Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đề tài: Phân tích chuỗi giá trị hồ tiêu huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 93 trang )

1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay phân tích chuỗi giá trị là quan trọng trong thời đại toàn cầu hóa, với
sự phân công lao động ngày càng tăng và sự phân tán toàn cầu các hoạt động sản xuất
kinh doanh, sức cạnh tranh hệ thống trở nên càng quan trọng, hiệu quả trong sản xuất
chỉ là điều kiện cần để thâm nhập thành công vào thị trường toàn cầu. Để việc tham
gia thị trường toàn cầu mang lại lợ
i nhuận bền vững thì đòi hỏi phải am hiểu các yếu tố
tác động trong toàn thể chuỗi giá trị. Việc phân tích chuỗi giá trị trong kinh doanh
chính là chìa khóa then chốt để mở khóa quá trình bế tắc và đạt được hiệu quả tối đa
trong quá trình như: tổng chi phí thấp nhất, khâu đầu vào, hình ảnh thương hiệu, phản
ứng nhanh hơn với các môi đe dọa và cơ hội…Từ đó giúp doanh nghiệp kinh doanh
tạo ra những
ưu thế so với đối thủ cạnh tranh
Được khai sinh từ thế kỷ XVII như là một loại cây công nghiệp lâu năm của
nông nghiệp Việt Nam, phát huy thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam thì hiện nay
Việt Nam xuất khẩu tiêu đứng thứ 1 trên thế giới.
Sự phát triển ngoạn mục này bắt đầu từ những năm 1990 khi giá Hồ tiêu trên thị
trường thế giới tăng cao. Diện tích canh tác của Việt Nam đã liên tục tăng lên và đạt
gần 9.200 ha từ 400 ha vào những năm 1970. Trong hơn 5 năm trở lại đây từ đầu năm
2010 đến nay khi giá tiêu tăng gấp đôi các năm trước và đến năm 2011 gía tiêu đã đạt
mức kỷ luật 5,500 - 5,800 USD/ tấn đối với tiêu đen và 8,000 – 8,500 USD/tấn tiêu
trắng đã gia tăng diện tích trồng tiêu lên nhanh chóng. Tính đến cuối năm 2014 diện
tích trồng tiêu của Việt nam đã đạt gần 62.000 ha (VPA 2015)
Sở dĩ Hồ tiêu Việt Nam có thể phát triển một cách rực rỡ như vậy là do Việt Nam
hội tụ tất cả các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, về con người, về ứng dụng khoa học
kỹ thuật trong sản xuất và chế biến. Thiên nhiên ưu đãi với đất bazan màu mỡ, khí hậu
cận nhiệt đới, độ ẩm cao, lượng mưa nhiều. Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, ham


2

học hỏi. Năm 2004 Việt Nam gia nhập WTO, ngành Hồ tiêu Việt Nam đã tham gia sâu
hơn vào quy luật thị trường, doanh nghiệp Việt nam và doanh nghiệp FDI cùng kinh
doanh mua bán, chế biến và XNK hồ tiêu và cạnh tranh lành mạnh ngay trên sân nhà.
Với những đặc tính như trên cùng sự chủ động và sáng tạo, Hồ tiêu Việt Nam đã sẵn
sàng vượt qua mọi thách thức và tự tin sẽ nắm bắt tốt cơ hội để phát triển hơn nữa,
khẳng định mạnh mẽ vị thế của mình trên trường quốc tế.
Năm 2005, được sự nhất trí của tổ chức Liên hiệp quốc và Cộng đồng Hồ tiêu
Quốc tế Việt nam đã gia nhập Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC), hiệp hội Hồ tiêu Việt
nam được Bộ NN-PTNT giao trực tiếp tham gia các hoạt động của IPC, cùng chia sẻ
thông tin ngành hàng về thị trường giá cả, về áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng tiêu theo
phương pháp hữu cơ bền vững( GAP ), về tiêu chuẩn chất lượng .v.v
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ cũng còn hạn chế về nhiều mặt, thứ nhất do tình
hình sâu bệnh nặng làm tiêu chết dẫn đến diện tích trồng hồ tiêu giảm, thứ hai giống
tiêu trồng không được chọn lọc, không bảo đảm được chất lượng, sản xuất chế biến
theo qui trình chưa phù hợp, thứ ba phương thức trồng hồ tiêu chưa đúng kỹ thuật canh
tác, nông dân đa phần chạy theo sản lượng do giá tăng cao trong những năm gần đây
làm mất đi tính bền vững sinh học của hồ tiêu, và cuối cùng do cấu trúc nghành chưa
hợp lý, tình hình trồng hồ tiêu do tự phát, tự do bán, thu mua, sơ chế chưa hình thành
được chuỗi giá trị đúng nghĩa làm mất đi sự phát triển bền vững hồ tiêu huyện Bù Đốp,
tỉnh Bình Phước.
Việc nghiên cứu chuỗi giá trị hồ tiêu huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước có ý nghĩa
rất quan trọng. Nó sẽ giúp cho các nhà quản lý kinh tế, các nhà chỉ đạo sản xuất hiểu
rõ hơn về hoat động sản xuất kinh doanh hồ tiêu, về mối quan hệ, các tác nhân tương
tác và sự phân phối lợi ích của từng tác nhân trong chuỗi, từ đó đề xuất những giải
pháp tác động hợp lý nhằm mục đích phát triển hoàn thiện thực hiện chiến lược nâng
cấp chuỗi giá trị hồ tiêu
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài
“Phân tích chuỗi giá trị hồ tiêu Huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước”


3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung:
Khảo sát, phân tích để đánh giá thực trạng các tác nhân trong chuỗi giá trị hồ tiêu
từ đó đề xuất những giải pháp, chiến lược nâng cấp chuỗi để phát triển bền vững hồ
tiêu của tỉnh Bình Phước trong những năm tiếp theo.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
-Xác định cấu trúc chuỗi giá trị và giá trị gia tăng c
ủa từng tác nhân tham gia
hồ tiêu của tỉnh trong những năm 2014
-Xác định những lợi thế và cơ hội, những cản trở và nguy cơ thách thức của các
khâu trong chuỗi giá trị hồ tiêu
-Đề xuất những giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị hồ tiêu từ năm 2015
-Chương trình hành động nhằm nâng cấp chuỗi giá trị hồ tiêu từ năm 2015
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
− Chuỗi giá trị h
ồ tiêu tỉnh Bình Phước có cấu trúc như thế nào và giá trị gia tăng
ra sao?
− Hiện trạng các hoạt động thương mại của hồ tiêu huyện Bù Đốp tỉnh Bình
Phước?
− Phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị như thế nào?
− Những khó khăn gặp phải, cũng như cơ hội khi phát triển hồ tiêu của các tác
nhân tham gia là gì?
− Những chiến lược và giải pháp nào để nâng c
ấp chuỗi giá trị hồ tiêu nhằm phát
triển bền vững hồ tiêu tại huyện Bù Đốp tỉnh Bình Phước?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

4

− Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về chuỗi giá trị, cơ sơ lý thuyết và thực tiễn
các nghiên cứu đã thực hiện về chuỗi sản phẩm.
− Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: chuỗi giá trị hồ tiêu trên địa bàn huyện Bù
Đốp, tỉnh Bình Phước và các yếu tố liên quan chuỗi giá trị này như: các hoạt động
chính trong chuỗi giá trị: vận chuyển
đầu vào, thu gom, chế tạo, tiếp thị bán hàng, dịch
vụ v.v
− Đối tượng khảo sát: Hộ nông dân, người thu gom, công ty, người bán lẻ, người
bán sỉ, người tiêu dùng.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đối với sản phẩm hồ tiêu, nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn
Huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước
Thời gian: Số liệu thu thập năm 2014
Nội dung: Tập trung vào những vấn đề chính như: Th
ực trạng sản xuất và tiêu thụ
tiêu, chuỗi giá trị hồ tiêu, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến chuỗi từ đó
có những đề xuất, giải pháp để phát triển chuỗi trong những năm tới trên địa bàn
Huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước.

5

1.5 Bố cục của nghiên cứu
Bố cục luận văn này được chia thành 5 chương như sau:
• Chương 1: Giới thiệu về nghiên cứu
• Chương 2: Tổng quan lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị
• Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
• Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
• Chương 5: Kết luận và kiến nghị

6

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN CƠ SỞ KHOA HỌC
2.1 Chuỗi giá trị
2.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị, hay còn được biết đến là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm
từ quản lý kinh doanh đã được Micheal Porter mô tả và phổ cập lần đầu tiên vào năm
1985 trong một cuốn sách về phân tích lợi thế cạnh tranh của ông: Chuỗi giá trị là
chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của một công ty hoạt
động một ngành nghề cụ thể. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ
tự và tại mỗi hoạt động sản xuất thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động
mang lại sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của các hoạt động
cộng lại.
(Kaplins Rapheal 1999, Kaplinsky & Morris 2001) đã đưa ra khái niệm về
chuỗi giá trị “Chuỗi giá trị là cả loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm
hoặc một dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau
(bao gồm một kết hợp giữa sự biến đổi vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác
nhau), đến khi phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử
dụng”. Và một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt
động để tạo ra tốt đa giá trị cho chuỗi.
Chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp là một loạt các hoạt động thực hiện trong một
công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể bao gồm
giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp
thị và phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đến người tiêu thụ sản phẩm cuối
cùng v.v Tất cả những hoạt động này trở thành một chuỗi kết nối người sản xuất với
người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối
cùng. Nói cách khác, CGT theo nghĩa hẹp là các hoạt động trong cùng một tổ chức
hay một công ty theo khung phân tích của Porter (1985).
7


Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một tập hợp những hoạt động do nhiều người
khác nhau tham gia thực hiện (nhà cung cấp đầu vào, người thu gom, nhà chế biến,
công ty, người bán sỉ, người bán lẻ ) để sản xuất ra một sản phẩm sau đó bán cho
người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (phương pháp tiếp cận toàn cầu).
Lợi ích to lớn của việc phân tích chuỗi giá trị là nhận định đượ
c bản chất và
phạm vi của các rào cản đối với việc tham gia vào chuỗi. Kết quả là có thể giải thích
được các đầu mối phân phối trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng như sự phát triển của
các mối quan hệ này qua thời gian (Kaplinsky and Morris 2001).
Có ba dòng nghiên cứu chính về khái niệm chuỗi giá trị:
1. Phương pháp “filière” (phân tích chuỗi ngành hàng – CCA), và
2. Phương pháp chuỗi giá trị của M. Porter ( 1985)
3. Phương pháp tiếp cận toàn cầu do Kaplinsky (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003) và
Gereffi, và Korzeniewicz (1994) đề xuất
Phươ
ng pháp Filière
Phương pháp Filière gồm có nhiều trường phái tư duy và truyền thống nghiên
cứu khác nhau. Khởi đầu, phương pháp này được dùng để phân tích hệ thống nông
nghiệp của các nước đang phát triển trong hệ thống thuộc địa của Pháp. Phân tích
chuỗi, chủ yếu là làm công cụ để nghiên cứu cách thức mà các hệ thống sản xuất nông
nghiệp (cao su, bông, cà phê, dừa…) được tổ chức trong bối cảnh của các nước đang
phát triển. Trong b
ối cảnh này, khung filière chú trọng đặc biệt đến cách các hệ thống
sản xuất địa phương được kết nối với công nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và
khâu tiêu dùng cuối cùng
Do đó, khái niệm chuỗi (Filière) được nhận thức chủ yếu bằng kinh nghiệm
thực tế và được sử dụng để lập sơ đồ dòng chuyển động của hàng hóa và xác định
nhữ
ng người tham gia vào các hoạt động. Tính hợp lý của chuỗi (Filière) cũng tương

tự như khái niệm rộng về CGT (đã trình bày ở trên). Tuy nhiên, khái niệm chuỗi chủ
yếu tập trung vào các vấn đề của các mối quan hệ vật chất và kỹ thuật được tóm tắt
8

trong sơ đồ dòng chảy của các hàng hóa và sơ đồ mối quan hệ chuyển đổi thông qua
những người tham gia chuỗi
Phương pháp chuỗi (Filière) có hai lĩnh vực và có một số điểm chung so với phân
tích CGT:
Việc đánh giá chuỗi về mặt kinh tế và tài chính ( được trình bày trong Durufleá,
Fabre và Yung, 1988, và được sử dụng trong một số dự án phát triển do Pháp tài trợ
trong thập niên 80 và 90) chú trọng vào vấn đề tạo thu nhập và phân phối trong chuỗi
hàng hóa và phân biệ
t các khoản chi phí, thu nhập giữa kinh doanh nội địa và quốc tế
nhằm phân tích sự ảnh hưởng của chuỗi đến nền kinh tế quốc dân và sự đóng góp của
nó vào GDP theo “phương pháp ảnh hưởng” (“ meathode des effets”).
Phân tích chú trọng vào chiến lược của phương pháp chuỗi được sử dụng nhiều nhất
ở trường Đại học Paris – Nanterre, một số viện nghiên cứu như Viện Nghiên cứu và
Phát triển của Pháp (CIRAD), các tổ ch
ức phi chính phủ như IRAM (về phát triển
nông nghiệp), nghiên cứu một cách có hệ thống sự tác động lẫn nhau của các mục tiêu,
các cản trở và kết quả của mỗi bên có liên quan trong chuỗi; các chiến lược cá nhân và
tập thể cũng như các hình thái qui định mà Hugon (1985) đã xác định là có bốn loại
liên quan đến chuỗi hàng hóa ở Châu Phi được phân tích gồm qui định trong nước, qui
định về thị trường, qui định của nhà nước và qui định kinh doanh nông nghiệ
p quốc tế.
Moustier và Leplaideur (1989) đã đưa ra một khung phân tích về tổ chức chuỗi hàng
hóa (lập sơ đồ, các chiến lược cá nhân và tập thể, hiệu suất về mặt giá cả và tạo thu
nhập, vấn đề chuyên môn hóa của nông dân, thương nhân ngành thực phẩm so với
chiến lược đa dạng hóa)
Khung phân tích của Porter

Cách tiếp cận thứ hai theo Michael Porter (1985) về các lợi thế cạnh tranh. Michael
Porter đã dùng khung phân tích CGT để đánh giá xem một công ty nên tự
định vị mình
như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và
các đối thủ cạnh tranh khác (cách tiếp cận CGT theo nghĩa hẹp). Trong đó, ý tưởng về
lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp được ông tóm tắt như sau: Một công ty có thể
cung cấp cho khách hàng một mặt hàng (hoặc dịch vụ) có giá trị tương đương với đối
9

thủ cạnh tranh của mình nhưng với chi phí thấp hơn (chiến lược giảm chi phí). Hoặc,
làm thế nào để một doanh nghiệp có thể sản xuất một mặt hàng mà khách hàng chấp
nhận mua với giá cao hơn (chiến lược tạo sự khác biệt)
Trong bối cảnh này, khái niệm CGT được sử dụng như một khung khái niệm mà các
doanh nghiệp có thể dùng để tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh (thực tế và ti
ềm năng)
của mình. Đặc biệt, Porter còn lập luận rằng các nguồn lợi thế cạnh tranh không thể
tìm ra nếu nhìn vào công ty như một tổng thể. Một công ty cần được phân tách thành
một loạt các hoạt động và có thể tìm thấy lợi thế cạnh tranh trong một (hoặc nhiều
hơn) ở các hoạt động đó. Porter phân biệt giữa các hoạt động sơ cấp, trực tiếp góp
phần tăng thêm cho giá tr
ị sản xuất hàng hoá (dịch vụ) và các hoạt động hỗ trợ có ảnh
hưởng gián tiếp đến giá trị cuối cùng của sản phẩm
Trong khung phân tích CGT của Porter, khái niệm CGT không trùng với ý tưởng về
chuyển đổi vật chất. Porter giới thiệu ý tưởng, theo đó tính cạnh tranh của một công ty
không chỉ liên quan đến qui trình sản xuất. Tính cạnh tranh của doanh nghiệp có thể
phân tích bằng cách xem xét CGT bao gồm thiết kế sản phẩm, mua v
ật tư đầu vào, hậu
cần (bên trong và bên ngoài), tiếp thị, bán hàng, các dịch vụ hậu mãi và dịch vụ hỗ trợ
(lập chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, hoạt động nghiên cứu…). Do vậy, trong
khung phân tích của Porter, khái niệm CGT chỉ áp dụng trong kinh doanh. Phân tích

CGT chủ yếu nhằm hỗ trợ các hoạt động quản lý, điều hành đưa ra các quyết định
mang tính chiến lược.

M
chín
độn
g
hệ t
h
gia
t
thô
đ
với
k
hướ
n
cần
là c
ô




M
ột cách k
h
h là thay
v
g

của công
h
ống giá tr

t
rong việc
đ
ến phân
p
k
hái niệm
n
g dẫn nà
y
chỉ ra rằn
g
ô
ng cụ giú
p
Chuỗi
g
nhà c
u
Hình 1.1:
h
ác để
t
ìm
v
ì phân tíc

h
ty như m


. Một hệ
t
sản xuất
m
p
hối đến n
g
chuỗi giá
y
nói đến k
h
g
trong kh
u
p
quản lý
đ
g
iá trị của
u
ng cấp
Khung p
h
ra lợi thế
h
lợi thế c



t phần củ
a
t
hống giá t
r
m
ột hàng
h
g
ười tiêu
d
trị của d
o
h
i phân tí
c
u
ng phân t
đ
iều hành
đ
Hình 1.2:
10
h
ân tích c

cạnh tran
h


nh tranh c

a
một chuỗ
r
ị bao gồ
m
h
óa hoặc
d
d
ùng cuối
c
o
anh nghi

c
h chuỗi gi
á
ích chủa
P
đ
ưa ra các
q
Hệ thống
Chuỗi giá t
r
của công t
y


a Micha
e
h
là dựa v
à

a một cô
n
i các hoạt
đ
m
các hoạt
đ
d
ịch vụ th

c
ùng. Vì v


p và giốn
g
á
trị ( phư
ơ
P
orter, khá
i
q

uyết định
giá trị củ
a
r

y

e
l Porter (
à
o khái niệ
n
g ty duy
n
đ
ộng rộng
đ
ộng do tấ
t

c hiện, b


y, hệ thố
n
g
với khái
ơ
ng pháp
r


i
niệm hệ
t
có tính c
h
a
Porter
Chuỗi g
Ngư

(
1985)
m hệ thốn
n
hất, có th

hơn mà P
o
t
cả các cô
n

t đầu từ n
g
n
g giá trị r

niệm mà


ng hơn).
T
t
hống giá
t
h
iến lược.
iá trị của

i mua

g giá trị,
ý

xem hoạ
t
o
rter gọi l
à
n
g ty tha
m
g
uyên liệ
u

ng hơn s
o
cuốn sác
h

T
uy nhiên
,
t
rị chủ yế
u
ý

t

à

m

u

o

h

,

u

11

Phương pháp tiếp cận toàn cầu
Khái niệm CGT còn được áp dụng để phân tích vấn đề toàn cầu hóa (Gereffi
and Kozeniewicz 1994, Kaplinsky 1999, Kaplinsky and Morris 2001). Theo đó, các
nhà nghiên cứu dùng khung phân tích CGT để tìm hiểu cách thức mà các công ty, các

quốc gia hội nhập toàn cầu đánh giá về các yếu tố quyết định liên quan đến việc phân
phối và thu nhập toàn cầu.Phân tích CGT còn giúp làm sáng tỏ việc các công ty, quốc
gia và vùng lãnh thổ được kết nối với nền kinh tế toàn cầu như thế nào. Tương tự
, theo
cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007) của GTZ (Deutsche
Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit – Đức) thì CGT là một loạt các hoạt
động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các giá trị đầu
vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế, chuyển đổi, marketing, cuối cùng là
bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng. Hay CGT là một loạt quá trình mà các doanh
nghiệp (nhà vận hành) thực hiện các chức năng chủ yếu của mình
để sản xuất, chế
biến, và phân phối một sản phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau
bằng một loạt các giao dịch sản xuất và kinh doanh, trong đó sản phẩm được chuyển từ
tay nhà sản xuất, sơ chế ban đầu đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo thứ tự các
chức năng và các nhà vận hành, CGT sẽ bao gồm một loạt các khâu trong chuỗi (hay
còn gọi là các chức n
ăng chuỗi)
Kết hợp với cách tiếp cận CGT của GTZ, phòng Phát triển Quốc tế của Anh còn
giới thiệu cuốn sổ tay thực hành phân tích CGT có liên quan đến người nghèo với tựa
đề “Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo” hay “Nâng cao hiệu quả thị trường
cho người nghèo” (M4P, 2008). Đây là cách tiếp cận rất phù hợp để nghiên cứu các
sản phẩm nông nghiệp, nhất là những sản phẩm có liên quan đế
n người nghèo
Trong phần còn lại của quyển sách này, tác giả sẽ đề cập CGT theo nghĩa rộng,
nghĩa là CGT là một hoạt động kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp các
đầu vào để sản xuất một sản phẩm, đến sơ chế, vận chuyển, tiếp thị đến việc cuối cùng
là bán sản phẩm đó cho người tiêu dùng (GTZ Eschborn, 2007)
2.1.2 Ý nghĩa của phương pháp tiếp cận chuỗ
i giá trị trong phát triển bền
vững sản phẩm.

12

Phương pháp tiếp cận CGT có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển bền vững
sản phẩm/ ngành hàng, nhất là sản phẩm nông nghiệp bởi vì:
Phân tích CGT được xem như là công cụ đắc lực giúp cho những nhà quản trị,
người giữ vai trò quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp xác định đâu là những hoạt
động chính của một tổ chức, một ngành hàng, và xác định xem mỗi hoạt động đã góp
ph
ần vào chiến lược cạnh tranh cũng như sự phát triển của tổ chức, của ngành hàng
như thế nào.
Phân tích CGT là một công cụ mô tả nhằm giúp cho nhà quản trị kiểm soát
được sự tương tác giữa những người tham gia khác nhau trong chuỗi. Là một công cụ
có tính mô tả nên nó có lợi thế ở chỗ buộc người phân tích phải xem xét cả các khía
cạnh vi mô và vĩ mô trong các hoạt động sản xuất và trao đổi, nhằm chỉ ra đượ
c năng
lực cạnh tranh của một công ty, một ngành hàng… có thể bị ảnh hưởng do tính không
hiệu quả ở một khâu nào đó trong CGT.
Giúp cho nhà quản trị đo lường được hiệu quả chung của sản phẩm, của ngành
hàng và xác định được mức đóng góp cụ thể của từng tác nhân tham gia chuỗi để có
cơ sở đưa ra những quyết định phù hợp.
Phân tích CGT có vai trò trung tâm trong việc xác định phân phối lợi ích – chi
phí của những người tham gia trong chuỗi, từ đó khuyến khích sự hợp tác giữa các
khâu trong chuỗi để việc phân phối lợi ích vươn tới sự công bằng, tạo ra nhiều hơn
giá trị tăng thêm và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Giúp cho các nhà tạo lập chính sách có nguồn thông tin cần thiết để có những
giải pháp phù hợp và không ngừng hoàn thiện chính sách vĩ mô và vi mô.
Giúp hình thành và phát triển các liên kết sản xuất dọc (hợp tác giữa các tác
nhân tham gia chuỗi) và liên k
ết ngang (giữa từng khâu trong chuỗi) là cơ sở chính
để sản phẩm tiếp cận thị trường một cách bền vững.

Giúp cho quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả (chi phí sản xuất thấp) từ đầu vào
đến đầu ra và quản lý chất lượng tốt (từ đầu ra trở về đầu vào) nhằm nâng cao giá trị
gia tăng của ngành hàng (giá thành cạnh tranh, chất lượng tốt).
Giúp quản lý rủi ro dọc theo chuỗi t
ốt hơn và tổ chức hậu cần (logistics) hiệu
quả.
13

Giúp cho các tác nhân tham gia chuỗi có nhận thức, năng động và trách nhiệm
đến sản phẩm cuối cùng.
Giúp cho việc nâng cấp chuỗi giá trị kịp thời, hiệu quả từ việc nâng cao trách
nhiệm từng tác nhân và nhà hỗ trợ chuỗi.
Nghiên cứu về chuỗi giá trị trên thế giới đã được đề cập đến từ rất sớm. Michael
Porter (1985), Năm 1988, Durufle và cộng sự đã áp dụng phương pháp filiére (chuỗi, mạch)
nghiên cứu đánh giá chuỗi về mặt kinh tế, tài chính. Gereffi và Korzenniewicz (1994),
Kaplinsky và Morris (2001). Đối với Việt Nam, kể từ năm 2000 các nghiên cứu về phân tích
chuỗi giá trị nói chung được chú ý, một số nghiên cứu sản xuất và thương mại hàng hóa nông
sản đã sử dụng tiếp cận chuỗi giá trị để phân tích, ví dụ như các báo cáo nghiên cứu rau và
rau an toàn ở An Giang, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, bưởi ởVĩnh Long, thanh long ở
Bình Thuận, trái bơ ở DakLak, nho ở Ninh Thuận, “Phát triển chuỗi giá trị cá da trơn tại An
Giang, dự án phân tích chuỗi giá trị cá vùng Mê Kông, của các tổ chức GTZ, Axis Research,
v.v. Hiện nay, một số dự án phát triển nông nghiệp nông thôn do các nhà tài trợ quốc tế cho
vay vốn cũng thực hiện theo tiếp cận này.
2.1.3 Phân tích chuỗi giá trị
Giúp chúng ta xác định những khó khăn của từng khâu trong chuỗi, từ đó có các
giả pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phát triển bền
vững
Xây dựng chiến lược phát triển chuỗi giá trị luôn có hai nội dung. Thứ nhất, liên
quan tới những gì mà các tác nhân tham gia chuỗi giá trị phải làm để trở nên cạnh
tranh hơn và để tạo ra giá trị

gia tăng lớn hơn trong tương lai.
Công cụ phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta thay đổi cách nhìn và cách làm khi
chúng ta sản xuất và/hoặc kinh doanh. Chuỗi giá trị giúp chúng ta nhắm đến thị trường
tiêu thụ sản phẩm trước khi sản xuất. Nó giúp xác định nhu cầu và yêu cầu của thị
trường! Thông qua đó quản lý được sản xuất kinh doanh, xác định nhu cầu đầu tư hỗ
trợ để nâng cấp chuỗi.
Phân tích chuỗi giá trị có một loạt các ph
ương pháp khác nhau. Chúng được nhóm
vào ba bước cơ bản. Phương pháp quan trọng nhất và cốt lõi của bất kỳ phân tích nào
14

là lập bản đồ chuỗi giá trị. Xây dựng trên một bản đồ chuỗi giá trị, các phân tích bổ
sung có thể trở nên cần thiết tuỳ thuộc vào nhu cầu thông tin.Sau đây là ba bước chính.
Với mỗi bước này, các nguyên tắc và bí quyết quyết sản xuất cơ bản sẽ được trình bày:
Bước 1: Lập bản đồ chuỗi giá trị
Lập bản đồ chuỗi giá trị có nghĩa là xây dựng một s
ơ đồ có thể quan sát bằng mắt
thường về hệ thống chuỗi giá trị. Các bản đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động
kinh doanh (chức năng), các nhà vận hành chuỗi và những mối liên kết của họ, cũng
như các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này. Các bản đồ chuỗi là cốt lõi của
bất kỳ phân tích chuỗi giá trị nào và vì thế chúng là yếu tố không thể
thiếu.
Bước 2: Lượng hoá và mô tả chi tiết các chuỗi giá trị
Lượng hoá và mô tả chi tiết chuỗi giá trị bao gồm các con số kèm theo bản đồ
chuỗi cơ sở, ví dụ như: số lượng chủ thể, lượng sản xuất hay thị phần của các phân
đoạn cụ thể trong chuỗi. Tuỳ thuộc vào từng mối quan tâm cụ thể mà các phân tích
chuỗi tập trung vào bất kỳ khía cạnh nào có liên quan, ví dụ nh
ư các đặc tính của chủ
thể, các dịch vụ hay các điều kiện khung về chính trị, luật pháp và thể chế có tác dụng
ngăn cản hoặc khuyến khích phát triển chuỗi.

Bước 3: Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị
Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trị là đánh giá năng lực hiệu suất kinh tế của
chuỗi. Nó bao gồm việc xác định giá trị gia tăng tại các giai đo
ạn trong chuỗi giá trị,
chi phí sản xuất và thu nhập của các nhà vận hành (trong phạm vi có thể). Một khía
cạnh khác là chi phí giao dịch – chính là chi phí triển khai công việc kinh doanh, chi
phí thu thập thông tin và thực hiện hợp đồng. Năng lực kinh tế của một chuỗi giá trị có
thể được “so sánh đối chuẩn”, ví dụ như giá trị của các tham số quan trọng có thể được
so sánh với các tham số này ở các chuỗi cạnh tranh tại các quốc gia khác hoặc của các
ngành công nghiệp tương đồng
2.1.4 Vai trò của phân tích chuỗi giá trị.
Phương pháp chuỗi giá trị chủ yếu là một công cụ mô tả để xem xét các tương
tác giữa những người tham gia khác nhau. Là một công cụ có tính mô tả, nó có những
15

lợi thế khác nhau ở chỗ, nó buộc người phân tích phải xem xét cả các khía cạnh vi mô
và vĩ mô trong các hoạt động sản xuất và trao đổi. Phân tích trên cơ sở các hàng hóa có
thể cho biết nhiều hơn về cơ cấu tổ chức và chiến lược của những người tham gia khác
nhau và hiểu được các quy trình kinh tế thường chỉ được nghiên cứu ở phạm vi toàn
cầu (thường bỏ qua sự khác biệt mang tính địa phương c
ủa các quy trình) hoặc ở tầm
quốc gia/địa phương (thường hạ thấp các lực lượng rộng lớn hơn tạo nên thay đổi về
kinh tế xã hội và lập chính sách).
Kaplinsky và Morris (2001) nhấn mạnh rằng không có cách nào “đúng” để phân
tích chuỗi giá trị, mà phương pháp được chọn chủ yếu dựa vào câu hỏi nghiên cứu
đang tìm câu trả lời. Dù sao, bốn khía cạnh trong phân tích chuỗi giá trị như được áp
dụng trong nông nghiệp cũng r
ất đáng lưu ý.Dù khác nhau như thế nào đi nữa về cách
tiếp cận, phân tích chuỗi giá trị có bốn kỹ thuật phân tích chính là:
Thứ nhất, ở mức độ cơ bản nhất, một phân tích chuỗi giá trị lập sơ đồ hóa

mang tính hệ thống những tác nhân tham gia sản xuất, phân phối, tiếp thị, và bán một
(hay các sản phẩm) cụ thể. Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặ
c điểm của các tác nhân
tham gia, cơ cấu lợi nhuận và chi phí, dòng hàng hóa trong suốt chuỗi, các đặc điểm
của việc làm, địa chỉ tiêu thụ và khối lượng bán hàng trong và ngoài nước ( Kaplinsky
và Morris 2001). Những chi tiết như thế có thể được tập hợp từ việc phối hợp khảo sát
cơ bản, phỏng vấn nhóm, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRAs), các phỏng
vấn không chính thức, và dữ liệu thứ cấp
Thứ
hai là phân tích chuỗi giá trị có vai trò trong việc xác định sự phân phối
lợi ích giữa những tác nhân tham gia trong chuỗi, bao gồm: Phân tích chênh lệch giá
và lợi nhận trong chuỗi, xác định ai được lợi từ việc tham gia chuỗi, những tác nhân
nào có thể hưởng lợi từ việc hỗ trợ hay tổ chức lại sản xuất. Điều này có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong bối cảnh của các nước đang phát triển.
Thứ
ba, phân tích chuỗi giá trị nhằm mục đích nghiên cứu vai trò nâng cấp
bên trong chuỗi . Nâng cấp chuỗi giá trị bao gồm cải tiến trong chất lượng và thiết kế
sản phẩm giúp các nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc qua việc đa dạng hóa các
dòng sản phẩm cung cấp. Đánh giá lợi nhuận của những người tham gia trong chuỗi
16

cũng như thông tin về những ràng buộc hiện diện mới đây.Vấn đề về quản trị, cấu trúc
các quy định, rào cản gia nhập ngành, ngăn cấm thương mại, và các tiêu chuẩn.
Cuối cùng phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản lý trong
chuỗi giá trị.Quản trị trong chuỗi giá trị nhằm nói đến cơ cấu của mối quan hệ và cơ
chế
điều phối tồn tại giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. Việc quản trị ở góc độ chính
sách thông qua xác định các sắp xếp về thể chế nhằm cái thiện năng lực hoạt động của
chuỗi, xóa bỏ các bóp méo trong phân phối, và gia tăng giá trị gia tăng trong ngành.
Sau đây sẽ là hình minh hoạ phương pháp sử dụng trong phân tích chuỗi giá trị.

Trung tâm của phân tích là lập sơ đồ các lĩnh vực và các mối liên kết chính. Tuy nhiên,
giá tr
ị gia tăng của phương pháp chuỗi giá trị có được từ đánh giá các mối liên kết
trong và giữa những bên tham gia thông qua lăng kính của các vấn đề về quản trị, nâng
cấp và lưu ý về phân phối. Nhờ hiểu được một cách có hệ thống về những mối liên kết
này trong một mạng lưới, có thể đưa ra những kiến nghị chính sách tốt hơn, và hơn thế
nữa, hiểu hơ
n về tác động ngược lại của chúng trong toàn chuỗi.












17
















Sơ đồ 2.1 Sơ đồ phân tích chuỗi giá trị
Nguồn: Rich ( 2004)


Q
uản tr

Nâng cấp
Một CGT giả định trong nông nghiệp
Nôn
g
dân/Nhà SX
Chế biến/Thươn
g
lái
Q
uá trình
-Quản trị
-Nâng cấp
-Vấn đề về
phân phối
Nhà bán lẻ Thương lái Xuất khẩu Người tiêu dùng
Thương lái nước ngoài
Nhà phân phối nước ngoài

Nhà bán lẻ nước n
g
oài
-Quản trị
-Nâng cấp
-Vấn đề về
phân phối
Vấn đề về
p
hân
p
hối
18

2.1.5 Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị.
2.1.5.1 Khái niệm
Nâng cấp chuỗi giá trị là thực hiện các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn
trong chuỗi nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của thị trường
và phát triển chuỗi một cách bền vững.
Để nâng cấp chuỗi thành công, các tác nhân trong chuỗi đóng vai trò chủ đạo
thực hiện nhiệm vụ nâng c
ấp và các nhà hỗ trợ đóng vai trò hỗ trợ các tác nhân trong
quá trình nâng cấp.
Xác định tầm nhìn sẽ giúp chúng ta tập trung vào cơ hội, định hướng rõ ràng
viễn cảnh trong tương lai để đặt ưu tiên các họat động, giúp cho các tác nhân thống
nhất ý kiến trong việc nâng cấp chuỗi.Có bốn chiến lược cơ bản để nâng cấp chuỗi giá
trị (1) Chiến lược cắt giảm chi phí, (2) Chiến lược nâng cao chất lượng, (3) Chiến lược
đầu tư vào công nghệ, (4) Chiến lược tái đầu tư (GTZ,2007) . Từng theo từng chuỗi
sản phẩm được phân tích cụ thể mà chúng ta có thể sử dụng từng chiến lược riêng lẻ
hay kết hợp các chiến lược với nhau để đạt được tầm nhìn chiến lược

2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) thông báo: Tổ
ng nguồn cung năm 2014 là
420.906 tấn, giảm 36.110 tấn ( 8%) so với năm 2013. Sản lượng thu hoạch Hồ tiêu thế
giới vụ tiêu 2014 đạt 336.200 tấn, giảm 43.106 tấn (12%) so 2013 (chủ yếu từ Ấn Độ,
Indonesia và Sri Lanka do thất mùa nặng).Tồn cuối năm 2013 chuyển qua 2014 là
84.706 tấn, tăng 6.990 tấn (1,1%) so năm 2013.Tiêu thụ năm 2014: 360.870 tấn, giảm
11.440 tấn (khoảng 3,1%) so với năm 2013 có thể do các nhà đầu cơ thắt chặt nguồn
cung. Cán cân cung c
ầu năm 2014 tiếp tục nghiêng về phía cầu do vậy giá tiêu 2014
tại các nước xuất khẩu lớn đều cao hơn các năm trước


19

Bảng 2.1: Giá tiêu XK bình quân 4 nước Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Việt Nam
Đơn vị: USD/ tấn
Tháng
Tiêu đen Tiêu trắng
2011 2012 2013
2014
2011 2012 2013
2014
1 4,796 6,514 6,584
7.633
7,103 9,422 9,033
10.157
2 4,794 6,522 6,749
6.862

7,142 9,374 9,167
9.712
3 4,773 7,007 6,567
6.664
7,213 9,522 9,070
9.464
4 5,673 6,674 6,437
7.099
8,088 9,403 9,086
10.327
5 5,870 6,846 6,348
7.671
8,315 9,605 9,024
10.425
6 5,958 6,608 6,237
7.820
8,156 9,354 8.982
10.418
7 6,024 6,412 6,292
9.001
8,252 9,129 9,067
11,455
8 6,325 6,355 6,399
9.392
8,297 8,900 9,064
12.378
9 7,436 6,576 6,823
9.743
9,540 9,221 9,117
12.737

10 7,778 6,491 7,068
9.814
10,367 9,165 9,360
12.930
11 7,141 6,438 7,460
9.938
10,120 9,017 9,842
13.278
12 6,957 6,422 7,858
10,000
9,745 8,941 10,562
13.500
Nguồn: IPC
2.2.2 Diện tích
Các nước sản xuất và xuất khẩu tiêu chủ yếu trên thế giới là Ấn Độ, Indonesia,
Việt Nam, Brazil, Srilanka, Malaysia, Trung Quốc (đảo Hải Nam).Hiện nay trên thế
giới có khoảng 70 nước trồng tiêu với diện tích khoảng 570.000 ha, trong đó có 7 nước
sản xuất chính bao gồm Ấn Độ có đến 231 ngàn ha hồ tiêu. Indonesia là nước có
truyền thống trồng và xuất khẩu hồ tiêu cũng có diện tích trồng rất lớn là 171 ngàn ha,
Việt Nam 50.000 ha, Brazil 45.000 ha, Si Lanka 32.000 ha, Trung Quốc 18.000 ha và
Maylaysia 13.000 ha. Các nước trên chiếm tới 98% diện tích toàn cầu.
Tuy nhiên, Ấn Độ lại tự tiêu thụ phần lớn sản lượng tiêu sản xuất được, trong
khi Việt Nam lại xuất khẩu hầu hết lượng tiêu sản xuất ra và năng suất lại rất cao. Vì
20

thế, tuy diện tích hồ tiêu chỉ vào khoảng 50 ngàn ha, sản lượng tiêu Việt Nam lại đạt
đến 100 ngàn tấn và xuất khẩu gần tương đương mức sản lượng trên
Tuy các nước trong IPC báo cáo không chính xác, nhưng tổng quan vẫn phản
ánh diện tích, sản lượng tiêu toàn cầu hơn 10 năm qua không tăng, nguyên nhân chủ
yếu là do tác động xấu bởi thời tiết, sâu bệnh, diện tích tiêu già cỗi chết, năng xuất

thấp, diện tích tr
ồng mới gần đây có tăng nhưng thu hoạch chưa nhiều. Chi phí sản
xuất ngày càng tăng
2.2.3 Năng suất và sản lượng
Do quảng canh nên năng suất thu hoạch tiêu ở hầu hết các nước rất thấp. Ấn
Độ, Indonesia năng suất thu hoạch bình quân năm cao nhất khoảng 350 kg/ha, những
năm gần đây chỉ còn 250 kg/ha. Riêng Việt Nam năng suất thu hoạch bình quân đạt
khoảng 2,5 tấn/ha, nhiều vùng đạt 4 - 5 t
ấn/ha, nhiều hộ đạt 6 - 7 tấn/ha, cá biệt có hộ
đạt trên 10 tấn /ha (tiêu đen khô).

21

Bảng 2.2: Năng suất và sản lượng tiêu các nước trên thế giới 2009-2014
Quốc Gia 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Việt Nam
Tổng 100,000 110,000 120,000 100,000 100,000 100,000
Tiêu đen 80,000 95,000 100,000 85,000 80,000 80,000
Tiêu trắng 20,000 15,000 20,000 15,000 20,000 20,000
Ấn Độ
Tổng 50,000 50,000 40,000 43,000 58,000 45,000
Tiêu đen 49,450 49,450 39,500 41,500 56,000 43,750
Tiêu trắng 550 550 500 1,500 2,000 1,250
Indonesia
Tổng 47,500 87,000 41,000 72,000 59,000 62,000
Tiêu đen 31,500 52,000 25,000 52,000 38,000 38,000
Tiêu trắng 16,000 35,000 16,000 20,000 21,000 24,000
Brazil
Tổng 40,700 34,000 34,000 32,000 32,000 35,000
Tiêu đen 38,700 32,000 32,000 30,300 30,300 33,300

Tiêu trắng 2,000 2,000 2,000 1,700 1,700 1,700
Maylaysia
Tổng 32,000 23,500 27,000 23,000 25,000 26,000
Tiêu đen 25,400 16,450 19,000 16,100 17,500 18,000
Tiêu trắng 6,600 7,050 8,000 6,900 7,500 8,000
Trung Quốc
Tổng 22,800 24,800 23,000 23,000 23,000 22,500
Tiêu đen 1,000 2,000 1,000 - - -
Tiêu trắng 21,800 22,800 22,000 23,000 23,000 22,500
Sri Lanka
Tổng 13,812 16,730 13,000 18,600 23,000 24,000
Tiêu đen 13,762 16,630 12,900 18,585 22,950 23,900
Tiêu trắng 50 100 100 15 50 100
Nguồn: IPC
2.2.4 Thương mại
Giá tiêu 3 năm gần đây đạt mức rất cao. Thị trường quốc tế khá sôi động.
Kinh doanh XNK, kim ngạch và giá cả, ngày càng tăng. Số lượng XK năm 2011,
2012, 2013 và 2014 theo đó là: 250.785 tấn, 260.666 tấn, 249.500 tấn và 247.500 tấn.
Kim ngạch XK năm 2011, 2012, 2013 và 2014 theo đó là: 1 tỷ 580 triệu
USD, 1 tỷ 850 triệu USD, 1 tỉ 900 triệu USD và ước 2 tỉ USD. (thấp nhất là năm 2003
đạt 362 triệu USD/225.248 tấn.). Giá XK bình quân năm 2011, 2012, 2013 và 2004
theo đó là: Tiêu đen: 6.127 USD/tấn, 6.572 USD/t
ấn, 6.761 USD/tấn, 2014 ước 6.800
USD/tấn. Tiêu trắng: 8.528 USD/tấn, 9.257 USD/tấn, 9.234 USD/tấn và ước 9.300
22

USD/tấn. Nhập khẩu (các nước trong IPC) năm 2011, 2012, 2013 và 2014 theo đó là
42.200 tấn, 54.500 tấn, 52.600 tấn và ước 53.100 tấn (năm 2003 chỉ nhập 21.632 tấn)
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu năm 2011-2014
Năm

Diện
tích
Sản lượng Xuất Khẩu K. Ngạch XK
Giá xuất
USD/T
Nhập
Khẩu
Ha Tấn Tấn Tỷ USD Tấn
2011 451 337.387 250.785 1,584 42.2
Đen 264.182 208.052 6.127 38.47
Trắng 73.205 42.733 8.528 3.726
2012 461 360.59 260.666 1,851 54.51
Đen 285.86 224.902 6.572 47.95
Trắng 74.73 35.764 9.257 6.559
2013 465 365 249.5 1,900 52.6
Đen 290 210.95 6.761 48.6
Trắng 75 38.55 9.234 4
2014 470 333.95 247.5 2,000 53.08
Đen 256.45 205.15 7 49.58
Trắng 77.5 42.35 9.3 3.5
Nguồn: IPC
2.3 Sản xuất hồ tiêu ở Việt nam
Có thể nói, năm 2014 trong bối cảnh khó khăn về thiên tai, dịch bệnh và tác
động bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành Hồ tiêu Việt Nam đã nỗ lực vượt qua và đạt
được những thành công lớn cả về sản xuất và thương mại. Sản lượng thu hoạch, khối
lượng xuất khẩu, tổng kim ngạch và giá xuất khẩu đều đạt mức cao nhất từ
trước tới
nay. Sản lượng thu hoạch ước đạt khoảng 135.000-140.000 tấn, tăng 12% so vụ trước,
chiếm 41% sản lượng tiêu thế giới.Khối lượng xuất khẩu đạt 156.396 tấn, tăng 16,38%
so vụ trước, chiếm 58% thị phần xuất khẩu toàn cầu. Kim ngạch đạt 1,2 tỷ USD, tăng

34,72% so với năm 2013. Giá xuất khẩu bình quân đạt 7.738 USD/tấn, tăng 15,76%
(1.053 USD/tấn) so năm 2013. Lần đầu tiên Hồ
tiêu Việt Nam tham gia vào nhóm các
mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD.

23

2.3.1 Diện tích, năng suất và sản lượng.
Theo các Sở NN & PTNT, năm 2014 diện tích trồng tiêu cả nước ước đoán
khoảng trên 73.500 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 53.000 ha, diện tích
chưa đến thời kỳ kinh doanh khoảng trên 20.500 ha.
Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình nông dân sản xuất tiêu giỏi theo hướng hữu
cơ bền vững, áp dụng nhiều biện pháp canh tác tiến bộ như dùng phân hữu cơ là chính,
hạn chế phân, thuốc hóa h
ọc, thoát nước triệt để trong mùa mưa, tưới đủ nước trong
mùa khô, trồng cây trụ sống v.v.
Mô hình Câu lạc bộ, Hợp tác xã sản xuất Hồ tiêu và hoạt động có hiệu quả đang
lan rộng, một số tổ chức hồ tiêu mới ra đời như Hội, Hiệp hội Hồ tiêu cấp tỉnh (BR-
VT) cấp huyện (Chư Pưh, Đắk Song) v.v Một số nơi tổ chức liên kết giữ
a nông dân
và doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất gắn với thương mại được hình thành và hoạt
động khá tốt, hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, do mấy năm qua giá tiêu luôn đạt mức lợi nhuận hơn các cây công
nghiệp dài ngày khác nên đang kích thích nông dân tăng nóng diện tích trồng mới ít
quan tâm tới các điều kiện cần thiết để có thể trồng hồ tiêu tốt. Nhiều nơi ở Tây
Nguyên đang có tình trạng sản xuất tự phát, chạ
y theo năng suất, khai thác cạn kiệt tài
nguyên, lạm dụng phân, thuốc hóa học khiến sâu bệnh phát triển, lây lan, cây tiêu mất
sức đề kháng, suy dinh dưỡng, mau già cỗi.


24

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất hồ tiêu 6 tỉnh trọng điểm của Việt Nam 2014
2014
Tỉnh thành
DT trồng
trọt
DT thu
hoạch
NS bình
quân
(Tạ/ha)
Sản
lượng
(Ha) (Ha) (Tấn)
Bình Phước
12.148 8.845 29,3 25.919
Đắk Nông
11.154 8.924 21,4 19.097
Đắk Lắk
12.082 6.178 31,4 19.408
Bà Rịa Vũng
Tàu
9.074 7.191 19,8 14.235
Đồng Nai
9.01 7.2 20,1 14.5
Gia Lai
11.245 7.53 36,5 27.497
Khác
8.8 7.25 20,0 14.5

Tổng cộng 73.513 53.118 25,4 135.156
Nguồn: Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn
2.3.2 Tình hình tiêu thụ, thương mại trong nước và xuất nhập khẩu
2.3.3 Thị trường, giá cả trong nước
Lượng hồ tiêu sử dụng trong nước sử dụng không đáng kể mà chủ yếu là xuất
khẩu. Phần lớn xuất khẩu tiêu đen .Điều ấn tượng nhất trong năm 2014 là giá tiêu
trong nước đạt mức cao ngay từ đầu vụ thu hoạch và phần lớ
n sản lượng tiêu đã được
nông dân bán ngay trong quý I/2014.
Cũng chính do nguồn cung cao từ đầu năm, các DN xuất khẩu lại có được nhiều
hợp đồng XK tốt trong thời kỳ này nên 71,2% khối lượng tiêu xuất khẩu trong năm
2014 của VN đã được bán trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, từ tháng 7 đến tháng
12/2014, giá tiêu thị trường thế giới lại còn tăng đột biến so 6 tháng đầu năm, kéo giá
trong nước tăng theo nhưng lượng hàng tồn kho đã hạn hẹp nên 6 tháng cuối năm
thương mại Hồ tiêu có phần trầm lắng.
25

Điểm lưu ý thứ 2 trong năm 2014 là khoảng cách chênh lệch rất lớn giá trong
nước giữa kỳ thu hoạch rộ với sau khi kết thúc thu hoạch (Bảng 2.5). Những nông hộ
và doanh nghiệp trữ được tiêu từ vụ thu hoạch (tháng 2, 3, 4) và bán từ tháng 7 đến
tháng 11 thu lợi lớn. Hiện tượng này đã xảy ra trong năm 2011, 2013 nhưng năm 2014
khoảng cách chênh lệch còn lớn.
Bảng 2.5: Diễn biến giá tiêu đen trong nước năm 2014
so 2013
(Đơn vị: 1000 đồng/kg)
Tháng T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Năm 2014
149 127 125 138 148 158 185 185 190 188 195 190
Năm 2013
121 120 120 118 119 120 120 125 132 141 154 164

Tăng so với 2013
tăng
28 7 5 20 29 38 65 60 58 47 41 26
2.3.4 Xuất khẩu:
Hồ tiêu Việt Nam đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Việt Nam tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu số một thế
giới 14 năm liền. Vị thế quốc gia Hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng định trên trường
quốc tế Khối lượng, kim ngạch và giá cả:Theo Tài chính hải quan, năm 2014, Việt
Nam đã xuất khẩu đạt kết quả như sau:
Bảng 2.6: Khối lượng, kim ngạch và giá XK 2014 (Đơn vị: tấn,%)
Tổng số So 2013
Tiêu
đen So 2013 Tiêu trắng So 2013
156.396 + 16,38 140.067 + 21,68 16.329 - 15,28
Giá trị So 2013
Tiêu
đen So 2013 Tiêu trắng So 2013
1.21 + 34,72 1.036,3 + 43,04 173,8 + 0,02
Giá bình quân
Tiêu
đen So 2013 Tiêu trắng So 2013
7.399 + 17,56 10.648 + 18,07
Nguồn: Tài chính hải quan

×