Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện điện biên, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 98 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



PHẠM THỊ THANH THỦY





ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG
ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐIỆN BIÊN,
TỈNH ĐIỆN BIÊN



LUẬN VĂN THẠC SĨ




HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





PHẠM THỊ THANH THỦY




ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG
ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐIỆN BIÊN,
TỈNH ĐIỆN BIÊN






CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ : 60.85.01.03



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN NHƯ HÀ

HÀ NỘI - 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagei

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu của tôi trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác gi
ả luận văn



Phạm Thị Thanh Thủy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Pageii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, sự đóng góp
quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Như Hà,
người đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài và hoàn chỉnh luận văn của mình.
Tôi xin trân trọng cám ơn sự góp ý chân thành của các Thầ
y, Cô giáo Khoa
Quản lý đất đai; ban Quản lý đào tạo Học viện Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài.
Tôi xin trân trọng cám ơn tập thể phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Điện Biên - tỉnh Điện Biên, Uỷ ban nhân dân huyện Điện Biên , phòng Thống kê,
phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cấp uỷ, chính quyền và bà con nhân
dân các xã, thị trấn trong huyện đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hi

ện đề tài trên
địa bàn.
Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Một lần nữa tôi xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Phạm Thị Thanh Thủy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Pageiii

MỤC LỤC




LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Yêu cầu 2
Chương 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Vấn đề sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả 3

1.1.1. Khái niệm về sử dụng đất và loại hình sử dụng đất 3
1.1.2. Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả 3
1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 8
1.2.1 Khái niệm về đ
ánh giá đất 8
1.2.2. Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 9
1.3. Vấn đề sử dụng đất bền vững 14
1.3.1. Sự cần thiết phải sử dụng đất bền vững 14
1.3.2. Loại hình sử dụng đất bền vững 17
1.3.3. Kết quả nghiên cứu về loại hinh sử dụng đất b
ền vững 19
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 26
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 26
2.2 Nội dung nghiên cứu 26

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageiv

2.2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sản xuất nông
nghiệp 26
2.2.2. Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Điện Biên 26
2.2.3. Đánh giá hiệu quả các LUT, KSD đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Điện
Biên 27
2.2.4. Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuấ
t nông nghiệp
bền vững tại Điện Biên 27
2.3 Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu . 27
2.3.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 27

2.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất 29
2.3.4. Phương pháp phân tích số liệu 30
2.3.5. Một số phương pháp khác 30
Chương 3. KẾT QU
Ả NGHIÊN CỨU 31
3.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Điện Biên 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Điện Biên 37
3.2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp huyện Điện Biên 42
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 42
3.2.2 Thực trạng sản xuất Nông nghiệp của huyện Điện Biên những năm qua 42
3.2.3.Thực trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Điện Biên 46
3.3. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 52
3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế đất sản xuất nông nghiệp 52
3.3.2. Hiệu quả xã hội trong sử dụ
ng đất nông nghiệp 60
3.3.3 Đánh giá hiệu quả môi trường 63
3.3.4. Xác định các loại hình sử dụng đất bền vững và triển vọng 66
3.4. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
67
3.4.1. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Điện Biên 67

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagev

3.4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
huyện Điện Biên 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1. Kết luận 71
2. Kiến nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

PHỤ LỤC 75


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 42
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất Nông nghiệp huyện Điện Biên 43
Bảng 3.3. Diện tích, năng suất, sản lượng qua các năm của huyện Điện Biên 44
Bảng 3.4. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính của huyện 47
Bảng 3.5. Diện tích các loại hình sử dụng đất s
ản xuất nông nghiệpcủa 2 tiểu vùng
51
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính vùng I 52
Bảng 3.7. Hiệu quả kinh tế các cây trồng chính vùng II 53
Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
tiểu vùng I . 54
Bảng 3.9 Phân cấp hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1 55
Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tiểu
vùng II 56
Bảng 3.11. Phân cấp hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất tiểu vùng 1I 57
Bảng 3.12: Hiệu quả kinh tế trung bình các LUT trong toàn huyện 58
Bảng 3.13 Phân cấp hiệu quả kinh tế
các LUT của huyện 59
Bảng 3.14. Số công lao động trung bình của các LUT 60
Bảng 3.15. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại huyện
Điện Biên 62
Bảng 3.16. Phân cấp hiệu quả xã hội của các LUT huyện Điện Biên 62

Bảng 3.17 So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý
64
Bảng 3.18.Hiệu quả
môi trường của các loại hình sử dụng đất 65
Bảng 3.19: Tổng hợp đánh giá khả năng sử dụng bền vững của các LUT 66



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pagevii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
Hình 1.1: Ba mô hình về khái niệm phát triển bền vững 15
Hình 3.1.Một số yếu tố khí hậu thời tiết qua một số năm của huyện Điện Biên
()
33
Hình 3.2. Cơ cấu % diện tích các loại đất huyện Điện Biên 35
Hình 3.3. Cơ cấu kinh tế huyện Điện Biên 40
Hình 3.4. Hiệu quả kinh tế các LUT vùng I 55
Hình 3.5. Hiệu quả kinh tế các LUT vùng II 57

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Pageviii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 ATXH An toàn xã hội
2 BVTV Bảo vệ thực vật
3 BQ Bình quân

4 CNH - HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
5 CPTG Chi phí trung gian
6 CPLĐ Chi phí lao động
7 DT Diện tích
8 ĐVT Đơn vị tính
9 GTGT Giá trị gia tăng
10 GTSX Giá trị sản xuất
11 GTNC Giá trị ngày công
12 HQDV Hiệu quả đồng vốn
13 KT - XH Kinh tế xã hội
14 LĐ Lao động
15 LUT Loại hình sử dụng đất
16 LX – LM Lúa xuân - lúa mùa
17 NTTS Nuôi trồng thủy sản
18 SL Sản lượng
19 STT Số thứ tự
21 SXNN Sản xuất nông nghiụp
22 TNHH Thu nhập hỗ hợp
23 TB Trung bình
24 UBND Ủy ban nhân dân

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là điều kiện tiên quyết để con người và các sinh vật hác
có thể tồn tại và phát triển. Do vậy, việc sử dụng đất hợp lý và hiệu quả là rất quan
trọng. Trong quá trình sử dụng đất con người đã làm thay đổi các thuộc tính của đất

theo cả hai hướng tố
t và xấu; với điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ canh
tác còn lạc hậu, nhận thức và tiếp thu khoa hoạc kỹ thuật còn hạn chế dẫn đến đất
đai bị xói mòn, rửa trôi, phá vỡ kết cấu đất, nghèo dinh dưỡng, bạc màu hoá…
Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, là hoạt động có từ xa xưa của loài
người; hầu hết các nước trên thế giớ
i đều xây dựng một nền kinh tế từ phát triển nông
nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, trên cơ sở đó để phát triển các ngành
khác.… Vì vậy, tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả kinh tế cao
là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững.
Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã
đạt được
những thành tựu rất đáng tự hào và đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá.
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển nông
nghiệp và kinh tế nông thôn như " Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn, phù hợp với nhu cầu
thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành nghề
, lao
động, tạo việc làm, thu hút nhiều lao động nông thôn Chuyển dịch mạnh cơ cấu
nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao,
gắn với công nghiệp chế biến và thị trường…. Phát triển các vùng trồng trọt và chăn
nuôi tập trung …". Cùng với tăng trưởng sản lượng hàng hoá là quá trình đa dạng
hoá các mặt hàng nông sản trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh từng vùng.
Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta vẫn mang dáng dấp củ
a nền nông
nghiệp sản xuất nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp không còn phù hợp với kinh tế thị trường
thời kỳ hội nhập; bên cạnh đó các nguồn tài nguyên để sản xuất có hạn Vì vậy
phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững, tạo giá trị lớn về
kinh tế đang là mục tiêu của cả nước nói chung và huyện Điện Biên nói riêng.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page2

Huyện Điện Biên nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Điện Biên với tổng diện tích
là 163.926,03 ha, chiếm 17,14 % tổng diện tích toàn tỉnh, trong đó đất nông nghiệp
có 142.057,92 ha, chiếm 86,66% diện tích tự nhiên. Những năm qua, sản xuất nông
nghiệp huyện Điện Biên đã có bước phát triển, giá trị và giá trị sản lượng liên tục
tăng, chủng loại cây trồng, vật nuôi đa dạng hơn. Đời sống v
ật chất và tinh thần của
đại bộ phận nông dân được cải thiện, công bằng hơn trong tiếp cận các cơ hội phát
triển. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại, hệ thống
kết cấu hạ tầng cũng như mạng lưới các tổ chức kinh tế hoạt động nông thôn ngày
càng phát triển. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn mang nặng tính chất của n
ền
sản xuất nhỏ, manh mún, sử dụng không hiệu quả dẫn đến gây lãng phí các nguồn
lực quý giá cho phát triển nông nghiệp. Trên cơ sở phân tích đánh giá những tiềm
năng về đất đai, khí hậu thời tiết, về lao động, vốn, cơ sở hạ tầng nông thôn, từ đó
bố trí quỹ đất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý để tăng năng suất, chất lượ
ng sản
phẩm nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế cao và bền vững trên địa bàn huyện là vấn
đề rất cần thiết. Để góp phần giải quyết vấn đề này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện
Điện Biên, tỉnh Điện Biên”.
2 Mục đích nghiên cứu
- Xác định và đánh giá hiệu quả
của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
- Lựa chọn các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả bền
vững tại huyện Điện Biên.
- Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp
hiệu quả bền vững tại đị

a phương.
3 Yêu cầu
- Nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đầy đủ và chính xác, các
chỉ tiêu phải đảm bảo tính thống nhất và tính hệ thống.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp với những chỉ tiêu phù
hợp với điều kiện cụ thể của huyện Điện Biên.
- Các giải pháp đề xuất phải hợp lý về m
ặt khoa học và phải có tính khả thi lớn.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page3

Chương 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Vấn đề sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả
1.1.1. Khái niệm về sử dụng đất và loại hình sử dụng đất
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người
- đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật
phát triển kinh t
ế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định và bền vững về mặt
sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là
tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái,
kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của
nhân loại. Trong mỗi phương thứ
c sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu
của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. “ Với vai
trò là nhân tố của các sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được
thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh t
ế không gian

sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một
cách kih tế, tập trung, thâm canh.
- Loại hình sử dụng đất( LUT) : Là bức tranh mô tả thự
c trạng sử dụng đất
của một vùng đất với những phương thức sản xuất và quản lý trong các điều kiện tự
nhiên, kinh tế- xã hội và kỹ thuật xác định.
1.1.2. Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả
1.1.2.1. Sự cần thiết sử dụng đất hiệu quả
Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến
lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ:
Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kỳ nước nào, đất đều là tư liệu
sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page4

quốc dân. Nói đến tầm quan trọng của đất, từ xa xưa, người Ấn Độ, người Ả-rập,
người Mỹ đều có cách ngôn bất hủ: “Đất là tài sản vay mượn của con cháu”. Người
Mỹ còn nhấn mạnh “ đất không phải là tài sản thừa kế của tổ tiên”. Người Ét-xtô-
ni-a, người Thổ Nhĩ Kỳ coi “có một chút đất còn quý hơn có vàng”. Người Hà Lan
coi “mất đất còn tồi tệ hơn sự phá sản”. Gần đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn
cầu, UNEP khẳng định “Mặc cho những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ đại, con
người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Đối với Việt Nam, một đất nước với
“Tam sơn, tứ hải, nhất phân điền”, đất càng đặc biệt quý giá.
Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Toàn lục
địa trừ diện tích đóng băng vĩnh cửu (1.360 triệu héc-ta) chỉ có 13.340 triệu héc-ta.
Trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh

dưỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc
do bom đạn chiến tranh. Diện tích đất có khả năng canh tác của lục địa chỉ có 3.030
triệu héc-ta. Hiện nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu héc-ta đất canh tác.
Ba là, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp
lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuât.
Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23
ha, ở nhiều quốc gia khu vực châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha, ở
Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO),
với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực
phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác.
Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của
chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc ô
nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm
trọng khác. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu héc-ta đất đã và đang bị thoái hóa,
trong đó 1.260 triệu héc-ta tập trung ở châu Á, Thái Bình Dương. Ở Việt Nam hiện
có 16,7 triệu héc-ta bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9 triệu héc-ta đất có tầng
mỏng và độ phì thấp, 3 triệu héc-ta đất thường bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu
héc-ta đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón,
hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page5

sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động.
Hoạt động canh tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ
quét, đất trượt, sạt lở đất, thoái hóa lý, hóa học đất
Năm là, lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành
trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết
cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì
vậy, mỗi khi sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác cần cân
nhắc kỹ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt.

1.1.2.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả
Để duy trì được sự bền vững của đất đai, Smith A.J và Julian Dumanski
(1993) đã xác định 5 nguyên tắc có liên quan đến sự sử dụng đất bền vững là:
- Duy trì hoặc nâng cao các hoạt động sản xuất.
- Giảm mức độ rủi ro đối với sản xuất.
- Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên, chống lại sự thoái hoá
chất lượng đất và nước.
- Khả thi về mặt kinh tế.
- Được xã hội chấp nhận.
Như vậy, theo các tác giả, sử dụng đất bền vững không chỉ thuần tuý về mặt tự
nhiên mà còn cả về mặt môi trường, lợi ích kinh tế và xã hội. Năm nguyên tắc trên
đây là trụ cột củ
a việc sử dụng đất bền vững, nếu trong thực tiễn đạt được cả 5
nguyên tắc trên thì sự bền vững sẽ thành công, ngược lại sẽ chỉ đạt được ở một vài bộ
phận hay sự bền vững có điều kiện. Tại Việt Nam, theo ý kiến của Đào Châu Thu và
Nguyễn Khang (1995), việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắ
c và
được thể hiện trong 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị
trường chấp nhận.
- Bền vững về mặt môi trường: loại hình sử dụng đất bảo vệ được đất đai,
ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Bền vững về mặt xã hội: thu hút được nhiều lao độ
ng, đảm bảo đời sống
người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page6

Tóm lại: Hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra hết sức đa
dạng trên nhiều vùng đất khác nhau và cũng vì thế khái niệm sử dụng đất bền vững

thể hiện trong nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên từng vùng đất xác
định theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người. Đất đai trong sản xuất nông
nghiệ
p chỉ được gọi là sử dụng bền vững trên cơ sở duy trì các chức năng chính của
đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng một cách ổn định, không làm suy
giảm về chất lượng tài nguyên đất theo thời gian và việc sử dụng đất không gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường sống của con người và sinh vật.
1.1.2.3. Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả bền vững:
Vào năm 1991, ở Nairobi đã tổ chức Hội thảo về “Khung đánh giá quản lý
đất bền vững” đã đưa ra định nghĩa: “Quản lý bền vững đất đai bao gồm tổ hợp các
công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xã hội với
các quan tâm môi trường để đồng thời:
- Duy trì, nâng cao sản lượng (hiệu quả sản xuất)
- Giảm rủi ro sản xuất (an toàn)
- Bả
o vệ tiềm năng nguồn lực tự nhiên và ngăn ngừa thoái hoá đất và nước
(bảo vệ)
- Có hiệu quả lâu dài (lâu bền)
- Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận).
Năm nguyên tắc trên được coi là trụ cột của sử dụng đất đai bền vững và là
những mục tiêu cần phải đạt được, nếu thực tế diễn ra đồng bộ, so với các mục tiêu
c
ần phải đạt được. Nếu chỉ đạt một hay một vài mục tiêu mà không phải tất cả thì
khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận.
Để đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất cần dựa vào 3 tiêu chí sau đây:
* Bền vững về kinh tế: Ở đây cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị
trường chấp nhận.
Hệ thống s
ử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình
quân vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm

chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả và tàn dư để lại). Một hệ bền
vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page7

được trong cơ chế thị trường.
Về chất lượng: sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong
nước và xuất khẩu, tùy mục tiêu của từng vùng.
Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của
hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Tổng giá trị trong mộ
t giai đoạn
hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ
người sử dụng đất sẽ không có lãi, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi suất tiền
vay vốn ngân hàng(Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000).
* Bền vững về xã hội:
Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát triển xã hội.
Đáp ứng nhu cầu củ
a nông hộ là điều quan tâm trước, nếu muốn họ quan tâm
đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường ). Sản phẩm thu được cần thoả mãn cái
ăn, cái mặc, và nhu cầu sống hàng ngày của người nông dân.
Nội lực và nguồn lực địa phương phải được phát huy. Về đất đai, hệ thống sử
dụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất
đã
được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể.
Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hoá dân tộc và tập quán
địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ (Hội Khoa học Đất
Việt Nam, 2000).
* Bền vững về môi trường:
Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ đượ
c độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái

hoá đất và bảo vệ môi trường sinh thái. Giữ đất được thể hiện bằng giảm thiểu
lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép.
Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng bền vững.
Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%).
Đa dạng sinh học biểu hi
ện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc
canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm ).
Ba yêu cầu bền vững trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sử dụng đất
hiện tại. Thông qua việc xem xét và đánh giá các yêu cầu trên để giúp cho việc định
hướng phát triển nông nghiệp ở vùng sinh thái (Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2000).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page8

Tóm lại: Khái niệm sử dụng đất đai bền vững do con người đưa ra được thể
hiện trong nhiều hoạt động sử dụng và quản lý đất đai theo các mục đích mà con
người đã lựa chọn cho từng vùng đất xác định. Đối với sản xuất nông nghiệp việc sử
dụng đất bền vững phải đạt được trên cơ sở đảm bả
o khả năng sản xuất ổn định của
cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không suy giảm theo thời gian và việc sử dụng
đất không ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người, của các sinh vật.
1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
1.2.1 Khái niệm về đánh giá đất
Tiếp theo những thành tựu nghiên cứu của thổ nhưỡng học, công tác
đánh giá, phân hạng đất đai trong khoảng 3 thập kỷ gần đây đã trở thành phổ
biến và đạt được nhiều kết quả cả trên thế giới và trong nước.
Các nhà thổ nhưỡng học đã đi sâu nghiên cứu các dặc tính cấu tạo, các
quy luật và quá trình hình thành đất (Soils), điều tra lập các loại bản đồ đất theo
các tỷ lệ khác nhau và đã tổng hợp xây dựng được bản đồ
đất toàn thế giới tỷ lệ
1/5.000.000. Sử dụng thành tựu đó và qua thực tế lao động sản xuất trên đồng

ruộng, các nhà kinh tế học, xã hội học, sinh thái học và cả những người nông
dân đã đi sâu nghiên cứu và xem xét tới nhiều khía cạnh có liên quan trực tiếp
với quá trình sản xuất trên từng vạt đất đai (Lands). Nói cách khác là họ tiến
hành đánh giá đất đai.
Theo A. Young: Đánh giá đất đai là quá trình
đoán định tiềm năng đất
đai cho một hoặc một số loại sử dụng đất đai được đưa ra để lựa chọn. FAO đã
đề xuất định nghĩa về đánh giá đất đai: Đánh giá đất đai là quá trình so sánh,
đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất
đất đai mà loại sử dụng phả
i có.
Theo thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape Ecology) đất đai được
coi là vật mang (Carrier) của hệ sinh thái (Ecosystems). Khái niệm về hệ thống sinh
thái là mối liên kết giữa các thành phần khác nhau, đặc biệt là sự phụ thuộc của các
vật thể sống và các môi trường sinh thái xung quanh chúng.
Việc đánh giá đất đai trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền cần
được hiểu như sau: “Một vạt đất xác định về mặt địa lý là một diệ
n tích bề mặt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page9

của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất
chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó
như là: không khí, đất (soil), điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật
cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở những chừng
mực mà những thuộc tính này có
ảnh hưởng có ý nghĩa đáng kể tới việc sử
dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương lai” (Christian và
Steuwart – 1968; Brinkman và Smyth – 1973).
Theo FAO (1976) “ Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu

những tính chất vốn có của vạt đất cần đánh giá với những tính chất của đất đai
mà loại hình sử dụng đất yêu cầu phải có”.
Như vậy việc đánh giá đất đ
ai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng,
bao gồm cả không gian và thời gian, tự nhiên, kinh tế, xã hội.
Đặc điểm của đất đai được sử dụng trong đánh giá phân hạng là những
tính chất của đất đai ta có thể đo lường hoặc ước lượng được. Có rất nhiều đặc
điểm nhưng đôi khi chỉ lựa chọn ra những đặc điểm chính có vai trò tác động
trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng nghiên cứu. Trong đánh giá, thổ
nhưỡng là phần đặc biệt quan trọng, nhưng còn bao hàm cả lĩnh vực tự nhiên,
kinh tế, xã hội khác. Đánh giá phân hạng đất đai không chỉ là lĩnh vực khoa
học mà còn là kinh tế kĩ thuật nữa. Vì vậy cần phải có sự kết hợp liên ngành.
1.2.2. Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
a. Bản chất của hiệu quả
Bản chất của hiệu quả được xem như là:
- Việc đáp ứng nhu cầu của con người trong đời sống xã hội.
- Việc bảo tồn tài nguyên, nguồn lực để phát triển lâu bền.
Do vậy, hiệu quả là một phạm trù trọng tâm rất cơ bản của khoa học kinh tế và
quản lý. Việc xác định hiệu quả là việ
c hết sức khó khăn và phức tạp mà nhiều vấn đề
về lý luận cũng như thực tiễn chưa giải đáp hết. Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục
đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời
sống vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Muốn vậy, sản xuất ph
ải
không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Việc nâng cao hiệu quả không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page10

chỉ là nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp, mỗi người sản xuất mà là của mọi ngành, mọi
vùng. Đây còn là vấn đề mang tính toàn cầu, vì xu hướng chung của thế giới ngày nay

là phát triển kinh tế theo chiều sâu, sao cho với nguồn nhân lực hạn chế mà sản xuất ra
một lượng sản phẩm hàng hoá có giá trị sử dụng cao nhất với mức hao phí ít nhất.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một " Thế giới phẳng" nên con ng
ười
ngày càng nhận thức được các quy luật tự nhiên, kinh tế- xã hội và môi trường.
Trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế mở như hiện nay thì mọi hoạt động sản xuất
của con người không chỉ quan tâm đến vấn đề kinh tế - xã hội mà vấn đề môi
trường ngày càng trở nên quan trọng, tòan cầu cấp bách, đòi hỏi phải được quan tâm
đúng mức của mỗi quố
c gia
Quan niệm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải tiết kiệm thời gian, tiết
kiệm tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi ích xã hội và bảo vệ được môi trường.
Phân loại hiệu quả
Mọi hoạt động sản xuất của con người đều có mục tiêu chủ yếu là kinh tế.
Tuy nhiên, kết quả hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về
mặt kinh tế mà
đồng thời tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế xã hội của con người
(Nguyễn Duy Bột, 2001). Những kết quả đó là:
- Cải thiện điều kiện sống và làm việc của con người, nâng cao thu nhập.
- Cải tạo môi sinh, nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động.
- Cải tạo môi trường sinh thái, tạo ra một sự phát triển bền vững trong sử
dụng đất đai.
Để phân loại hiệu quả thì có nhiều cách phân loại khác nhau, nếu căn cứ vào
nội dung và cách biểu hiện thì hiệu quả được phân thành 3 loại: hiệu quả kinh tế,
hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
* Hiệu quả kinh tế
Theo C. Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy
luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạ
ch thời gian lao động theo
các ngành sản xuất khác nhau, các nhà khoa học Đức (Stenien et al,1995) cho rằng:

hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả
hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời
kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội (Vũ Thị Phương Thụy, 2000).
Như vậy, hiệ
u quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, là khâu trung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page11

tâm của các loại hiệu quả. Hiệu quả kinh tế có vai trò quyết định các hiệu quả còn
lại. Bởi vì, trong mọi hoạt động sản xuất con người đều có mục tiêu chủ yếu là khi
có được hiệu quả kinh tế thì mới có các điều kiện vật chất để đảm bảo cho các hiệu
quả về xã hội và môi trường.
Hiệu quả kinh tế có khả năng lượng hoá, tính toán chính xác trong mối quan
hệ so sánh giữa lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất. Kết
quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần
các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và so
sánh tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượ
ng đó.
Vì vậy, bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là với một diện tích đất đai
nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng đầu
tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
về vật chất c
ủa xã hội (Đỗ Thị Tám,2001).
* Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế, nó thể hiện mục
tiêu hoạt động kinh tế của con người. Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh
giữa kết quả xã hội và lượng chi phí bỏ ra (Vũ Thị Phương Thuy, 2000;Nguyễn Thị
Vòng,2001). Ở đây, hiệu quả xã hội phản ánh những khía cạnh v
ề mối quan hệ xã
hội giữa con người với con người như vấn đề công ăn việc làm, xoá đói giảm

nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội
Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng
khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp. Trong giai đoạn
hiện nay, việc đánh giá hiệu qu
ả xã hội của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là
nội dung đang được nhiều nhà khoa học quan tâm (Nguyễn Duy Tính,1995).
* Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu, ngày nay đang được
chú trọng quan tâm và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả. Điều này có ý nghĩa
là mọi hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học kỹ thuật, mọi giải pháp về qu
ản
lý được coi là có hiệu quả khi chúng không gây tổn hại hay có những tác động xấu
đến môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí cũng như không làm
ảnh hưởng xấu đến môi sinh và đa dạng sinh học. Có được điều đó mới đảm bảo
cho một sự phát triển bền vững của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia cũng như cả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page12

cộng đồng quốc tế.
Trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu
dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai, nó
gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường
sinh thái.
Bên cạnh cách phân loại hiệu quả nói trên, người ta còn có thể căn cứ vào
yêu cầu tổ chức và quản lý kinh tế, căn cứ vào các y
ếu tố cơ bản về sản xuất,
phương hướng tác động vào sản xuất cả về mặt không gian và thời gian. Tuy nhiên,
dù nghiên cứu ở bất cứ góc độ nào thì việc đánh giá hiệu quả cũng phải xem xét về
mặt không gian và thời gian, trong mối liên hệ chung của toàn bộ nền kinh tế. Ở đó,
hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường với mộ

t mối quan hệ
mật thiết thống nhất và không thể tách rời nhau. Có như vậy mới đảm bảo cho việc
đánh giá hiệu quả được đầy đủ, chính xác và toàn diện.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
*Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, th
ời tiết ) có ảnh hưởng trực tiếp đến
sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Đình Hợi, 1993), (Vũ Thị Phương Thuỵ 2000),
(Nguyễn Duy Tính, 1995), (Vũ Thị Ngọc Trân, 1996). Bởi vì, các yếu tố của điều
kiện tự nhiên là tài nguyên để sinh vật tạo nên sinh khối. Do vậy, cần đánh giá đúng
điều kiện tự nhiên để trên cơ sở đó xác định cây trồng vật nuôi chủ l
ực phù hợp và
định hướng đầu tư thâm canh đúng.
Theo C. Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch I.
Theo N. Borlang - Người được giải Nobel về giải quyết lương thực cho các nước
phát triển cho rằng yếu tố duy nhất quan trọng hạn chế năng suất cây trồng ở tầm
cỡ thế giới trong các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dân thiếu vố
n là
độ phì đất (Vũ Thị Phương Thụy,2000).
*Nhóm các yếu tố kinh tế, kỹ thuật canh tác
Biện pháp kỹ thuật canh tác là các tác động của con người vào đất đai, cây
trồng, vật nuôi nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để
hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những tác động thể hiện sự
hiểu biết sâu sắc về đối tượ
ng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môi trường và thể
hiện sự dự báo thông minh và sắc sảo (Đường Hồng Dật và cs,1994). Lựa chọn các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page13

tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các yếu tố đầu vào phù hợp

với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Theo
Frank Ellis và Douglass C. North, ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực
của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra các yêu cầu
mới đối với việc sử dụng đất. Có ngh
ĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ là
một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh. Cho đến giữa thế
kỷ XXI, trong nông nghiệp nước ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của
năng suất kinh tế (Đường Hồng Dật và cs,1994). Như vậy, nhóm các yếu tố kỹ thuật
đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng
cao hiệu quả
sử dụng đất nông nghiệp.
*Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức
Nhóm các yếu tố liên quan đến tổ chức:
- Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất
Thực hiện phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào điều kiện tự nhiên, dựa
trên cơ sở phân tích, dự báo và đánh giá nhu cầu của thị trường, gắn với quy hoạch
phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầ
ng, phát triển nguồn nhân lực và các thể
chế pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường (Vũ Thị Phương Thụy,2000; Nguyễn
Duy Tính,1995). Đó là cơ sở để phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi và khai thác
đất một cách đầy đủ, hợp lý. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư thâm canh và
tiến hành tập trung hoá, chuyên môn hoá, hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp và phát triển sản xuất hàng hoá.
- Hình thức tổ chức sản xuất
Các hình thức tổ chức sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức khai
thác và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp (Đoàn Công Quỳ,2001). Vì thế,
phát huy thế mạnh của các loại hình tổ chức sử dụng đất trong từng cơ sở sản xuấ
t
là rất cần thiết. Muốn vậy cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác
trong nông nghiệp, xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất phù hợp và giải quyết tốt

mối quan hệ giữa các hình thức đó.
*Nhóm các yếu tố xã hội
Nhóm các yếu tố liên quan đến xã hội:
- Hệ thống thị trường và sự hình thành của thị trường đất nông nghi
ệp, thị
trường nông sản phẩm. Theo Nguyễn Duy Tính (1995), 3 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page14

đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là: năng suất cây trồng, hệ số quay vòng đất,
thị trường cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
- Hệ thống chính sách (chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu đầu
tư, chính sách hỗ trợ ).
- Sự ổn định chính trị - xã hội và các chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển nông nghiệp của Nhà nước.
- Những kinh nghiệ
m, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ năng lực của
các chủ thể kinh doanh, trình độ đầu tư.
Theo Douglas C.North, sự thay đổi công nghệ và sự thay đổi hợp lý các thể
chế là những yếu tố then chốt cho sự tiến triển của kinh tế xã hội.
1.3. Vấn đề sử dụng đất bền vững
1.3.1. Sự cần thiết phải sử dụng đất bền vững
1.3.1.1. M
ột số khái niệm liên quan đến bền vững
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong
ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và
Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển
của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phả
i tôn trọng
những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".

Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland
(còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế
giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là
“sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn
hại đến nhữ
ng khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai ”. Nói cách khác,
phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và
môi trường được bảo vệ, gìn giữ.
Định nghĩa này mặc dù còn chung chung nhưng đã nhấn mạnh được hai yếu
tố quan trọng nhất của phát triển bền vững. Đó là vấn nạn môi trường và m
ối tương
quan của nó với sự phát triển kinh tế; và nhu cầu của sự phát triển đó đối với mục
tiêu xóa đói giảm nghèo.
Khái niệm Phát triển bền vững, về cơ bản bao hàm 3 phương diện: Môi
trường bền vững, kinh tế bền vững và xã hội bền vững. Để minh họa cho khái niệm
này, 3 mô hình sau đã được đưa ra:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp  Page15






Hình 1.1: Ba mô hình về khái niệm phát triển bền vững

×