Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sán dìu ở tỉnh vĩnh phúc trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 94 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC
VĂN HÓA DÂN TỘC SÁN DÌU Ở TỈNH VĨNH PHÚC
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Hà Nội – 2015
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng đươc công bố trên công trình khoa
học nào khác.
Tôi xin cam đoan: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Tác giả luận văn
Lý Thị Phương
MỤC LỤC
4
A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra nhiều vấn đề hệ trọng đối với sự phát triển của
mỗi quốc gia, dân tộc, vừa tạo ra những cơ hội lớn cho sự phát triển, đồng thời cũng
đưa đến không ít những thách thức, khó khăn nhất là việc giữ gìn và phát huy
những giá trị văn hóa dân tộc đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt
Nam. Hòa chung với bối cảnh thế giới đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập
đa phương hóa đa dạng hóa các quan hệ quốc tế tạo điều kiện cho sự phát triển. Quá
trình đó vừa có những tác động tích cực, nhưng đồng thời cũng gây ra những hậu
quả tiêu cực nhất là đối với giá trị văn hóa dân tộc. Nhận thức được tính phức tạp
đó. Trong Hội Nghị trung ương 5 (khóa VIII), Đảng ta đã ra nghị quyết “về xây
dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và xác định


đây là nhiệm vụ chiến lược vừa cấp bách vừa lâu dài của đất nước.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với hơn 50 dân tộc anh em, gắn kết với
nhau trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Do đặc điểm về điều kiện
địa lý, kinh tế - xã hội và nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau đã hình thành nên
nhiều vùng văn hóa khác nhau, do đó mỗi dân tộc có những giá trị, sắc thái riêng,
nhưng đều thống nhất trong đa dạng tạo nên nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc đồng bằng Bắc Bộ là vùng đồng bằng có trung du và
miền núi, bên cạnh dân tộc Kinh, đây cũng là nơi định cư của nhiều đồng bào dân
tộc thiểu số như dân tộc (Sán Dìu, Dao, Cao Lan,…). Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có
trên 10 nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Sán Dìu có gần 40
nghìn người (chiếm 90,8% tổng số đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh). Các dân
tộc sống đan xen, đoàn kết, hoà thuận và hỗ trợ nhau cũng phát phát triển.
Đồng bào dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc cũng như các dân tộc thiểu số ở vùng
trung du miền núi phía bắc, phân bố chủ yếu ở miền núi, đời sống còn nhiều khó
khăn. Đồng bào người Sán Dìu sống tập trung thành làng. Xuất phát từ điều kiện tự
nhiên và xã hội, đã tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của đồng của Người
Sán Dìu, biểu hiện thế giới quan và nhân sinh quan, phong cách tư duy lối sống sinh
hoạt, ứng xử, tình cảm….tạo nên nét văn hóa đặc sắc, độc đáo riêng biệt của đồng
bào dân tộc Sán Dìu. Nét đặc sắc ấy đã ảnh hưởng đến từng cá nhân trong cộng
5
đồng và góp phần làm phong phú thêm những giá trị nền văn hóa của đất nước và
đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Sán Dìu.
Trước sự tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, bản sắc văn hóa
dân tộc nói chung, bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu nói riêng đang bị mai một, pha
trộn và thậm chí mất dần đi một số hệ giá trị. Ở tỉnh vĩnh Phúc cũng không thoát
khỏi sự tác động đó. Làm thế nào để giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa dân
tộc trước sự tác động của hội nhập quốc tế, của kinh tế thị trường là hết phức tạp
hiện nay. Làm thế nào để tiếp biến được những giá trị văn hóa của nhân loại, những
giá trị văn hóa mới, hiện đại mà vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa dân
tộc Sán Dìu trong bối cảnh kinh tế thị trường là những vấn đề có tính cấp thiết đã và

đang đặt ra ở nước ta hiện nay
Ý thức được điều đó, với mong muốn góp tiếng nói trong thực hiện nhiệm vụ
trên tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán
Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay” làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề văn hóa dân tộc là vấn đề đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới
nhiều khía cạnh khác nhau như: Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Văn hóa,
Dân tộc học… Bản “Đề cương văn hóa Việt Nam” năm 1943 của đồng chí Trường
Chinh đã cụ thể và đề ra việc xây dựng một mô hình văn hóa mới là “dân tộc, đại
chúng và hiện đại”
Bản sắc văn hóa dân tộc là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với một quốc gia,
dân tộc. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng mục tiêu xây dựng và phát
huy các giá trị văn hóa dân tộc, cho đến nay đã có nhiều đề tài, nhiều công trình
nghiên cứu về vấn đề này, phải kể đến như :
“Văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong cuộc sống hôm nay”, Luận văn thạc
sĩ Triết học của Lê Thị Mỹ Vân, 1999, Đại học KHXH & NV – ĐHQG Hà Nội,
“Vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai trong
điều kiện kinh tế thị trường hiện nay” của Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí văn hóa nghệ thuật,
số 7/200.
6
“ Phát triển đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ trong công cuộc
đổi mới hiện nay” Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
2003 của Đỗ Văn Hòa.
“Nhân tố chủ quan với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở tỉnh
Phúc Thọ hiện nay”, Đinh Thị Hoa,. Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội , 2006.
“ Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số vùng tây bắc nước ta”, Viện
chủ nghĩa xã hội khoa học, kỷ yếu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2007, Học viện chính trị -
Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2008.
Bên cạnh đó, những bài viết công trình nghiên cứu về văn hóa dân tộc Sán Dìu như:

“Người Sán Dìu ở Việt Nam”, Ma Khánh Bằng, Nxb Khoa học xã hội, 1983. “ Văn
hóa truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang” ,
“Văn hóa các dân tộc thiểu số Vĩnh Phúc”, của tác giả Lâm Quý, do Ban Dân
tộc – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc xuất bản năm 2009. Trong cuốn
sách này, tác giả đã thể hiện theo tinh thần khảo cứu dân tộc học về lịch sử dân cư,
tập quán sản xuất, sinh hoạt xã hội, ngôn ngữ, chữ viết, kiến trúc – mỹ thuật – âm
nhạc dân gian, phong tục, lễ hội nhằm giúp người đọc có cách nhìn tổng quan về
văn hóa các dân tộc ở Vĩnh Phúc với bản sắc truyền thống riêng. Tác giả cũng đồng
thời cảnh báo những nguy cơ làm phai nhạt bản sắc các dân tộc thiểu số. Từ đó
khuyến nghị một số vấn đề về giữ gìn, bảo tồn, khai thác phát huy các giá trị văn
hóa độc đáo của các dân tộc Sán Dìu, Cao Lan và Dao ở Vĩnh Phúc. “Dân tộc Sán
Dìu”, Chu Thái Sơn, Nxb Kim Đồng, 2011.
“Tri thức dân gian trong chu kỳ đời người của người Sán Dìu ở Việt Nam”, Diệp Trung
Bình, Nxb Văn hóa dân tộc, 2011.
“Văn hóa truyền thống dân tộc Sán Dìu tỉnh Tuyên Quang”, Nxb Khoa học xã hội,
2011. Dân tộc Sán Dìu ở Bắc Giang, Nxb Thời đại, 2012.
“Dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc”, Lâm Quang Hùng, Nxb Khoa học và
Công nghệ, 2011.
7
“Văn hóa ẩm thực người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc”, Lâm Quang Hùng, Nxb Văn
hóa dân tộc 2013.
Nhìn chung các tác phẩm, các công trình nghiên cứu chủ yếu đi vào khai
thác những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa, văn hóa của dân tộc Sán Dìu ở
nước ta, công trình mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu những giá trị văn hóa phong
tục tập quán, văn hóa của người dân tộc Sán Dìu nói chung, và đồng bào dân tộc
Sán Dìu ở Vĩnh Phúc nói riêng. Nhằm giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của
người dân tộc Sán Dìu, từ đó đưa tới việc nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc Sán Dìu một cách chung nhất hoặc tìm hiểu một số nét văn hóa cụ
thể, hoặc chỉ nghiên cứu dưới góc độ văn hóa, dân tộc và lịch sử, chưa đi sâu vào
nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ triết học. Mặt khác dưới tác động

của kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập vấn đề văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc
Sán Dìu đang có những biến đổi sâu sắc, do đó có những khía cạnh cần phải đi
sâu nghiên cứu thêm và từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu và xây dựng đời sống văn hóa tinh
thần cho đồng bào dân tộc Sán Dìu.
Hơn nữa, tỉnh Vĩnh Phúc (ngoài các công trình nghiên cứu về dân tộc học và
văn hóa các dân tộc của tỉnh) chưa có công trình nghiên cứu, hội thảo khoa học nào
bàn về chính sách dân tộc của tỉnh một cách toàn diện và đầy đủ. Vì vậy, đề tài
không trùng lặp với các đề tài, công trình nghiên cứu đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Làm rõ bản sắc văn hóa của dân tộc Sán Dìu, tầm quan trọng và thực trạng giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay.
Từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích những nhân tố tác động và thực trạng giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
8
- Đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận của đề tài: Đề tài được thực hiện dựa trên những nguyên lý, lý
luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề văn hóa và chính sách dân tộc, đồng thời đề tài
có kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn
có liên quan.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh cũng như những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta

về chính sách dân tộc về văn hóa. Để phân tích, lý giải và làm rõ các vấn đề kết hợp
các phương hướng và biện pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch,
điều tra, so sánh.
Phương pháp khảo sát thực tế: Tiến hành đi thực tế tại các đơn vị trực tiếp làm
công tác dân tộc tại địa bàn, thu thập thông tin, số liệu thống kê về tình hình văn
hóa, ưu điểm cũng như khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc về
văn hóa của Đảng và Nhà nước ta.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
5.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Bản sắc văn hóa Sán Dìu và ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của
đồng bào dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay dưới góc độ triết học.
5.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Văn hóa là một vấn đề rộng, đa dạng và phong phú, luận văn không đi nghiên
cứu toàn bộ về văn hóa dân tộc Sán Dìu, Đề tài đi sâu vào khai thác có hệ thống
dưới góc độ triết học về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở
tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay.
6. Đóng góp của luận văn
9
Dưới góc độ triết học luận văn góp phần làm rõ thêm bản sắc văn hóa dân tộc
Sán Dìu và phân tích thực trạng của những tác động của kinh tế thị trường đến bản
sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc, qua đó đề xuất một số giải pháp
nhằm giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp trong giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả của cuộc nghiên cứu của đề tài có thể sử làm tài liệu tham khảo trong
giảng dạy bộ môn có liên quan như: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin, văn hóa học, dân tộc học, chính sách dân tộc ở các nhà trường, đồng thời
làm tài liệu cho cán bộ hoạch định chính sách quản lý văn hóa dân tộc trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc.
8. Kết cấu

Kết cấu luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương, 6 tiết, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1: Bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu – Nội dung và tầm quan trọng của
việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong
bối cảnh hiện nay
Chương 2: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh
Phúc hiện nay- những nhân tố tác động, thực trạng và giải pháp
B. NỘI DUNG
Chương 1:
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC SÁN DÌU – NỘI DUNG VÀ TẦM QUAN
TRỌNG CỦA VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
SÁN DÌU Ở TỈNH VĨNH PHÚC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
1.1. Khái niệm về văn hóa và bản sắc văn hóa
10
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là gì? Câu hỏi được đặt ra từ lâu đối với tư duy của nhân loại, điều
này chứng tỏ văn hóa đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, văn hóa được như
là một cái gì thiêng liêng đối với mỗi con người, linh hồn của dân tộc. Với tư cách
là một trong những hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, văn hóa là một
khái niệm có nội hàm rộng, vì thế nó đã tạo nên diện mạo phong phú và đa dạng của
đời sống tinh thần của con người, thời đại.
Hơn nữa trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển,
trình độ tư duy của con người được mở rộng, thì nội hàm văn hóa càng được mở
rộng hơn. Văn hóa được chọn làm đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học,
trở thành thuật ngữ đa nghĩa, trên thế giới hiện nay có hàng trăm cách định nghĩa
khác nhau về văn hóa, và nhiều cách tiếp cận khác nhau:
* Một số quan niệm về văn hóa ở phương Đông và phương Tây
- Ở phương Đông: Thế kỷ VI –Trước Công Nguyên Khổng Tử đã dùng thuật
ngữ “Văn” để chỉ những giá trị đẹp của cuộc sống, trong sự giao tiếp, ứng xử của con
người với con người. Cái đẹp ấy không chỉ là cái đẹp ở hình thức, mà nó bao hàm cả

cái đúng và cái tốt. “Hoá” nghĩa là biến cải, biến đổi. Và “Văn hoá” là biến cải, biến
đổi, bồi đắp cho đẹp ra, hướng con người đến cái đẹp và đạt tới chân - thiện - mỹ.
Văn hóa sớm xuất hiện trong ngôn ngữ ngay từ Trước Công Nguyên, thời kỳ Tây
Hán, trong bài “Chi Vũ” sách “Thuyết Uyển”, Lưu Hướng đã viết: “Bậc thánh nhân
trị thiên hạ, trước dùng văn đức rồi sau mới dùng vũ lực” văn hóa được dùng để đối
lập với vũ lực. Văn hóa phải được hình thành trong môi trường lành mạnh, ở đó con
người có những cách ứng xử văn minh, văn hóa mang tính giáo dục cao.
Theo PGS. TS Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động và
thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Văn
hóa được đề cập khá toàn diện và sâu sắc, văn hóa là một chỉnh thể, vừa mang tính
đa dạng vừa là sự thống nhất của nhiều thành tố, thông qua hoạt động thực tiễn của
con người những giá trị đó được kết tinh thành văn hóa” [ 53,tr.10]
Bàn về văn hóa GS. Phan Ngọc khẳng định: “Văn hóa là mối quan hệ giữa
thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực
tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình
11
tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là
văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của
cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay tộc các người
khác”. [52, tr.23]
Trong định nghĩa này xét văn hóa ở cái hiện tượng, tức cái hình thức độc đáo
của văn hóa không phải là một đồ vật, mà là một mối quan hệ, có mặt ở mọi tộc
người và chỉ có ở con người mà thôi, thì không thể nào tìm được một định nghĩa về
văn hóa ở các ngành khoa học tự nó đã chia cắt loài người ra thành những tập đoàn
khác nhau như dân tộc học, xã hội học, kinh tế học, chính trị học. Cần phải tìm ở
những khoa học nghiên cứu loài người một cách tổng thể như tâm lý học, triết học.
Với “Việt Nam Văn hóa sử cương” Tác giả Đào Duy Anh đã đưa ra quan niệm:
“Người ta thường cho rằng văn hoá chỉ là những học thuật tư tưởng, của loài người,
nhân thế mà xem văn hóa vốn có tính chât các dân tộc khác nhau của loài người,

nhân thế mà xem văn hoá có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải như
vậy. Học thuật tư tưởng cố nhiên là trong phạm vi của văn hoá nhưng phàm sự sinh
hoạt về kinh tế, về chính trị, về xã hội cùng hết thảy các phong tục tập quán tầm
thường lại không phải là ở trong phạm vi của văn hoá hay sao? Hai tiếng “văn hoá”
chẳng qua chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người, cho nên ta có
thể nói rằng: Văn hoá tức là sinh hoạt”. [11,tr.9]Quan niệm này cũng đã đồng nhất
văn hoá với xã hội.
Cũng có những định nghĩa khác coi là phong tục, tập quán, tín ngưỡng; lúc thì
được coi là chuẩn mực, lối sống… thật vậy, thuật ngữ văn hóa được sử dụng rộng
rãi trong nhiều bộ môn khoa học cụ thể, làm cho mỗi nó tìm thấy những phương
diện phù hợp với vấn đề mà nó giải quyết.
- Ở phương Tây: Văn hóa theo tiếng Latinh là Cultus animi là trồng trọt
tinh thần.Cultus là văn hóa với hai khía cạnh:
Khía cạnh thứ nhất, Văn hóa được hiểu như là một sự “gieo trồng tư tưởng”;
Khía cạnh thứ hai, xem văn hoá như là “tự nhiên thứ hai” do con người sáng
tạo ra và đối lập với “tự nhiên thứ nhất”. Đây là cách xem xét phổ biến trong quan
niệm của các nhà tư tưởng thời kỳ Phục Hưng và Cận Đại. Ở giai đoạn này, người
12
ta đã nhận thấy văn hoá là kết quả của sự phát triển của con người, đồng thời văn
hoá là đặc trưng và cơ sở để hình thành nên con người xã hội.
Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng cả phương Đông và phương
Tây, về cơ bản đều thống nhất văn hóa là tất cả những do con người sáng tạo ra các
giá trị trong quá trình lao động, hoạt động thực tiễn. Do đó, văn hóa là đặc trưng cơ
bản nhất để phân biệt giữa con người và con vật.
Văn hóa không chỉ được nghiên cứu bởi nhiều chuyên ngành khác nhau, mà các
nhà triết học đã lấy đó làm đối tượng phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình.
Có thể nói, trường phái triết học duy tâm cổ điển Đức đã có nhiều đóng góp
đáng kể trong việc xây dựng khái niệm văn hoá, tiêu biểu là I.Kant và G.W.F.Hegel.
Theo I.Kant: Văn hoá là giá trị của con người, hay đó là: Sự phát triển những lực
lượng tự nhiên của con người và là khả năng lấy mình làm mục đích, bằng cách sử

dụng tự nhiên làm phương tiện để đạt được mục đích tự do và khả năng của con
người có thể lấy mình với tư cách một tồn tại tự do làm mục đích cuối cùng của
sự tồn tại của mình. Ở đây I.Kant đã coi con người là tồn tại tối cao, với quan
niệm này đưa ông tới chỗ tuyệt đối hoá vai trò của con người trong việc sáng tạo
ra các giá trị văn hoá và dẫn con người ta đến chỗ đối lập tuyệt đối với tự nhiên,
tự coi mình là kẻ có quyền “bóc lột” tự nhiên và hành động như thế tất yếu sẽ bị
“trả giá” trước sự tác động của tự nhiên đối với con người. Những tác động có
hại của tự nhiên đối với con người như hạn hán, bão lụt, những tác động của biến
đổi khí hậu ngày nay đang đặt con người trước những khó khăn thách thức nhất
là trong giai đoạn hiện nay.
Đối với G.W.F Hegel, một nhà triết học cổ điển Đức, xem xét khái niệm văn
hoá bằng cách ra một loạt mối quan hệ nhân cách - văn hoá, tìm hiểu về sự kế thừa
trong phát triển văn hoá, về tính phổ quát của các quá trình xã hội - văn hoá. Mặc
dù G. W.F Hegel đã nhận thấy yếu tố qua trọng của con người là xã hội và trong
mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, con người sáng tạo ra văn hoá. Tuy nhiên, sự
lý giải của ông còn thiếu tính toàn diện, thường mâu thuẫn và mang nặng tính tư
biện. Với quan niệm về thế giới “ý niệm tuyệt đối” đã đưa ông đến quan điểm đồng
nhất văn hoá với hoạt động sản xuất tinh thần được thể hiện thông qua bộ phận tri
thức xã hội. Hegel đã phủ nhận hoàn toàn vai trò của tồn tại hiện thực đối với lịch
13
sử phát triển của văn hoá. Ông coi sự phát triển của văn hoá là sự biến đổi bản thân
ý thức chủ quan về thế giới chỉ thuộc về cái gọi là “ý niệm tuyệt đối” chứ không
liên quan gì đến hiện thực.
Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và duy vật trước Mác hầu hết chưa làm rõ khái
niệm về văn hóa, do đó khái niệm văn hóa vừa mang tính trừu tượng và chung chung.
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về
văn hóa
- Quan niệm của C.Mác – Ph. Ăngghen về văn hóa
Lao động là hoạt động mà ở đó xác lập và thể hiện mối quan hệ giữa con
người – tự nhiên, con người – xã hội và con người văn hóa, thông qua lao động

con người cải biến tự nhiên, tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của mình, lao động
là đặc thù của con người.
Trong Bản Thảo kinh tế triết học 1844. C.Mác đã khẳng định: “Mỗi bước tiến của lịch
sử là một bước tiến của văn hóa”, chủ nghĩa Mác thú nhận nó với tư cách là một hệ giá trị,
bị chi phối bởi các điều kiện lịch sử, năng lực thực hiện. Khi so sánh hoạt động của con
người và động vật, C.Mác cho rằng: “Cố nhiên súc vật cũng sản xuất, nó xây dựng tổ, chỗ ở
của nó như con ong, con Hải Ly… nhưng súc vật chỉ sản xuất cái mà bản thân nó trực tiếp
cần đến, nó sản xuất một cách phiến diện; còn con người thì sản xuất một cách toàn diện;
con vật chỉ sản xuất và bị chi phối vởi nhu cầu thể xác trực tiếp, còn con người sản xuất
ngay cả khi được giải phóng khỏi nhu cầu của thể xác và chỉ khi giải phóng khỏi nhu cầu
mới sản xuất chân chính của chữ đó, con vật mới sản xuất ra bản thân nó, còn con người
sản xuất ra toàn bộ thế giới tự nhiên”. [5,tr.136,137]. Con vật chỉ chế tạo theo kích thước và
nhu cầu của loài đó, còn con người có thể sản xuất theo kích thước của bất cứ loài nào ở
đâu cũng biết vận dụng cái bản chất có hữu của mình; do đó con người cũng chế tạo theo
quy luật của cái đẹp.
Như vậy, có thể nói việc con người tạo ra “ thiên nhiên thứ hai” theo quy luật của cái
đẹp là cái thuộc tính bản chất, quy định cái văn hóa trong hoạt động của con người. Nếu tự
nhiên là cái nôi đầu tiên của sự hình thành và phát triển con người thì văn hóa là cái nôi thứ
hai. Nếu tự nhiên là cái quyết định sự tồn tại của con người với tư cách là một thực thể sinh
vật thì văn hóa là phương thức bộc lộ, phát huy những năng lực của bản chất người gắn liền
với các hoạt động sống của con người.
14
Trong Luận cương thứ 6 về Phoi ơ bắc C.Mác đưa ra luận điểm: “Bản chất con người
là tổng hòa những quan hệ xã hội”. [2,tr.11]. Theo đó không có con người trừu tượng thoát
ly mọi hoàn cảnh xã hội. Trong điều kiện hoạt động thực tiễn của mình con người đã tạo ra
những giá trị vật chất và tinh thần đó chính là văn hóa. Có thể nói hoạt động xã hội của con
người là tiền đề cơ sở cho sự tiến bộ của xã hội và văn hóa cũng được kế thừa trong tiến
trình phát triển của nhân loại.
- Quan điểm của Lênin về văn hóa
Kế thừa và phát triển các quan điểm của triết học Mác, V.I. Lênin đã phân tích sâu sắc

thêm về mặt xã hội của văn hóa với cách tiếp cận từ lý luận về Hình thái kinh tế - xã hội.
Lênin đã đưa ra nguyên tắc quan trọng trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới. Đó là
những nguyên tắc quan trọng trong tính đảng, tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại
trong văn hóa; xác định sự nghiệp vền văn hóa là bộ phận trong guồng máy cách mạng vô
sản dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Theo Lênin văn hóa vô sản có khả năng phát triển
toàn diện năng lực bản chất của con người cho nên nó phải là sự kế thừa có phê phán các
giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại để phát triển lên một tầm cao mới, mang đậm chất
liệu văn hóa và bản chất người. Lênin viết: “ Văn hóa vô sản không phải bỗng nhiên mà có,
nó không phải là do những người tự cho mình là chuyên gia về văn hóa vô sản phát minh
ra…văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số kiến thức mà loài người
đã tích lũy được dưới ách áp bức của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và của xã hội
của bọn quan liêu”.[62,tr. 31]
Xem xét trên khía cạnh triết học chủ nghĩa Mác – Lênin cho thấy, văn hóa phản ánh
toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt
động thực tiễn. Chỉ có lao động, tác động vào giới tự nhiên, thì hoạt động đó là điều kiện để
phân biệt giữa con người với súc vật.
Theo quan niệm của Văn hoá giáo dục và Khoa học Liên hợp quốc (UNESCO)
tháng 12 năm 1986, Tổ chức đã đưa ra định nghĩa mang tính chất tổng hợp: “Văn
hoá là tổng thể các hệ thống giá trị bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất,
tinh thần của xã hội. Văn hoá không thuần tuý trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật
mà còn bao hàm cả phương thức sống, những quyền cơ bản của con người, truyền
thống, tín ngưỡng”.
15
Như vậy, quan điểm trên về văn hóa có những nội dung gần với quan điểm của
các nhà triết học mác xít khi đưa ra luận điểm về văn hóa. Văn hóa là tổng hợp
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa theo quan
điểm của UNESCO còn được nhấn mạnh bởi phương thức sống, quyền cơ bản cua
con người, truyền thống, tín ngưỡng.
- Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích sống con người đã sáng tạo và phát minh ra

ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo văn hóa nghệ thuật
những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở, mặc và các phương thức sử dụng,
toàn bộ những phát minh đó là văn hóa, văn hóa là tổng hợp mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhu
cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. [24,tr.431]
Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 văn hóa được Chủ tịch Hồ Chí Minh
xác định là đời sống tinh thần của xã hội, văn hóa thuộc về kiến trúc thượng tầng,
có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế, chính trị và xã hội.
Quan điểm về văn hóa của Người đã khái quát nội dung rộng nhất của phạm trù
văn hóa, qua đó chỉ ra văn hóa không chỉ bao hàm các hoạt động tinh thần của con
người, mà còn bao hàm trong đó cả những hoạt động vật chất. Văn hóa với tư cách
là chủ thể hoạt động của đời sống xã hội. Nó biểu hiện sự thống nhất của yếu tố tự
nhiên và xã hội, biểu hiện khả năng và sức sáng tạo của con người.
Từ góc độ tiếp cận văn hóa của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh khi nói đến văn hóa là nói đến con người, con người tạo ra
văn hóa và văn hóa làm cho con người trở thành người. Có thể nói: Văn hóa là sự
phát triển lực lượng vật chất và tinh thần, biểu hiện trong lĩnh vực sản xuất vật chất
và sản xuất tinh thần của con người. Tuy nhiên, sự phân chia đó chỉ mang tính chất
tương đối, bởi giá trị “văn hóa vật chất” về thực chất là được vật chất hóa từ các
“giá trị tinh thần”. Hơn nữa, các giá trị tinh thần không bao giờ tồn tại dưới dạng
thuần túy tinh thần, mà tồn tại dưới dạng phi vật thể mang tính khác quan như văn
hóa trong các lĩnh vực giao tiếp, ứng xử, lối sống, phong tục tập quán, tín
ngưỡng,v.v,…
- Quan điểm của Đảng ta về văn hóa
16
Nghị quyết Hội nghi lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII):
Về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đâm đà bản sắc dân tộc: “Văn
hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường
dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và
tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới không ngừng hoàn thiện mình.

Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng
rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc” [8,tr.40]. Đảng ta đã khẳng định tầm quan trọng của
văn hóa, phản ánh toàn bộ những giá trị do con người tạo đựng nên, văn hóa vừa là
mục tiêu vừa là nền tảng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đứng trên nền
tảng kiến trúc thượng tầng văn hóa, văn hóa được xem xét một cách toàn diện trên
chỉnh thể của nó, như chủ nghĩa Mác đã khẳng định ở trên văn hóa là sản phẩm của
con tạo ra thông qua mối quan hệ giữa con với tự nhiên và con người với xã hội.
Trên cơ sở đó luận văn quan niệm: Văn hóa là toàn bộ các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác giữa con người với tự nhiên và xã hội. Như vậy, không phải tất
cả những gì do con người sáng tạo ra đều là văn hóa, mà chỉ có những yếu tố được
kết tinh thành giá trị, cái cốt lõi mới trở thành văn hóa.
1.1.2. Khái niệm về bản sắc văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc
1.1.2.1. Bản sắc văn hóa
Trong từ điển Tiếng Việt Phổ Thông: “ Bản sắc chỉ tính chất, màu sắc riêng, tạo
thành phẩm cách đặc biệt của một vật”.[35,tr.26] Song không phải quan niệm nào
cũng được xếp vào bản sắc, mà bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, nội dung, bản chất
của một nền văn hóa cụ thể, đó là những nét văn hóa riêng vốn có của mỗi dân
tộc những nét riêng ấy thường được biểu hiện qua các giá trị văn hóa vật chất và
tinh thần, vật thể và phi vật thể. Bản sắc văn hóa là cái thường xuyên được duy
trì, tái hiện, hoàn thiện trong tiến trình phát triển. Mặc dù, đã trải qua những biến
cố thăng trầm của lịch sử, nhưng những giá trị ấy không những không mất đi, mà
nó còn tiếp nhận tinh hoa của các dân tộc khác làm phong phú thêm giá trị văn
hóa của dân tộc mình.
Bàn về văn hóa Phạm Thái Việt, định nghĩa: “Bản sắc là những yếu tố văn hóa
đặc trưng cho từng cấp độ chủ thể văn hóa được xét đến. Bản sắc giúp khu biệt
cộng đồng văn hóa này với cộng đồng văn hóa khác” [48,tr. 328] ở đây bản sắc văn
17
hóa thể hiểu với tư cách là văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc nói riêng. Tuy
vậy, cách hiểu này chưa làm cho ta thấy rõ về cái đặc sắc cái riêng thể hiện bản sắc

văn hóa.
Nghiên cứu về vấn đề này Hồ Bá Thâm, đưa ra quan niệm bản sắc văn hóa:
“Là một kiểu tổng hợp, kết hợp những phẩm chất, những giá trị văn hóa nội sinh và
ngoại sinh tạo thành linh hồn, sức sống bền vững của dân tộc, có nét ưu trội đặc
biệt hơn một số dân tộc khác, vừa mang tính ổn định tương đối vừa biến đổi trong
quá trình lịch sử đấu tranh và xây dựng của dân tộc đó”.[22,tr.23]
Qua cách tiếp cận trên của các học giả Việt Nam, cho thấy: Bản sắc văn hóa
biểu hiện các giá trị tiêu biểu, bền vững, phản ánh sức sống của từng dân tộc, nó thể
hiện tập trung ở truyền thống văn hóa. Đó là các giá trị được lưu giữ qua các thời kỳ
lịch sử nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác, hòa vào dòng chảy liên tục của lịch
sử văn hóa các dân tộc. Khi đã hình thành và trở thành truyền thống của bản sắc văn
hóa mang tính bền vững và có chức năng định hướng, đánh giá, điều chỉnh hành vi
của cá nhân và cộng đồng. Song khái niệm bản sắc văn hóa không phải là sự cố
định, bất biến hoặc khép kín mà nó luôn vận động và phát triển, bên cạnh sự phong
phú và đa dạng, bản sắc văn hóa còn mang tính lịch sử. Mọi sự vật hiện luôn tồn tại,
vận động, bản sắc cũng vậy, làm thích nghi với yêu cầu của thời đại. Trong tiến
trình phát triển yếu tố đặc thù phù hợp với thực tiễn sẽ được phát huy, những yếu tố
bảo thủ lạc hậu sẽ bị bài trừ.
Bản sắc văn hóa luôn thể hiện nội dung bên trong có của văn hóa, đó là nét
riêng phản ánh độc đáo mối liên hệ thường xuyên, phổ biến giữa cái chung (văn hóa
nhân loại) với cái riêng (văn hóa dân tộc). Do đó, bản sắc văn hóa không đứng
ngoài văn hóa, mà chúng luôn có mối quan hệ bền chặt với nhau.
Như vậy, luận văn quan niệm bản sắc văn hóa: Văn hóa là tổng thể những tính
chất, tính cách, đường nét, màu sắc, biểu hiện ở một dân tộc trong lịch sử tồn tại và
phát triển của dân tộc đó, giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính thống nhất, nhất
quán của mình trong tiến trình phát triển.
1.1.1.2. Bản sắc văn hóa dân tộc
Từ góc độ triết học, xét trong mối quan giữa các nền văn hóa, bản sắc văn hóa
của mỗi dân tộc bao giờ cũng thể hiện tính hai mặt: thống nhất và đa dạng. Sự thống
nhất đó phản ánh những nét chung của nền văn hóa như văn hóa vùng, văn hóa

18
quốc gia, văn hóa khu vực. Tính đa dạng, phản ánh những sắc thái riêng, đặc thù
của mỗi dân tộc.
Xét trong sự vận động và phát triển, bản sắc văn hóa dân tộc vừa mang tính ổn
định, vừa mang tính biến đổi. Bản sắc văn hóa dân tộc ổn định ở quá trình hình
thành và phát triển lâu dài của lịch sử dân tộc. Tính biến đổi, ở chỗ bản sắc văn hóa
dân tộc không phải là một thực thể cố định, mà nó luôn vận động và biến đổi không
ngừng. Vì tiến trình phát triển của lịch sử, bản sắc văn hóa luôn được kế thừa những
giá trị của thế hệ trước đó
Bản sắc văn hóa dân tộc là một khái niệm “động” và “mở Trong cuốn “Bản sắc
văn hóa Việt Nam”, GS Phan Ngọc đã khẳng định một nền văn hóa là một cơ thể
sống, muốn cơ thể ấy có đủ sinh lực và dũng khí để tồn tại và lớn lên thì nó buộc
phải thích nghi với mọi hoàn cảnh, tức là phải biến đổi bản thân và tiếp biến với các
nền văn hóa bên ngoài. Nếu khép kín, chắc chắn nó sẽ xuống cấp và chết dần chết
mòn. Mang tính lịch sử cụ thể và vận động, bản sắc văn hóa đổi mới không ngừng
trên cơ sở loại bỏ những yếu tố bảo thủ và tiêu cực, tiếp thu và phát huy những yếu
tố tích cực và tiến bộ, đồng thời tạo lập các giá trị mới để đáp ứng với yêu cầu phát
triển của thời đại.
Nói như vậy, chúng ta có thể hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình
thành và phát triển phụ thuộc vào đặc điểm tộc người, điều kiện lịch sử tự nhiên,
nơi cư trú, thể chế chính trị, cũng như sự giao thoa với các nền văn hóa khác. Trải
qua hàng ngàn bị phong kiến phương bắc đô hộ, chúng ta không bị đồng hóa bởi
văn hóa Hán, dân tộc ta không những lưu giữ được bản sắc dân tộc mình, mà ngược
lại còn tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa đó làm giàu bản sắc văn hóa
dân tộc mình. Ở đây không phải chúng ta tiếp thu toàn bộ, mà thông qua sự giao
thoa đó thể hiện mối liên hệ phổ biến của bản sắc văn hóa dân tộc.
Bản sắc văn hóa dân tộc cũng giống như bộ “gen” bảo tồn dân tộc. Được thể
hiện ở hệ giá trị dân tộc, ở truyền thống, bản lĩnh, tâm hồn, lối sống, tình cảm, cách
nghĩ và khát vọng. Đó là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, thống nhất giữa
trình độ và tư duy, tinh thần độc lập tự cường, ý chí và bản lĩnh dân tộc với các hình

thức biểu hiện bên ngoài của nó, thật không nên đồng nhất bản sắc văn hóa dân tộc
với một số yếu tố hình thức bên ngoài của các nền văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc
vừa bao hàm các giá trị do dân tộc mình sáng tạo ra trong quá khứ và hiện tại, vừa
19
bao hàm các giá trị tinh hoa của nhân loại được dân tộc tiếp nhận một cách sáng tạo,
biến nó thành nguồn lực bên trong để xây dựng và bảo vệ đất nước.
“ Bản sắc văn hóa dân tộc” còn thể hiện với những khuynh hướng cơ bản trong
sáng tạo của văn hóa của mỗi dân tộc, vốn được hình thành trong mối liên hệ
thường xuyên với điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thể chế, các hệ tư
tưởng,v.v trong quá trình vận động và phát triển không ngừng của dân tộc ấy.
Bản sắc văn hóa dân tộc hiểu một cách chung nhất – là hệ thống các giá trị đặc
trưng bản chất của một nền văn hóa được xác lập, tồn tại, phát triển thông qua
nhiều sắc thái văn hóa cụ thể khác nhau. Đó là toàn bộ những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử, những nét độc đáo của dân tộc này
so với dân tộc khác.
Văn hóa có tính dân tộc vì nó được tạo ra, lưu truyền trong cộng đồng dân tộc
với một sắc thái thiên nhiên, điều kiện xã hội lịch sử riêng: qua quá trình phát triển
lâu dài, những đặc điểm dân tộc được in dấu vào các sáng tạo của văn hóa của dân
tộc, trải qua những thách thức của thời gian dần dần lắng đọng, định hình tạo thành
bản sắc văn hóa dân tộc của văn hóa, từ đó tạo nên cốt cách, bản lĩnh sức sống nội
sinh của dân tộc.
Tai Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ ra
bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh
hoa được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ
nước, tạo thành những nét đặc của cộng đồng dân tộc Việt Nam, con gn]ời Việt
Nam. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc; tinh thần đoàn kết;
tính cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng – nước; lòng nhân ái, bao dung,
trọng nghĩa tình đạo lý;đầu óc thực tế; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; tế
nhị trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống Bản sắc dân tộc còn đậm nét trong
các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”. [8,tr. 23]

Sự đặc sắc trong văn hóa dân tộc Việt Nam là một nền văn hóa vừa đa dạng
vừa thống nhất, là sự đan xen, tiếp xúc, biến đổi, bổ sung lẫn nhau của văn hóa các
tộc người. Nền văn hóa đó có được là nhờ vào sự cố kết cộng đồng 54 dân tộc anh
em trong trình dựng nước và giữ nước đã hun đúc nên ý thức cộng đồng. Tuy
nhiên, mỗi vùng văn hóa nước ta, do điều kiện tự nhiên, phương thức canh tác, sự
giao lưu vùng văn hóa nước ta, sự giao lưu văn hóa, tâm lý cộng đồng, nguồn gốc
lịch sử mà sắc thái văn hóa riêng thể hiện ở tiếng nói, chữ viết, phong tục tập
20
quán, lối sống, lối ứng xử trong các sinh hoạt xã hội và trong giao tiếp văn hóa, ở
đây thể hiện tính thống nhất và đa dạng phong phú không loại trừ nhau mà bổ
sung nhau. Trong quá trình giao lưu văn hóa, những yếu tố đặc trưng cốt lõi của
mỗi dân tộc vẫn được giữ gìn, duy trì và phát huy nó, tạo nên những sắc thái riêng
độc đáo không bị pha trộn với các dân tộc khác. Do vậy, hòa hợp các dân tộc tạo
nên một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng.
Nếu như văn hóa là một bộ phận cấu thành của kiến trúc thượng tầng, bản sắc
văn hóa cụ thể trong mọi mặt của đời sống xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc biểu
trưng cho hình thái ý thức xã hội.
Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc trưng, thể
hiện cái riêng của mình. Do vậy, muốn nhận biết được bản sắc văn hóa, phải thông
qua vô vàn những sắc thái khác nhau.
Tóm lại, từ sự phân tích các quan niệm dưới những chiều cạnh khác nhau và
đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
bản sắc văn hóa dân tộc chỉ được biểu hiện khi đặt nó trong mối quan hệ với văn
hóa các dân tộc khác.
Luận văn tiếp cận bản sắc văn hóa dân tộc trên tính hai mặt
thống nhất và đa dạng. Vì vậy chúng tôi quan niệm rằng bản sắc văn hóa dân tộc:
là các giá trị vật chất tinh thần đặc trưng tiêu biểu, cơ bản phán ánh diện mạo,
phẩm chất cốt cách và bản lĩnh riêng của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc mà qua đó
chúng ta có thể phân biệt nền văn hóa của dân tộc này với nền văn hóa của dân tộc
khác. Đó là tổng thể tính chất đường nét màu sắc, biểu hiện ở một dân tộc trong

lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, tính thống
nhất, nhất quán của mình trong sự phát triển
.
1.2. Nội dung bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc
1.2.1. Đặc điểm dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam
Là một dân tộc ít người trong cộng đồng hơn 54 dân tộc anh em trong cả nước.
Người Sán Dìu sống chủ yếu ở trung du miền núi của một số tỉnh phía bắc Việt
Nam. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu của các học giả về văn hóa dân tộc thiểu số,
dân tộc học ở Việt Nam, cho thấy: Dân tộc Sán Dìu là một tộc người được tạo lập từ
thời Nhà Minh ở Quảng Đông (Trung Quốc), di cư từ vào Việt Nam được khoảng
300 năm. Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước đồng bào luôn
có tinh thần đoàn kết và đóng góp to lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam không đông, nhưng sống xen kẽ với nhiều dân
tộc khác trên khắp dải đất trung du bán sơn địa, năm 2009 có dân số khoảng
21
126.237 người theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê (2009). Từ lâu n gười
Sán Dìu đã tự nhận là San Déo Nhín theo âm Hán – Việt là Sơn Dao Nhân, các
tộc người xung quanh cư trú bên cạnh, gọi người Sán Dìu với nhiều tên gọi khác
nhau như: Trại Đất (người Trại ở nhà đất) để phân biệt với Trại Cao (tức người
Cao Lan ở nhà sàn), Mán Quần Cộc, Mán Váy xẻ, Năm 1960, Tổng cục Thống
kê Trung ương đã chính thức sử dụng tên Sán Dìu, và từ đó Sán Dìu trở thành
tên gọi chính thức được ghi trong văn bản Nhà nước. Đến nay, tên Sán Dìu được
sử dụng phổ biến trong toàn quốc.
Có nhiều ý kiến cho rằng từ rất xa xưa người Sán Dìu có nguồn gốc từ người
Dao, do chia thành những nhóm nhỏ phiêu bạt nhiều nơi, một trong những nhóm
đó, người Sán Dìu rất có thể sống cạnh người Hán (Phương Nam) nên dần quên
tiếng mẹ đẻ của mình và tiếp thu thổ ngữ Hán Quảng Đông. Thông qua truyện thơ
bằng chữ Hán “Vũ Nhi”, truyền thuyết như “Vua Cóc” (Kham Suy Vong) được lưu
truyền rộng rãi trong tộc người Sán Dìu. Cốt truyện nhiều lần nhắc đến các địa danh
như Tân Châu, Linh Sơn, Hà Nam. Song truyền thuyết cũng không cho biết lai lịch

của họ, ngoài các địa danh “Mãn Khê Quốc”. Qua lời kể của các cụ già và gia phả
của một số dòng họ, cho thấy lịch sử người Sán Dìu vốn là một bộ tộc nhỏ bé, sinh
sống ở miền Nam Trung Quốc. Vào những năm cuối thời nhà Minh, đầu nhà Thanh
(thế kỷ XVII), vì không chịu nổi sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của giai cấp thống trị
phong kiến, người Sán Dìu một lần nữa phải lưu tán, một bộ phận đã vượt biên giới
Việt – Trung để vào Việt Nam. Khi mới đặt chân vào Việt Nam, người Sán Dìu đã
vượt dãy Hoàng Chúc Cao Sơn tới Hà Cối, Tiên Yên rồi tỏa đi các nơi. Một Bộ
phận dọc theo bờ biển Đầm Hà, Móng cái và các tỉnh, Bắc Giang, Thái Nguyên,
Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương nơi dịnh cư của đồng bào dân tộc
Sán Dìu là nơi thuộc bán Sơn địa.
Vốn là một dân tộc thiểu số ít người trong cộng đồng 54 dân tộc anh em. Do
vậy, nói đến văn hóa của người Sán Dìu là nói đến các yếu tố tiếng nói, chữ viết, lối
sống, trang phục, cách ứng xử với môi trường tự nhiên, các mối quan hệ xã hội, các
sắc thái tâm lý, tình cảm, những phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng tôn giáo.
Những yếu tố này được bảo tồn qua năm tháng, trở thành thói quen trong hoạt động
của mỗi người, được truyền từ đời này sang đời khác. Hay nói cách khác văn hóa là
22
tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần của một dân tộc, được hình thành và
phát triển cùng với dân tộc đó.
*Văn hóa dân tộc Sán Dìu nhìn từ góc độ giá trị văn hóa vật chất
+ Về làng bản và Nhà ở
Khác với nơi định cư trên miền núi đá cao của dân tộc H’Mông (ở Hà Giang,
dân tộc Chăm sống ở vùng ven biển miền trung, dân tộc Kinh chọn đồng bằng gần
ven sông cư trú, đồng bào Sán Dìu chọn vùng chân núi (bán sơn địa) làm nơi ở
của mình. Thời kỳ trước Cách mạng tháng tám năm 1945, các khu vực cư trú của
người Sán Dìu thường được sống thành trại, thôn, làng xã, tổng, có kỳ hào cai quản.
Đứng đầu tổng có chánh quản, phó quản; làng xã có lý trưởng, phó lý; thôn thì có
khám trại. Các chức dịch có nhiệm vụ thi hành mọi luật lệ của chế độ thực dân
phong kiến. Chính từ hình thức định canh định cư này cũng quy định nên phương
thức sinh hoạt và canh tác của họ.

Đứng trước sư tiến bộ của phương thức sản xuất kinh tế mới, xuất hiện sự mâu
thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là điều tất yếu không thể tránh
khỏi. Vì thế, trong điều kiện mới quan hệ sản xuất phong kiến cần được xóa bỏ và
nhường chỗ cho quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn. Điều này tác động cản bản đến
kiểu tổ chức xã hội của người Sán Dìu, tạo thành những bước thay đổi căn bản. Họ
đã cùng nhau xây dựng nông thôn mới tiến kịp với sự phát triển chung trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam.
Người Sán Dìu thường sống thành từng xóm nhỏ, có từ khoảng 200 – 300 hộ,
hoặc có thể ít hơn, Làng được thiết lập dưới những chân núi hoặc sườn đồi thấp,
trên đồi bằng. Người Sán Dìu ở nhà đất gần với kiểu nhà của dân tộc Kinh, sống
xen kẽ với nhiều tộc người khác, đồng bào người Sán Dìu thiết kế cho mình kiểu
kiến trúc nhà ở bằng nhà đất, lập bằng mái tranh hay mái lá bằng lá cọ, nhà dựa
lưng vào núi hướng mặt ra cánh đồng màu mỡ, hoặc nơi gần ruộng tiện lợi cho
sinh hoạt.
Nhà cửa của người Sán Dìu thường làm theo quy mô nhỏ, bộ sườn kết cấu đơn
giản, vì kèo thường là ba hay năm, kèo đơn nhỏ nguyên cây, xà và kèo gác lên
ngoàm đầu cột, được buộc lại với nhau bằng lạt (lạt tre, nứa hay dây rừng). Nhà
thường ba gian hai chái (sam ngạn lóng xá), gian bên trong nhô ra phía ngoài
khoảng 80cm, tạo nên một cái hiên nhỏ ở gian chính giữa. Mái nhà thường được
23
lợp bằng tranh hay rơm rạ. Tường nhà trái bằng đất (buộc đứng thưa rồi trát rơm
trộn bùn).
+ Về công cụ lao động: người Sán Dìu rất sáng tạo trong việc chế tạo công cụ
lao động để giải quyết cho khâu canh tác trên các địa hình khác nhau: Sử dụng cày
(lày), bừa một (tan phà), bừa đôi (sồng phà), bừa bàn có 11 đến 13 chiếc răng sắt,
và dùng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra còn sử dụng cái cào bàn (thui phà) công cụ
lao động này dùng chủ yếu để trồng khoai lang, lên luống trồng ngô, trồng sắn. Bên
cạnh đó, còn dùng liềm để gặt hái (lèm) và Vàng (vố lèm).Công cụ không thể thiếu
đối với người Sán Dìu đó là chiếc xe quệt (phong) gần giống với xe bò, nhưng xe
quyệt chỉ có 2 dây kéo và ko có lốp, dùng để kéo lúa, củi, các vật dụng đi canh tác

và thu hoạch màu màng Phần lớn phương thức canh tác của người Sán Dìu gắn với
nơi cư trú vùng bán sơn địa, chủ yếu vẫn là nông nghiệp lúa nước gần với dân tộc
Kinh, bên cạnh đó cũng có nương soi, bãi, trên nương trồng lúa nếp nương, ngô
khoai sắn phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống và chăn nuôi. Trong chăn nuôi,
họ nuôi trâu, bò, lợn, gà, là chủ yếu.
Công cụ lao động một trong những yếu tố quan trọng giúp cho đồng bào có thể
thực hiện phương thức sản xuất tự cấp, tự túc đắp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Sự sáng tạo trong việc chế tạo ra công cụ góp phần làm phong phú thêm văn hóa
của tộc người.
+ Về trang phục: Trang phục của người Sán Dìu đến nay đã có sự thay đổi
nhiều. Trước đây trang phục có sự phân biệt giữa ngày thường và ngày lễ. Dịp tết,
ngày hội hoặc đi chơi xa đối với nam giới và nữ giới trang phục là nét đẹp của
người Sán Dìu
Nam giới: Thường vận một cặp áo dài, áo trong màu xanh, áo ngoài màu đen.
Kiểu áo có năm thân, cổ cao, có hò cái khuy bên phải, ống tay hẹp, áo dài quá gối.
Ngày thường hay khi lao động người ta thường mặc áo ngắn và cũng là kiểu áo năm
thân, nhưng màu nâu, thân cụt, ở bên trong thân áo phải có may một túi nhỏ.
Quần màu nâu hoặc trắng, cắt theo kiểu chân què, cặp lá tọa, thắt lưng màu
chàm, xanh hay để nguyên màu của sồi, đũi. Đàn ông để tóc dài, búi tó sau gáy, cài
châm bằng xương Nai hoặc bằng bạc. Đối với ngày thường họ để đầu trần hoặc vấn
khăn đầu rìu, khi đi dự tiệc làng hoặc đám cưới thì đội khăn xếp hoặc vấn khăn
nhiễu màu đen. Ngày thường họ đi chân đất hoạc guốc gộc bằng gỗ, vào dịp hội hè
người sang đi giày da Gia Định, còn người nghèo đi ép quai ngang, đế bằng da trâu.
24
Nam giới ít dùng đồ trang sức, chỉ có vài cái nhẫn bằng đồng hoặc bằng bạc, đôi khi
có thêm vòng cổ.
Nữ giới: Đối vớí trang phục của phụ nữ phong phú hơn trang phục của nam
giới, bộ trang phục truyền thống gồm có: Khăn đội đầu, áo ngắn, váy, yếm, thắt
lưng, và xà cạp. Áo dài và áo ngắn cắt cùng kiểu chỉ khác nhau về độ dài. Áo
thường mặc thành từng cặp, áo dài bên ngoài bao giờ cũng là màu chàm, còn áo bên

trong có thể là màu trắng. Áo dài cắt theo kiểu áo tứ thân, cổ cao nẹp trơn, không
đính khuy, bên trong đắp bằng vải màu trắng, để khi mặc lộn ra phía ngoài. Cách
mặc áo cũng có sự khác biệt giữa lứa tuổi người già thường mặc áo vắt sang bên
phải, còn người trẻ thì ngược lại. Họ dùng thắt lưng màu màu xanh, đỏ, tím, hoa lý,
hoặc có hoa văn trang trí nhiều màu.
Đối với phụ nữ nuôi con nhỏ thường mặc áo ngắn cắt theo kiểu áo năm thân
nhưng không có khuy, chỉ đính dài để buộc. Phụ nữ Sán Dìu trước đây không có
yếm. Đối với trang phục nữ giới ở các dân tộc có nhiều nét độc đáo, nhưng không
có một một dân tộc nào có kiểu váy độc đáo như chiếc váy của phụ nữ Sán Dìu. Đó
là kiểu váy không khâu liền, gôm hai hoặc bốn mảnh vải cùng đính trên một cạp,
mảnh này chồng lên mảnh kia khoảng 10 – 15cm . Nếu là váy hai mảnh có từ ba
đến bốn bức can lại với nhau. Khi mặc váy thì một mảnh ở phía trước, một mảnh ở
phía sau, tạo thành hai khe hở dọc hai bên chân. Với kiểu váy này, khiến cho người
phụ nữ Sán Dìu luôn phải giữ ý tứ trong lao động cũng như trong sản xuất và giao
tiếp. Chiếc váy của phụ nữ Sán Dìu không thêu thùa nhiều kiểu hoa văn xanh đỏ,
đen, trắng như một số dân tộc khác mà vẫn đẹp, gọn gàng, mở từ hai vai khép lại ở
thắt lưng ngang eo bụng, tạo nên nét đẹp trong bản sắc của họ.
Nếu như phụ nữ dân tộc Nùng, Dao, Cao Lan đội khăn lệch trên đầu,… thì
phụ nữ Sán Dìu họ vấn tóc và đội khăn vuông màu đen, ở 4 góc khăn có trang trí
hoa văn ghép vải màu và có các tua vải, khi đội người ta thường buộc 2 tua vải
lên đỉnh đầu.
Thường ngày phụ nữ Sán Dìu đi giày vải, dép lốp, dép nhựa và các kiểu guốc.
Trong lao động hoặc đi đường còn cuốn xà cạp (Kịooc sen) bằng vải màu trắng
hoặc màu chàm. Bên cạnh đó, Phụ nữ sán Dìu còn sử dụng những trang sức phổ
biến mang đặc trưng riêng bao gồm: Khuyên tai, vòng cổ, nhẫn, xà tích bằng bạc.
25

×