Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề cương môn luật hành chính 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.31 KB, 13 trang )

Đề Cương Môn Luật Hành Chính
Câu 1: Tại sao nói luật Hành chính là một ngành luật về quản lý hành
chính nhà nước.
Quản lý hành chính nhà nước là tổ chức thực hiện quyền hành pháp bằng
hoạt động chấp hành pháp luật, văn bản của cq NN cấp trên và điều hành hoạt
động trong cáclĩnh vực tổ chức đời sống xã hội của các cq NN mà chủ yếu là
các cq HCNN và những người được uỷ quyền, được tiến hành trên cơ sở thi
hành pháp luật nhằm thực hiện trong đời sống hàng ngày các chức năng của NN
trên các lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế,văn hoá, xã hội.
Như vậy, bản chất của QLHCNN thể hiện ở các mặt chấp hành và điều
hành. Trong khi đó, Luật hành chính là tổng thể các QPPL điều chỉnh các quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và
điều hành nhà nước. Luật hành chính hướng sự quy định vào các vấn đề chủ yếu
: tổ chức QLHCNN và kiểm soát đối với QLHCNN.
Đối tượng điều chỉnh của LHC là những quan hệ xã hội phát sinh trong tổ
chức và hoạt động QLHCNN.
Do đó, chúng ta có thể khẳng định, luật Hành chính là một ngành luật về
quản lý hành chính nhà nước.
Câu 2: Trình bày khái niệm, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu khoa học Luật hành chính. Phân tích mối quan hệ giữa khoa học Luật
hành chính với các khoa học xã hội khác.
*Khái niệm:
Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật VN, bao gồm
tổng thẻ các quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh các quan hệ xã hội phát
sinh trong lính vực quản lý hành chính nhà nước.
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính là những quan hệ xã hội mang
tính chất chấp hành và điều hành nhà nước phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và
hoạt động hành chính nhà nước.
Nhìn chung, đối tượng điều chỉnh của luật hành chính bao gồm những
vấn đề sau:


+ Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh
các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước.
+ Các hoạt động quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự
xã hội trên từng địa phương và từng ngành.
+ Trực tiếp phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Ðây phải được
xác định là mục tiêu hàng đầu của quản lý hành chính.
+ Khen thưởng, trao danh hiệu cho các cá nhân tổ chức có đóng góp và đạt
được những thành quả nhất định trong lĩnh vực hành chính nhà nước hoặc trong
các lĩnh vực của đời sống xã hội theo luật định; xử lý các cá nhân, tổ chức có
hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước.
* Phương pháp nghiên cứu:
. Phương pháp quyền uy - phục tùng
Đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là tính mệnh
lệnh: quyền uy - phục tùng.
. Phương pháp thỏa thuận
Đôi khi chúng ta gặp trong quan hệ pháp luật hành chính phương pháp
thỏa thuận. Ở đây tồn tại sự bình đẳng về ý chí của các bên tham gia quan hệ.
*Mối quan hệ giữa khoa học LHC với các khoa học xã hội khác:
Câu 3: Phân loại quy phạm luật hành chính. Cho một ví dụ về một quy
phạm vật chất và một quy phạm thủ tục hành chính tương ứng và nêu rõ
mối quan hệ giữa chúng.
Các tiêu chí để phân loại là các căn cứ về nội dung pháp lý, về tính chất
của những quan hệ được quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh, về thời
gian áp dụng, cơ quan ban hành cũng như căn cứ vào phạm vi hiệu lực pháp lý
của các quy phạm hành chính.
a) Căn cứ vào nội dung pháp lý của quy phạm pháp luật hành chính ta có ba loại
quy phạm:
+ Quy phạm đặt nghĩa vụ: là quy phạm buộc các đối tượng có liên quan phải
thực hiện những hành vi nhất định.
+ Quy phạm trao quyền: là quy phạm trao quyền cho các đối tượng có liên quan

quyền thực hiện những hành vi nhất định. Qui phạm trao quyền được thể hiện rõ
trong quan hệ pháp luật hành chính công khi cấp trên ban hành qui phạm trao
quyền cho cấp dưới.
+ Quy phạm ngăn cấm: là quy phạm buộc các đối tượng có liên quan tránh thực
hiện những hành vi nhất định.
b) Căn cứ vào tính chất của những quan hệ được điều chỉnh ta có hai loại quy
phạm:
+ Quy phạm nội dung: là quy phạm quy định quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia quan hệ quản lý hành chính nhà nước.
+ Quy phạm thủ tục: là quy phạm quy định trình tự thủ tục mà các bên phải tuân
theo trong khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
c) Căn cứ vào cơ quan ban hành ta có các quy phạm sau:
+ Những quy phạm do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành.
+ Những quy phạm do Chủ tịch nước ban hành.
+ Những quy phạm do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.
+ Những quy phạm do cơ quan hành chính nhà nước ban hành.
+ Những quy phạm do các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị-xã hội phối
hợp ban hành.
Lưu ý rằng quy phạm pháp luật hành chính không chỉ được ban hành bởi cơ
quan hành chính nhà nước, mà cả các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan nhà
nước.
Ví dụ: Quốc hội (hệ thống cơ quan dân cử), Hội đồng thẩm phán TAND tối cao
(hệ thống cơ quan tư pháp).
Tuy nhiên, tất cả các văn bản của các tổ chức xã hội với tư cách độc lập của tổ
chức xã hội đó, trong mọi trường hợp, không được xem là văn bản QPPL hành
chính.
Ví dụ: Văn kiện của Ðảng Cộng sản Việt nam có tính chất chỉ đạo cho hoạt
động quản lý hành chính nhà nước, nhưng hoàn toàn không phải là văn bản
QPPL hành chính.

d) Căn cứ vào thời gian áp dụng chúng ta có ba loại quy phạm, đó là: quy phạm
áp dụng lâu dài, quy phạm áp dụng có thời hạn và những quy phạm tạm thời.
+ Quy phạm áp dụng lâu dài: là quy phạm mà trong văn bản ban hành chúng
không ghi thời hạn áp dụng, do vậy, chúng chỉ hết hiệu lực khi cơ quan có thẩm
quyền tuyên bố bãi bỏ hay thay thế chúng bằng những quy phạm khác.
+ Quy phạm áp dụng có thời hạn: là những quy phạm mà trong văn bản ban
hành chúng có ghi thời hạn áp dụng. Thường là những quy phạm được ban hành
để điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong tình huống đặc biệt, khi tình
huống này không còn thì quy phạm cũng hết hiệu lực.
Ví dụ: Quyết định về 5 biện pháp phòng chống lũ của tỉnh Cần thơ năm 2001,
chỉ áp dụng cho việc phòng chống mùa lũ của năm 2001 của tỉnh Cần thơ.
+ Quy phạm tạm thời: là những quy phạm được ban hành để áp dụng thử. Nếu
sau thời gian áp dụng thử mà xét thấy nó phù hợp thì sẽ ban hành chính thức.
Có những trường hợp được ban hành thí điểm, áp dụng giới hạn ở một số địa
phương nhất định. Sau một thời gian đánh giá hiệu quả hoạt động trên thực tế,
sẽ ban hành đồng loạt.
Ví dụ: Văn bản QPPL về xoá đói giảm nghèo ở TP HCM, về thí điểm thực hiện
một cửa một dấu ở TP HCM.
e) Căn cứ vào phạm vi hiệu lực pháp lý ta có hai loại sau:
+ Quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực trên phạm vi cả nước.
+ Quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực pháp lý ở từng địa phương.
(Thiếu phần ví dụ)
Câu 4: Khái niệm nguồn luật hành chính? Phân loại nguồn của luật hành
chính.
* Nguồn của Luật HC là những hình thức biểu hiện bên ngoài của LHC,
nói cách khác là những văn bản pháp luật chứa các QLPLHC do các cơ quan,
người có thẩm quyền ban hành, trong một số trường hợp còn gồm cả các văn
bản hướng dẫn xét xử của Toà án.
* Cách phân loại nguồn Luật HC: có nhiều cách phân loại, mỗi cách có
mỗi ý nghĩa và thực tiễn nhất định.

Theo cấp độ hiệu lực pháp lý của văn bản:
+ Văn bàn luật
+ Văn bản dưới luật
Theo phạm vi hiệu lực:
+ Văn bản do cơ quan nhà nước ở TW ban hành
+ Văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành .
Theo chủ thể ban hành văn bản:
+ Văn bản của các cq quyền lực nhà nước (QH,UBTVQH, HĐND các
cấp)
+ Văn bản của các cq HC nhà nước ( CP, các bộ, cq ngang bộ, cq thuộc
CP cóchức
năng quản lý đối với ngành, lĩnh vực; UBND các cấp, các cq chuyên môn
củaUBND)
+Văn bản củacác cq tổ chức xã hội ban hành để thực hiện chức năng
QLHCNNkhi được NN uỷ quyền
+ Văn bản Liên tịch (giữa các cq nhà nước với nhau, giữa cq nhà nước
với cq tổchức xã hội)
+ Văn bản do Hội đồng thẩm phán TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC
ban hành trực tiếp liên quan đến hoạt động .
Câu 5: Cho ví dụ về một sự kiện pháp lý hành chính và quan hệ pháp luật
hành chính phát sinh tương ứng với các sự kiện đó; phân tích các bộ phận
cấu thành của quan hệ pháp luật hành chính đó.
VD:
- Sự kiện pháp lý “Nguyễn Văn A đi vào đường ngược chiều và bị CSGT
xử phạt”.
- Chủ thể: CSGT và Nguyễn Văn A
- Khách thể: hành vi vi phạm luật gt đường bộ của anh A.
- 1 bên trong quan hệ pháp luật hành chính phải là chủ thể được sử dụng
quyền lực NN: CSGT
- Trong quan hệ pháp luật hành chính, quyền của bên này tương ứng với

nghĩa vụ của bên kia và ngược lại:
+ quyền của CSGT là lập biên bản xử phạt những trường hợp vi phạm
luật giao thông đường bộ; nghĩa vụ của anh A là nộp phạt.
+ quyền của anh A là yêu cầu CSGT giải thích lí do mình bị xử phạt;
nghĩa vụ của CSGT là giải đáp thắc mắc liên quan đến sự việc từ phía anh
A.
Câu 6: Phân tích các điều kiện trở thành chủ thể ngành Luật Hành chính.
Chủ thể pháp luật hành chính là những cá nhân, tổ chức có khả năng trở thành
các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính có những quyền và nghĩa vụ
pháp lý trên cơ sở những quy phạm pháp luật hành chính.
_Chủ thể pháp luật hành chính được nhà nước trao cho năng lực chủ thể pháp
luật hành chính, tức là khả năng trở thành chủ thể pháp luật hành chính, chủ thể
quản lý pháp luật hành chính mà khả năng đó được nhà nước thừa nhận.VD như
Cơ quan HCNN,…
_Các chủ thể của luật hành chính là chủ thể thường có cơ cấu tổ chức thống
nhất được các văn bản pháp luật, quy chế, điều lệ của các tổ chức có quy định,
có năng lực pháp luật hành chính xác định. Năng lực pháp luật hành chính, năng
lực hành vi pháp luật hành chính được Nhà nước quy định xuất hiện đồng thời
với việc thành lập chính thức các tổ chức ấy. Năng lực hành vi pháp luật hành
chính được thực hiện thông qua cơ quan hoặc người có thẩm quyền.
Hoạt động của các tổ chức được gắn với những lĩnh vực nhất định của quản lý
hành chính nhà nước.
Câu 7: Cơ quan hành chính nhà nước có phải là chủ thể quan trọng nhất
của ngành Luật Hành chính không? Tại sao?
Chủ thể pháp luật HC là những cá nhân, tổ chức có khả năng trở thành các bên
tham gia của QHPLHC, có những quyền và nghĩa vụ pháp lý trên cơ sở của
những QHPLHC.Chủ thể PLHC đc NN trao quyền trao cho năng lực chủ thể
PLHC, tức là có khả năng trở thành chủ thể PLHC, chủ thể QHPLHC mà khả
năng đó được NN thừa nhận.Cơ quan HCNN được thành lập để thực hiện chức
năng quản lý HCNN, thực hiện quyền chấp pháp và điều hành.

Câu 8 : Khái niệm và phân loại các cơ quan hành chính nhà nước. Ý nghĩa
của việc phân loại cơ quan hành chính nhà nước.
Khái niệm Cơ quan HCNN:
Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy NN, trực thuộc
trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực NN cùng cấp, có phương tiện hoạt
động chủ yếu là hoạt động chấp hành – điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi
thẩm quyền do pháp luật quy định.
Phân loại các CQHCNN:
a, Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, cơ quan HCNN được chia thành hai loại là
CCHCNN ở trung ương và CCHCNN ở địa phương.
b, Căn cứ vào thẩm quyền, cơ quan HCNN được chia làm 2 loại là CCHHNN
có thẩm quyền chung và CCHCNN có thẩm quyền chuyên môn.
c, Căn cứ vào nguyên tắc tổ chức và giải quyết công việc, CCHCNN được chia
thành CCHCNN hoạt động và tổ chức theo chế đổ tập thể lãnh đạo và
CCHCNN hoạt động và tổ chức theo chế độ thủ trưởng một người.
Ý nghĩa của việc phân loại các CCHCNN là:
_ Tuy có sự phân chia thành cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương nhưng các cơ quan hành chính nhà
nước này luôn tạo thành một thể thống nhất, quan hệ chặt chẽ với nhau trên
nguyên tắc tập trung dân chủ.
_Các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ, qua lại với nhau
tạo thành một hệ thống thống nhất, toàn vẹn. Mỗi cơ quan hành chính là một
khâu không thể thiếu được trong chuỗi mắc xích của bộ máy
Câu 9: Địa vị pháp lý của Chính phủ theo Hiến pháp 2013 và so sánh với
quy định này trong Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001?
− Địa vị pháp lý của Chính phủ theo Hiến pháp 2013:
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành
của Quốc hội. Chính phủ chịu tráchnhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác
trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

− Điểm mới so với Hiến pháp 1992 và sửa đổi 2001:
Vị trí, chức năng của Chính phủ đã được quy định trong Điều 109 Hiến pháp
năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001). Theo đó: “Chính phủ là cơ quan chấp
hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Hiến pháp năm 1992 mới chỉ đề cập đến Chính phủ với tư cách là cơ quan chấp
hành, cơ quan hành chính Nhà nước còn Chính phủ với tư cách là cơ quan thực
hiện quyền hành pháp chưa được làm rõ.
Hiến pháp năm 2013 kế thừa đồng thời bổ sung để thể hiện một cách toàn diện
tính chất, vị trí, chức năng của Chính phủ. Điều 109 Hiến pháp năm 2013:
“Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của
Quốc hội”.
Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến VN, Hiến pháp chính thức khẳng
định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Đây là cơ sở pháp lý
quan trọng giúp xác định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, vai trò của Chính phủ trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Câu 10: Địa vị pháp lý của UBND theo Hiến pháp hiện hành, và so sánh với
quy định này trong Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001?
− Địa vị pháp lý của UBND được quy định tại điều 114, HP 2013:
1. Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp
bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương, chịu trách nhiệmtrước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính
nhà nước cấp trên.
2. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;
tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ
do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
− So sánh với Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung 2001:
Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp

bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính
nhà nước cấp trên (Điều 114). Hiến pháp cũng sắp xếp lại và làm rõ hơn tính
chất, trách nhiệm, thẩm quyền của Ủy ban nhân dân để phù hợp với nguyên tắc
tổ chức quyền lực nhà nước thống nhất và mối quan hệ giữa Trung ương và địa
phương trong tình hình mới.
Câu 11: Trình bày tính phụ thuộc hai chiều trong tổ chức và hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Lấy ví dụ minh hoạ.
− Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương:
+ Chiều dọc là phụ thuộc các cơ quan hành chính cấp trên để cơ quan
hành chính cấp trên có thể tập trung quyền lực để chỉ đạo cấp dưới phát huy thế
mạnh địa phương hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao.
Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều được tổ chức và hoạt động
theo nguyên tắc phụ thuộc 2 chiều( chiều dọc và chiều ngang). Mối phụ thuộc
dọc giúp cho cấp trên có thể tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo thực hiện
với cấp dưới tạo nên một hoạt động chung thống nhất. Mối phụ thuộc dọc giúp
cho cấp trên có thể tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo thực hiện với cấp
dưới tạo nên mộy hoạt động chung nhất. Mối phụ thuộc ngang tạo điều kiẹn cho
cấp dưới có thể mở rộmg dân chủ, phát huy thế mạnh của địa phương để hoàn
thành nhiệm vụ cấp mà cấp trên giao phó .
Sự phụ thuộc 2 chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương là
khách quan bảo đảm thống nhất giữa lợi ích chung của cả nước với lợi ích của
địa phương, giữa lợi ích ngành với lợ ích vùng lãnh thổ
Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc song trùng trực thuộc. Ðối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
chung một mặt phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, mặt khác
phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Ví dụ: UBND Tỉnh A một mặt chịu sự chỉ đạo của HÐND Tỉnh A theo chiều
ngang, một mặt chịu sự chỉ đạo của Chính phủ theo chiều dọc.
Ðối với cơ quan chuyên môn, một mặt phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà

nước có thẩm quyền chung cùng cấp, mặt khác nó phụ thuộc vào cơ quan hành
chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cấp trên trực tiếp.
Ví dụ: Sở Tư pháp Tỉnh B, một mặt phụ thuộc vào UBND Tỉnh B, mặt khác
phụ thuộc vào Bộ Tư pháp.
Nguyên tắc song trùng trực thuộc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của nhà nước với lợi ích của
địa phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích của lãnh thổ.
Câu 12: Trình bày các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành
chính nhà nước ?
Cơ sở pháp lý của các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý HCNN
được quy định trong Hiến pháp 2013, các văn bản luật và một số văn bản dưới
luật.
• Quyền bình đẳng trước pháp luật: Điều 16
• Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm: Điều 21
• Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: Điều 22
• Quyền tự do cứ trú, tự do đi lại , quyền ra nước ngoài và trở về nước:
Điều 23
• Quyền tự do tín ngưỡng: Điều 24
• Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội,
biểu tình: Điều 26
• Quyền bầu cử và ứng cử. CD đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21
tuổi có quyền ứng cử vào quốc hội, HĐND: Điều 27-HP
• Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo
luận và kiến nghị với CQNN về các vấn đề của cơ sở, địa phương cả
nước: Điều 28 –HP
• CD đủ 18 tuổi có quyền biểu quyết khi NN trưng cầu ý dân: Điều 29
• Quyền khiếu nại tố cáo: Điều 30
Nghĩa vụ của công dân trong QLHCNN
o Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và Pháp luật, tham gia bảo vệ tổ quốc, an

ninh trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia: Điều 45, 46.
o Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc: Điều 44
Câu 13: Nội dung chủ yếu của quyền tham gia quản lý nhà nước của công
dân? Ý nghĩa của quyền này?
Công dân tham gia trực tiếp vào quản lý hành chính nhà nước:
− Công dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước với tư cách là chủ
thể quản lý hành chính nhà nước; phù hợp với nguyên tắc tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân. Trong một số trường hợp cụ thể, nhà nước
còn trao quyền quản lý hành chính nhà nước cho công dân.
− Công dân tham gia vào quản lý HCNN với tư cách là đối tượng quản lý:
+ Công dân có thể chủ động hoặc theo yêu cầu băt buộc của nhà nước
tham gia vào các quan hệ quản lý HCNN cụ thể nhằm thực hiện những
công việc nhất định trong QLHCNN. Các quan hệ HCNN cụ thể giữa
công dân và nhà nước thường được thiết lập trong các trường hợp sau:
• Trường hợp CD thực hiện quyền của mình trong các lĩnh vực khác
nhau của QLHCNN.
• Trường hợp CD thực hiện nghĩa vụ của mình trong các lĩnh vực
khác nhau của quản lý HCNN.
• Trong các quan hệ QLHCNN được thiết lập do việc thực hiện
nghĩa vụ pháp lý hành chính của CD.
• Trường hợp CD yêu cầu chủ thể QLHCNN bảo vệ các quyền, lợi
ích hợp pháp của mình bị xâm hại.
− CD tham gia vào QLHCNN trên cơ sở chấp hành quy phạm pháp luật
hành chính mà không đòi hỏi phải thiết lập các quan hệ quản lý hành
chính NN cụ thể.
Công dân tham gia gián tiếp vào QLHCNN:
• CD tham gia vào quản lý HCNN thông qua các hoạt động của các cơ
quan nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau của QLHCNN
• CD tham gia gián tiếp vào quản lý HCNN thông qua hoạt động của các
tổ chức xã hội.

Ý nghĩa của quyền này:
- Phù hợp với tinh thần của HP 2013. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân, trong đó có quyền quản lý HCNN.
- Đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý nhà nước.
- Tạo mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước và công dân, từ đó đạt hiệu
quả cao trong việc thực hiện QLNN.
Câu 14: Trình bày các bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước? Đánh giá của
anh/chị việc thực hiện các đảm bảo ấy trong thực tế hiện nay?
Các bảo đảm pháp lý hành chính đối với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
pháp lý hành chính của công dân:
• Thủ tục hành chính
• Các biện pháp phòng ngừa , ngăn chặn và xử lý các vi phạm quyền và
nghĩa vụ pháp lý hành chính của công dân
• Chế độ trách nhiệm của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trong việc
bảo đảm thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý hành chính của công dân.
Các hình thức đảm bảo pháp lý cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của CD
trên đều được quy định và tuân thủ theo Pháp luật: Hiến pháp 2013 dành riêng
chương 2 quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân, Luật Khiếu Nại, Luật tố
cáo, luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Đánh giá: Hiện nay, việc đảm bảo pháp lý cho CD đã được quy định trong
nhiều luật, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập.
Câu 15: Khái niệm và phân loại các tổ chức xã hội ở Việt Nam? Cho ví dụ
minh họa.
Khái niệm: Tổ chức xã hội là hình thức tự nguyện của nhân dân, hoạt động
theo nguyên tắc tự quản nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành
viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Mỗi tổ chức xã hội đều có những hoạt dộng đặc thù phản ánh vị trí, vai trò
của mình trong hệ thống chính trị. Mặt khác, các tổ chức xã hội có những đặc
điểm chung nhất định, đó là:

- Các TCXH được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của những thành
viên cùng chung lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, cùng sở
thích
- Các TCXH nhân danh chính tổ chức mình để tham gia hoạt động quản lý
nhà nước.
- Các tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo điều lệ do các thành viên
trong tổ chức xây dựng hoặc theo quy định của nhà nước
- Các TCXH hoạt động nhằm đáp ứng những lợi ích đa dạng, chính đáng
của các thành viên và mục đích hoạt động chính của tổ chức xã hội
không phải là phân chia lợi nhuận.
Phân loại:
1. Tổ chức chính trị:
Đảng cộng sản Việt Nam: Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng
thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt nam, đại
biểu trung thành lợi ích giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả
dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác- Leenin và tư tưởng Hổ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Các tổ chức chính trị - xã hội
• Mặt trận tổ quốc Việt nam
• Công đoàn
• Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
• Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam
• Hội nông dân Việt Nam
• Hội cựu chiến binh Việt Nam
3. Các tổ chức xã hội nghề nghiệp
• Nhóm thứ nhất: gồm các tổ chức xã hội xác lập một nghề riêng biệt
được Nhà nước thừa nhận, hoat động nghề nghiệp được tiến hành
theo pháp luật chuyên biệt và đặt dưới sự quản lí của các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
• Nhóm thứ 2: Các hội nghề nghiệp.

4. Các tổ chức tự quản
Ví dụ: Hội nuôi ong, hội làm vườn, hội luật gia, câu lạc bộ yêu thơ, hội người
mù, hiệp hội bảo tồn thiên nhiên, Liên đoàn lao động VN, Hội chữ thập đỏ

×