Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cái đẹp là phạm trù trung tâm của Mĩ học dùng để chỉ thực tại
thẩm mĩ khách quan, thực tại này chúng ta biết được nhờ hệ thống
cảm nhận có tính xã hội sâu sắc dưới ánh sáng của lý tưởng thẩm mĩ
chân chính hệ thống cảm nhận thẩm mĩ phản ánh lại thực tại đẹp. Đặc
trưng ngôn ngữ của sự phản ánh đó là hình tượng. Thành tựu cao nhất
của sự phản ánh đó là nghệ thuật. Cái đẹp bắt nguồn từ cái chân thật
và cái tốt; Nó toả chiếu bằng những xung động thẩm mĩ có sức cuốn
hút, giúp cho con người định hướng sống theo luật hoàn thiện, hoàn
mĩ. Tác động của cái đẹp là tác động có tính thanh cao, hài hoà biện
chứng, ở bên trong tâm hồn con người, bên trong xã hội loài người.
Việc vạch ra toàn bộ bản chất của cái đẹp có một ý nghĩa vô
cùng quan trọng trong việc tiếp tục nghiên cứu các quy luật khác của
đời sống thẩm mĩ. Cái đẹp không chỉ là thước đo hoạt động của con
người mà còn là cái chuẩn để chỉ phẩm chất của con người. Mác đã
viết “súc vật chỉ nhào nặn chất chất theo thước đo và nhu cầu giống
loài nó, còn con người thì có thể áp dụng thước đo thích dụng cho
mọi đối tượng, do đó con người cũng nhào nặn vật chất theo quy luật
của cái đẹp. Nhờ quá trình lao động cải tạo tự nhiên và cải tạo bản
thân, con người dần dần phát triển và nhận thức ra quy luật phổ biến
cái đẹp.
Xét về mặt lịch sử từ xưa đến nay, quan niệm về cái đẹp được
các nhà mĩ học bàn luận rất nhiều nhưng chưa đi đến một quan điểm
thống nhất do xuất phát từ cơ sở triết học khác nhau về cái đẹp. quá
trình tìm tòi về cái đẹp thường xoay quanh hai câu hỏi cơ bản cái đẹp
là gì và cái gì đẹp. Mĩ học là khoa học triết học nghiên cứu những quy
luật phổ biến của sự vận động các quan hệ thẩm mĩ của con người đối
với hiện thực thông qua các hình thái lịch sử cụ thể của đời sống thẩm
mĩ xã hội và tiến trình văn hoá nhân loại. Cái đẹp được phát triển và
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hình thành qua những thời kì khác nhau với những quan niệm những
hình thái khác nhau trong một cái chung về con người.
Cái đẹp trong thời kì nguyên thuỷ là cái đẹp vô ngôn. Thời kì
này chưa có ngôn ngữ nhưng họ đã làm ra được nghệ thuật, họ chỉ
mới khám phá ra những cái đẹp của con thú mà chưa khám phá ra vẻ
đẹp của con người và do đó chủ đề mà họ phản ánh không phải là tình
yêu nam nữ mà mới chỉ là sinh hoạt săn bắn, hai lượm. Tính tượng
trưng, ước lệ chưa được đi sâu. Trong thời kì này, họ chỉ sáng tạo
nghệ thuật, sáng tạo cái đẹp theo triết lý phần thực và triết lý này gắn
chặt với văn minh nông nghiêp. Trong đời sống tinh thần của người
nguyên thuỷ chi phối đến đời sống tâm linh của họ là một vị thần bảo
hộ. Trong thời giàn về sau do nhu cầu đời sống và sự phát triển tư
duy, sinh lực nên họ đã chế tạo ra cái có ích cho cuộc sống.
Trong thời cổ đại Hy nạp thì họ lấy con người làm thước đo của
cái đẹp. Văn minh đồ sắt ra đời và sinh lực thừa bắt đầu trở nên dồi
dào bước đầu bước vào văn minh con người. Protagorats: “Con người
là thước đo của muôn loài” và đã được thể hiện rõ trong thần thoại
Hylạp ( những vị thần đều mang dáng dấp, tính cách, vẻ đẹp của con
người). Các loại hình nghệ thuật đã ra đời đầy đủ trong giai đoạn này,
duy chỉ có điện ảnh là chưa ra đời. Bà chúa nghệ thuật của thời kì này
đó chính là điêu khắc. Để giải thích cái đẹp trong thời kì này, các nhà
mĩ học, triết học đã dùng quan điểm vũ trụ luận, nghĩa là tìm bản chất
phẩm chất cơ bản của cái đẹp, dựa vào đặc tính tự nhiên của sự vật để
vạch ra những thuộc tính, những phẩm chất của cái đẹp. Các nhà nhà
mĩ học duy vật đầu tiên như Đêmôcrit và Aristốt cho rằng cái đẹp có
những thuộc tính cân đối, sự hài hoà trật tự số lượng, chất lượng
nhưng cũng có những quan điểm duy tâm phủ định tính khách quan
mang tính vật chất của cái đẹp.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thời Trung cổ phong kiến (thế kỉ thứ 4 đến đầu thế kỉ thứ 14)
thì cái đẹp là cái tối thượng thuộc về chúa trời, tôn giáo giữ vai trò
chủ đạo trong đời sống tinh thần con người. Thời kỳ trung cổ phong
kiến phương Tây cho rằng “cuộc đời chỉ là ngọn nến leo lét trước
ngọn gió mạnh, là con thuyền mỏng manh trước cơn sóng giữ, họ
khuyên con người cam phận kiếp sống tôi đòi sớm cầu kinh để một
mai rũ sạch bụi trần để về cực lạc của chúa.
Trong thời kì phục hưng là thời kì chuyển từ văn minh nông
nghiệp sang văn minh công nghiệp và con người trở thành lớn mạnh
không còn yếu ớt trước thiên nhiên. Trong thời kì này, Mĩ học lần đầu
tiên xuất hiện chủ nghĩa nhân văn, nhìn nhận con người dưới góc độ
văn hoá. Bằng khoa học thực nghiệm họ đã chứng minh, đòi xem xét
lại những giá trị, trong đó có giá trị của cái đẹp. Những quan điểm đã
được biểu hiện qua các nhận thức về cuộc sống, về cái đẹp. Mọi vật
do tự nhiên sinh ra chứ không do chúa trời tạo nên. Con người cũng là
sản phẩm của tự nhiên chứ không phải chúa sinh ra từ đất sét. Con
người có quyền tận hưởng mọi thú vui của cuộc sống và thế giới này
ẩn chứa vô vàn cái đẹp, cái đẹp không chỉ thuộc về thiên đường.
Trong thế kỷ thứ 17 được coi là thế kỷ của thời kỳ cổ điển, cái
đẹp có giá trị làm gương cho đời sau. Trong bối cảnh lịch sử là sự hoà
hoãn của hai giai cấp (phong kiến và tư sản) nên cái đẹp thời kỳ này
cũng mang tính tay đôi. Và có hai nền văn hoá của giai cấp phong
kiến mang tính thống trị và văn hoá dân chủ của giai cấp tư sản nhưng
còn một nền văn hoá của người dân lao động Pháp cũng tồn tại trong
xã hội đó. Do đó cái đẹp thời kì này mang tính trớ trêu, oan ức và
ngang trái và nghệ thuật thời kỳ này bị giằng xé giữa nghĩa vụ và dục
vọng của hai giai cấp thống trị.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trong thời kỳ khai sáng, cái đẹp mang đầy đủ màu sắc của lý
tưởng con người, muốn vượt lên trên cái đời thường, muốn cất lên
tầm cao mới đem lại sinh khí mới, sinh lực mới “chỉ những cái đẹp
nào dựa trên dự liên hệ với những tạo vật của thiên nhiên thì mới
sống lâu”.
Điđơrô còn viết: “Nếu chúng ta xét mối quan hệ trong nếp sống
thì chúng ta thấy vẻ đẹp của đức hạnh, nhưng khi chúng ta xem xét
những quan hệ trong tác phẩm văn học và nghệ thuật chúng ta sẽ thấy
cái đẹp thẩm mỹ…”. Như vậy các nhà Mĩ họ khai sáng đòi hỏi: muốn
đánh giá cái đẹp thì phải xem xét nó trong từng mối quan hệ cụ thể.
Trong quan điểm về cái đẹp của các nhà mĩ học cổ điển Đức đã
không thừa nhận cái đẹp khách quan và mọi vẻ đẹp chỉ là sự đánh giá
chủ quan. I.Kant (1724 - 1804) là người đề xuất tư tưởng mĩ học của
cái tôi, ông cho rằng: “vẻ đẹp không có ở đôi má hồng của cô thiếu
nữ, mà trong mắt của kẻ si tình”.
Hêghen (1770-1831) coi xã hội tư bản là “một thứ văn xuôi
đáng chán”. Quan điểm về cái đẹp của Hêghen vừa có tính nhất quán
lại vừa có tính mâu thuẫn. Hêghen thừa nhận cái đẹp trong tự nhiên,
nhưng tác giả lại cho rằng: Cái đẹp trong tự nhiên là mờ nhạt, thấp
kém và cái đẹp trong nghệ thuật cao hơn cái đẹp trong tự nhiên.
Quan điểm về cái đẹp của các nhà Mĩ học dân chủ cách mạng
Nga đã đặt cơ sở cho quan niệm về cái đẹp của chủ nghĩa hiện thực.
Phản đối cái đẹp bất động bất biến và bất tử mà mĩ học duy tâm vẫn
thường đề lên hàng đầu, cái đẹp phụ thuộc vào những điều kiện sinh
sống của nhân dân trong xã hội có giai cấp, cái đẹp có tính giai cấp rõ
rệt. Các nhà Mĩ học dân chủ cách mạng Nga đã giải quyết đúng đắn
vấn đề về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong nghệ thuật.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Quan điểm cái đẹp của một số dòng triết học phương Đông cổ
đại. Trước hết về quan niệm của Nho giáo “mĩ” gắn với “thiện” là yêu
cầu cao nhất của cái đẹp. Có tư tưởng cái đẹp trung hoà trong nghệ
thuật.
Nho giáo không đề cao cái đẹp tự nhiên mà đề cao cái đẹp
“khắc vàng vẻ nét, chạm trổ loá mắt” chỉ có cái đẹp tuyệt sảo này mới
thống quản được nhân tâm [ Quách Mạt Nhược].
Quan niệm của Đạo giáo: Tuyệt đối hoá tư tưởng tương đối phủ
nhận sự tồn tại của cái đẹp bình thường. Chủ trương “cái đại mỹ”,
“toàn mỹ” tức là cái “vô ngôn chỉ mỹ:, “vô thanh chi mỹ”, “vô sắc
chi mỹ”. Theo họ cái đẹp chân chính là “Đạo”.
Cái đẹp của đạo chân chính là: không đầy, không vơi, không
thành, không mất, không có giới hạn giữa bộ phận và chỉnh thể.
Đạo giáo chủ trương cái đẹp tự nhiên: “Như hoa phù dung mới
nhú” (Quách Mạt Nhược).
Quan niệm của đạo Phật: Đỉnh cao của cái đẹp là hướng con
người tới “niết bàn” siêu thực, cái “không”, cái “Trung đạo” không có
giới hạn chủ, khách thể. Phật giáo tìm cái đẹp siêu thoát.
Bản chất cái đẹp theo quan điểm Mác-Lênin:
Ý nghĩa cách mạng của Mỹ học Mác-Lênin là đã vạch ra bản
chất của cái đẹp trong tính biện chứng và lịch sử xã hội.
Các nhà mỹ học Mác xít, khi kế tục sự nghiệp của các vị tiền
bối vẫn còn có chỗ khác nhau, từ đó có thể chia họ thành hai phái:
Phái duy xã hội.
Phái duy tự nhiên.
Phái duy xã hội: Các nhà mỹ học này cho rằng mọi phẩm chất
thuộc vô vàn phẩm chất của thế giới quanh ta, trong đó có phẩm chất
của cái đẹp đều bị quy định bời hoạt động lao động cải tạo của con
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
người. Cái đẹp là một hiện tượng xã hội, nó chỉ hình thành và biến
đổi theo mối quan hệ xã hội.
Phái duy tự nhiên: các nhà mỹ học phái này chống lại quan
niệm trên và cho rằng, bản chất các hiện tượng tự nhiên đã chứa đựng
những phẩm chất gây được cảm xúc thẩm mỹ ở con người. Cái đẹp
trong tự nhiên bộc lộ ở tính cân xứng, hài hoà, tính nhịp điệu, tính
cấu trúc trong không gian và cả quá trình diễn ra trong thời gian.
Như vậy, ngọn nguồn của bản thân vươn tới cái đẹp, sáng tạo
theo quy luật cái đẹp, đầu tiên nằm trong bản chất sinh học, rồi phát
triển rộng ra xã hội, trong tiến trình phát triển lịch sử con người. Sự
nhận thức trên sẽ khắc phục được tính phiến diện trong xác định bản
chất của cái đẹp. Bởi như Mác đã nói: “Con người là tự nhiên có tính
chất người”. Do đó, khi nghiên cứu cái đẹp, chúng ta phải xem xét
trên cả ba phương diện:
- Cái đẹp trong tự nhiên,
- Cái đẹp trong xã hội,
- Cái đẹp trong nghệ thuật (với tư cách là một thành tựu cao
nhất của hoạt động sáng tạo, cái đẹp của con người).
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
BẢN CHẤT CÁI ĐẸP
Chính là: cân đối hài hoà, trong sáng, thuần khiết, số lượng chất
lượng, thiện ,tiến bộ, phát triển, hoàn thiện, hoàn mỹ,.
Các phương diện tồn tại của cái đẹp:
Cái đẹp trong tự nhiên:
- Thể hiện ở 3 quy luật:
+ Cân đối hài hoà
+ Đấu tranh đảo thải
+ Luôn luôn phát triển.
- Trước hết, chúng ta thấy, toàn bộ tự nhiên đã tồn tại và phát
triển theo quy luật: “Thống nhất của các mặt đối lập”.
Như thế, mọi vật tồn tại, đều tồn tại dưới hình thái thống nhất:
Trái đất và mặt trời, thiếu mặt trời sẽ không có sự sống náo nức trên
trái đất, sẽ không có tình yêu và khát vọng của con người; thiếu mặt
trăng làm gì có cảnh ngày rằm tháng tám để trẻ nhỏ mở hội trung thu,
và chắc chắn sẽ không có câu thơ tuyệt đẹp của chủ tịch Hồ Chí
Minh:
“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Dưới hình thái thống nhất, muôn vật phải cấu tạo sao cho cả
hình thức và nội dung của nó đảm bảo được tính thống nhất này.
Muốn cho con ong đem phấn đi thụ, cây nhãn, cây bưởi, cây na, cây
hồng, cây mướp, cây bí phải ra hoa với nhiều màu sắc và hương vị
hấp dẫn, đồng thời còn khéo léo rắc phấn trên để con ong khi cúi
xuống lấy mật, nhất thiết phải đầm mình đầy những phấn hoa.
Như vậy, mọi vật trong tự nhiên liên kết lẫn nhau, quy định lẫn
nhau về không gian, thời gian, trước sau, trên dưới, giai đoạn nọ với
giai đoạn kia, quá trình này với quá trình khác… để đảm bảo tính
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thống nhất này, muôn vật đã cấu trúc hợp lý đến diệu kỳ khiến người
ta cứ tưởng đã có một phép mầu nào đó của “thượng đế” tạo nên.
“song, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến ấy lại gắn với nguyên
lý về sự vận động và phát triển không ngừng. Mà nguyên lý vận động
và phát triển không ngừng mới là khuynh hướng chung của thế giới”.
Thời cổ đại, Hêraclit đã nói: “Người ta không thể tắm hai lần trên một
dòng sống”. Như vậy, nhờ sự biến đổi liên tục từ thấp đến cao, cái
mới đã thắng cái cũ, cái tiến bộ đã thắng cái lạc hậu, cái đẹp thay thế
cái xấu.
Trong khi phải biến đổi để phát triển, muôn vật lại phải tuân thủ
luật đấu tranh và đào thải. Nhờ luật đấu tranh và đào thải tự nhiên,
ngoịa giới đã giữ lại cho ta các vật phẩm đã được lựa chọn, do đó các
vật đó tốt hơn và cũng đẹp hơn.
Xét cái đẹp trong tự nhiên theo thể thức về cấu trúc, hình dáng,
màu sắc, phẩm chất… là rất cần thiết nhưng cũng rất dễ trở thành
giản đơn. Nguyễn Du thường nói: “Người buồn cảnh có vui đâu bao
giờ”. Đối với mỹ học, vấn đề cảnh và tình là một vấn đề vô cùng quan
trọng, cho nên, khi xét cái đẹp trong tự nhiên là xét cái dẹp đó trong
mối tương quan với con người.
Như vậy, cái đẹp trong tự nhiên là cái có năng lực biểu hiện sức
sống tồn tại và phát triển, là cái có khả năng gợi cho con người thấy
bản chất chân chính của mình. Nó cũng là cái mà con người có thể
tìm thấy sức mạnh sáng tạo và làm chủ của mình. Nó là cái có thể báo
hiệu về con người, gợi nên ở con người những rung động thẩm mỹ,
những cảm xúc mê say, tích cực, khiến con người khát vọng và yêu
đời, muốn cống hiến cho đời.
Tuy cái đẹp trong tự nhiên tồn tại khách quan, nhưng chỉ là
môtị tiềm năng, một dự phóng. Nó có tác dụng gợi mở sự liên tưởng,
8