Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ môi trường tại làng nghề tái chế nhựa minh khai, thị trấn như quỳnh, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.23 MB, 105 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





CAO THỊ TƯƠI



ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NHẰM BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ TÁI
CHẾ NHỰA MINH KHAI, THỊ TRẤN NHƯ QUỲNH,
HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN


CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THẾ BÌNH



HÀ NỘI - 2015

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Cao Thị Tươi




















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo Khoa Môi trường của Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều
kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học cao học trong suốt hai năm qua.
Đặc biệt, Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thế Bình
đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho Tôi hoàn thành đề
tài nghiên cứu này.
Tôi cũng xin cảm ơn Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Hưng Yên,Trung tâm
kỹ thuật tài nguyên đất và Môi trường cùng Bộ Môn Hóa của Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam, UBND thị trấn Như Quỳnh, Phòng Tài nguyên &Môi trường
huyện Văn Lâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những
thông tin, cần thiết cho đề tài.
Cuối cùng, Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình,bạn bè những người đã động
viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề
tài này.

Học Viên



Cao Thị Tươi








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
DANH MỤC VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Cơ sở lý luận về ô nhiễm môi trường 3
1.1.1. Khái niệm về môi trường 3
1.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường 3
1.1.3. Nguồn gây ô nhiễm môi trường 7
1.1.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường 7
1.2. Làng nghề tái chế nhựa và các vấn đề môi trường 9
1.2.1. Giới thiệu chung về làng nghề tái chế nhựa 9
1.2.2. Tác động từ hoạt động sản xuất của làng nghề tái chế nhựa đến
môi trường 11
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
2.2. Nội dung nghiên cứu 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1. Phương pháp điều tra,thu thập số liệu 26
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích 27

2.3.3. Phương pháp chuyên gia 29
2.3.4. Phương pháp so sánh đối chứng 29
2.3.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 30
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. Điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội tại làng nghề nhựa Minh
Khai 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 31
3.1.2. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội 34
3.2. Thực trạng sản xuất của làng nghề tái chế nhựa Minh Khai 35
3.2.1. Lịch sử phát triển làng nghề nhựa Minh Khai 35
3.2.2. Hiện trạng sản xuất của làng nghề 36
3.3. Hiện trạng môi trường không khí và nước của làng nghề qua
các năm 39
3.3.1. Hiện trạng môi trường không khí xung quanh qua các năm 39
3.4. Hiện trạng quản lý môi trường tại làng nghề 67
3.4.1. Tác động do hoạt động sản xuất làng nghề tới môi trường và
sức khỏe cộng đồng 67
3.4.2. Hiện trạng quản lý môi trường tại làng nghề tái chế nhựa Minh
Khai 68
3.5. Một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề nhựa
Minh Khai 71
3.5.1. Giải pháp quản lý 72
3.5.2. Giải pháp quy hoạch 74
3.5.3. Giải pháp kỹ thuật 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
Kết luận 77
Kiến nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang
Bảng 1.1. Thành phần và khối lượng nhựa được thu gom tại các làng nghề 11
Bảng 1.2. Đặc trưng ô nhiễm từ quâ trình sản xuất của một số làng nghề…… 16
Bảng 1.3. Đặc trưng của nước thải từ sản xuất tại một số làng nghề…………… 18
Bảng 1.4. Tỷ lệ bệnh tật tại làng nghề…………………………………………… 20
Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu không khí tại làng nghề Nhựa Minh Khai 27
Bảng 2.2.Vị trí lấy mẫu nước mặt, nước thải tại làng nghề Nhựa Minh Khai 27
Bảng 2.3. Danh mục các tiêu chuẩn lẫy mẫu, xử lý và bảo quản mẫu 28
Bảng 2.4. Danh mục các tiêu chuẩn phân tích từng chỉ tiêu 28
Bảng 3.1. Lượng nguyên liệu và sản phẩm chính từ hoạt động sản xuất của
làng nghề 38
Bảng 3.2. Tỉ lệ phát sinh nước thải của các nguồn 40
Bảng 3.3.Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh ngày
24/12/2012 39
Bảng 3.4. Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh 26/12/2013 40
Bảng 3.5. Kết quả quan trắc môi trường không khí xung quanh 31/12/ 2014 41
Bảng 3.6. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt ngày 20/12/2012 46
Bảng 3.7. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt ngày 18/12/2013 47
Bảng 3.8. Kết quả quan trắc môi trường nước mặt ngày 23/12/ 2014 48
Bảng 3.9. Kết quả quan trắc môi trường nước thải 20/12/2012 58
Bảng 3.10. Kết quả quan trắc môi trường nước thải 18/12/ 2013 59
Bảng 3.11. Kết quả quan trắc môi trường nước thải 23/12/ 2014 60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi


DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
Hình 3.1. Nhiệt độ trung bình các mùa qua các năm 32
Hình 3.2. Độ ẩm trung bình các mùa qua các năm 32
Hinh 3.4. Biểu đồ so sánh thông số TSP trong không khí qua các năm 42
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh thông số CO trong không khí qua các năm 43
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh thông số NO
2
trong không khí qua các năm 44
Hình 3.7. Biểu đồ so sánh thông số SO
2
trong không khí qua các năm 45
Hình 3.8. Biểu đồ so sánh thông số TSS trong nước mặt qua các năm 49
Hình 3. 9. Biểu đồ so sánh thông số COD trong nước mặt qua các năm 50
Hình 3.10. Biểu đồ so sánh thông số BOD
5
trong nước mặt qua các năm 51
Hình 3.11. Biểu đồ so sánh thông số NH
4
+
-N trong nước mặt qua các năm 52
Hình 3.12. Biểu đồ so sánh thông số PO
4
3
-P trong nước mặt qua các năm 53
Hình 3.13.Biểu đồ thông số Fe
3+
trong nước mặt qua các năm 54
Hình 3.14. Biểu đồ so sánh thông số coliform trong nước mặt qua các năm 55

Hình 3. 15. Biểu đồ so sánh thông số E.coli trong nước mặt qua các năm 56
Hình 3.16.Biểu đồ so sánh thông số TSS trong nước thải qua các năm 61
Hình 3.17. Biểu đồ so sánh thông số BOD
5
trong nước thải qua các năm 62
Hình 3.18.Biểu đồ so sánh thông số COD trong nước thải qua các năm 63
Hình 3.19. Biểu đồ so sánh thông số

NH
4
+
-N trong nước thải qua các năm 64
Hình 3.20. Biểu đồ so sánh thông số Fe
3+
trong nước thải qua các năm 65
Hình 3.21. Biểu đồ so sánh thông số coliform trong nước thải qua các năm 66



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD
5
: Nhu cầu oxy sinh học trong 5 ngày
BVMT : Bảo vệ môi trường
BQL : Ban quản lý
BTNMT : Bộ Tài nguyên Môi Trường
CTR : Chất thải rắn

COD : Nhu cầu oxy hóa học
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCCP : Tiêu chuẩn cho phép
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TNMT : Tài nguyên môi trường
TSS : Tổng số chất rắn lơ lửng
UBND : Ủy ban nhân dân
VSMT : Vệ sinh môi trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của làng nghề trong thời gian vừa qua đã và đang đóng vai trò
quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, sự
phát triển của các làng nghề cũng kéo theo những mặt hạn chế,đặc biệt vấn đề ô
nhiễm môi trường đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Sự ô nhiễm đã ảnh hưởng
không nhỏ đến kinh tế và sức khỏe cũng như đời sống của người dân và cần có
những giải pháp giảm thiểu kịp thời. Nằm trong xu hướng đó là làng nghề tái chế
nhựa Minh Khai thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Minh Khai một làng nghề tái chế nhựa đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ
theo mô hình công nghiệp hóa,góp phần phát triển nền kinh tế-xã hội của địa
phương giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động nâng cao đời sống cho
nhân dân nhưng bên cạnh đó, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường do
còn hạn chế về quy mô, công nghệ sản xuất, sự yếu kém trong khâu quản lý cũng
như ý thức tự giác giữ gìn và bảo vệ môi trường của người dân còn yếu kém. Do đó,
đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất, cảnh quan môi trường và
đặc biệt là sức khỏe của người dân nơi đây.
Trước tình hình thực tế trên, nhằm cung cấp thông tin cụ thể về hiện trạng
môi trường làng nghề tái chế nhựa Minh Khai và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế

ô nhiễm môi trường phục vụ cho sự phát triển làng nghề tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài:“Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ môi trường tại
làng nghề tái chế nhựa Minh Khai,thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh
Hưng Yên”.
2. Mục đích nghiên cứu
-Đánh giá được hiện trạng môi trường làng nghề tái chế nhựa Minh Khai
thông qua việc thu thập số liệu, phân tích các chỉ tiêu môi trường thành phần.
-Đề xuất được một số biện pháp có tính thực tiễn nhằm bảo vệ môi trường
làng nghề
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2

3.Yêu cầu của đề tài
- Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của làng nghề tái chế nhựa Minh Khai
trên địa bàn thị trấn Như Quỳnh huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên.
- Thực trạng sản xuất của làng nghề nhựa Minh Khai.
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước và không khí làng nghề tái chế nhựa
năm 2014.
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi
trường tại làng nghề.



















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở lý luận về ô nhiễm môi trường
1.1.1. Khái niệm về môi trường
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi
trường của Việt Nam)
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
* Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động
của con người.Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động thực vật,
đất, nước Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa,
trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần
cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta
cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
*Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người.Ðó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định ở các cấp khác nhau như: Liên
Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia
đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, Môi trường xã hội định
hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh

tập thể thuận lợi cho sự phát triển,làm cho cuộc sống của con người khác với các
sinh vật khác.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất
cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống,
như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo
1.1.2. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường,vi phạm tiêu
chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật
lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ… ở bất kỳ thành phần
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4

nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác
định.
Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại,
gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển
của con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn
(như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rượu, chế
biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO
2
trong núi lửa phun, NO
2
trong khói xe, CO từ
khói đun …), các kim loại nặng như chì,đồng … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở
thể rắn như thăng hoa hay ở dạng trung gian.
Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành
phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên.
Ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý
– hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật
trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn

đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác
thải sinh hoạt,nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống
nước ngầm.Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi
khuẩn gây bệnh,virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất
thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất,các loại rác thải của các bệnh viện, các loại
rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón
hữu cơ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc
ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá
khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối.
* Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước:
+ Ô nhiễm tự nhiện là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản
phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết
đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng
đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào
dòng lớn. Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5

trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác và cuốn
theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá
chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế
thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi
nước ô nhiễm hoá chất. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn,
bão, lụt, ) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên và không phải là
nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
+ Ô nhiễm nhân tạo: Từ sinh hoạt nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh
từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải
trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải
sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ),
chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối
sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi

người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước
thải và tải lượng thải càng cao. Từ hoạt động công nghiệp: Nước thải công nghiệp là
nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận
tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không
có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ
thể. Ví dụ: Nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn
các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có
các kim loại nặng, sulfua, Người ta thường sử dụng đại lượng PE (population
equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công
nghiệp với nước thải đô thị. Đại lượng này được xác định dựa vào lượng thải trung
bình của một người trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định. Các
tác nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy
hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng). Ngoài các nguồn
gây ô nhiễm chính như trên thì còn có các nguồn gây ô nhiếm nước khác như từ y tế
hay từ các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của con người…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6

Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi,
có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự
nhiên và nguồn nhân tạo.
. +Nguồn tự nhiên:
Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu
sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó
được phun lên rất cao.
Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do
sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan
truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và

gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang
theo bụi muối lan truyền vào không khí.
Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải
nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí
sunfua, nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.
+ Nguồn nhân tạo:
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng nhưng chủ yếu là do hoạt động công
nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông.
Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các
nhà máy vào không khí.
Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và
thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: Nhiệt điện,
vật liệu xây dựng, hoá chất và phân bón, dệt và giấy, luyện kim, thực phẩm, các xí
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7

nghiệp cơ khí, các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải bên
cạnh đó, phải kể đến sinh hoạt của con người.
(Trịnh Xuân Báu, 2012)
1.1.3. Nguồn gây ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường có thể do nhiều nguồn khác nhau. Nguồn gây ô nhiễm
là nguồn thải ra các chất gây ô nhiễm. Có nhiều cách chia các nguồn gây ô nhiễm.
* Theo tính chất hoạt động gồm 4 nhóm: Quá trình sản xuất (nông nghiệp,
công nghiệp, du lịch, tiểu thủ công nghiệp), quá trình giao thông vận tải, sinh hoạt
và tự nhiên.
* Theo phân bố không gian gồm 3 nhóm: Điểm ô nhiễm cố định (khói nhà
máy gây ô nhiễm cố định), đường ô nhiễm, di động (xe cộ gây ô nhiễm trên đường),
vùng ô nhiễm,lan tỏa: Vùng thành thị, khu công nghiệp gây ô nhiễm và lan tỏa

trong thành phố đến vùng nông thôn.
* Theo nguồn phát sinh gồm nguồn ô nhiễm sơ cấp và nguồn ô nhiễm thứ
cấp: Nguồn ô nhiễm sơ cấp là chất ô nhiễm từ nguồn thải trực tiếp vào môi trường.
Nguồn ô nhiễm thứ cấp là chất ô nhiễm được tạo thành từ nguồn sơ cấp và đã biến
đổi qua trung gian rồi mới tới môi trường gây ô nhiễm.
Mức độ tác động từ các nguồn gây ô nhiễm nói trên còn tùy thuộc vào 3
nhóm yếu tố: Quy mô dân số, mức tiêu thụ tính theo đầu người, tác động của môi
trường,trong đó quy mô dân số là yếu tố quan trọng nhất.
(Trịnh Xuân Báu, 2012)
1.1.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
* Đối với sức khỏe con người
Sự suy thoái của chất lượng nước, không khí và những rủi ro, sự cố về môi
trường đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe của con người dẫn đến
sự suy giảm sức khỏe và các bệnh tật liên quan bao gồm cả các căn bệnh gây ra bởi
vi khuẩn,virus và côn trùng do sự thay đổi của khí hậu như sốt rét, vàng da…
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hàng năm có khoảng hơn 2 triệu người
chết vì các căn bệnh liên quan đến môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8

Ảnh hưởng của ô nhiễm nước: Nhiều bệnh từ nước đều do nhiễm mà là kết
quả của lượng nước bị ô nhiễm. Trong số các bệnh khác nhau liên quan đến nước,
thương hàn, viêm gan, viêm dạ dày ruột tiêu chảy, viêm não, giun đũa, nhiễm
giardia và amoebiasis là những người quan trọng. Vấn đề hô hấp, phát ban da là một
số trong những vấn đề khác về sức khỏe do ô nhiễm nước.
Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí: Vấn đề sức khỏe do ô nhiễm không khí
chủ yếu là liên quan đến đường hô hấp. Viêm phế quản và hen suyễn là một số
trong những vấn đề lớn và nhìn chung làm giảm chức năng phổi cũng là kết quả của
ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí làm giảm mức năng lượng và chịu trách
nhiệm cho chóng mặt, đau đầu, các vấn đề tim mạch, rối loạn neurobehavioral và
thậm chí chết sớm trong trường hợp nặng. Tầng ozone bảo vệ tất cả các sinh vật

sống trên trái đất khỏi tia cực tím. Phát thải khí nhà kính là nguyên nhân của mỏng
tầng ozone. Do đó, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến cuộc sống trên trái đất trong
nhiều cách khác nhau.
Ảnh hưởng của ô nhiễm đất: Ô nhiễm đất là yếu tố chính là một trong những
vấn đề lớn kể từ khi, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em. Thiệt hại cho não trong
giai đoạn phát triển của trẻ em cũng là kết quả của ô nhiễm chì. Thủy ngân có trách
nhiệm làm hư hại thận. Chức năng của gan bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cyclodiene-
một loại thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu được biết là thâm nhập vào chuỗi thực phẩm
và cản trở sức khỏe của tất cả các yếu tố sống của chuỗi thức ăn đi vào.
Không những tác động trực tiếp, ô nhiễm môi trường còn để lại những hậu
quả lâu dài cho các thể hệ sau. Điển hình ở Việt Nam đã có hiện tượng bùng nổ các
làng ung thư ở Phú Thọ, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương… đều liên
quan đến ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường không khí và nước.
*Đối với hệ sinh thái
Sulfur dioxide (SO
2
) và các ôxít nitơ (NO
x
) có thể gây mưa axít làm giảm độ
pH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9

Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực
hiện quá trình quang hợp. Các loài xâm lấn (invasive species) có thể cạnh tranh
chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương. Từ đó, làm giảm
đa dạng sinh học.
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái có khả năng làm
biến đổi gen tạo ra các loại mới đồng thời tạo điều kiện bất lợi cho hoạt động của

sinh vật dẫn đến tuyệt chủng một số loài và gây mất cân bằng sinh thái.
* Đối với kinh tế
Ô nhiễm môi trường làm suy yếu sức khỏe con người. Từ đó, dẫn đến giảm
năng suất lao động, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, sự suy thoái của
chất lượng môi trường sẽ làm giảm hiệu năng các nguồn tài nguyên cho sản xuất
như sự tổn thất trong nghề các (do ô nhiễm nước), giảm sự phát triển của rừng do
đất bị xói mòn…
Mặt khác, chi phí dành cho y tế để khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường
không ngừng tăng lên. Ở Nhật Bản, thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm môi trường 1955
là 132 triệu USD, đến năm 1970 là 13 tỷ USD tăng 174 lần. Ước tính thiệt hại về
kinh tế do môi tường gây ra ở các nước Tây Âu tương ứng với 6% tổng thu nhập
quốc dân.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường còn tác động trở lại môi trường tự nhiên. Sự ô
nhiễm môi trường nước, không khí dẫn đến sự ô nhiễm môi trường sống. Hiện nay một
số vấn đề toàn cầu liên quan đến ô nhiễm môi trường đang được đề cập đến thường
xuyên và ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và sức khỏe con người như: Hiệu ứng nhà
kính, lỗ thủng tầng ozone, mưa axit, sa mạc hóa, nước biển dâng, biến đổi khí hậu….
Trong đó vấn đề biến đổi khí hậu được coi là hậu quả tổng hợp tất yếu của các hiên
tượng ô nhiễm môi trường gây nên và là mối đe dọa lớn nhất đối với con người.
(Trịnh Xuân Báu, 2012)
1.2. Làng nghề tái chế nhựa và các vấn đề môi trường
1.2.1. Giới thiệu chung về làng nghề tái chế nhựa
Số lượng làng nghề nhựa Việt Nam không nhiều một số làng nghề điển hình như
là:Minh Khai–Hưng Yên,Phú Xuyên–HàTây,VănKhúc,Văn Giang-Hưng Yên,Triều
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10

Khúc, Trung Văn –Hà Nội và một số làng nghề tái chế nhựa ở miền trung và miền
nam. Các làng nghề đã giải quyết công ăn việc làm cho người dân từ khâu thu mua
cho đến khâu phân loại và xay sửa nguyên liệu cũng đã xử lý được lượng lớn nhựa
phế thải. Trong những năm gần đây, một số làng nghề nhựa đã phát triển nhanh

chóng không những thu hút những lao động trong làng mà còn thu hút nhiều lao
động trong các vùng lân cận tham gia sản xuất. Số lượng lao động như vậy nhiều
hơn số công nhân của một nhà máy công nghiệp quốc doanh cùng ngành quy mô
nhỏ. Trang thiết bị cũng được đầu tư đáng kể để tạo ra những mặt hàng đa dạng
,phong phú đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Nguyên liệu sử dụng cho công nghệ tái chế nhựa chủ yếu là từ các loại nhựa
phế liệu. Chúng được thu gom từ nhiều địa phương như: Hải Phòng, Thanh Hóa
,Nghệ An, Sơn La và khắp các tỉnh thành trong cả nước đặc biệt là các thành phố
lớn như Hà Nội, TP.HCM. Thông qua mạng lưới thu mua phế liệu các loại nguyên
liệu này có nguồn gốc khác nhau như:
- Chất thải công nghiệp: Ti vi, radio, bao bì công nghiệp,vỏ máy thiết bị bằng
nhựa…
- Chất thải nông nghiệp: Vỏ đựng hóa chất nông nghiệp, bao bì vật tư nông
nghiệp….
- Chất thải dịch vụ: Chai dung dịch truyền, các loại túi nilon, can…
- Chất thải sinh hoạt: Các hộp đựng mỹ phẩm, chai đựng thực phẩm, nước
uống…
Nhìn chung các loại chất thải này khi thu gom thường được phân theo thành
phần các loại nhựa: Nhựa HDPE, PP, PVC, PET…
Theo số liệu điều tra tại một số làng nghề tái chế nhựa điển hình thì thành
phần và lượng thu gom tái chế được thể hiển trong bảng sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 11

Bảng 1.1.Thành phần và khối lượng nhựa được thu gom tại các làng nghề
STT Các loại nhựa
Minh Khai
tấn /năm
Triều khúc
Tấn /năm
Trung Văn

Tấn/năm
Đại Thắng
Tấn/năm
1 LDPE 1800 650 365 12
2 HDPE 2520 1200 427 100
3 PP 864 700 1246 30
4 PS,PVC,PET 1296 600 304 320
5 Tạp Chất 720 350 260 11
Tổng Cộng 7200 3500 2600 473
(Đặng Kim chi, 2005)
1.
2
.2. Tác động từ hoạt động sản xuất của làng nghề tái chế nhựa đến môi trường
Hầu hết các làng nghề tái chế nhựa ở nước ta hiện nay đều có quy trình sản
xuất tương đối đơn giản, dễ vận hành. Công nghệ sản xuất và thiết bị ở các làng
nghề phần lớn đều lạc hậu và chắp vá và thiết bị phần lớn đơn giản không đảm bảo
được yêu cầu kỹ thuật,an toàn và vệ sinh môi trường. Vì vậy, ảnh hưởng lớn tới môi
trường xung quanh và sức khỏe của người dân cụ thể như sau:
*Tác động tới môi trường không khí
Trong công nghệ tái chế nhựa khí ô nhiễm phát sinh trong công đoạn gia
nhiệt trong quá trình tạo hạt, đùn túi làm nhựa cháy sinh khí độc như HCL, CO.
Ngoài ra quá trình phân hủy các hợp chất dính trên nhựa trong khâu thu gom cũng
phát sinh ra khí ô nhiễm bụi cũng là chất ô nhiễm đáng quan tâm phát sinh từ các
khâu xay nghiền, phơi, thu gom và các cơ sở dung than để gia nhiệt sản xuất
Theo kết quả nghiên cứu tại các làng nghề cho thấy nồng độ hơi khí ô nhiễm
đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép cụ thể là:
- Bụi trong không khí dao động từ 0,45-1,33 mg/m
3
vượt quá tiêu chuẩn cho
phép từ 2-4 lần.

- Hàm lượng THC đo được từ các bãi rác của làng nghề là 5,366 mg/l vượt
TCCP 1,3 lần.
(Đặng Kim Chi, 2005)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 12

*Tác động tới môi trường nước
Công nghệ tái chế nhựa có mức độ cơ giới hóa cao đạt tới 60-70%. Tuy
nhiên, do phần lớn máy móc đã cũ tận dụng không đồng bộ hiệu quả sản xuất không
cao và hầu như chưa có hệ thống xử lý nước thải cho làng nghề nên hầu như toàn bộ
nước thải của quá trình tái chế nhựa đều thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm
trọng cho môi trường nước.
Nước thải từ các làng nghề tái chế nhựa có hàm lượng các chất ô nhiễm rất
cao trong thành phần nước thải như COD vượt quá TCCP từ 4-5 lân đối với làng
nghề Triều Khúc, vượt từ 7-10 lần đối với làng nghề nhựa Minh Khai, 2 lần đối với
làng nghề Đại Thắng. Và hàm lượng các thông số BOD, DO, TSS đều vượt quá
TCCP từ 3 -4 lần tại các làng nghề. (Đặng Kim Chi, 2005)
*Tác động tới sức khỏe cộng đồng
Làng nghề tái chế nhựa là một trong những nhóm làng nghề có hoạt động
sản xuất có tác hại nhiều nhất tới sức khỏe con người. Các yếu tố gây tác động trực
tiếp tới sức khỏe người lao động cũng như người dân sinh sống tại các khu vực lân
cận là nhiệt độ, tiếng ồn, hơi khí độc và chất thải rắn.
Bệnh phổ biến của nhóm làng nghề này chủ yếu là các bệnh về hô hấp, bụi
phổi và bệnh về thần kinh. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự phát thải khí
độc, nguồn nhiệt cao và bụi từ trong quá trình sản xuất tái chế nhựa.
(Đặng Kim Chi, 2005)
1.3. Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam
1.3.1. Áp lực từ quá trình phát triển làng nghề tới môi trường
Hoạt động sản xuất tại các làng nghề phát triển đã mang lại hiệu quả kinh tế
rõ rệt cho dân làng nghề là “sức hút” lực lượng lao động ở các vùng lân cận tới
tham gia, làm thay đổi đáng kể bộ mặt làng xã có hoạt động làng nghề. Sự phát triển

nhanh chóng có tính tự phát, không theo quy hoạch đã gây những tác động tiêu cực
tới môi trường tại các làng nghề và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Các áp lực
đối với môi trường làng nghề có thể xuất phát từ những đặc điểm khó khăn trong
quá trình phát triển làng nghề, cụ thể như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 13

- Tư tưởng tư hữu, đua nhau theo lợi nhuận vì mục đích kinh tế của người
chủ sản xuất nhỏ có nguồn gốc nông thôn đã ảnh hưởng mạnh tới sản xuất tại làng
nghề, tăng mức độ ô nhiễm môi trường thông qua việc sau:
+ Lựa chọn quy trình sản xuất tận dụng nhiều sức lao động, dễ sử dụng nhân
công rẻ mạt, trình độ thấp.
+ Sẵn sàng sử dụng các nhiên liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại (kể cả đã cấm sử
dụng) nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh. Đầu tư phương tiện, dụng
cụ bảo hộ lao động, điều kiện lao động rất thấp cho sản xuất sản phẩm do vốn ít, sản
xuất bấp bênh. Bình quân nhà xưởng kiên cố chỉ chiếm 20%, nhà xưởng bán kiên cố
65,5%, hệ thống thoát nước kém hoặc không có.
+ Do lợi ích kinh tế (việc làm, thu nhập, lợi nhuận) nên nhiều hộ đã bỏ qua
(không tính đến) hoặc chấp nhận các tác động xấu về môi trường do quy hoạch tự
phát của làng nghề và hoạt động sản xuất làng nghề gây ra. Ví dụ như các làng nghề
tái chế kim loại, tái chế nhựa, các làng nghề giết mổ gia súc, thuộc gia…
(Đặng Kim Chi và cs., 2011).
- Quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn ở quy mô gia đình (chiếm 80% tổng số cơ
sở sản xuất). Sản xuất tự phát, khó khăn về vốn, đầu ra sản phẩm phụ thuộc nhiều
vào nhu cầu của thị trường:
Quy mô sản xuất nhỏ, khó phát triển vì chật hẹp xen kẽ với khu vực sinh
hoạt. Sản xuất càng phát triển thì nguy cơ lấn chiếm khu vực sinh hoạt, phát thải ô
nhiễm tới khu dân cư càng lớn dẫn đến chất lượng môi trường giảm mạnh
(Đặng Kim Chi và cs., 2011).
- Quan hệ sản xuất mang đặc thù của quan hệ gia đình, làng xã:
Làng nghề là khu vực sử dụng lao động có tính gia đình và lao động mọi lứa

tuổi từ trẻ em đến người già, phụ nữ tham gia. Tại một số làng nghề phụ nữ lao
động chiếm tỷ lệ cao, kể cả tham gia quản lý lao động và kinh tế.
Nhiều làng nghề đặc biệt là các làng nghề truyền thống còn sản xuất theo
kiểu “bí truyền”, giữ bí mật cho dòng họ, tuân theo hương ước không chịu cải tiến
áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật nên cản trở việc áp dụng giải pháp kỹ
thuật mới, cũng như khuyến khích sáng kiến của người lao động mang hiệu quả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 14

kinh tế cùng với hiệu quả bảo vệ môi trường như làng nghề đúc đồng, thủ công mỹ
nghệ, gốm sứ… (Đặng Kim Chi và cs.,2011)
- Công nghệ sản xuất và thiết bị kỹ thuật phần lớn ở trình độ lạc hậu chắp
vá, kiến thức tay nghề không toàn diện:
Điều này dẫn tới tiêu hao nhiều nguyên, nhiên liệu, làm tăng phát thải nhiều
chất ô nhiễm môi trường nước, đất, khí ảnh hưởng tới giá trị sản phẩm (kinh tế) và
chất lượng môi trường (sinh thái). Quy trình sản xuất thủ công chiếm 70,69% đối
với ngành thủ công mỹ nghệ, 61,5% đối với ngành chế biến nông sản thực phẩm,
trung bình chiếm 60% đối với ngành khác (Đặng Kim Chi và cs., 2011).
Tuy nhiên, do tính cạnh tranh thị trường có thể thúc đẩy dân làng nghề phải
đầu tư đối mới công nghệ, kỹ thuật sản xuất nhưng không phải là đầu tư kỹ thuật
môi trường. Vì vậy hầu như các cơ sở đều không có các hệ thống xử lý chất thải
trước khi ra môi trường.
- Tài chính và vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề quá
thấp, khó có điều kiện phát triển hoặc đổi mới sản phẩm theo hướng thân thiện
với môi trường:
Sản xuất mang tính tự phát nên không có kế hoạch lâu dài, khó huy động tài
chính và vốn đầu tư lớn từ các nguồn khác (Quỹ tín dụng, ngân hàng) nên khó chủ
động trong đổi mới kỹ thuật và sản phẩm “lực bất tòng tâm”, lại càng không muốn
và không thể đầu tư cho xử lý môi trường.
- Trình độ người lao động, chủ yếu là lao động thủ công, văn hóa thấp, học
nghề theo kinh nghiệm nên ảnh hưởng tới nhận thức đối với công tác bảo vệ môi

trường, hạn chế năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Ở những hộ chuyên, số
lượng thợ giỏi chỉ chiếm 6,75%, số lao động không có chuyên môn kỹ thuật
54,81%, ở các hộ làm theo thời vụ, số lao động không chuyên lên tới 78,76%. Mặt
khác, đa số người lao động có nguồn gốc nông dân nên chưa có ý thức về môi
trường lao động, chỉ cần việc làm có thu nhập cao hơn thu nhập từ nông nghiệp
hoặc bổ sung thu nhập trong những lúc nông nhàn nên ngại học hỏi, không quan
tâm tới bảo vệ môi trường… “biết là độc hại nhưng vẫn làm vì có thu nhập”
(Đặng Kim Chi và cs., 2011).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 15

- Công tác quản lý bảo vệ môi trường tại các làng nghề còn ít được quan
tâm:
Hầu hết chưa có quy hoạch môi trường đối với các cơ sở sản xuất làng nghề,
chưa có chương trình quản lý giáo dục môi trường, tuyên truyền nâng cao nhận
thức, hiểu biết về tác động của ô nhiễm môi trường cũng như các biện pháp phòng
tránh. Vì vậy, các sự cố rủi ro môi trường tại các làng nghề thường xuyên xảy ra,
ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân làng nghề. Chưa có sự gắn kết giữa các
tập tục, hương ước với công tác cải thiện môi trường làng nghề.
- Thiếu các chính sách đồng bộ từ các văn bản Nhà nước đối với các vấn đề
phát triển bền vững làng nghề, các chính sách kinh tế, chính sách về môi trường,
các chính sách hỗ trợ cho công tác cải thiện môi trường… Quản lý nhà nước về hoạt
động làng nghề tại một số địa phương còn chồng chéo nhau giữa các Sở Công
nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ
(Đặng Kim Chi và cs., 2011)
- Chưa có được các giải pháp đồng bộ của các cấp ngành từ trung ương tới
địa phương về quy hoạch, quản lý, giáo dục tới giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện
từng bước môi trường làng nghề, một số tỉnh và địa phương đã quan tâm tới quy
hoạch khu công nghiệp làng nghề, nhưng còn rải rác, một số đề tài thuộc các Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp, Khoa học và Công nghệ, Tổng
cục Môi trường đã xây dựng mô hình cải thiện môi trường nhưng chưa phát huy

được tác dụng rộng rãi đối bởi các làng nghề tương tự.
Tất cả những áp lực trên đã ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường làng nghề và
làm suy giảm chất lượng sống tại nông thôn.
1.3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề
1.3.2.1. Đặc điểm của ô nhiễm môi trường làng nghề:
Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm và làm
suy thoái môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khỏe người dân và
ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Ô nhiễm môi trường làng nghề có một số đặc
điểm sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16

- Ô nhiễm môi trường tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi
một khu vực (thôn, làng, xã…). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu
sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát.
- Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản
xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm (bảng 1.1) và tác động trực tiếp tới môi
trường nước, khí, đất trong khu vực.
Bảng 1.2: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề
Loại hình sản xuất

Các dạng chất thải


Khí thải Nước thải Chất thải rắn

Các dạng

ô nhiễm
khác
1. Chế biến lương

thực, thực phẩm,
chăn nuôi, giết mổ
Bụi, CO, SO

,
NO
2
, CH


BOD

, COD,
SS, N
t
, P
t
,
Coliform
Xỉ than, chất
thải rắn từ
nguyên liệu
Ô nhiễm
nhiệt, độ
ẩm
2. Dệt nhuộm, ươm
tơ, thuộc da
Bụi, CO, SO

,

NO
2
, hơi kiềm,
hơi axit, dung
môi
BOD

, COD,
độ màu, tổng
N, hóa chất,
thuốc tẩy, Cr
⁶⁺

(thuộc da)
Xỉ than, tơ
sợi, vải vụn,
cặn và bao bì
hóa chất
Ô nhiễm
nhiệt, độ
ẩm, tiếng
ồn
3. Thủ công mỹ
nghệ

- Gốm sứ
- Bụi, SiO

,
CO, SO


, NO
2
,
HF, THC
BOD

, COD,
SS, độ màu,
dầu mỡ công
nghiệp

Xỉ than (gốm
sứ), phế
phẩm, cặn hóa
chất

Ô nhiễm
nhiệt
(gốm sứ)
- Sơn mài, gỗ mỹ
nghệ, chế tác đá
- Bụi, hơi
xăng,dung
môi, oxit sắt,
Zn, Cr, Pb






(Đặng Kim Chi, 2005)
- Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thường khá cao tại khu vực sản xuất,
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động
Chất lượng môi trường tại hầu hết khu vực sản xuất trong các làng nghề đều
không đạt tiêu chuẩn. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc khá cao: 95% người
lao động có nguy cơ tiếp xúc với bụi, 85,9% tiếp xúc với nhiệt, 59,6% tiếp xúc với
hóa chất (BTNMT, 2008).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17

Kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy trong số đó,
46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng (đối với không khí hoặc nước hoặc
đất hoặc cả ba dạng), 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm. Các kết quả quan trắc
trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề không giảm mà
còn có xu hướng gia tăng nhẹ (BTNMT, 2008).
1.3.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường làng nghề
* Hiện trạng môi trường làng nghề chế biến nông sản thực phẩm:
Đây là ngành sử dụng nước nhiều, ô nhiễm chủ yếu do nước thải. Nước thải
sản xuất của các làng nghề đều có BOD
5
, COD rất cao. Một số đặc trưng về sản
xuất cũng như chất lượng môi trường nước tại một số làng nghề chế biến nông sản
thực phẩm điển hình thể hiện tóm tắt trên bảng 1.2.

×