Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “vải lai chín sớm phù cừ” của các hộ trồng vải tại huyện phù cừ, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 135 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG



NHU CẦU THAM GIA XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU
CHỨNG NHẬN “VẢI LAI CHÍN SỚM PHÙ CỪ” CỦA CÁC HỘ
TRỒNG VẢI TẠI HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN



CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15



Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Nguyễn Văn Song



HÀ NỘI, NĂM 2015


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ
rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả




Đặng Thị Thu Hương

















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn, tôi đã nhận
được sự hỗ trợ, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo, các đơn vị, gia đình và bạn
bè về tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành bản luận văn này.
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
Thầy giáo GS.TS. Nguyễn Văn Song, Phó trưởng Khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý
báu,
giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu để hoàn
chỉnh
bản luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Các Thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Kinh tế tài nguyên và Môi
trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông Nghiệp
Việt Nam,
cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy, hướng
dẫn, truyền
đạt những kinh nghiệm, đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành
bản luận văn này.
- Lãnh đạo, cùng cán bộ công chức UBND huyện Phù Cừ, Sở Khoa học
và Công nghệ tỉnh Hưng Yên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các hộ trồng vải tại 05 xã Tam Đa, Minh Tiến,
Nguyên Hòa, Tiên Tiến và Nhật Quang

đã cộng tác và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình
điều tra tại địa phương.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia
đình, bạn bè đã luôn động viên và tạo điều kiện để tôi an tâm học tập và
nghiên cứu./.
Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2015
Tác giả




Đặng Thị Thu Hương




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv

MỤC LỤC
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii
Danh mục biểu, đồ thị và sơ đồ ix
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Vấn đề nghiên cứu (câu hỏi nghiên cứu) 4
1.4 Đối tượng nghiên cứu 4
1.5 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 5
2.1.1 Khái niệm chung về cầu và nhu cầu 5
2.1.2 Tổng quan về nhãn hiệu 9
2.1.3 Sự cần thiết phải bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu 16
2.1.4 Tác dụng của nhãn hiệu được bảo hộ 16
2.1.5 Xác định hình thức bảo hộ nhãn hiệu 18
2.1.6 Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 19
2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu xây dựng và sử dụng nhãn
hiệu chứng nhận. 26
2.1.8 Ý nghĩa của việc tạo lập và quản lý NHCN 28
2.2 Cơ sở thực tiễn 28
2.2.1 Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng một số nhãn hiệu trên thế
giới 28

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v

2.2.2 Vấn đề xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho nông
sản ở Việt Nam 31
2.2.3 Một số chủ trương chính sách 35
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
3.1 Tổng quan về huyện Phù Cừ - tỉnh Hưng Yên 37
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 37
3.1.2 Tình hình sử dụng đất đai 38
3.1.3 Tình hình dân số và lao động 39

3.1.4 Tình hình trang thiết bị cơ sở hạ tầng của huyện Phù Cừ 40
3.1.5 Tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện 42
3.1.6 Đánh giá những thuận lợi - khó khăn và phương hướng của
huyện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội 44
3.2 Phương pháp nghiên cứu 48
3.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu 48
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 48
3.2.3 Phương pháp điều tra 50
3.2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 50
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá 51
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 53
4.1 Nét đặc trưng của vải lai chín sớm Phù Cừ 53
4.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ Vải lai chín sớm huyện Phù Cừ - Hưng Yên 54
4.2.1 Tình hình sản xuất vải của huyện Phù Cừ 54
4.2.2 Tình hình sản xuất các hộ điều tra 56
4.2.3 Tình hình tiêu thụ vải lai chín sớm Phù Cừ 63
4.2.4 Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ Vải lai
chín sớm Phù Cừ 67
4.3 Thực trạng nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “Vải lai chín
sớm Phù Cừ” 70
4.3.1 Sự cần thiết phải xây dựng, sử dụng và phát triển NHCN “Vải
lai chín sớm Phù Cừ” 70

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi

4.3.2 Thực trạng nhu cầu tham gia xây dựng và sử NHCN “Vải lai
chín sớm Phù Cừ” 72
4.3.3 Mức sẵn lòng chi trả của các hộ điều tra để tham gia xây dựng
và sử dụng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” 85
4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu xây dựng và sử dụng NHCN 88

4.4.1 Các yếu tố bên trong 88
4.4.2 Các yếu tố bên ngoài 93
4.5 Một số giải pháp thu hút các hộ tham gia xây dựng và sử dụng nhãn
hiệu vải lai chín sớm Phù Cừ 95
4.5.1 Giải pháp nâng cao nhận thức cộng đồng 96
4.5.2 Giải pháp về sản xuất và tiêu thụ 97
4.5.3 Giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu về xây dựng và sử dụng Vải
lai chín sớm Phù Cừ 99
4.5.4 Giải pháp về phát triển thị trường, xúc tiến thương mại 101
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 102
5.1 Kết luận 102
5.2 Kiến nghị 103
5.2.1 Đối với tỉnh Hưng Yên 103
5.2.2 Đối với UBND huyện Phù Cừ 104
5.2.3 Đối với các hộ trồng vải 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQ Bình quân
BCH Ban Chấp hành
CNH, HĐH công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CDĐL Chỉ dẫn địa lý
DN Doanh nghiệp
ĐH Đại học

ĐVT Đơn vị tính

HH Hàng hóa
KHCN Khoa học công nghệ
KT-XH Kinh tế, xã hội
NH Nhãn hiệu
NHCN Nhãn hiệu chứng nhận
NHHH Nhãn hiệu hàng hoá
NHTT Nhãn hiệu tập thể
NN & PTNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
QLNN Quản lý nhà nước
SHTT Sở hữu trí tuệ
SP, DV Sản phẩm, dịch vụ
SX, KD Sản xuất, kinh doanh
TCĐLCL Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
TM-DV Thương mại - Dịch vụ
UBND Uỷ ban nhân dân
VBPL Văn bản pháp luật
WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
WTP Mức sẵn lòng chi trả (Willingness to pay)








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang
4.1 Diện tích, năng suất và sản lượng “Vải lai chín sớm” huyện Phù Cừ
(2012-2014) 54
4.2 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra 56
4.3 Diện tích, sản lượng vải quả của các hộ điều tra năm 2014 59
4.4 Tình hình sử dụng đất cho trồng vải của các hộ điều tra năm 2014 60
4.5 Tình hình sử dụng công cụ, dụng cụ cho sản xuất vải 60
4.6 Chi phí sản xuất vải lai chín sớm của hộ 61
4.7 Những khó khăn trong sản xuất Vải lai chín sớm của các hộ điều
tra năm 2014 62
4.8 Giá bán vải lai chín sớm 66
4.9 Hiểu biết của các hộ về NHCN Vải lai chín sớm Phù Cừ 75
4.10 Nhu cầu về mức độ cần thiết xây dựng NHCN của các hộ điều tra 75
4.11 Ý kiến về số năm bảo hộ NHCN của các hộ điều tra 76
4.12 Ý kiến về công tác quản lý của cơ quan quản lý NHCN 78
4.13 Nhu cầu của các hộ về hình thức chi trả kinh phí xây dựng và sử
dụng NHCN 81
4.14 Mức độ sẵn sàng đóng phí sử dụng NHCN vải lai chín sớm Phù Cừ 86
4.15 Mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng NHCN của hộ trồng vải 86
4.16 Tổng quỹ xây dựng và sử dụng NHCN “Vải lai chín sớm Phù Cừ” 87
4.17 Mức sẵn lòng trả của các hộ theo độ tuổi 89
4.18 Mức sẵn lòng trả của các hộ theo giới tính 90
4.19 Trình độ học vấn cơ bản các hộ trồng vải 90
4.20 Mức bằng sẵn lòng chi trả theo kinh nghiệm trồng vải 91
4.21 Mức sẵn lòng chi trả theo quy mô của các hộ 92
4.22 Mức sẵn lòng trả của các hộ theo tổng thu nhập từ trồng vải 93


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
STT Tên bảng Trang


Biểu đồ 2.1 Tháp nhu cầu của Maslow 8
Đồ thị 4.1 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra 57
Đồ thị 4.2 Diện tích, sản lượng vải quả của các hộ điều tra năm 2014 59
Đồ thị 4.3 Cơ cấu tiêu thụ vải của các hộ điều tra tại các xã năm 2014 63
Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ vải của các hộ điều tra năm 2014 65
Đồ thị 4.4 Phương thức tiêu thụ vải của các hộ điều tra Phù Cừ năm 2014 66
Đồ thị 4.5 Ý kiến của hộ điều tra về các khó khăn trong tiêu thụ Vải lai
chín sớm Phù Cừ 72



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1

PHẦN I
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hưng Yên là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng có nhiều địa danh
và sản vật nổi tiếng. Người tiêu dùng trong nước, khách du lịch quốc tế, Việt
kiều ở các quốc gia khác nhau trên thế giới,… khi nói đến Hưng Yên là nghĩ
ngay đến Nhãn lồng Phố Hiến bởi vị ngọt, mùi thơm đặc trưng của sản vật đất
trời ban tặng. Có thể diện tích nhãn của Hưng Yên không lớn (khoảng trên
3.000 ha), thấp hơn nhiều so với Sơn La (13.000 ha), Tiền Giang (8.400 ha),
Vĩnh Long (9.900 ha), Bến Tre (7.700 ha), Đồng Nai (3.300 ha), Sóc Trăng
(3.900 ha)… nhưng chất lượng lại không đâu có thể bì được. Chính vì vậy,
hiệu quả kinh tế từ nhãn đã mang lại cho người dân trồng nhãn ở Hưng Yên là

rất lớn. Với một cây nhãn Hương Chi trên dưới 10 năm tuổi, thu 100 kg
quả/vụ, hoặc một cây nhãn chín muộn tương tự, có giá trung bình 2 triệu từ
tiến bán quả, nếu thu hái sáng tháng 9, giá trị có thể đạt đến 3 - 4 triệu đồng.
Có rất nhiều hộ trồng nhãn của Hưng Yên thu hàng năm từ 150 - 200 triệu
đồng, số hộ thu từ 50 - 100 triệu đồng rất phổ biến. Cây nhãn đã góp phần làm
giàu cho Hưng Yên (Hoàng Chúng Lằm, 2013).
Bên cạnh đó nhãn lồng, Hưng Yên cũng có rất nhiều nông sản khác có giá
trị kinh tế cao trong kinh tế hộ gia đình như hạt sen, chuối, cam, quất,… Tuy
nhiên không ít người biết rằng bên cạnh những nông sản có giá trị trên, những
năm gần đây, Hưng Yên còn duy trì và phát triển một sản phẩm nông sản có đặc
tính bản địa, đó là Vải lai chín sớm Phù Cừ. Gọi là đặc sản bản địa vì Vải lai chín
sớm này có năng suất, sản lượng và chất lượng cao và đem lại giá trị kinh tế cao
cho người dân so với một số cây trồng khác.
Hiện nay, tại Phù Cừ, diện tích trồng Vải lai chín sớm có vào khoảng trên
400 ha, được trồng tập trung ở một số xã thuộc huyện Phù Cừ như: Minh Tiến,
Nguyên Hòa, Tam Đa, Tiên Tiến, Nhật Quang, Đình Cao. Vải lai chín sớm Phù
Cừ có đặc điểm dễ trồng, chịu hạn và không kén đất. Đây thuộc nhóm vải lai u,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2

hình tim, lệch vai, chín vào nửa đầu tháng 5. Khi chín vỏ quả có màu đỏ đẹp,
khối lượng quả lớn từ 30 - 35 quả/kg, vị ngọt hơi chua, có mùi vị đặc trưng. Cây
8 -10 năm tuổi có năng suất trung bình đạt từ 60 - 70 kg, giá bán đầu vụ đạt 15 -
20 nghìn đồng/kg, chính vụ 7 - 10 nghìn đồng/kg, giá trị tiền bán quả đạt 0,5 -
1,0 triệu đồng/cây. Sản lượng vải chín sớm tại Phù Cừ ước khoảng 1.500 - 2.000
tấn quả, giá trị khoảng 15 - 20 tỷ đồng. Đây là một con số đáng kể đối với người
trồng vải chín sớm trong khu vực và là con số rất đáng quan tâm đối với chính
quyền sở tại trong định hướng phát triển kinh tế hộ gia đình. Nếu xây dựng tiêu
chí mỗi gia đình có 50 cây thì hàng năm lợi nhuận từ nông sản này mang lại ước
tính khoảng 30 - 50 triệu đồng (Phòng Thống kê huyện Phù Cừ, 2008; 2009;

2010). So với các cây lương thực khác thì vải lai chín sớm cho hiệu quả kinh tế
rất cao, so với nhãn lồng cho giá trị tương đương. Vì vậy, việc phát triển vải lai
chín sớm trong những năm trở lại đây không những được coi là chương trình “xóa
đói giảm nghèo” của nhiều nông dân huyện Phù Cừ mà còn mang lại những giá trị
kinh tế, làm giàu cho người dân, làm đa dạng hóa các sản phẩm cây ăn quả chất
lượng cao trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, góp phần rải vụ thu hoạch các sản phẩm cây
ăn quả theo thời gian trong năm một các hợp lý và hiệu quả.
Việc tiêu thụ vải hiện nay khá thuận lợi song mới chỉ thực hiện theo
phương thức cũ. Nếu thị trường có nhu cầu cao thì sản phẩm tiêu thụ mạnh, nếu
thị trường giảm nhu cầu thì vải bị ứ đọng, rớt giá. Đến nay, người trồng vải hầu
hết vẫn được các thương lái đến tận nơi thu mua, bởi thế thị trường có sự biến
động về giá, rồi việc tư thương làm giá vẫn diễn ra trong khi đó giá đến tay người
tiêu dùng thường rất cao gây ảnh hưởng lớn đến người trồng vải. Mặt khác vải lai
chín sớm Phù Cừ chưa có danh tiếng và uy tín trên thị trường mặc dù chất lượng
sản phẩm đã được khẳng định. Làm thế nào để tìm kiếm thị trường mang tính ổn
định, xây dựng nhãn hiệu “vải lai chín sớm Phù Cừ” là điều trăn trở của các cấp,
các ngành địa phương và sự mong đợi của đông đảo người trồng vải. Để làm
được điều này, tỉnh cần xây dựng và bảo vệ thương hiệu, hình thành nên các tổ
chức sản xuất và kinh doanh nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trong hội nhập
kinh tế cũng như nhằm chống và ngăn chặn các hành vi xâm phạm thương hiệu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3

gây tổn hại đến danh tiếng, uy tín vốn có của sản phẩm và để duy trì, phát triển thị
trường bảo vệ quyền lợi của người sản xuất, người tiêu dùng, góp phần đảm bảo
đời sống cho người sản xuất và giữ gìn, phát huy giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa
cho huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Việc này vô cùng có ý nghĩa trong việc phát
triển sản phẩm cây ăn quả đặc sản của các địa phương đúng như tinh thần của
Quyết định số 2204/QĐ-TTg ngày 06/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011 - 2015.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu
tham gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ”
của các hộ trồng vải tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên” nhằm đánh giá thực trạng
nhu cầu về xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ”
và từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm thu hút các hộ trồng vải tham gia xây
dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ” tại huyện Phù
Cừ, tỉnh Hưng Yên.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích các nội dung và yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham
gia xây dựng và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận vải lai chín sớm, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm thu hút các hộ trồng vải tham gia xây dựng và sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm “Vải lai chín sớm Phù Cừ” tại huyện Phù Cừ,
tỉnh Hưng Yên.
1.2.2 . Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về cầu, nhu cầu và các
vấn đề liên quan đến nhãn hiệu chứng nhận.
- Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Vải lai chín sớm Phù
Cừ - Hưng Yên;
- Đánh giá nhu cầu xây dựng và sử dụng NHCN “Vải lai chín sớm Phù
Cừ”; phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng
nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ”;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4

- Đề xuất giải pháp nhằm thu hút các hộ trồng vải tham gia xây dựng và sử
dụng nhãn hiệu chứng nhận “Vải lai chín sớm Phù Cừ” tại huyện Phù Cừ, tỉnh
Hưng Yên.
1.3. Vấn đề nghiên cứu (câu hỏi nghiên cứu)
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu như đã nêu, tôi tập trung trả lời các câu

hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sau:
- Thực tế sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vải lai chín sớm Phù Cừ như thế nào và
nhu cầu xác lập quyền đối với nhãn hiệu chứng nhận ra sao?
- Làm thế nào để xây dựng, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới hình thức
là NHCN cho sản phẩm “vải lai chín sớm Phù Cừ” của địa phương?
- Chủ thể nào sẽ giúp cho các hộ trồng vải xây dựng, quản lý, giám sát việc
sử dụng NHCN vải lai chín sớm Phù Cừ?
- Giải pháp nào thu hút các hộ tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “vải lai
chín sớm Phù Cừ”?
1.4. Đối tượng nghiên cứu
- Các nguyên nhân ảnh hưởng tới giải pháp thu hút các hộ tham gia xây
dựng và sử dụng NHCN sản phẩm “vải lai chín sớm Phù Cừ”.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nội dung:
- Nhu cầu tham gia xây dựng và sử dụng NHCN “Vải lai chín sớm Phù
Cừ” và các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu của các hộ trồng vải tại Phù Cừ.
- Giải pháp thu hút các hộ trồng vải tham gia xây dựng và sử dụng NHCN
“Vải lai chín sớm Phù Cừ”.
* Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 4
năm 2014 đến tháng 3 năm 2015.
* Phạm vi không gian: 05 xã thuộc huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên: Minh
Tiến, Tam Đa, Nguyên Hòa, Tiên Tiến, Nhật Quang.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


2.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1. Khái niệm chung về cầu và nhu cầu
2.1.1.1 Khái niệm chung về cầu
Cầu là một thuật ngữ biểu thị số lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu
dùng (với tư cách là người mua) có khả năng và sẵn sàng mua ở mỗi mức giá
chấp nhận trong phạm vi không gian và thời gian nhất định khi các yếu tố khác
không thay đổi (Trần Văn Đức, 2006).
Cầu là nhu cầu cộng với khả năng thanh toán cho nhu cầu đó; là sự cần thiết
của một cá thể về một hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà cá thể sẵn sàng có khả năng
thanh toán cho hàng hóa hay dịch vụ đó. Khi cầu của toàn thể các cá thể đối với một
mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại, ta có cầu thị trường. Khi cầu của toàn thể
các cá thể đối với tất cả các mặt hàng gộp lại, ta có tổng cầu.
Thực chất, cầu là một thuật ngữ dùng để diễn đạt thái độ của người mua
và khả năng mua về một loại hàng hóa.
Cầu trong nông nghiệp được nghiên cứu dựa trên lý thuyết chung về
cầu thảo luận trong kinh tế vi mô. Cầu trong nông nghiệp bao gồm cầu về sản
phẩm nông nghiệp và cầu về các yếu tố đầu vào, dịch vụ dung trong nông
nghiệp. Cầu về sản phẩm có những nét khác với cầu về đầu vào và dịch vụ
(Đỗ Kim Chung, 2009).
2.1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu
• Sở thích và thị hiếu
Một hàng hóa đang được ưu chuộng (sở thích và thị hiếu) sẽ làm tăng cầu
của hàng hóa đó. Cầu sẽ giảm khi sự ưu chuộng của hàng hóa không còn nữa, do
đó người tiêu dùng không còn mong muốn tiêu dùng hàng hóa nữa.
• Thu nhập
Cầu của hầu hết các hàng hóa tăng lên khi thu nhập của người tiêu dùng
tăng lên. Chúng ta hãy thử về cầu cá nhân của bạn về đĩa CD, ăn nhà hàng, xem

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6


phim ở rạp, Liệu bạn có tăng tiêu dùng của những hàng hóa này khi thu nhập
của bạn tăng lên hay không (dĩ nhiên, có thể cầu của một số hàng hóa khác như
mỳ ăn liền, áo quần đã qua sử dụng có thể giảm khi thu nhập tăng lên (Phí Mạnh
Hồng, 1998).
• Giá cả hàng hóa liên quan: Hàng hóa thay thế hoặc Hàng hóa bổ sung
Hai hàng hóa được gọi là hàng hóa thay thế nếu giá của hàng hóa này tăng
lên làm tăng cầu của hàng hóa khác. Hàng hóa thay thế là những hàng hóa
thường được sử dụng thay thế lẫn nhau. Chẳng hạn, thịt gà và thịt bò có thể là
hàng hóa thay thế lẫn nhau. Cà phê và trà cũng có thể là hàng hóa thay thế nhau.
Các nhà kinh tế cho rằng hai hàng hóa là hàng hóa bổ sung khi giá của
một hàng hóa này tăng sẽ làm giảm cầu của hàng hóa khác. Trong hầu hết
các trường hợp, hàng hóa bổ sung là hàng hóa tiêu dùng cùng nhau. Ví dụ
như xe máy và mũ bảo hiểm, máy ảnh và phim, đĩa CD và máy CD (Phí
Mạnh Hồng, 1998).
• Số lượng người tiêu dùng
Do đường cầu thị trường bằng tổng theo
trục hoành lượng cầu của tất cả
người mua trên thị trường, sự gia tăng số
lượng người mua sẽ làm cho cầu tăng
lên. Khi dân số tăng lên cầu tăng lên, giảm dân số cũng làm giảm cầu hàng hóa.
• Kỳ vọng của người tiêu dùng về giá và thu nhập
Các kỳ vọng của người tiêu dùng về sự thay đổi giá và thu nhập là những
nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cầu hiện tại của hàng hóa. Nếu thu nhập kỳ
vọng trong tương lai tăng lên, có lẽ cầu của nhiều hàng hóa sẽ tăng lên. Nói cách
khác, nếu thu nhập kỳ vọng giảm thì các cá nhân sẽ giảm cầu hàng hóa hiện tại
để mà họ có thể tiết kiệm nhiều hơn hôm nay để đề phòng thu nhập thấp hơn
trong tương lai (Phí Mạnh Hồng, 1998).
• Phong tục tập quán
Phong tục tập quán ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của con người. Thường thì
sống trong vùng có tập quán thế nào thì nhu cầu cũng phù hợp với tập quán của

khu vực đó. Ví dụ như người hồi giáo không ăn thịt bò. Hay người Trung Quốc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7

rất kị với con số 4… Điều này cần chú ý khi nghiên cứu và đưa ra các quyết định
chính sách và chiến lược phù hợp. Đặc biệt trong những nghiên cứu liên quan
đến các vấn đề nhạy cảm (Phí Mạnh Hồng, 1998).
2.1.1.3. Khái niệm nhu cầu
Hiện nay, trong nghiên cứu kinh tế học có nhiều quan điểm khác nhau
định nghĩa về nhu cầu:
* Nhu cầu theo Kinh tế học: Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con
người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh
thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống,
những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau
(Paul.A.Samuelson và Wiliam.Nordhaus, 2002).
* Nhu cầu theo Philip Kotler: “Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì
đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu của con người là một tập hợp đa
dạng và phức tạp, từ những nhu cầu có tính chất bản năng sinh tồn như ăn,
uống, mặc, ở, an toàn,… đến những nhu cầu về tình cảm trí thức, tôn trọng, tự
thể hiện mình. Những nhu cầu đó gắn liền với tình cảm con người, gắn liền
với sự phát triển của xã hội mà mỗi con người sống trong đó (Nguyễn Nguyên
Cự, 2005).
* Khái niệm về nhu cầu của Abraham H.Maslow: Vào năm 1954,
Abraham Maslow đã đưa ra đưa ra quan điểm về nhu cầu của con người và
nhu cầu này được sắp xếp theo các thứ bậc khác nhau. Học thuyết của ông
được dựa trên những con người khoẻ mạnh, sáng tạo, những người sử dụng tất
cả tài năng, tiềm năng và năng lực trong công việc. Vào thời điểm đó, phương
pháp này khác biệt với các công trình nghiên cứu tâm lý con người khác được
dựa trên việc quan sát con người bị chi phối bởi các phiền muộn là chủ yếu
(Trần Minh Đạo, 2012).

Có hai nhóm nhu cầu chính của con người: Nhu cầu cơ bản (basic needs)
và Nhu cầu bậc cao (meta needs).
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý như thức ăn, nước uống,
ngủ nghỉ và các yếu tố tâm lý như cảm xúc, cảm giác an toàn, lòng tự tôn. Những

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8

nhu cầu cơ bản này cũng được gọi là các nhu cầu thiếu hụt (deficiency needs) vì
nếu con người không có đủ những nhu cầu này, họ sẽ đấu tranh để có được nó,
bù đắp bằng được sự thiếu hụt.
Các nhu cầu cao hơn được gọi là nhu cầu bậc cao hay nhu cầu hiện hành
(nhu cầu phát triển). Những nhu cầu này bao gồm sự công bằng, lòng tốt, vẻ
đẹp, thứ bậc, sự đồng lòng nhất trí… Các nhu cầu cơ bản thông thường bao giờ
cũng được ưu tiên hơn những nhu cầu phát triển này. Ví dụ, một người nếu
thiếu thức ăn hay nước uống sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về sự công
bằng hay vẻ đẹp.
Những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp.
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp nhu cầu phải được thoả mãn trước khi
nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Bốn nhu cầu bậc cao có thể được thoả mãn không
theo trình tự, tuỳ từng trường hợp nhất định trong từng hoàn cảnh hay mong
muốn khác nhau của con người, miễn là tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã được
đáp ứng đầy đủ (Trần Minh Đạo, 2012).

Biểu đồ 2.1: Tháp nhu cầu của Maslow
- Nhu cầu về tâm sinh lý (Physiological Needs): Đây còn được gọi là nhu
cầu về vật chất, thể hiện rõ ràng người ta cần có ăn, mặc có các điều kiện đi lại,
học tập, làm việc để tồn tại và phát triển.
- Nhu cầu an toàn (Safety Needs): Đó là nhu cầu được bảo vệ khỏi các
mối nguy hiểm đang rập rình hàng ngày, là mong muốn có được sức khoẻ, giữ
được tài sản có được cuộc sống ổn định…tóm lại là được bảo vệ về mặt thể xác


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9

tinh thần và xã hội.
- Nhu cầu về tình cảm, xã hội (Belogingness $ love Needs): Thể hiện khi
hai nhu cầu trên được đáp ứng. Đó là khi con người sống trong cộng đồng, xã hội
tập thể muốn được giao lưu quan hệ tiếp xúc, được yêu thương, che chở…
- Nhu cầu danh dự (được tôn trọng) (Esteem Needs): Khi thoả mãn các
nhu cầu trên thì quan tâm đến nhu cầu danh dự. Con người muốn được tôn trọng,
được thừa nhận, được đề cao. Do vậy mà anh ta muốn đặt được thành tích cao, có
gắng phấn đấu để dành một địa vị nhất định trong xã hội, mua sắm xe hơi, tậu
biệt thự, dùng hàng đắt tiền, đi du lịch nước ngoài….
- Nhu cầu về nhận thức hiểu biết (Need to know & understand): Học để
hiểu biết, góp phần vào kiến thức chung.
- Nhu cầu về thẩm mỹ (Aesthetic Needs): Sự yên bình, ham muốn hiểu biết
về những gì thuộc nội tại.
- Nhu cầu tự khẳng định chính mình (Self - actualization Needs): Là cấp
độ cao nhất của nhu cầu, tồn tại khi tất cả các nhu cầu khác được thoả mãn. Đó là
việc con người muốn tự mình hành động, thực hiện cho được hoài bảo của mình
muốn có cảm giác mãn nguyện khi hoàn thành một sự nghiệp nào đấy.
- Nhu cầu về tự tôn bản ngã (Self-transcendence): Một trạng thái siêu vị
kỷ (xem Chú giải ở dưới) hướng đến trực giác siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp
bác ái.
Như vậy theo Maslow con người cố gắng thoả mãn những nhu cầu thiết
yếu nhất và khi nhu cầu ở cấp độ nào đó đã được thoả mãn thì sẽ xuất hiện sự đòi
hỏi thoả mãn những nhu cầu ở cấp bậc tiếp theo. Tuy nhiên trên thực tế thì tuỳ
vào điều kiện của từng nước và áp dụng (Trần Minh Đạo, 2012).
2.1.2. Tổng quan về nhãn hiệu
2.1.2.1. Quyền sở hữu trí tuệ:
Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác

giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền
đối với giống cây trồng (Quốc hội Việt Nam, 2005).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10

2.1.2.2. Quyền sở hữu công nghiệp:
Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý,
bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh
không lành mạnh (Quốc hội Việt Nam, 2005).
2.1.2.3. Nhãn hiệu
Nhãn hiệu đã được sử dụng từ thời xa xưa khi các nhà sản xuất muốn
phân biệt hàng hóa của mình. Sự tự hào về hàng hóa do chính mình sản xuất
không phải là lý do chính để sử dụng nhãn hiệu. Thật ra, các nhà sản xuất muốn
khách hàng nhận biết được nhà sản xuất với hi vọng rằng khách hàng sẽ mua lại
trong những lần sau hay giới thiệu với người khác. Ở Ireland, những người chủ
trang trại đã dùng sắt lung đỏ để đóng lên lưng những con cừu của mình. Thuật ngữ
nhãn hiệu “brand” xuất phát từ người Ireland cổ đại với nghĩa là đốt cháy “to
burn”. Ban đầu thì người ta đóng dấu nhãn hiệu cho các loại gia súc, về sau thì
các nhà sản xuất gốm, gia thú và tơ lụa cũng sử dụng phương pháp này để phân
biệt các sản phẩm của họ với nhà sản xuất khác. Có lẽ đây cũng chính là nguyên
nhân dẫn đến việc hình thành từ “nhãn hiệu“ được sử dụng rộng rãi đến ngày nay và
qua đó quyền sở hữu đối với sản phẩm được khẳng định. Hiện nay thì nhãn hiệu bắt
đầu đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại, đặc biệt trong nền kinh tế thị
trường. Các sản phẩm hàng hóa ngày càng đa dạng hơn dẫn đến người tiêu dùng cần
được chỉ dẫn để có thể lựa chọn chính xác và nhanh chóng sản phẩm hàng hóa cần
lựa chọn, và việc đặt tên cho sản phẩm dịch vụ là tất yếu.
Từ “Nhãn hiệu” được dùng phổ biến trên khắp thế giới để phân biệt từng
loại sản phẩm hàng hoá khác nhau. Nhưng mỗi nước, mỗi tổ chức đều xây dựng

một khái niệm khác nhau về nhãn hiệu.
Hiện nay, nhãn hiệu chiếm lĩnh một vị trí quan trọng trong thương mại.
Nhãn hiệu có thể được mua bán hoặc có thể cho thuê quyền sử dụng. Nhãn hiệu
có thể được bảo hộ trong nước hoặc trên quốc tế.
Theo Điều 4.16 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để
phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11

Theo Điều 785 Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2005 thì: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa,
dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng
hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện
bằng một hoặc nhiều màu sắc”.
Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO: “Nhãn hiệu hàng hoá được
hiểu là một dấu hiệu đặc trưng để chỉ rõ một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó
được một cá nhân hay doanh nghiệp nhất định sản xuất hoặc cung cấp”.
Theo Điều 15, Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ năm 2004 “Nhãn hiệu hàng hoá là bất kỳ một dấu hiệu hay
tổ hợp dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hoá hay dịch vụ của một doanh
nghiệp với hàng hoá hay dịch vụ của một doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn
hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các
yếu tố hình họa và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu
đó, phải có khả năng được đăng ký nhãn hiệu. Trường hợp bản thân các dấu hiệu
không có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ tương ứng, các thành viên có
thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được
thông qua việc sử dụng. Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được
đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được".
Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu
của doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt với hàng

hóa cùng loại của doanh nghiệp khác”.
Theo Philip Kotler một chuyên gia marketing hàng đầu của thế giới thì:
“Nhãn hiệu sản phẩm là tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối
hợp giữa chúng, có công dụng dùng để xác nhận hàng hóa hay dịch vụ của một
người bán hay một nhóm người bán và phân biệt chúng với các hàng hóa, dịch vụ
của các đối thủ cạnh tranh”.
Như vậy, ngoài chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá
nhân khác nhau, nhãn hiệu còn được xem là công cụ marketing, cơ sở để phát
triển thương hiệu, dòng sản phẩm phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh của cá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 12

nhân, doanh nghiệp. Để đăng ký nhãn hiệu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn do
các Cơ quan nhãn hiệu quốc gia đặt ra và các tiêu chuẩn quốc tế. Có hai tiêu chí
chính để xem xét. Nhãn hiệu phải độc đáo và/hoặc có khẳ năng phân biệt các sản
phẩm/dịch của doanh nghiệp này với các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
khác. Nhãn hiệu không mô tả sản phẩm/dịch vụ có thể gây hiểu lầm hoặc vi
phạm các trật tự xã hội và các đạo đức xã hội.
* Vai trò của nhãn hiệu hàng hoá: Nhãn hiệu hàng hóa có khả năng
giúp người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ phù hợp;
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất, người cung cấp dịch vụ từ
đó khuyến khích hơn nữa sự tái tạo sản xuất và phát triển nền kinh tế.
+ Đối với người tiêu dùng: Nhãn hiệu khi đã có vai trò đối với người tiêu dùng thì
nó sẽ trở thành vũ khí sắc bén của DN trong cạnh tranh trên thương trường.
+ Đối với người sản xuất: Nhãn hiệu chỉ có giá trị đối với người sản xuất
khi nó có giá trị hay được tin tưởng bởi những người tiêu dùng, khi được sự tin
tưởng của người tiêu dùng nó được đánh giá là thương hiệu.
+ Đối với nền kinh tế: Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nhiều quốc
gia rất chú trọng xây dựng cho mình các nhãn hiệu mạnh. Chính các nhãn hiệu
này sẽ là rào cản chống lại sự xâm nhập của các hàng hoá, dịch vụ kém phẩm

chất, giá rẻ từ bên ngoài thâm nhập vào thị trường trong nước, bảo vệ thị trường
nội địa.
* Chức năng của nhãn hiệu hàng hoá:
+ Chức năng phân biệt hàng hoá và dịch vụ. Khi chọn mua hàng chúng ta
luôn dựa trên dấu hiệu, NHHH mà nhà sản xuất gắn trên sản phẩm hay trên bao
bì của sản phẩm. Như vậy, NHHH có chức năng phân biệt hàng hoá cùng loại (có
cùng tính năng tác dụng như nhau) của các nhà sản xuất khác nhau.
+ Chức năng thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Chức năng
này thể hiện hàng hoá đó là do ai sản xuất? Sản xuất ở đâu? Nó được minh chứng
khi bạn quyết định mua một sản phẩm nào đó không một chút do dự vì có thể
trước đây bạn đã từng mua hàng hoá đó. Bạn biết hàng hoá là của nhà sản xuất
nào và tin tưởng vào hàng hoá của nhà sản xuất đó.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 13

+ Chức năng thông tin về đặc tính của sản phẩm. Chức năng này thể hiện
sản phẩm đó chất lượng ra sao? Được sản xuất từ nguyên vật liệu gì? Giá cả hàng
hoá đó có hợp lý với chất lượng hay không? Và nhiều thông tin khác như tỷ lệ
phối trộn nguyên liệu, cách sử dụng (Trương Đình Chiến và Nguyễn Trung
Kiên, 2004).
* Tác dụng của nhãn hiệu hàng hoá (Trương Đình Chiến và Nguyễn
Trung Kiên, 2004):
+ Làm cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng, yên tâm và tự hào khi sử
dụng sản phẩm.
+ Tạo lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, giúp bảo vệ
người bán chống lại các đối thủ cạnh tranh, đồng thời giảm chi phí marketing.
+ Dễ thu hút khách hàng mới.
+ Giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn.
+ Tạo thuận lợi khi tìm kiếm thị trường mới.
+ Nhãn hiệu tốt giúp tạo dựng hình ảnh công ty, thu hút vốn đầu tư, thu

hút nhân tài.
+ Tạo thuận lợi cho việc triển khai tiếp thị, khuếch trương nhãn hiệu dễ
dàng hơn.
+ Uy tín cao của nhãn hiệu sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp, một mặt giúp doanh nghiệp có điều kiện “phòng thủ”, chống lại sự cạnh
tranh quyết liệt về giá trên thị trường.
+ Nhãn hiệu thương mại của người bán khi đăng ký bao hàm sự bảo hộ
của pháp luật đối với những tính chất độc đáo của sản phẩm trước những sản
phẩm bị đối thủ cạnh tranh nhái theo.
2.1.2.4. Nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của
các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ
của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó (Quốc hội Việt
Nam, 2005).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 14

Nhãn hiệu tập thể có thể được coi là công cụ hữu hiệu cho các tổ chức,
hội, làng nghề khi họ phải vượt qua mọi thách thức vì quy mô nhỏ và sự phân lập
trên thị trường. Việc sử dụng một nhãn hiệu tập thể cho phép các thành viên
hưởng lợi từ uy tín đạt được từ tên, nguồn gốc xuất xứ chung. Điều này đặc biệt
quan trọng khi nguồn gốc xuất xứ là yếu tố chính để xác định chất lượng cũng
như thị hiếu đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ. Việc sử dụng một nhãn hiệu tập
thể có thể phát triển một liên minh hoặc hỗ trợ sự hợp tác với các tổ chức, hội
khác nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nguồn lực chung.
2.1.2.5 Nhãn hiệu chứng nhận
* Công nhận: là thủ tục mà theo đó một cơ quan có thẩm quyền thừa
nhận chính thức một tổ chức hay cá nhân có đủ năng lực để tiến hành những
nhiệm vụ cụ thể (ISO/IEC Guide 2: 1996 TCVN 6450: 1998).
* Chứng nhận: là thủ tục mà theo đó bên thứ ba đảm bảo bằng văn

bản rằng một sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ phù hợp với những yêu cầu
đã định (ISO/IEC Guide 2: 1996 TCVN 6450: 1998).
* Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho
phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân
đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản
xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn
hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu (Quốc hội Việt
Nam, 2005).
Ở Việt Nam, một nhãn hiệu khi được bảo hộ là nhãn hiệu chứng nhận thì
nhãn hiệu đó phải đáp ứng được các điều kiện sau: là dấu hiệu nhìn thấy được
dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp
các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; có khả năng phân biệt
hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu, nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể
khác. Đối với một tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc
tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thì có quyền
đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh
doanh hàng hóa dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 15

đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép và cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ nhãn
hiệu chứng nhận đó là Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Ở một số nước cũng có quy định về nhãn hiệu chứng nhận. Tại Hoa Kỳ thì
khái niệm nhãn hiệu chứng nhận được đưa ra như sau: Nhãn hiệu chứng nhận là
bất kỳ chữ, tên gọi, biểu tượng, hình vẽ hoặc sự kết hợp các yếu tố đó đã được sử
dụng hoặc có ý định sử dụng trong hoạt động thương mại bởi một người không
phải là chủ sở hữu nhãn hiệu, được chủ sở hữu đăng ký nhằm mục đích cho phép
người khác sử dụng và nộp đơn đăng ký bảo hộ nhằm chứng nhận rằng hàng hoá
và dịch vụ mang nhãn có nguồn gốc khu vực hoặc nguồn gốc khác, có nguyên

liệu, cách thức sản xuất, chất lượng, sự chính xác hoặc đặc tính khác của hàng
hóa hay dịch vụ của người nào đó hoặc chứng nhận quy trình và cách thức sản
xuất hàng hoá và dịch vụ được thực hiện bởi các thành viên của hiệp hội hoặc tổ
chức khác” (Lê Thị Thu Hà, 2010).
Nhãn hiệu chứng nhận khi gắn lên sản phẩm là dấu hiệu khẳng định và
cam kết về chất lượng sản phẩm. Điều này góp phần nâng cao uy tín, giá trị của
sản phẩm đồng thời giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm để
sử dụng.
Ở nhiều nước, khác biệt chính giữa nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng
nhận là nhãn hiệu tập thể chỉ được sử dụng cho một nhóm doanh nghiệp cụ thể,
ví dụ các thành viên của hiệp hội, trong khi nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử
dụng cho bất kỳ chủ thể nào đáp ứng các tiêu chuẩn xác định của chủ sở hữu
nhãn hiệu chứng nhận. Một yêu cầu quan trọng đối với nhãn hiệu chứng nhận là
chủ thể nộp đơn đăng ký phải được xem là “có thẩm quyền chứng nhận” hàng
hóa có liên quan. Nhãn hiệu chứng nhận cũng có thể được sử dụng cùng với các
nhãn hiệu riêng của nhà sản xuất hàng hóa nhất định. Nhãn hàng hóa sử dụng như
nhãn hiệu chứng nhận là bằng chứng chứng tỏ rằng sản phẩm của doanh nghiệp đáp
ứng các tiêu chuẩn cụ thể được đặt ra khi sử dụng nhãn hiệu chứng nhận (Phùng Thị
Hằng Hoa, 2010).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 16

2.1.3. Sự cần thiết phải bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Trong hoạt động kinh tế, thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay,
việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn
hiệu/NHTT/NHCN/CDĐL nói riêng có vai trò rất lớn. Việc bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp sẽ tạo ra cho doanh nghiệp/tổ chức những điều kiện thuận lợi trong
việc quảng bá, giới thiệu, bảo vệ, nâng cao uy tín của các sản phẩm, hàng hóa
trên thị trường, tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống lịa các hành
vi cạnh tranh không lành mạnh. Khi đã được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn

hiệu/NHCN đã đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn
hiệu đã đăng ký cho nhóm hàng hóa/dịch vụ thuộc phạm vi đăng ký; được hưởng
sự bảo hộ của pháp luật; được chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển quyền sử
dụng cho người khác (Thủ tướng Chính phủ, 2005).
Ngược lại, nếu không đăng ký xác lập quyền, doanh nghiệp/tổ chức rất dễ
bị các đối tượng khác bắt chước hoặc sao chép, làm giả (hàng hóa giả mạo về sở
hữu công nghiệp), dẫn đến các rủi ro không đáng có và có thể làm ảnh hưởng đến
uy tín, cũng như thiệt hại về tài chính (Thủ tướng Chính phủ, 2005).
2.1.4 Tác dụng của nhãn hiệu được bảo hộ
Cùng với tên thương mại, nhãn hiệu là một thành tố góp phần vào sự phát
triển và thành công của doanh nghiệp/tổ chức.
• Đối với người mua:
Nhãn hiệu đóng vai trò làm chức năng nhận biết (phân biệt) loại hàng hóa.
Thông qua nhãn hiệu, người tiêu dùng có thể nhận biết và lựa chọn sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ theo thói quen, sở thích. Ví dụ, từ những thông tin chứa đựng
trong tên nhãn hiệu hay trong các yếu tố biểu hiện khác, thái độ tích cực hay tiêu
cực đối với những nhãn hiệu khác nhau làm giảm chi phí tìm kiếm qua việc nhận
dạng các sản phẩm cụ thể trong một nhóm sản phẩm. Từ đó người tiêu dùng có
thể lựa chọn trong số nhiều sản phẩm cạnh tranh và có thể phân biệt sản phẩm
của một nhà sản xuất này với sản phẩm của một nhà sản xuất khác. Nhãn hiệu là
dấu hiệu nhận dạng, làm cho người mua có thể phân biệt sản phẩm của nhà sản
xuất này với sản phẩm của nhà sản xuất khác và cũng giúp cho người tiêu dùng

×