Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

đánh giá chất lượng đất đai phục vụ phát triển sản xuất chè ở thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 214 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



PHAN THỊ THANH HUYỀN




ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ Ở THÁI NGUYÊN













LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP






Chuyên ngành: Quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp
Mã số : 62 62 15 05

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. ĐỖ NGUYÊN HẢI
2. PGS.TS. NGUYỄN NGỌC NÔNG


HÀ NỘI - 2013


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagei

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn và các thông tin trích
dẫn đã được nêu rõ nguồn gốc.

Tác giả luận án



Phan Thị Thanh Huyền


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành công trình này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
Viện Đào tạo Sau Đại học; Bộ môn Khoa học Đất; Bộ môn Quản lý đất đai;
Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; tập thể
và cá nhân những nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực trong và ngoài ngành.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
- PGS.TS. Đỗ Nguyên Hải, Trưởng Khoa Tài nguyên và Môi trườ
ng,
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông, Phó
Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, những người Thầy hết
mực nhiệt tình đã chỉ dạy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn
thành luận án.
- PGS.TS. Nguyễn Hữu Thành, Trưởng Bộ môn Khoa học Đất, Khoa
Tài Nguyên và Môi trường,Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; TS.
Nguyễn Văn Toàn, Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế
Nông
nghiệp; TS. Bùi Huy Hiền, Tổng Biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn đã có nhiều ý kiến đóng góp, định hướng nghiên cứu hết sức quý
báu giúp tôi thực hiện luận án.
- Tập thể lãnh đạo và các thầy, cô của Khoa Tài nguyên và Môi trường,
trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
- Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn tỉnh Thái Nguyên, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Việt Nam
đã cho em đượ
c kế thừa các số liêu phục vụ đề tài nghiên cứu.
- Các hộ gia đình, cá nhân, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em được điều tra thu thập các số liệu sơ cấp và bố trí các thí
nghiệm đồng ruộng trên địa bàn nghiên cứu.

- Gia đình, bạn bè và người thân đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
thực hiện đề tài.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp  Pageiii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình x
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
3.1 Ý nghĩa khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Những đóng góp mới của luận án 3
Chương 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Một số nghiên cứu về cây chè và đất trồng chè 4

1.1.1 Vị trí kinh tế của cây chè ở nước ta 4
1.1.2 Nghiên cứu về yêu cầu sinh thái của cây chè 5

1.1.3 Sử dụng phân bón cho cây chè 13
1.1.4 Một số nghiên cứu về chất lượng đất trồng chè 23
1.2 Nghiên cứu về đánh giá đất phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững 30
1.2.1 Quan điểm về phát triển nông nghiệp bền vững 30


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageiv

1.2.2 Nghiên cứu về đánh giá đất phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông
nghiệp 33

1.2.3 Đánh giá phân hạng đất đai trong quy hoạch sử dụng đất 38
1.2.4 Một số kết quả nghiên cứu về đánh giá sử dụng đất nông nghiệp
thích hợp và bền vững ở Việt Nam 40

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1 Nội dung nghiên cứu 44
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 44
2.1.2 Đánh giá thực trạng canh tác và hiệu quả sản xuất chè của vùng
nghiên cứu 44

2.1.3 Đánh giá đặc điểm khí hậu, tính chất đất đai, chẩn đoán dinh
dưỡng qua lá và chất lượng chè của vùng nghiên cứu 44

2.1.4 Đánh giá khả năng thích hợp đất đai phục vụ phát triển sản xuất
chè ở Thái Nguyên 44

2.1.5 Nghiên cứu một số biện pháp khắc phục yếu tố hạn chế đối với sản
xuất chè ở Thái Nguyên 45


2.1.6 Xây dựng định hướng phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên 45
2.2 Phương pháp nghiên cứu 45
2.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp 45
2.2.2 Phương pháp kế thừa 45
2.2.3 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu đại diện 45
2.2.4 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 46
2.2.5 Phương pháp đánh giá đất theo FAO 46
2.2.6 Phương pháp tính toán hiệu qủa kinh tế 46
2.2.7 Phương pháp bố trí các thí nghiệm đồng ruộng 47
2.2.8 Phương pháp lấy mẫu đất và mẫu lá chè tại các điểm nghiên cứu 49
2.2.9 Phương pháp phân tích 50


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagev

2.2.10 Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm 52

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên 53
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 53
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 55
3.2 Đánh giá thực trạng canh tác và hiệu quả sản xuất chè của vùng
nghiên cứu 61

3.2.1 Đặc điểm chung của nhóm hộ sản xuất chè 61
3.2.2 Đặc điểm của vườn chè điều tra 62
3.2.3 Tình hình đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tưới
nước cho chè 65

3.2.4 Hiệu quả kinh tế sản xuất chè 69

3.3 Đánh giá đặc điểm khí hậu, tính chất đất, chẩn đoán dinh dưỡng qua
lá và chất lượng chè của vùng nghiên cứu 72

3.3.1 Đặc điểm khí hậu 72
3.3.2 Tính chất đất 78
3.3.3 Chẩn đoán dinh dưỡng qua lá nhằm phát hiện yếu tố hạn chế đối
với đất trồng chè 95

3.3.4 Chất lượng chè của vùng nghiên cứu 98
3.4 Đánh giá khả năng thích hợp đất đai phục vụ phát triển sản xuất chè ở
tỉnh Thái Nguyên 102

3.4.1 Xác định các loại đất đánh giá thích hợp cho trồng chè 102
3.4.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè và một số cây trồng khác 103
3.4.3 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở tỉnh Thái Nguyên 105
3.4.4 Xác định yêu cầu sử dụng đất đối với cây chè 112
3.4.5 Phân hạng thích hợp đất đai đối với cây chè 114


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevi

3.5 Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đất trồng chè ở
Thái Nguyên 117

3.5.1 Thí nghiệm về ảnh hưởng của một số biện pháp giữ ẩm đến năng
suất chè ở Thái Nguyên 117

3.5.2 Thí nghiệm xác định liều lượng và việc bón phối hợp hữu cơ và vô
cơ cho chè ở Thái Nguyên 121


3.6 Xây dựng định hướng phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên 126
3.6.1 Định hướng phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên 126
3.6.2 Đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất chè bền vững 130
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 133
Kết luận 133
Đề nghị 134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 135

TÀI LIỆU THAM KHẢO 136



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa của các từ viết tắt
Cs
CT
ĐLC
ĐVT
ĐVBĐ
FAO

GIS
LE
LUT
NLKH
NN&PTNT

RSX
STT
TĐTTKT
THCS
THPT
TTKT
TP
Q
Q
o
WB
Cộng sự
Công thức
Độ lệch chuẩn
Đơn vị tính
Đơn vị bản đồ
Food and Agriculture Organization - Tổ chức Nông - Lương
của Liên hợp quốc
Geographic Infomation System - Hệ thống thông tin địa lý
Land Evaluation - Đánh giá đất
Land Use Type - Loại hình sử dụng đất
Nông lâm kết hợp
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Rừng sản xuất
Số thứ tự
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trung học cơ
sở
Trung học phổ thông
Tăng trưởng kinh tế

Thành phố
Tổng lượng bức xạ mặt trời
Tổng lượng bức xạ quang hợp
World Bank - Ngân hàng thế giới


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp  Pageviii

DANH MỤC CÁC BẢNG


STT Tên bảng Trang
3.1 Đặc điểm nguồn nhân lực của hộ điều tra 61

3.2 Một số đặc điểm vườn chè ở Thái Nguyên 63
3.3 Tình hình đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tưới nước trên
vườn chè 66

3.4 Hiệu quả kinh tế sản xuất chè tại Thái Nguyên 70
3.5 Bức xạ quang hợp tại các vùng nghiên cứu 73
3.6 Chế độ nhiệt tại các vùng nghiên cứu 74
3.7 Lượng mưa trung bình tại các vùng nghiên cứu 76
3.8 Độ ẩm không khí trung bình tại các vùng nghiên cứu 77
3.9 Diện tích các loại đất trồng chè ở Thái Nguyên 78
3.10 Một số tính chất vật lý của đất nghiên cứu 79
3.11 Một số tính chất hóa học của đất nghiên cứu 84
3.12 Hàm lượng một số nguyên tố trung, vi lượng trong đất trồng chè ở
Thái Nguyên 93

3.13 Hàm lượng chất dinh dưỡng trong lá chè ở các vùng nghiên cứu 96

3.14 Đánh giá cảm quan về chất lượng chè ở Thái Nguyên 99
3.15 Các chỉ tiêu sinh hóa về chất lượng chè ở Thái Nguyên 99
3.16 Hàm lượng một số chất thơm trong chè ở Thái Nguyên 101
3.17 Diện tích các loại đất đánh giá thích hợp cho trồng chè 103
3.18 Hiệu quả kinh tế của cây chè và một số cây trồng khác 104
3.19 Các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 106
3.20 Diện tích, cơ cấu các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị
đất đai 108



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageix

3.21 Tổng hợp các đơn vị đất đai theo loại đất 110

3.22 Yêu cầu sử dụng đất của cây chè ở Thái Nguyên 113
3.23 Mức độ thích hợp của đất đai đối với cây chè ở Thái Nguyên 114
3.24 Động thái độ ẩm đất trong một chu kỳ tưới (20/01 - 20/02) 118
3.25 Ảnh hưởng của các biện pháp giữ ẩm đất đến năng suất chè 119
3.26 Hiệu quả kinh tế của các biện pháp giữ ẩm khác nhau 120
3.27 Tính chất của đất trước khi bố trí thí nghiệm 122
3.28 Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất chè ở Thái Nguyên 123
3.29 Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân 125
3.30 Tiềm năng đất đai phục vụ phát triển cây chè ở Thái Nguyên 127



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagex

DANH MỤC CÁC HÌNH


STT Tên hình Trang
2.1 Quy trình đánh giá đất trong quy hoạch sử dụng đất 39
3.1 Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên năm 2010 55
3.2 Tổng sản phẩm của nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 -
2010 56
3.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010 57
3.4 Cơ cấu tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế (2006 - 2010) 57
3.5 Diễn biến diện tích, năng suất và sản l
ượng chè tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 1994 - 2010 58
3.6 Tương quan giữa độ ẩm đất và năng suất chè trong mùa khô ở Thái
Nguyên 82
3.7 Tương quan giữa năng suất chè với hàm lượng OM%, N%, P
2
O
5
dễ
tiêu và K
2
O dễ tiêu trong đất 92
3.8 Sơ đồ phân hạng thích hợp đất đai tại 3 vùng (TP Thái Nguyên,
huyện Đại Từ và huyện Phú Lương) tỉnh Thái Nguyên 116
3.9 Các loại đất được đưa vào phát triển cây chè ở Thái Nguyên 128
3.10 Sơ đồ đề xuất trồng chè tại 3 vùng (TP Thái Nguyên, huyện Đại
Từ, huyện Phú Lương) tỉnh Thái Nguyên 129



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp Page1


MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, không thể tái tạo
được đối với mỗi quốc gia. Đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích, có
nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và những hoạt động sử
dụng đất thiếu hiểu biết của con người trong quá trình sản xuất. Khi xã hội
phát triển, dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hóa diễn ra mạ
nh, kéo theo
những đòi hỏi ngày càng tăng về nhu cầu lương thực cũng như nhu cầu về đất
sử dụng cho các mục đích chuyên dùng. Điều này, gây áp lực ngày càng lớn
đối với đất sản xuất nông nghiệp, làm cho quỹ đất nông nghiệp luôn có nguy
cơ bị suy giảm diện tích, trong khi đó khả năng khai hoang những vùng đất
mới có thể dùng sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp l
ại gần như đã
cạn kiệt. Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất sản xuất nông
nghiệp và sử dụng có hiệu quả trên quan điểm sinh thái, bền vững đang ngày
càng trở nên cấp thiết, quan trọng đối với mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ.
So với một số cây trồng khác, cây chè không không yêu khắt khe lắm về
đất. Song để cây chè sinh trưởng tốt, có khả năng cho năng suấ
t cao và ổn định
thì đất trồng chè phải bảo đảm được những yêu cầu cơ bản là đất tốt, nhiều mùn,
đất chua và dễ thoát nước.
Chè là cây công nghiệp lâu năm được trồng và sử dụng từ rất lâu đời ở
Việt Nam. Nó là cây trồng đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm
nghèo, nâng cao đời sống của người dân, đồng thời cũng là cây trồng có độ
che phủ cao và có khả năng chố
ng xói mòn, rửa trôi tốt. Một số vùng đồi núi
ở nước ta có điều kiện sinh thái (khí hậu, đất đai) rất thích hợp cho cây chè
sinh trưởng và phát triển, chất lượng chè nguyên liệu (chè búp tươi) trồng ở

những vùng thích hợp này tương đương với những vùng trồng chè tốt của thế
giới. Chè là một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng trong các sản


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp Page2

phẩm nông nghiệp ở nước ta. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 60 quốc gia
trồng và chế biến chè thì Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và đứng thứ 8 về
sản lượng xuất khẩu chè. Sản xuất chè ở nước ta đã mang lại thu nhập đáng
kể cho người lao động, tuy nhiên sản xuất chè của cả nước nói chung và của
Thái Nguyên nói riêng vẫn chưa tương xứng với tiềm nă
ng sản xuất và còn
hạn chế về thị trường tiêu thụ.
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có diện
tích tự nhiên 353.101,67 ha, là vùng đất có truyền thống, giàu kinh nghiệm về
trồng và chế biến chè. Điều kiện khí hậu, đất đai đặc thù ở nơi đây đã tạo nên
chất lượng độc đáo của sản phẩm "chè Thái" không thể lẫn được với các sản
ph
ẩm chè khác có mặt trong và ngoài nước được. Các vùng chè nổi tiếng của
tỉnh Thái Nguyên gồm chè Tân Cương, chè Trại Cài, chè La Bằng và chè
Khuôn Gà, Để góp phần bảo tồn, cải thiện và phát triển vùng chè truyền
thống nổi tiếng của Việt Nam, việc đi sâu nghiên cứu điều kiện khí hậu, tính
chất đất đai và ảnh hưởng của chúng đến năng suất, chất lượng chè, trên cơ sở
đó xây dựng quy hoạch nhữ
ng vùng sản xuất chè theo hướng hàng hóa có
chất lượng cao phục vụ xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế là một vấn đề có
ý nghĩa chiến lược và cấp thiết.
Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu đề tài "Đánh giá chất lượng
đất đai phục vụ phát triển sản xuất chè ở Thái Nguyên" nhằm tìm hiểu các
yếu tố đất đai có ảnh hưở

ng đến năng suất, chất lượng chè, từ đó đưa ra
những định hướng, giải pháp hợp lý cho phát triển sản xuất chè bền vững ở
Thái Nguyên trong tương lai là rất cần thiết.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá chất lượng đất đai phục vụ phát triển sản xuất chè ở tỉnh
Thái Nguyên.
- Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất chè ở t
ỉnh
Thái Nguyên.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp Page3

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung cơ sở khoa học trong công tác quản lý, phát triển
diện tích chè ở tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh vùng đồi núi phía Bắc có điều
kiện sinh thái tương tự.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng năng
suất, cải thiện chất lượng chè, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất chè
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đất trồng chè của tỉnh Thái Nguyên.
- Đất có tiềm năng phát triển cây chè.
- Cây chè trong giai đoạn kinh doanh.
4.2

Phạm vi nghiên cứu

Giới hạn của đề tài là tập trung nghiên cứu điều kiện khí hậu, một số
đặc điểm đất đai, các chỉ tiêu sinh hóa cơ bản liên quan đến năng suất, chất
lượng chè tại 03 vùng nghiên cứu (thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và
huyện Phú Lương) của tỉnh Thái Nguyên.
5 Những đóng góp mới của luận án
- Nghiên cứu tổng thể về điều kiện khí hậ
u, tính chất đất, chẩn đoán
dinh dưỡng qua lá và chất lượng chè đã xác định được Mg là yếu tố hạn chế
đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất chè ở Thái Nguyên.
- Đã vận dụng phương pháp đánh giá đất thích hợp theo FAO cho đánh
giá đất trồng chè ở Thái Nguyên, từ đó đề xuất được diện tích đất thích hợp
cho phát triển cây chè và xác định những giải pháp phục vụ sản xu
ất chè bền
vững trên địa bàn nghiên cứu.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp Page4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số nghiên cứu về cây chè và đất trồng chè
1.1.1 Vị trí kinh tế của cây chè ở nước ta
Từ xa xưa, người Việt đã biết thuần hóa cây chè rừng, lấy về trồng trên
các sườn đồi của dãy núi Trường Sơn. Dân tộc Dao, H’Mông đã trồng chè
rừng ở vùng cao chân núi Hoàng Liên Sơn và trồng trong vườn nhà. Theo
Vân Đoài loại ngữ của Lê Quý Đôn, "cây chè đã có ở mấy ngọn núi Am
Thiền, Am Giới và các Am của huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hóa, mọc xanh
um đầy rừng". Thổ dân hái lá chè đem về nhà giã nát và phơi trong râm, khi
khô đem nấu nước uống, tính hơi hàn, uống vào mát tim phổi, giải khát và

ngủ ngon (Ban Biên tập lịch sử Nông nghiệp Việt Nam, 1994) [2].
Chè là cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trồng chè trên đất dốc là một
trong những kinh nghiệm cổ truyền của nhân dân ta nhằm ngăn cản xói mòn,
rửa trôi, bảo vệ môi trường sinh thái. Những đồn điền trồng chè được thành
lập đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1890 thuộc tỉnh Phú Thọ và Quả
ng Nam.
Từ đó đến nay, diện tích chè của Việt Nam không ngừng được mở rộng. Đến
năm 2011, Việt Nam có 125,8 nghìn ha. Trong 24 năm (1985 - 2011), diện
tích chè ở nước ta đã tăng 2,4 lần, năng suất tăng gần 2,5 lần và sản lượng
tăng 7,0 lần (xem phụ lục 5).
Cây chè ở nước ta trước đây được trồng trên cả 6 vùng sinh thái lớn:
Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Khu IV cũ, Tây Nguyên,
Duyên hả
i miền Trung và Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, hiện nay do việc cạnh
tranh lợi thế của các cây trồng khác nên cây chè chỉ còn có mặt ở 5 vùng,
trong đó tập trung chính ở 3 vùng: Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ
và Tây Nguyên (xem phụ lục 6).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp Page5

Hiện nay, sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt ở 110 quốc gia và
vùng lãnh thổ, trong đó thương hiệu “CheViet” được đăng ký, bảo hộ tại 70
thị trường quốc gia và khu vực thuộc cả 5 châu lục. So với năm 1997, số nước
và vùng lãnh thổ nhập chè của Việt Nam đã tăng gấp đôi, sản lượng chè xuất
khẩu cũng tăng hơn 2 lần. Đó là do sản phẩ
m đa dạng hơn và đã xóa bỏ được
độc quyền trong xuất khẩu. Hiện có trên 220 doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế tham gia xuất khẩu chè và các nhà xuất khẩu đã năng động hơn
trong việc tìm kiếm thị trường.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2008, cả nước xuất
khẩu được 104.000 tấn chè theo đường chính ngạch, đạt giá trị 147 triệu USD
và 8.000 tấ
n qua đường tiểu ngạch, đạt giá trị 13 triệu USD (xem phụ lục 7).
Về chủng loại sản phẩm xuất khẩu chè Việt Nam: chè Đen chiếm chủ
yếu với lượng xuất là 61.652 tấn, đạt giá trị 81,864 triệu USD (chiếm 58%);
tiếp đến là chè Xanh với lượng xuất là 30.877 tấn, đạt giá trị 75,359 triệu
USD (chiếm 32%). Thị trường chè xanh chủ yếu là các nước châu Á như: Đài
Loan, Nhật Bản, Pakistan, Singapore, Trung Quố
c, Ngược lại, các nước
châu Âu và vùng Tây Á chủ yếu nhập chè đen. Giá chè xuất khẩu của nước ta
trong những năm qua tuy có tăng nhưng chỉ bằng khoảng 70 - 75% so với giá
thế giới. Nguyên nhân chính là do nước ta chủ yếu bán chè cấp thấp (chưa
được chế biến sâu theo tiêu chuẩn phục vụ xuất khẩu), hơn nữa số lượng
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nhiều đã gây nên hiện tượng tranh bán.
Nhiều doanh nghiệ
p nước ngoài tận dụng cơ hội này để tiếp xúc các đơn vị
ngay tại nơi sản xuất để ép giá.
1.1.2 Nghiên cứu về yêu cầu sinh thái của cây chè
Chè là cây chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện sinh thái. Nguyên sản
của cây chè ở vùng khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, trong điều kiện khoa học kỹ
thuật phát triển như hiện nay, bằng con đường lai tạo, chọn lọc, cây chè đã


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp Page6

được trồng ở cả những nơi khác xa so với nguyên sản của chúng (Đỗ Ngọc
Quỹ và Nguyễn Kim Phong, 1997) [75], (Đỗ Ngọc Quỹ, 2003) [74].
Thực tế sản xuất chè ở nước ta và các nước trên thế giới cho thấy năng
suất và chất lượng chè chủ yếu phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu, đất đai

phân bố theo vùng, cũng như các kỹ thuật canh tác của con người.
1.1.2.1 Yêu cầu về các yếu tố khí hậu
a Nhiệt độ

Nhiệt độ là một yếu tố sinh thái quan trọng đối với cây trồng, có ảnh
hưởng lớn tới sự sinh trưởng và phát dục của cây. Các hoạt động sinh lý của cây
như quang hợp và hô hấp đều thay đổi theo nhiệt độ. Đối với cây chè, nhiệt độ
không khí ảnh hưởng mạnh tới sinh trưởng và thời vụ thu hái chè (Carr và Squir,
1979) [109], (Hadfield, 1968) [130], (Whittle và Nyirenda, 1995) [173].
Theo Carr và Squir (1979) [109], nhiệt độ không khí tối thiểu ở một số
vùng trồ
ng chè trên thế giới là từ 13 đến 14
0
C, nhiệt độ tối thích là từ 18 đến
30
0
C, nhiệt độ tối cao là trên 30
0
C, nhiệt độ bề mặt lá chè tối thiểu là 21
0
C, nếu
trên 30
0
C sẽ làm quá trình quang hợp và sinh trưởng giảm nhanh. Đối với đất
(ở độ sâu 30 cm), nhiệt độ thích hợp để búp chè tăng trưởng là 20 - 25
0
C. Theo
Squir (1979) [161], tổng nhiệt độ hữu hiệu cần thiết cho một mầm chè 0,2 cm
sinh trưởng thành búp dài 8 - 15 cm tại Mallawi vào khoảng 500 - 600
0

C.
Cây chè đòi hỏi nhiệt độ cao, tổng tích ôn hàng năm không thấp hơn
3.200
0
C. Tổng tích ôn càng cao, cây chè sẽ tổng hợp được càng nhiều chất
hữu cơ có giá trị trong lá. Những vùng chè có biên độ dao động nhiệt độ ngày
và đêm lớn là điều kiện cho cây chè tích lũy được nhiều chất thơm và có hàm
lượng tanin cao (Nguyễn Ngọc Kính, 1979) [45], (Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất
Khương, 2000) [76].
Giống chè khác nhau phản ứng với nhiệt độ khác nhau. Các giống chè
Trung Quốc lá nhỏ có khả năng chịu rét ở nhiệt
độ -12
0
C đến -15
0
C. Các


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp Page7

giống chè Trung Quốc lá to chịu rét kém hơn. Các giống chè Shan sinh trưởng
tốt trong điều kiện mát và ẩm, còn các giống chè Assam lại ưa khí hậu ấm và
ẩm. Thực tế trồng chè ở Việt Nam cho thấy giống Trung du trồng ở Mộc
Châu, khi nhiệt độ xuống tới 4
0
- 5
0
C, cây chè con đã bị chết rét. Giống chè
Shan Hà Giang đem về trồng ở Phú Thọ bị chết vì nắng nóng (Đỗ Ngọc Quỹ
và Nguyễn Kim Phong, 1997) [75]. Theo Nguyễn Đại Khánh (2003) [40], các

giống chè hiện trồng ở Việt Nam bắt đầu mùa sinh trưởng khi nhiệt độ không
khí vượt qua mức 15
0
C (thời kỳ tăng) và kết thúc mùa sinh trưởng khi nhiệt
độ không khí dưới 15
0
C (thời kỳ giảm). Hàm lượng tanin chứa trong búp chè
có quan hệ phi tuyến chặt chẽ với biên độ nhiệt độ không khí trung bình ngày.
Điều kiện nhiệt độ không khí thích hợp cho búp chè tổng hợp tanin dao động
từ 20
0
- 30
0
C và biên độ nhiệt độ không khí ngày dao động từ 6
0
- 10
0
C.
Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của búp và quyết định thời
gian thu hoạch búp trong chu kỳ một năm. Do ảnh hưởng của chế độ nhiệt
nên mùa hái chè được chia thành nhiều vụ: chè xuân, chè hạ, chè thu và chè
đông. Từ 16
0
đến 19
0
vĩ Bắc, không có hai mùa nóng lạnh rõ rệt, cây chè sinh
trưởng quanh năm, do đó búp chè cũng được thu hoạch quanh năm. Từ 20
0

đến 45

0
vĩ Bắc, nhiệt độ mùa đông xuống thấp, sinh trưởng và thu hoạch chè
có mùa rõ rệt. Ở những vùng này, nơi nào có nhiệt độ bình quân mùa đông
càng thấp và càng kéo dài thì thời gian sinh trưởng và thu hoạch búp chè ở đó
càng ngắn (Hadfield, 1968) [130], (Carr và Stephen, 1992) [110], (Bùi Thế
Đạt và Nguyễn Khắc Vượng, 1995) [22].
Thái Nguyên có 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm
khoảng 23
0
C. Tháng 7 là tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm, biến động từ
28
0
C đến 29,1
0
C. Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, biến động từ 14,4
0
C đến
17,7
0
C. Quy luật phân bố nhiệt độ trung bình năm ở Thái Nguyên cũng tuân
theo quy luật chung của vùng khí hậu miền Bắc là giảm dần theo vĩ độ và độ
cao tuyệt đối (từ 0,4 - 0,5
0
C/100 m).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp Page8

b Lượng mưa


Chè là cây trồng ưa ẩm, sản phẩm là búp và lá non nên nhu cầu nước
của cây rất cao. Hàm lượng nước trong cây chè biến động theo từng bộ phận
khác nhau, nhiều ít tùy theo giống, biện pháp kỹ thuật trồng trọt và điều kiện
khí hậu thời tiết (Đường Hồng Dật, 2004) [20]. Hàm lượng nước trong hệ rễ
cây chè từ 48 - 54,5%, trong thân cành từ 48 - 75%, trong lá từ 67 - 75% (lá
non 75%, lá bánh tẻ 71% và lá thứ 5 là 67%) (Đỗ Ngọc Quỹ, 2001) [73].
Theo số liệu
điều tra tại các nước trồng chè trên thế giới, tổng lượng
mưa bình quân hàng năm đối với cây chè khoảng 1.500 - 2.000 mm là thích
hợp (Stephens và cs, 1992) [162]. Nếu dưới 1.150 mm và không được tưới,
cây chè sẽ phát triển kém (Carr và Stephen, 1992) [110]. Bình quân lượng
mưa của các tháng trong thời kỳ cây chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng
100 mm, nếu nhỏ hơn cây chè sẽ sinh trưởng không tốt (Stephens và cs, 1992)
[162]. Các vùng chè có lượng mưa 150 mm/tháng, cây chè cho sản phẩm liên
tục (Carr và Stephen, 1992) [110].
Theo nghiên cứu của Nguyễn
Đại Khánh (2003) [40], nếu lượng mưa đạt
trên 1.500 mm/năm và được phân bổ đều trong các tháng sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho cây chè tích lũy được nhiều chất thơm polyphenol. Các tháng có lượng
mưa lớn (tháng 5 - 10) trên 100 mm sẽ cho thu hoạch búp chè đạt trên 10% tổng
sản lượng chè cả năm, các tháng có lượng mưa trung bình (tháng 3 - 4) cho thu
hoạch chè đạt 5 - 10%; còn các tháng có lượng mưa thấp (tháng 11- 12) cho thu
hoạch chè chỉ đạt dưới 5%. Mưa (chế độ nướ
c) có ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất của cây chè. Chế độ tưới chủ động, tưới nước kết hợp với tủ gốc giữ ẩm sẽ
làm cho năng suất chè tăng rõ rệt. Do vậy, khi lựa chọn các khu vực trồng chè,
cần quan tâm đến vấn đề thuỷ lợi. Theo Nguyễn Thị Ngọc Bình (2002) [8], nhiệt
độ và lượng mưa có tương quan thuận chặt vớ
i mật độ búp và sản lượng chè,
trong đó lượng mưa có tương quan chặt hơn.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp Page9

Ở Thái Nguyên, lượng mưa trung bình năm xấp xỉ 2.000 mm là điều
kiện thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Sự phân bố lượng mưa
của các tháng trong năm không đều, các tháng thích hợp cho cây chè sinh
trưởng và cho năng suất cao là từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm; từ tháng 1
đến tháng 3 có lượng mưa thấp, cây chè lại phải trải qua thời kỳ nghỉ đông
nên sinh trưởng chậm và cho năng suất không cao. Theo Nguyễn Đại Khánh
(2003) [40], năng suất búp chè có tươ
ng quan thuận chặt với lượng mưa. Vì
vậy, năng suất chè búp ở Thái Nguyên từ tháng 5 - 9 thường cao hơn các
tháng khác trong năm.
c Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí có liên quan đến sinh trưởng của búp chè, nếu độ ẩm
không khí thấp trong thời gian dài sẽ làm hàm lượng nước trong búp chè
giảm, gây mất cân bằng nước, cây sinh trưởng kém và búp mọc chậm. Khi
nhiệt độ không khí cao, độ ẩm không khí thấp sẽ làm cho chè mất nước
nhanh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cường độ quang hợp và khả năng sinh
trưởng của búp chè (Hadfield, 1968) [138].
Độ ẩm tương đối của không khí thích hợp cho cây chè sinh trưở
ng và
phát triển là khoảng từ 80 - 85% (Stephens và cs, 1992) [162].
d Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố sinh thái ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng,
phát triển, năng suất và chất lượng của cây trồng nói chung và cây chè nói
riêng (Eden, 1958) [117] và (Nicholas, 1988) [148].

Điều kiện chiếu sáng khác nhau ảnh hưởng tới hình thái giải phẫu, sự
sinh trưởng và thành phần hóa học trong búp chè khác nhau. Cây chè được
che bóng lá có màu xanh đậm, to và mỏng, lóng dài, hàm lượng nước cao,
búp non và thưa. Hàm lượng các hợp chất có chứa N (cafein, protein,…)
trong búp, lá non tăng lên và tích lũy nhiều hơn. Các chất không có N (tanin,
gluxit) có chiều hướng giả
m xuống. Điều này ở mức độ nào đó sẽ có lợi cho


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page10

chế biến chè xanh mà không có lợi cho chế biến chè đen. Che bóng quá dày
sẽ làm cho khả năng quang hợp của cây chè kém, làm giảm năng suất và
phẩm chất chè (Fong và Shyu, 1988) [126].
Yêu cầu của cây chè đối với ánh sáng thay đổi theo giống, tuổi, điều
kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật tác động của con người (Owuor và
cs, 1988) [152]. Chè ở thời kỳ cây con ưa bóng mát và cần ánh sáng ít, cho
nên ở vườn ươm phải che râm để cây sinh trưởng nhanh và đạt tỷ
lệ sống cao.
Giống chè lá nhỏ ưa ánh sáng nhiều hơn giống chè lá to. Trong điều kiện
nhiệt độ cao, ẩm độ thấp và ánh sáng trực xạ sẽ không có lợi cho quá trình
quang hợp, ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng của cây chè. Trong điều kiện ẩm
độ cao, dinh dưỡng đầy đủ, cường độ ánh sáng tăng sẽ làm tăng năng suất và
phẩm chất búp chè (Eden, 1958) [117].
Với các vùng chè khác nhau thì việc điề
u tiết chế độ ánh sáng sẽ khác
nhau. Kết quả nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy khi giảm cường độ chiếu sáng
xuống 30% thì sản lượng búp tươi trong năm đầu tăng 34% so với để chiếu
sáng hoàn toàn. Khi giảm cường độ chiếu sáng xuống 50% thì năng suất đạt
cao nhất. Nếu tiếp tục giảm cường độ chiếu sáng xuống dưới 50% thì năng

suất bắt đầu giả
m (dẫn theo Đỗ Ngọc Quỹ, 1980) [70].
Ánh sáng tán xạ ở vùng núi cao có tác dụng tốt đến phẩm chất chè hơn
ánh sáng trực xạ. Sương mù nhiều, ẩm ướt, nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày
đêm lớn ở vùng núi cao là điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất chè có chất
lượng cao trên thế giới (Đỗ Ngọc Quỹ và Đỗ Thị Ngọc Oanh, 2008) [77].
1.1.2.2 Yêu cầu về địa hình, đất
đai
a Yêu cầu về địa hình

Địa hình (bao gồm độ cao và độ dốc) ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng
và phát triển của cây chè. Cây chè thường thích hợp với những sườn đất có độ
dốc từ 8 đến 10
0
, tối đa không quá 25
0
. Độ cao so với mực nước biển của đất


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page11

trồng chè có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và phẩm chất chè. Độ cao
càng lớn thì phẩm chất chè càng tốt. Nông dân Trung Quốc đã có những câu
nói “vân lộ trà” và “cao sơn xuất hảo trà” rất nổi tiếng (Đỗ Ngọc Quỹ, 1980)
[70]. Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979) [45], phần lớn các vùng trồng chè có
phẩm chất tốt ở các nước trên thế giới thường có độ cao so với mực nước biển
t
ừ 500 đến 800 m. Vùng chè ngon nổi tiếng ở Ấn Độ được trồng ở độ cao
2.000 m so với mực nước biển, vùng chè Mộc Châu và Lâm Đồng của nước ta
ở độ cao trên 800 m đều cho sản phẩm chè có chất lượng tốt (hàm lượng tanin

và dầu thơm cao).
Vĩ độ địa lý cũng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng chè, ở vùng
có vĩ độ cao thì lượng mưa, nhiệt độ và ánh sáng thi
ếu làm cho hàm lượng
tanin thấp, thời gian thu hoạch chè ngắn lại và năng suất chè không cao
(Nguyễn Ngọc Kính, 1979) [45], (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs, 2006) [56].
Theo Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương (2000) [76], địa hình có ảnh
hưởng đến tiểu khí hậu vùng chè. Trên đất dốc, không giữ được nước, dễ bị
khô hạn, đồi chè có nguy cơ bị xói mòn, rửa trôi, độ phì giảm, làm trơ rễ, chè
chóng tàn và cho năng suất thấp. Độ dốc và địa hình bị chia cắ
t sẽ hạn chế cơ
giới hóa canh tác, thu hoạch, vận chuyển trong vùng chè, làm tăng giá thành
sản xuất. Ngoài độ cao, độ dốc thì hướng dốc cũng ảnh hưởng tới năng suất
và chất lượng chè. Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979) [45], ở hướng dốc phía
Nam, hàm lượng tanin và chất hoà tan trong búp chè cao hơn chè trồng ở
hướng dốc phía Bắc.
b Yêu cầu về tính chất vật lý của đất

Việc phân tích so sánh đặc điểm đất đai giữa các vùng trồng chè trên
thế giới cho thấy lý tính của đất chiếm vị trí quan trọng trong việc lựa chọn
đất trồng chè (Đỗ Ngọc Quỹ, 1980) [70]. Các tính chất vật lý của đất gồm: kết


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page12

cấu đất, ẩm độ, thành phần cơ giới, độ xốp, dung trọng, tỷ trọng, Trong đó,
ẩm độ và độ xốp là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với sự sinh trưởng, phát
triển của cây chè.
- Kết cấu đất: đất có kết cấu viên hạt, tơi xốp, giữ nước tốt, thấm nước
nhanh và dễ thoát nước rất có lợi cho sự phát triển b

ộ rễ chè và vi sinh vật
trong đất. Trên các loại đất này, bộ rễ chè phát triển tốt, hệ vi sinh vật hoạt
động mạnh và cây chè có tuổi thọ cao. Theo Nguyễn Nhật Tân (1991) [86],
các vùng đất chè có năng suất cao thường có độ xốp cao, hệ số cấu trúc lớn và
đất duy trì được kết cấu. Ngược lại, đất chè có năng suất thấp thường có độ
xốp nhỏ, hệ số cấu trúc nhỏ và không giữ được k
ết cấu tự nhiên của đất.
- Thành phần cơ giới đất: chè phát triển tốt trên các loại đất từ cát pha
đến thịt pha sét (phân loại Quốc tế) hay thịt nhẹ đến thịt nặng (phân loại theo
Liên Xô - Kachinski). Những loại đất này có chế độ nước và không khí điều
hoà nên thuận lợi cho các hoạt động của quá trình hóa học và sinh vật trong
đất (Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương, 2000) [76]. Chè được trồng trên các
loạ
i đất có thành phần cơ giới nhẹ cho sản phẩm chè xanh có màu nước đẹp,
hương thơm tự nhiên và có vị đượm. Ngược lại, chè được trồng trên đất thịt
nặng cho sản phẩm chè xanh có màu nước vàng và vị đắng.
c Yêu cầu về tính chất hóa học của đất

Đối với cây trồng nói chung và cây chè nói riêng, các chỉ tiêu nông hóa
rất quan trọng, ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất của cây, trước hết là
độ chua, hàm lượng chất hữu cơ và hàm lượng dinh dưỡng N, P, K trong đất.
- Độ chua của đất: cây chè sinh trưởng và phát triển tốt nhất khi pH
KCL

trong khoảng từ 4,5 đến 5,5 (Nguyễn Ngọc Kính, 1979) [45]. Ở đất trung tính
hay kiềm, chè gieo mọc được nhưng có thể chết dần. Thí nghiệm trồng chè
trong chậu ở Trung Quốc cho thấy đối với cây chè con độ chua của đất tốt
nhất là từ 4,5 đến 5,5; dưới 3,5 lá xanh thẫm và có cây chết; ở mức 4,5 lá chè
xanh bóng láng; ở mức 7,5 lá ít và vàng. Một số nhà khoa học khác lại xác



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page13

định giới hạn dưới về pH
KCl
của đất trồng chè là 4,0 và giới hạn trên là 6,5 (Lê
Tất Khương và cs, 1999) [44].
- Hàm lượng chất hữu cơ: là yếu tố rất quan trọng đối với cây trồng, nó
tạo ra kết cấu đất tơi xốp, làm tăng khả năng hấp phụ, giữ được các chất dinh
dưỡng và tăng tính đệm của đất. Theo Nguyễn Nhật Tân (1991) [86], ở đất
trồng chè cho năng suất cao sẽ khá giàu hàm lượng hữu cơ
(4 - 4,5%), dung
trọng được duy trì và cải thiện, độ xốp được giữ vững và tăng lên (57 - 60%),
cấu trúc đất ổn định. Ngược lại, trong các loại đất có chứa hàm lượng hữu cơ
thấp, cây chè sẽ cho năng suất không cao. Để cây chè sinh trưởng và phát triển
tốt, đất trồng chè cần phải có hàm lượng chất hữu cơ cao.
- Các chất dinh dưỡng: hầu hết các kết quả nghiên cứu về nhu cầu phân
bón cho chè
đều khẳng định N, P, K là ba nguyên tố dinh dưỡng khoáng mà
cây chè cần với liều lượng cao nhất. Các nguyên tố này có quan hệ tới năng
suất và chất lượng chè. Ngoài ra, để cây chè phát triển cho năng suất cao, phẩm
chất tốt thì trong đất cần phải có đầy đủ các nguyên tố trung, vi lượng cần thiết
đối với cây chè, những nguyên tố này có thể được bổ sung qua việc bón phân.
1.1.3 Sử dụng phân bón cho cây chè
1.1.3.1 Sử dụng phân đạm cho cây chè
Đạm (N) là một thành phần quan trọng trong các bộ phận của cây, đóng
vai trò quyết định trong sinh lý học của cây chè. N chiếm từ 3,5 - 5,0% chất
khô (Verma, 1997) [167]. N tập trung vào các bộ phận còn non như búp chè
và lá non, tham gia vào sự hình thành các axit amin và protein. Theo Đỗ Ngọc
Quỹ và Lê Tất Khương (2000) [76], cây chè thiếu N khi hàm lượng N trong lá

chè trong khoảng từ 2,3 đến 2,4% và cây chè đủ N khi hàm lượng N trong lá
chè từ 2,9 đến 3,4%.
Bón đủ đạm, lá chè có màu xanh, khả năng quang hợp tốt, cây chè sinh
trưởng khoẻ cho nhi
ều búp và búp to. Thiếu đạm, chồi lá ít, lá vàng, búp nhỏ
và cho năng suất thấp (Đỗ Ngọc Quỹ và Đỗ Thị Ngọc Oanh, 2008) [77].


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page14

Các kết quả nghiên cứu của Lê Văn Đức (1997) [26] [27], Đinh Thị
Ngọ (1996) [59] và Kotriasvili (1972) [183] đều khẳng định bón đạm có ảnh
hưởng đến sự phát triển của các bộ phận như lá, thân, cành và rễ của cây chè.
Nhiều kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về nhu cầu dinh dưỡng
của cây chè cho thấy sự sinh trưởng và năng suất chè có tương quan rất chặt
với lượng đạm bón. Trong đó, năng suất búp có t
ương quan chặt nhất với
lượng đạm bón (Marwaha và cs, 1977) [146], (Grice, 1982) [128], (Rikhter và
Lyashko, 1979) [157], (Bziava, 1973) [181], (Đỗ Ngọc Quỹ và Nguyễn Kim
Phong, 1997) [75], (Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên, 1999) [81].
Bón đạm không những ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng và năng
suất của cây chè mà nó còn ảnh hưởng đến chất lượng chè. Bón đạm với liều
lượng thích hợp sẽ có lợi cho phẩm chất chè. Sự tăng quá cao liều lượng hoặc
mất cân đối sẽ dẫn đến làm gi
ảm chất lượng chè (Cloughley, 1983) [111],
(Cloughley và cs, 1983) [112], (Hoshina, 1985) [133], (Clowes và Mitini-
Nkhoma, 1987) [113] (Whitehead và Temple, 1990) [172], (Bùi Thế Đạt và
Nguyễn Khắc Vượng, 1995) [22], (Đỗ Ngọc Quỹ và Lê Tất Khương, 2000)
[76]. Theo Hilton và cs (1973) [132], bón đạm ở mức 120 kg N/ha/năm làm
tăng hàm lượng cafein trong chè, khi tăng lượng bón lên 300 kg N/ha/năm sẽ

làm hàm lượng này giảm. Nghiên cứu của Takco (1979) [165] cho thấy khi
bón amon sunfat với tỷ lệ lớn làm tăng chất lượng chè xanh và hàm lượng axit
amin trong lá. Theo Malenga (1987) [143], tại mức bón 100 kg N/ha/năm, chè
cho chất lượng cao nhất, ngược lại nếu bón đạ
m nhiều hơn mức này sẽ làm
giảm chất lượng chè, độ sáng và màu nước pha kém, có vẩn đục màu sữa.
Theo Khando (1989) [136], bón đạm trên mức 50 kg N/ha/năm làm giảm chất
lượng và giảm số điểm đánh giá cảm quan màu nước chè.
Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam cũng đưa ra kết luận bón đạm ảnh hưởng
đến chất lượng chè. Bón đạm đã làm tăng hàm lượng đạm tổng số trong đọt

×