Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh hưởng của lượng đạm bón đến giống lúa thịnh dụ 11 trồng vụ xuân 2014 tại huyện tiên du, bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.58 MB, 94 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM






NGUYỄN THỊ THÙY


ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT CỦA
MỘT SỐ GIỐNG LÚA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG ĐẠM
BÓN ĐẾN GIỐNG LÚA THỊNH DỤ 11 TRỒNG VỤ XUÂN 2014
TẠI HUYỆN TIÊN DU, BẮC NINH



CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN PHÚ


HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học do tôi trực
tiếp thực hiện trong vụ Xuân năm 2014 tại huyện Tiên Du - Bắc Ninh, dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Phú. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực, chưa từng được sử dụng trong luận văn nào ở trong và ngoài
nước. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông
tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thùy



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Phú,
người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Sinh lý thực vật, Khoa
Nông học, Viện đào tạo Sau đại học - Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều
kiện hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi thực hiện đề
tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên trong

Công ty cổ phần Giống cây trồng Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
trong quá trình công tác và học tập cũng như cơ sở nghiên cứu để tôi thực hiện tốt
đề tài này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè và người thân, những người luôn ủng hộ,
động viên tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, công tác và hoàn thành
luận văn.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Thùy



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vii
Danh mục chữ viết tắt vi
MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài 2
1.2.1 Mục đích của đề tài 2
1.2.2 Yêu cầu của đề tài 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 3

1.3.1 Ý nghĩa khoa học. 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Sự cần thiết phải bón phân cân đối và hợp lý 4
1.2 Tác dụng của bón phân cân đối và hợp lý 5
1.3 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam 6
1.3.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 6
1.3.2 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 8
1.4 Tình hình nghiên cứu về giống lúa và phân đạm bón cho lúa trên thế
giới và Việt Nam 10
1.4.1 Tình hình nghiên cứu về giống lúa trên thế giới 10
1.4.2 Tình hình nghiên cứu về giống lúa ở Việt Nam 12
1.4.3 Vai trò của đạm với lúa và nghiên cứu phân đạm cho lúa trên thế giới 15
1.4.4 Tình hình nghiên cứu phân đạm bón cho cây lúa ở Việt Nam 18
Chương2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 Đối tượng, vật liệu, thời gian và địa điểm nghiên cứu. 23
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu. 23
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.1.2 Vật liệu nghiên cứu. 25
2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 25
2.2 Nội dung nghiên cứu. 25
2.3 Bố trí thí nghiệm. 26
2.4 Các biện pháp kỹ thuật. 27
2.5 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi. 28
2.6 Phương pháp xử lý số liệu. 31
Chương3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
3.1 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa
trồng vụ Xuân 2014 tại huyện Tiên Du - Bắc Ninh. 32

3.1.1 Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa 32
3.1.2 Chiều cao cây của các giống lúa 33
3.1.3 Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa 35
3.1.4 Động thái ra lá của các giống lúa 37
3.1.5 Chỉ số diện tích lá của các giống lúa (LAI) 38
3.1.6 Chỉ số diệp lục lá (SPAD) của các giống lúa 40
3.1.7 Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa 41
3.1.8 Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa 43
3.1.9 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa 44
3.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng, phát triển và năng
suất giống lúa Thịnh Dụ 11 trồng vụ Xuân 2014 tại huyện Tiên Du -
Bắc Ninh. 48
3.2.1 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến sinh trưởng phát triển cây lúa 48
3.2.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây của giống lúa Thịnh Dụ 11 49
3.2.3 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh của giống lúa
Thịnh Dụ 11 51
3.2.4 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái ra lá của giống lúa
Thịnh Dụ 11 52
3.2.5 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) 53
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.2.6 Ảnh hưởng của lượng đạm bón dến chỉ số diệp lục lá (SPAD) của
giống lúa Thịnh Dụ 11 54
3.2.7 Ảnh hưởng của lượng đạm đến khả năng tích lũy chất khô của giống
lúa Thịnh Dụ 11 55
3.2.8 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khả năng chống chịu sâu bệnh của
giống lúa Thịnh Dụ 11 56
3.2.9 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Thịnh Dụ

11 58
3.2.10 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân đạm bón cho lúa giống Thịnh
Dụ 11 trồng vụ xuân 2014 tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh 59
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61
1 Kết luận 61
2 Đề nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV Bảo vệ thực vật
Bộ Nông nghiệp &PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
CCCC Chiều cao cây cuối cùng.
IRRI Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế.
KTĐN Kết thúc đẻ nhánh
NHH Nhánh hữu hiệu.
NSLT Năng suất lý thuyết.
NSTT Năng suất thực thu.
SLCC Số lá cuối cùng
TGST Thời gian sinh trưởng.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

1.1 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa trên thế giới từ năm 2000 -
2014 6
1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở Việt Nam từ năm 2001-
2014. 8
3.1 Thời gian sinh trưởng của các giống lúa (ngày) 32
3.2 Chiều cao cây của các giống lúa ở các giai đoạn (cm) 34
3.3 Động thái đẻ nhánh của các giống lúa (nhánh/khóm) 36
3.4 Động thái ra lá trên thân chính của các giống lúa (lá/cây) 37
3.5 Chỉ số diện tích lá của các giống lúa qua các giai đoạn sinh trưởng
(m
2
lá/m
2
đất) 39
3.6 Chỉ số SPAD của các giống lúa ở các giai đoạn sinh trưởng 40
3.7 Khối lượng chất khô tích lũy của các giống lúa ở các giai đoạn sinh
trưởng (gam/khóm). 41
3.8 Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại chính 43
3.9 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa 45
3.10 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng của giống
Thịnh Dụ 11 48
3.11 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng chiều cao
cây lúa 49
3.12 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái đẻ nhánh 51
3.13 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái ra lá 52
3.14 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá (LAI) của giống
lúa Thịnh Dụ 11 53
3.15 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến chỉ số diệp lục lá lúa của giống

Thịnh Dụ 11 54
3.16 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến khả năng tích luỹ chất khô của
giống lúa Thịnh Dụ 11 55
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

3.17 Khả năng chống chịu một số loại sâu bệnh hại chính 57
3.18 Ảnh hưởng của lượng đạm đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của giống lúa Thịnh Dụ 11 58
3.19 Hiệu quả kinh tế khi bón đạm cho giống lúa Thịnh Dụ 11 60


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế
giới; lúa mì, lúa nước và ngô, cây lúa có vai trò rất quan trọng đối với con người ở
nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, có tới 65% dân số thế giới mà chủ
yếu là ở các nước Châu Á lấy lúa gạo làm lương thực chính.
Lúa gạo cung cấp hơn 20% tổng năng lượng hàng ngày của nhân loại, riêng ở
Châu Á, lúa gạo cung cấp từ 50 - 70% năng lượng hàng ngày, lúa gạo giữ vai trò quan
trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho con người. Hạt gạo chứa 80% tinh bột,
7,5% protein, vitamin và các chất khoáng khác cho con người, ngành sản xuất lúa gạo
còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người dân cả nông thôn lẫn thành thị, đồng
thời nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội ở những nước
lấy lúa gạo là nguồn lương thực chính (Nguyễn Hữu Nghĩa, 1996).
Ở Việt Nam, theo báo cáo về tình hình dân số thế giới 2013 của Liên hiệp

Quốc hiện là 90 triệu người và ước tính sẽ tăng lên 111,7 triệu người vào năm 2050,
hiện Việt Nam đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Như vậy,
bài toán an ninh lương thực quốc gia cho xuất khẩu đang đặt ra nhiều thách thức
cho sản xuất nông nghiệp nước nhà (năm 2013, Việt Nam xuất khẩu 6,71 triệu tấn
gạo; năm 2014: 5,91 triệu tấn). Nhìn lại chặng đường 27 năm sau đổi mới (1986` -
2013), nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên các mặt: giáo dục, kinh tế, văn hoá,
xã hội, an ninh quốc phòng Đất nước trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại
hóa, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên cần nhìn nhận một cách
khách quan rằng, nền nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, cơ sở sản xuất nông nghiệp
còn thiếu thốn, năng suất bình quân đạt 4,88 tấn/ha, còn thấp so với nhiều nước
khác (Urugoay: 8,01tấn/ha, Pêru: 7,36 tấn/ha, Trung Quốc: 6,61tấn/ha (Nguồn
FAO, 2008). Giá xuất khẩu gạo của nước ta còn thấp hơn khoảng 120 USD/tấn so
với Thái Lan. Nguyên nhân chủ yếu là do đa phần người dân vẫn thực hiện các biện
pháp thâm canh truyền thống lạc hậu: cấy mạ già, cấy dày, bón phân không cân
đối trong khi dân số tăng nhanh mà diện tích đất trồng lúa không tăng và có xu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

hướng giảm dần. Hơn nữa cơ cấu giống, bộ giống có năng suất chất lượng cao còn
chưa nhiều, việc người dân áp dụng giống mới vào sản xuất còn chậm, một thực tế
diễn ra là: có nhiều giống mới khi áp dụng vào sản xuất không đáp được nhu cầu
của thị trường (năng suất, chất lượng gạo, khả năng chống chịu sâu bệnh, thị hiếu
người tiêu dùng ) mà bị thải loại nhanh chóng sau 2 - 3 năm sản xuất. Vì vậy để
đảm bảo nhu cầu lương thực và xuất khẩu, vấn đề cấp thiết đặt ra cần phải nghiên
cứu bộ giống mới, kỹ thuật mới (nhất là lượng đạm bón) phù hợp với giống mới
nhằm tăng năng suất, chất lượng lúa gạo (Nguyễn Văn Hoan, 2006).
Năng suất lúa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: giống, môi trường, kỹ thuật
canh tác: Làm đất, bón phân, mật độ cấy, chế độ chăm sóc, nước tưới Trong đó,
lượng phân bón, kỹ thuật bón và mật độ cấy là 2 yếu tố có vai trò quan trọng ảnh
hưởng đến năng suất, phẩm chất lúa gạo (Vũ Cao Thái, 1996). Bắc Ninh là tỉnh có

diện tích trồng lúa khá nhiều, tuy nhiên năng suất lúa còn thấp, nguyên nhân chính
năng suất thấp là chưa có bộ giống tốt phù hợp với vùng đất này cũng như kỹ thuật
thâm canh thấp, nhất là sử dụng đạm bón còn chưa hợp lý gây ra lãng phí phân bón,
giảm hiệu quả của sản xuất lúa và đặc biệt môi trường đất bị thoái hóa và ô nhiễm.
Giới thiệu giống mới năng suất, chất lượng cũng như lượng phân bón hợp lý đang là
đòi hỏi cấp thiết ở tất cả các khu vực trồng lúa trong đó có Bắc Ninh, xuất phát từ
yêu cầu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất của một số giống lúa và ảnh
hưởng của lượng đạm bón đến giống lúa Thịnh Dụ 11 trồng vụ Xuân 2014 tại
huyện Tiên Du, Bắc Ninh”.
1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Đánh giá được các đặc trưng, đặc tính cơ bản về sinh trưởng, phát triển và
năng suất của các giống lúa nhằm giới thiệu các giống lúa tốt phù hợp với điều kiện
sinh thái của tỉnh Bắc Ninh và xác định được lượng đạm bón có hiệu quả cho cây
lúa sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá được một số đặc điểm sinh trưởng phát triển, sinh lý, khả năng
chống chịu, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa thí
nghiệm gieo trồng tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của giống lúa Thịnh Dụ 11 ở các
mức đạm bón khác nhau.
- Xác định được lượng đạm bón hợp lý để cây lúa giống Thịnh Dụ 11 sinh
trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.

Làm sáng tỏ mối tương quan giữa các đặc điểm sinh trưởng, sinh lý với yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất là cơ sở cho chọn giống, cũng như vai trò của đạm
với sinh trưởng và năng suất lúa.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Bổ sung thêm những giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt vào cơ cấu
cây trồng, phát triển nông nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh cũng như sử dụng lượng đạm
bón thích hợp góp phần vào việc hoàn thiện quy trình thâm canh tăng năng suất,
phát triển sản xuất lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.












Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Sự cần thiết phải bón phân cân đối và hợp lý
Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh
dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỉ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối
tượng cây trồng, loại đất, mùa vụ cụ thể đảm bảo năng suất cao, chất lượng nông
sản tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất và an toàn môi trường

sinh thái.
Về nguyên tắc muốn đảm bảo một hệ sinh thái bền vững thì cây trồng hút bao
nhiêu, loại gì thì cần phải hoàn trả cho đất từng ấy các chất dinh dưỡng. Ở nước ta,
hơn một nửa diện tích đất trồng trọt có lượng chất dinh dưỡng thấp và có một số
yếu tố hạn chế cần khắc phục như độ chua, hàm lượng nhôm, độ mặn và kiềm cũng
như khả năng giữ chất dinh dưỡng kém, hầu hết diện tích đất trồng lúa của nước ta
bị thiếu hụt dinh dưỡng, trong đó phổ biến nhất là thiếu hụt đạm, lân, kali, đây cũng
là những nguyên tố dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ với lượng lớn nhất và chi phối
hướng sử dụng phân bón.
Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm độ phì nhiêu đất có rất nhiều như xói mòn,
rửa trôi … song quan trọng nhất là trong nhiều năm cây trồng đã lấy đi một lượng
dinh dưỡng đáng kể mà không được trả lại cho đất. Hơn nữa, lượng hút chất dinh
dưỡng ngày càng tăng nhanh do diện tích đất gieo trồng tăng, sử dụng giống mới…
Việc sử dụng phân bón không cân đối, đặc biệt là việc sử dụng đạm, lân, kali với
lượng không hợp lý cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thoái hóa đất và làm ô
nhiễm chất lượng nông sản.
Thực tế đã chứng minh phân bón hóa học góp phần đáng kể trong việc tăng
năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Song bón phân hóa
học, chủ yếu là đạm, lân, kali chỉ giúp cây trồng tăng năng suất đến một mức nhất
định, nếu tiếp tục tăng lượng phân bón thì không những năng suất lúa không tăng
mà còn bị giảm xuống đáng kể, do đó hiệu quả sản xuất cũng giảm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

1.2. Tác dụng của bón phân cân đối và hợp lý
Hiện nay có quan niệm cho rằng phân bón là “hóa chất” và đã là “hóa chất”
thì nhất định có ảnh hưởng xấu khi sử dụng cho cây trồng, việc sử dụng phân bón
không đúng có những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Song nếu biết sử
dụng phân bón hợp lý thì không những không hủy hoại môi trường mà còn góp phần làm
tăng sản lượng và chất lượng nông sản, bón phân cân đối có tác dụng:

Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu đất. Bón phân cân đối có thể cải thiện và
nâng cao độ phì nhiêu đất vì cây trồng không phải khai thác kiệt quệ các chất dinh
dưỡng mà ta không cung cấp hoặc cung cấp không đủ cho nó. Ngoài ra, bón phân
cân đối không chỉ bù đắp lượng dinh dưỡng cây trồng lấy đi, mà còn làm cho đất tốt
lên nhờ tàn dư thực vật còn lại sau mỗi vụ thu hoạch. Trên đất dốc, bón phân cân
đối còn có tác dụng hạn chế xói mòn nhờ cây trồng phát triển mạnh, độ che phủ cao
nên hạn chế dòng chảy, giảm sức công phá của hạt mưa làm thoái hóa cấu trúc đất,
bón phân cân đối còn làm cho bộ rễ phát triển khỏe góp phần cải thiện tính chất vật
lý của đất.
Tăng năng suất cây trồng nâng cao hiệu quả sản xuất. Thực tế đã chứng
minh phân bón hóa học làm tăng nhanh năng suất cây trồng. Tuy nhiên việc tăng
vụ, sử dụng các giống mới… nhằm tăng năng suất, sản lượng cây trồng chỉ có hiệu
quả nếu biết bón phân cân đối. Bón phân cân đối, hợp lý cho phép phát huy cao
tiềm năng năng suất của tất cả cây trồng.
Tăng phẩm chất nông sản. Bón phân cân đối làm tăng hàm lượng protein
trong hạt ngũ cốc, tăng hàm lượng các vitamin trong rau và hoa quả, tăng hàm
lượng đường trong mía… Ngoài ra, bón phân cân đối cũng làm giảm tích lũy
nitrat trong rau… và làm hình dáng, màu sắc nông sản hấp dẫn hơn.
Bảo vệ nguồn nước. Phân hóa học nếu được sử dụng đúng chủng loại, cân
đối về tỷ lệ, phù hợp với nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng thì
khả năng mất dinh dưỡng sẽ rất thấp do cây trồng hấp thu gần hết, do đó bón
phân cân đối sẽ giúp hạn chế ô nhiễm nguồn nước. (Nguyễn Văn Bộ, 2003)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Hạn chế khí thải độc hại. Phân đạm khi được bón vào đất đều phải chịu ảnh
hưởng của các quá trình biến đổi, trong đó có quá trình hình thành khí amoniac
(NH
3
). Nếu bón đạm không đúng lúc, không đúng phương pháp, bón quá nhiều và

không cân đối với đạm, lân và kali thì cây trồng không sử dụng được hết dẫn đến
lượng khí NH
3
phát thải tăng lên ảnh hưởng xấu đến tầng ozon và là nguyên nhân
gây ra mưa axit. Ngoài ra, bón phân cân đối làm cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt
nên khả năng đồng hóa khí cacbonic cao hơn, thải ra oxy nhiều hơn và làm không
khí trong lành hơn.
1.3. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Cây lúa là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới vì vậy nó có khả năng thích nghi
cao và được phân bố rộng khắp thế giới, từ vùng nhiệt đới nóng ẩm đến ôn đới lạnh
vĩ độ cao. Trên thế giới hiện nay có hơn 100 nước trồng lúa, trong đó tập trung ở
Châu Phi 41 nước, Châu Á 30 nước.
Qua bảng 1.1 ta thấy: Về diện tích: từ năm 2000 - 2002 diện tích trồng lúa
giảm nhẹ từ 154,1- 148,0 triệu ha. Để đảm bảo an ninh lương thực trong điều kiện
dân số thế giới tăng nhanh, các nước đã cố gắng mở rộng diện tích đất trồng lúa nên
diện tích đất trồng lúa năm 2013 đạt 166,1 triệu ha, tăng 18,1 triệu ha so với năm
2002. Tuy nhiên do tốc độ đô thị hóa gia tăng đến năm 2014 diện tích lúa trên thế
giới giảm nhẹ xuống 160,6 triệu ha.
Về năng suất: nhờ sự phát triển của những tiến bộ khoa học kỹ thuật, năng
suất bình quân của thế giới ngày càng tăng nhanh chóng. Năng suất trung bình năm
2000 chỉ đạt 38,9 tạ/ha nhưng đến năm 2014 năng suất đã tăng lên 44,1 tạ/ha, tăng
5,2 tạ/ha.
Về sản lượng lúa: do diện tích và năng suất ngày càng tăng nên sản lượng lúa
trên toàn thế giới cũng tăng nhanh chóng. Năm 2000 sản lượng lúa chỉ đạt 599,4
triệu tấn, đến năm 2013 sản lượng đã tăng lên 745,2 triệu tấn, tăng 145,8 triệu tấn.
Năm 2014 sản lượng lúa đạt 745,5 triệu tấn, do diện tích lúa không tăng nên sản
lượng lúa so với năm 2013 chỉ tăng nhẹ 0,3 triệu tấn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7


Bảng 1.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa
trên thế giới từ năm 2000 - 2014
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năngsuất (tạ/ha)
Sản lượng (triệu
tấn)
2000 154,1 38,9 599,4
2001 152,0 39,4 598,2
2002 148,0 38,5 569,5
2003 148,6 39,5 584,7
2004 150,7 40,4 607,9
2005 155,0 40,9 634,4
2006 155,6 41,2 641,2
2007 155,2 42,3 656,9
2008 156,0 42,9 686,2
2009 158,6 43,4 687,0
2010 161,2 43,6 702,0
2011 162,8 44,6 726,1
2012 162,3 45,5 738,2
2013 166,1 44,9 745,2
2014 160,6 44,1 745,5
(Nguồn: FAOSTAT)
Sản xuất lúa trên thế giới ngày càng phát triển, tuy nhiên cùng với sự tăng
nhanh về năng suất, sản lượng thì việc sử dụng các loại thuốc hóa học, phân vô cơ
vào trong sản xuất lúa một cách quá mức đã gây tổn hại đến môi trường đất, nước
và hệ sinh thái. Đất ngày càng trở nên cạn kiệt, độ phì nhiêu giảm, đất bị chai cứng
và mất khả năng canh tác ở một số diện tích và làm cho hệ sinh thái đa dạng sinh

học trở nên nghèo nàn, một số loài thiên địch giảm, trong khi đó một số loài gây hại như:
sâu, bệnh, chuột… thì không ngừng gia tăng, hơn thế nữa việc sử dụng phân vô cơ và
thuốc hóa học đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống con người. Nhận thức được điều
này trong khi nhu cầu về lương thực trên thế giới đã tạm thời ổn định, nhiều nước đã kêu
gọi hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng phân hóa học vô cơ vào sản xuất.
Trong mười năm gần đây Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai
trên thế giới sau Thái Lan. Tuy nhiên sản xuất lúa gạo ở Việt Nam còn nhiều thách
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

thức trong chiến lược an toàn lương thực, trong sự đa dạng sinh học của một nền
nông nghiệp bền vững, đặc biệt là khả năng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường
quốc tế (Nguyễn Hữu Nghĩa, 1996).
1.3.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam là cái nôi hình thành cây lúa nước. Đã
từ lâu cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh
tế xã hội nước ta. Cùng với sự phát triển chung của toàn thế giới, trong những năm gần
đây sản xuất lúa nước ta không ngừng tăng nhanh cả về năng suất và sản lượng.
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa
ở Việt Nam từ năm 2001-2014.
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2001 7.492,7 42,9 32.108,4
2002 7.504,3 45,9 34.447,2
2003 7.452,2 46,4 34.568,8

2004 7.445,3 48,6 36.148,9
2005 7.329,2 48,9 35.832,9
2006 7.324,8 48,9 35.849,5
2007 7.207,4 49,9 35.942,7
2008 7.400,2 52,3 38.729,8
2009 7.437,2 52,4 38.950,2
2010 7.489,4 53,4 40.005,6
2011 7.651,4 55,3 42.324,9
2012 7.750,0 56,0 43.400,0
2013 7.730,0 55,8 44.100,0
2014 7.600,0 57,1 43.400,0
(Nguồn: Internet )
Qua bảng 1.2 cho thấy:
Về diện tích: do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp cũng như sự gia tăng
dân số đã tác động mạnh mẽ đến diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

nói riêng. Trong giai đoạn từ năm 2001 - 2008 diện tích lúa gieo trồng của nước ta
giảm từ 7.492,7 nghìn ha xuống còn 7.400,2 nghìn ha, song đến năm 2014 diện tích lúa
được gieo trồng lại tăng lên 7.600,0 nghìn ha.
Về năng suất: sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã góp phần đáng
kể cho việc nâng cao năng suất cây trồng. Từ 2001 đến năm 2014 năng suất lúa
bình quân nước ta tăng lên đáng kể (từ 42,9 tạ/ha lên 57,1 tạ/ha).
Về sản lượng: tuy diện tích gieo trồng giảm nhưng do năng suất tăng mạnh nên
sản lượng lúa của cả nước vẫn không ngừng tăng. Năm 2001 cả nước chỉ đạt 32.108,4
nghìn tấn, đến năm 2014 sản lượng lúa cả nước tăng lên 43.400,0 nghìn tấn.
Như vậy việc tăng sản lượng lúa chủ yếu là do thâm canh tăng năng suất. Để
đạt được kết quả trên là do Đảng và nhà nước ta thực sự quan tâm, có nhiều chính
sách tác động đến ngành nông nghiệp tạo đà cho sự phát triển khoa học kỹ thuật,

trình độ canh tác của người nông dân không ngừng được nâng lên, vì vậy năng suất
tăng khá nhanh và ổn định.
Với những kết quả đạt được của ngành sản xuất lương thực nói chung và
ngành sản xuất lúa gạo nói riêng làm cho nước ta không những đảm bảo an ninh
lương thực quốc gia mà còn trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo đứng
đầu thế giới.
Việt Nam là nước có nền nông nghiệp với lịch sử phát triển hàng nghìn năm,
trong đó cây lúa có vị trí rất quan trọng và những năm gần đây Việt Nam và Thái
Lan đã trở thành hai nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên sản
xuất lúa gạo ở Việt Nam còn nhiều thách thức trong chiến lược an toàn lương thực,
trong sự đa dạng sinh học của một nền nông nghiệp bền vững, đặc biệt là khả năng
nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế (Nguyễn Hữu Nghĩa, 2006).
Xu hướng trong nghiên cứu của các nhà khoa học nông nghiệp hiện nay là
tập trung nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên các vùng đất bằng cách đưa
thêm một số loại cây trồng mới vào hệ canh tác nhằm tăng sản lượng nông sản/1
đơn vị diện tích canh tác/1 năm, với mục đích xây dựng nền nông nghiệp sinh thái
phát triển bền vững (Phạm Văn Tiêm, 2005).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

1.4. Tình hình nghiên cứu về giống lúa và phân đạm bón cho lúa trên thế giới
và Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu về giống lúa trên thế giới
Vào đầu thế kỉ 20, cả thế giới vẫn phải đang đối mặt với nạn đói. Hàng triệu
người ở các quốc gia vẫn sống trong tình cảnh thiếu lương thực, do vậy vấn đề đặt
ra là phải nâng cao năng suất của các giống lúa để đảm bảo lương thực cho người
dân, vì thế việc nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống đã được các nhà khoa học, các
viện nghiên cứu và các trường đại học nông nghiệp ưu tiên hàng đầu. Vào đầu
những năm 1960, viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) đã được thành lập tại

Losbanos, Laguna, Philippin. Sau đó các viện nghiên cứu nông nghiệp quốc tế khác
cũng được thành lập ở các châu lục và tiểu vùng sinh thái khác nhau như IRAT,
EAT, CIAT, ICRISAT (IRRI, 1997) và (Gomez, K.A., 1995).
Theo Bùi Huy Đáp (1978), Viện lúa IRRI là nơi chuyên lai tạo, chọn lọc
giống lúa mới và bảo tồn quỹ gen, tại Viện có hơn 83.000 mẫu giống lúa để đánh
giá và làm vật liệu chọn giống cho các quốc gia trên thế giới, từ Viện lúa IRRI,
nhiều chương trình hợp tác quốc tế được mở ra. Những chương trình này hỗ trợ đắc
lực cho các nhà khoa học nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất ra giống mới và sử dụng
triệt để ưu thế lai nhằm không ngừng nâng cao năng suất để luôn luôn đáp ứng nhu
cầu lương thực của toàn cầu. Hiện nay viện IRRI đang tập trung vào nghiên cứu
chọn tạo ra các giống lúa có năng suất siêu cao (siêu lúa) có thể đạt 13 tấn/vụ, đồng
thời tập trung vào nghiên cứu chọn tạo các giống lúa có chất lượng cao (giàu
vitamin A, giàu protein, giàu lisine, có mùi thơm…) để vừa hỗ trợ các nước giải
quyết vấn đề an ninh lương thực, vừa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của người
tiêu dùng (Cada, E.C. and P.B. Escuro, 1997). Việc nghiên cứu về lúa lai nhằm sử
dụng ưu thế lai đối với sản xuất lúa là một khám phá lớn theo hướng đó. Trung
Quốc là nước đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất thành công thành tựu khoa học kỹ
thuật về lúa lai được đánh giá là một phát minh lớn về khoa học kỹ thuật trong nghề
trồng lúa của thế kỉ 20 (Nguyễn Văn Luật, 2001 và Đinh Văn Lữ, 1978). Lúa lai ra
đời đã giúp cho nền sản xuất lúa Trung Quốc phá được hiện tượng đội trần về năng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

suất lúa. Năng suất lúa tăng đã xoá được nạn thiếu lương thực ở đất nước rộng lớn
và đông dân này. Nhiệm vụ trọng tâm của viện nghiên cứu phát triển lúa lai của
Trung Quốc trong thế kỷ 21 là phát triển lúa lai 2 dòng và đẩy mạnh nghiên cứu lúa
lai 1 dòng và lúa lai siêu cao sản nhằm tăng năng suất và sản lượng lúa gạo của đất
nước (Lin, S.C, 2001).
Nước Mỹ bắt đầu nghiên cứu lúa lai từ năm 1980. Mục tiêu nghiên cứu
lúa lai của Mỹ là: năng suất cao, có khả năng chống bệnh phổ rộng, sinh

trưởng và phát triển ổn định trong vùng sinh thái mục tiêu, sản phẩm đáp ứng
yêu cầu người tiêu dùng, bảo vệ các đặc tính gia tăng (về năng suất, kháng
bệnh, chống đổ…), có khả năng mở rộng sản xuất nhanh. Các giống lúa lai
của Mỹ phải hội tụ được 5 đặc tính cơ bản ở mức cao so với lúa thuần là:
Năng suất hạt, năng suất xay sát, khả năng chống bệnh, chất lượng gạo và khả
năng chống đổ. Tổ hợp lúa lai đưa ra sản xuất đầu tiên của Mỹ là XL6, cho
năng suất cao xấp xỉ 10 tấn/ha, tiếp sau là các giống XL7, XL8. Năm 2003,
diện tích lúa lai của Mỹ đạt vào khoảng 10 nghàn ha, năm 2004 đạt trên 40
nghàn ha, gấp 8 lần năm 2001 và chiếm 2% diện tích toàn nước Mỹ, năng
suất trung bình 7,78 tấn/ha, vượt trội về năng suất 15 – 20% và khả năng cải
thiện năng suất là 20 – 40% (Nguyễn Khắc Quỳnh, 2006).
Theo Jenning, P.R., Coffmen, W.R., Kauffman, H.E. (1979), ở Viện nghiên
cứu lúa quốc tế (IRRI) khẳng định rằng: Các giống lúa lùn có nguồn gốc từ Trung
Quốc (Dee – geo – woo – gen) chúng mang gen lùn, lặn nhưng không ảnh hưởng gì
đến chiều dài bông lúa, có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chọn tạo giống.
Hiện nay các nhà chọn tạo giống đang tập trung và định hướng chọn tạo kiểu hình
cây lúa có chiều cao lý tưởng là 100 cm.
Gần đây Thái Lan đã lai tạo được giống lúa giàu chất sắt, giống này có hàm
lượng sắt trong gạo lớn gấp 30 lần so với các giống thường. Ngoài ra còn chứa
protein, kẽm và các tác nhân chống oxy hoá (Nguyễn Văn Luật, 2001).
Cho đến nay đã có khoảng gần một nghìn giống lúa được chọn tạo từ IRRI
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

trong chương trình cải tiến giống lúa, đã cung cấp cho 78 quốc gia trên thế giới sử
dụng làm nguồn vật liệu cho công tác chọn tạo giống và đã đưa vào sản xuất với
khoảng 65% diện tích trồng lúa trên toàn thế giới. Tại Hàn Quốc, Trung Quốc,
Philippin và Srilanca có trên 90% diện tích trồng lúa sử dụng giống cải tiến. Tại Ấn
Độ, Indonesia, Malaisia và Việt Nam có trên 60% diện tích trồng lúa sử dụng giống
mới. Một số giống năng suất cao, chất lượng tốt của IRRI đã được sử dụng rộng rãi

trong sản xuất ở các nước trên thế giới như: IR29723, IR50, IR42, IR64, IR17494,
IR66707, IR59606, IR56297, IR62030, IR62032, IR66, IR70, IR72, IR74. Có 34
giống do IRRI chọn tạo đang được phát triển ở nhiều quốc gia và sử dụng làm dòng
bố trong chương trình lúa lai. Tại Việt Nam, đã có 83 giống lúa được sử dụng trong
sản xuất có nguồn gốc từ IRRI. (G.S.Khush and P.S.Virk, 2005).
Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề đối với cây lúa là:
- Chọn tạo giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ngày và trung ngày cho
vùng có nước tưới.
- Chọn tạo các giống lúa thích hợp với các vùng có điều kiện sản xuất khó
khăn như: Vùng đất nhiễm mặn, vùng thiếu nước tưới, vùng đất chua phèn; Vùng
đất thấp và giống lúa cho vùng đất cao.
- Chọn tạo các giống lúa có chất lượng cao, có mùi thơm.
- Chọn tạo các giống lúa có khả năng đề kháng tốt với các loại bệnh hại như:
Bệnh bạc lá vi khuẩn, bệnh đạo ôn lá, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn, và
chống chịu tốt với một số sâu hại.
- Nghiên cứu chọn tạo các giống lúa giàu protein, giàu sắt, và các sắc tố khác
nhằm tăng cường sức khỏe cho con người, hạn chế bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em.
1.4.2. Tình hình nghiên cứu về giống lúa ở Việt Nam
Ở Việt Nam sản xuất lúa chiếm tỉ trọng lớn trong sản xuất nông nghiệp, thu
hút hơn 70% dân số và 70% lao động xã hội cả nước. Lúa gạo còn là mặt hàng
xuất khẩu vừa có kim ngạch lớn vừa có tính truyền thống lâu đời. Do đó việc
nghiên cứu các giống lúa cho năng suất cao, phẩm chất tốt luôn được nhà nước
ta quan tâm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Đại hội IX của Đảng ta đã chỉ rõ: "Cần tập trung sức để tăng năng suất sản
phẩm gắn với tăng năng suất lao động, tăng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích
canh tác. Vừa tiếp tục đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia vừa đa dạng hóa và
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để làm tăng giá trị thu được trên một hecta đất

nông nghiệp, lâm nghiệp, đáp ứng tốt các nhu cầu trong nước và xuất khẩu Chú
trọng điện khí hóa, cơ giới hóa ở nông thôn, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học và
công nghệ vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, đặc biệt là về khâu giống và áp dụng công nghệ
sinh học, nâng cao năng suất chất lượng nông sản tiến tới một nền nông nghiệp an
toàn theo tiêu chuẩn Quốc tế " (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005).
Kết quả nghiên cứu về cây lúa ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu cơ
bản sau:
Sử dụng các kết quả nghiên cứu về các đặc tính di truyền, các đặc điểm nông
sinh học thông qua nghiên cứu cơ bản về nguồn gen lúa, các nhà khoa học đã tiến
hành lai tạo, gây đột biến, chọn lọc, đã tạo ra hàng loạt giống lúa có năng suất và
chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện bất lợi như: DT10, 11, 13,
16, 21, 22, 33, 122 của Viện Di truyền nông nghiệp. Giống X14, X21, Xi23, V14,
C180, CN2 của Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam; Các giống
CR203, C70, C71, TK90 của Viện Bảo vệ thực vật; Giống lúa N28, C15, U17,
U20, CH133, P4, P6, CH5 MT163 của Viện cây lương thực và cây thực phẩm. Các
giống lúa OMCS2000, OM1490, OM576, OM2517, OM3424, IR65610 của Viện
lúa đồng bằng Sông Cửu Long. Các giống lúa VND95-19, VND95-20, VND97-6,
V86, IR641, IR1320 của Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam.
Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long công bố đã nghiên cứu ứng dụng thành
công công nghệ chuyển nạp gen tạo ra giống lúa mới giàu vi chất dinh dưỡng từ ba
giống lúa IR64, MTL250 và Taipei 309, đặc tính ưu điểm vượt trội của giống lúa
mới này là có hàm lượng cao các vi chất như: vitamin A, vitamin E, sắt, kẽm
những vi chất rất cần thiết đối với con người. Ngoài ra dòng lúa biến đổi gen còn gia
tăng đáng kể chất oryzanol, chất quan trọng hơn cả vitamin E có tác dụng chống oxi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

hóa, giúp làm giảm hàm lượng cholesteron trong máu. Dòng lúa biến đổi này còn có
các ưu điểm kháng sâu bệnh, đảm bảo tính an toàn sinh học, dễ trồng có thể đưa vào

sản xuất lúa hàng hóa vì chúng khắc phục được những khiếm khuyết về tính không ổn
định thường gặp ở cây biến đổi gen (Nguyễn Hữu Nghĩa, 2006). Viện Khoa học kỹ
thuật nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành chọn tạo và đã thành công với ba giống
BM9603, HT1 và N97 (Lê Vĩnh Thảo, Nguyễn Ngọc Tiến, 2003).
Việc nghiên cứu và ứng dụng những kết quả của công nghệ gen đối với lúa:
Xác lập được bản đồ phân tử các gen kháng sâu, bệnh đạo ôn, bạc lá, rầy nâu, chịu
hạn, chịu mặn ở các giống lúa: Chiêm bầu, chiêm cút, tám thơm, nếp hoa vàng là
những giống bản địa của Việt Nam để phục vụ cho công tác chọn tạo giống lúa có
năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh nhờ quy tụ các gen quý vào cây trồng.
Theo Bùi Chí Bửu và cs (2005) thì ngân hàng gen của giống lúa ở Việt Nam
có trên 5000 mẫu giống. Giống được công nhận trong nước là 149 giống (giai đoạn
1986 - 2004). Tỷ lệ giống được chọn tạo trong nước là 42,2% diện tích, tỷ lệ giống
nhập nội chiếm 43,8% diện tích, giống địa phương chiếm 6,5% diện tích. Trên địa
bàn cả nước có 680 giống lúa đang gieo trồng (gồm cả giống bản địa).
Kết quả điều tra về 13 loại giống cây trồng chủ lực giai đoạn 2003 - 2004
cho thấy cả nước có 680 giống lúa được gieo trồng, trong đó vùng Nam Trung Bộ là
126 giống (trong đó có 107 giống lúa cải tiến). Có 10 giống lúa có diện tích gieo
trồng lớn nhất trong cả nước hai vụ là: KD18 (692149 ha, chiếm 10,1%), OM1490
(478397 ha, chiếm 7%), OM576 (839263 ha, chiếm 5,6%), IR50404 (386135 ha,
chiếm 5,6%),Q5 (298688 ha, chiếm 4,7%), OMCS 2000 (285059 ha, chiếm 4,1%),
VND 95-20 (272238 ha, chiếm 3,9%), Nhị ưu 838 (237512 ha, chiếm 3,4%), IR64
(204359 ha, chiếm 2,9%), OM2517 (163397 ha, chiếm 2,4%). Tổng số diện tích của
10 giống trên là 3407177 ha, chiếm 49,6% (Phạm Đồng Quảng, 2006).
Các tổ hợp lúa lai đang được gieo trồng ở nước ta hiện nay phần lớn là các
tổ hợp lúa lai 3 dòng, được nhập nội từ Trung Quốc và một số nước khác như:
Q.Ưu 1, D.Ưu 6511, D.Ưu 527, D.Ưu 725, Nhị Ưu 838, Bác Ưu 903, Syn 6, B-
TE1 Trong đó, một số giống này chưa hoàn toàn thích ứng với điều kiện sinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15


thái của nước ta.
Hiện nay, nhu cầu hạt giống lúa lai cả nước khoảng 15.000 - 18.000
tấn/năm, các cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống trong nước đã đáp ứng được
khoảng 20 - 30% nhu cầu trên. Các giống lúa lai trong nước được chọn tạo
như Việt lai 20, Việt lai 24, TH 3 – 3, TH 3 – 4 đã được đưa vào cơ cấu cây
trồng của nhiều tỉnh, được nông dân tin dùng vì chất lượng gạo khá, chống
chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận khá, thời gian sinh trưởng ngắn
Tại hội nghị tổng kết 10 năm nghiên cứu và phát triển lúa lai, các nhà
khoa học và quản lý đều đánh giá phát triển lúa lai là định hướng đúng, không
chỉ là biện pháp để nâng cao năng suất và sản lượng, bảo đảm an ninh lương
thực trong nước và xuất khẩu mà còn góp phần tích cực trong việc chuyển
dịch cơ cấu cây trồng. Thông qua chương trình chọn tạo giống, Việt Nam đã
đào tạo được đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật và nông dân làm lúa
lai có tay nghề khá.
Kết quả chọn tạo lúa lai trong nước đã đạt được nhiều thành tựu, mỗi
năm có nhiều giống mới có tiềm năng năng suất cao, thích nghi với các vùng
sinh thái khác nhau được đưa vào khảo nghiệm quốc gia để công nhận giống
mới, làm phong phú bộ giống lúa lai, đáp ứng cho nhu cầu thực tiễn sản xuất
về giống mới, có nhiều ưu điểm tốt như năng suất cao, chất lượng tốt, có khả
năng chống chịu với sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
1.4.3.
Vai trò của đạm với lúa và nghiên cứu phân đạm cho lúa trên thế giới
Trong số các nguyên tố đa lượng thiết yếu thì đạm được xem là nguyên tố
quan trọng nhất cho quá trình sinh trưởng và hình thành năng suất lúa, đạm luôn là
yếu tố hạn chế năng suất hàng đầu trên tất cả các loại đất (De Data, 1981). Lúa cần
đạm trong suốt quá trình sinh trưởng sinh dưỡng để tích lũy chất khô và đẻ nhánh,
điều này xác định số lượng bông. Đạm góp phần tạo nên số hạt trong giai đoạn phân
hóa đòng, tăng kích thước hạt bằng giảm số lượng hoa thoái hóa và tăng kích thước
vỏ trấu trong suốt giai đoạn làm đòng. Đạm góp phần tích lũy hydratcacbon trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 16

thân lá ở giai đoạn trước trỗ và trong hạt ở giai đoạn vào chắc vì chúng phụ thuộc
vào tiềm năng quang hợp

(Mae, 1997).
Quang hợp của lúa trong giai đoạn vào chắc chiếm khoảng 60 - 100% hàm
lượng hydratcacbon trong hạt, phần còn lại là do từ bộ phận khác chuyển đến
(Yoshida, 1983). Để đạt được năng suất hạt cao nhất thì hoạt động trao đổi chất
trong hạt phải trùng với giai đoạn lúa có hoạt động quang hợp mạnh nhất. Thực tế
năng suất lúa cao ở những giống mà lá có thể duy trì hoạt động quang hợp đến tận
giai đoạn vào chắc (Muchie và cs, 1999). Bón đạm làm tăng diện tích lá, bề rộng
của tán lá, duy trì hoạt động quang hợp của cây vì vậy ảnh hưởng quyết định đến
năng suất lúa (Mae, 1997).
Nhiều thí nghiệm về hiệu lực, liều lượng sử dụng đạm trong mối quan hệ với
các yếu tố khác đã được tiến hành, Ladha và cs, (2003) so sánh năng suất lúa và yêu
cầu dinh dưỡng đạm qua các năm cho biết: Thời kỳ trước Cách mạng xanh, năng
suất lúa rất thấp chỉ đạt 3 tấn/ha và lượng đạm cần bón là 60 kg N/ha. Trong những
năm đầu cuộc Cách mạng xanh, năng suất hạt đạt gần 8 tấn/ha thì lượng đạm cần
bón là 160 kg N/ha. Giai đoạn thứ 2 của Cách mạng xanh năng suất mong đợi là 12
tấn/ha và lượng đạm cần bón khá cao là 240 kg N/ha.
Nghiên cứu của Norman và cs, (1992) chứng minh rằng: Hiệu quả sử dụng
đạm không chỉ phụ thuộc vào điều kiện đất đai, mùa vụ mà còn phụ thuộc vào
giống Giống Indica sử dụng đạm có hiệu quả hơn giống Japonica. Thí nghiệm
nghiên cứu 5 giống lúa, trong đó 2 giống thuộc loài Indica, 3 giống thuộc loài
Japonica cho kết quả: Sự tích lũy chất khô của các giống dao động từ 8,5 - 39,3%,
hệ số sử dụng đạm dao động từ 44,7 - 66,7%. Hệ số sử dụng đạm và chất khô của
giống thấp cây, chín muộn cao hơn giống cao cây, chín sớm hoặc chín trung bình.
Thường thì giai đoạn hoa nở nếu giống nào tích lũy được nhiều đạm và chất khô
thì chúng sẽ di chuyển vào hạt nhiều hơn vì vậy năng suất cũng cao hơn (Ntanos,

và cs, 2002).
Ở vùng ôn đới như Yanco-Australia và Yunnan - Trung Quốc, năng suất lúa
có thể đạt 13 - 15 tấn/ha và yêu cầu lượng đạm hút là 250 kg N/ha. Trong ruộng lúa

×