Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

điều tra, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh và gây hại của bệnh bạc lá lúa (xanthomonas oryzae) vụ mùa 2014 tại tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.7 MB, 133 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM








NGUYỄN THỊ NGA



ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ PHÁT SINH VÀ GÂY HẠI CỦA BỆNH BẠC LÁ LÚA
(Xanthomonas oryzae) VỤ MÙA 2014 TẠI TỈNH THÁI BÌNH


CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ: 60.62.01.12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐỖ TẤN DŨNG


HÀ NỘI - 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Nga


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN


Trong suốt khoảng thời gian thực hiện khóa luận này, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt
nhất từ phía các thầy cô để hoàn thành đề tài.
Đầu tiên tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo
PGS.TS. Đỗ Tấn Dũng đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian tôi
thực hiện khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn tới các thầy cô giáo và cán bộ Bộ môn Bệnh cây, Khoa
Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã quan tâm và tạo mọi điều kiện
cho tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ và công nhân Trung tâm Nghiên cứu

Giống cây trồng thuộc Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình đã điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra và thu thập mẫu bệnh hại trên
đồng ruộng.
Cảm ơn các bạn, các anh, các chị và người thân đã động viên, chia sẻ
giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Nga

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng v
Danh mục hình vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài
1
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Những nghiên cứu ngoài nước
3

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu phân bố và tác hại của bệnh bạc lá lúa
3
1.1.2 Triệu chứng bệnh, tác nhân gây bệnh và phương pháp chẩn
đoán, giám định bệnh bạc lá lúa
5
1.1.3 Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sự phát sinh phát
triển của bệnh bạc lá lúa
8
1.1.4 Ảnh hưởng của phân bón đến sự phát sinh phát triển của bệnh
bạc lá lúa
10
1.1.5 Ảnh hưởng của giống đến sự phát sinh phát triển của bệnh
bạc lá lúa
11
1.1.6 Những nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh bạc lá lúa
11
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
12
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
20
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
20
2.1.2 Địa điểm, thời gian nghiên cứu
20
2.2 Vật liệu nghiên cứu
20
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv


2.3 Nội dung nghiên cứu
20
2.4 Phương pháp nghiên cứu
21
2.4.1 Phương pháp điều tra bệnh bạc lá ngoài đồng ruộng
21
2.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm
22
2.4.3 Phương pháp điều tra bệnh bạc lá lúa
26
2.5 Các chỉ tiêu theo dõi
26
2.6 Phương pháp tính toán, xử lý số liệu
27
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1 Kết quả điều tra cơ cấu giống lúa, tình hình sử dụng phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thái Bình vụ Mùa năm 2014
28
3.1.1 Cơ cấu giống lúa vụ mùa 2014 tại Thái Bình
28
3.1.2 Thời vụ gieo cấy vụ mùa 2014 tại Thái Bình
29
3.1.3 Hiện trạng sử dụng phân bón ở Thái Bình
29
3.1.4 Tình hình gây hại của bệnh bạc lá ở Thái Bình vụ mùa 2014
31
3.1.5 Hiện trạng sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh bạc
lá lúa ở Thái Bình
32
3.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giống lúa, phân bón, thuốc

bảo vệ thực vật đến sự phát sinh, phát triển của bệnh bạc lá vụ
mùa 2014 tại Thái Bình
34
3.2.1 Nghiên cứu mức độ gây hại của bệnh bạc lá trên các giống
khác nhau vụ mùa 2014 tại Thái Bình
34
3.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự phát sinh phát
triển của bệnh bạc lá lúa ở tỉnh Thái Bình vụ mùa năm 2014
39
3.3 Ảnh hưởng của thời vụ đến sự phát sinh và gây hại của bệnh
bạc lá tại Thái Bình vụ mùa 2014
61
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65
1 Kết luận
65
2 Đề nghị
66
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

DANH MỤC BẢNG

Stt Tên bảng Trang

3.1. Cơ cấu giống lúa vụ mùa 2014 tại Thái Bình 28
3.2. Thời vụ gieo cấy lúa vụ mùa 2014 ở Thái Bình 29
3.3. Mức đầu tư phân bón trên lúa tại Thái Bình 30
3.4. Mức độ nhiễm bệnh và diện tích phòng trừ bệnh bạc lá lúa vụ

mùa 2014 ở Thái Bình 31
3.5. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh bạc lá
lúa ở vụ mùa 2014 tại Thái Bình 33
3.6. Ảnh hưởng của giống đến sự phát sinh phát triển của bệnh bạc lá
trên địa bàn tỉnh Thái Bình vụ mùa 2014 34
3.7. Ảnh hưởng của bệnh bạc lá đến năng suất một số giống lúa gieo
cấy trên địa bàn tỉnh Thái Bình vụ mùa 2014 38
3.8. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sự phát sinh phát triển của
bệnh bạc lá trên giống Bắc thơm số 7 vụ mùa năm 2014 tại
Thái Bình 39
3.9. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất lúa giống Bắc
Thơm số 7 tại Thái Bình vụ mùa 2014 41
3.10. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến sự phát sinh và phát
triển của bệnh bạc lá vụ Mùa 2014 tại Thái Bình 41
3.11. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến năng suất giống Bắc
thơm số 7 tại Thái bình vụ mùa 2014 44
3.12. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến sự phát sinh và phát
triển của bệnh bạc lá vụ mùa 2014 44
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

3.13. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến Năng suất lúa của
giống lúa Bắc thơm số 7 tại Thái Bình 46
3.14. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến sự phát sinh phát triển của
bệnh bạc lá của giống lúa Bắc thơm số 7 vụ mùa 2014 tại Thái
Bình 48
3.15. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến Năng suất lúa giống
Bắc thơm số 7 tại Thái Bình vụ mùa 2014 50
3.16. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến sự phát sinh và gây hại
của bệnh bạc lá trên giống Bắc thơm số 7 vụ mùa 2014 tại

Thái Bình 50
3.17. Ảnh hưởng của liều lượng phân ka li đến năng suất lúa: Bắc
Thơm số 7 vụ mùa năm 2014 tại Thái Bình 53
3.18. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến sự phát sinh và gây hại
của bệnh bạc lá trên giống Bắc thơm số 7 vụ mùa 2014 tại
Thái Bình 53
3.19. Ảnh hưởng của liều lượng phân ka li đến năng suất lúa giống
Bắc thơm số 7 vụ mùa 2014 56
3.20. Ảnh hưởng của liều lượng phân Kali đến sự phát sinh và gây
hại của bệnh bạc lá trên giống Bắc thơm sô 7 vụ mùa 2014
tại Thái Bình 56
3.21. Ảnh hưởng của liều lượng phân ka li đến năng suất lúa bắc
thơm số 7 vụ mùa 2014 tại Thái Bình 59
3.22. Hiệu lực của các loại thuốc trong việc phòng trừ bệnh bạc lá lúa
vụ mùa 2014 tại Thái Bình 60
3.23. Năng suất ruộng thí nghiệm một số loại thuốc BVTV phòng trừ bệnh
bạc lá lúa trên giống Bắc thơm số 7 ở vụ mùa 2014 tại Thái Bình 61
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

3.24. Ảnh hưởng của thời vụ gieo cấy đến sự phát sinh gây hại của
bệnh bạc lá lúa ở vụ mùa 2014 tại Thái Bình 61
3.25. Năng suất ruộng thí nghiệm thời vụ gieo cấy trên giống TBR225
ở vụ mùa 2014 tại Thái Bình 64
DANH MỤC HÌNH
Stt Tên hình Trang
3.1. Tỷ lệ bệnh bạc lá ở các giai đoạn sinh trưởng của một số giống
lúa tại vụ mùa 2014
37
3.2. Chỉ số bệnh bạc lá ở các giai đoạn sinh trưởng của một số giống

lúa tại vụ mùa 2014
37
3.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sự phát sinh và gây hại của
bệnh bạc lá (tỷ lệ bệnh %)
40
3.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến sự phát sinh và gây hại của
bệnh bạc lá (chỉ số bệnh %)
40
3.5. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến tỷ lệ bệnh bạc lá lúa của
một số giống lúa ở vụ Mùa 2014 tại Thái Bình
43
3.6. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đến chỉ số bệnh bạc lá lúa của
một số giống lúa ở vụ mùa 2014 tại Thái Bình
43
3.7. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân sử dụng đến tỷ lệ bệnh bạc lá
lúa ở vụ mùa 2014 tại Thái Bình
46
3.8. Ảnh hưởng của liều lượng phân lân đế mức độ phát sinh và phát
triển của bệnh bạc lá trên giống Bắc thơm số 7 tại Thái bình
vụ mùa 2014
49
3.9. Chỉ số bệnh bạc lá lúa với liều lượng bón phân lân khác nhau trên
giống lúa Bắc Thơm số 7 ở vụ mùa 2014 tại Thái Bình
49
3.10. Tỷ lệ bệnh bạc lá lúa với liều lượng bón phân kali khác nhau
đến trên giống lúa Bắc thơm số 7 vụ mùa 2014 tại Thái Bình
52
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii


3.11. Chỉ số bệnh bạc lá lúa với liều lượng bón phân kali khác nhau
đến giống lúa bắc thơm số 7 vụ mùa 2014 tại Thái Bình
53
3.12. Tỷ lệ bệnh bạc lá lúa với liều lượng bón phân kali khác nhau
đến giống lúa Bắc thơm số7 ở vụ mùa 2014 tại Thái Bình
55
3.13. Chỉ số bệnh bạc lá lúa với liều lượng bón phân kali khác nhau
đến một số giống lúa ở vụ mùa 2014 tại Thái Bình
56
3.14. Tỷ lệ bệnh bạc lá lúa với liều lượng bón phân kali khác nhau
trên giống Bắc thơm số 7 vụ mùa 2014 tại Thái Bình
58
3.15. Chỉ số bệnh bạc lá lúa với liều lượng bón phân kali khác nhau
đến giống lúa Bắc thơm số 7 vụ mùa 2014 tại Thái Bình
59
3.16. Ảnh hưởng của thời vụ gieo cấy đến tỷ lệ bệnh bạc lá lúa ở vụ
mùa 2014 tại Thái Bình
62
3.17. Ảnh hưởng của thời vụ gieo cấy đến chỉ số bệnh bạc lá lúa ở vụ
mùa 2014 tại Thái Bình
63

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa là cây lương thực chủ chốt trong nền nông nghiệp Việt Nam giữ vị
trí hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp. Với diện tích trồng lúa chiếm hơn

61% trong tổng diện tích trồng trọt cả nước. Có đến 80% dân số cả nước là
nông dân làm nghề trồng lúa. Những năm gần đây sản xuất lúa gạo nước ta có
bước tiến quan trọng không chỉ đáp ứng đủ tiêu dùng trong nước và đảm bảo
an ninh lương thực, đồng thời trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế
giới. Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp có tổng diện tích đất sản xuất lúa
hàng năm đứng thứ 2 ở vùng đồng bằng sông Hồng với diện tích khoảng
168,3 nghìn ha. Sản lượng lúa hàng năm đạt 1105,2 nghìn tấn góp phần không
nhỏ trong việc đảm bảo an ninh lương thực, ổn định và nâng cao đời sống xã
hội cho nhân dân. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực hiện
thâm canh tăng vụ đưa các giống mới có thời gian sinh trưởng ngắn ngày vào
sản suất đã góp phần nâng cao năng suất và sản lượng, nhưng cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch hại tồn tại và phát sinh gây hại.
Trong số các loại dịch hại, bệnh bạc lá do loài vi khuẩn X. oryzae gây
ra là một trong bệnh gây hại nghiêm trọng đối với sản xuất lúa của nhiều quốc
gia vùng nhiệt đới (Mew, 1987). Bệnh gây hại trên các giống lúa lai và lúa
thuần, đối với các giống lúa thuần, các giống nhập nội từ Trung Quốc, bệnh
bạc lá gây hại khá nghiêm trọng. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn năm 2007 diện tích lúa mùa nhiễm bệnh bạc lá là 350.000ha, vụ mùa
năm 2008 là 420.000ha, nhiều diện tích cấy các giống lúa lai bị mất trắng
(dẫn theo Lê Thanh Long, 2012). Mức độ phát sinh và gây hại vụ mùa nặng
hơn vụ xuân. Mức độ gây hại của bệnh nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố đất đai, phân bón, giống. Vì vậy, để sản xuất lúa đem lại hiệu của kinh
tế thì ngoài việc áp dụng các kỹ thuật thâm canh cải tiến, công tác điều tra,
phát hiện sớm bệnh luôn được coi trọng. Quá trình điều tra bệnh thực chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

chính là phát hiện bệnh sớm và từ đó có biện pháp phòng trừ bệnh bạc lá lúa
do vi khuẩn Xanthomonas oryaze (X. oryzae) gây hại như biện pháp canh tác,
biện pháp sử dụng giống kháng, biện pháp sinh học.

Tuy nhiên cùng với biến đổi khí hậu đang diễn ra theo chiều hướng cực
đoan, khó lường trước luôn là vấn đề đe dọa sự sụt giảm năng suất do bệnh
bệnh bạc lá X. oryzae gây ra. Hiện nay vẫn chưa có biện pháp đặc trị nào có
thể khống chế được bệnh này. Để phòng chống bệnh bạc lá hiệu quả được sự
hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Tấn Dũng, Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Điều
tra, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát sinh và phát triển
của bệnh bạc lá lúa (Xanthomonas oryzae) vụ mùa 2014 tại tỉnh
Thái Bình”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố (giống, phân bón, thời vụ, thuốc
bảo vệ thực vật) đến sự phát sinh, phát triển của bệnh bạc lá lúa (X. oryzae) vụ
mùa 2014 tại tỉnh Thái Bình.
2.2. Yêu cầu
- Điều tra tình hình phát sinh phát triển của bệnh bạc lá lúa, tình hình
sử dụng giống; phân bón; thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh bạc lá lúa
tại tỉnh Thái Bình.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các giống lúa đến sự phát sinh phát
triển bệnh bạc lá lúa vụ mùa 2014.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự phát sinh phát triển
bệnh bạc lá lúa vụ mùa 2014.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật đến sự
phát sinh phát triển bệnh bạc lá lúa vụ mùa 2014.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sự phát sinh phát triển bệnh
bạc lá lúa vụ mùa 2014.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

CHƯƠNG

1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Những nghiên cứu ngoài nước
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu phân bố và tác hại của bệnh bạc lá lúa
Bệnh bạc lá là một trong những đối tượng gây hại chủ yếu trên cây lúa
nước có phạm vi phân bố ở Châu Á, Châu Đại Dương, Châu Phi, Bắc Mỹ và
vùng Caribe (Niño-Liu et al., 2006; Gonzalez et al., 2007; IRRI, 2010; Wonni
et al., 2011). Bệnh xuất hiện gây hại ở hầu hết các quốc gia sản xuất lúa nước
có khí hậu nhiệt đới, á nhiệt đới từ 23
0
vĩ độ Bắc đến 23
0
vĩ độ Nam (Ezuka
và Kahu, 2000). Theo Ou (1972) bệnh bạc lá được nông dân vùng Fukuoka-
Nhật Bản phát hiện lần đầu tiên năm 1884. Trong những năm 1908-1910,
bệnh chủ yếu xuất hiện ở miền Nam, đến năm 1926 bệnh lan sang miền Bắc
đến năm 1960 bệnh hầu như gây hại khắp nước Nhật, ngoại trừ Hokkado. Ban
đầu bệnh được cho là do đất chua vì có giọt sương đọng lại trên lá lúa bị bệnh
vì đất có tính chất chua, đất bị nhiễm độc bởi các kim loại, do đất hầu trũng
có chứa nhiều khí độc tuy nhiên các biện pháp bón vôi khử chua đều không
đem lại hiệu quả thực tế, bệnh bạc lá không bị dập tắt mà còn lan rộng hơn.
Đến năm 1922 lần đầu tiên Yshiyama phân lập, xác định được vi khuẩn gây
bệnh bạc lá lúa đặt tên Pseudomomnas oryzae.
Những nghiên cứu ở Ấn Độ cho biết bệnh bạc lá cũng được phát hiện
vào năm 1940 (Rainia et al., 1981) với tên địa phương là Purarh có nghĩa là
trắng lá hay khô lá. Ở vùng Gurdaspus, thuộc bang Punjab, người ta cho rằng
triệu chứng bệnh do nguyên nhân sinh lý. Còn theo Mizukami (1961) và
Srivastava et al. (1967) thì bệnh bạc lá vi khuẩn ở Ấn Độ được Srivastavan
thông báo lần đầu tiên vào năm 1959 và Bhapka vào năm 1960. Những đến
năm 1965, ở Ấn Độ người ta mới xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh

là do vi khuẩn X. oryzae gây ra.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

Bệnh bạc lá được phát hiện thấy ở Indonesia vào năm 1950. Khi nghiên
cứu triệu chứng héo, Ritsma và Schure gọi tên bệnh là Kersek và xác định do
vi khuẩn X. oryzae gây ra.
Tại Philippine, Reiking (1918) đã mô tả triệu chứng bệnh bạc lá vi
khuẩn, nhưng lại nhầm với đốm sọc vi khuẩn do Xanthomonas oryzicola gây
nên. Nhưng mãi đến năm 1957, hại bệnh này mới được phân biệt nhau rõ rệt.
Năm 1957, các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện bệnh trên các cánh
đồng lúa phía Tây và Nam. Năm 1976 bệnh được thông báo ở Pakistan, trong
nửa cuối thập kỷ 70, bệnh xuất hiện ở hầu hết các nước Châu Á, trừ Tây Á.
Năm 1973 bệnh bạc lá vi khuẩn được thông báo ở miền Bắc Châu Úc. Tại châu
Mỹ La tinh, ở một số trại thí nghiệm lúa thuộc Colombia, Panama và Mexico
đã phát hiện thấy bệnh lúa vào năm 1975 (Buddenhagen et al., 1979).
Từ nghiên cứu gần đây về vi khuẩn bạc lá X. oryzae cho thấy mỗi vùng,
mỗi lãnh thổ lại có một chủng vi khuẩn bạc lá đặc trưng. Sự có mặt của các
chủng vi khuẩn bạc lá vi khuẩn phụ thuộc vào cơ cấu giống lúa và điều kiện tự
nhiên của mỗi vùng (Adhikari và Mew, 1979).
Như vậy bệnh bạc lá lúa đã trở thành một bệnh phổ biến ở tất cả các
vùng trồng lúa trên thế giới trong khoảng từ cuối thập kỉ 60 đầu thập kỷ 80.
Theo Gnanamanickam et al. (1999) đã kết luận rằng đến nếu bệnh xuất
hiện càng sớm thì sự thiệt hại năng suất lúa càng cao. Ở các nước Châu Á,
bệnh thường gây hại nặng vào vụ mùa nơi có thể trở thành dịch bệnh do việc
canh tác lúa quanh năm. Ở những vùng bị nhiễm trung bình năng suất giảm từ
10-20%. Còn những vùng bị nhiễm nặng năng suất có thể giảm tới 50%
những vùng có biểu hiện Kersek có thể bị mất trắng.
Ở Ấn Độ, thiệt hại năng suất lúa do bệnh chiếm từ 6-60% và thỉnh
thoảng có thể tăng lên từ 74-81% ở các giống nhiễm (Srivasta và Rao, 1968;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

Rajarajeshwari và Muralidharan, 2006) cũng xác định mức độ thiệt năng suất
lúa trung bình do bệnh bạc lá từ 46.000-105.000 tấn.
Ở Nhật Bản trên các ruộng nhiễm nặng, năng suất thất thu từ 7-13%
năm trong giai đoạn từ 1956-1975. Tổng thiệt hại năng suất tính từ 25.000-
45.000 tấn (Exconde et al., 1973). Ở Philippine và Indonesia bệnh cũng rất
nghiêm trọng. Theo Kaul và Sharma (1987) chất lượng hạt lúa sẽ giảm mạnh sau
khi chịu ảnh hưởng của bệnh. Ngoài ra bệnh còn làm giảm số bông/m
2
và tăng
số lượng hạt nép.
Nhiều nghiên cứu cho thấy thiệt hại do bệnh bạc lá lúa gây ra phụ thuộc
vào điều kiện khí hậu, giống, giai đoạn nhiễm bệnh, mức độ nhiễm bệnh
Gnanamanickam et al., 1999). Hằng năm thiệt hại về năng suất lúa khoảng
20-30%, nhưng nếu bệnh nghiêm trọng có thể mất tới 50% năng suất
(Ou, 1985).
1.1.2. Triệu chứng bệnh, tác nhân gây bệnh và phương pháp chẩn đoán,
giám định bệnh bạc lá lúa
Bệnh bạc lá do vi khuẩn X. oryzae gây ra 3 loại triệu chứng điển là: Bạc
lá, vàng nhợt và héo xanh (Goto, 1969). Trong đó triệu chứng Kresek gây hại
lúa nặng hơn triệu chứng bạc lá. Lá của cây toàn bộ chuyển sang màu vàng
nhạt và héo giai đoạn đầu đẻ nhánh. Bệnh bùng phát dễ dẫn đến thiệt hại nặng
hoặc mất trắng hoàn toàn.
Triệu chứng Kresek được tìm thấy Indonexia sau khi cấy lúa bị nhiễm
bệnh, các lá bị bệnh có màu xanh xám nhạt và bắt đầu cuộn lại theo thân
chính của lá. Khi toàn bộ lá bị cuộn laị và héo, bệnh sẽ lan dần ở phần bẹ lá,
gốc lá. Vi khuẩn sẽ truyền theo mạch gỗ đến đỉnh sinh trưởng của cây non và
nhiễm bệnh cho các lá khác dẫn đến cậy non bị chết toàn bộ (Goto, 1969).

Triệu chứng bạc lá là triệu chứng phổ biến của bệnh. Triệu chứng ban
đầu ở phiến lá có những đường kẻ dài không đều, hoặc thường ở chóp lá tạo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

thành một một sọc dài nhũng nước hay ở hai bên đường kẻ dài không đều,
hoặc thường ở chóp lá tạo thành một sọc dài nhũng nước hay ở hai bên bìa lá,
rìa lá bị quăn queo và lan ra khắp lá, vết bệnh lan nhanh chóng xuống phần bẹ
lá, lá bị khô và cuộn lại trong 1-2 tuần (Mew, 1987).
Theo Ezuka và Kaku (2000), một triệu chứng khác ở các vùng nhiệt đới
là hiện lá vàng nhợt . Ở điều kiện ngoài đồng, các lá như vậy được phát hiện
khi lúa chín. Trong khi các lá già vẫn còn xanh bình thường còn các lá non
hơn lại bị vàng nhợt không đồng đều, trên các phiến lá có sọc màu vàng hoặc
vàng xám nhạt. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện giai đoạn mạ và biểu
hiện trên hạt. Hạt bệnh quan sát thấy những bết bệnh không màu, xung quanh
có viền vết bệnh còn thấy rõ khi hạt thóc còn non và xanh. Khi hạt chín vết
bệnh chuyển sang màu vàng xám hoặc màu vàng nhạt. Ở giai đoạn mạ thì
xuất hiện những đốm nhỏ mọng nước ở rìa mép lá. Các đốm này to dần, lá
chuyển sang màu vàng khô nhanh rồi chết (Opina và Exconde, 1971).
Bệnh bạc lá do vi khuẩn X. oryzae Ishyama gây ra. Trước đây vi khuẩn
có tên là Pseudomonas oryzae hay Bacterium oryzae hoặc Xanthomonas
campestris pv. oryzae (Ou, 1972).
Hình dạng và kích thước: Ishynama (1922) đã chỉ ra rằng, vi khuẩn có
dạng hình gậy, hai đầu hơi tròn, kích thước từ 0,5-0,9µm x1-2µm, có 1 tiêm
mao nhuộm gram âm, không hình thành bào tử, bên trong có nhân gồm các sợi
nhỏ hợp thành các hạt ribosom và polysome có cấu trúc giống nhau. Còn theo
Swings et al. (1990) thì vi khuẩn có dạng que thẳng gram âm. Có thể cử động dễ
dàng bằng roi, sống đơn lẻ, hoặc thành cặp hoặc đôi khi sợi dây chuyển vững
chắc (dẫn theo Adhikari et al., 1995).
Đặc tính sinh lý vi khuẩn hảo khí, không làm hóa lỏng getalin, không

tiêu thụ nitrat, không sản sinh ammoniac, sản sinh khí H
2
S nhẹ. Vi khuẩn
không sản sinh Indol, men của nó không làm đông sữa, làm đỏ sữa quỳ,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

không sản sinh khí và acid từ đường sacchrose (Ou, 1972). Nguồn cacbon tốt
nhất là đường glucose, galactose, suctose và nguồn đạm tốt nhất là glutamid
acid và aspartic acid, methionine, cysteine và asparagine.
Theo Quimio (1989), môi trường nuôi cấy thường dùng là môi trường
Wakimotos nhiệt độ tối thích là 26-30
0
C và pH là 6-6,5. Vi khuẩn không sống
lâu trong môi trường nước cất vôi trùng, nhưng sống khá bền trong đệm
phosphate với pH 7 và trong nước có pha peptone. Vi khuẩn tiết độc tố
phenylacetic acid trong môi trường nuôi cấy và trong lá bệnh, vi khuẩn còn
tổng hợp phân hóa phân giải protein và cellulose. Vi khuẩn rất rễ kháng với
Streptomycin, trong khi đối với các kháng sinh khác thì kháng ít hơn.
Vi khuẩn xâm nhập vào cây lúa qua các lỗ thủy khổng, qua các vết nứt
do sinh trưởng gây ra như rễ mới mọc, gốc bẹ lá và các vết thương gây ra do
con người đi lại, côn trùng, thời tiết. Vi khuẩn vào cây lúa qua vết thương trên
lá phổ biến và thuận lợi, vết thương mới vi khuẩn xâm nhập dễ hơn vết
thương cũ
Ở một số nước nhiệt đới, do thói quen xén đầu lá mạ khi cấy vô tình đã
tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong và gây hại.
Ngoài con đường xâm nhập qua lá, vi khuẩn còn có thể xâm nhập vào hệ
thống mạch nhựa ở rễ qua phân rễ bị đứt trong quá trình nhổ mạ. Khi vi khuẩn
xâm nhập qua rễ, cây lúa thường biểu hiện triệu chứng Kresek, làm lá và toàn
bộ cây bị héo rũ (Goodman, 1982).

Vi khuẩn có thể sống trong đất từ 1-3 tháng, tồn tại trong phôi nhũ, vỏ
hạt giống đến sáu tháng, ngoài ra vi khuẩn còn sống trong rơm ra nhiều nhất
là vùng rễ những gốc ra còn xanh, cỏ lồng vực, có lác Đây chính là nguồn
bệnh cho vụ sau, bệnh con lây lan qua nước do dịch vi khuẩn khô và rớt
xuống nước trôi nổi lây lan sang các ruộng khác, mưa gió thường xuyên là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

nguyên nhân làm cho lá lúa bị xây sát, tạo vết thương và đó là điều kiện tốt để
vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho lúa (Feng và Ku, 1975).
Theo Ezuka và Kaku (2000) một số phương pháp chẩn đoán bệnh bạc
lá lúa: Phương pháp giọt dịch chìm- Cắt ngang một vài mẫu lá bệnh dài 5-8
cm phần gián tiếp giữa mô bệnh và mô khỏe buộc thành một bó nhỏ nhấn
chìm vào ống nghiệm chứa nước cất hoặc nước máy đặt cố định trên giá ống
nghiệm, sau vài giờ có thể quan sát thấy các dòng vi khuẩn màu trắng đục
chảy xuống đáy ống nghiệm, tạo thành một lớp màng mỏng màu hơi vàng. Sự
hình thành dịch vi khuẩn nhiều hay ít phụ thuộc vào lá bệnh và nhiệt độ môi
trường, nếu lá bệnh mới, nặng nhiệt độ cao 28-30
0
C thì chỉ sau 3-4 giờ quan
sát trên bề mặt vết cắt sẽ xuất hiện rất nhiều dòng dịch vi khuẩn màu vàng
sang chảy xuống đáy ống nghiệm. Phương pháp để ẩm (Tagami và Mizukami,
1962; Ezuka và Kaku, 2000): cắt 3-4 mẫu lá bệnh dài 5-6 cm đặt trong đĩa
Petri có chứa giấy lọc ẩm, đậy nắp hộp, sau 4-5 giờ quan sát nếu đúng là bệnh
bạc lá có thể thấy sự xuất hiện các giọt dịch vi khuẩn màu trắng đục, màu
vàng trong ở 2 đầu mẫu lá bệnh. Phương pháp quan sát bằng kính hiện vi
quang học (OCTA, 1970): cắt một mẫu nhỏ lá bệnh dài 5mm đặt trên lame
kính, nhỏ thêm 1-2 giọt nước cất. Đậy lame để nhiệt độ phòng trong vài giờ
sau đó quan sát bằng kính hiển vi, sẽ có thấy nhiều chấm nhỏ màu vàng rơm
nhạt xuất hiện ở hai đầu vết cắt là bệnh.

1.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sự phát sinh phát triển của
bệnh bạc lá lúa
Sự phát sinh phát triển của bệnh có liên quan đến khí hậu, thời tiết.
Tổng lượng mưa, ngập lụt, gió mạnh và mức nước tưới trong ruộng, nhiệt độ
cao trong thời gian sinh trưởng của cây lúa làm tăng mức độ bệnh.
Nhiệt độ cho bệnh phát bệnh bạc lá vi khuẩn phát triển trong khoảng
25-30
0
C, song có những nghiên cứu lại cho rằng nhiệt độ tối thích trong
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

khoảng 24,3
0
C đến 34
0
C (Devadath, 1985) bệnh phát triển thành dịch trong
khoảng nhiệt độ 22-31
0
C tối thích 27-30
0
C. Sự khác biệt về khoảng nhiệt độ
giữa các nghiên cứu này có thể do yếu tố địa lý hay sự thích ứng địa lý khác
nhau của các chủng nòi vi khuẩn.
Trong thí nghiệm lây bệnh nhân tạo, bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ
25-28
0
C mạnh hơn 17-21
0
C. Ngoài nhiệt độ, ẩm độ cũng có ảnh hưởng lớn

đến sự phát triển của bệnh bạc lá, ẩm độ từ 79,3% đến 92,8% làm tăng sự
phát triển của bệnh, ẩm độ từ 60,3% đến 77% hạn chế sự phát triển của bệnh
(Devadath, 1985).
Bệnh bạc lá phát triển mạnh ở những vùng đất ẩm thấp khó thoát nước,
cây lúa bị ngập. Ở những vùng có sương mù nhiều tiếp giáp với vùng có cỏ
leerisia hoặc đầm lầy, nơi trũng lòng chảo ven núi, bệnh thường nặng hơn ở
các vùng khác (Devadath, 1985). Theo Kozaka (1969) cho rằng vi khuẩn xâm
nhiễm mạnh dễ dàng hơn trong điều kiện ngập nước, hoặc mực nước sâu, đặc
biệt lúa ở vùng đất hẩu, nhiều mùn, hàng lúa bị bóng cây ven đường che bóng
thì bệnh có thể phát sinh phát triển mạnh hơn. Mực nước ruộng ngập sâu, cây
dễ bị bệnh nặng khi giữa nước cạn (5cm).
Những vùng đất màu mỡ, chứa nhiều hữu cơ làm bệnh thường phát
triển nhiều hơn ở những vùng chân đất xấu, bón ít phân, lúa cằn cỗi. Mức độ
bi bệnh có liên quan với mật độ cấy. Lúa ở ruộng cấy dày thường bị bệnh
nặng hơn so với ruộng cấy thưa.
Sự phát triển của vi khuẩn bạc lá lúa biến động theo mùa rõ rệt. Mùa có
giống bão nhiều và mưa lụt là mùa phát triển của bệnh bạc lá. Gió bão không
những là nhân tố truyền lan vi khuẩn gây bệnh mà còn tạo những vết thương
cơ học trên cây lúa. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập do bệnh
bạc còn được gọi là bệnh do mưa bão gây ra (Mew, 1989).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

1.1.4. Ảnh hưởng của phân bón đến sự phát sinh phát triển của bệnh bạc
lá lúa
Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần vào
việc nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng và chất lượng của sản phẩm.Trong
số các loại phân bón chủ yếu thì Nitơ và Kali có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến bệnh
bạc lá vi khuẩn. Nitơ là nhân tố quan trọng đối với sự phát sinh phát triển của
bệnh (Tagami và Mizukami 1962) là do nitơ thúc đẩy quá trình sinh dưỡng của

cây trồng, làm tăng độ ẩm trong ruộng lúa, vì vậy lây lan nhanh.
Reddy et al. (1979) nghiên cứu ngoài đồng ruộng vơi hai giống lúa để
so sánh các cấp độ khác nhau của ứng dụng Nitơ ảnh hưởng đến năng suất và
mức độ bệnh bạc lá trong ba mùa. Kết quả cho thấy, mức độ Nitơ cao
>100kg/ha giống lúa mẫn cảm IET 2895 tăng bệnh và giảm năng suất. Giống lúa
kháng bệnh bạc lá IET 4141 bị ảnh hưởng và mức độ Nitơ và mức độ nghiêm
trọng giữa BLB và mức độ Nitơ được mô tả tốt nhất bởi hàm tuyến tính bậc hai
tương ứng. Mức tối ưu (để lấy được năng suất tối đa với các hiệu ứng bệnh tối
thiểu) là 76kg/ha đối với giống cây trồng dễ nhiễm IET 2895. Chiến lược ngừng
bón Nitơ cho lúa khi BLB nghiêm trọng được thảo luận liên quan đến việc tối ưu
cấp Nitơ.
Theo Horino (1982), ảnh hưởng của phân đạm tới bệnh còn phụ thuộc
vào số lượng phân đạm và thời kì, phương pháp bón đạm cho lúa, bón đạm
với số lượng nhiều, cây lúa xanh tốt quá, thân lá mềm yếu, hàm lượng đạm tự
do tích lũy khá cao đều làm cho lúa bị bệnh nặng hơn nhiều so với bón đạm ít,
tuy nhiên bón đạm nhiều hay ít còn phụ thuộc vào giống. Ngoài ra với cùng
một lượng đạm nhưng cách bón thời kì bón khác nhau cũng có ảnh hưởng
khá rõ tới mức độ bị bệnh. Bón đạm cân đối với lân và kali thì bệnh nhẹ hơn
nhiều so với bón đạm đơn thuần, tuy nhiên bón đạm vô cơ quá cao với lượng
quá cao 100N/ha hoặc 120N/ha trở lên đối với các giống lúa nhiễm Thì dù
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

có bón thêm lân và kali về sau thường chỉ có ý nghĩa hạn chế rõ rệt trong điều
kiên bón đạm vừa phải. Vì vậy bón đạm cân đối với kali ngay từ ban đầu có ý
nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh và hạn chế tác hại của bệnh.
1.1.5. Ảnh hưởng của giống đến sự phát sinh phát triển của bệnh bạc lá lúa
Những nghiên cứu về giống lúa kháng bệnh bạc lá ở Viện nghiên cứu lúa
quốc tế (IRRI) và Nhật Bản từ những năm 1960 cho đến 1998 đã được xác định
được 23 gen đơn kháng các nòi Race vi khuẩn X. oryzae gây bệnh bạc lá lúa các

gen kháng này được đặt tên là Xa và kí hiệu Xa1 đến Xa23.
Ngay từ đầu những năm đầu của thập kỉ 30 tính chống chịu bệnh bạc lá
lúa của các giống lúa đã được các nhà khoa học nghiên cứu một cách có hệ
thống ở Nhật Bản. Những năm đầu của thập kỷ 60, tại viện lúa quốc tế nghiên
cứu và triển khai. Hằng nghìn giống lúa đã được đánh giá khả năng chống
chịu của bệnh bạc lá lúa. Tại Philippine đã xác định được 30 giống lúa có khả
năng chống các nòi vi khuẩn X. oryzae có một số giống lúa chống được
Isabella, một số nòi mới ở miền Bắc Philippine (Khush và Angeles, 1999)
một số giống lúa đã được xác định được bản chất di truyền, tính chống chịu
với vi khuẩn gây bệnh bạc lá (Mew, 1987; Khush và Angeles, 1999).
1.1.6. Những nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh bạc lá lúa
Biện pháp canh tác: sử dụng giống chống bệnh bạc lá, bón phân đạm
cân đối hợp lý, điều tiết tốt nước ruộng được coi là những biện pháp phòng
chống bệnh bạc lá cí hiệu quả nhất (Raina et al., 1981).
Dự tính dự báo thời tiết chính xác kịp thời: Việc dự tính, dự báo sớm về
quy mô và mức độ bệnh phát sinh và gây hại trên đồng ruộng là vô cùng cần
thiết để có kế hoạch phòng trừ. Dự tính, dự báo bệnh có thể dựa vào sự xuất
hiện của bệnh trên đồng ruộng hoặc dựa vào điều kiện khí hậu thời tiết,hoặc
dựa vào mức độ tăng lên của quần thể vi khuẩn X. oryzae để biết được sự phát
triển của bệnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

Biện pháp hóa sinh học: Hiện nay trên thế giới đã có một vài công trình
nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sinh học Islam và Bora (1998) đã đưa ra
biện pháp phòng trừ bệnh bạc lá bằng các biện pháp sử dụng hai chủng vi
khuẩn Rhizocbacterial vào việc khử trùng hạt giống. Kết quả cho thấy vi khuẩn
này không chỉ có tác dụng làm ảnh hưởng của bệnh bạc lá lúa mà còn có tác
dụng làm tăng năng suất đối với nhưng cây không được sử lý khử trùng.
Còn tác giả Nivedita và Mahavedan (2003) đã xác định tác dụng phòng

trừ của vi khuẩn Bdellovibrio bacteriovorus bằng cách lây nhiễm nhân tạo
dung dịch có chứa vi khuẩn X. oryzae theo tỉ lệ tương ứng khác nhau (1:1,9: 1
và 99: 1). Kết quả cho thấy: cả chiều dài vết bệnh và triệu chứng bệnh đều
giảm tương ứng với tỉ lệ bệnh vi khuẩn tăng B. bacteriovorus lên trong dung
dịch lây nhiễm.
Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc hóa nên phun sớm trước khi vi
khuẩn sinh sôi nhất là sau trận mưa đối với những giống nhiễm bệnh, biện
pháp hóa học có hiệu quả cao nhưng lại gây độc hại với môi trường xung
quanh, tới nông sản thậm chí cả sức khỏe con người và tiêu tốn về kinh tế.
Những nghiên cứu ở Nhật bản đã chỉ ra rằng : dùng Boocdo và các hợp chất
chứa đồng để phun đã phần nào hạn chế được tác hại của bệnh, nhưng đồng
thời gây độc cho lúa (Devadath, 1985).
Khan et al. (2012) tiến hành thí nghiệm khả năng kiểm soát vi khuẩn
X. oryzae trong ống nghiệm với 6 chất kháng sinh gồm có Benzylpenicillin,
Ampicillin, Kanammycin, Streptomycin, Chloramphencol, Sinobioni với cá
nhiều lượng 31.2 và 62.5,125 và 500 µg/ml. Kết quả cho thấy tất cả 6 chất
kháng sinh đều kiểm soát tốt bệnh bạc lá trong phòng thí nghiệm, trong đó
Benzylpencilline, Ampicillin, Kanammycin có hiệu quả cao nhất trong phòng
thí nghiệm.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Bệnh bạc lá phát hiện ở Việt Nam sau năm 1954, trên các giống lúa địa
phương cao cây, nhưng mức độ gây hại không nghiêm trọng. Khi phong trào
thâm canh lúa phát triển đặc biệt là việc gieo trồng các giống lúa địa phương
năng suất cao, chịu phân tốt, kết hợp với sử dụng nhiều phân bón hóa học là
nguyên nhân chính dẫn đến bệnh bạc lá phát triển lan tràn trong cả vụ xuân và
vụ mùa. Theo Viện khoa Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã khẳng định
giống lúa Trân Châu lùn bị bệnh 100%, vụ mùa năm 1969 đặt năng suất 17,7

tạ/ ha và vụ mùa năm 1970 chị đạt 15 tạ/ ha. Năng suất lúa giảm so với ruộng
bình thường không bị bệnh 40-60%.
Theo Tạ Minh Sơn (1987), bệnh bạc lá làm giảm năng suất lúa đáng kể,
cứ 1% chỉ số bệnh làm giảm 0,94 tạ/ha.
Triệu chứng bệnh bạc lá ở Việt Nam, theo tác giả Lê Lương Tề (1980,
1986, 1989) thì đồng bằng Sông Hồng chia làm hai dạng trên lúa: dạng lá gợn
vàng và dạng bạc lá tái xanh. Hai dạng này khác nhau về chiều dài vết bệnh.
Khi phân lập và lây bệnh trên giống nhiễm đối với triệu chứng bạc lá tái xanh
vết bệnh dài hơn bạc lá gợn vàng.
Theo Tạ Minh Sơn (1987) triệu chứng bệnh bạc lá đôi khi nhầm với
triệu chứng khác như đốm sọc vi khuẩn, khô đầu lá sinh lý, bệnh lá già, có thể
phân biệt dựa vào đặc điểm sau :
-Đốm sọc vi khuẩn : Vết bệnh tiết là các sọc ngắn, nhỏ, phần lớn giữa
phiến lá, dịch khuẩn nhanh khô.
-Khô đầu lá : Vết bệnh ở đầu lá lan dần xuống mép lá, không phân biệt
giữa phần bệnh và phần khỏe, không có dịch vi khuẩn, khô hạn dễ phát sinh.
-Bệnh bạc lá vi khuẩn : Bệnh xuất hiện ở mép lá hoặc ở đầu lá, trên vết
bệnh thường tiết ra nhưng giọt dịch vi khuẩn như keo màu vàng mật ong.
-Bệnh lá già : Vết bệnh ở mép lá, màu trắng xám, không có giọt dịch,
trên lá có những chấm đen nhỏ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Về nhóm các chủng vi khuẩn bạc lá ở Việt Nam, theo tác giả Lê Lương
Tề thì ở đồng bằng Sông Hồng có ít nhất 3 chủng bạc lá. Tác giả Tạ Minh
Sơn (1987) sử dụng tổng hợp bộ giống chỉ thị chủng của Nhật Bản và IRRI
(dựa trên 8 dòng chỉ thị mang các gen (Xa2, Xa3, Xa4, xa5, Xa7, Xa10,
Xa11, Xa14) đã xác định ở Việt Nam có 10 nhóm chủng vi khuẩn đặt tên 1
đến 10. Tác giả còn cho biết các nhóm chủng ở Việt Nam có đặc tính khác
hẳn ở Nhật Bản và Philippin (Lê Lương Tề và cs., 2007).

Tiếp theo là các nghiên cứu về thành phần nhóm chủng vi khuẩn bạc lá
của tác giả Bùi Trọng Thủy (2004), Bùi Trọng Thủy và Phan Hữu Tôn
(2004), dựa trên 11 dòng chỉ thị mang các gen kháng Xa1, Xa2, Xa3, Xa4,
xa5, Xa7, Xa10, Xa11, Xa12, Xa14, Xa21, các tác giả đã nhóm các chủng bạc
lá phân lập trong giai đoạn 2001-2005 thành 12 chủng. Trong giai đoạn 2007-
2008, tác giả Bùi Trọng Thủy và cộng sự đã phát hiện thêm 3 chủng vi khuẩn
bạc lá mới ở Nam Định, Bắc Ninh và Hà Nội, nâng tổng số các chủng vi
khuẩn bạc lá lên con số 15. Theo kết quả nghiên cứu của Cục Bảo vệ thực vật
về sự đa dạng di truyền một số chủng vi khuẩn gây bệnh ở miền Bắc bằng cặp
mồi XOR đặc hiệu cho thấy 47 chủng phân lập vi khuẩn bạc lá được chia
thành 13 nhóm chủng (dẫn theo Lê Thanh Long, 2012). Khác hẳn với các tác
giả khác phân nhóm vi khuẩn bạc lá trên cơ sở phản ứng kháng nhiễm các
dòng chị thị (tester – các dòng NIL mang các gen kháng khác nhau) đối với
các chủng vi khuẩn, tác giả Nguyễn Văn Viết và Đặng Thị Phương Lan
(2008) đã sử dụng kỹ thuật mới - đó là kỹ thuật nghiên cứu đa dạng di truyền
trên cơ sở đa hình 2 gen 16S- và 13S- rDNA đặc thù cho vi khuẩn bạc lá. Các
dữ liệu về đồng dạng di truyền của 60 chủng vi khuẩn bạc lá phân lập ở Miền
Bắc Việt Nam được xử lý trên chương trình NTSYS cho thấy các chủng bạc
lá được phân thành 13 nhóm, trong đó nhóm 2 và 3 có tần xuất lớn nhất-
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

chiếm 14,89%. Điều đó chứng tỏ thành phần các chủng sinh thái ở Miền Bắc
Việt Nam rất phong phú và đa dạng.
Bệnh có thể phát sinh, phát triển ở tất cả các vùng trồng lúa trong cả 2
vụ lúa. Vụ Chiêm bệnh thường phát sinh gây hại vào tháng 3-4 và phát triển
mạnh hơn vào tháng 5-6 khi lúa chiêm xuân trỗ và chín. Tuy nhiên bệnh
thường phát sinh gây hại vào vụ Mùa. Bệnh có thể phát sinh sớm với các trà
lúa sớm. Đối với các giống lúa mẫn cảm thường bị nhiễm bệnh rất sớm và
nặng. Các trà lúa cấy trỗ muộn vào tháng 10 thường bị bệnh nhẹ hơn nên tác

hại cũng ít hơn. Nhìn chung, bệnh phát sinh phát triển mạnh vào giai đoạn lúc
cây lúa làm đòng đến chín sữa (Lê Lương Tề và cs., 1998).
Đất đai những vùng đất màu mỡ, chứa nhiều chất hữu cơ bệnh thường
phát triển mạnh mẽ hơn chân đất xấu. Đất chua, úng ngập nước, lúa bị bóng
cây che phủ thì bệnh có thể phát triển mạnh mẽ hơn (Lê Lương Tề và cs,
1998, 1999).
Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Nông Nghiệp I và Viện
Bảo vệ thực vật cho thấy, ruộng thường xuyên ngập nước, chân ruộng trũng
ven làm bệnh thường nặng hơn chân đất vàn và chân đất cao (Tạ Minh Sơn
1987, Lê Lương Tề và cs., 1998, 1999). Ruộng lúa có mức nước thường
xuyên từ 10-15 cm trong mọi trường hợp bệnh thường nặng hơn ruộng có
mức nước 5-7cm. Rút nước vài ngày trước khi lúa đứng cái làm giảm sự phát
sinh phát triển của bệnh, rút nước khi bệnh chớm phát sinh có tác dụng hạn
chế lây lan. Lúa cấy từ mạ thường xuyên nước thì mức độ bệnh nặng hơn so
với lúa cấy từ mạ chân khô.
Giống là yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh phát triển của bệnh bạc lá ở
Việt Nam bệnh được tìm thấy trên các giống mùa cũ. Trước năm 1955 đã có
các công trình nghiên cứu bệnh bạc lá của các nhà khoa học Pháp (Lê Lương
Tề, 1998).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 16

Ở một số gen kháng bệnh bạc lá đã được tìm thấy trong các giống lúa
địa phương ở Việt Nam và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như Xa-2 được
tìm thấy trên giống Tẻ, Xa-5 có ở giống lúa Ba Túc, Giòng Đôi, Koi Bo Teng;
xa-13 có ở giống Cà đung, Ba túc, Thơm lùn,Vệ Phích, Nếp cái hoa vàng,
Nàng sớm (dẫn theo Lê Thanh Long, 2012).
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Trọng Thủy (2004) các gen đơn trội
Xa7, Xa21 và gen lặng Xa5 có phản ứng kháng (R), kháng vừa (MR) với tất
cả 10 chủng vi khuẩn X. oryzae. Người ta cũng thấy tính độc của dòng vi

khuẩn gây hại cũng tăng dần khi cho chúng tiếp xúc gây bệnh nhiều lần trên
giống kháng.
Giống nào có lá ngắn, hẹp, mộc thẳng thì kháng bệnh hơn những lá
mộc xòe, làm tăng ẩm độ và tăng cơ hội lây lan bởi các lá tiếp xúc nhau. Số
lượng thùy khổng của từng giống cùng có vai trò quan trọng việc kháng bệnh
bạc lá tạo ra các tổ hợp lai như Việt lai 24 (103s/IRBB21) Việt lai 24 so với
đối chứng là Bồi tạp sơn thanh, thời gian sinh trưởng ngắn hơn từ 7-10 ngày,
năng suất chấp nhận, thuộc nhóm cây lùn, đặc biệt mang gen kháng bệnh bạc
lá Xa21 (Vũ Hồng Quang và cs., 2011).
Về tính kháng các gen kháng bệnh bạc lá, những nghiên cứu ở Việt
Nam trước kia đã cho thây rằng tổ hợp 2-3 gen trong số các gen xa5, Xa7,
Xa21 có thể chống chịu được hầu hết các chủng bạc lá ở đồng bằng Bắc Bộ,
Trong nghiên cứu về khả năng kháng bệnh bạc lá của các giồng chỉ thị
(Tester) chứa đa gen khán với một số chủng vi khuẩn X. oryzae pv, oryzae
gây bệnh bạc lá lúa phổ biến ở miền bắc Việt Nam, tác giả Bùi Trọng Thủy và
Phan Hữu Tôn (2004) cũng cho thấy tổ hơp các dòng NILs mang gen xa5 và
Xa7 kháng tốt với 7 chủng vi khuẩn sử dụng trong phòng thí nghiệm.
Đạm là nhân tố có ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát sinh phát triển của bệnh.
Đạm vô vơ dễ làm cho cây lúa nhiễm bệnh nặng hơn đạm hữu cơ. Bón qua

×