Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

bọ trĩ bộ cánh tơ (thysanoptera) hại hoa cúc và biện pháp phòng trừnăm 2014 tại an lão, hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.01 MB, 89 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



LÊ THỊ THANH HUYỀN





BỌ TRĨ BỘ CÁNH TƠ (THYSANOPTERA) HẠI HOA CÚC VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NĂM 2014 TẠI AN LÃO, HẢI PHÒNG




CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ: 60.62.01.12


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH



HÀ NỘI, NĂM 2015
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả. Các số liệu
và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn



Lê Thị Thanh Huyền





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân
tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô,
bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS.
Nguyễn Thị Kim Oanh – Bộ môn Côn trùng – Khoa Nông học – Trường Đại

học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin được gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa
Nông học, Ban đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Chi cục BVTV Hải Phòng,
phòng Kỹ thuật, trạm BVTV Kiến Thụy đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ
cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân,
bạn bè và những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và thực hiện bản luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn



Lê Thị Thanh Huyền





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục viết tắt vi
Danh mục bảng vii

Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài. 4
1.2. Những nghiên cứu ngoài nước 5
1.2.1. Thành phần loài côn trùng hại trên hoa cúc 5
1.2.2.Nghiên cứu về bọ trĩ 5
1.2.3. Các biện pháp phòng chống bọ trĩ 12
1.3. Những nghiên cứu trong nước 18
1.3.1. Thành phần sâu, nhện hại hoa cúc 18
1.3.2. Những nghiên cứu về thành phần, phổ ký chủ của bọ trĩ hại cây 18
1.3.3. Nghiên cứu về đặc tính sinh học, sinh thái của bọ trĩ 20
1.3.4. Nghiên cứu về thiên địch của bọ trĩ 21
1.3.5. Nghiên cứu biện pháp phòng chống bọ trĩ hại cây trồng 23
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 26
2.2.2. Vật liệu nghiên cứu 26
2.3. Dụng cụ nghiên cứu. 26
2.4. Nội dung nghiên cứu 26
2.5. Phương pháp nghiên cứu 27
2.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập, xác định thành phần bọ trĩ
hại hoa cúc 27
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.5.2. Phương pháp điều tra tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố
sinh thái đến diễn biến số lượng bọ trĩ trên cây hoa cúc 29
2.5.3. Điều tra sự phân bố của bọ trĩ tổng số trên cây hoa cúc 30
2.5.4. Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ bọ trĩ 31
2.6. Công thức tính toán số liệu 34

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Kết quả điều tra thành phần bọ trĩ hại hoa cúc năm 2014 – 2015 tại
An Lão, Hải Phòng. 36
3.1. 1. Thành phần bọ trĩ hại hoa cúc năm 2014 tại An Lão – Hải Phòng 36
3.1.2. Đặc điểm hình thái trưởng thành của loài bọ trĩ gây hại chính
trên hoa cúc 37
3.1.3. Triệu chứng gây hại của bọ trĩ F. intonsa trên hoa cúc 39
3.1.4. Tỷ lệ (%) các loài bọ trĩ hại hoa cúc vụ Thu – Đông 2014
2014 tại An Lão – Hải Phòng 41
3.1.5. Xác định thành phần ký chủ của bọ trĩ F. intonsa tại An Lão,
Hải Phòng 42
3.2. Nghiên cứu sự phân bố của bọ trĩ trên cây hoa cúc vụ Thu - Đông
2014 tại An Lão, Hải Phòng 43
3.3. Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến diễn biến mật độ bọ trĩ hại
hoa cúc vụ Thu Đông 2014 – 2015 tai An Lão, Hải Phòng 45
3.3.1. Ảnh hưởng của giống hoa cúc đến diễn biến mật độ bọ trĩ
tổng số gây hại hoa cúc năm 2014 - 2015 tại An Lão , Hải
Phòng. 45
3.2.2. Ảnh hưởng của loại đất trồng đến diễn biến mật độ bọ trĩ
tổng số gây hại trên hoa cúc vụ Thu- Đông 2014 tại An Lão,
Hải Phòng 51
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.3.3. Ảnh hưởng của chân đất đến diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số
gây hại trên hoa cúc vụ Thu- Đông 2014 tại An Lão, Hải
Phòng 53
3.3.4. Ảnh hưởng của thời vụ đến diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số
gây hại trên hoa cúc vụ Thu- Đông 2014 tại An Lão, Hải
Phòng 56

3.3.5. Ảnh hưởng của công thức luân canh đến diễn biến mật độ bọ
trĩ tổng số gây hại trên hoa cúc vụ Thu- Đông 2014 tại An
Lão, Hải Phòng 58
3.3.6. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại trên hoa cúc vụ Thu-
Đông 2014 tại 3 xã thuộc huyện An Lão, Hải Phòng. 61
3.4. Một số biện pháp phòng trừ bọ trĩ hại hoa cúc 63
3.4.1. Biện pháp dùng bẫy màu sắc để thu bắt trưởng thành bọ trĩ hại
hoa cúc 63
3.4.2. Biện pháp che phủ 66
3.4.3. Biện pháp hóa học để phòng trừ bọ trĩ hại hoa cúc vụ Thu
Đông 2014 tại An Lão, Hải Phòng. 68
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 71
1. Kết luận 71
2. Đề nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 76

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo vệ thực vật
CV: Hệ số biến động
ĐT: Điều tra
KDTV: Kiểm dịch thực vật
LSD: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
MĐ: Mật độ
NSP: Ngày sau phun
OD: Độ thường gặp

TL: Tỷ lệ (%)
TLH: Tỷ lệ hại (%)
TSWV: Tomato Spotted Wilt Virus
XK: Xuất khẩu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
3.1. Thành phần bọ trĩ (Thysanoptera) hại hoa cúc năm 2014 – 2015 tại
An Lão – Hải Phòng 36
3.2. Tỷ lệ (%) các loài bọ trĩ gây hại trên hoa cúc Vụ Thu Đông 2014 tại
An Lão – Hải Phòng 40
3.3. Thành phần ký chủ của bọ trĩ F.intonsa 43

3.4. Sự phân bố của bọ trĩ trên cây hoa cúc vụ Thu - Đông 2014 tại An
Lão, Hải Phòng 44

3.5. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại trên các giống hoa cúc 46

3.6. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số hại hoa cúc vụ Đông – Xuân 2014 –
2015 tại An Lão, Hải Phòng 49

3.7. Ảnh hưởng của chất đất đến diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại
trên hoa cúc vụ Thu- Đông 2014 tại An Lão, Hải Phòng 52

3.8.Ảnh hưởng của chân đất trồng đến diễn biễn mật độ bọ trĩ trên hoa
cúc vụ Thu – Đông 2014 tại An Lão, Hải Phòng 54

3.9. Ảnh hưởng của thời vụ đến diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại

trên hoa cúc vụ Thu- Đông 2014 tại An Lão, Hải Phòng 56

3.10. Ảnh hưởng của công thức luân canh đến diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số
gây hại trên hoa cúc vụ Thu- Đông 2014 tại An Lão, Hải Phòng 58

3.11. Diễn biến mật độ bọ trĩ hại hoa cúc tại 3 xã thuộc huyện An Lão,
Hải Phòng 61

3.12. Diễn biến số lượng trưởng thành bọ trĩ vào bẫy 64

3.13. Mật độ bọ trĩ trên ruộng dùng bẫy và không dùng bẫy vụ Thu –
Đông 2014 tại An Lão, Hải Phòng 65

3.14. Diễn biến số lượng bọ trĩ hại hoa cúc tại ruộng được che phủ bằng
các vật liệu khác nhau 67

3.15. Hiệu lực của các loại thuốc trừ bọ trĩ hại hoa cúc vụ Thu – Đông
năm 2014 tại An Lão – Hải Phòng 69

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

2.1. Ghi nhãn tiêu bản mẫu bọ trĩ 28

2.2. Thí nghiệm dùng bẫy màu sắc 31

2.3. Thí nghiệm phủ mặt luống 32


2.4. Thí nghiệm phun thuốc hóa học 34
3.1. Đặc điểm của loài bọ trĩ Frankliniella intonsa (Trybom) 38

3.2. Đặc điểm hình thái loài Haplothrips gowdeyi Franklin 39

3.3. Triệu chứng bọ trĩ gây hại trên lá cây hoa cúc 40

3.4. Bọ trĩ gây hại trên nụ hoa cúc vàng 40

3.5. Bọ trĩ gây hại trên hoa cúc trắng 41

3.6. Tỷ lệ (%) các loài bọ trĩ gây hại trên hoa cúc Vụ Thu Đông 2014 tại
An Lão – Hải Phòng 42

3.7. Sự phân bố của bọ trĩ trên cây hoa cúc vụ Thu - Đông 2014 tại An
Lão, Hải Phòng 45

3.8. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại trên các giống hoa cúc vụ
Thu- Đông 2014 tại An Lão, Hải Phòng 48

3.9. Diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại trên các giống hoa cúc vụ
Đông – Xuân 2014- 2015 tại An Lão, Hải Phòng 50

3.10. Mật độ bọ trĩ trung bình trên các giống hoa cúc vụ Thu – Đông
2014 và vụ Đông – Xuân năm 2014 – 2015 51

3.11. Ảnh hưởng của chất đất trồng đến diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số
trên hoa cúc vụ Thu- Đông 2014 tại An Lão, Hải Phòng 53

3.12. Diễn biễn mật độ bọ trĩ trên hoa cúc vụ Thu – Đông 2014 tại An

Lão, Hải Phòng 55

3.13. Ảnh hưởng của thời vụ đến diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại
trên hoa cúc vụ Thu- Đông 2014 tại An Lão, Hải Phòng 57

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

3.14. Ảnh hưởng của công thức luân canh đến diễn biến mật độ bọ trĩ
tổng số gây hại trên hoa cúc vụ Thu- Đông 2014 tại An Lão,
Hải Phòng 59

3.15. Diễn biến mật độ bọ trĩ hại hoa cúc tại 3 xã thuộc huyện An Lão,
Hải Phòng 62

3.16. Mật độ bọ trĩ trên ruộng dùng bẫy và không dùng bẫy vụ Thu –
Đông 2014 tại An Lão, Hải Phòng 66

3.17. Diễn biến số lượng bọ trĩ hại hoa cúc tại ruộng được che phủ bằng
các vật liệu khác nhau 68

3.18. Hiệu lực của các loại thuốc trừ bọ trĩ hại hoa cúc vụ Thu – Đông
năm 2014 tại An Lão – Hải Phòng 69



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ĐẦU


1.Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với tốc độ phát triển của kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật… con
người càng quan tâm nhiều hơn tới đời sống tinh thần và nhu cầu về hoa cũng
từ đó tăng cao. Hoa trở thành một trong những loại cây trồng mang lại giá trị
kinh tế cao cho nông dân, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.Theo
thống kê của Bộ NN&PTNT, Việt Nam có trên 8.000 ha trồng hoa. Năm 2010,
lượng hoa cung ứng ra thị trường khoảng 4,5 tỷ cành, trong đó XK 1 tỷ cành,
đạt kim ngạch 60 triệu USD. Hoa XK có 85% là hoa hồng, cúc và lan. Sản xuất
hoa cắt cành của Việt Nam tập trung ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng,
Đà Lạt Theo các chuyên gia kinh tế, doanh thu từ các vùng chuyên canh rất
lớn, có nơi lợi nhuận lên đến 2 tỷ đồng/ha/năm (Phạm Xuân Tùng, 2005).
Trong các loài hoa, hoa cúc là một loài hoa tuy giản dị, bình thường,
gần gũi, thân quen với đời sống nhưng đã gắn với những nét văn hóa, đời
sống tâm linh tình cảm của người Việt Nam. Hoa Cúc có hàng trăm loài khác
nhau và loài nào cũng đẹp. Tùng, Cúc, Trúc, Mai thể hiện bốn mùa Xuân, Hạ,
Thu, Đông - chuỗi tuần hoàn của quy luật đất trời cây cỏ. Cúc có nhiều công
năng hữu ích cho cuộc sống của con người như:trang trí, làm thuốc chữa
bệnh, làm phong phú cho đời sống ẩm thực và thậm chí là làm thuốc trừ sâu.
Chrysanthemum cũng in đậm dấu ấn vào văn hóa của nhiều quốc gia.
Hải Phòng là một thành phố lớn, có đầy đủ các yếu tố về tự nhiên và
điều kiện kinh tế xã hội để trở thành một trong những vùng sản xuất hoa chính
của cả nước. Là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về địa lý như có đường biển,
đường sắt, đường bộ và đường hàng không thuận tiện cho việc giao lưu và lưu
thông hàng hoá với các tỉnh trong cả nước và các quốc gia trên thế giới. Hiện
nay, Hải Phòng có 62.127 ha đất canh tác, chủ yếu mang tính chất đất phèn và
phèn mặn,. trong đó có khoảng 730 ha trồng hoa, đặc biệt vùng ven đô thị diện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2


tích trồng hoa chiếm tới 250-350 ha. Tại Hải Phòng, hoa cúc là cây quan trọng
thứ 2 trong cơ cấu sản xuất hoa tươi. Cùng với hoa Lay ơn, hoa cúc sẽ làm mặt
hàng xuất khẩu trong những năm tới (Đào Thanh Vân, 2007).
Diện tích đất trồng hoa ngày một tăng và hình thành nhiều vùng trồng
hoa mới. Tuy nhiên sản xuất hoa bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sâu bệnh gây
hại. Một trong những loài sâu hại quan trọng trên hoa cúc là bọ trĩ (Thrip
spp.), chúng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, phẩm chất của hoa.
Bọ trĩ có khả năng dũa hút dịch cây làm cho cánh hoa chuyển màu nâu xỉn,
khi bị hại nặng hoa bị cong queo, biến dạng, khô héo dần đi, nguy hiểm hơn
nó còn là môi giới truyền bệnh virus, vi khuẩn. Nó làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến năng suất, chất lượng của hoa. Mặt khác, hiện nay bà con nông dân
còn rất thiếu thông tin về loài dịch hại này và các biện pháp phòng trừ chúng.
Biện pháp mà người nông dân sử dụng trong phòng trừ bọ trĩ hiện nay vẫn
chủ yếu là biện pháp hoá học. Biện pháp này nếu sử dụng nhiều và liên tục sẽ
dẫn tới tình trạng bọ trĩ quen và kháng thuốc, đồng thời tiêu diệt hàng loạt các
loài thiên địch của chúng. Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến
tình trạng bùng phát số lượng của loài dịch hại này tại vùng trồng hoa Hải
Phòng hiện nay. Để góp phần bổ sung thêm những tài liệu về bọ trĩ hại hoa cúc
mà đặc biệt là quy luật phát sinh gây hại trong năm và biện pháp phòng trừ hiệu
quả, được sự phân công của khoa Nông hoc, bộ môn Côn trùng chúng tôi thực
hiện đề tài: “Bọ trĩ bộ cánh tơ (Thysanoptera) hại hoa cúc và biện pháp
phòng trừ năm 2014 tại An Lão, Hải Phòng”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Trên cơ sở xác định thành phần, đặc điểm phát sinh gây hại của một số
loài bọ trĩ gây hại chính trên cây hoa cúc tại huyện An Lão, Hải Phòng và thử
nghiệm một số biện pháp phòng trừ, làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp
quản lý chúng một cách an toàn, hiệu quả.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3


2.2. Yêu cầu của đề tài
- Xác định thành phần loài bọ trĩ gây hại hoa cúc, tỷ lệ số lượng từng
loài và sự phân bố của chúng theo các giai đoạn sinh trưởng của cây hoa cúc
tại An Lão, Hải Phòng năm 2014.
- Điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ tổng số gây hại trên cây hoa cúc dưới
ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (giống, chân đất, thời vụ, mật độ trồng,
vị trí trồng )
-Thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ bọ trĩ: Biện pháp sử dụng bẫy
dính màu thu bắt bọ trĩ; Biện pháp phủ mặt luống bằng các vật liệu khác nhau;
Biện pháp sử dụng thuốc hóa học, sinh học….
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả điều tra nghiên cứu góp phần bổ sung thành phần bọ trĩ hại hoa
cúc tại Hải Phòng. Đồng thời bổ sung một số dẫn liệu về ảnh hưởng của một số
yếu tố sinh thái tới diễn biến bọ trĩ gây hại trên hoa cúc, giúp người sản xuất nhận
biết loài bọ trĩ hại hoa cúc trên đồng ruộng.
Trên cơ sở kết quả thử nghiệm một số biện pháp phòng trừ bọ trĩ, để
đưa ra biện pháp phòng trừ bọ trĩ một cách hợp lý, góp phần quản lý kiểm
dịch thực vật sản phẩm hoa trong xuất khẩu có hiệu quả.










Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, Bọ trĩ (Thysanoptera) đã trở
thành sâu hại nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng, bởi lẽ tuy cơ thể nhỏ bé
nhưng bọ trĩ có khả năng phát tán dũa hút dịch của lá, nụ hoa và quả non gây
thành nhữngdịch hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, phẩm chất
cây trồng; Gián tiếp là véc - tơ truyền bệnh virus, vi khuẩn cho cây. Để phòng
chống chúng, người nông dân mới chỉ sử dụng biện pháp hóa học một cách
liên tục, thiếu hiểu biết đã dẫn đến hiện tượng bọ trĩ quen và kháng thuốc,
đồng thời tiêu diệt hầu hết các loài thiên địch của bọ trĩ - một lực lượng sinh
vật có ích quan trọng góp phần điều hòa số lượng quần thể bọ trĩ trong mỗi hệ
sinh thái nông nghiệp, điều đó dẫn đến sự bùng phát số lượng của một số loài
bọ trĩ chủ yếu.
Hiện nay ở nước ta những nghiên cứu về loài bọ trĩ hại cây trồng nói
chung, cây hoa cúc nói riêng còn rất hạn chế, cho đến nay mới chỉ có một vài
công trình nghiên cứu về bọ trĩ hại cây trồng như: Hà Quang Hùng (2005);
Yorn Try (2008), Hà Quang Dũng (2008); Nguyễn Đức Thắng (2012),
Nguyễn Minh Hằng (2007); Nguyễn Việt Hà (2008). Mặt khác, những nghiên
cứu này chỉ dừng ở điều tra cơ bản như xác định thành phần, bước đầu tìm
hiểu về đặc điểm sinh học sinh thái của một số loài bọ trĩ chính gây hại đậu
rau, bông, cây có múi, lạc, hoa. Do đó đề tài tập trung nghiên cứu về thành
phần, sự phân bố của bọ trĩ trên cây hoa cúc, sự phát sinh gây hại của chúng
dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái và biện pháp phòng trừ để góp
phần tăng sự hiểu biết về khả năng ứng dụng các biện pháp phòng chống bọ
trĩ đạt hiệu quả cao
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


1.2. Những nghiên cứu ngoài nước
Hoa là món ăn tinh thần của nhiều người dân trên thế giới, hoa đem lại
hương vị tinh khiết của thiên nhiên đến cho con người, hoa mang hương sắc
và làm đẹp cho trái đất, hoa trao đổi tình cảm, đặc biệt là hoa cúc, đồng thời
chúng là loài hoa có tiềm năng xuất khẩu cao đối với những nước trồng loại
hoa này trên thế giới.
1.2.1. Thành phần loài côn trùng hại trên hoa cúc
Theo CABI (2008), hoa cúc là kí chủ chính, ký chủ phụ của nhiều loài
sâu, bệnh và động vật gây hại. Trong đó có khoảng hơn 20 loài côn trùng gây
hại thuộc một số bộ họ sau: Bộ Cánh vẩy (Lepidoptera): Agrotis segetum ;
Chrysodeixis eriosoma, Spodoptera exigua ; Spodoptera frugiperda ,
Dichrorampha sedatana (Họ Noctuidae); Cynthia cardui (họ
Nymphalidae).Bộ cánh đều (Homoptera): Trialeurodes vaporariorum; Myzus
persicae ; Brachycaudus helichrysi, Coccus viridis, Macrosiphoniella
sanborni. Bộ 2 cánh (Diptera): Liriomyza trifolii; Nemorimyza maculosa;
Chromatomyia syngenesiae; Chromatomyia horticola. Bộ cánh tơ
(Thysanoptera) : Frankliniella spp. ; Chaetanaphothrips orchidii;
Hercinothrips femoralis;; Thrips flavus ; Thrips palmi; Thrips tabaci; Thrips
angusticeps; Trong các loài gây hại kể trên thì các loài bọ trĩ gây hại thuộc
bộ cánh tơ (Thysanoptera) chiếm số lượng lớn và là vấn đề cần nghiên cứu.
1.2.2.Nghiên cứu về bọ trĩ
1.2.2.1. Thành phần bọ trĩ
Bọ trĩ thuộc ngành chân khớp (Arthropoda), lớp côn trùng (insecta), bộ
cánh tơ (Thysanoptera). Đến nay đã có khoảng 6000 loài bọ trĩ thuộc 2 phân
bộ: Terebrantia và Tubulifera đã được phân loại (Mirab-balou et al., 2011).
Trên 90% các loài bọ trĩ gây hại thuộc họ Thripidae, bộ phụ Terebrantia
(Reitz et al., 2011).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

Chúng đều là những loài có kích thước nhỏ bé 0,5 -3mm. Cấu tạo miệng
không đối xứng. Hàm dưới thoái hóa, một số loài chỉ còn lại như kim chích.
Chang (1991) cho biết ở Đài Loan năm 1936 mới chỉ có 99 loài bọ trĩ
được ghi nhận, nhưng đến năm 1987 có tới 156 loài bọ trĩ đã được phát hiện
trên những cây trồng khác nhau, trong đó có 70 loài gây hại và 11 loài gây
hại phổ biến trên cây ăn quả, hoa, cây cảnh, cây rau màu và đã được phân loại
tới họ, họ phụ. Đến năm 1991 đã ghi nhận được 27 loài bọ trĩ gây hại trên các
loại rau tại Đài Loan. Những loài có ảnh hưởng kinh tế cao nhất là: T.palmi
trên bầu bí, cà tím, và ớt chuông; F.intonsa trên măng tây và đậu; T.tabaci
trên hành lá; và M.usitatuson trên cây đậu. Bên canh đó cũng xác định tám
loài bọ trĩ quan trọng trên cây họ bầu bí. Chúng bao gồm: F.intonsa,
M.typicus, M.usitalus,T.flavus, T. hawaiiensis, F.palmi, T. Tabaci và
Haplothripschinensis. Bảy loài bọ trĩ trên măng tây: F. intonsa, F.
tenuicornis, T. tabaci, T. flavus, Sericothrip sobdoncinalis, S. dosalis, và
Pseudodendrothrip smori. Năm loài bọ trĩ đã được tìm thấy trên ớt ở Hualien:
T.palmi, F.intonsa, T. hawaiiensis, S. dorsalis và H. chinensis .
Theo Stuart et al. (2014), tại Mỹ và Trung Quốc có 49 loài bọ trĩ gây
hại. Trong đó 5 loài thuộc giống Phlaeothripidae và 44 loài thuộc Thripidae,
10 loài có khả năng làm môi giới truyền các loại virus thực vật.
Thống kê của viện bảo tàng Kaziranga, từ năm 2011- 2012 đã thu thập được
96 loài bọ trĩ thuộc bộ phụ Tenebrantia trong đó có 55 loài thuộc Thripidae và
Phlaeothripidae từ các nước thuộc Đông Nam Á, Trung Quốc, Đài Loan và
Úc…Chúng gây hại chủ yếu trên các loài hoa và cỏ dại. Trong đó một số loài phổ
biến là T. palmi Karny, T. tabaci Linderman, Frankliniella intonsa…
Lane và Steve (2000), đã xác định được 5 loài bọ trĩ chính gây hại cây
trồng trong nhà kính là: Heliothrips haemorrhoidalis , Hercinothrips
femoralis ,Frankliniella tritici ,Frankliniella occidentalis, T. tabaci.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

Theo Mound (2009), Đông Nam Á là một trong những khu vực đa dạng
sinh học nhất trên thế giới, do đó sản xuất nông nghiệp luôn bị đe dọa bởi các
loại dịch hại, trong đó bọ trĩ là một trong những loài gây hại cây trồng nguy
hiểm do thành phần loài phong phú và khó phòng trừ. Tại Philippines đã ghi
nhận được 190 loài bọ trĩ thuộc 90 chi. Ở Thái Lan có 40 loài bọ trĩ gây hại
phổ biến trong đó 12 loài thuộc họ Thripidae. Tại Malaysia khi điều tra trên
các cây trồng: Cà chua, ớt, đậu đỗ, hoa, cây cảnh… đã thu thập, phân loại
được 78 loài bọ trĩ gây hại.
1.2.2.2.Phạm vi ký chủ và tác hại của bọ trĩ.
Bọ trĩ là loài côn trùng đa thực, gây hại trên nhiều loài cây trồng khác nhau.
Khi tấn công gây hại cây trồng, chúng dùng miệng dũa hút để dũa, hút dịch cây ở
các bộ phận của cây như hoa, lá, quả tạo ra những vết đốm, gây biến dạng các bộ
phận cây… bên cạnh đó bọ trĩ còn là môi giới truyền các loại virus thực vật gây
hại cho cây trồng gây thiệt hại năng suất nghiêm trọng. Tại Trung Quốc và Mỹ, có
24 loài virus thực vật được truyền bởi các loài bọ trĩ (Reitz et al., 2011).
Loài bọ trĩ Frankliniella occidentalis có mặt trên 250 loài cây trồng
thuộc 65 họ thực vật. Đặc biệt là đối tượng dịch hại nguy hiểm đối với các
loại cây trồng trong nhà kính như: hoa hồng, hoa cẩm chướng, hoa cúc, ớt,
dưa chuột và trở thành đối tượng KDTV của cộng đồng BVTV châu Âu
(CABI, 2014). Theo Fauzial et al. (1991) đây là loài gây hại nghiêm trọng
trên các loài hoa, làm cho hoa biến màu, cây còi cọc và có thể gây thiệt hại tới
80% năng suất hoa cúc ở một số nông trại tại Malaysia.
Từ năm 1980 loài F. occidetalis đã được tập trung nghiên cứu. Hiện
nay chúng phân bố trên toàn miền Tây, miền nam, miền đông nước Mỹ và
Hawaii và phân bố rộng khắp toàn cầu. Ở Trung Quốc, loài này được ngăn
chặn tại Côn Minh khi xâm nhập vào qua con đường nhập khẩu hàng hóa, sau
đó được tìm thấy trên cây tiêu trồng trong nhà kính tại Bắc Kinh và nhanh

chóng lan rộng ra nhiều vùng trong nước (Reitz et al., 2011).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

Bên cạnh sự gây hại trực tiếp trên cây trồng, bọ trĩ còn tạo ra các vết
thương làm tăng khả năng nhiễm bệnh của cây, đặc biệt chúng là môi giới
truyền bệnh virus từ cây này sang cây khác. Khi nghiên cứu về bọ trĩ trên các
cây có củ, cây họ đậu và ngũ cốc, Chang (1991), đã liệt kê được 11 loài bọ trĩ
quan trọng và đã chỉ ra rằng bọ trĩ là dịch hại nguy hiểm, là vector truyền bệnh
vi khuẩn, nấm và virus cho cây trồng. Loài Frankliniella occidentalis có phân
bố rộng và được coi là vector chính của các bệnh virus thực vật do
Tospoviruses gây ra. Trong các loài bọ trĩ đã được định loại chỉ có 2 giống là
Frankliniella và Thrips có khả năng truyền virus thực vật. Trong 180 loài
Frankliniella chỉ có 5 loài là: F. bispinosa, F. fusca, F.intonsa, F.occidentalis,
F schultzei và có 3 loài trong giống Thrips là: T.palmi, T. tabaci, T. setosus là
có khả năng truyền Tospoviruses (Reitz, 2005)
Theo Magdalene et al. (2012), trên cây lúa từ năm 2009 – 2011 đã thu
thập được 5 loài bọ trĩ gây hại bao gồm: S.biformis, A. Sudanensis, H.
ceylonicus, H. tenuipennis, B.indicus trong đó loài S.biformis là coi là loài nguy
hiểm và trở thành dịch hại quan trọng trên cây lúa tại Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Nhật Bản và Srilanca. Chúng giũa hút dịch cây cho lá biến dạng,
cây còi cọc, chậm phát triển làm giảm năng suất và chất lượng lúa một cách
nghiêm trọng
Thrips palmi có nguồn gốc từ Nam Á sau đó lan rộng, phân bố khắp
vùng Châu Á - Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương.
Những cây trồng thường bị chúng gây hại nghiêm trọng là: lạc, hạt tiêu, khoai
tây, thuốc lá, dưa chuột, dưa hấu, bí ngô, đậu trắng, đậu răng ngựa, đậu đũa,
đậu xanh, đậu tương, hoa cúc, bông, hoa anh thảo, thược dược, bầu hoa lan,
vừng, khoai lang… Loài T.Palmi mặt trên 105 loài cây thuộc hơn 20 họ thực
vật: Cây họ cà, bầu bí, đậu đỗ, hoa…và là môi giới truyền các bệnh virus

CaCV, MYSV, TSWV… (CABI, 2013). Năm 1978, bọ trĩ này đã trở thành
một mối đe dọa lớn cho người trồng rau tại Nhật Bản, và trong 10 năm tiếp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

theo lây lan sang diện tích khoảng 20.000 ha. Đến năm 1990 nó đã trở thành
dịch hại nghiêm trọng nhất của dưa chuột, cà tím và ớt trong nhà kính và
những cánh đồng ở phía tây Nhật Bản. Nó được phát hiện trong nhà kính ở
Hà Lan vào năm 1988 và 1992, và đã được chặn trên hoa cắt cành nhập khẩu
từ các quốc gia khác nhau, bao gồm cả Thái Lan và Ấn Độ (CABI, 2013).
Ở Đông Nam Á loài bọ trĩ Thrips palmi phát hiện như một loài mới bởi
Karny vào 1925 sau khi ông thu mẫu loài bọ trĩ này gây hại trên cây thuốc ở
Sumatra-Indonesia, sau đó cũng đã chỉ ra rằng Thrips palmi là loài bọ trĩ phổ
biến nhất trên đảo Java và Sumatra ở Indonesia. Tỷ lệ nhiễm hại trên các cây
trồng khác và vụ dịch của loài bọ trĩ này chưa được thông báo ở các nước Đông
Nam châu Á, cho đến tận khi công bố về vụ dịch của Thrips palmi trên dưa hấu
xuất hiện ở Philippines vào năm 1977, dịch Thrips palmi gây thiệt hại 80% dưa
hấu ở miền trung đảo Luzon và laguna Philippines năm 1980. Từ năm 1978 -
1983 Thrips palmi là dịch hại nguy hiểm trên bông ở Phillipins , Thái Lan và
(CABI, 2013).
Theo Chang (1991), loài F. intonsa được ghi nhận từ những năm 1935,
nhưng cho đến năm 1972 chúng mới được phát hiện trên 25 loài ký chủ khác
nhau và gây thiệt hại nhiều nhất cho đậu Hà Lan và hoa cắt. Tại Thổ Nhĩ Kỳ,
qua điều tra sơ bộ thiệt hại do Franklniella intonsa gây ra trên cây bông ở bang
Cukurova, số lượng lớn bọ trĩ tấn công vào hoa (350 con/hoa) có thể gây rụng
quả non khoảng 70% và lên tới 80-90% (mật độ đạt 101-150 con/hoa) . Trên cây
ớt F. intonsa chiếm 40% bọ trĩ tổng số, còn trên cây măng tây chúng chiếm 19%
(Chang, 1991).
Loài Scirtotprips dorsalis được phát hiện từ năm 1919 trên cây ớt và
thầu dầu tại Ấn Độ. Đến nay nó đã trở thành một lại dịch hại quan trọng của

nhiều nước trên thế giới như Pakistan, Nhật Bản, , Úc, Flodia (Mỹ), trở thành
đối tượng kiểm dịch thực vật của nhiều quốc gia thuộc Châu Âu và Bắc Mỹ.
Chúng gây hại trên 100 loài cây trồng thuộc 40 họ thực vật và là dịch hại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

chính trên các cây ớt, nho, hoa hồng, hoa cúc (CABI, 2013). S. dorsalis gây
hại làm giảm từ 30 – 70% năng suất ớt khi trồng vụ sớm, chi phí phòng trừ
loài này lên tới 50% chi phí sản xuất ớt tại Ấn Độ và Srilanca (Mikunthan et
al., 2006).
Những công trình nghiên cứu về bọ trĩ hại cây trồng ở Thái Lan cho thấy
trên rau họ hoa thập tự thường ít bị bọ trĩ gây hại hơn những loại rau lấy quả
như cà chua, mướp, lạc, ớt. Những loại bọ trĩ chính hại rau ở Thái Lan gồm,
Frankliniella intonsa Trybom, Scirtotprips dorsalis, Thrips parvispinus, Thrips
tabaci, Haplothrips floricola và Thrips flavus (Bansiddhi, 1991).
Tại Indonesia, bọ trĩ là loài côn trùng đa thực, chúng gây hại trên nhiều
loại cây trồng đặc biệt là cây rau. Loài T.parvispinusgây hại trên ớt bắt đầu từ
lá gốc sau đó tấn công dần lên phía trên tạo ra các vết đốm màu bạc trắng làm
cho các bộ phận: lá, hoa, quả bị biến màu, biến dạng và có thể gây thiệt hại
22,8% năng suất ớt ở Indonesia. Tại Ấn Độ năm 1976, bọ trĩ gây mất mùa,
giảm năng suất 30 – 50% và là môi giới truyền bệnh xoăn lá trên ớt
(Sastrosiswojo, 1991). Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng: sự kết hợp của nhện
và bọ trĩ có thể là giảm 20% năng suất ớt, trong khi đó khi bọ trĩ và rệp cùng
gây hại thì có thể giảm năng suất đến 23% (Vos, 1991).
Tại Thái Lan, năm 1980, hoa cúc đã bị nhiễm khuẩn do 2 loài bọ trĩ là
Microcephalothrips abdominalis Crawforb và Thrips florum Schmutz .
loài này tấn công gây hại từ giai đoạn hình thành nụ hoa và tăng dần, mật độ
nhộng đạt cao nhất khi hoa nở và mật độ trưởng thành đạt cao nhất khi hoa
tàn (Bansiddhi, 1991).
1.2.2.3. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của bọ trĩ

Bọ trĩ là loài có kích thước nhỏ bé phổ biến từ 1-2 mm , loài nhỏ nhất
dài khoảng khoảng 0,5 mm và lớn nhất được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới
khoảng 14 mm . Chúng được tìm thấy trong hoa và các bộ phận khác nhau
của cây, hóa nhộng dưới đất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

Vòng đời của hầu hết các loại bọ trĩ trải qua 6 giai đoạn: Trứng, ấu trùng
tuổi 1, ấu trùng tuổi 2, tiền nhộng, nhộng và trưởng thành. Ở điều kiện nhiệt độ
20 – 37
0
C vòng đời của các loài bọ trĩ dao động từ 37 – 60 ngày tùy thuộc vào
cây ký chủ và điều kiện môi trường sống.Trong đó Trứng từ 2-4 ngày, ấu trùng
tuổi 1 từ 1- 2 ngày, ấu trùng tuổi 2 từ 2-4 ngày, tiền nhộng 1- 2 ngày, nhộng 1-
3 ngày và trưởng thành từ 30 – 40 ngày (Greer và Diver, 2000).
Loài Frankliniella occidentalis ở 20
0
C thời gian phát triển từ ấu trùng đến
trưởng thành là 19 ngày, ở 25
0
C là 13 ngày, trưởng thành cái sống trung bình 30
ngày và có khả năng đẻ 2-10 trứng/ngày (Murphy et al., 2014).Trong điều kiện
thuộc lợi có thể sản sinh, tái tao liên tục lên tới 15 thế hệ/năm (CABI, 2014).
Thrips tabaci có từ 6 -10 thế hệ /năm tùy thuộc vào điều kiện nhiệt
độ.Khi nuôi trongđiều kiện phòng thí nghiệm F.intonsa có thể lên tới 22 thế
hệ /năm. Trên cây họ bầu bí, T.palmi cần 15- 20 ngày để hoàn thành vòng đời
và có khoảng 10 thế hệ trong một năm (Chang, 1991).
Vòng đời loài S.dorsalis trải qua 5 giai đoạn: Trứng 2-7 ngày, ấu trùng
8-10 ngày, nhộng 2,6- 3,3 ngày. Ở 28
0

C, thời gian phát triển từ ấu trùng –
trưởng thành là 11 ngày trên cây ớt, 13,3 ngày trên cây bí, 15,8 ngày trên cây
cà tím à 13,6 ngày trên cây cà chua (CABI, 2013).
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, thời tiết tới sự phát
sinh và phát triển của bọ trĩ, bọ trĩ thường ít thấy trong điều kiện nhiệt đới ẩm,
nhưng khá phổ biến trong những vùng khô ấm. Quần thể bọ trĩ đạt cao nhất
trong các tháng mùa xuân và mùa hè, giảm vào mùa mưa và mùa đông. Biến
động số lượng của chúng chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu đặc biệt
là nhiệt độ và lượng mưa, điều kiện ẩm ướt kéo dài không thuận lợi cho sự phát
triển của chúng. Một số loài bọ trĩ có tập tính nghỉ qua đông và qua hè khi nhiệt
độ xuống dưới 5
0
C và tăng cao trên 42
0
C.
Khi nhiệt độ trong khoảng 25 – 31
0
C thì mật độ quần thể bọ trĩ tăng và
khi nhiệt độ thay đổi trên 31
0
C thì quần thể giảm nghiêm trọng. Trên cây thì
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

các bộ phận non có mật độ bọ trĩ cao hơn các bộ phận già. Loài F.intonsa tập
trung gây hại trên ớt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (Bansiddihi, 1991),
trong khi đó mật độ T.palmi đạt cao nhất vào từ tháng 7 đến tháng 9 (Chang,
1991). Một nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm
độ thấp có thể làm giảm 70% số lượng bọ trĩ trên ớt , ẩm độ cao là cần thiết
cho sự phát triển của bọ trĩ (Vos, 1991).

Bọ trĩ Frankliniella sp. là loài dịch hại nghiêm trọng và khó kiểm soát
nhất trên hoa cúc đặc biệt trong điều kiện nhà kính tại California. Chúng xuất
hiện nhiều nhất vào mùa xuân và đầu mùa hè (Morishita et al, 1969).
Biến động số lượng của chúng chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết,
khí hậu đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa, điều kiện ẩm ướt kéo dài không
thuận lợi cho sự phát triển của chúng.
Mật độ bọ trĩ trên các cây trồng hàng năm phụ thuộc vào nguồn bọ trĩ trên
các cây ký chủ phụ. Mật độ bọ trĩ trên các cây trồng ngắn ngày phụ thuộc nhiều
vào số lượng con cái trưởng thành qua đông trong từng vụ (Gilbert,1990).
1.2.3. Các biện pháp phòng chống bọ trĩ
1.2.3.1. Biện pháp hoá học
Hầu hết tất cả các loại thuốc nội hấp đã được đánh giá có hiệu quả về
khả năng tiêu diệt một hoặc nhiều loài bọ trĩ hại. Thuốc có hiệu lực cao khi sử
dụng theo từng tình huống như các giai đoạn phát dục của bọ trĩ, nơi chúng
sinh sống, nơi hoá nhộng, giai đoạn sinh trưởng của cây, và điều kiện thời tiết.
Bọ trĩ là một loài sâu hại quan trọng trên cây có múi ở California được
trồng rất lâu đời từ năm 1900. Sâu non và trưởng thành ăn xung quanh đài
hoa, quả non và triệu chứng ban đầu phát triển thành đốm hình nhẫn khi quả
chín. Thuốc Dimethoate được dùng rất phổ biến để phòng chống loài dịch hại
này từ năm 1969 đến giữa thập kỳ 80, sử dụng phun lên lá, nhưng hơn 25 loại
thuốc nội hấp đã được sử dụng từ năm 1946 gồm nhóm lân hữu cơ,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Carbamates và Pyrethroids. Mới đây 40 % thuốc trừ sâu dùng trên cây có múi
có tác dụng trực tiếp trừ bọ trĩ.
Từ đầu thập kỳ năm 1990, hội đồng PCARRD của Philippin đã quy
định các loại thuốc trừ sâu sử dụng để kiểm soát bọ trĩ gây hại trên khoai tây,
dưa hấu đó là các hoạt chất: Profeiofos, Cypermethrin, Profenofos,
Monocrotophos, Chlofenvinphos, Chlorpyrifos, Chlorpyrifosmethyl và

Malathion…trong đó Chlorpyrifos và carbofutran có hiệu lực trừ bọ trĩ cao
nhất sau phun từ 7-8 ngày (Berardo, 1991).
Tại Indonesia, khi thử nghiệm 13 loại thuốc trừ bọ trĩ trong phòng thí
nghiệm và ngoài đồng ruộng thì chỉ có 5 loại có hiệu lực trừ bọ trĩ là
Diafenthiuron, carbofuran, oxamyl, profenofos, prothiphos (Vos, 1991).
Tại Thái Lan, thuốc trừ sâu hiệu quả nhất để kiểm soát bọ trĩ trên cây hoa cúc
là Caraosulfan (0.312kg ai/ha), Prothiphos (0.18 kg ai/ha), Benfuracarb (0.312 kg
ai/ha) Formetanate (0.31kg ai/ha). Phun khi hoa bắt đầu nở và phun lại sau 3 ngày
(Bansiddihi, 1991).
Loài bọ trĩ T. paravispinis Karry được coi là loài dịch hại mới trên cây đu
đủ tại Malaisia.2 loại thuốc đã được sử dụng tương đối hiệu quả ttrong phòng trừ
loài bọ trĩ này là Karate (cyhalothrin) và Marshal (Carbosufllan). Loài
Anaphothrips corbein hại hoa lan vào những tháng mùa khô được kiểm soát
bắng Methiocarb và bendiocar (Fauzial et al., 1991).
Thuốc Abamectin có hiệu quả trong phòng trừ bọ trĩ Scirtothrips citri
nhưng về sau dần mất hiệu lực do xuất hiện tính quen thuốc. Thuốc trừ sâu có
nguồn gốc sinh vật Bacillus thuringiensis dạng dầu có hiệu quả phòng chống
bọ trĩ F. occidentalis do làm nghẹt thở và hoạt động trực tiếp của vi khuẩn gây
độc. Dầu khoáng chộn với thuốc trừ sâu được báo cáo là rất có hiệu quả
phòng chống bọ trĩ.
Sự sử dụng thuốc trừ sâu quá nhiều đã khiến cho sự kháng của dịch hại
bọ trĩ phát triển mạnh và tiêu diệt các loài kể thù tự nhiên và tăng cường khả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

năng phân bố của bọ trĩ. Đây là nguyên nhân cơ bản về sự lây lan nhanh
chóng của bọ trĩ ở vùng Đông Nam Á và các vùng khác trên thế giới từ năm
1980. Sau khi hàng loạt các loại thuốc hoá học được sử dụng để phòng chống
bọ trĩ và các loại dịch hại khác, thì một loạt các quần thể kháng thuốc đã tăng
lên một cách nhanh chóng và đồng thời thay đổi vùng phân bố và lây lan tới

các vùng khác. Vào thời điểm hiện nay, loại thuốc mà vẫn còn có hiệu lực cao
trong phòng chống bọ trĩ Thrips palmi, Thrips tabaci và F.schultzei trên bông
là Imidocloprid và Fipronil. Hai loại thuốc này có thể tiếp tục có hiệu lực
trong vòng 4 năm tới.
Tại Thái Lan, Đài Loan và Nhật Bản, thuốc trừ sâu được sử dụng một
cách tràn lan, nông dân thường pha trộn từ 2 đến 5 loại thuốc với nhau để phòng
chống bọ trĩ. Tại Thái Lan, sử dụng thuốc trừ sâu là một biện pháp thường xuyên
được sử dụng để phòng trừ bọ trĩ. Trong mùa mưa, khi ẩm độ tăng cao, liều
lượng dung được tăng lên từ 2- 3 lần và phun định kỳ 2- 3 ngày /lần (Bansiddihi,
1991). Điều này đã hình thành tính kháng thuốc trừ sâu của bọ trĩ. Tại Mỹ, có
một số báo cáo về sự kháng thuốc của 12 loài bọ trĩ gây hại trên bông.
1.2.3.2. Biện pháp vật lý cơ giới
Kiểm soát bọ trĩ bằng biện pháp cơ giới vật lý đặc biệt đối với cây
trồng trong nhà kính là biện pháp có nhiều triển vọng.
Theo Murphy et al., (2014), bọ trĩ bị hấp dẫn bởi ánh sáng màu trắng
và ánh sáng màu xanh. Trong nhà kính, bẫy dính màu trắng hình trụ kích
thước 8 x 10 cm có khả năng thu hút loài T. palmi, trong khi đó với bẫy dính
màu xanh, khả năng thu bắt loài này tăng gấp 2 lần. Bẫy dính màu vàng đã
được sử dụng để thu bắt bọ trĩ từ năm 1984. Khi đặt ở độ cao 14 cm so với tán
cây có hiệu quả cao nhất để thu bắt bọ trĩ trưởng thành (Bansiddhi,1991).
Tại Serbia, một thí nghiệm sử dụng nước màu bẫy bọ trĩ trên cây lúa mì
đượ tiến hành từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1998 – 1999. Khi sử dụng các đĩa
nhựa màu xanh, vàng, trắng, đỏ có đường kính 18 cm, độ sâu 6cm đặt ở các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

độ cao khác nhau là 30, 60, 90 cm so với mặt đất. Kết quả thu được như sau:
Tổng cộng có 2.105 mẫu vật bọ trĩ đã được thu thập, và 19 loài được xác
định. Nhiều nhất là loài T. physapus (917 mẫu) tiếp theo Frankliniella
intonsa (389 mẫu)và Aeolothrips intermedius (223 mẫu). Hầu hết các mẫu vật

đã bị bắt trong bẫy nước trong xanh, tiếp theo là túi chứa nước màu vàng,
trong khi bẫy nước trắng và đỏ mang lại số nhỏ hơn đáng kể. Số lượng lớn
nhất của mẫu vật được thu thập trong các bẫy ở độ cao 60 cm, với một nửa số
ở 30 cm, thậm chí ít hơn 90 cm, và con số thấp nhất trong các bẫy đặt trên
mặt đất (Andjus et al., 2000)
Trong ngành công nghiệp sản xuất hoa ở Ontario, các loại bẫy dính màu
xanh và màu vàng được sử dụng thường xuyên để thu bắt bọ trĩ. Đây là cơ sở để
xác định thời điểm sử dụng thuốc BVTV để phun trừ loài côn trùng gây hại này.
Ngoài ra bẫy dính màu vàng còn có khả năng thu bắt các loài côn trùng khác như
rệp phấn, rệp…
Biện pháp phủ mặt luống cũng đã được nghiên cứu trong việc phòng
trừ bọ trĩ do can thiệp vào quá trình hóa nhộng của bọ trĩ ở trong đất. Theo
Berardo (1991), biện pháp phủ mặt luống bằng rơm rạ hoặc phân chuồng hoai
mục làm giảm số lượng bọ trĩ tại Philippin.
Tại Indonesia, 3 nghiên cứu đã được tiến hành trên ớt trong cả mùa
mưa và mùa khô gồm có phủ rơm rạ, phủ tấm nhựa màu trắng và phủ tấm
nhựa tráng nhôm. Thí nghiệm không sử dụng thuốc trừ sâu suốt cả vụ. Kết
quả cho thấy: việc phủ nhựa số lượng bọ trĩ trên ớt giảm đáng kể, còn phủ
rơm rạ không ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm số lượng bọ trĩ so với công
thức đối chứng. Điều này được giải thích là do các tấm phủ nhựa tạo ra sự
phản xạ ánh sáng ở phạm vi mặt đất làm cho bọ trĩ không nhận ra cây ký chủ.
Mặt khác, khi phủ nhựa làm cho quá trình hóa nhộng của bọ trĩ bị gián đoạn.
Bên cạnh đó, lớp phủ nhựa còn có tác dụng hỗ trợ tăng khả năng phát triển,

×