HƯỚNG DẪN NỘI DUNG ÔN TẬP
TUYỂN DỤNG NGẠCH GIÁO VIÊN MẦM NON
I. Phần thi phỏng vấn đối với đối tượng xét đặc cách:
1 Nội dung hiểu biết chung về cấp học mầm non:
1.1. Điều lệ trường mầm non năm 2008 (Ban hành kèm theo Quyết định số
14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Thông
tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 và Thông tư 05/2011/TT-BGDĐT ngày
10/02/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non
1.2. Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (Ban hành kèm theo Quyết
định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1.3. Quy chế nuôi dạy trẻ mầm non.
2. Nội dung về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
Các vấn đề về chuyên môn theo chuyên ngành đào tạo; Xử lý tình huống sư phạm
trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ ở trường mầm non.
2. Phần thi thực hành đối với đối tượng xét tuyển:
Chương trình Giáo dục mầm non ban hành năm 2009, ở độ tuổi mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
( lĩnh vực phát triển nhận thức )
- Nội dung giáo dục phát triển nhận thức:
* Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán:
+ Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm
+ Hình dạng
* Khám phá khoa học: Động vật và Thực vật
* Khám phá xã hội: Một số nghề trong xã hội
- Xử lý một số tình huống sư phạm trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc
nuôi dưỡng giáo dục trẻ ở trường mầm non.
* Tài liệu thí sinh được phép mang vào phòng thi thực hành:
- Sách Chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số
17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non, mẫu giáo lớn 5-6 tuổi -
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Tháng 10/2009
( Tác giả: TS Trần Thị Ngọc Trâm, TS. Lê Thu Hương, TS. Lê Thị Ánh Tuyết )
HƯỚNG DẪN XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC
NGẠCH GIÁO VIÊN MẦM NON
Thi phỏng vấn đối với đối tượng xét đặc cách
1. Giám khảo không chấm điểm nội dung trả lời ra giấy của thí sinh mà căn cứ vào
việc trình bày của thí sinh, trên cơ sở đó để đánh giá và cho điểm
2. Nội dung hiểu biết chung về cấp học mầm non: Thí sinh trả lời đúng sự nhận thức
về cấp học mầm non được qui định trong các văn bản, qui chế, thông tư qui định của
cấp học
3. Nội dung về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Thí sinh vận dụng sự hiểu biết về cấp học mầm non và các kiến thức chuyên
môn nghiệp vụ đã được học tập tại trường sư phạm, những kinh nghiệm thực tế trong
chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại trường mầm non để trả lời
- Đối với tình huống sư phạm:
+ Biết phân tích, tìm nguyên nhân
+ Đưa ra cách giải quyết phù hợp, đảm bảo tính sư phạm, linh hoạt và đạt hiệu quả
+ Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc và logic
HƯỚNG DẪN XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC
NGẠCH GIÁO VIÊN MẦM NON
Phương án 1: Áp dụng cho các Hội đồng tuyển dụng có Camera
Phần thực hành 1: Soạn giáo án 01 hoạt động học
Thời gian soạn giáo án: 60 phút
Gợi ý thiết kế bài soạn (theo nội dung Chương trình giáo dục mầm non ban hành năm 2009 ) :
I. Cấu trúc bài soạn:
Tên đề tài, chủ đề :
Đối tượng dạy (lứa tuổi, số lượng trẻ):
Thời gian dạy (theo lứa tuổi):
1.Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức
- Kỹ năng
- Thái độ
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm tổ chức, đội hình dạy trẻ
- Xây dựng môi trường học tập (nếu cần sử dụng )
- Tên, số lượng thiết bị, đồ dùng, đồ chơi (vật liệu) cho giáo viên và trẻ.
3. Cách tiến hành
Thời gian
Nội dung và tiến trình
hoạt động học
Phương pháp, hình thức tổ chức các
hoạt động tương ứng
Hoạt động
của giáo viên
Hoạt động
của trẻ
Ghi thời gian
thực hiện cho
từng hoạt động
Nêu rõ tên hoạt động, các
bước tiến hành.
Các hoạt động
tương ứng của
giáo viên
Các hoạt động tương
ứng của trẻ
II. Các yêu cầu: .
- Giáo án cần soạn đủ, rõ các phần, cụ thể:
+ Mục đích, yêu cầu: Xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ rõ về mức độ yêu cầu,
phù hợp với khả năng của trẻ, với loại hoạt động, phù hợp với đề tài và chủ đề
+ Chuẩn bị: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, các phương tiện, học liệu phục vụ tổ chức
hoạt động học cho giáo viên và trẻ
+ Nội dung: Lựa chọn nội dung dạy phù hợp với đề tài, chủ đề và mục đích yêu
cầu. Nội dung kiến thức truyền đạt chính xác, khoa học. Nội dung hoạt động học có
trọng tâm đúng, đủ, phù hợp với đối tượng dạy. Lựa chọn nội dung tích hợp hợp lý, bổ
trợ cho nội dung trọng tâm.
+ Phương pháp: Sử dụng đúng phương pháp đặc trưng của hoạt động học, linh
hoạt, có nghệ thuật trong việc kết hợp các phương pháp dạy trẻ. Phương pháp hợp lý với
từng nội dung kiến thức làm nổi bật trọng tâm của hoạt động học. Hệ thống câu hỏi phát
huy tính tích cực ở trẻ. Sử dụng trò chơi, bài thơ, câu đố phù hợp. Sử dụng ứng dụng
CNTT, ĐDĐC của giáo viên và trẻ đúng thời điểm và đạt hiệu quả
+ Hình thức tổ chức hoạt động: Tổ chức hoạt động sinh động, sáng tạo, lấy trẻ
làm trung tâm. Đan xen, chuyển đổi hợp lý giữa các hình thức, nội dung hoạt động của
trẻ. Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ tiếp thu kiến thức
- Thời gian phân bổ hợp lý giữa các phần và các hoạt động.
- Trình bày giáo án rõ ràng, mạch lạc, ngắn gọn.
Phần thực hành 2: Giảng dạy 01 hoạt động học trên lớp
Thời gian giảng dạy: Không quá 30 phút.
1. Thí sinh trình bày giáo án đã soạn trong phần thi thực hành 1
2. Thí sinh trình bày cách tổ chức hoạt động học (theo giáo án) rõ ràng, dễ hiểu, phong
cách sư phạm phù hợp theo đặc thù của hoạt động học; Phần trình bày như khi tổ chức
hoạt động học có trẻ mầm non.
3. Trong khi trình bày, có những phần liên quan đến hoạt động của trẻ, thí sinh có thể
mô tả cách sử dụng, thời điểm sử dụng đồ dùng đồ chơi hiệu quả, hợp lý; Diễn tả lại
diễn biến và xử lý tình huống sư phạm có thể xảy ra.
4. Giám khảo không hỏi thêm sau khi thí sinh trình bày bài dạy.
5. Giám khảo không chấm điểm bài soạn của phần thi thực hành 2 mà chấm điểm căn
cứ vào việc trình bày của thí sinh:
+ Về nội dung: Nội dung hoạt động học có trọng tâm đúng, đủ, phù hợp với đối
tượng dạy, với mục đích, yêu cầu và chủ đề; Lựa chọn nội dung tích hợp hợp lý với nội
dung trọng tâm
+ Về phương pháp: Đảm bảo phương pháp đặc trưng của hoạt động học, sử dụng
câu hỏi gợi mở, trò chơi sáng tạo, phát huy tính tích cực ở trẻ, thể hiện khả năng bao
quát trẻ và khả năng sử dụng đồ dùng, đồ chơi hiệu quả
+ Về hình thức tổ chức: Khả năng tổ chức hoạt động linh hoạt, sinh động, sáng
tạo, cuốn hút trẻ. Chuyển tiếp giữa các hoạt động hợp lý, động tĩnh xen kẽ, phối hợp
hoạt động cá nhân, nhóm trẻ và cả lớp. Thời gian phân bổ hợp lý giữa các phần
+ Phong cách sư phạm, ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với tổ chức hoạt động học .
HƯỚNG DẪN XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC
NGẠCH GIÁO VIÊN MẦM NON
Phương án 2: Soạn giáo án 01 hoạt động học và xử lý một số tình huống sư phạm
Thời gian: 90 phút
Gợi ý thiết kế bài soạn (theo nội dung Chương trình giáo dục mầm non ban hành năm 2009 )
và xử lý một số tình huống sư phạm:
I. Cấu trúc bài soạn:
Tên đề tài, chủ đề :
Đối tượng dạy (lứa tuổi, số lượng trẻ):
Thời gian dạy (theo lứa tuổi):
1. Mục đích, yêu cầu:
- Kiến thức
- Kỹ năng
- Thái độ
2. Chuẩn bị:
- Địa điểm tổ chức, đội hình dạy trẻ
- Xây dựng môi trường học tập (nếu cần sử dụng )
- Tên, số lượng thiết bị, đồ dùng, đồ chơi (vật liệu ) cho giáo viên và trẻ.
3. Cách tiến hành
Thời gian
Nội dung và tiến trình
hoạt động học
Phương pháp, hình thức tổ chức
các hoạt động tương ứng
Hoạt động
của giáo viên
Hoạt động
của trẻ
Ghi thời gian
thực hiện cho
từng hoạt động
Nêu rõ tên hoạt động, các
bước tiến hành.
Các hoạt động
tương ứng của
giáo viên
Các hoạt động
tương ứng của trẻ
II. Các yêu cầu: .
1 Yêu cầu về soạn giáo án:
- Giáo án cần soạn đủ, rõ các phần, cụ thể:
+ Mục đích, yêu cầu: Xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ rõ về mức độ yêu cầu,
phù hợp với khả năng của trẻ, với loại hoạt động, phù hợp với đề tài và chủ đề.
+ Chuẩn bị: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, các phương tiện, học liệu phục vụ tổ chức
hoạt động học cho giáo viên và trẻ
+ Nội dung: Lựa chọn nội dung dạy phù hợp với đề tài, chủ đề và mục đích yêu
cầu. Nội dung kiến thức truyền đạt chính xác, khoa học. Nội dung hoạt động học có
trọng tâm đúng, đủ, phù hợp với đối tượng dạy. Lựa chọn nội dung tích hợp hợp lý, bổ
trợ cho nội dung trọng tâm
+ Phương pháp: Sử dụng đúng phương pháp đặc trưng của hoạt động học, linh
hoạt, có nghệ thuật trong việc kết hợp các phương pháp dạy trẻ. Phương pháp hợp lý với
từng nội dung kiến thức làm nổi bật trọng tâm của hoạt động học. Hệ thống câu hỏi phát
huy tính tích cực ở trẻ. Sử dụng trò chơi, bài thơ, câu đố phù hợp. Sử dụng ứng dụng
CNTT, ĐDĐC của giáo viên và trẻ đúng thời điểm và đạt hiệu quả
+ Hình thức tổ chức hoạt động: Tổ chức hoạt động sinh động, sáng tạo, lấy trẻ
làm trung tâm. Đan xen, chuyển đổi hợp lý giữa các hình thức, nội dung hoạt động của trẻ.
- Thời gian phân bổ hợp lý giữa các phần và các hoạt động
- Trình bày giáo án rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc
2. Yêu cầu về xử lý tình huống sư phạm:
+ Biết phân tích, tìm nguyên nhân
+ Đưa ra cách giải quyết phù hợp, đảm bảo tính sư phạm, linh hoạt và đạt hiệu
quả
+ Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc và logic