Lời mở đầu
Được thành lập vào ngày 26/3/1988 , hoạt động theo Luật các Tổ
chức Tín dụng Việt Nam, AGRIBANK hiện là Ngân hàng thương mại
hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế
nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế
Việt Nam. AGRIBANK đã có tới hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch
khắp toàn quốc tính đến tháng 3/2007. Không thể phủ nhận một điều rằng,
cho đến nay, AGRIBANK đã giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống các
ngân hàng thương mại nói riêng, và trong hệ thống kinh tế tài chính chung
của cả nước.
Than Uyên là một huyện nghèo thuộc tỉnh vùng cao biên giới, kinh tế
huyện đa phần là phát triển nông nghiệp, đời sống của người dân chưa thật
sự được nâng cao. Do đó, sự cần thiết phải có một ngân hàng giúp người
dân giải quyết nhu cầu trước mắt là có vốn để xây dựng kinh tế là điều tất
yếu. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh huyện
Than Uyên ra đời không nằm ngoài mục đích đó. Tính đến nay, chi nhánh
ngân hàng đã đóng góp một phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế
chung của toàn huyện.
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về hệ thống ngân hàng nông
nghiệp, cũng như quá trình phát triển và những đóng góp của chi nhánh
ngân hàng nông nghiệp huyện Than Uyên cho huyện, đặc biệt là mong
muốn được học tập và nâng cao về nghiệp vụ ngân hàng, em đã chọn
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Than Uyên là nơi thực tập.
Trong quá trình thực tập tổng hợp, em đã tìm hiểu được sơ lược về
lịch sử hình thành, quá trình phát triển, và sơ lược hoạt động của chi nhánh
trong thời gian qua. Báo cáo thực tập tổng hợp bao gồm 3 phần :
Phạm Thị Lan Anh Ngân hàng 47B
Phần I : Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của NHNo&PTNT
chi nhánh huyện Than Uyên.
Phần II : Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh
huyện Than Uyên trong thời gian 3 năm ( 2006 - 2008 ).
Phần III : Phương hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới.
Danh mục các cụm từ viết tắt
Diễn giải Ký hiệu
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHNo&PTNT
Ngân hàng Nhà nước NHNN
Việt Nam đồng VND
Ngân hàng thương mại NHTM
Tổ chức kinh tế TCKT
Tổ chức tín dụng TCTD
Phạm Thị Lan Anh Ngân hàng 47B
Phần I : Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của
NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Than Uyên .
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Nhằm mục đích hỗ trợ cho người dân vay vốn để phát triển kinh tế để
nâng cao đời sống, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Than Uyên mà tiền
thân là chi điếm Ngân hàng Than Uyên đã được thành lập ngày 15 tháng
10 năm 1961. Tính đến nay đã trải qua 47 năm xây dựng và hoạt động, chi
nhánh NHNo&PTNT huyện Than Uyên đã đóng góp quan trọng vào
thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Ngay từ ngày đầu mới thành lập, trên địa bàn một huyện miền núi
cao, địa hình rộng, trình độ dân trí lại thấp, kinh tế lạc hậu, song chi điếm
Ngân hàng Than Uyên đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
Trong chiến tranh, ngoài thực hiện các nhiệm vụ được giao, chi điếm còn
có cán bộ tham gia chiến đấu trên các chiến trường. Đến khi hoà bình lập
lại, chi điếm Ngân hàng Than Uyên nay là chi nhánh NHNo&PTNT huyện
Than Uyên thực hiện nhiệm vụ chung của ngành là “ tiền tệ - tín dụng “.
Mọi hoạt động thanh toán của chi nhánh đều hướng vào phục vụ sản xuất,
xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Từ năm 1996 tới nay, chi nhánh
NHNo&PTNT huyện Than Uyên đã từng bước đổi mới toàn diện, nhanh
chóng thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
hội nhập quốc tế. Bắt đầu từ năm 1992, chi nhánh đã thực hiện chỉ thị của
Chính phủ về phát triển nông thôn, thực hiện nhiều hình thức huy động
vốn như : tiết kiệm gửi góp của hội người cao tuổi, trường học, tiết kiệm
dự thưởng, tiết kiệm đảm bảo giá trị theo vàng…Những hình thức này đã
được người dân ủng hộ và tham gia, trong năm 1992, nguồn vốn huy động
trên địa bàn huyện đã là 562 triệu đồng, đến 2002 tăng lên 23.549 triệu
đồng, đến tháng 5/2008 tăng lên những 104.320 triệu đồng. Song song
Phạm Thị Lan Anh Ngân hàng 47B
cạnh đó, chi nhánh còn mở các dịch vụ tiện ích ngân hàng kèm theo như :
chuyển tiền điện tử, chi trả kiều hối…để phục vụ khách hàng, phục vụ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.
Dư nợ năm 1992 là 1.720 triệu đồng, năm 2002 là 35.549 triệu đồng,
tháng 5/2008 là 102.684 triệu đồng. Hiện nay, chi nhánh đang phấn đấu
đến 2010 đạt dư nợ 200.000 triệu đồng.
1.2. Bộ máy tổ chức của chi nhánh và chức năng, nhiệm vụ của
các phòng ban
Bộ máy tổ chức của chi nhánh bao gồm :
Phòng kế toán -
Ngân quỹ
Phòng kinh doanh
Tổ hành chính
nhân sự
Chi nhánh cấp 3 Thân Thuộc
Phòng giao dịch Mường Kim
Trong đó, hai đơn vị trực thuộc phòng kinh doanh là chi nhánh cấp III
Thân Thuộc và phòng giao dịch Mường Kim do khá xa trung tâm huyện và
trụ sở chính nên cũng thực hiện các giao dịch như tại trụ sở chính để tiện
lợi hơn cho người dân.
Tại trụ sở chính có các phòng ban :
Phạm Thị Lan Anh Ngân hàng 47B
Trụ sở chính
Ngân hàng huyện
- Phũng k toỏn - ngõn qu : Thc hin mi giao dch vi khỏch hng
nh nhn tin gi, chi tr tin,chi tr kiu hi, chuyn tin nhanh ton quc
qua mng mỏy vi tớnh, thanh toỏn quc t qua mng WU, hch toỏn
- T hnh chớnh nhõn s : Chu trỏch nhim v nhõn s ca ngõn
hng.
- Phũng kinh doanh : Có chức năng tham mu, giúp ban giám đốc xây
dựng các biện pháp thực hiện chính sách, chủ trơng của NHNN về tiền tệ, tín
dụng..., thực hiện cho vay ngn hn, trung hn v di hn i vi cỏc doanh
nghip v cỏ nhõn, h sn xut kinh doanh thuc mi thnh phn kinh t,
thc hin nhim v cm c, bo lónh, cho vay phc v i sng, cho vay
cỏc ngun vn ti tr u thỏc ca cỏc t chc quc t đối với các thành
phần kinh tế theo Luật Ngân hàng, mở tài khoản cho vay, theo dõi hợp đồng
tín dụng, tính lãi theo định kì, thẩm định và xem xét bảo lãnh những dự án
có mức kí quỹ dới 100%, điều hoà vốn ngoại tệ và VND, phỏt hnh trỏi
phiu, k phiu, tit kim gi gúp, tit kim d thng vi lói sut linh
hot v khỏ hp dn. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
Phm Th Lan Anh Ngõn hng 47B