Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

phân tích kết quả hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại nhtmcp ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.8 KB, 47 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



TRẦN HOÀNG PHƯƠNG ĐÀI


PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã ngành: 52340201








Tháng 9 – Năm 2013





TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



TRẦN HOÀNG PHƯƠNG ĐÀI
MSSV: 4104424

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU
TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã ngành: 52340201


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
NGUYỄN HỒ ANH KHOA




Tháng 9 – Năm 2013
i

LỜI CẢM TẠ

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh đã truyền đạt những kiến thức bổ ích giúp em có được những hiểu biết
cơ bản về ngành học của mình. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy
Nguyễn Hồ Anh Khoa đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành luận
văn này.
Em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ cũng như các cô chú, anh chị
Phòng Khách hàng của ngân hàng. Tất cả mọi người đã tạo điều kiện để em có
thể thu thập đầy đủ số liệu, thông tin cần thiết giúp em hoàn thành đề tài trong
thời gian quy định.
Cuối lời, em xin kính chúc quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, Ban lãnh đạo và các cô chú, anh chị tại Phòng Khách hàng Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ nhiều sức khỏe và hoàn
thành tốt công tác.
Cần Thơ, ngày 02 tháng 12 năm 2013
Người thực hiện



Trần Hoàng Phương Đài











ii

TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên những nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào.
Cần Thơ, ngày 02 tháng 12 năm 2013
Người thực hiện



Trần Hoàng Phương Đài



















iii

TRANG NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
TL. Giám đốc
Trưởng phòng Khách hàng












iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ i
TRANG CAM KẾT ii
TRANG NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Không gian 2
1.3.2 Thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng xuất nhập khẩu 3
2.1.2 Phân loại tín dụng 3

2.1.3 Các hình thức tín dụng tài trợ XNK 4
2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng XNK 5
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 7
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 7
CHƯƠNG 3 9
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 9
3.1 CÁC DỊCH VỤ KINH DOANH 9
3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 10
CHƯƠNG 4 13
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY 13
v

TÀI TRỢ XNK TẠI VIETCOMBANK CẦN THƠ 13
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN HẾT QUÝ 2/2013 13
4.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG 13
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XNK CỦA NGÂN HÀNG 15
4.2.1 Quy mô, vai trò của tín dụng tài trợ XNK 15
4.2.2 Khái quát hoạt động tín dụng XNK của ngân hàng 17
4.2.3 Phân tích hoạt động tín dụng XNK phân theo ngành kinh tế 19
4.2.4 Phân tích hoạt động cho vay XNK phân theo thị trường XNK 25
4.2.5 Phân tích hoạt động cho vay XNK phân theo loại đồng tiền cho vay 25
4.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XNK CỦA NGÂN HÀNG 27
CHƯƠNG 5 29
CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG 29
CHO VAY TÀI TRỢ XNK TẠI VIETCOMBANK CẦN THƠ 29
5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI, NGUYÊN
NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÀI TRỢ XNK CỦA
VIETCOMBANK CẦN THƠ 29

5.1.1 Những kết quả đạt được 29
5.1.2 Tồn tại 29
5.1.3 Nguyên nhân 30
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP 31
5.2.1 Đối với sản phẩm cho vay 31
5.2.2 Đối với công tác quan hệ khách hàng 31
CHƯƠNG 6 32
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32
6.1 KẾT LUẬN 32
6.2 KIẾN NGHỊ 32
6.2.1 Kiến nghị với Chính phủ, NHNN Việt Nam 32
6.2.2 Kiến nghị đối với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
PHỤ LỤC 36





vi

DANH MỤC BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Lãi suất, phí một số dịch vụ của Vietcombank 10
Bảng 3.2: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Cần Thơ
giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 11
Bảng 4.1 Khái quát hoạt động tín dụng của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn
2010 – 2012 13
Bảng 4.2: Tình hình tín dụng 6 tháng đầu năm của Vietcombank Cần Thơ giai

đoạn 2012 – 2013. 14
Bảng 4.3: Tỷ lệ tài trợ XNK của Vietcombank Cần Thơ cho các doanh nghiệp
giai đoạn 2010 – 2012 16
Bảng 4.4: Tình hình cho vay tài trợ XNK tại Vietcombank Cần Thơ trong giai
đoạn 2010 – 2012 17
Bảng 4.5: Tình hình cho vay tài trợ XNK 6 tháng đầu năm của Vietcombank
Cần Thơ giai đoạn 2012 – 2013 18
Bảng 4.6: DSCV tài trợ xuất nhập khẩu phân theo ngành kinh tế giai đoạn
2010 – 2012 20
Bảng 4.7: DSTN tài trợ xuất nhập khẩu phân theo ngành kinh tế giai đoạn
2010 – 2012 21
Bảng 4.8: Dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu phân theo ngành kinh tế giai đoạn
2010 – 2012 23
Bảng 4.9: DSCV tài trợ xuất nhập khẩu phân theo thị trường XNK giai đoạn
2010 – 2012 24
Bảng 4.10: Tình hình cho vay tài trợ XNK bằng VND tại Vietcombank Cần
Thơ giai đoạn 2010 – 2012 26
Bảng 4.11: Tình hình cho vay tài trợ XNK bằng ngoại tệ tại Vietcombank Cần
Thơ giai đoạn 2010 – 2012 27
Bảng 4.12: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tài trợ XNK của
Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 28










vii

DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 4.1 DSCV tín dụng tài trợ XNK và tín dụng khác tại Vietcombank Cần
Thơ từ năm 2010 đến 2012 15









































viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DTBB : Dự trữ bắt buộc.
DSCV : Doanh số cho vay.
DSTN : Doanh số thu nợ.
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long.
EU : European Union (Liên minh châu Âu).
Eximbank : Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam.
GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội).
HSBC : The Hong Kong and Shanghai Corperation.
L/C : Letter of credit (Thư tín dụng).
NHNN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

USDA : United State Department of Agriculture (Bộ Nông
nghiệp Mỹ).
TCTD : Tổ chức tín dụng.
TD : Tín dụng.
TPP : Trans – Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên
Thái Bình Dương).
VHĐ : Vốn huy động.
Vietcombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
Vietinbank : Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
VTNN : Vật tư nông nghiệp.
XNK : Xuất nhập khẩu.

1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
với tiền thân là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, là ngân hàng thương mại
Nhà nước được Chính phủ chỉ định hỗ trợ, xúc tiến hoạt động xuất nhập khẩu
với nghiệp vụ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Trong những năm gần đây với
sự hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam, ngày càng nhiều ngân hàng
tham gia vào hoạt động tài trợ XNK cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên,
Vietcombank vẫn là ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực này với giải thưởng Ngân
hàng nội địa tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại trong ba năm
liền từ năm 2010 đến năm 2012. Để đạt được những kết quả khả quan này,
NHTMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và các chi nhánh nói riêng đã đề
ra các chiến lược phát triển sao cho phù hợp với tình hình địa phương mình,
trong đó có chi nhánh Vietcombank Cần Thơ.

Thành phố Cần Thơ là trung tâm của khu vực ĐBSCL, có lợi thế lớn
trong các lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản. Điều này đã tạo nhiều thuận lợi để
Vietcombank Cần Thơ phát triển hoạt động cho vay tài trợ XNK. Riêng bản
thân ngân hàng luôn dành sự ưu tiên đầu tư cho hoạt động tài trợ XNK thông
qua việc tỷ lệ tài trợ của ngân hàng luôn hơn 99%, ngân hàng luôn cung cấp
các dịch vụ thanh toán quốc tế an toàn, nhanh chóng. Tuy nhiên, trong giai
đoạn 2010 – 2011, hoạt động tài trợ này tại ngân hàng phải đối mặt với nhiều
khó khăn do các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Từ đó làm cho doanh
số cho vay, vòng quay vốn tín dụng giảm, cơ cấu tài trợ thiếu sự cân bằng,
v.v… Vì thế, tìm hiểu các nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động tài trợ
XNK tại Vietcombank Cần Thơ là rất cần thiết. Đồng thời, qua đó có thể tìm
ra các giải pháp giúp phát triển hoạt động này cho ngân hàng. Với những lý do
trên, tôi xin chọn đề tài “Phân tích kết quả hoạt động cho vay tài trợ xuất
nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam –
chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết quý II/2013”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động cho vay tài trợ xuất
nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi
nhánh Cần Thơ trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết quý II/2013. Từ đó, đề
xuất các giải pháp để phát triển hoạt động cho vay này của ngân hàng.
2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể 1: Phân tích kết quả hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập
khẩu tại ngân hàng Vietcombank Cần Thơ từ năm 2010 đến hết quý II/2013.
Mục tiêu cụ thể 2: Đánh giá hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại
ngân hàng Vietcombank Cần Thơ từ năm 2010 đến hết quý II/2013.
Mục tiêu cụ thể 3: Đề xuất một số giải pháp để phát triển hoạt động cho
vay tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Vietcombank Cần Thơ.

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài này được thực hiện dựa trên các số liệu về tín dụng tài trợ XNK tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian
- Các số liệu được sử dụng trong luận văn là các số liệu từ năm 2010 đến
hết quý II/2013.
- Đề tài được thực hiện từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến kết quả hoạt
động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Vietcombank Cần Thơ
như: Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ, Dư nợ, Nợ xấu và xem xét các chỉ
tiêu dùng đánh giá hoạt động này. Từ đó, đề xuất những giải pháp và kiến nghị
phù hợp để phát triển hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân
hàng.










3

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Khái niệm tín dụng, tín dụng xuất nhập khẩu
Theo Luật các Tổ Chức Tín Dụng năm 2010, “Cấp tín dụng là việc thỏa
thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép
sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay,
chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
“Tài trợ xuất nhập khẩu (XNK) là một dịch vụ của ngân hàng thương
mại hỗ trợ tài chính và kĩ thuật cho các nhà kinh doanh XNK trong hoạt động
ngoại thương. Về bản chất, dịch vụ tài trợ XNK là việc ngân hàng thương mại
cung cấp một khoản tín dụng cho doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho họ
thực hiện thành công giao dịch thương mại quốc tế và gia tăng hiệu quả kinh
tế của thương vụ, từ đó góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế khác giữa các nước
trên thế giới phát triển”. (Hồ Thị Thu Ánh, 2007,trang 423)
2.1.2 Phân loại tín dụng
Có nhiều cách để phân loại tín dụng, ở đây chỉ đề cập hai cách phân loại
tín dụng có liên quan đến hoạt động cho vay tài trợ XNK:
2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Theo điều 8, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001
của
Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam quy định về các thể loại cho
vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển như sau:
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng
đến 60 tháng.
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng
trở lên.
Với các số liệu phân tích được NHTMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh
Cần Thơ cung cấp thì tín dụng tài trợ XNK tại Vietcombank Cần Thơ là các
khoản cho vay ngắn hạn.



4

2.1.2.2 Căn cứ vào tính chất khoản vay
- Tín dụng có đảm bảo: là các khoản cấp ra đều có hàng hóa, vật tư, tài sản
tương đương đảm bảo.
- Tín dụng không đảm bảo: là các khoản tín dụng cấp ra chỉ dựa vào uy
tín, sự tín nhiệm của tổ chức, cá nhân để cấp vốn tín dụng.
Với các số liệu thu thập được tại Vietcombank Cần Thơ trong giai đoạn
nghiên cứu thì các khoản cho vay tài trợ XNK tại Vietcombank Cần Thơ là các
khoản tín dụng có đảm bảo. Tài sản đảm bảo của các khoản vay này là giá trị lô
hàng XNK và/hoặc các tài sản khác có giá trị theo quy định của NHNN Việt Nam
và ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để đảm bảo.
2.1.3 Các hình thức tín dụng tài trợ XNK
Theo Nguyễn Đăng Dờn và các cộng sự (2003, trang 269 – 275), có các
hình thức tài trợ XNK sau:
2.1.3.1 Tài trợ nhập khẩu
a) Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu: đây là hình thức cho vay ngoại
tệ để các nhà nhập khẩu trả tiền cho nhà xuất khẩu ở nước ngoài về các khoản
tiền hàng và các chi phí dịch vụ.
b) Phát hành thư tín dụng trả chậm theo yêu cầu của nhà nhập khẩu: để
ký kết hợp đồng nhập khẩu hành hóa trả chậm với đối tác nước ngoài, các nhà
nhập khẩu phải được ngân hàng bảo lãnh bằng việc mở một thư tín dụng trả
chậm, tức là ngân hàng đang tài trợ cho nhà nhập khẩu.
c) Chấp nhận hối phiếu: để hạn chế rủi ro, các nhà xuất khẩu thường đòi
hỏi các nhà nhập khẩu có ngân hàng đứng ra chấp nhận hối phiếu. Khi đến hạn
thanh toán, nhà xuất khẩu sẽ xuất trình các hối phiếu đã được chấp nhận tại
ngân hàng chấp nhận hối phiếu đó. Ngân hàng sẽ trích tiền trên tài khoản hoặc
cho vay bắt buộc nhà nhập khẩu để thanh toán hối phiếu.

2.1.3.2 Tài trợ xuất khẩu:
a) Cho vay bộ chứng từ đòi tiền trả theo L/C: sau khi thực hiện giao
hàng, nhà xuất khẩu sẽ nộp hồ sơ vay vốn cùng với bộ chứng từ đòi tiền thanh
toán theo L/C để xin cấp tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất – kinh
doanh. Ngân hàng sẽ thu hồi được nợ gốc, lãi và phí khi ngân hàng phát hành
L/C ở nước ngoài thực hiện thanh toán. Mức cho vay tối đa là 90% giá trị bộ
chứng từ.
b) Chiết khấu hối phiếu: nhà xuất khẩu đem hối phiếu có kỳ hạn đã được
nhà nhập khẩu hoặc ngân hàng của nhà nhập khẩu đến ngân hàng để được xin
5

chiết khấu. Sau khi kiểm tra khả năng thanh toán khi đến hạn của các hối
phiếu đối, ngân hàng sẽ thực hiện chiết khấu cho nhà xuất khẩu và chuyển
quyền sở hữu sang cho mình để đòi tiền nhà nhập khẩu khi đến hạn thanh
toán.
2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng XNK
2.1.4.1 Các chỉ tiêu phân tích
a) Doanh số cho vay (DSCV) là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín
dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu
được hay chưa trong một thời gian nhất định. Doanh số cho vay thường được
xác định theo thời gian là tháng, quý, năm.
b) Doanh số thu nợ (DSTN) là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín
dụng mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào
đó.
c) Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa
thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc Dư nợ, Ngân hàng sẽ
so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Dư nợ cuối năm = Dư nợ đầu năm + Doanh số cho vay - Doanh số thu nợ
d) Nợ xấu là chỉ số phản ánh các khoản nợ khi đến hạn khách hàng
không trả được cho Ngân hàng mà không có một nguyên nhân chính đáng thì

Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản Dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là
Nợ xấu. Nợ xấu dùng để phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại Ngân
hàng.
Theo Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ban hành vào ngày 22 tháng 4
năm 2005, Quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ – NHNN ban hành vào
ngày 25 tháng 4 năm 2007 và Thông tư 02/2013/TT – NHNN ban hành ngày
21 tháng 1 năm 2013, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau:
+ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
+ Nhóm 2: Nợ cần chú ý
+ Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn
+ Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
+ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.


6

2.1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá
Theo Thái Văn Đại (2012, trang 138 – 139): “Ngoài những thông tin từ
bảng tổng kết tài sản, các nhà phân tích cần có các chỉ số sau đây để phân tích:
a) Tổng dư nợ trên vốn huy động (lần, %)


Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó
giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn
huy động.
b) Dư nợ tài trợ XNK/VHĐ (%)




Chỉ tiêu này phản ánh việc sử dụng vốn vào hoạt động cho vay tài trợ
XNK.
c) Tỷ trọng cho vay tài trợ XNK trên tổng cho vay của ngân hàng (%)


d) Hệ số thu nợ (%)
Chỉ số này dùng để xác định mức độ quan trọng và sự ảnh hưởng của
nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu đến toàn bộ nghiệp vụ tín dụng của ngân
hàng.
d). Tỷ trọng dư nợ tài trợ XNK/ tổng dư nợ



Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả cũng như tỷ trọng dư nợ trong hoạt động
TTXNK trong tổng dư nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp càng thể hiện
hiệu quả tín dụng của hoạt động đó càng tốt trong giai đoạn nền kinh tế suy
thoái và phục hồi chậm
e). Hệ số thu nợ (%)

Tổng dư nợ/ Vốn huy động =
Tổng dư nợ
Vốn huy động

Tổng DSCV
DSCV tài trợ XNK
x 100%
=
Tỷ trọng cho vay XNK trên
Tổng cho vay


Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay
x 100%
=

Tổng Dư nợ
Dư nợ tài trợ XNK
x 100%
=
Tỷ trọng dư nợ XNK trên
Tổng dư nợ

Dư nợ tài trợ XNK/ Vốn huy động =
Dư nợ tài trợ XNK
Vốn huy động
7

Hệ số này phản ánh công tác thu nợ của Ngân hàng hay khả năng trả nợ
của khách hàng, chỉ tiêu này càng cao thì công tác thu nợ của Ngân hàng tiến
triển tốt và ngược lại.
f). Vòng quay vốn tín dụng (vòng)


Chỉ tiêu này giúp đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian
thu hồi nợ vay nhanh hay chậm”.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp được thu thập từ các
báo cáo tài chính từ năm 2010 đến hết quý II/2013 do ngân hàng Vietcombank

chi nhánh Cần Thơ cung cấp.
Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng các số liệu liên quan đến tình hình xuất
nhập khẩu của Việt Nam và thành phố Cần Thơ được tổng hợp từ các bài báo,
tạp chí, các trang tin điện tử có liên quan.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: “là các phương pháp có liên quan đến
việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác
nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu” (Mai Văn Nam,
2008, trang 12).
- Phương pháp so sánh: “xác định mức độ, xu hướng biến động của các
chỉ tiêu. Đề tài sử dụng chủ yếu 2 hình thức so sánh sau:
 So sánh số tuyệt đối: ∆F = F
1
– F
0

 So sánh số tương đối: ∆F =
0
1
F
F
x 100 (∆F =
0
1
F
F
x 100 – 100)
- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:
 So sánh theo chiều ngang: nhằm xác định các tỷ lệ và xu hướng biến
động giữa các kỳ của 1 chỉ tiêu.

 So sánh theo chiều dọc: nhằm xác định mối tương quan giữa các chỉ
tiêu của từng kỳ” (Trần Bá Trí, 2012).
- Phương pháp tỷ số tài chính: sử dụng các chỉ số tài chính có liên quan đến hoạt
động tín dụng để đánh giá hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu (CFA
Institude, 2011, page 453).

Vòng quay vốn tín dụng =
Doanh số thu nợ
Dư nợ bình quân
8

⃰ Áp dụng cho từng mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu cụ thể 1: sử dụng phương pháp thống kê mô tả trong đó sử dụng
kết hợp các hình thức so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như các kỹ thuật so
sánh theo chiều dọc và chiều ngang các chỉ tiêu DSCV, DSTN và dư nợ phân theo
ngành kinh tế, thị trường và loại đồng tiền cho vay để phân tích kết quả hoạt động
cho vay tài trợ XNK của ngân hàng từ năm 2010 đến hết quý II/2013.
- Mục tiêu cụ thể 2: sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phân
tích tỷ số tài chính các chỉ tiêu đánh giá như Dư nợ tài trợ XNK/ Tổng dư nợ, Dư
nợ tài trợ XNK/VHĐ, vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ để đánh giá hoạt
động cho vay tài trợ XNK của ngân hàng từ năm 2010 đến hết quý II/2013.
- Mục tiêu cụ thể 3: dựa vào các phân tích trên, sử dụng phương pháp thống
kê mô tả để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay tài trợ XNK
tại Vietcombank Cần Thơ.

















9

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 CÁC DỊCH VỤ KINH DOANH
Với tiền thân là Phòng Ngoại hối Cần Thơ trực thuộc Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (gọi
tắt là Vietcombank Cần Thơ) chính thức đi vào hoạt động vào ngày 1 tháng 10
năm 1989, có trụ sở ban đầu trùng với Ngân hàng Nhà nước thành phố Cần
Thơ.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ (được
thành lập Theo Quyết định số 411/QĐ.NHNN.TCCB-ĐT ngày 05 tháng 06
năm 2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
Việt Nam) là chi nhánh lớn nhất vùng ĐBSCL trực thuộc Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam nên cũng có những chức năng tương đồng với ngân hàng mẹ
là “kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, cho vay ngoại thương, tham gia
quản lý ngoại hối, góp phần bảo vệ tiền tệ và tài sản nhà nước, tăng cường và
mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị và văn hóa với nước ngoài”. Cụ thể, Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ có các nghiệp vụ

kinh doanh chủ yếu sau:
- Nhận tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn
bằng Việt Nam và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài
nước, phát hành các loại trái phiếu, kỳ phiếu.
- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng bán lẻ như:
+ Dịch vụ chuyển tiền trong nước và ngoài nước: chuyển và nhận tiền
nhanh Money Gram, nhận tiền Uniteller, TNMonex.
+ Dịch vụ bảo lãnh: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn
trong và ngoài nước, bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng…
+ Dịch vụ chiết khấu chứng từ
+ Dịch vụ thu, đổi, mua bán ngoại tệ, các loại séc nước ngoài
+ Dịch vụ đại lý ngân quỹ: VCB đã thiết lập một mạng lưới rộng lớn
gồm hơn 1.000 ngân hàng và các chi nhánh đại lý tại 85 nước trên thế giới
+ Dịch vụ thẻ: VCB trực tiếp phát hành và thanh toán các loại thẻ như
thẻ ghi nợ Connect 24 sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam, thẻ tín dụng quốc tế
như Visa, Master, Amex, Cup, JCB,
10

+ Cùng hệ thống Vietcombank, hiện nay chi nhánh đã tiếp cận trên 1.300
đại lý ở 100 quốc gia trên thế giới, duy trì vị trí đứng đầu về thanh toán quốc
tế và kinh doanh dịch vụ ngoại tệ trên địa bàn thành phố và khu vực. Hoạt
động thanh toán quốc tế và ngoại tệ là hoạt động truyền thống và luôn là thế
mạnh của Vietcombank Cần Thơ.
Với sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công
nhân viên trong đơn vị, Vietcombank Cần Thơ không chỉ từng bước khắc phục
được những ngày đầu thành lập mà còn không ngừng đổi mới, phát triển vươn
lên trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực ngân hàng tại thành phố Cần Thơ.
Bảng 3.1: Lãi suất, phí một số dịch vụ của Vietcombank
Chỉ tiêu
Lãi suất/Phí (*)

Tiết kiệm có kỳ hạn:
- 3 tháng:
- 6 tháng:
- 12 tháng:

VND 6,6%/năm; USD 1,2%/năm
VND 6,8%/năm; USD 1,2%/năm
VND 7,3%/năm; USD 1,2%/năm
Tiết kiệm không kỳ hạn
VND 1,2%/năm; USD 0,1%/năm
Chuyển tiền
Từ 0,01%/món đến tối đa 150.000
VND tùy theo loại giao dịch
Cho vay:
- Ngắn hạn
- Trung, dài hạn

Khoảng 7% - 8%/năm
Khoảng 9% - 10%/năm
Nguồn: www.vietcombank.com.vn
(*) Tại thời điểm tháng 11/2013
3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, mục đích kinh doanh hàng
đầu của ngân hàng chính là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố then chốt thể hiện
hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng. Trong đó, lợi nhuận được quyết định
bởi hai yếu tố là thu nhập và chi phí. Vì thế, ngân hàng cần phải quản lý tốt hai
yếu tố này. Từ bảng 3.2 ta thấy được rằng Vietcombank Cần Thơ luôn duy trì
được lợi nhuận dương, hiệu suất sử dụng chi phí khá tốt (1 đồng chi phí tạo ra
hơn 1 đồng thu nhập) trong giai đoạn 2010 – 2012 dù nền kinh tế nước ta còn
tồn tại nhiều khó khăn.

11


Bảng 3.2: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
6 tháng
2012
6 tháng
2013
(*)
2011 – 2010
2012 – 2011
6 tháng 2013 – 6
tháng 2012
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
I.Tổng thu nhập
296.761
411.021

469.400
232.979
221.847
114.260
38,50
58.379
14,20
(11.132)
(4,78)
1.Thu nhập từ lãi
257.530
362.237
306.500
217.731
188.745
104.707
40,66
(55.737)
(15,39)
(28.986)
(13,31)
2.Thu nhập ngoài lãi
39.231
48.784
162.900
15.248
33.102
9.553
24,35
114.116

233,92
17.854
117,09
II.Tổng chi phí
251.932
305.424
374.500
180.208
165.471
53.492
21,23
69.076
22,62
(14.737)
(8,18)
1.Chi phí lãi
173.827
225.426
214.800
127.047
109.744
51.599
29,68
(10.626)
(4,71)
(17.303)
(13,62)
2.Chi phí ngoài lãi
78.105
79.998

159.700
53.161
55.727
1.893
2,42
79.702
99,63
2.566
4,83
III.Lợi nhuận trước thuế
44.829
105.597
94.900
52.771
56.376
60.768
135,56
(10.697)
(10,13)
3.605
6,83
Nguồn: Phòng Khách hàng, Vietcombank Cần Thơ 2010, 2011, 2012, 2013
(*) Số liệu ước tính
12

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2012 giảm hơn
10% so với giai đoạn trước. Trong năm 2012, NHNN thực hiện nhiều biện
pháp thắt chặt nền kinh tế, nhiều lần hạ lãi suất huy động và cho vay, sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt đến từ các NHTM khác trên cùng địa bàn thành phố
Cần Thơ, v.v… Những điều này đã làm cho thu nhập từ lãi của ngân hàng

giảm tức thời so với chi phí từ lãi. Đây là nguyên nhân chính làm cho lợi
nhuận của Vietcombank Cần Thơ tăng chậm lại. Ngoài ra, việc chi phí ngoài
lãi năm 2012 tăng gần 100% so với năm 2011 cũng có tác động làm giảm lợi
nhuận của ngân hàng. Chi phí ngoài lãi của ngân hàng bao gồm 4 loại chính:
chi phí dùng cho hoạt động dịch vụ, chi phí cho nhân viên, chi về tài sản như
khấu hao, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản và chi phí hoạt động quản lý và công
vụ. Năm 2012, Vietcombank Cần Thơ mở rộng trụ sở, tuyển thêm nhân viên
nên chi phí cho nhân viên, tài sản và chi phí hoạt động quản lý tăng mạnh.
Tóm lại, qua 3 năm hoạt động kinh doanh của Vietcombank Cần Thơ
khá tốt so với toàn hệ thống Vietcombank khi có tốc độ tăng trưởng thu nhập
cao hơn, đặc biệt là tốc độ tăng lợi nhuận năm 2011 khá cao. Nhưng để tốc độ
tăng lợi nhuận của ngân hàng được bền vững, hiệu quả thì bên cạnh việc đẩy
mạnh các nguồn thu thì ngân hàng cũng nên quan tâm các biện pháp kiểm soát
tốc độ gia tăng chi phí hoạt động, nhất là chi phí về tài sản và chi phí hoạt
động quản lý và công vụ.
Nếu như trong năm 2012, thu nhập từ lãi giảm tức thời so với chi phí từ
lãi thì trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, cả hai yếu tố này có tốc độ giảm
gần bằng với nhau. Vì thế, lợi nhuận của ngân hàng tăng chủ yếu là do việc
tăng của thu nhập ngoài lãi. Số liệu bảng 3.2 cho thấy rằng thu nhập ngoài lãi
6 tháng đầu năm 2013 đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Trong
bối cảnh kinh tế Việt Nam dù có nhiều khởi sắc nhưng vẫn còn khá nhiều khó
khăn, DSCV của Vietcombank Cần Thơ giảm (bảng 4.2), ngân hàng tiếp tục
đẩy mạnh các dịch vụ khác như kinh doanh thẻ, kinh doanh ngoại tệ, thanh
toán quốc tế để giảm rủi ro do tín dụng mang lại. Đồng thời, trong giai đoạn
này ngân hàng đã kiểm soát khá tốt các chi phí ngoài lãi như chi phí về tài sản
và chi phí hoạt động quản lý và công vụ. Các chi phí này chỉ tăng gần 5% so
với cùng kỳ. Do đó, lợi nhuận của ngân hàng tăng so với 6 tháng đầu năm
2012.
13


CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
TÀI TRỢ XNK TẠI VIETCOMBANK CẦN THƠ
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN HẾT QUÝ 2/2013
4.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
Ngày nay, các dịch vụ của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam ngày
càng đa dạng và phong phú như kinh doanh thẻ, ngoại tệ, chứng khoán, v.v…
Đây là những dịch vụ ít rủi ro hơn so với tín dụng. Tuy nhiên, tín dụng vẫn là
hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng. Phân tích hoạt
động này của ngân hàng sẽ giúp ta hiểu rõ thêm về hoạt động kinh doanh hiện
nay của Vietcombank Cần Thơ. Sau đây là khái quát hoạt động tín dụng của
Vietcombank Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 thông qua các chỉ tiêu phân
tích và đánh giá.
Bảng 4.1 Khái quát hoạt động tín dụng của Vietcombank Cần Thơ giai đoạn
2010 – 2012.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2010
2011
2012
2011 – 2010
2012 - 2011
Số tiền
%
Số tiền
%
VHĐ
tỷ đồng
2.047,00
2.212,00

2.982,00
165,00
8,06
770,00
34,81
Doanh số cho vay
tỷ đồng
8.949,00
9.800,00
10.700,00
851,00
9,51
900,00
9,18
Doanh số thu nợ
tỷ đồng
8.690,00
9.445,00
10.550,00
755,00
8,69
1.105,00
11,70
Dư nợ
tỷ đồng
2.245,00
2.600,00
2.750,00
355,00
15,81

150,00
5,77
Dư nợ bình quân
tỷ đồng
2.115,50
2.422,50
2.675,00
307,00
14,51
252,50
10,42
Nợ xấu
tỷ đồng
37,00
0,87
4,00
(36,13)
(97,65)
3,13
359,77
Tỷ lệ nợ xấu
%
1,65
0,03
0,15
x
x
x
x
Dư nợ/VHĐ

%
109,67
117,54
92,22
x
x
x
x
Vòng quay vốn TD
Vòng
4,11
3,90
3,94
x
x
x
x
Hệ số thu nợ
%
97,11
96,38
98,60
x
x
x
x
Nguồn: Phòng Khách hàng, Vietcombank Cần Thơ 2010, 2011, 2012
Trong 3 năm từ 2010 đến 2012, hoạt động tín dụng của ngân hàng đã có
một số thành công sau:
Trong điều kiện kinh tế còn nhiều bất ổn dù lạm phát năm 2012 đã thấp

hơn so với 2011 nhưng với việc thực hiện nhiều gói cho vay ưu đãi như 2 gói
cho vay hỗ trợ thu mua, dự trữ thóc, gạo với các lãi suất ưu đãi trong cả 2 năm
2011 và 2012, thường xuyên hạ lãi suất cho vay theo đúng quy định của
NHNN đã giúp ngân hàng duy trì được mức tăng DSCV luôn ở mức 9%. Đặc
biệt là DSTN tăng mạnh vào năm 2012 do lượng dư nợ cuối năm 2011 tập
14

trung chủ yếu vào ngắn hạn (hơn 87%) nên khả năng thu hồi cao. Và cũng
chính điều này đã làm cho dư nợ cuối năm 2012 chỉ tăng hơn 5% so với 2011
nhưng mức tăng này là khá cao khi mà tăng trưởng dư nợ của cả nước chỉ
khoảng 8,91%. Thêm vào đó, lượng VHĐ của ngân hàng không ngừng tăng
lên dù NHNN đã 6 lần hạ lãi suất huy động trong năm 2012. DSCV tăng
trưởng ổn định, DSTN tăng mạnh, VHĐ tăng cao cùng với việc dư nợ tăng
trưởng ở mức vừa phải đã làm cho các tỷ số dư nợ/VHĐ, vòng quay vốn TD
và hệ số thu nợ tăng trở lại so với năm 2011 và ở một mức khá hợp lý. Những
điều này cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng đang tăng trưởng ở mức
bền vững.
Dư nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng ở mức hợp lý. Năm 2010 là
năm Vietcombank Cần Thơ có mức nợ xấu cao nhất. Đây là năm đầu tiên toàn
hệ thống Vietcombank chuyển từ phân loại nợ theo định lượng sang định tính
với hệ thống xếp hạng tín dụng riêng của ngân hàng được NHNN chấp thuận.
Việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng phù hợp với các chuẩn mực nợ quốc
tế và Việt Nam đã giúp phát huy tác dụng vào năm tiếp theo. Năm 2011, tỷ lệ
nợ xấu của chi nhánh Cần Thơ rất thấp. Nhưng đến năm 2012, dư nợ xấu có
dấu hiệu tăng trở lại. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng chỉ khoảng 0,15%,
thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu 4,05% (số liệu thống kê của Cục thống
kê thành phố Cần Thơ) của toàn địa bàn thành phố. Hơn nữa, hầu hết các
khoản nợ này đều có tài sản đảm bảo nên không có ảnh hưởng lớn đến kết quả
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 4.2: Tình hình tín dụng 6 tháng đầu năm của Vietcombank Cần Thơ giai

đoạn 2012 – 2013.
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
6 tháng
2012
6 tháng
2013
6 tháng 2013 – 6 tháng
2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Doanh số cho vay
5.230,00
5.200,00
(30,00)
(0,57)
Doanh số thu nợ
5.180,00
5.110,00
(70,00)
(1,35)
Dư nợ
2.650,00
2.840,00
190,00
7,17
Nợ xấu
2,00
6,00
4,00

200,00
Nguồn: Phòng Khách hàng, Vietcombank Cần Thơ 6 tháng đầu năm giai đoạn 2012 – 2013
Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, kinh tế nước ta tiếp tục đối mặt
với nhiều khó khăn. Từ cuối năm 2012 đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh
thua lỗ bị phá sản, giải thể. Chính phủ nhiều lần kêu gọi các ngân hàng hạ cả
lãi suất huy động và cho vay nhằm tạo vốn, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ
15

khó khăn. Vietcombank đã dành 5.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất 11%/năm vào
tháng 4/2013. Và sau đó là giảm lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường còn
10,5%/năm, trung dài hạn là 11,6%/năm. Nhờ vào đó mà DSCV và DSTN của
Vietcombank Cần Thơ trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 chỉ giảm nhẹ so
với cùng kỳ (bảng 4.2). Trong đó, DSTN giảm nhiều hơn so với DSCV nên
làm dư nợ tăng hơn 7% trong khi dư nợ tín dụng của cả nước chỉ tăng 3,31%
(tính đến hết ngày 20/06/2013), tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được duy trì ở mức thấp
(0,2%). Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng khá tốt.
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XNK CỦA NGÂN HÀNG
4.2.1 Quy mô, vai trò của tín dụng tài trợ XNK
Đối với một ngân hàng thương mại, tín dụng luôn là một hoạt động
không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đối với Vietcombank
Cần Thơ cũng vậy, thu nhập từ lãi luôn là nguồn thu chính của ngân hàng
(bảng 3.1). Tuy nhiên, mỗi ngân hàng sẽ cung cấp các khoản vay với các mục
đích khác nhau tùy theo định hướng phát triển. Vietcombank với vai trò là
ngân hàng được Chính phủ giao nhiệm vụ hỗ trợ, xúc tiến hoạt động XNK của
các doanh nghiệp thông qua việc tài trợ vốn tín dụng cũng như phương thức
thanh toán. Điều này đã được thể hiện thông qua việc DSCV tài trợ XNK luôn
chiếm một lượng lớn trong DSCV của Vietcombank Cần Thơ (hình 4.1).
Đồng thời, tài trợ XNK cũng là một nguồn thu lớn của ngân hàng.

Nguồn: Bảng 1 – Phụ lục trang 36

Hình 4.1 DSCV tín dụng tài trợ XNK và tín dụng khác
tại Vietcombank Cần Thơ từ năm 2010 đến năm 2012
0,00
2.000,00
4.000,00
6.000,00
8.000,00
10.000,00
12.000,00
2010 2011 2012
7.099,50
7.498,08
6.923,51
1.849,50
2.301,92
3.776,49
Tỷ đồng
Cho vay khác
Tín dụng XNK

×