khi liên kết này được thực hiện đều mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Từ

đó người sản xuất sẽ chủ động về các nguồn nguyên liệu đầu vào và sẽ yên
tâm sản xuất hơn. Có các dạng chủ yếu sau:
+
Ứng trước vật tư, vốn, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, mua bán lại nông sản.
+ Bán vật tư, mua lái sản phẩm.
- Liên kết trong quá trình sản xuất (trong chuyển giao khoa học kỹ
thuật, trong phòng trừ sâu bệnh).
+ Liên kết trong chuyển giao khoa học kỹ thuật: Đây là một hình thức
liên kết thường được tiến hành giữa nhà khoa học (cơ sở trường đại học, viện
nghiên cứu, cán bộ kỹ
thuật ở doanh nghiệp hay địa phương…) đối với người

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 14

sản xuất (nông dân). Theo hình thức liên kết này, thông qua đó nhà khoa học
sẽ chuyển giao những tiến bộ KHKT cho người nông dân. Khi đã được
chuyển giao khoa học kỹ thuật người nông dân tiếp nhận nó và đưa vào sản
xuất nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt hơn. Trong
liên kết đó người ta ký trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua địa phương ký kết
các hợp đồng hoặc b
ằng thỏa thuận miệng với nhau để chuyển giao các tiến
bộ KHKT. Khi liên kết theo hình thức này người nông dân sẽ tiếp nhận các
tiến bộ KHKT mới để áp dụng vào sản xuất, đổi lại người nông dân sẽ phải
trả chi phí cho người, cơ quan tổ chức đã chuyển giao tiến bộ KHKT đó. Liên
kết được thực hiện chủ yếu là liên kết giữa các hộ nông dân trong việc trao
đổi kinh nghiệ
m, kỹ thuật sản xuất, phòng trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi.
+ Liên kết trong phòng chống dịch bệnh:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp người sản xuất gặp
rất nhiều khó khăn, rủi ro; một trong những rủi ro mà nông dân gặp phải đó là

dịch bệnh của cây trồng, vật nuôi. Khi rủi ro xảy ra, trước hết gây thiệt hại
trực tiếp cho bản thân người nông dân và phần nào ảnh hưở
ng đến lợi ích các
tác nhân liên quan. Do vậy, việc tiến hành liên kết trong phòng chống dịch
bệnh luôn được nhà nông cũng như các tác nhân liên quan quan tâm thực hiện.
Đây là hình thức liên kết thường được tiến hành giữa nhà khoa học,
doanh nghiệp với người sản xuất (nông dân) trong công tác phổ biến kỹ thuật
hay tiến hành phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi. Liên kết đó thường
được sự trợ giúp, hỗ trợ từ nhà nước, được ti
ến hành thông qua chính quyền
hay tổ chức đoàn thể ở địa phương. Bên cạnh dạng liên kết chủ đạo đó thì liên
kết giữa các hộ nông dân trong việc trao đổi những kinh nghiệm về phòng
chống dịch bệnh cũng được tiến hành.
Việc thực hiện liên kết trong phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật
nuôi là công tác khó khăn và cả những chi phí tăng thêm cho quá trình sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 15

xuất. Tuy nhiên, việc thực hiện tốt công tác đó sẽ mang lại lợi ích cho việc
phát triển bền vững, hạn chế rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các tác nhân.
- Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ luôn là nỗi lo của người nông dân. Thực tế cho thấy “được
mùa nhưng rớt giá”, nông sản rẻ như bèo, tư thương ép giá, thu nhập giảm, có
khi hòa vốn đầu tư đã là mừng…Đây là tình trạng ph
ổ biến, là thứ bệnh “kinh
niên” chưa được “chữa trị”. Trong cơ chế thị trường sản phẩm nông nghiệp
theo hướng hàng hóa để bán chứ không “tự sản tự tiêu” như trước đây. Thị
trường tự do bão hòa, không đủ sức tiêu thụ, khiến nông dân nhiều khi phải
đổ đi, không biết bán cho ai. Chính vì thế nhu cầu liên kết trong khâu tiêu thụ
sản phẩm là một nhu cầu thiết yếu nhằm mục đ

ích bao tiêu sản phẩm sản xuất
ra của người nông dân.
Trong mối liên kết này người sản xuất thường liên kết với các doanh
nghiệp, cơ sở tiêu thụ sản phẩm….Họ trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các
tổ chức chính quyền, các tổ chức cá nhân trung gian) ký kết hợp đồng hoặc
thỏa thuận miệng với cam kết về số lượng, chất lượng….để cung cấp các sản
ph
ẩm mà mình sản xuất ra cho các nhà thu mua. Còn nhiệm vụ của đơn vị, tổ
chức thu mua….sẽ phải bao tiêu hết số lượng như đã cam kết với người dân.
Mỗi bên liên kết đều mang lại lợi ích cho nhau theo đó thì lợi ích mà người
nông dân được hưởng là được bao tiêu sản phẩm mà mình làm ra với giá ổn
định, giảm thiểu rủi ro khi được mùa mất giá. Gắn với nó thì nhà sản xuất
(doanh nghiệp, đơn vị chế
biến, tiêu thụ…) cũng sẽ có nguồn nguyên liệu đầu
vào ổn định cho việc sản xuất - kinh doanh của mình. Trong nội dung liên kết
này các tổ chức, đơn vị tiêu thụ có thể thực hiện dưới hình thức mua bán hay
ứng trước một phần chi phí đầu vào….để đảm bảo nhà sản xuất sẽ cung ứng
đầu vào cho mình, gắn với mỗi nội dung liên kết thì lợi ích, chi phí của mỗi
bên nhận được và bỏ
ra sẽ thay đổi theo hợp đồng, cam kết giữa các bên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16

2.1.4. Nguyên tắc và đặc trưng của liên kết kinh tế
 Các nguyên tắc của liên kết kinh tế: Xuất phát từ bản chất, đặc
điểm và các điều kiện tồn tại, liên kết kinh tế hình thành và phát triển theo 3
nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc tự nguyện và thỏa thuận
Liên kết kinh tế cũng như quan hệ thị trường là kiểu quan hệ kinh tế
giữa các chủ

thể kinh tế tự chủ cho nên tự nguyện và thỏa thuận là nguyên tắc
xác lập mối quan hệ này. Nguyên tắc tự nguyện và thỏa thuận là sự bảo đảm
cho liên kết kinh tế hình thành và phát triển trên cơ sở nhu cầu và điều kiện
kinh tế khách quan của mỗi bên và do đó mới có tính khả thi và bền vững.
Nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận không cho phép có sự áp đặt từ bên
ngoài, hoặc của bên này vớ
i bên kia của liên kết. Nguyên tắc tự nguyện cũng
đặt ra cách ứng xử của nhà nước đối với các bên tham gia liên kết, chỉ có thể
hỗ trợ, dẫn dắt, giám sát chứ không thể sử dụng mệnh lệnh hành chính để
hình thành hoặc can thiệp vào quá trình vận hành của các liên kết. Mọi quyết
định, điều khoản liên kết phải được đưa ra trên cơ sở bàn bạc đi đến thống
nhấ
t giữa các bên tham gia liên kết.
- Nguyên tắc định trước quá trình phối hợp hành động (kế hoạch hóa)
Định trước là nguyên tắc không chỉ của thế chế kế hoạch mà còn là
nguyên tắc vận hành và là đặc trưng của liên kết kinh tế. Sự định trước bảo đảm
cho liên kết kinh tế đạt mục tiêu ổn định, hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí trong
quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Trong liên kết kinh tế, sự
định trước
được thể hiện trong hợp đồng, hiệp định, quy chế, điều lệ, phương án, dự án phối
hợp hành động. Nội dung định trước có thể bao gồm số lượng, chất lượng đối
tượng sản phẩm, dịch vụ trao đổi, mua bán; giá cả thanh toán; phương thức giao
nhận, thanh toán hoặc là những cơ chế, quy tắc tổ chức và phối hợp hành động;
trách nhiệ
m, quyền lợi, quyền hạn của các bên tham gia liên kết.

×