Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Kết quả sản xuất kinh doanh và hướng phát triển của Công ty 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.11 KB, 20 trang )

I.Những nét khái quát chung về Công ty 20.
1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 20.
Công ty 20 là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Cục Hậu
Cần– Bộ Quốc Phòng .
Công ty 20 được thành lập theo quyết định số 462/QĐ-QP ngày
04/08/1993 của Bộ Quốc Phòng và quyết định số 1119/ ĐM – DN ngày
13/03/1996 của văn phòng Chính phủ, với nhịêm vụ sản xuất các sản phẩm
phục vụ quốc phòng mà chủ yếu là hàng dệt may theo kế hoạch của Tổng
Cục Hậu Cần- Bộ Quốc Phòng; đồng thời sản xuất và kinh doanh các mặt
hàng dệt may đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, kinh doanh các
sản phẩm vật tư thiết bị phục vụ sản xuất các mặt hàng dệt may của công
ty.
Công ty 20 có trụ sở chính tại Phố Phan Đình Giót- Phường Phương
Liệt- Quận Thanh Xuân – Thành Phố Hà Nội.
Địên thoại: (04)8641617- 8645077 – (069)562818
Fax: (04)8641208
Imail: gatexco ệt Nam
Tên Giao dịch nước ngoài: GATEXCO 20
Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành công ty 20 đã hoàn
thành xuất sắc các nhiệm vụ của Tổng Cục Hậu Cần – Bộ Quốc Phòng giao
cho cả trong thời chiến cũng như trong thời kỳ đất nước hoà bình ổn định,
góp phần không nhỏ vào sự lớn mạnh của nghành dệt may Việt Nam. Quá
trình đó có thể khái quát ở các giai đoạn sau:
*Giai đoạn 1957- 1962:
Đây là giai đoạn có sự ra đời của “xưởng may đo hàng kỹ” – tiền
thân của Xí nghiệp may 20.
Sau chiến thắng ĐIện Biên Phủ, Miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa
xã hội, Miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất nước
nhà. Để đảm bảo quân trang cho cán bộ chiến sĩ, khắc phục tình trạng khó
khăn thiếu thốn, lãnh đạo chỉ huy Tổng Cục Hậu Cần – Cục Quân Nhu đã
có dự định tổ chức một cơ sở may đo do ngành quân nhu trực tiếp quản lý.


Ngày 18/02/1957 tại phòng làm việc của tên chủ nhà máy da Thuỵ
Khuê thuộc Quận Ba Đình – Hà Nội, “Xưởng may đo hàng kỹ” gọi tắt là
X.20 được thành lập.
Với lực lượng lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu hạn chế
nhưng X.20 đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, từng bước phát
triển cả về chất và lượng làm cơ sở vững chắc cho Xí nghiệp may sau này.
Tháng 12 năm 1962 X.20 chính thức được công nhận là một xí
nghiệp quốc phòng, vì quy mô nhỏ nên vẫn gọi là Xưởng may 20.
*Giai đoạn 1963- 1975.
Là thời kỳ mà Đế quốc Mỹ đánh phá ác liệt, X.20 đã được giao và
liên tục hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, trong đó có cả những nhiệm vụ
đột xuất, sản xuất nhiều loại sản phẩm đặc biệt phục vụ chiến trường và
quân đội, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta trước cường
quốc xâm lược. Đây là giai đoạn vừa sản xuất kinh doanh , từng bước mở
rộng quy mô xí nghiệp. X.20 đã dần trở thành một xí nghiệp quốc phòng
với quy mô trung bình, có đủ đIều kiện để tiến lên quy mô lớn.
*Giai đoạn 1975- 1992:
Sau năm 1975 đất nước hoàn toàn giải phóng Xí nghiệp may 20 đã
có hướng đi cho mình, bắt đầu đi sâu vào hạch toán kinh tế kinh doanh xã
hội chủ nghĩa.
Đầu năm 1980, Xí nghiệp đã có trên 1000 người, có 20 chi bộ với
200 Đảng viên, 11 chi đoàn bộ phận, 2 liên chi, 14 chi đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh.
Trong thời gian này Xí nghiệp đã từng bước mở rộng thị trường
hướng ra xuất khẩu, chủ động khai thác thị trường Liên Xô (1987) và tham
gia hợp tác kinh doanh với các nước như: Đài Loan, Hồng Kông…Bằng
các nỗ lực phấn đấu, đến năm 1989 với những thành quả đạt được xí
nghiệp đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Anh Hùng Lao Động (quyết
định số:317/KT-HĐNN).
Sang đầu thập niên 90, Đông Âu và Liên Xô có những biến động lớn

về chính trị, đồng thời tình hình đất nước có những đổi mới, quân đội có
những đIều chỉnh về quân số nên nhu cầu hàng quốc phòng giảm mạnh( từ
50% xuống 15%, thậm chí có lúc xuống tới 7.5%). Song nhờ đường lối chỉ
đạo đúng đắn, Công ty đã thực hiện một loạt các điều chỉnh để từng bước
khắc phục khó khăn và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường .
Ngày 12/02/1992 Bộ Quốc Phòng ra quyết định số 74b/QP, do
Thượng tướng Đào Bình Luyện ký, chuyển Xí nghiệp may 20 thành Công
ty may 20 đánh giá một bước phát triển mới của công ty.
*Giai đoạn từ 1993 đến nay:
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Công ty đã mạnh dạn đầu tư nhiều
loại thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại, tuyển thêm nhiều lao động, mở
rộng sản xuất sang các lĩnh vực như : dệt, nhuộm, thực hiện đa dạng hoá
nghành nghề.
Do vậy, ngày17/3/1998, Bộ Quốc Phòng đã có quyết định số
03/09/1998/QĐ-QP đổi Công ty may 20 thành Công ty 20 và bổ sung thêm
một số ngành nghề sản xuất mới: sản xuất kinh doanh hàng dệt- nhuộm,
kinh doanh vật tư thiết bị, nguyên vật liệu hoá chất phục vụ nghành dệt-
nhuộm.
Với sự cố gắng nỗ lực không ngừng của Công ty, đến năm 2001
công ty 20 đã được Tổ chức kiểm định chất lượng quốc tế BVQI (Vương
Quốc Anh) cấp chứng chỉ số 88023 công nhận đạt chuẩn chất lượng về
quản lý ISO 9001; đồng thời được Tổng cục trưởng cục đo lường chất
lượng Việt Nam ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt
Nam (ISO 9001/2000).
Ngày 02/11/2001 Công ty 20 lần thứ 2 được công nhận là đơn vị
Anh hùng Lao động.
Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay Công ty 20
là công ty đa nghành nghề và ngày càng phát triển, khẳng định uy tín và vị
trí trong nghành Dệt may Việt Nam, xứng đáng là đơn vị Anh hùng trong
thời kỳ đổi mới.

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 20.
Bước sang năm 2005, để thích ứng với hoạt động của mình cạnh
tranh trên thị trường , theo quyết định của chủ nhịêm Tổng Cục Hậu Cần,
Công ty 20 đã có những thay đổi về cơ cấu tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý trong thời kỳ đổi mới. Hiện tại, Công ty 20 có một cơ cấu khá hợp
lý theo mô hình trực tuyến chức năng.Bộ máy quản lý của Công ty được
thể hiện qua sơ đồ sau:

3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 20 và các phòng ban.
3.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 20.
Là mét doanh nghịêp quốc phòng phát triển theo hướng đa nghành nghề
Công ty 20 có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thực hiện sản xuất kinh doanh các sản phẩm Dệt may phục vụ quốc
phòng và nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.
- Nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch đầu tư, chiến lược phát triển công
ty về nghành nghề, sản phẩm, thị trường, thiết bị công nghệ, con người, cơ
cấu tổ chức…phù hợp với Tổng cục hậu cần – Bộ Quốc Phòng và pháp luật
của Nhà nước.
- Giáo dục chính trị, tư tưởng, phát triển tổ chức đoàn thể cho cán bộ,
Đảng viên, công nhân viên. Đảm bảo đời sốngcho cán bộ công nhân viên
của công ty theo luật lao động và quy định của quân đội.
- Quản lý và sử dụng nguồn vốn của Nhà Nước và Bộ Quốc Phòng giao
cho, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ với Nhà Nước và các cơ quan có liên
quan.
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận- phòng ban thuộc Công ty 20.
a. Ban giám đốc Công ty:Bao gồm giám đốc và bốn phó giám đốc có
chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
*Giám đốc công ty: là người được cấp trên bổ nhịêm, là người đại diện
theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng cục hậu cần-
Bộ Quốc Phòng, trước pháp luật và cấp uỷ về mọi hoạt động của Công

ty. Giám đốc Công ty là người được quyết định mọi hoạt động của Công
ty theo kế hoạch được cấp trên phê duyệt và nghị quyết của đại hội công
nhân viên chức hàng năm.
*Các phó giám đốc: chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty, cấp trên
và pháp luật về các hoạt động của mình trong phạm vi được phân quyền
và uỷ quyền.
- Phó giám đốc kinh doanh: là người giúp giám đốc Công ty điều hành
các hoạt động kinh doanh của công ty,trực tiếp chỉ đạo phòng Tài chính kế
toán và phòng xuất nhập khẩu.
- Phó giám đốc kỹ thuật: giúp giám đốc điều hành về mặt kỹ thuật, công
nghệ của đơn vị, trực tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật công nghệ.
- Phó giám đốc tổ chức sản xuất: giúp giám đốc điều hành trong công
tác tổ chức sản xuất, trực tiếp chỉ đạo phòng kế hoạch tổ chức sản xuất
- Phó giám đốc chính trị: giúp giám đốc điều hành công tác Đảng, công
tác chính trị trong doanh nghiệp, trực tiếp chỉ đạo phòng chính trị và văn
phòng.
b. Các phòng ban:
- Phòng Kế hoạch- Tổ chức sản xuất:là cơ quan tham mưu và tổng hợp
các vấn đề về kế hoạch và tổ chức sản xuất của Công ty cho giám đốc.
Nghiên cứu và xây dựng các kế hoạch, các phương án về tiền lương , tiền
thưởng, lợi nhuận chung toàn công ty.Thực hiện các hoạt động về quản trị
nhân lực trong công ty như: hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện các
chế độ cho người lao động về lương, thưởng, phụ cấp…;tổ chức thực hiện
công tác tuyển dụng và đào tạo tay nghề cho cán bộ công nhân viên theo kế
hoạch đảm bảo cân đối lực lượng lao động trong biên chế.
- Phòng Tài chính – Kế toán:thực hiện công tác hạch toán kế toán trong
doanh nghiệp, theo dõi và kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; lập các
kế hoạch về vốn, cân đối nguồn vốn đảm bảo nhu cầu về vốn phục vụ sản
xuất kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật- công nghệ: phụ trách về công tác nghiên cứu, quản lý

khoa học công nghệ, chất lượng sản phẩm, quản lý máy móc thiết bị, an
toàn vệ sinh lao động.
- Phòng xuất nhập khẩu: phụ trách về mảng kinh doanh- xuất nhập
khẩu và dịch vụ, nghiên cứu và trực tiếp thực hiện các chiến lược kinh
doanh- xuất nhập khẩu theo kế hoạch; tham mưu cho giám đốc trong các
giao dịch đối ngoại.
- Phòng chính trị: là cơ quan đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính
trị ở Công ty, giúp giám đốc thực hiện công tác tuyên huấn, xây dựng
Đảng, công tác cán bộ chính sách, công tác đoàn thể.
- Văn phòng:thực hiện các chế độ hành chính, văn thư,đảm bảo trật tự
an toàn , phục vụ ăn ca nước uống, đảm bảo an toàn thiết bị làm việc…
trong toàn công ty.
- Trung tâm mẫu mốt: nghiên cứu mẫu mốt, chế thử các sản phẩm, phụ
trách điều hành mạng lưới các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của
công ty.
- Trung tâm đào tạo:có nhiệm vụ đào tạo thợ kỹ thuật bậc cao cho các
đơn vị may toàn quân theo kế hoạch của Tổng cục hậu cần- Bộ Quốc
Phòng giao và đào tạo nghề cho cán bộ công nhân viên theo kế hoạch bổ
sung lao động hàng năm của công ty.
- Chi nhánh phía nam:nghiên cứu thị trường phía nam để mở rộng mạng
lưới phân phối,chủ động tìm kiếm các đối tác và nguồn cung cấp nguyên
vật liệu phía nam.
- Trường mầm non: nuôi dạy các cháu là con em của cán bộ công nhân
viên trong công ty theo chương trình quy định của Sở giáo dục.
- Các xí nghiệp thành viên:chịu sự chỉ huy của tất cả các phòng ban của
công ty trên các mặt, có quyền chủ động tổ chức hoạt động sản xuất- kinh
doanh trong phạm vi được phân công.Trong mỗi xí nghiệp thành viên của
công ty, có một giám đốc , phó giám đốc, các phòng nghiệp vụ, các phân
xưởng và các tổ sản xuất.
4. Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất một số sản phẩm chính

của Công ty.
4.1.Đặc điểm sản phẩm.
Công ty 20 là công ty đa nghành nghề do đó sản phẩm rất đa dạng và
phong phó bao gồm các sản phẩm phục vụ quốc phòng, sản phẩm phục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Các sản phẩm chủ yếu của Công ty là: bộ đại lễ phục, quân phục sĩ
quan, quân phục chiến sĩ, sơ mi, jacket, lễ phục, đồng phục các loại…
Ngoài ra còn có các sản phẩm về dệt như: dệt vải, dệt kim, dệt nhãn và các
sản phẩm thuộc nghành cơ khí :quân hiệu, cúc, chốt cấp hiệu…
Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty còn thực hiện hoạt
động thương mại: mua bán các loại sợi, vải và sản phẩm may mặc.
4.2. Quy trình sản xuất một số sản phẩm chính.
4.2.1. Quy trình công nghệ may: bao gồm may đơn chiếc và may hàng loạt
* May đơn chiếc: áp dụng cho may đo quần áo cán bộ quân đội theo
quy định của Bộ Quốc Phòng
Hình 2: Sơ đồ quy trình công nghệ may đơn chiếc
V¶i
(Nguyªn vËt liÖu
chÝnh)
KiÓm tra chÊt l îng
§ång bé
§o
Hoµn chØnh
Thµnh phÈm
C¾t
May
NhËp kho
S lng sn phm may o n chic khụng nhiu song ũi hi s khỏc
bit quy cỏch, kiu dỏng v kớch c.
*May hng lot: ỏp dng cho may quõn phc theo c s v may cho th

trng ni a v xut khu.
Hỡnh 3: S quy trỡnh may hng lot.
4.2.2. Quy trỡnh cụng ngh dt.
Bao gm cụng ngh dt bớt tt, dt vi
*Quy trỡnh cụng ngh dt bớt tt.
Hỡnh 3: S quy trỡnh cụng ngh dt bớt tt.
Phân khổ Rải vải
Nhập khoBao gói
May Cắt
Vải
( Nguyên liệu chính)
Hoàn chỉnh
Kiểm tra chất l ợng
Sợi
Chọn gấp,đóng gói
Nhập kho
Dệt
Sấy định hình Nhuộm
Kiểm tra
* Quy trỡnh cụng ngh dt vi: gm cỏc loi vi nh kaki, vi Gabadin,
vi phin, vi mộc, vi katờ.
Hỡnh 4: S quy trỡnh cụng ngh dt vi.
Ngoi ra, cụng ty cũn cú quy trỡnh dt khn v cỏc sn phm khỏc.
Sợi ngang
Xe sợi
Đánh ống
Dệt
Kiểm tra vải mộc
Hoàn tất (Tẩy nhuộm)
Đóng gói

Nhập kho
Sợi nhập
Sợi dọc
Mắc- hồ
Đánh
suốt
ngang
5. Đặc điểm đội ngò lao động.
Trải qua thời gian xây dựng và trưởng thành, hiện nay Công ty 20 có
quy mô nguồn lao động tương đối lớn cả về số lượng và chất lượng.Tình
hình đó được thể hiện qua các bảng số liệu sau.
Bảng 1: Cơ cấu và tỷ trọng lao động theo tính chất công việc.
Năm
Chỉ tiêu
2000 2001 2002 2003 2004
Người % Người % Người % Người % Người %
Tổng lao
động
3350 100 3653 100 4022 100 4636 100 4850 100
Lao
động
trực tiếp
2780 82.98 3068 83.98 3418 84.98 3946 85.12 4150 85.56
Lao
động
gián tiếp
570 17.02 585 16.02 604 15.02 624 14.88 700 14.44
Nguồn: Phòng kế hoạch – tổ chức sản xuất.
Theo bảng số liệu cho thấy tổng số lao động của công ty tăng dần
qua các năm, hiện nay tổng số lao động đã lên tới hơn 4000 người.Tỷ trọng

lao động trực tiếp chiếm hơn 80% và tăng dần qua các năm, điều này cho
thấy công tác quản lý của Công ty ngày càng có hiệu quả, giúp Công ty có
thể giảm bớt chi phí quản lý, hạ gía thành của sản phẩm và tăng khả năng
cạnh tranh trên thị trường.
Bảng 2: Cơ cấu và tỷ trọng lao động theo trình độ.
Năm
Chỉ tiêu
2000 2001 2002 2003 2004
Người % Người % Người % Người % Người %
Tổng sè
lao động
3350 100 3653 100 4022 100 4636 100 4850 100
phổ thông
và sơ cấp
3069 91.6
1
3349 91.6
7
3670 91.25 4254 92.32 4403 90.78
Trung cấp
và cao
đẳng
119 3.50 122 3.34 141 3.51 150 3.23 164 3.38
Đại học và
sau đại học
162 4.84 182 4.99 211 5.24 232 4.95 283 5.84
Nguồn: Phòng kế hoạch- tổ choc sản xuất.
Công ty có số lượng lao động phổ thông và sơ cấp chiếm đa số, số
lao động có trình độ cao đẳng trở lên ngày càng tăng song vẫn chiếm một
tỷ lệ tương đối thấp. Vì vậy, Công ty cần có kế hoạch đào tạo hợp lý để

nâng cao trình độ cho người lao động trong thời gian tới.
Bảng 3: Cơ cấu và tỷ trọng lao động theo giới.
Năm
Chỉ tiêu
2000 2001 2002 2003 2004
Người % Người % Người % Người % Người %
Tổng 3350 100 3653 100 4022 100 4636 100 4850 100
Nam
624 18.6
3
667 18.26 710 17.70 883 19.10 805 16.60
Nữ 2726 81.3
7
2986 81.74 3312 82.30 3753 80.90 4045 83.40
Nguồn: Phòng kế hoạch – tổ chức sản xuất.
Do đặc thù của ngành dệt may cần sự khéo léo và tỷ mỉ, do đó Công
ty có số lao động nữ chiếm đa sè ( trên 80% ). ĐiÒu này cũng gây khó
khăn cho Công ty trong việc giải quyết các chế độ cho người lao động, xắp
xếp bố trí người lao động hợp lý, đòi hỏi phải mất chi phí và công sức, thời
gian do người lao động ốm đau, thai sản.
Nh vậy, với cơ cấu và lực lượng lao động hiện có Công ty 20 có thể
đáp ứng được các yêu cầu về sản xuất và kinh doanh của mình. Tuy nhiên,
để tăng khả năng thích ứng và ngày càng phát triển trên thị trường thì đòi
hỏi Công ty cần phải tiếp tục quan tâm và đầu tư nâng cao trình độ cho đội
ngò cán bộ quản lý cũng như công nhân trực tiếp để đáp ứng tốt yêu cầu và
khối lượng công việc ngày càng lớn.
II.Kết quả sản xuất kinh doanh đạt được trong vài năm qua và
hướng phát triển trong thời gian tới của Công ty 20.
1.Kết quả sản xuất kinh doanh trong vài năm vừa qua (2000-2004 ).
Do nhu cầu hàng quốc phòng tương đối ổn định, đồng thời với sự mở

rộng thị trường và tăng cường sản xuất đa ngành nghề, những năm vừa qua
tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được những kết quả đáng
kể.
Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh từ 2000 đến 2004.
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu (tỷ đồng) Lợi
nhuận
(tỷ đồng)
Nguồn
vốn (tỷ
đồng)
Nép ngân
sách (tỷ
đồng)
Tổng Quốc
phòng
Kinh tế Xuất
khẩu
2000 305.19 170.32 114.13 20.74 14.32 73.88 14.96
2001 314.06 192.83 99.87 21.36 15.61 106.58 17.31
2002 336.60 218.68 93.72 24.20 15.86 116.30 17.60
2003 348.59 249.48 63.36 35.75 16.26 153.12 22.55
2004 351.60 242.66 58.73 50.21 16.50 170.00 23.10
Nguồn: Phòng kế hoạch- tổ chức sản xuất.
Tổng doanh thu của Công ty 20 qua các năm là tăng dần, trong đó
doanh thu quốc phòng vẫn chiếm phần lớn, doanh thu về hàng xuất khẩu
cũng ngày càng tăng. ĐiÒu này phản ánh khả năng phát triển ngày càng
lớn mạnh của Công ty trong những năm tới, đặc biệt là khả năng xuất khâủ.
Vấn đề này có thể nhìn thấy rõ hơn qua biểu đồ sau:

Nguồn: Phòng kế hoạch tổ chức sản xuất
Bảng 5: Thu nhập bình quân / người / tháng .( 2000-2004 ).
Năm
Chỉ tiêu
2000 2001 2002 2003 2004
Lao động BQ 3350 3653 4022 4636 4850
TNBQ/Người
(1000 đồng)
1.041 1.150 1.170 1.192 1.240

Nguồn: Phòng kế hoạch- tổ chức sản xuất.
Thu nhập bình quân đầu người của cán bộ công nhân viên Công ty 20
trong tương quan so với các doanh nghiệp trong nước thì ở mức tương đối
khá ( trên 1 triệu đồng/ người/ tháng ). Thu nhập bình quân tăng lên qua
các năm chứng tỏ đời sống của cán bộ công nhân viên Công ty ngày một
tăng lên. Tuy nhiên, so với mức sống chung hiện nay và thu nhập của
người lao động trong các liên doanh thì mức thu nhập đó mới chỉ đảm bảo
được mức sống trung bình, điều này đòi hỏi Công ty ngày càng phải tìm
hướng đi đúng đắn để tăng doanh thu, dần cải thiện đời sống cho cán bộ
công nhân viên Công ty.
2. Thuận lợi – khó khăn và hướng phát triển trong tương lai của Công
ty 20.
2.1. Những thuận lợi và khó khăn.
a. Thuận lợi:
Công ty 20 là một doanh nghịêp quốc phòng với nhiệm vụ sản xuất sản
phẩm quân trang phục vụ cho Quốc Phòng nên thị trường là ổn định nhất.
Nhu cầu về sản phẩm may – dệt phục vụ cán bộ chiến sĩ hàng năm tương
đối đồng đều và ổn định đã giúp công ty chủ động trong lập kế hoạch sản
xuất, thực hiện chuyên môn hoá cao, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Ngoài
ra, việc sản xuất các mặt hàng theo đơn đặt hàng của các cơ quan nh: thuế

vụ, hải quan, công an, đường sắt…và các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong
nước cũng góp phần củng cố, mở rộng thị trường nội địa của Công ty. Hiện
nay, với sản phẩm và chất lượng đảm bảo thì thị trường nước ngoài còng
đang là một thuận lợi lớn để Công ty có thể khai thác và phát triển.
Với quy mô lao động tương đối lớn, chất lượng đội ngò lao động ngày
càng được tăng lên, số lao động lành nghề ngày càng nhiều và số lượng
máy móc thiết bị được trang bị hiện đại; đây là một điÒu kiện thuận lợi để
công ty có thể mở rộng quy mô, mạng lưới kinh doanh trên thị trường.
Đồng thời tỷ trọng lao động quản lý trong tổng số lao động của Công ty
giảm dần qua các năm chứng tỏ hiệu quả quản lý đã tăng dần, đó là một
yếu tố giúp Công ty có thể giảm chi phí quản lý, tăng doanh thu và hạ giá
thành sản phẩm.
Bên cạnh nguồn vốn do Nhà nước cấp, lợi nhuận hàng năm đạt được
một phần Công ty 20 đã dùng để tái sản xuất mở rộng nên nguồn vốn của
Công ty qua các năm tăng dần. ĐiÒu này giúp công ty có thể nhanh chóng
mở rộng quy mô còng nh thị trường trong tương lai.
Ngoài ra, là một công ty phát triển theo hướng đa ngành nghề, ngoàI
sản xuất các sản phẩm dệt may công ty 20 còn tham gia hoạt động thương
mại cung cấp các sản phẩm và thiết bị phục vụ sản xuất sản phẩm dệt may,
các thiết bị cơ khí…; với mạng lưới các xí nghiệp, trung tâm phân bố rộng.
Chính đIều này sẽ giúp cho Công ty dễ dàng hoà nhập với thị trường và
hướng tới phát triển Công ty theo hướng Công ty me con, trở thành tập
đoàn kinh tế mạnh về dệt may.
b. Khó khăn:
Do nhu cầu hàng dệt may trên thị trường là rất lớn và ngày càng tăng
cả về số lượng, chất lượng, mẫu mã…đồng thời dệt may đang được coi là
nghành mòi nhọn trong việc phát triển đất nước do đó khi tham gia thị
trường Công ty 20 không những gặp phải những đối thủ truyền thống mà
còn có sự cạnh tranh của hàng loạt các Công ty mới thành lập. Ngoài các
đối thủ như Công ty may 10, Công ty may Đức Giang, may Thăng Long,

May Chiến Thắng…còn có các doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh,
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoàI như: công ty Huy Hoàng, Legamex,
Xí nghiệp may Cộng Hoà Liên Bang Đức ở Hà Nội, công ty may Hàn
Quốc ở Thành phố Hồ Chí Minh…
Trong cơ chế thị trường hiện nay các doanh nghiệp tư nhân, liên
doanh thường có sự nhạy bén và nắm bắt thị trường tốt hơn, do đó Công ty
20 cần có sự quản lý, đầu tư cho nghiên cứu thị trường, trang bị các trang
thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại, đầu tư cho việc thiết kế và sáng tạo
các loại mẫu mốt …mà đối với một doanh nghiệp nhà nước là đIều không
thể nhanh chóng, cần có sự phê duyệt, xin cấp vốn…
Hơn nữa, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá sự đe doạ và cạnh
tranh cuả các hãng sản xuất nước ngoài ngày càng tăng, đặc biệt khi Việt
Nam ra nhập WTO.Các sản phẩm của Thái Lan, Trung Quốc…với giá cả
hợp lý, mẫu mã phong phú sẽ gây khó khăn lớn cho ngành dệt may Việt
Nam nói chung và công ty nói riêng. Chính vì vậy công ty 20 cần nhận thấy
những điểm mạnh, điÓm yếu của mình và các đối thủ cạnh tranh để có kế
hoạch sản xuất kinh doanh, có chiến lược phát triển trong thời gian tới
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2.2. Hướng phát triển trong những năm tới của Công ty 20.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, đứng trước những khó khăn và thách
thức trong thời kỳ mới, cán bộ công nhân viên toàn Công ty 20 đang nỗ lực
phấn đấu để hướng tới phát triển Công ty theo hướng Công ty mẹ con, tiến
tới trở thành một tập đoàn kinh tế lớn về dệt- may. Để làm được điều đó,
Công ty đã đề ra những nhiệm vụ cần phải thực hiện trong thời gian tới là:
Hoàn thiện hệ thống máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất
sản phẩm theo hướng tiên tiến bằng cách: tiếp tục đầu tư đổi mới số máy
móc cũ, lạc hậu và xử lý kịp thời số máy móc kém chất lượng để đảm bảo
sản xuất, chất lượng sản phẩm; đồng thời làm tốt công tác bảo quản đối với
số thiết bị chưa được sử dụng.
Đa dạng hoá các sản phẩm sản xuất, đặc biệt chú ý đến chất lượng và

mẫu mã, giá thành của các sản phẩm dệt may.
Mở rộng mạng lưới các cửa hàng, trung tâm giới thiệu và bán các sản
phẩm của Công ty để khuyếch trương sản phẩm tới người tiêu dùng trong
nước và quốc tế.
Tiếp tục nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý cho cán bộ, trình độ lành
nghề cho công nhân để có thÓ đáp ứng tốt yêu cầu, công việc trong thời
gian tới.
Đẩy mạnh việc khai thác thị trường nước ngoài, từng bước xây dựng
thương hiệu của mình, khẳng định vị thế và đẳng cấp sản phẩm trên thị
trường cả trong và ngoài nước.
Chủ động khai thác đơn hàng kinh tế trong và ngoài nước,tránh thái độ
trông chờ, dùa dẫm vào các đơn vị cấp trên nhằm thực hiện thắng lợi các
mục tiêu của Công ty, không để rơi vào tình trạng trì trệ, thua lỗ như một sè
doanh nghiệp Nhà Nước đã mắc phải.
MỤC LỤC
I.Nh ng nét khái quát chung v Công ty 20.ữ ề 1
1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 20 1
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 20 4
3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 20 và các phòng ban 6
3.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 20 6
3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận- phòng ban thuộc Công ty 20 6
4. Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất một số sản phẩm chính của Công ty 8
4.1.Đặc điểm sản phẩm 8
4.2. Quy trình sản xuất một số sản phẩm chính 9
5. Đặc điểm đội ngò lao động 12
II.K t qu s n xu t kinh doanh t c trong v i n m qua v h ng ế ả ả ấ đạ đượ à ă à ướ
phát tri n trong th i gian t i c a Công ty 20.ể ờ ớ ủ 14
1.Kết quả sản xuất kinh doanh trong vài năm vừa qua (2000-2004 ) 14
2. Thuận lợi – khó khăn và hướng phát triển trong tương lai của Công ty 20 16
2.1. Những thuận lợi và khó khăn 16

2.2. Hướng phát triển trong những năm tới của Công ty 20 18

×