Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

, những kết quả đạt đuợc, những tồn tại và cách khắc phục tại PHÒNG tài CHÍNH kế HOẠCH HUYỆN MAI sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.49 KB, 31 trang )


LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế nước ta nói chung cũng như
nền kinh tế huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La nói riêng đã có những chuyển biến khởi
sắc về các mặt. Đặc biệt với tinh thần “ phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân
tộc, truyền thống của huyện anh hùng vượt khó đi lên, đồng tâm hiệp lực, chủ
động tăng tốc phát triển toàn diện, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng tỉnh Sơn La giàu mạnh, công
bằng dân chủ văn minh”. Trong 5 năm qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Mai
Sơn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, quốc
phòng an ninh, công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, củng cố hệ thống chính trị.
Những thành tựu đạt được trong cả nhiệm kỳ Đại hội XVI là những minh chứng
khẳng định hướng đi đúng của Đảng bộ phù hợp với điều thực tiễn của huyện, tạo
tiền đề cho Đảng bộ bước vào nhiệm kỳ mới 2006 – 2010.
Hoà chung với khí thế của đất nước, huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La mặc
dù vẫn là huyện còn nhiều kho khăn, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cơ
sở hạ tầng chưa phát triển, trình độ nhận thức của các dân tộc giữa các vùng
không đồng đều, các vấn đề xã hội còn nhiều bất cập cần phải quan tâm giải
quyết. Song với truyền thống vượt khó đi lên , không cam chịu đói nghèo, Đảng
bộ và nhân dân các dân tộc Mai Sơn đã từng bước khắc phục những khó khăn
thách thức đạt được những thành tựu quan trọng đáng khích lệ trên các lĩnh vực.
Có được những thành tựu đó là do sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước
ta, cùng với nhiều chính sách đã được ban hành, đặc biệt là công tác điều hành
thu – chi ngân sách địa phương và công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực quy
hoạch, kế hoạch và đầu tư – phát triển mà hiện nay phòng Tài chính và Kế hoạch
huyện là cơ quan thực hiện công tác tham mưu và đề xuất cho Hội đồng nhân
dân( HĐND ) và Uỷ ban nhân dân( UBND) huyện. Với sự tham mưu của phòng
Tài chính và Kế hoạch quá trình thực hiện chính sách hàng năm và quá trình xây
dựng kế hoạch đã đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần vào quá trình


phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà, bên cạnh đó cũng có nhiều mặt hạn chế do
yếu tố khách quan và chủ quan chưa làm được trong những năm qua.
Trong những năm học ở trường, được thầy cô trau dồi kiến thức cả về
chuyên môn và nghiệp vụ của ngành kế hoạch phát triển, cùng với mong muốn
nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tế.
Trong đợt thực tập này em xin thực tập tại phòng Tài chính và Kế hoạch huyện
Mai Sơn tỉnh Sơn La, do thời gian thực tập cũng có phần hạn chế, trình độ hiểu
biết chưa sâu nên trong báo cáo thực tập tổng hợp này em chỉ đi sâu tìm hiểu về
vấn đề thành lập và tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, những
thuận lợi, khó khăn tồn tại. Trình tự các bước xây dựng kế hoạch hàng năm và kế
hoạch 5 năm của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mai Sơn, từ đó rút ra những
giải pháp có hiệu quả cho phương pháp xây dựng kế hoạch sau này.
Qua nghiên cứu báo cáo thực tập tổng hợp được chia làm hai phần:
Phần I: Qúa trình hình thành và phát triển - tổ chức bộ máy, chức năng,
nhiệm vụ của phòng.
Phần II: Quy trình xây dựng kế hoạch, những kết quả đạt đuợc, những tồn
tại và cách khắc phục; phương hướng, dự kiến đổi mới khi xây dựng kế hoạch
của cơ sở trong những năm tới.
Tuy nhiên vấn đề còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên trong báo cáo thực
tập tổng hợp này không tránh khỏi những thiếu sót và vướng mắc trong quá trình
nghiên cứu, vậy em rất mong các thầy cô bỏ qua cho em và cho em một vài nhận
xét, đóng góp ý kiến của thầy cô về bài viết của em.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - TH.S Vũ Thành Hưởng giáo viên
hướng dẫn thực tập, đồng chí Nông Xuân Tươi trưởng phòng Tài chính - Kế
hoạch huyện Mai Sơn đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.

PHẦN I:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC BỘ MÁY, CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG.
I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ

HOẠCH HUYỆN MAI SƠN.
Tiền thân của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mai Sơn là Sở Tài chính
và Sở Kế hoạch - Đầu tư. Trước đây phòng Tài chính và phòng Kế hoạch - Đầu
tư huyện Mai sơn là hai phòng tách biệt, môĩ phòng có một chức năng và nhiệm
vụ riêng. Phòng Tài chính được thành lập từ ngày 28 tháng 8 năm 1945.
Ngày 1 tháng 2 năm1996 thực hiện Quyết định số: 101/ QĐ – UB ngày 29
tháng 1 năm 1996 của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh về việc thành lập một số phòng
chuyên môn thuộc Uỷ Ban Nhân Dân huyện, thị trong Tỉnh. Huyện Mai sơn tỉnh
Sơn La đã thành lập phòng Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở tổ chức lại các tổ chức
hiện có về kế hoạch và đầu tư của huyện, thị.
Đến ngày 1 tháng 4 năm 2005 theo Quyết định số: 224/ QĐ – UB ngày 1
tháng 4 năm 2005 của Uỷ Ban Nhân Dân huyện Mai sơn phòng Tài chính và
phòng Kế hoạch - Đầu tư huyện Mai sơn sáp nhập làm một gọi là phòng Tài
chính - Kế hoạch cho đến nay. Phòng đã củng cố và đi vào hoạt động, đồng thời
thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của ngành theo sự phân công chỉ đạo
trực tiếp của Uỷ Ban Nhân Dân huyện Mai sơn. Cùng với sự chỉ đạo nghiệp vụ
cách Sở Tài chính và Sở Kế hoạch - Đầu tư, Ban tổ chức chính quỳên tỉnh. Đặc
biệt với sự cộng tác đắc lực của các ngành, các cấp và các cơ sơt từ đó cho đến
nay phòng Tài chính - Kế hoạch đã đi vào họat động ổn định với chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
II. HỆTHỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG TÀI
CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN MAI SƠN.
1. Tổ chức bộ máy.
Bộ máy biên chế của phòng gồm 13 đồng chí, đa số cán bộ đều kiêm
nghiệm nhiều công việc, nên bước đầu không tránh khỏi những khó khăn nhất
định trong việc thực thi nhiệm vụ và tổ chức thực hiện. Nhưng nhờ sự đoàn kết,
cố gắng của tập thể Cán bộ công chức cũng như mỗi cá nhân trong cơ quan nên
vẫn đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao.
Trong tổ chức bộ máy của phòng 100% là trình độ Đại học, dân tộc thiểu
số chiếm 33%.

1 đồng chí trưởng phòng phụ trách chung.
3 đồng chí phó phòng.
1 đồng chí kế toán chuyên phụ trách ngân sách huyện, các đơn vị hưởng
lệnh chi tiền quản lí các đơn vị sự nghiệp có thu.
2 đồng chí phụ trách thu chi ngân sách 21 xã, thị trấn.
1 đồng chí phụ trách công tác cấp phép kinh doanh và giải phóng mặt bằng
các dự án trên địa bàn huyện.
1 đồng chí làm công tác giá, thẩm định giá trị đền bù giải phóng mặt bằng
trên địa bàn, thẩm định quyết toán vốn đầu tư XDCB theo phân cấp…
1 đồng chí làm công tác thu hút vốn đầu tư, hành chính của phòng.
3 đồng chí làm công tác lập và tổng hợp báo cáo thu chi ngân sách huyện,
xã, báo cáo theo sự chỉ đạo của tỉnh và thường trực huyện uỷ - HĐND – UBND
Huyện.Theo dõi tài sản cố định trên địa bàn.
Cụ thể cơ cấu tổ chức bộ máy của phòng như sau:

BẢNG DANH SÁCH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ
HOẠCH HUYỆN MAI SƠN

Stt Họ và tên Năm
Sinh
Trình độ
chuyên
môn
Chuyên ngành
đào tạo
Chức danh
1 Nông Xuân Tươi 1962 ĐH Nông nghiệp Trưởng
phòng
2 Nguyễn Thị Như 1955 ĐH Nông nghiệp Phó phòng
3 Lê Thị Thái 1957 ĐH Kế toán Phó phòng

4 Phùng Thị Hồng Lan 1971 ĐH Kế toán Phó phòng
5 Tòng Văn Hợp 1959 ĐH Kế toán Cán sự
6 Nguyễn Kim Oanh 1974 ĐH TC - Kế toán Chuyên viên
7 Trần Thị Nga 1972 ĐH Kế toán Chuyên viên
8 Nguyễn Thị Tĩnh 1974 ĐH Nông nghiệp Chuyên viên
9 Lò Ái Nhân 1958 ĐH Ngân sách Chuyên viên
10 Đỗ Đại Cường 1973 ĐH Kế toán Chuyên viên
11 Ngần Thuý Đạt 1978 ĐH Quan hệ quốc tế Chuyên viên
12 Trần Sơn Hà 1979 ĐH Kinh tế Chuyên viên
13 Nguyễn Hồng Vân 1968 ĐH Kế toán Cán sự
2.Chức năng nhiệm vụ của phòng
2.1.Chức năng.
Căn cứ theo thông tư liên tịch số 02/2004/ TTLT/BKHĐT- BNV ngày
1/6/2004 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ nội vụ về việc hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ và quyền hành, cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp UBND quản
lí nhà nước về kế hoạch và đầu tư địa phương. Căn cứ quyết định số 75/QĐ -
UB ngày 06/7/2004 của UBND Tỉnh Sơn La về việc quy định nhiệm vụ quyền
hạn của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc UBND huyện , thị xã
và xã.
Thực hiện theo quyết định số 588/2005/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân
huyện Mai Sơn về việc ban hành quy chế làm việc của phòng Tài chính - Kế
hoạch huyện Mai Sơn. Phòng Tài chính - Kế hoạch có chức năng là cơ quan
chuyên môn giúp huyện uỷ, UBND, HĐND huyện thực hiện chức năng quản lí
nhà nước về lĩnh vực tài chính, ngân sách của UBND xã, thị trấn và kế hoạch, đầu
tư, đăng ký kinh doanh trên địa bàn huyện.
2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của lĩnh vực tài chính và lĩnh vực kế hoạch.
a. Lĩnh vực Tài chính.
Trình UBND huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện chính
sách, chế độ và pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn huyện.
Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND xã, thị trấn

xây dựng dự toán ngân sách hàng năm, xây dựng dự toán ngân sách huyện theo
chỉ đạo của UBND Tỉnh và hướng dẫn của sở tài chính trình UBND huyện để
trình HĐND huyện quyết định.
Lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân
cấp quản lí, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp
xã, thi trấn, lập phương án phân bổ ngân sách huyện trình UBND huyện để trình
HĐND huyện phê chuẩn. Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết
định.
Lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để UBND huyện
quyết định lập quyết toán thu chi ngân sách nhà nước trình UBND huyện để trình
HĐND huyện phê chuẩn.
Hướng dẫn kiểm tra việc quản lí, thực hiện quyết toán ngân sách cấp xã.
Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lí tài chính, ngân sách, giá, thực hieenj chế độ kế
toán của chính quyền cấp xã, tài chính, hợp tác xã, dịch vụ nông nghiệp, thương
mại dịch vụ, tổ hợp tác và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước
thuộc cấp huyện.
Phối hợp với các cơ quan thu thuế trong việc quản lí công tác thu ngân
sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lí; thẩm định và
chịu trách nhiệm về việc thẩm định quyết toán thu chi ngân sách xã, thị trấn; lập
quyết toán thu – chi ngân sách huyện. Tổng hợp và lập báo cáo quyết toán thu
ngân sách trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện (bao
gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyệnvà quyêt toán thu, chi ngân sách cấp
xã, thị trấn). trình UBND huyện xem xét gửi sở Tài chính; báo cáo bổ sung quyết
toán ngân sách gửi sở Tài chính sau khi được HĐND huyện chuẩn.
Tổ chức thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành, trình UBND
huyện phê duyệt theo thẩm quyền. Thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án
đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp thuộc ngân sách huyện quản lý.
Quản lý tài sản Nhà nước tại các cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc
huyện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Quản lý nguồn kinh phí được uỷ quyền của cấp trên, quản lý các dịch vụ
tài chính theo quy định của pháp luật. Quản lý giá theo quy định của UBND tỉnh,
báo cáo tình hình giá cả thị trường trên địa bàn, kiểm tra thực hiện niêm yết giá
cuả các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động kinh doanh trên địa bàn.
Thực hiện chế độ thông tin bấo cáo về tài chính, ngân sách và giá theo
quy định.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan, kiểm tra, thanh tra,
việc thi hành pháp luật tài chính; giúp UBND huyện giải quyết các chanh chấp,
khiếu nại tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật.
Phối kết hợp với các ngành chức năng thực hiện công tác giải phóng mặt
bằng trên địa bàn theo quy định, ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ khác do
UBND hưyện phân công.
b. Lĩnh vực Kế hoạch.
Trình UBND huyện các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện
cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch - Đầu
tư.
Trình UBND huyện các quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát
triển kinh tế - xã hội của huyện; hướng dẫn, kiểm tra vịêc tổ chức thực hiện các
quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
Là đầu mối tổng hợp và trình chủ tịch UBND huyện về các chương trình,
danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn, thẩm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế
hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu thuộc thẩm quyền quyết định của chủ tịch
UBND huyện.
Cung cấp thông tin xúc tiến đầu tư, phối hợp với các phong trào chuyên
môn, nghiệp vụ có liên quan tổ chức vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước
đầu tư vào địa bàn huyện; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm
công tác kế hoạch đầu tư cấp xã.
Chủ trì phối kết hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan giám sát
và đánh đầu tư; kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư
trên địa bàn, giải quyết khiếu nại, tố cáo và sử lý vi phạm theo thẩm quyền.

Phối hợp với các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ khác của huyện
hướng dẫn phát triển kinh tế hợp tác xã, kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình, thực
hiện cấp đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn
theo quy định của pháp luật.
Tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với
UBND huyện và Sở Kế hoạch.
2.3. Nhiệm vụ của các bộ phận.
a. Bộ phận ngân sách huyện, ngân sách xã, thị trấn.
Giúp ban lãnh đạo của phòng hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch ngân
sách, tổng hợp kế hoạch ngân sách huyện, xã, thị trấn. Kiểm tra việc xây dựng và
chấp hành ngân sách ở đơn vị và các xã, thị trấn. Bám sát các mục tiêu kinh tế
xã hội của địa phương.
Quản lý cấp phát và thông báo dự toán, thông báo vốn đầu tư XDCB
các khoản chi ngân sách theo luật ngân sách Nhà nước cho các đơn vị dự toán và
ngân sách xã, thị trấn.
Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kiểm toán, công tác tin học, lập
tổng quyết toán ngân sách địa phương theo luật ngân sách Nhà nước.
Xây dựng các báo cáo về công tác tài chính trình các kỳ họp HĐND,
UBND, các báo cáo gửi Sở Tài chính theo quy định.
Tham gia cụ thể cơ chế chính sách của trung ương, tỉnh vận dụng thực
hiện trên địa bàn huyện.
Theo dõi, quản lý các khoản ngân sách vay và thu nợ các khoản ứng
cho vay từ ngân sách, quản lý tài sản từ nguồn ngân sách, các dự án, vốn viện
trợ…
Thường xuyên hướng về cơ sở và đơn vị mỗi quý một lần để nắm tình
hình, nếu có biểu hiện vi phạm chế độ quản lý tài chính, phải kịp thời báo cáo
UBND huyện và sở tài chính.
b. Bộ phận tổng hợp kế hoạch.
Nắm vững nội dung các bước công việc của công tác xây dựng dự toán
thu – chi ngân sách địa phương( hàng năm được ổn định trong 3 năm ngân sách).

Mở so sánh theo dõi số liệu lịch sử các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, biên chế
quỹ tiền lương toàn huyện, nắm chỉ tiêu của từng xã, thị trấn, sự nghiệp giáo dục,
y tế, văn hoá, xã hội…nhằm phục vụ cho công tác quản lý.
Hướng dẫn xây dựng, tổng hợp kết quả thảo luận dự toán ngân sách địa
phương của các đơn vị dự toán, các xã, thị trấn.
Tổng hợp dự toán thu chi ngân sách huyện hàng năm phục vụ tốt cho
công tác thảo luận với Sở Tài chính.
Dự toán thu - chi ngân sách địa phương được tổ chức thực hiện 3
bước: Lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và thanh kiểm tra.
Thu ngân sách phải thể hiện toàn diện mọi nguồn thu vào ngân sách
Nhà nước. Thu ngân sách phải khai thác quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, nuôi
dưỡng nguồn thu.
Xây dựng dự toán thu phải đúng luật thuế và các chế độ chính sách hiện
hành. Có tính đến yếu tố phát triển kinh tế và đảm bảo phù hợp với tốc độ tăng
trưởng kinh tế.
Chi ngân sách phải bám sát vào định hướng phát triển kinh tế xã hội
của địa phương trên cơ sở chính sác, định mức chi hiện hành. Đồng thời phải
tính đến các yếu tố có khả năng phát sinh trong năm, các điều kiện đặc thù của
từng xã vùng cao biên giới, vùng nhiều khó khăn.
c. Bộ phận quản lý giá, thẩm định XDCB, trợ giá, trợ cước, tài sản sung công.
* Bộ phận quản lý giá, trợ giá trợ cước.
Tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ và các mức giá cụ thể thuộc
thẩm quyền định giá của Nhà nước.
Thu thập thông tin giá cả thị trường, phân tích báo cáo thường xuyên,
kịp thời với Sở Tài chính theo quy định.
* Bộ phận quản lý tài sản công.
Hướng dẫn các đơn vị hành chính sự nghiệp, các xã, thị trấn thực hiện
các chế độ quản lý tài sản Nhà nước.
Tổng hợp, phân tích báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản và
kiểm tra thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản trong các cơ

quan hành chính sự nghiệp và các xã, thị trấn.
Tham gia với các ngành thu hồi các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước,
điều chuyển tài sản của các đơn vị hành chính sự nghiệp khi có quyết định của cơ
quan có thẩm quyền.
* Bộ phận thẩm định XDCB.
Tham mưu giúp ban lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư xây
dựng, hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính
sách, chế độ quản lý tài chính lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư các dự án, công trình hoàn
thành trình UBND huyện phê duyệt. Kiểm tra, nhận xét, xác nhận số liệu quyết
toán của Kho Bạc Nhà nước đối với nguồn vốn đầu tư ngân sách tỉnh và ngân
sách hưyưn phân cấp để báo cáo UBND huyện và Sở Tài chính, UBND tỉnh.
2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức.
a. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban lãnh đạo.
*Trưởng phòng.
Là người lãnh đạo, điều hành toàn bộ công việc của phòng, chụi trách
nhiệm cá nhân trước huyện uỷ, HĐND, UBND và ngành chủ quản trên tất cả các
lĩnh vực hoạt động của phòng.
Triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về
chuyên ngành trên địa bàn theo luật định và những quy định chức năng nhiệm vụ
của phòng.
Tham mưu trình lãnh đạo huyện quản lý, điều hành, sử lý thu, chi
ngân sách và kế hoạch. Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn cán bộ phòng học tập chuyên
môn, chính sách chế độ vào chiều thứ 6 hàng tuần.
Trực tiếp thoe dõi công tác đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
theo phân cấp.
Báo cáo nhiệm vụ công tác của ngành tại các buổi giao ban của Sở và
của huyện.
Phụ trách công tác kiểm tra và tự kiểm tra trên địa bàn. Chủ trì cuộc
họp giao ban định kỳ giữa các chuyên ngành trong hệ thống tài chính.

Trưởng phòng thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ với chi uỷ, ban
chấp hành công đoàn, đoàn thanh niên nhằm phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể để
nâng cao chức năng tham mưu của mỗi thành viên cơ quan tạo sự thống nhất cao
trong tổ chức và thực hiện.
*Các phó trưởng phòng.
Là người giúp việc cho trưởng phòng, thay mặt trưởng phòng giải
quyết công việc khi trưởng phòng đi vắng. Giúp trưởng phòng chỉ đạo trực tiếp
một số lĩnh vực, một số công việc chuyên trách ( theo sự phân công của trưởng
phòng). Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về những nhiệm vụ được phân
công, cụ thể như sau:
Một phó phòng phụ trách ngân sách huyện, phó chủ tài khoản ngân
sách thứ nhất.
Một phó phòng phụ trách ngân sách xã, thị trấn phóchủ tài khoản ngân
sách thứ hai, phụ trách công tác hành chính của phòng.
Một phó phòng phụ trách bộ phận giảm nghèo. Phụ trách tổ công đoàn,
nữ công.
b. Nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức.
Chấp hành sự phân công của trưởng phó phòng trong việc thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn và sự phân công, điều động của tổ chức.
Phát huy tính dân chủ sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn; tích cực tham mưu, đề xuất và tự chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về
tính chính xác trung thực của các số liệu thu – chi ngân sách, kế hoạch dự án
trước khi trình duyệt đối với phần việc được giao.
Thực hiện chế độ báo cáo hàng tuần, tháng, 6 tháng, 1 năm với trưởng
phòng. Chấp hành tốt chế độ quản lý hồ sơ, tài liệu ngăn nắp, gọn gàng.
Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của lãnh đạo cơ quan. Có ý
thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh nội
quy của cơ quan; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy
định của pháp luật.
Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chuyên môn, nghiệp vụ; chủ

động, sáng tạo, phối hợp trong công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Có nếp sống lành mạnh, trung thực cần kiệm liêm chính, chí công vô tư;
không được quan liêu, hách dịch, của quyền tham nhũng.
Được tham gia học tập, nghiên cứu các chủ trương, chính sách pháp luật
của Nhà nước phục vụ cho công tác chuyên môn và những vấn đề có liên quan
đến nhiệm vụ được giao, do cơ quan hoắc do các cơ quan khác tổ chức theo sự
phân công lãnh đạo của phòng.
Được mời dự các cuộc họp (nếu cần thiết) của Ban lãnh đạo phòng với
các ngành, các xã, thị trấn về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vức được theo
dõi. Chuyên viên khi được tham gia phải chuẩn bị những ý kiến, các tài liệu liên
quan cho lãnh đạo.
Được thông tin về kế hoạch công tác hàng tháng, quý, năm; kinh phí
quyết toán hàng năm do ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác
của cơ quan, các quy định về tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật nâng bậc lương,
nâng ngạch và đề bạt cho cán bộ công chức.
Cán bộ công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên. Trường hợp
phát hiện ra quyết định của cấp trên là sai trái với quy định của pháp luật phải
báo cáo trực tiếp với người ra quyết định và không chịu trách nhiệm về những
hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Thực hiện nghiêm túc các quy trình quản lý thu – chi ngân sách, mở đầy
đủ hồ sơ, sổ sách để theo dõi tình hình thu – chi ngân sách, theo dõi các tài
khoản tiền gửi, các khoản kinh phí cấp phát được giao nhiệm vụ quản lý theo
tháng, quý, năm.
Cán bộ phòng chịu trách nhiệm quản lý, lưu giữ hồ sơ, chứng từ cấp phát
kinh phí thuộc phạm vi được phân công. Phải thực hiện đúng quy trình lưu trữ
hồ sơ, chứng từ do Bộ Tài chính quy định.
Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo phòng về số liệu, hồ sơ cấp phát, tình
hình quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí đối với đơn vị được phân công,
chấp hành đúng quy định về trình tự cung cấp và luân chuyển chứng từ sang
Kho bạc Nhà nước.

Thường xuyên kiểm tra cơ sở ít nhất 1 lần/quý để nắm tình hình. Nếu phát
hiện vi pham chế độ quản lý Tài chính kịp thời uốn nắn các sai phạm giúp cơ sở.
Trường hợp nghiêm trọng phòng trình cấp trên giải quyết.
Tổng hợp các phân tích trên ta có sơ đồ phân công lao động của
phòng như sau:



PHẦN II:
Trưởng phòng:
Nông Xuân Tươi
Phó phòng:
Lê Thị Thái
Phụ trách ngân
sách huyện
Phó phòng:
Nguyễn thị Như
Chuyên trách dự
án giảm nghèo
Bộ phận ngân
sách huyện:
- Nguyễn Kim
Oanh
- Lò Ái Nhân
Bộ phận ngân
sách xã, thị
trấn:
- Tòng Văn Hợp
- Đỗ Đại Cường
Bộ phận tổng hợp

kế hoạch, lập báo
cáo tháng, quý,
năm:
-Trần Thị Nga
- Nguyễn Thị Tĩnh
- Nguyễn Hồng Vân
Bộ phận quản lý
giá,thẩm
XDCB…
- Trần định Sơn

- Ngần Thuý Đạt
Phó phòng:
Phùng Thị Lan
Phụ trách ngân
sách xã
QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC;
NHỮNG TỒN TẠI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC KHI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
CỦA CƠ SỞ TRONG NHỮNG NĂM TỚI.
I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KẾ
HOẠCH.
1. Những thuận lợi.
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo của huyện Uỷ, HĐND và UBND huyện cùng
sự chỉ đạo hướng dẫn của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch – Đầu tư Tỉnh Sơn La. Sự
phối kết hợp chặt chẽ của các cấp Đảng Uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức
và các hội đoàn thể, sự ủng hộ của ngưới lao động và nhân dân toàn huyện.
Đặc biệt là những thành tựu quan trọng và bài học kinh nghiệm của
những năm đổi mới tiếp tục được khẳng định và phát huy, cùng với sự quan tâm
đầu tư của Trung ương, của Tỉnh về mọi mặt nhằm xây dựng Mai Sơn trở thành
huyện kinh tế trọng điểm của Tỉnh. Nhờ vậy trong những năm qua kinh tế duy trì

tốc độ tăng trưởng khá cao và toàn diện, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo
hướng tích cực, các vùng đều có bước phát triển. Tổng sản phẩm trong huyện
(GDP) trong 5 năm ( 2001 – 2005 ) tốc độ tăng trưởng bình quân ước đạt
17,32% / năm, vượt 2,32% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện
lần thứ XVI đề ra. Huy động nội lực thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực đầu tư, tạo điều kiện quan trọng cho sự phát triển giai đoạn tiếp theo. Với
những kết quả thành tựu đạt được của những năm trước đã tạo thêm sức mạnh và
niềm tin cho toàn Đảng và toàn dân thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra.
Bên cạnh đó hệ thống chính trị của Đảng bộ không ngừng được củng cố
vững chắc, năng động, sáng tạo, phát huy sức mạnh đoàn kết có ý chí quyết tâm
vượt qua mọi thách thức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời đội ngũ cán
bộ từ huyện đến cơ sở ngày càng được nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, kinh nghiệm qua nhiều năm công tác am hiểu sâu chính sách của Đảng
và Nhà nước.
2. Những khó khăn.
Mai sơn vẫn còn là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu
vẫn là sản xuất nông nghiệp, hạ tầng cơ sở còn nhiều yếu kém, chưa đồng bộ,
trình độ nhận thức giữa các dân tộc, giữa các vùng không đồng đều, các vấn đề xã
hội còn nhiều bất cập cần phải quan tâm giải quyết. Sức cạnh tranh của sản phẩm
hàng hoá còn thấp, cơ cấu sản xuất trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa chuyển
dịch kịp thời theo sự biến động của thị trường, đời sống nhân dân còn nhiều khó
khăn đặc biệt là các đồng bào dân tộc vùng cao.
Tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý có hướng gia tăng. Đặc biệt thời tiết
khí hậu diễn biến phức tạp, dịch cúm gia cầm, sự biến động phức tạp của giá cả
thị trường, sự tăng giá của các mặt hàng…gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ đầu tư,
xây dựng, sản xuất và đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và năng lực điều hành quản lý của cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế, bất
cập, sự chuyển biến nhận thức chưa thực sự đều ở một số địa phương, cơ sở kể cả
một số ngành ở huyện.
Chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy chương trình phát triển. Công

tác quản lý quy hoạch, quản lý địa bàn của một số cơ sở còn yếu, công tác cải
cách thủ tục hành chính chất lượng, hiệu quả chưa cao, tiến độ triển khai tại các
xã, thị trấn còn chậm, điều kiện cho việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành
chính còn thiếu thốn, giải quyết đơn thư còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu
của nhân dân.
Mặc dù vậy, với trách nhiệm của mình cán bộ viên chức của ngành từ
huyện đến xã đã có nhiều nỗ lực tranh thủ sự chỉ đạo của cấp lãnh đạo, khai thác
thuận lợi, khắc phục khó khăn thực hiện nhiệm vụ.
II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOACH CỦA PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH
HUYỆN MAI SƠN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.
1. Quy trình xây dựng kế hoạch 5 năm.
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mai Sơn tiến hành xây dựng qui trình
kế hoạch của đơn vị theo từng bước như sau:
*Bước một: Thu thập và sửt lý thông tin của kế hoạch 5 năm trước, sau đó
đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của 5 năm trước về các mặt như: Kết quả
đạt được, những mặt tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
Để thực hiện phòng cùng phối hợp với các ban ngành đoàn thể trên địa
bàn huyện và kết hợp với UBND các xã tiến hành khảo sát, thu thập số liệu thông
qua các cuộc điều tra, thống kê theo yều cầu khi xây dựng kế hoạch cho từng lĩnh
vực, trên cơ sở các báo cáo thực hiện của các ban ngành và cơ sở. Từ đó xây
dựng thành một bản hệ thông số liệu đầy đủ phục vụ cho quá trình lập kế hoạch .
Trên cơ sở các số liệu và thông tin đã thu thập được tiến hành sử lý và
đánh giá từng thông tin và số liệu phù hợp với những thông tin cần thu thập, từ đó
hoàn chỉnh một bản số liệu và thông tin phục vụ cho xây dựng kế hoạch 5 năm
tiếp theo.
*Bước hai: Dự báo các phương án phát triển trong 5 năm tới và lập kế
hoạch cụ thể.
Từ những số liệu và thông tin thu thập được. Đặc biệt là qua xử lý phân
tích đánh giá thông tin như ở bước một, mỗi lĩnh vực tiến hành xây dựng kế
hoạch cho giai đoạn sau cụ thể:

- Rút ra những thuận lợi và khó khăn của địa phương, cũng như lợi thế và
tiềm năng của huyện nhà.
- Đưa ra những mục tiêu tổng quát từ đó triển khai thành những chỉ tiêu
cụ thể cho kế hoạch tới, chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu mang tính định hướng và
mang tính định lượng tuỳ thuộc từng lĩnh vực công việc.
- Đề ra các giải pháp, biện pháp để thực hiện, mỗi giải pháp phải phù hợp
với tình hình thực tế của địa phương, từng lĩnh vực cụ thể và những quy định của
nhà nước, dự kiến kinh phí để thực hiện.
- Trên cơ sở bản dự thảo kế hoạch đã xây dựng được trình ban lãnh đạo
phòng, lãnh đạo phòng tiến hành tổ chức cuộc họp cơ quan lấy ý kiến thảo luận
trong cán bộ công chức để thống nhất thực hiện.
- Hoàn thiện bản kế hoạch theo từng lĩnh vực gửi các ngành, lãnh đạo
huyện tham gia ý kiến trở thành văn bản chính thức.
*Bước ba: Giao kế hoạch.
Dựa trên văn bản kế hoạch cho toàn huyện được xây dựng cho mỗi bộ
phận trên cơ sở của bản kế hoạch đã được hoàn chỉnh ở bước hai, cụ thể hoá từng
chỉ tiêu tổng quát, và một số giải pháp theo từng vùng chi tiết cho từng đơn vị.
*Bước bốn: Tổ chức thực hiện và quy định thời gian báo cáo:
Sau khi thực hiện ba bước trên, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mai
sơn tiến hành họp và cùng chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể, các ban
ngành có liên quan cùng thực hiện hoàn thành kế hoạch đề ra.
Phân công trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan
thực hiện, đôn đốc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện công tác theo mức độ
hoàn thành của từng cán bộ trong dịp phân loại công chức cuối năm.
Quy định chế độ báo cáo đối với cơ sở, tuỳ quy mô của từng báo cáo, chế
độ báo cáo là 6 tháng, năm và quá trình 5 năm.
Mặt khác ngoài bốn bước như đã nêu, khi xây dựng kế hoạch về lĩnh vực
sắp xếp của mỗi cán bộ phải xây dựng kế hoạch công tác trong tháng, quý, năm
cần làm những gì để báo cáo lãnh đạo có chế độ phân bố hợp lý trong công việc
nhằm thực hiện kế hoạch một cách song suốt. Ngoài ra còn căn cứ vào tình hình

thực tế của địa phương và biến động chung về tình hình kinh tế chung của cả
nước để điều chỉnh kế hoạch và lãnh đạo phòng điều phối công việc cho phù hợp
với thực tế.
2.Quy trình xây dựng kế hoạch hàng năm.
Kế hoạch hàng năm là bước cụ thể hoá của kế hoạch 5 năm và được tiến
hành theo các bước như sau:
- Bước một: xác định các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp gửi các ban, ngành,
các xã, thị trấn.
Xây dựng kế hoạch năm trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
của năm trước(năm báo cáo): 6 tháng, 9 tháng, dự ước thực hiện cả năm.
Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm tiếp theo(năm kế hoạch ).
Căn cứ vào kế hoạch của tỉnh, tình hình thực hiện kế hoạch của mình(năm báo
cáo) để xây dựng kế hoạch năm.
- Bước hai: Tổ chức hội nghị kế hoạch toàn ngành để hướng dẫn kế hoạch
và cung cấp các thông tin cần thiết để các đơn vị khác, các xã, thị trấn tiếp tục
hoàn thiện xây dựng kế hoạch năm.
- Bước ba: Các đơn vị, xã, thị trấn báo cáo kế hoạch năm trình Uỷ Ban
Nhân Dân huyện, tổng hợp kế hoạch toàn huyện gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư.
- Bước bốn: Giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.
- Bước năm: Triển khai tổ chức thực hiện, theo dõi, thực hiện chế độ báo
cáo kế hoạch hàng tháng, quý, năm. Đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch
tháng, quý tiếp theo.
3. Phương pháp xây dựng kế hoạch từ thông bản có sự tham gia của người
dân(VDP).
Lập kế hoạch từ cơ sở có người dân tham gia tức là người dân thảo luận,
đánh giá những khó khăn trở ngại các nguồn lực cần thiết có thể huy động. Từ đó
đề ra mục tiêu phát triển lâu dài, xác định những hoạt động hàng năm nhằm đạt
được những mục tiêu và phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Các bước xây dựng kế hoạch theo phương pháp này như sau:
- Bước một: Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội thôn, bản.

Gồm các nội dung:
+ Thu thập thông tin
+ Phân tích và xử lý thông tin
- Bước hai: Xây dựng kế hoạch ở cơ sở từ thôn bản.
Gồm các nội dung:
+ Xác định các mục tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội và an ninh quốc
phòng.
+ Lựa chọn thứ tự ưu tiên
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động cho kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5
năm ( có sự tham gia của người dân) tại thôn, bản.
- Bước ba: Tổng hợp kế hoạch ở các cấp.
+ Tổng hợp kế hoạch từ các thôn bản đến kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội của xã.
+ Tổng hợp kế hoạch các xã đến xây dựng kế hoạch của huyện.
- Bước bốn: Thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch .
+ Trình tự thẩm định và phê duyệt được thực hiện theo phân cấp của
các đơn vị hành chính Nhà nước theo nguyên tắc : Thẩm định kế hoạch từ “ dưới”
lên “trên”.
+ Phê duyệt và giao kế hoạch thực hiện từ “trên” xuống “dưới”.
- Bước năm: Tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát các hoạt động thực hiện
chế độ báo cáo.
- Bước sáu: Đánh giá kế hoạch năm, xây dựng kế hoạch năm tiếp theo.
4. Những kết quả đạt được.
Qúa trình tự xây dựng kế hoạch như trên, phòng Tài chính - Kế hoạch
huyện Mai sơn nhận thấy rằng quá trình xây dựng kế hoạch như trên nó theo một
trình tự lôgic đảm bảo được thông tin hai chiều trong quá trình xây dựng kế
hoạch, phát huy được tính chủ động trong công việc cho mỗi cán bộ trong cơ
quan. Đặc biệt vai trò lãnh đạo được đề cao tạo thành một hệ thống quy trình
đồng bộ. Do vậy những năm qua nhờ trình tự xây dựng kế hoạch như đã nêu đã
đạt được một số kết quả đáng kể như:

*Về chương trình phát triển: Quan tâm đầu tư thực hiện quy hoạch và
đầu tư bằng các chương trình, dự án huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng, khai thác triệt để thế mạnh, lợi thế của địa phương đến
nay bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân
được nâng lên. Mạng lưới dịch vụ thương mại nông thôn đã được hình thành góp
phần đẩy nhanh quá trình đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở
nông thôn, ổn định định canh, định cư, đời sống đaị bộ phận nông dân được cải
thiện rõ rệt.
Các thành phần kính tế hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn,
được phát huy, trong đó kinh tế Nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo, kinh tế dân
doanh, hợp tác xã đóng vai trò quan trọng là hạt nhân thúc đẩy kinh tế nông thôn
phát triển theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá góp phần củng cố và tăng
cường quan hệ sản xuất Xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp nông thôn.
*Công tác thu chi ngân sách: Phòng đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung
thu ngân sách bằng các biện pháp, tăng cường quản lý chi ngân sách, thực hiện
chi tiết kiệm, cơ cấu lại các khoản chi, đáp ứng nhu cầu chi, tăng chi cho đầu tư
phát triển nhất là chi các chương trình kinh tế trọng điểm, vùng đặc biệt khó
khăn, chi thực hiện các chính sách xã hội… Năm 2005 thu ngân sách từ các sắc
thuế trên địa bàn ước đạt 12 tỷ đồng(đạt 100% kế hoạch giao) chi ngân sách địa
phương đạt 97,063 tỷ đồng đạt 98% kế hoạch. Thu ngân sách tăng bình quân
22,7%/năm, năm 2005 ước đạt 12,5 tỷ đồng, tăng 2,78 lần so với Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI. Tổng chi ngân sách Nhà nước 23,8%/năm, quản
lý và khác tốt các nguồn thu từ đất, nguồn thu ngân sách từ kinh doanh công
thương nghiệp - dịch vụ.
*Về chương trình thu hút đầu tư: Đồng thời với việc huy động các
nguồn lực cho đầu tư phát triển, khai thác nội lực và thu hút đầu tư từng bước
được điều chỉnh và phát huy hiệu quả. Đến hết năm 2004 đã có 10 chương trình
đầu tư trên dịa bàn huyện, có 7 chương trình đã triển khai thực hiện trong lĩnh
vực nông – lâm nghiệp với tổng giá trị ước đạt 76,5 tỷ đồng. Trong 5 năm 2001 –
2005 đã huy động được 2987 tỷ đồng cho đầu tư phát triển đã đầu tư xây dựng

được 635 công trình, giá trị năng lực mới tăng thêm đạt trên 180 tỷ đồng.
*Công tác quy hoạch và giải phóng mặt bằng: Đã lập xong dự án quy
hoạch chung điều chỉnh thị trấn Mai sơn lên thành đô thị loại IV. Triển khai xây
dựng quy hoạch khu đô thị mới ngã ba Cò Nòi theo phương thức đổi đất lấy cơ sở
hạ tầng. Đặc biệt là đã làm tốt công tác quy hoạch cho các công trình phúc lợi
như nhà Văn hoá, trường học…Giải phóng mặt bằng được 72,04 ha( trong đó khu
đô thị mới ngã ba Cò Nòi 39,5 ha; nhà máy xi măng Mai Sơn 23 ha; trung tâm sát
hạch lái xe tại bản Bom Cưa và Phát Hạ xã Chiềng Mung 6,45 ha; khu vực đất
quân sự Nà sản 3,59 ha). Đồng thời tiến hành đền bù xong mặt bằng nhà máy xi
măng Mai Sơn với tổng giá trị 3,5 tỷ đồng. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư triển khai dự án đúng tiến độ.
*Các chương trình mục tiêu:
- Các dự án giảm nghèo: Đẩy nhanh tiến độ thi công các công triình
xây dựng cơ bản, mô hình nông nghiệp và hợp phần ngân sách phát triển xã.
Trong năm 2005n đã tiến hành mở và xét 17 gói thầu với 24 công trình( nghiệm
thu bàn giao đưa vào sử dụng 21 công trình) với tổng giá trị hợp đồng 6,1 tỷ
đồng. bàn giao gần 700 bộ bàn ghế học sinh, giáo viên tiểu học, mẫu giáo cho các
xã vùng dự án được đâud tư lớp học, dự toán các doanh mục công trình năm 2006
đã được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh duyệt; bàn giao 81 túi thuốc y tế 24 con bò giống,
152 con dê, 60 con lợn, 1400 con gà và bốn tủ sách khuyến nông với trên 9000
đầu sách các loại về trồng trọt, chăn nuôi cho các xã vùng dự án.
- Chương trình 24 bản đặc biệt khó khăn: Xây dựng nương định canh và
khai hoang ruộng ở các xã vùng III với tổng vốn đầu tư 138 triệu đồng, đầu tư
xây dựng công trình cấp nước thuộc ba xã: Phiêng Cằm, Nà ớt, Phiêng Pằn( hiện
nay đã nghiệm thu, bàn giao sử dụng). Hỗ trợ xoá nhà tạm cho 50 hộ với tổng vốn
124 triệu đồng. Chỉ đạo Uỷ Ban Nhân Dân xã Phiêng Pằn tuyên truyền vận động
13 hộ dân bản Đen di chuỷên đến điểm quy hoạch.
- Công tác định canh định cư, chương trình 134- 135: Tiến hành dà soát
địa bàn, ổn định định canh định cư, hoàn tất thử tục thanh quyết toán các công
trình, nước sinh hoạt cho các bản đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn với tổng

vốn đầu tư 500 triệu đồng đạt 100% giao. Triển khai thực hiện kế hoạch hỗ trợ
đợt 2 với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ đồng.
I. NHỮNG TỒN TẠI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
1. Những tồn tại.
Qua các trình tự của quá trình xây dựng một văn bản kế hoạch như đã đề
ra của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mai Sơn, nhận thấy rằng với qui trình
xây dựng kế hoạch theo các bước như vậy đã trình bày tương đối khoa học và
chặt chẽ. Bên cạnh đó còn một số tồn tại cần khắc phục như:

×