Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

đánh giá hiện trạng tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật pops tại huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 95 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




PHAN THỊ THANH HẰNG


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỒN LƯU HÓA CHẤT BẢO VỆ THỰC
VẬT POPs TẠI HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN



CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN TRUNG QUÝ



HÀ NỘI - 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số


liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và thuộc nhiệm vụ của
phòng Kiểm soát ô nhiễm và khắc phục sự cố hóa chất – Cục Kiểm soát ô
nhiễm và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây.

Tác giả luận án



Phan Thị Thanh Hằng

















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của tập thể, cá nhân trong
và ngoài trường.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các Chuyên viên trong phòng
Kiểm soát phát thải hóa chất và phòng ngừa sự cố môi trường - Cục Kiểm
soát ô nhiễm đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cả
m ơn thầy Phan Trung Quý và các thầy cô giáo
trong Khoa Môi trường đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi, đóng góp ý
kiến cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Học viên



Phan Thị Thanh Hằng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục từ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Yêu cầu của đề tài 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Cơ sở khoa học 3
1.1.1 Cơ sở lý luận 3
1.1.2 Cơ sở pháp lý 19
1.2 Quản lý và sử dụng hóa chất BVTV POPs trên thế giới và ở Việt Nam 20
1.2.1 Quản lý và sử dụng hóa chất BVTV POPs trên thế giới 20
1.2.2 Quản lý và sử dụng hóa chất BVTV ở Việt Nam 21
1.2.3 Quản lý và xử lý hóa chất BVTV tại Việt Nam 29
1.3 Hiện trạng các kho tồn lưu hóa chất BVTV POPs tại Nghệ An 31
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 34
2.1.1 Đối tượng nghiên c
ứu 34
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 34
2.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu 34
2.3 Nội dung nghiên cứu 34
2.3.1 Điều tra cơ bản 34
2.3.2 Hiện trạng tồn lưu HCBVTV POPs tại khu vực nghiên cứu 35

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

2.3.3 Ảnh hưởng của HCBVTV POPs đến sức khỏe của người dân địa phương
và môi trường 35
2.3.4 Một số giải pháp xử lý ô nhiễm HCBVTV POPs tồn lưu 35
2.4 Phương pháp nghiên cứu 35
2.4.1 Phương pháp điều tra, khảo sát, tổng hợp thu thập tài liệu, dữ liệu 35
2.4.2 Phương pháp lấy mẫu 35
2.4.3 Phương pháp kế thừa 37

2.4.4 Phương pháp so sánh 37
2.4.5 Phương pháp chuyên gia 37
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨ
U VÀ THẢO LUẬN 38
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An 38
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 38
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 43
3.2 Đặc điểm, vị trí một số kho HCBVTV trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh
Nghệ An 48
3.3 Hiện trạng tồn lưu HCBVTV POP tại huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An 50
3.3.1 Khu vực tồn lư
u thuốc BVTV Nông trường Vực Rồng, Xã Tân Long,
huyện Tân Kỳ 50
3.3.2 Tại khu vực kho thuốc Xóm Viên Thái, xã Nghĩa Thái, huyện Tân Kỳ 56
3.4 Ảnh hưởng của HCBVTV POPs tồn dư tới cộng đồng xung quanh khu
vực ô nhiễm 59
3.5 Một số giải pháp xử lý ô nhiễm HCBVTV POPs tồn lưu 61
3.5.1 Giải pháp cụ thể trước mắt 61
3.5.2 Một số giải pháp xử lý ô nhiễm HCBVTV POP tồn lưu bằng biện pháp
kỹ
thuật - công nghệ 62
3.5.3 Các phương pháp thay thế các thuốc trừ sâu chậm phân huỷ 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
1 Kết luận 67
2 Kiến nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bộ TNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
FAO Tổ chức nông lương thế giới
GEF Quỹ môi trường toàn cầu
HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật
KH&CN Khoa học và công nghệ
PAM Chương trình lương thực thế giới
POPs
Persisten organic pollutants
(Chất hữu cơ khó phân hủy)
PCB PolyChlorinated Biphenyl
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc
WHO Tổ chức y tế thế giới






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT TÊN HÌNH TRANG
1.1 Tên thông dụng, tên thương mại và mục đích sử dụng của 8 loại thuốc
bảo vệ thực vật họ POPs 4


1.2 Lượng thuốc DDT nhập khẩu được sử dụng để trừ muỗi từ 1957 đến 1990: 28
1.3 Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Viết Nam và ước tính số lượng vỏ bao
bì thải 28

2.1 Các điểm lấy mẫu tại khu vực Nông trường Vực Rồng huyện Tân Kỳ 36
2.2 Mẫu lấy tại kho chứa thuộc xóm Viên Thái, xã Nghĩa Thái 37
3.1 Một số kho HCBVTV POPs tại huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An 49
3.2 :Kết quả phân tích mẫu đất chứa HCBVTV POPs tại Nông trường Vực
Rồng 53

3.3 Kết quả phân tích mẫu đất chứa HCBVTV POPs tại kho chứa thuốc
thuộc xã Viên Thái, xã Nghĩa Thái 57

3.4 Kết quả điều tra xã hội học các bệnh liên quan đến việc tiếp xúc lâu dài
với hóa chất BVTV 59

3.5 Kết quả điều tra xã hội học các bệnh liên quan đến phơi nhiễm
HCBVTV 60



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii

DANH MỤC HÌNH

STT TÊN HÌNH TRANG
1.1 Tên thương mại của aldrin là Aldrex và của dieldrin là Dieldrex 6
1.2 Thùng chlordane 6
1.3 Những thùng lưu chứa Heptachlor khác nhau 6
1.4 DDT trong thùng và trong chai 6

3.1 Biểu đồ huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An 38
3.2 Sơ đồ các điểm lấy mẫu tại bể chứa Nông trường Vực Rồng 51
3.3. Thuốc trừ sâu và chất thải được phát hiện tại độ sâu 220-250 cm 52
3.4 Túi đay là một trong những nguyên liệu đóng gói được phát hiện tại Vực
R
ồng, Tân Kỳ, Nghệ An 55
3.5 Những lát nghi ngờ là DDT được phát hiện khi tiến hành đào tại điểm
Vực Rồng 55
3.6 Sơ đồ mặt bằng tổng thể khu vực nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật 56

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Được sử dụng từ những năm đầu thế kỷ XX, HCBVTV góp phần
không nhỏ trong việc đảm bảo nguồn lương thực cho loài người. Ở Việt Nam,
các loại thuốc BVTV đã được sử dụng từ những năm 50 – 60 của thế kỷ trước
để đề phòng các loại dịch bệnh. Từ những năm 1957 đến 1980, thu
ốc BVTV
được sử dụng khoảng 100 tấn/năm, đến những năm gần đây việc sử dụng thuốc
BVTV đã tăng đáng kể cả về khối lượng lẫn chủng loại. Những năm cuối thập
kỷ 80, số lượng thuốc BVTV sử dụng là 10.000 tấn/năm, sang những năm của
thập kỷ 90, số lượng thuốc BVTV đã tăng lên g
ấp đôi (21.600 tấn/năm vào
năm 1990), thậm chí tăng lên gấp ba (33.000 tấn/năm vào năm 1995).
Theo kết quả điều tra, khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
các điểm ô nhiễm do HCBVTV tồn lưu gây ra trên phạm vi toàn quốc từ năm
2007 đến 2009 cho thấy trên địa bàn toàn quốc có trên 1.100 địa điểm bị ô
nhiễm hóa chất BVTV thuộc nhóm POPs, có tới 289 kho chứa nằm rải rác tại

39 tỉnh trong cả nướ
c, tập trung chủ yếu ở Nghệ An, Thái Nguyên, Tuyên
Quang. Trong số này, có tới 89 điểm đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng do tình trạng kho bãi xuống cấp và rò rỉ hóa chất. Việc quản lý và xử lý
lượng thuốc này đang là thách thức đối với các nhà chuyên môn, các nhà quản
lý môi trường.
Nghệ An là tỉnh có số lượng các kho thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) tồn
lưu lớn nhất trên cả nước với 913 điểm, rải rác các huyện thành, thị xã từ thời
kỳ chiến tranh và bao cấp để lại. Lượng thuốc tồn dư này ngày càng gây
những ảnh hưởng xấu tới môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
người dân.
Huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An được coi là một trong những điểm nóng ô
nhiễm môi trường do HCBVTV POPs từ nhiều năm qua do nguyên nhân từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

sự tồn lưu với số lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật POPs độc hại. Theo đánh
giá của các cơ quan chức năng, một số khu vực xung quanh các kho lưu trữ bị
ô nhiễm nặng và thành phần gây ô nhiễm chủ yếu là các hóa chất: Lindan,
DDT các hóa chất thuộc chất POPs. Vì vậy việc điều tra, đánh giá, mức độ,
phạm vi ảnh hưởng của sự tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật là điều rất cần
thiết. Để góp phần vào điều này chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh
giá hiện trạng tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật POPs tại huyện Tân Kỳ,
t
ỉnh Nghệ An”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định hiện trạng tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật POPs tại khu vực
nghiên cứu.
- Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật
POPs

3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định các hóa chất BVTV POPs trong đất
- Hiện trạng tồn lưu HCBVTV POPs trong đất



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan
• Khái niệm hóa chất bảo vệ thực vật
Thuốc trừ sâu hay hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) là danh từ
chung để chỉ một chất hoặc một hợp chất bất kỳ có tác dụng dự phòng, tiêu
diệt hoặc kiểm soát các sinh vật gây hại kể cả các vector gây bệnh cho người
và động vật, các loài côn trùng khác hay động vật có hại trong quá trình sản
xuất, chế biến, dự trữ, xuất khẩu, tiếp thị lương thực, sản phẩm trong nông
nghiệp, sản phẩm của gỗ, thức ăn gia súc hoặc phòng chống các loại côn
trùng, ký sinh trùng
• Khái niệm về Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POPs)
Chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POPs) là những hoá chất có tính
độc hại, khó phân huỷ, có tính tích luỹ
sinh học và có thể di chuyển xuyên
biên giới đến những nơi xa khỏi các nguồn phát thải ban đầu nhờ gió, nước và
các loài di cư. Các chất POPs tích tụ trong các hệ sinh thái trên cạn và dưới
nước, và có ảnh hưởng lớn đối với sức khoẻ con người và môi trường.
Các nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan của các chất POPs tới bệnh tật,

sụt giảm dân số hoặc dị tật bẩm sinh của mộ
t số loài động vật bao gồm một số
loài cá, chim và động vật có vú. Động vật hoang dã có vai trò như là những
người lính gác cho sức khoẻ con người: sự bất thường hoặc sụt giảm của động
vật có thể vang lên hồi chuông cảnh báo cho con người. Ví dụ như: những cư
xử bất thường hay việc sinh sản suy giảm của các loài chim, cá, và động vật
có vú sống trong và xung quanh Hồ Lớn (ở Mỹ) đ
ã làm cho các nhà khoa học
tiến hành điều tra ảnh hưởng của POPs đối với dân số con người.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4

Đối với con người, các ảnh hưởng có hại đối với khả năng sinh sản, sự
phát triển, hệ thần kinh, tuyến nội tiết và hệ miễn dịch đều có liên quan tới
POPs. Con người bị nhiễm POPs chủ yếu thông qua các thực phẩm ô nhiễm,
các đường khác ít phổ biến hơn đó là uống nước ô nhiễm và tiếp xúc trực tiếp
với hoá chất. Đối với con người và động vậ
t có vú, các chất POPs có thể được
lây truyền thông qua nhau thai và sữa mẹ tới động vật sơ sinh.
Công ước Stockholm là một hiệp ước toàn cầu có mục tiêu chung là
bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người trước mối đe doạ của hóa chất
POPs. Công ước Stockholm chia các chất POPs ra làm 3 nhóm: các hoá chất
phải tiêu huỷ bao gồm 8 loại hóa chất BVTV và PCB (phụ lục A của Công
ước); các hoá chất cần giảm sản xuất và sử dụng: DDT (ph
ụ lục B của Công
ước); và các hoá chất phát sinh không chủ định: Dioxin, Furan và PCB (phụ
lục C của Công ước). Trong đó có 08 hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV)
dạng POPs (HCBVTV POPs) là Aldrin, Chlordan, Dieldrin, Endrin,
Heptachlo, Hexacholorobenzene, Mirex và Toxaphene.
Bảng 1.1: Tên thông dụng, tên thương mại và mục đích sử dụng của 8

loại thuốc bảo vệ thực vật họ POPs
TT Tên thông dụng Tên thương mại Sử dụng
1 Aldrin Aldrite, Aldrex,
Altox
Sử dụng trong nông nghiệp
nhằm kiểm soát:
- Kiến phá hoại lạc
- Mối phá hoại cây ăn quả
và mía
Sử dụng để kiểm soát mối.
2 Chlordane Chlorotox,
Octochlor,
Pentichlor
- Để kiểm soát côn trùng:
mối, kiến, ấu trùng,
- Để kiểm soát sâu ngài,
châu chấu bằng cách phun
xịt lên lá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5

3 Dieldrin Dieldrite,
Dieldrex
Để kiểm soát côn trùng:
- Mối phá hoại mía
- Kiến phá hoại lạc
- Châu chấu phá hoại ngô
Để kiểm soát mối trong chế
biến gỗ
4 DDT và các phụ

phẩm DDE+DDD
Neocid,
Pentachlorine,
Chlorophenothane
Để kiểm soát bệnh lây
nhiễm như bệnh sốt rét và
một loạt các côn trùng như
nhện mắt đỏ. Thuốc trừ sâu
sử dụng dưới dạng các công
thức:
- DDT + toxaphene
- DDT + endrin
- DDT + methyl parathion
- DDT + azinphos ethyl
5 Endrin Hexadrin Để kiểm soát rệp, bọ xít,
sâu phá hoại lúa, ngô, rau.
6 Heptachlor Heptox,
Heptamul, Drimex
Để kiểm soát côn trùng
như: kiến, mối. Bao hạt,
kiểm soát hả ký sinh trên
mía và sắn.
7 Mirex Mirex Để kiểm soát kiến lửa, mối
và các loài sâu bọ khác. Nó
còn được sử dụng như tác
nhân chống cháy trong chế
tạo dây cáp điện.
8 Toxaphene,
camphechlor
polychlorocamphene,

Toxaphene Để kiểm soát côn trùng ở
ngô, cây ăn quả, ngũ cốc,
rau và kiểm soát Cassia
obtusifolia ở đậu tương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6

Hiện Công ước Stockholm đã bổ sung thêm 09 chất POPs mới trong
đó có một số HCBVTV POPs mới, đó là Chlordecone, Alpha
hexachlorocyclohexane, Beta hexachlorocyclohexane, Lindane,
Pentachlorobenzene (PeCB).
Dưới đây là ảnh bao bì một số loại thuốc bảo vệ thực vật POPs lưu
thông trên thị trường.

Hình 1.1 Tên thương mại của aldrin là
Aldrex và của dieldrin là Dieldrex

Hình 1.2 Thùng chlordane


Hình 1.3 Những thùng lưu chứa Heptachlor khác nhau


Hình 1.4 DDT trong thùng và trong chai
Nguồn:


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

Mặc dù có nguồn gốc và mục đích sử dụng khác nhau, nhưng tất cả các

chất POPs đều có chung một số tính chất cơ cản là:
1. Tính độc hại. Các chất POPs là những hoá chất độc hại. nghiên cứu về
sức khoẻ chứng minh các chất POPs có một số ảnh hưởng xấu đối với tự
nhiên và sức khoẻ con người.
2. Khó phân huỷ. Các chất POPs là những hoá chất có tính bền vững cao
đố
i với quá trình phân huỷ tự nhiên. Một khi đã phát thải vào môi trường, các
chất này có thể tồn tại trong thời gian dài.
3. Di chuyển tầm xa. Các chất POPs có thể di chuyển đi xa khỏi nguồn
phát thải ban đầu nhờ gió, nước và trong một quy mô nhỏ hơn là nhờ vào các
loài di cư.
4. Tích tụ sinh học. Các chất POPs có thể được hấp thụ dễ dàng vào các
mô mỡ và tích tụ trong cơ thể của các sinh vật sống. Mật độ các chất này tr

nên cao hơn theo chiều lên của chuỗi thức ăn, đặc biệt là trong các loài sinh
vật lớn hơn và sống lâu hơn.
1.1.1.2. Một số hóa chất bảo vệ thực vật POPs điển hình
• DDT
Thuốc trừ sâu DDT là chữ viết tắt tiếng Anh của hóa chất Dichlo-
Dibenzen – Trichlothan, có tính năng trừ sâu rất tốt, dung để diệt các loài sâu
phá hoại lương thực, cây ăn quả, rau xanh và các loài côn trùng gây bệnh. DDT
còn được biế
t đến với các tên thương mai như Anfex, Arkotin,
Dicofol,Genitox…DDT ở dạng bột hay xám nhạt, không tan trong nước, rất tan
trong cychlorhexanon, tan ít hơn trong xylem và aceton, ít tan trong dầu hỏa.
Tính chất của DDT khá ổn định, có hiệu quả lâu dài, hơn nữa DDT
không dễ dàng hòa tan trong nước cho nên về kinh tế nó đã thể hiện tính ưu
việt so với các loài thuốc trừ sâu khác. Bắt đầu từ năm 1943, thuốc trừ sâu
DDT đã được sử dụng rộng rãi với số lượ
ng lớn trên toàn thế giới.

- Độc tính: Liều gây độc đối với người là 30 gam. Tuy nhiên khoảng cách
an toàn giữa nồng độ diệt được côn trùng và liều gây độc cho người khá lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

+ Độc cấp tính: Theo phân loại của Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO),
DDT có độc tính trung bình. Đường xâm nhập chủ yếu của DDT là qua hô
hấp, tiêu hóa và qua da, hiếm gặp nhiễm độc gây tử vong ở người. Liều nhỏ
DDT gây rối loạn tiêu hóa như nôn, tiêu chảy, kèm theo nhức đầu, suy nhược,
lo lắng, mất trí nhớ. Các biểu hiện thần kinh chủ yếu ở các chi như vô cảm
ngoài da, chuột rút di cảm, giật cơ
. Ở liều cao hơn có thể gây co giật liên tục
và tử vong.
+ Độc mãn tính: DDT có thể gây ung thư. Trong các thực nghiệm trên
động vật, DDT và chất chuyển hóa của nó đã được chứng minh gây khối u ở phổi
và gan động vật thí nghiệm. DDT làm giảm số lượng tinh trùng, hạ thấp tỷ lệ sinh
sản ở người và động vật, còn gây đẻ non, sảy thai và trẻ sơ sinh nhẹ cân.
Tác hại do phơi nhiễm lâu dài với DDT là tổ
n thương gan, thoái hóa hệ
thần kinh trung ương, viêm da, suy nhược…Tác hại của DDT đặc biệt nghiêm
trọng với những người tiếp xúc thường xuyên.
Thực tế ở các tồn lưu (ví dụ như khu vực Nông trường Vực Rồng, Tân
Kỳ, Nghệ An) đã ghi nhận một số trường hợp những người dân trực tiếp tham
gia đục phá các thùng chứa, đào đất nhiễm về vãi ruộng bị mắc các chứ
ng rối
loạn da như nứt nẻ chảy nước vàng, ung thư gan, mất trí nhớ. [1]
- Lan truyền và ảnh hưởng: Với đặc tính khó phân giải trong môi
trường DDT có thể tồn lưu trong đất hàng chục năm. Từ ô nhiễm đất tất yếu
dẫn tới ô nhiễm môi trường do lan truyền qua nước mưa. DDT tồn tại trong
môi trường, qua sinh vật tích lũy và thông qua các chuỗi thức ăn, có thể

phóng đại và khuếch tán có tính nguy h
ại rất lớn đến con người và các loại
sinh vật khác. DDT phá hoại môi trường và sinh thái ở mức độ rất lớn.
• Alpha Hexachlorocyclohexane
Tên hóa học: alpha- hexachlorocyclohexane (
α
- HCH)
Tên IUPAC: (1a,2a,3b,4a,5b,6b)- Hexachlorocyclohexane
- Cấu trúc hóa học:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9


(+)-alpha-HCH (-)-alpha-HCH
* Sử dụng

α
HCH là một trong năm đồng phân của HCH có trong thành phần
của HCH kỹ thuật (chứa 55 - 80%

α
HCH), dùng làm thuốc bảo vệ thực vật
thuộc họ clo hữu cơ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong nhiều năm
trước đây.
* Độc tính:
Trong đất,

α
HCH bị phân hủy sinh học ở điều kiện hiếu khí. Trong
điều kiện kị khí,


α
HCH khử clo tạo Tetrachlorocyclohexane. Các sản phẩm
của quá trình chuyển hóa có thể tiếp tục bị khoáng hóa trong điều kiện hiếu
khí hoặc kị khí
Trong bùn đất, ở điều kiện hiếu khí,

α
HCH bị khử HCl tạo thành
Pentachlorocyclohexane. Quá trình phân hủy tiếp tục tạo thành các sản phẩm
Tetrachlorobenzene hoặc Trichlorobenzene và cuối cùng là Dichlorobenzene.
Nói chung, điều kiện khí hậu cũng như kết cấu đất sẽ ảnh hưởng tới tốc độ
phân hủy của
α
- HCH như: các chất hữu cơ, độ ẩm, độ pH và mật độ vi
khuẩn có trong đất.
Những kết quả độc cấp tính, tác động tới sự phát triển, biến dị và sinh
sản của alpha- HCH thì không thể tìm thấy. Thiếu hụt những dữ liệu đáp ứng
liều lượng sau khi phơi nhiễm đường miệng ở tất cả các loài
* Độc tính của alpha- HCH đối với người
Con ng
ười tiếp xúc với một lượng nhỏ

α
HCH chủ yếu thông qua

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10

đường hô hấp và tiêu hóa (do uống nước hay qua nguồn thức ăn như rau, sản
phẩm động vật bị ô nhiễm


α
HCH).

α
HCH có thể gây ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe con người khi sống ở vùng ô nhiễm.
Những ảnh hưởng xấu như rối loạn bệnh học thần kinh hay tâm lí học thần
kinh và sự xáo trộn chức năng dạ dày khi nghiên cứu những công nhân tiếp
xúc với HCH kỹ thuật trong quá trình sản xuất thuốc trừ sâu và phân bón. Khi
con người tiếp xúc với HCH kỹ thuật (trong thành phần có chứa

α
HCH) sẽ
gây ra các triệu chứng như rối loạn thần kinh, bệnh thần kinh, rối loạn tiêu
hóa, bị dị ứng khuôn mặt và chân tay, đau đầu và chóng mặt, khó chịu, nôn
mửa. Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như run rẩy, lo âu, lú lẫn, mất
ngủ, trí nhớ suy giảm. Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phân loại

α
HCH thuộc nhóm 2B, có thể gây ung thư cho con người.
* Độc cấp tính/Ngộ độc thần kinh
Giá trị LD50 với chuột nhắt là 1000 và 4000 mg/kg trọng lượng cơ thể
và với chuột cống là 500 - 4674 mg/kg trọng lượng cơ thể. Biểu hiện ngộ độc
liên quan tới sự kích thích thần kinh trung ương: tư thế cong, tưa lưỡi, biếng
ăn, rùng mình, chấn động và chuột rút [16].
* Độc tiền mãn tính
Trong thí nghiệm 90 ngày trên chuột với liều l
ượng 0, 2, 10, 50, hay
250 mg alpha- HCH/kg thức ăn, sự tăng trưởng chậm của các cơ quan (gan,

tim, thận, thượng thận) đẩy mạnh tại 250 mg/kg thức ăn (tương đương 12,5
mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày). Tại hàm lượng 50 và 250 mg/kg, hoạt tính
emzym gan bị thay đổi và các tế bào nhu mô gan phình ra. Trọng lượng gan
lớn lên tại liều lượng 10 mg/kg thức ăn (tương đương 0,5 mg/kg trọng lượng
cơ thể/ngày) và làm giảm số lượng tế bào bạ
ch cầu.
Dấu hiệu ức chế miễn dịch (mức độ immunoglobulins G và M trong
huyết thanh giảm) quan sát được tại liều lượng 50 và 250 mg/kg thức ăn.
NOAEL là 2 mg/kg alpha- HCH/kg thức ăn (tương đương 0,1 mg/kg trọng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11

lượng cơ thể/ngày) [16].
* Độc mãn tính
Khi nhóm 10 chuột cái và 10 chuột đực Wistar được thí nghiệm ăn
hàng ngày lượng 0, 10, 50, 100 hoặc 800 mg/kg alpha- HCH (trong dầu ngô)
trong vòng 107 tuần, mức độ liều lượng cao nhất dẫn tới làm chậm tăng
trưởng, tăng tỉ lệ tử vong và hư hỏng nhẹ thận. Với liều lượng 100 hay 800
mg/kg hàng ngày, sự phình gan và biến đổi mô bệnh học gan xảy ra. Tuy
nhiên, không có sự thay đổi trong gan tại liều lượng 50 mg/kg thứ
c ăn.
* Độc tính di truyền
Alpha HCH không gây đột biến với vi khuẩn (Salmonella
typhimurium strains TA 98, TA 100, TA 1535 và TA 1537) khi có hoặc
không có sự hoạt hoá chuyển đổi và cũng không gây huỷ hoại DNA trong vi
khuẩn. Tuy nhiên, alpha- HCH gây ra sự phân mảnh DNA trong tế bào gan
của chuột và người. Phơi nhiễm qua miệng với alpha- HCH làm cho xáo trộn
sự phân chia tế bào bao gồm tăng tốc độ phân chia, tăng tần xuất tế bào gan
đa bội trong chuột [16].
* Gây ung thư

Những nghiên cứu về khả n
ăng gây ung thư của alpha-HCH rất hạn
chế, nhiều thí nghiệm trên chuột được tiến hành, nhưng giá trị rất ít. Mặc dù
vậy, kết quả cũng cho thấy rằng tại liều lượng cao của alpha-HCH sẽ gây tăng
sản các u nhỏ và ung thư biểu mô tế bào gan đối với chuột. Alpha-HCH cũng
làm thúc đẩy khối u trong gan của chuột. Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc
tế (IARC) phân loại alpha- HCH trong nhóm 2A: có khả năng gây ung th
ư
cho người. USEPA cũng liệt kê alpha-HCH là chất có tiềm năng gây ung thư
cho người.
* Độc học miễn dịch
Chuột điều trị alpha-HCH (50 và 250 mg/kg/ngày tương đương 0,5 và
2,5 mg/kg/trọng lượng cơ thể/ngày) cho thấy biểu hiện của ức chế miễn dịch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12

(giảm mức độ immunoglobulins G và M trong huyết thanh).
• Beta Hexachlorocyclohexane
* Tên hóa học
Tên hóa học: beta- hexachlorocyclohexane (

β
HCH)
Tên IUPAC: (1- alpha, 2- beta, 3- alpha, 4- beta, 5- alpha, 6- beta)-
Hexachlorocyclohexane
- Cấu trúc hóa học:

* Sử dụng

β

HCH là thành phần của HCH kỹ thuật dùng để sản xuất thuốc trừ
sâu trong nông nghiệp. Đây là loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc họ clo hữu cơ
được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong nhiều năm trước đây.
* Độc tính:
- Độc tính của beta-HCH đối với con người
Những ảnh hưởng nguy hại như đảo lộn thần kinh thể chất và thần kinh
tâm lý và rối loạn dạ dày được thông báo xuất hiện trong những công nhân
phơi nhiễm HCH kỹ thuật trong quá trình sản xuất thuốc trừ sâu và phân bón.
Mặc dù beta- HCH chỉ là thành phần nhỏ trong HCH kỹ thuật, nhưng nó đạt
mức độ cao hơn và tồn tại dài hơn trong huyết thanh so với gamma- HCH. 60-
100% tổng HCH đo được trong huyết thanh là beta-HCH (0,07- 0,72 ppm).
Những công nhân này phải chịu đựng sự tê cứng khuôn mặt và tứ chi, đau đầu
và chóng mặt, tình trạ
ng khó chịu, buồn nôn, rùng mình, sợ sệt, rối loạn, mất
ngủ, trí nhớ kém và mất cảm giác ham muốn [16].
Hàm lượng beta- HCH cao hơn trong máu phụ nữ trong thời kỳ sảy thai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13

so với nhóm kiểm soát. Nhiều thuốc trừ sâu clo khác cũng cao hơn trong
những phụ nữ này và vì vậy không thể thiết lập một mối quan hệ nguyên
nhân- hậu quả
Mối liên kết giữa việc phơi nhiễm HCH với ung thư vú cũng được thực
hiện trong nhiều nghiên cứu dịch tễ học. Phần lớn chúng thể hiện mối tương
quan yếu không đáng tin cậy thống kê.
- Độc c
ấp tính/Ngộ độc thần kinh
Khoảng hàm lượng với ảnh hưởng độc cấp tính gây tử vong theo IPCS
(1992) là 150 mg/kg đến >16000 mg/kg đối với chuột nhắt và 600 mg/kg đến >
8000 mg/kg đối với chuột cống. Triệu chứng độc cấp tính chủ yếu trên hệ thần

kinh: kích thích, cong người, tưa lưỡi, lo lắng, chấn động, bấn loạn và co rút.
- Độc tiền mãn tính
Nghiên cứu 13 tuần với chuột tại liều tiếp xúc miệ
ng với beta-HCH là
0, 2, 10, 50, 250 mg/kg thức ăn. Những tác động lên gan được phát hiện trong
tất cả các nhóm thí nghiệm. Tại liều cao nhất (250 mg/kg thức ăn), một nửa cá
thể chết sau khi mất nước, kém hoạt động nhanh chóng và hôn mê. Tác động
quan sát được bao gồm ức chế tăng trưởng, giảm tế bào hồng cầu và bạch cầu,
tăng enzym gan và ảnh hưởng gan (tăng trọng lượng gan, phình to tế bào gan).
- Độc mãn tính
Nghiên cứu trong 52 tuần ti
ếp xúc qua miệng trong chuột tại liều lượng
10, 100 và 800 mg/kg beta- HCH (tương đương 0,5, 5 và 40 mg/kg trọng
lượng cơ thể/ngày) dẫn tới sự phình to gan và thay đổi mô học. Hầu như tất cả
động vật chết.
Nghiên cứu sự sinh sản 2 thế hệ trong chuột khi tiếp xúc với 10 mg/kg
thức ăn kéo theo tỉ lệ tử vong và không sinh sản tăng.
- Độc tính gen
Beta-HCH không gây biến đổi gen với vi khuẩn (Salmonella
typhimurium strains TA 98, TA 100, TA 1535 and TA 1537) khi có hoặc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14

không có kích hoạt chuyển hoá và không dẫn tới hư hỏng DNA trong vi
khuẩn. Kết quả tích cực này được nhìn nhận trong các nghiên cứu nhiễm sắc
thể tuỷ xương của chuột (EFSA, 2005).
- Khả năng gây ung thư
Những nghiên cứu về khả năng ung thư của beta- HCH rất hạn hẹp.
Một vài công trình trên chuột được tiến hành nhưng giá trị cũng không đáng
kể. Những nghiên cứu trên chuột không thích đáng do tử vong cao và s


lượng mẫu nhỏ.
Một nghiên cứu trên chuột hợp lí để đánh giá tính độc ung thư của beta-
HCH. Tại mức độ 200 mg/kg beta- HCH trong thực đơn hàng ngày (tương
đương 40 mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày) trong 110 tuần gây ra sự phình gan,
tăng khối u lành và u ác trong chuột thí nghiệm.
Trong nghiên cứu 26 tháng, ung thư gan trong chuột quan sát được tại
liều đưa vào hàng ngày là 34 mg/kg [17]. Dựa trên những dữ kiện này, beta-
HCH được Hệ thống thông tin rủi ro tích hợp IRIS xếp vào nhóm ch
ất gây
ung thư tiềm năng với người.
Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) phân loại beta- HCH vào
nhóm 2B: minh chứng cho khả năng gây ung thư hạn chế.
- Độc tính sinh sản
Beta- HCH gây ra sự tăng thai chết trong 5 ngày sau sinh khi chuột mẹ
tiếp xúc tại liều lượng 20 mg/kg/ngày (USEPA, 2006).
- Độc tính miễn dịch
Chuột nhắt đươc thử nghiệm 60 mg/kg/ngày beta- HCH qua đường
miệng trong vòng 30 ngày sẽ dẫn tới phản ứng giảm sản sinh t
ế bào huyết và
giảm hoạt tính tế bào tự nhiên. Giá trị NOAEL là 20 mg/kg/ngày [17]. Hiện
tượng teo vỏ não được phát hiện tại liều lượng 22,5-25 mg/kg/ngày.
- Độc tính với hệ sinh thái
Beta- HCH độc cấp tính với sinh vật nước. Cá là loài nhạy cảm hơn so

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15

với tảo và giáp xác daphnia. LC50 cỡ 1,7 mg/l đối với cá ngựa. Tiếp xúc lâu
dài kéo theo những thay đổi mô bệnh học. Giá trị NOEC với cá con là 32 ug/l.
Beta- HCH dường như không độc với chim nhưng có thể tác động lên

sự sinh sản. Ở chim cái với hàm lượng cao của các thuốc trừ sâu clo khác
nhau có cả beta- HCH, điều kiện thể chất của thế hệ con đời thứ nhất và thứ
hai kém hơn.
Số liệu theo dõi tác động trên gấu trắng b
ắc cực Svalbard bộc lộ một
mối tương quan tiêu cực giữa retinol và HCH. Retinol là chất thiết yếu, đòi
hỏi trong quá trình sinh sản, phát triển bào thai, cũng như trong tăng trưởng,
giới tính và nuôi dưỡng mô.
• Lindane
* Tên hóa học
- Tên hóa học: gamma, 1, 2, 3, 4, 5, 6- hexachlorocyclohexane
- Cấu trúc hóa học:
.
* Sử dụng
γ-HCH được Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đăng ký sử dụng trong những
năm 1940 và sau đó đã được phê duyệt để sử dụng trên nhiều loại cây trồng (bao
gồm cả xử lý hạt giống), thuốc lá, rau nhà kính, cây cảnh và lâm nghiệp.
γ- HCH có trong thành phần của một số loại kem dưỡng da, dầu gội
đầu hoặc được sử dụng như một loại thuốc (kê theo đơ
n) để điều trị ghẻ và
chống chấy.
*Độc cấp tính: Theo cấp phân loại của WHO Lindan có độc tính vừa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16

(II). Đường hấp thu chủ yếu của Lindan đường hô hấp, tiêu hóa và qua da.
Tác động chủ yếu do phơi nhiễm với lindan là kích thích hệ thần kinh co
giật.Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm độc lindan và HCH từ nhẹ đến
vừa là: chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, nôn, suy yếu, dễ kích thích, lo âu và
dễ cáu giận. Ở thể nhiễm độc nặng hơn có thể gây giật cơ, co giật, khó thở.

Tiếp xúc vớ
i da có thể thấy phát ban.
*Độc mãn tính: Gây ung thư, gây quái thai và giảm tỷ lệ sinh sản. Một
số tác hại khác như hại thận, tụy, phá hủy niêm mạc mũi, suy nhược, cao
huyết áp, co giật, thiếu máu. Lindan còn gây giảm sản hay bất sản tủy xương,
gan nhiễm mỡ, thoái hóa cơ tim, hoại tử mạch máu ở thận, phổi, não.
Lindan có tính tồn lưu và phát tán mạnh, dư lượng HCH và lindan có
thể ghi nhận ở khắp thế gi
ới, cả ở những khu vực xa nơi sử dụng như ở Nam
Cực và Bắc Cực. Lindan và các sản phẩm phân giải cũng đã gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm và nước bề mặt.
• Chlordecone
Chlordecone là chất thuộc dẫy của Mirex, là một loại thuốc trừ sâu nằm
trong danh mục A của Công ước.

CAS No: 143-50-0
Tên thương mại: Kepone và GC-1189
Sử dụng và sản xuất: Chlordecone là hợp chât hữu cơ clo hóa được sử
dụng chủ yếu làm thuốc trừ sâu. Hợp chất này được phát hiện từ năm 1951 và
sau đó được sản xuất ở quy mô thương mại từ 1958. Hiện nay hầu như không
có ai sử dụng hay sản xuất loại hóa chất này.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17

Các đặc trưng về POPs của chlordecone: Chlordecone là chất rất bền
vững trong môi trường, có khả năng tích tụ sinh học do những đặc trưng hóa
lý sinh biomagnification). Hợp chất này được xếp là chất có khả năng gây ung
thư cho người và rất độc với sinh vật thủy sinh.
- Chu trình lan truyền: Chlordecone hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, sau đó
truyền đi khắp cơ thể và cuối cùng tập trung ở gan. Trong cơ thể con người và một

s
ố loài động vật nó được chuyển hóa thành chlordecone alcohol. Chlordecone
alcohol được hình thành trong con người và một số loài động vật thí nghiệm như
chuột, lợn… khi khử nhóm cacbonyl trong phản ứng hydrat hóa. Chlordecone
alcohol được bài tiết qua mật chủ yếu dạng kết hợp với glucuronide, trong khi đó
chlordecone được bài tiết qua mật chủ yếu là dạng tự do.
- Độc tính:
+ Đối với động vật: Chlordecone có độ độc cấp tính cao trong các nghiên
cứu trên động vật thí nghiệ
m, với LD50 xấp xỉ 100 mg/kg đối với chuột và
khoảng 65 mg/kg đối với thỏ, 250 mg/kg đối với chó. Tác động của độ độc cấp
tính bao gồm cơn chấn động của ngộ độc thần kinh trên hệ thần kinh/cơ, hệ
xương. Ảnh hưởng độc thần kinh của Chlordecone cũng được nhận thấy đối với
gà, chim cút, cá, chuột đồng, chuột nhắt, chuột cống và con người.
Các thí nghiệm độc cấp tính qua đường miệng có liên quan tới những
tác động sinh sản và nhiễm độc gan.
Quá trình tiếp xúc liên tục ở liều lượng thấp cỡ 10 mg/kg trọng lượng
cơ thể/ngày với chlordecone cũng gây ngộ độc cho hệ sinh sản, hệ thần kinh,
cơ xương và gan; bên cạnh những ảnh hưởng đã biết đối với một số cơ quan
khác như thận, tuyến giáp, tuyến thượ
ng thận [16].
Liều lượng thấp nhất gây tác động xấu có thể quan sát (LOAEL) trong
3 tháng thí nghiệm trên chuột với biểu hiện hoại tử ở gan, phình tuyến thượng
thận, chấn động hay những biểu hiện thái quá là 1,17 mg/kg trọng lượng cơ
thể/ngày (Cannon and Kimbrough, 1979, trích trong US ATSDR, 1995). Khả

×