Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

nghiên cứu hoạt động trao đổi đất nông nghiệp giữa các hộ nông dân trong các làng nghề ở thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 125 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






LÊ THỊ PHƯƠNG DUNG


NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TRAO ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
GIỮA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRONG CÁC LÀNG NGHỀ
Ở THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP




HÀ NỘI, NĂM 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM







LÊ THỊ PHƯƠNG DUNG


NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG TRAO ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
GIỮA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRONG CÁC LÀNG NGHỀ
Ở THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH



CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS NGUYỄN MẬU DŨNG


HÀ NỘI, NĂM 2015


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dung bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn


Lê Thị Phương Dung



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ, ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn
Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, tôi còn được nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của PGS.TS
Nguyễn Mậu Dũng là người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời gian nghiên
cứu đề tài và viết luận văn.
Tôi đã nhận được sự giúp đỡ của UBND Thị xã Từ Sơn, Chi cục Thống
kê, Phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng ban và cán bộ của các xã,
phường của Thị xã. Ngoài ra, tôi cũng được đồng nghiệp thuộc trường Cao đẳng
Thủy sản tạo điều kiện và giúp đỡ trong quá trình học tập, sự động viên từ gia
đình và người thân.
Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn



Lê Thị Phương Dung



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 27
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
2.1 Cơ sở lý luận về hoạt động trao đổi đất nông nghiệp giữa các hộ nông dân
trong làng nghề 5
2.1.1 Khái niệm, vai trò, nguyên tắc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp 5
2.1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động trao đổi đất nông nghiệp 8
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động trao đổi đất nông nghiệp 15

2.2 Cơ sở thực tiễn về hoạt động trao đổi đất nông nghiệp 21
2.2.1 Tình hình trao đổi đất nông nghiệp ở một số nước trên Thế giới 21
2.2.2 Tình hình trao đổi đất nông nghiệp ở Việt Nam 27
2.3 Bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu hoạt động trao đổi đất nông nghiệp
giữa các hộ làng nghề thuộc Từ Sơn – Bắc Ninh 31
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của Thị xã Từ Sơn 33


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Thị xã Từ Sơn 35
3.2 Phương pháp nghiên cứu 45
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 45
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 45
3.2.3 Phương pháp tính toán và tổng hợp số liệu 48
3.2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 48
3.2.5 Các chỉ tiêu phân tích 49
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52
4.1 Khái quát tình hình trao đổi đất nông nghiệp của các hộ nông dân trong
các làng nghề thị xã Từ Sơn 52
4.1.1 Khái quát về các làng nghề ở thị xã Từ Sơn 52
4.1.2 Khái quát tình hình sử dụng đất nông nghiệp trong các làng nghề thị xã Từ
Sơn 53
4.1.3 Khái quát tình hình trao đổi đất của các hộ nông dân trong các làng nghề
thị xã Từ Sơn 57
4.2. Đánh giá các hoạt động trao đổi đất nông nghiệp tại các làng nghề thuộc Từ Sơn 60
4.2.1 Hoạt động thuê – cho thuê đất nông nghiệp 60

4.2.2 Hoạt động mượn – cho mượn đất nông nghiệp 66
4.2.3 Hoạt động đổi ruộng 73
4.2.4 Ý kiến đánh giá của hộ về hoạt động trao đổi đất nông nghiệp trên địa bàn
thị xã Từ Sơn 75
4.3 Tác động của hoạt động trao đổi đất nông nghiệp đến sản xuất nông
nghiệp của các hộ nông dân tại các làng nghề thị xã Từ Sơn 79
4.3.1 Tác động đến diện tích đất nông nghiệp của các hộ nông dân 80
4.3.2 Tác động đến cơ cấu cây trồng 81
4.3.3 Tác động đến việc cơ giới hóa và giảm chi phí sản xuất 84
4.4 Những yếu tố tác động đến hoạt động trao đổi đất nông nghiệp giữa các
hộ nông dân tại các làng nghề thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh 85
4.4.1 Loại hình sản xuất của hộ 85


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi

4.4.2 Quan hệ giữa hai hộ trao đổi 89
4.4.3 Giá cả trao đổi 91
4.4.4 Nhận thức và tâm lý của các hộ nông dân về vấn đề giữ đất nông nghiệp 92
4.4.5 Chính sách đất nông nghiệp của Nhà nước 94
4.5. Giải pháp nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi đất nông nghiệp
tại các làng nghề thuộc thị xã Từ Sơn phát triển. 95
4.5.1 Giải pháp về chính sách 95
4.5.2 Giải pháp về kỹ thuật 98
4.5.3 Các giải pháp khác 99
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 101
5.1 Kết luận 101
5.2 Kiến nghị 102
5.2.1 Đối với nhà nước 102

5.2.2 Đối với cấp tỉnh 102
5.2.3 Đối với cấp thị xã 102
5.2.4 Đối với cấp xã, phường 103
5.2.5 Đối với hộ nông dân 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 106


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CCN : Cụm công nghiệp
GTSX : Giá trị sản xuất
ĐNN : Đất nông nghiệp
KCN : Khu công nghiệp
QSDĐ : Quyền sử dụng đất
UBND : Ủy ban nhân dân


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

DANH MỤC BẢNG
Số bảng Tên bảng Trang



3.1 Tình hình sử dụng đất trên địa bàn Thị xã Từ Sơn giai đoạn 2012 - 2014 36
3.2 Tình hình dân số Thị xã Từ Sơn năm 2013 39
3.3 Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2013 40
3.4 Số hộ được điều tra phỏng vấn trong mỗi làng nghề 47
4.1 Số lượng các làng nghề truyền thống ở thị xã Từ Sơn phân theo
ngành nghề 52
4.2 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của thị xã Từ Sơn năm 2014 54
4.3 Thực trạng đất nông nghiệp trên các địa bàn nghiên cứu năm 2014 55
4.4 Hình thức tham gia, giá cả, thủ tục thanh toán của các hộ nông dân
trong hoạt động trao đổi đất nông nghiệp 58
4.5 Số lượng, tỷ lệ các hộ tham gia hoạt động trao đổi đất nông nghiệp 59
4.6 Tình hình chung về hoạt động thuê – cho thuê đất nông nghiệp 62
4.7 Các đặc điểm của hoạt động thuê – cho thuê đất nông nghiệp tại các
làng nghề thị xã Từ Sơn 64
4.8 Tình hình mượn – cho mượn đất nông nghiệp tại các làng nghề thị
xã Từ Sơn – Bắc Ninh 69
4.9 Các khoản phí, lệ phí các hộ cho mượn ruộng đất nộp về chính
quyền địa phương 72
4.10 Hoạt động đổi ruộng tại các làng nghề thị xã Từ Sơn 74
4.11 Đánh giá của các hộ nông dân đối với hoạt động trao đổi đất nông nghiệp 75
4.12 Tác động của hoạt động thuê, mượn, đổi ruộng đến sản xuất nông nghiệp 79
4.13 Tác động của hoạt động thuê, mượn, đổi ruộng đến diện tích đất
nông nghiệp 80
4.14 Sự thay đổi cơ cấu cây trồng của các hộ đi mượn, thuê, đổi ruộng 82
4.15 Sự thay đổi về chi phí sản xuất chính của các hộ nông dân 85
4.16 Ảnh hưởng của loại hình nghề nghiệp đến hoạt động trao đổi đất
nông nghiệp 87
4.17 Ảnh hưởng cuả mối quan hệ giữa hai bên trao đổi tới hoạt động
trao đổi đất nông nghiệp 89



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix

4.18 Tình hình dân số trên địa bàn nghiên cứu 93
DANH MỤC HÌNH
Số hình Tên hình Trang


3.1 Bản đồ hành chính Thị xã Từ Sơn 35
3.2 Cơ cấu kinh tế giai đoạn đoạn 2011 – 2013 44
4.1 Tỷ lệ giao dịch (mượn – cho mượn) phân theo thời gian trao đổi 71
4.2 Sự thay đổi diện tích đất trồng cây trước và sau khi trao đổi đất 84


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cũng giống như nhiều nơi trên thế giới, đất đai và các hoạt động liên quan
đến đất đai luôn là vấn đề cơ bản trong lịch sử cũng như sự phát triển của Việt
Nam. Cung cách sở hữu đất đai, sự thừa kế đất đai qua các thế hệ luôn có những
ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế, xã hội và chính trị của mỗi quốc gia. Sự phát triển
nông nghiệp Việt Nam trong suốt thời kỳ dài phụ thuộc vào sự sử dụng có hiệu
quả hay không nguồn lực đất đai và những chính sách có liên quan đến đất đai,
thị trường đất đai, các đầu vào và nguồn lực tương ứng (Marsh S.P và cs., 2007)
Đã có nhiều chính sách được Nhà nước đưa ra liên quan đến đất đai.

Trong đó phải kể đến Nghị quyết 10/NQ – TW ra đời ngày 5/4/1988 “Về đổi mới
quản lý kinh tế nông nghiệp” trong đó có nội dung về quyết định giao quyền tự
chủ ruộng đất cho hộ nông dân và cho phép tự do hóa lưu thông nông sản hàng
hóa (Bộ Chính trị, 1988). Luật đất đai do Quốc hội ban hành năm 1993 quy định
về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài
vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Đất đai được chia bình quân theo định suất
(bình quân theo nhân khẩu). Những tiêu chuẩn khác cũng được xem xét khi giao
đất là các chính sách xã hội, chất lượng đất, tình hình thủy lợi, khoảng cách đến
thửa ruộng và khả năng luân canh cây trồng. Do đó để duy trì nguyên tắc công
bằng, mỗi hộ thường được giao nhiều mảnh với nhiều hạng đất khác nhau, ở các
cánh đồng khác nhau với chất lượng đất khác nhau. Đây là một trong những
nguyên nhân cơ bản tạo ra tình trạng manh mún đất đai ở Việt Nam. Năm 2003,
Luật đất đai được hoàn thiện và sửa đổi, quyền của người sử dụng đất được mở
rộng hơn, được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng hoặc dùng góp
vốn để hình thành pháp nhân mới. Việc nông dân được trao quyền tự chủ ruộng
đất đã thúc đẩy thị trường đất nông nghiệp hoạt động sôi nổi hơn. Tuy nhiên,
trong những năm qua thị trường đất đai trong nông nghiệp và nông thôn hoạt
động chưa mạnh. Nguyên nhân do đại bộ phận nông dân là các hộ sản xuất nhỏ


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

và manh mún, những hạn chế của Luật đất đai, cùng với tâm lý giữ đất đã khiến
cho quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất diễn ra chậm.
Ngày 13/6/2013 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số
899/2013/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” với các mục tiêu: Duy trì tăng
trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất
lượng và giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp; Nâng cao thu nhập và cải thiện

mức sống cho cư dân nông thôn; Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên
giảm phát thải khí nhà kính và các tác động tiêu cực khác đối với môi trường,
nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc. Nhiều bàn luận và chính sách được các nhà
khoa học đưa ra. Trong đó chính sách đất đai được quan tâm hơn cả. Một trong
nội dung của chính sách đất đai là : Đẩy mạnh quá trình tập trung đất nông
nghiệp thông qua dồn điền, đổi thửa.
Thị xã Từ Sơn – tỉnh Bắc Ninh là vùng đất giàu văn hóa với nhiều làng
nghề truyền thống còn phát triển thịnh vượng đến bây giờ. Ở Đồng Kỵ, Phù Khê,
Hương Mạc có nghề làm đồ gỗ, mỹ nghệ; ở Châu Khê, Đình Bảng, Đa Hội có
nghề gia công sắt thép; nghề dệt ở Tương Giang, Tân Hồng; nghề xây dựng ở
Đồng Nguyên, Tương Giang. Sự phát triển của các làng nghề đã thu hút hàng vạn
lao động ở địa phương góp phần đáng kể trong công tác giải quyếtviệc làm, nâng
cao thu nhập cho người nông dân. Do có nguồn thu nhập đáng kể từ hoạt động
ngành nghề nên nhiều hộ gia đình không còn mặn mà với sản xuất nông nghiệp.
Nhiều hộ làm nghề đã cho các hộ khác thuê hay mượn hay đổi ruộng của mình.
Có thể nói hoạt động trao đổi đất nông nghiệp đã và đang diễn ra trong các làng
nghề ở Từ Sơn với nhiều hình thức khác nhau. Khác với các địa phương khác ở
nước ta, thị xã Từ Sơn không có chủ trương dồn điền đổi thửa. Tuy nhiên, thông
qua hoạt động trao đổi đất giữa các hộ nông dân, đất nông nghiệp có thể được
chuyển từ các hộ chuyên nghề hoặc kiêm nghề về những hộ gia đình thuần nông.
Nhưng đây là vấn đề chưa được quan tâm nghiên cứu trong thời gian qua. Tình
hình trao đổi đất nông nghiệp ở các làng nghề Từ Sơn đang diễn ra như thế nào,


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

những hình thức trao đổi đất chủ yếu hiện nay ra sao; giá cả và phương thức trao
dổi đất giữa các hộ như thế nào? Trao đổi đất giữa các hộ có giúp cho nâng cao
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong các làng nghề hay không? Trao đổi đất

giữa các hộ đã và đang gặp phải những khó khăn gì và những giải pháp nào cần
được thực hiện để tạo điều kiện cho việc trao đổi đất nông nghiệp giữa các hộ,
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong các làng nghề. Chính
vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu hoạt động trao đổi đất
nông nghiệp giữa các hộ nông dân trong các làng nghề ở Thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng hoạt động trao đổi đất nông
nghiệp giữa các hộ nông dân trong làng nghề , từ đó đề xuất các giải pháp để
thúc đẩy các hoạt động trao đổi đất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp trong các làng nghề thuộc thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động trao đổi đất
nông nghiệp giữa các hộ nông dân trong các làng nghề;
- Đánh giá thực trạng hoạt động trao đổi đất nông nghiệp giữa các hộ
nông dân trong các làng nghề Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi đất nông nghiệp
giữa các hộ nông dân trong các làng nghề của thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động trao đổi đất
để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở các làng nghề Thị xã
Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là các hoạt động trao đổi đất nông nghiệp
trên địa bàn các làng nghề Thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4


Đối tượng nghiên cứu gián tiếp là các chính sách, cơ chế có liên quan đến
các hoạt động trao đổi đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Tập trung chủ yếu vào nghiên cứu sự tham gia của các
hộ nông dân ở các làng nghề thị xã Từ Sơn vào các hoạt động trao đổi đất nông
nghiệp, hình thức trao đổi, giá cả, phương thức thanh toán, thời gian trao đổi.
Phạm vi thời gian:
- Thời gian thực hiện đề tài dự kiến từ tháng 3/2014 đến tháng 4/2015.
- Thời gian thu thập số liệu: Số liệu được dùng cho nghiên cứu được lấy từ
năm 2010 đến nay.
Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận về hoạt động trao đổi đất nông nghiệp giữa các hộ nông
dân trong làng nghề
2.1.1. Khái niệm, vai trò, nguyên tắc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm
Theo Điều 13 Luật Đất đai (2003), tổng diện tích đất tự nhiên được chia
thành 3 nhóm lớn là: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm
đất chưa sử dụng. Trong đó đất nông nghiệp theo phân loại của Luật đất đai năm
2003 bao gồm: (1) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng
vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; (2) Đất trồng cây lâu năm; (3) Đất

rừng sản xuất; (4) Đất rừng phòng hộ; (5) Đất rừng đặc dụng; (6) Đất nuôi trồng
thủy sản; (7) Đất làm muối; (8) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính
phủ. Cụ thể:
- Đất sản xuất nông nghiệp: Là đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông
nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.
- Đất lâm nghiệp: Là đất có rừng tự nhiên hoặc có rừng trồng đạt tiêu chuẩn
rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đất khoanh nuôi phục
hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm phục hồi rừng bằng
hình thức tự nhiên là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã giao, cho thuê để trồng
rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn rừng). Đất lâm nghiệp bao
gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Là đất được sử dụng chuyên cho mục đích nuôi
trồng thuỷ sản, bao gồm đất nuôi trồng nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng
nước ngọt.
- Đất làm muối: Là đất các ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất
muối.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

- Đất nông nghiệp khác: Là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính
hoặc các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt
không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các
loại động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí
nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm
tạo cây giống, con giống; xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa
nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông
nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011).
2.1.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đất đai
là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con
người, vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động) vừa là phương
tiện lao động (mặt bằng cho sản xuất, dùng để gieo trồng, nuôi gia súc… (Nguyễn
Hữu Ngữ, 2010).
Trong bối cảnh khan hiếm đất đai ở Đông Á và Đông Nam Á, đất càng trở
nên có vai trò quyết định đối với sinh kế nông dân. Tài sản của nông dân quyết định
các hoạt động tạo ra sinh kế. Vốn tự nhiên có vai trò rất quan trọng trong việc chọn
lựa các chiến lược sinh kế, trong đó đất đai là nguồn lực tự nhiên quan trọng nhất,
đặc biệt đối với người nghèo, vốn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực này. Đối với
hầu hết người nghèo ở nông thôn, đất đai là phương tiện chủ yếu tạo ra sinh kế, tự
cung tự cấp, thu nhập và là nguồn tạo ra việc làm cho lao động gia đình, là nguồn
tạo ra của cải và chuyển của cải này cho thế hệ sau. Đất đai là nguồn lực quan trọng
bên cạnh các tài sản sinh kế khác như lao động, vốn con người, là tài sản bảo đảm
tạo ra thu nhập và là tài sản thế chấp chủ yếu để tiếp cận tín dụng.
Ở các nước đang phát triển, đất đai đóng vai trò trung tâm trong sinh kế
nông thôn, vì đóng góp phần quan trọng trong danh mục tài sản của hộ gia đình
nông thôn ( Trần Tiến Khai, 2011).
2.1.1.3. Nguyên tắc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp.
a. Đất đai phải có chủ thể quản lý , sử dụng hiệu quả và bền vững


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

Nguyên tắc này đòi hỏi mọi tài nguyên đất phải có chủ thể quản lý rõ
ràng. Xác định rõ chủ thể quản lý, đất đai sẽ được sử dụng hiệu quả và bền vững.
Việc xác định chủ thể quản lý đất đai là vô cùng quan trọng trong việc khuyến
khích nông dân đầu tư trên mảnh đất của mình (Đỗ Kim Chung, 2009).
b. Đất đai phải được sử dụng đầy đủ và hợp lý

Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất đai có nghĩa là đất đai cần được sử dụng hết
và mọi diện tích đất đai đều được bố trí sử dụng phù hợp với đặc điểm kinh tế -
kỹ thuật của từng loại đất và nhu cầu của thị trường để nâng cao năng suất cây
trồng, vật nuôi, giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích và vừa giữ gìn, bảo vệ
độ phì của đất (Đỗ Kim Chung, 2009).
c. Đất đai cần được sử dụng đạt hiệu quả kinh tế cao
Đây là kết quả của hai nguyên tắc trên về quản lý và sử dụng đất đai.
Muốn hiệu quả về sử dụng đất đai cần phải tính năng suất đất đai và giá cả của
đất (thường là giá thuê đất hay giá trị làm ra trên đất). Cần phải sử dụng hiệu quả
vì đất đai ngày một khan hiếm (bố trí sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường và
đặc điểm của đất đai, linh hoạt trong phương thức sử dụng). Vậy trong điều kiện
có thị trường đất đai, diện tích đất nông trại được mở rộng đến mức nào? Nguyên
tắc chung là mở rộng diện tích sản xuất đến mức thu thêm về sản phẩm trên một
đơn vị diện tích bằng với mức chi phí thêm (bao gồm chi phí đi thuê, phục hồi và
cải tạo đất…) trên một đơn vị diện tích đó (Đỗ Kim Chung, 2009).
d. Đất đai cần được quản lý, sử dụng đúng luật pháp và bền vững
Đất đai được quản lý và sử dụng đúng luật pháp, đảm bảo tính thống nhất
và phát huy hiệu quả của quy hoạch và tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp
bền vững. Sự bền vững trong sử dụng đất đai có nghĩa là cả về số lượng và chất
lượng đất đai phải được bảo tồn không những đáp ứng được mục đích trước mắt
của thế hệ hiện tại mà phải đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của các thế hệ
mai sau. Sự bền vững của đất đai gắn liền với điều kiện sinh thái môi trường. Vì
thế khi lựa chọn phương thức sử dụng đất cần phải đảm bảo kết hợp giữa lợi ích
trước mắt với lợi ích lâu dài (Đỗ Kim Chung, 2009).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

Sau khi hoạt động trao đổi đất diễn ra, các mảnh đất nông nghiệp thuộc về

chủ thể quản lý và sử dụng khác, tuy nhiên những nguyên tắc quản lý và sử dụng
đất nông nghiệp vẫn không thay đổi. Thực tế nước ta đã cho thấy, khi phong trào
hợp tác hóa đẩy mạnh, người nông dân lo chăm chút sức lực cho mảnh đất 5%
(đất dành cho các hộ sản xuất thức ăn chăn nuôi), vì miếng ruộng này đảm bảo
60 – 65% thu nhập cho đời sống gia đình trong khi phần lớn ruộng đất công bị bỏ
trễ, sử dụng kém hiệu quả (Đặng Kim Sơn, 2006). Ngày nay, khi hoạt động trao
đổi đất nông nghiệp giữa các hộ nông dân diễn ra mạnh mẽ, các hoạt động như
mua và đi thuê đòi hỏi người nông dân phải bỏ ra số tiền không nhỏ thì việc xác
định rõ chủ thể quản lý, sử dụng đất sẽ tạo động lực giúp người nông dân đầu tư,
mở rộng hoặc chuyển đổi sản xuất. Ngoài ra, đất đai sau khi được trao đổi không
chỉ cần được sử dụng hết mà còn phải được sử dụng phù hợp với trình độ quản
lý, sử dụng của chủ thể mới, phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của loại đất,
phù hợp với nhu cầu thị trường. Đất nông nghiệp sau khi thuộc về hộ nông dân
khác phải đảm bảo được năng suất, đem lại lợi ích lâu dài cho người sử dụng…
2.1.2.Cơ sở lý luận về hoạt động trao đổi đất nông nghiệp
2.1.2.1.Khái niệm hoạt động trao đổi đất nông nghiệp
Trao đổi là hành động có được thứ mà mình muốn từ một người khác bằng
cách trao lại cho họ một thứ gì đó. Khái niệm trao đổi trong kinh tế xuất hiện
nhiều nhất trong Marketing và là khái niệm cơ bản, quan trọng nhất của
Marketing. Trao đổi là tiến trình đạt được một sản phẩm từ một người nào đó
thông qua việc đưa ra một vật gì đó nhằm trao đổi. Để khả năng trao đổi tồn tại,
năm điều kiện cơ bản phải được thỏa mãn: (1) Có ít nhất 2 bên thành phần tham
gia; (2) Mỗi bên phải có một thứ gì đó có giá trị đối với bên kia; (3) Mỗi bên đều
có khả năng trao đổi và truyền tải; (4) Mỗi bên được tự do trong việc chấp thuận
hay từ chối sự trao đổi; (5) Mỗi bên tin tưởng rằng có sự hợp lý và mong muốn
khi thương lượng với bên kia. Khi hai bên đồng ý thỏa thuận trao đổi và nếu như
họ có thể thương thuyết với nhau - cố đạt được những điều kiện thích hợp thỏa


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế

Page 9

mãn đôi bên. Khi đôi bên đạt được ý nguyện, bước kế đến sẽ là thực hiện giao
dịch (Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2005).
Như vậy hoạt động trao đổi đất nông nghiệp giữa các hộ nông dân được
hiểu là tiến trình trong đó một hộ gia đình có được thửa ruộng từ một hộ gia đình
khác thông qua việc đưa ra một vật gì đó nhằm trao đổi.
Thông thường các hoạt động thị trường chủ yếu bao gồm hoạt động mua
và bán hàng hóa. Tuy nhiên, trong thị trường đất đai hoạt động này có phức tạp
hơn.Theo Hiến pháp Việt Nam, đất đai là tài sản của toàn dân và Nhà nước thống
nhất quản lý. Luật đất đai được Quốc hội thông qua vào tháng 11 năm 2003 và
đang được tiến hành sửa đổi từ năm 2013 chỉ ra Chính phủ là đại diện cho chủ sở
hữu. Vì đất đai do toàn dân sở hữu nên không thể có sở hữu cá nhân về đất đai.
Tuy nhiên, kể từ khi có Luật đất đai năm 1993, các cá nhân, các hộ gia đình và
các tổ chức có thể nắm giữ và chuyện nhượng quyền sử dụng đất với nhiều hình
thức trao đổi khác nhau.
2.1.2.2. Các hình thức trao đổi đất nông nghiệp
- Thuê và cho thuê ruộng đất: là việc bán hay mua sự sở hữu quyền sử
dụng đất trong một thời gian nhất định. Người bán gọi là người cho thuê, người
mua gọi là người đi thuê (Đỗ Kim Chung, 2000).
- Mua và bán ruộng đất: là việc mua hay bán sự sở hữu quyền sử dụng đất
lâu dài (hết cả thời gian giao đất cho các hộ gia đình được quy định theo Luật đất
đai) (Đỗ Kim Chung, 2000).
- Mượn và cho mượn ruộng đất: là việc chuyển quyền sử dụng ruộng đất
từ người này (người cho mượn) sang người khác (người đi mượn), còn quyền sở
hữu, quyền sử dụng ruộng đất vẫn thuộc về người cho mượn. Việc mượn và cho
mượn thông thường không xác định rõ thời gian, khi cần thiết thì người cho
mượn lấy ruộng lại (Đỗ Kim Chung, 2000).
- Đổi ruộng: là việc hộ nông dân này đổi một hoặc một số mảnh ruộng
của mình để lấy một hay một số mảnh ruộng khác của một hộ nông dân khác.

Thông thường hoạt động đổi ruộng diễn ra khi xuất hiện hộ nông dân muốn dồn


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

ghép nhiều thửa ruộng nhỏ thành một hay một vài số thửa ruộng lớn hơn. Đổi
ruộng cũng có thể liên quan đến quy hoạch và thiết kế lại ô thửa, giao thông và
thủy lợi nội đồng. Hộ nông dân tham gia vào đổi ruộng không mất đi về ruộng
đất mà giá trị ruộng đất vẫn giữ nguyên, chỉ có sự thay đổi về diện tích, vị trí, số
thửa. Nguyên tắc cơ bản của đổi ruộng là nguyên tắc bằng giá, nghĩa là các diện
tích đổi với nhau phải cùng cấp độ hay cùng một giá trị (Đỗ Kim Chung, 2000).
2.1.2.3. Thời gian trao đổi
Thời gian trao đổi được thỏa thuận giữa hai bên tham gia. Trong đó hoạt
động thuê – cho thuê, mượn – cho mượn ruộng đất có thể diễn ra trong một vụ,
một năm hoặc vài ba năm. Riêng với hoạt động mua – bán ruộng đất, đổi ruộng,
thời gian trao đổi dài hơn các hoạt động kia nhưng bị giới hạn bởi thời gian giao
đất cho hộ gia đình được quy định bởi Luật đất đai. Thời hạn giao đất trồng cây
hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối là hai mươi năm, thời hạn giao
đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là năm mươi năm (Luật đất đai, 2003).
Như vậy nếu hộ gia đình chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ
gia đình khác, thì tùy vào mục đích sử dụng mà thời gian trao đổi tối đa là hai
mươi năm hoặc năm mươi năm.
2.1.2.4. Phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán trong các hoạt động trao đổi đất nông nghiệp
thường là tiền mặt hoặc hiện vật. Thanh toán bằng tiền mặt là phổ biến trong hoạt
động mua – bán, thuê – cho thuê ruộng đất. Do trong hoạt động mua – bán ruộng
đất, giá trị trao đổi là khá cao, ngoài ra còn liên quan đến các vấn đề pháp lý nên
hộ nông dân ưa chuộng tiền mặt hơn và thường thanh toán ngay đầu vụ. Đối với
hoạt động thuê – cho thuê, thời hạn trao đổi xác định trong khoảng vài năm, diện

tích trao đổi rõ ràng là căn cứ để tính giá thuê đất dễ dàng (có thể tính bằng
tiền/sào hoặc kg thóc/sào). Trong hoạt động thuê – cho thuê ruộng đất, thanh
toán bằng tiền mặt có thể được trả vào bất cứ thời điểm nào (đầu vụ hoặc cuối
vụ) thì phương thức trả bằng hiện vật (thóc, gạo…) thường được tiến hành sau
khi đã thu hoạch xong. Với hoạt động mượn – cho mượn ruộng đất, thời gian


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

mượn không xác định rõ, quyền sử dụng đất vẫn thuộc về người cho mượn, quan
hệ giữa hai bên thường là anh em, họ hàng, làng xóm nên giá trị trao đổi không
cao. Nguyên tắc cơ bản của đổi ruộng là nguyên tắc bằng giá, nghĩa là các thửa
ruộng trao đổi với nhau phải cùng cấp độ hoặc cùng một giá trị (Đỗ Kim Chung,
2000). Giá cả của đất đai phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí, chất lượng, độ phì
nhiêu, tình trạng thủy lợi…Như vậy phương thức thanh toán trong hoạt động đổi
ruộng là hiện vật, cụ thể là một thửa ruộng khác bằng giá với thửa ruộng đã đổi.
Trong trường hợp nếu hai thửa ruộng cùng diện tích nhưng không cùng giá, hộ
gia đình có thể trao đổi với nhau để cộng thêm một khoản tiền mặt hoặc thóc gạo.
2.1.2.5. Hình thức của hợp đồng trao đổi đất nông nghiệp
Hình thức của hợp đồng trong các hoạt động trao đổi đất nông nghiệp bao
gồm: thỏa thuận bằng miệng, hợp đồng viết tay, hợp đồng có công chứng của nhà
nước. Tùy từng trường hợp và mối quan hệ của hai bên trao đổi mà hình thức
hợp đồng ở mỗi hoạt động có thể khác nhau (Đỗ Kim Chung, 2000). Đối với hoạt
động mượn – cho mượn ruộng đất, thời hạn cho mượn thường không xác định và
quan hệ giữa hai bên tham gia là thân thiết (họ hàng hoặc làng xóm) nên thường
chỉ thỏa thuận bằng miệng. Ngược lại, với hoạt động mua – bán, giá trị trao đổi
cao, thời gian trao đổi là hết thời gian giao đất nông nghiệp nên chủ yếu sử dụng
hợp đồng có công chứng của nhà nước. Đặc biệt với bên mua quyền sử dụng đất
nông nghiệp, thì hợp đồng có công chứng của nhà nước là sự đảm bảo để họ yên

tâm đầu tư vào ruộng đất. Hình thức hợp đồng trong hoạt động thuê – cho thuê
đất nông nghiệp khá đa dạng. Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa hai bên trao đổi,
nếu như mối quan hệ đó là anh em thì hợp đồng có thể chỉ là giao kèo bằng
miệng hoặc văn bản viết tay, nếu mối quan hệ là người ngoài thì hợp đồng
thường được công chứng bởi nhà nước. Đối với hình thức đổi ruộng, nếu việc đổi
ruộng do địa phương đứng ra tổ chức, người dân bàn bạc thảo luận, thường liên
quan đến quy hoạch hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi thì văn bản do chính
quyền địa phương làm; nếu việc đổi ruộng do hộ gia đình thực hiện với nhau thì
văn bản hợp đồng có thể viết tay hoặc hợp đồng có công chứng của nhà nước.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

2.1.2.6. Tác dụng của hoạt động trao đổi đất nông nghiệp đối với sản xuất nông nghiệp
a. Tăng cường sự tập trung và tích tụ ruộng đất trong nông thôn
Đất đai manh mún là một trong những vấn đề lớn của các nước đang phát
triển trên toàn thế giới, sự gia tăng dân số nông thôn một cách nhanh chóng đi
kèm với chính sách thừa kế hiện tại làm đất đai ngày càng bị chia nhỏ. Việt Nam
hiện là một trong những nước có mức độ manh mún đất đai rất cao theo tiêu
chuẩn của thế giới, số liệu thống kê năm 2004 cho thấy nước ta có khoảng 75 -
100 triệu mảnh đất, trung bình một hộ sở hữu 5 mảnh khác nhau và khoảng 10%
số mảnh đất có diện tích nhỏ hơn 100m
2
. Diện tích đất canh tác trung bình của
một hộ khác nhau giữa các vùng, tuy nhiên hầu hết các hộ nông thôn Việt Nam
có diện tích đất ít hơn 1 héc ta, một số tỉnh như Hà Tây cũ diện tích đất nông
nghiệp trung bình của một hộ chỉ là 2400m2. Đất đai manh mún có tác động rất
xấu lên năng suất và tăng trưởng nông nghiệp, nó cản trở việc áp dụng các
phương tiện cơ giới như máy cày hay máy gặt, đồng thời làm giảm khả năng phát

triển các loại cây trồng mà chỉ mang lại lợi nhuận ở quy mô lớn nhất định. Bên
cạnh đó nó cũng làm tăng nhu cầu về lao động do những hạn chế về cơ giới hóa
cũng như đòi hỏi thời gian di chuyển giữa các mảnh đất và thời gian đắp bờ phân
cách giữa các thửa. Sản xuất nông sản tập trung cũng chỉ có thể áp dụng đối với
những mảnh đất có quy mô lớn nhất định do đòi hỏi cao về chi phí đầu tư ban
đầu và lượng hàng hóa tối thiểu khi giao dịch với các doanh nghiệp (Viện Chính
sách và Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, 2010).
Tích tụ đất nông nghiệp được hiểu là phương thức làm tăng quy mô về
diện tích của chủ thể đất nông nghiệp. Ngày nay, quá trình tích tụ có ý nghĩa rất
lớn đối với sự phát triển sản xuất. Tích tụ đất nông nghiệp giúp cho sử dụng đất
nông nghiệp đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả, góp phần bảo vệ, tái tạo và khôi
phục chất lượng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất hàng hóa theo
hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH). Tích tụ ruộng đất khắc
phục được tình trạng manh mún, cho phép hình thành nên các trang trại sản xuất
quy mô lớn, tạo ra sự thuận lợi cho người sản xuất ứng dụng các biện pháp kỹ


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

thuật thâm canh cây trồng đem lại hiệu quả cao; thực hiện tốt các hiện pháp thủy
lợi hóa, cơ giới hóa và hợp tác hóa (Trần Thị Thu Giang, 2011). Để có quá trình
tích tụ đất cần phải thông qua nhiều hoạt động trong đó chủ yếu là các hoạt động
trao đổi đất nông nghiệp. Qua các hoạt động thuê, mua quyền sử dụng đất hay
đổi ruộng mà những hộ có đủ điều kiện (về lao động, tài chính, quản lý,…) có thể
tập trung được số lượng đất nông nghiệp đủ lớn để hình thành nên các trang trại.
b. Thúc đẩy thị trường đất nông nghiệp phát triển
Thị trường đất đai là tất yếu và rất cần thiết cho một nền nông nghiệp đã
chuyển đổi.Ở Trung Quốc, quá trình này đã tiến hành cách đây hơn 20 năm.
Không có gì tốt hơn bằng cơ chế thị trường trong việc điều chỉnh và phân bố lại

tài nguyên đất trong nông nghiệp. Khi nông dân trả tiền cho việc sử dụng đất, anh
ta phải sử dụng đất có hiệu quả hơn và sẵn sàng không sử dụng nó, nhượng cho
người khác khi anh ta làm ăn kém hiệu quả. Chỉ khi nào có cơ chế cạnh tranh,
các thửa ruộng mới được những người nông dân thích hợp canh tác dưới phương
thức sử dụng có lợi nhất (Đỗ Kim Chung, 2000). Như vậy cơ chế thị trường về đất
đai sẽ tạo ra và thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa theo hộ, thúc đẩy phân công
lao động và đa dạng hóa kinh tế nông thôn. Nếu như việc trao đổi đất được được
thực hiện đúng với quy luật thị trường, hay nói cách khác là lấy giá thị trường
hơn là cơ sở để tính đổi hơn là thuần túy dựa vào chỉ tiêu nông hóa, thổ nhưỡng
thì thị trường đất nông nghiệp sẽ phát triển mạnh.
c. Thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
CNH – HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn (Đỗ Kim Chung, 2009). Các hoạt động
như: thuê và cho thuê, mua – bán, đổi ruộng, ….giúp quá trình tích tụ đất nông
nghiệp diễn ra nhanh hơn và quy mô sản xuất lớn hơn. Từ đó tạo điều kiện đưa
thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp, thực
hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là
công nghệ sinh học nhằm nâng cao chất lượng, năng suất, giảm bớt giá thành,
nâng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, các hoạt động trao đổi


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

đất nông nghiệp giúp tập trung ruộng đất, cho phép chính quyền địa phương dễ
dàng cải tạo hệ thống hạ tầng phục vụ nông nghiệp mà trước đây chưa làm được
do những mảnh ruộng quá bé và bố trí không thuận lợi.
d. Những tác dụng khác của hoạt động trao đổi đất nông nghiệp giữa các
hộ nông dân
Ngoài những tác dụng tích cực ở trên, hoạt động trao đổi đất có thể góp

phần phân công lao động một cách hợp lý. Lao động là yếu tố cần thiết của mọi
quá trình sản xuất và kinh doanh. Không có lao động thì không thể có các hoạt
động nông nghiệp. Lao động trong nông nghiệp không cần trình độ tay nghề
chuyên môn hóa sâu như ở trong công nghiệp. Ở nước ta, lao động nông nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động xã hội ở nông thôn. Tỷ trọng lao động
nông nghiệp chiếm trong lao động thôn thôn khoảng 70%. Tuy nhiên, trong nông
nghiệp có những thời kỳ không cần hoặc cần rất ít sự tác động của con người tới
sinh vật. Theo nghiên cứu, ở đồng bằng sông Hồng, diện tích đất nông nghiệp
bình quân một hộ (2,5 lao động/hộ) khoảng 2000 – 3000m
2
(khoảng 400 –
700m
2
/người) thì chỉ cần 1 lao động làm trong 3 – 4 tháng, tập trung vào thời kỳ
gieo cấy và thu hoạch. Ước tính số lao động nông thôn bị dôi ra ít nhất là 35 –
40% (Đỗ Kim Chung,2000). Như vậy, một lượng lớn lao động nông nghiệp đang
chưa được sử dụng hết mức. Với xu thế phát triển các ngành công nghiệp và dịch
vụ, cần thừa nhận sự di chuyển lao động nông thôn đi tìm việc ở nơi khác. Những
nông dân tập trung được nhiều đất đai và nhiều vốn có thể mạnh dạn chuyển dịch
cơ cấu cây trồng vật nuôi. Ngược lại những nông dân/ hộ gia đình không có khả
năng hoặc canh tác không giỏi thông qua các hoạt động trao đổi đất nông nghiệp
để trở thành những người không có đất và đi làm thuê. Ngoài ra, các hộ thuần
nông có xu hướng mở rộng thêm đất đai để sử dụng triệt để lao động dư thừa và
các nguồn lực khác của hộ. Hộ làm ngành nghề có xu hướng chuyển nhượng đất
đai cho các hộ thuần nông để phát triển ngành nghề, dịch vụ, thực hiện đa dạng
hóa kinh tế hộ.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15


2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động trao đổi đất nông nghiệp
2.1.3.1. Các chính sách liên quan đến quyền sở hữu và sử dụng đất nông nghiệp.
Việt Nam bắt đầu con đường cải cách kinh tế của mình bằng việc ban
hành chính sách đổi mới vào năm 1986. Mục tiêu của chính sách đổi mới là
chuyển nền kinh tế Việt Nam từ mô hình kế hoạch hóa, tập trung sang nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nghị
quyết 10 của Bộ chính trị năm 1988 là bước ngoặt cơ bản. Nội dung chính của
chính sách này là công nhận hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, tự do hóa
thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất cũng như các tư liệu sản xuất khác
(ngoại trừ đất đai) và giao đất sử dụng ổn định, lâu dài cho người dân. Chính
sách này dẫn đến xóa bỏ hợp tác hóa trong nông nghiệp. Cũng theo chính sách
này, nông dân được giao đất nông nghiệp trong 15 năm và ký hợp đồng sử dụng
các đầu vào, sử dụng lao động và sản phẩm mà họ sản xuất ra. Các chỉ tiêu trong
hợp đồng được ổn định trong 5 năm. Hơn nữa hầu hết các tư liệu sản xuất (máy
móc, trâu bò và các công cụ khác) được coi là sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, thời
gian giao đất còn quá ngắn và một số quyền sử dụng đất chưa được luật pháp
hóa. Điều này dẫn đến nông dân có thể ít có động cơ đầu tư dài hạn trên đất
(Marsh S.P và cs.,2007).
Luật đất đai (1993) ra đời đã giải quyết được những vấn đề trên. Theo luật
này nông dân được giao đất ổn định và lâu dài. Họ được giao 5 quyền sử dụng
đất bao gồm: quyền chuyển nhượng, trao đổi, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Luật
đất đai cũng khẳng định đất giao cho hộ nông dân được pháp luật công nhận với
thời hạn quyền sử dụng đất cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản là 20 năm, đất
cây lâu năm là 50 năm. Mức hạn điền cũng được đặt ra cho từng vùng khoảng từ
2 – 3 ha đối với đất cây hàng năm và 10 ha với đất cây lâu năm vùng đồng bằng
và 30 ha đối với vùng miền núi (Luật đất đai, 1993). Luật sửa đổi năm 1998 đã
thêm 2 quyền nữa là người sử dụng đất nông nghiệp có quyền cho thuê lại và góp
vốn kinh doanh. Vào năm 1998, chính phủ đã đề ra chính sách khuyến khích
nông dân đổi ruộng cho nhau để tạo thành những mảnh ruộng có diện tích lớn

×