Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tiểu luận thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng ngân hàng tại việt nam( 32 trang )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.7 KB, 32 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN HỌC
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI:
THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
TẠI VIỆT NAM
Giảng viên : TS.Lê Đình Hạc
Lớp cao học : Kinh tế Tài chính – Ngân hàng
Nhóm học viên :
Lê Hoàng Phong
Phạm Đình Khôi Nguyên
Nguyễn Ngọc Sơn

Tp. HCM, 03/2013
MỤC LỤC
1. THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG

1

2. THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
VIỆT NAM

4
2.1 Tình trạng TTBCX xảy ra trong hoạt động tín dụng ngân hàng

4
2.2 Tại sao các ngân hàng phải xử lý vấn đề TTBCX?


6
2.3 Một số tình huống do hậu quả của TTBCX trong hoạt động tín dụng
ngân hàng ở Việt Nam

7
3. CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG
TTBCX TỪ PHÍA NGÂN HÀNG

11
3.1 Các giải pháp đối với lựa chọn bất lợi

11
3.1.1 Sàng lọc

11
3.1.2 Phát tín hiệu

12
3.2 Các giải pháp đối với tâm lý ỷ lại

12
3.2.1 Giám sát trực tiếp

12
3.2.2 Giám sát gián tiếp

13
4. CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT TRONG
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NHẰM GIẢM THIỂU THÔNG TIN BẤT
CÂN XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM


14
4.1 Các quy định pháp lý

15
4.1.1 Các điều kiện cấp tín dụng

15
4.1.2 Quy định về đảm bảo tiền vay

16
4.1.3 Quy định về việc thẩm định, xét duyệt cho vay và
giám sát thu hồi vốn vay

16
4.2 Hệ thống thông tin kế toán và báo cáo tài chính

17
4.3 Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu

18
4.3.1 Hệ thông thông tin phục vụ đánh giá xếp loại
khách hàng

18
4.3.2 Hệ thống thông tin phục vụ cho việc thẩm định dự
án

20
4.4 Hệ thống các tiêu chuẩn và kỹ thuật đánh giá


21
4.4.1 Các tiêu chuẩn đánh giá năng lực khách hàng

21
4.4.2 Các tiêu chuẩn phân tích báo cáo tài chính

21
4.4.3 Các tiêu chuẩn thẩm định dự án đầu tư

22
4.4.4 Các kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính, thẩm
định dự án

22
4.5 Tổ chức đánh giá tín dụng độc lập

23
4.6 Hệ thống đăng ký tài sản

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
1. THUYẾT THƠNG TIN BẤT CÂN XỨNG
Ngày 10.10.2001, Viện hàn lâm khoa học hồng gia Thụy Điển cơng bố 3 nhà kinh
tế học giành được Giải Nobel kinh tế năm 2001 là George A. Akerlof, 61 tuổi, Đại
học Berkeley, California, A. Michael Spence, 58 tuổi, Đại học Stanford và Joseph
E. Stiglitz, 58 tuổi, Đại học Columbia, vì những nghiên cứu của họ về sự bất cân
xứng thơng tin trên thị trường. Ba học giả này đã thiết lập những luận đề đầu tiên
về bất cân xứng thơng tin trên các thị trường hàng hố, thị trường lao động và thị

trường tài chính ngay từ những năm 70 của thế kỷ 20. Cống hiến của họ được Viện
hàn lâm khoa học hồng gia Thụy Điển đánh giá là đặt nền móng cho kinh tế học
thơng tin hiện đại.
Trong kinh tế học, thơng tin bất cân xứng (TTBCX) là trạng thái bất cân bằng
trong cơ cấu thơng tin – giữa các chủ thể giao dịch có mức độ nắm giữ thơng tin
khơng ngang nhau. Trong một giao dịch, một bên biết nhiều hơn về những gì đang
xảy ra hơn so với bên kia.
Hai hành vi phổ biến nhất do TTBCX gây ra là lựa chọn bất lợi (adverse selection)
và tâm lý ỷ lại/rủi ro đạo đức (moral hazard).
- Lựa chọn bất lợi là hậu quả của TTBCX trước khi ký hợp đồng của bên có
nhiều thơng tin có thể gây tổn hại cho bên ít thơng tin hơn. Sự lựa chọn ngược
hay là lựa chọn bất lợi là một tình trạng kinh tế có thể nảy sinh do tồn tại tình
trạng TTBCX, lẽ ra người lựa chọn thứ tốt lại chọn phải thứ khơng tốt. Đây là
một loại thất bại thị trường.
- Tâm lý ỷ lại là hành động của bên có nhiều thơng tin hơn thực hiện sau khi ký
hợp đồng có thể gây tổn hại cho bên ít thơng tin hơn. Rủi ro đạo đức nảy sinh
khi bên có ưu thế thơng tin hiểu được tình trạng TTBCX giữa các bên giao dịch
và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm lợi cho bản thân bất
kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế thơng tin.
Thuyết thơng tin bất cân xứng xuất hiện đầu tiên trong lĩnh vực thương mại:
Trang 1
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
Bài báo tiên phong trong lĩnh vực bất cân xứng thơng tin là của C. A. Akerlof
(1970) phân tích hành vi của người mua và người bán trên thị trường đồ cũ với sự
bác bỏ giả thuyết thơng tin hồn hảo, thay vào đó là giả định thực tế hơn rằng
người mua khó có thể có được thơng tin chắc chắn về sản phẩm. Lấy ví dụ về thị
trường xe ơ tơ cũ, ơng cho rằng chỉ có người bán mới đánh giá chắc chắn về chất
lượng ơ tơ của mình. Nói khác tính chất của thị trường xe cũ là ở chỗ người mua, vì
khơng chắc về chất lượng xe, nên cố gắng trả giá thật rẻ, nhằm có thể bù đắp rủi ro
về chất lượng. Vì vậy, nếu người bán sở hữu một chiếc xe còn tương đối tốt sẽ

khơng muốn mang xe ra thị trường này, thay vào đó, anh ta cố tìm người mua trong
số những người thân quen, bạn bè; ngược lại những người mua, vì mua của người
quen, nên cũng cảm thấy đảm bảo hơn và giá cũng rẻ hơn giá thị trường. Với lập
luận này, Akerlof cho rằng thị trường xe cũ sẽ biến mất.
Thuyết bất cân xứng thơng tin phát triển mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực tài
chính:
Ngày nay, một trào lưu lớn trong nghiên cứu tài chính dựa trên giả thuyết bất cân
xứng thơng tin, làm đảo lộn nhiều nền tảng lý thuyết tài chính cổ điển. Sau đây là
một số điểm chính :
Bất cân xứng thơng tin và định giá tài sản tài chính: Trong mơ hình định giá tài
sản tài chính cổ điển CAPM của W. F. Sharpe, thị trường tài chính được giả định là
có tính chất hồn hảo, trong đó mọi thơng tin đều được tất cả mọi nhà đầu tư tiếp
cận như nhau và miễn phí. Việc du nhập giả thuyết bất cân xứng thơng tin đặt lại
vấn đề về định giá tài sản tài chính. S. Grossman (1976) và sau đó là J. Stiglitz
(1980) cho rằng có sự chuyển hố thơng tin vào trong giá, nói khác đi, thơng tin
khơng phải miễn phí và giá trị thơng tin có thể tính thành tiền. Tồn bộ người mua
trên thị trường tài chính được chia làm hai nhóm: nhóm thứ nhất có ưu thế thơng
tin về hiệu quả và rủi ro của các tài sản tài chính (như cơng ty chứng khốn, các
ngân hàng, các định chế đầu tư như quỹ và cơng ty quản lý quỹ, và nhất là các
người trong nội bộ cơng ty phát hành ); nhóm thứ hai khơng có hoặc có rất ít
thơng tin nói trên, đó là các nhà đầu tư cá nhân, nhất là các cá nhân ngồi cơng ty
Trang 2
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
phát hành. Nhóm thứ nhất rõ ràng là có ưu thế hơn trong việc định giá, do vậy họ
có thể mua với giá tương đối thấp hơn và bán với giá tương đối cao hơn nhóm thứ
hai. Về phía nhóm thứ hai, họ sẽ phải chú tâm đến hành vi ứng xử của nhóm thứ
nhất: giá chứng khốn mà nhóm thứ nhất giao dịch chứa đựng một số tín hiệu
thơng tin mà nhóm thứ hai cần phải giải mã.
Áp dụng lập luận của Akerlof và Spence trên thị trường hàng hố vào thị trường tài
chính, R. Merton (1987) đã chứng minh rằng giá trị của cơng ty sẽ được định giá tỷ

lệ thuận với số lượng cổ đơng được thơng tin một cách đầy đủ, chính xác về cơng
ty, rằng trung bình giá trị cơng ty trong trường hợp thơng tin khơng đầy đủ ln
thấp hơn giá trị của cơng ty khi thơng tin đầy đủ. Sự phát triển của bộ phận phụ
trách thơng tin tài chính trong các cơng ty niêm yết minh chứng cho lập luận này.
Bất cân xứng thơng tin và cơ cấu vốn: Mơ hình cổ điển của Modigliani và Miller
(1958) dựa trên giả thuyết thị trường hồn hảo, dẫn đến kết luận cho rằng cơ cấu
nguồn tài trợ, tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu khơng có ảnh hưởng gì đến giá trị
của doanh nghiệp. Từ năm 1981, J. Stiglitz và D. Weiss đã nghiên cứu quan hệ
giữa bất cân xứng thơng tin và chính sách giá tài trợ của ngân hàng cho các doanh
nghiệp, nghĩa là quan hệ giữa thơng tin và chi phí vốn nợ của doanh nghiệp. Đúng
ra các khách hàng uy tín xứng đáng được hưởng chi phí vốn vay thấp, và ngược lại
các khách hàng thất hứa đáng phải chịu chi phí vốn vay cao. Sự phân biệt này chỉ
có thể thực hiện được bởi một quan hệ khách hàng - người bán lâu dài, nghĩa là có
chi phí thơng tin tìm hiểu khách hàng. Kết luận thơng tin là thành phần của chi phí
vốn vay.
Liên quan đến tỷ lệ nợ trên tổng vốn, S. Ross (1977) còn tìm ra được một nghịch
lý, qua đó giá trị cơng ty, thơng qua giá thị trường sẽ tăng lên cùng với mức vay nợ
tăng. Lập luận như sau: thứ nhất, tăng tỷ lệ nợ là dấu hiệu chứng tỏ điểm tín dụng
của cơng ty được cải thiện, vì chỉ có như thế thì các tổ chức tín dụng mới cho vay
thêm. Thứ hai, tỷ số nợ cũng cho thấy các nhà quản lý ước đốn rằng thu nhập
tương lai của doanh nghiệp đủ khả năng thanh tốn những chi phí tài chính đáng kể
phát sinh từ những khoản nợ này. Nói khác đi, tỷ số nợ càng lớn thì ban lãnh đạo
Trang 3
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
càng đáng tin cậy. Thậm chí theo dòng lập luận này, các tác giả R. Miller và K.
Rock (1985) còn chứng minh rằng cơng ty “tốt” (lành mạnh) là cơng ty có tỷ lệ nợ
ngắn hạn cao, vì chỉ có những cơng ty đủ mạnh, có thu nhập tương lai ngắn hạn đủ
chắc chắn và đủ lớn mới dám để tỷ lệ nợ ngắn hạn cao. Đó là một cách giải thích
rất khác với truyền thống về tỷ số nợ, và cơ cấu nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
của cơng ty.

Trên thị trường cổ phiếu, doanh nghiệp nói chung, ban lãnh đạo nói riêng được coi
là những người bán, còn cổ đơng - nhà đầu tư là những người mua. Trong một tình
hình như thế giả định sự chuyển giao trực tiếp thơng tin từ người bán sang người
mua là khơng thể có. Có hai lý do: thứ nhất, nhà quản lý khơng nhất thiết phải trao
đổi tồn bộ những thơng tin mà anh ta sử dụng cho các nhà đầu tư; với lý do là
những thơng tin ấy có thể bị các đối thủ cạnh tranh sử dụng. Thứ hai, các thành
viên hội đồng quản trị thường có lợi ích trái ngược nhau: người nào đang tìm kiếm
nguồn tài trợ thì ln có xu hướng khuếch đại điểm mạnh của những dự án của họ,
bỏ qua những khiếm khuyết, trong khi những thành viên hội đồng quản trị là người
ngồi cơng ty thì ln có xu hướng kiểm tra, xét nét những đề nghị mà những
người khác mang đến cho anh ta, mặc cho chi phí có thể cao.
2. THƠNG TIN BẤT CÂN XỨNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
VIỆT NAM
2.1 Tình trạng TTBCX xảy ra trong hoạt động tín dụng ngân hàng
Vấn đề thơng tin bất cân xứng trong quan hệ tín dụng là những tình huống mà
trong đó người sử dụng vốn biết rõ về triển vọng và những khó khăn của họ nhiều
hơn so với người cung ứng vốn. Ngân hàng hiểu biết về khách hàng và phương án
vay vốn của khách hàng ít hơn khách hàng. Việc khách hàng che đậy những thơng
tin liên quan đến họ và phương án vay vốn đã gây khó khăn cho các ngân hàng
trong việc xác định được những khách hàng thực sự tiềm năng, và những phương
án thực sự có hiệu quả để đảm bảo khả năng thu hồi nợ; hoặc việc giải ngân vốn
vay khơng đúng thời hạn, việc thay đổi lãi suất vay có thể gây ra những thiệt hại
lớn cho bên vay (đây là TTBCX về phía khách hàng biết ít thơng tin hơn ngân
Trang 4
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
hàng). Ở phương diện bài tiểu luận nhóm chỉ nghiên cứu rủi ro thơng tin bất cân
xứng khi phía ngân hàng biết ít thơng tin hơn khách hàng.
Trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng vay, hai hành vi phổ biến
nhất do TTBCX gây ra là lựa chọn bất lợi (adverse selection) và tâm lý ỷ lại/rủi ro
đạo đức (moral hazard).

- Sự lựa chọn bất lợi: Trong hoạt động tín dụng, tình trạng lựa chọn ngược có thể
xảy ra khi ngân hàng là bên kém ưu thế thơng tin và khách hàng là bên có ưu
thế thơng tin. Người vay tiền ln biết nhiều thơng tin hơn người cho vay –
NHTM – như về nhân thân của khách hàng, mục đích vay vốn/phương án vay
vốn thực tế, nguồn thu nhập và tài sản của họ, dẫn tới trường hợp ngân hàng có
thể cho khách hàng sắp phá sản vay. Sự lựa chọn ngược hay là lựa chọn bất lợi
là một tình trạng kinh tế có thể nảy sinh do tồn tại tình trạng TTBCX, lẽ ra
người lựa chọn thứ tốt lại chọn phải thứ khơng tốt. Đây là một loại thất bại thị
trường. Lựa chọn bất lợi là kết quả của chủ nghĩa cơ hội xảy ra trước khi thiết
lập hợp đồng. Đối với hoạt động tín dụng ngân hàng, lựa chọn bất lợi sẽ xuất
hiện khi nguồn vốn khan hiếm, lãi suất cho vay bị đẩy lên cao. Theo ngun tắc
“rủi ro cao – lợi nhuận cao” (high risk – high return) và ngun tắc loại trừ, khi
nguồn cung tín dụng dồi dào, mức lãi suất cho vay thấp thì các dự án có suất
sinh lợi thấp – rủi ro thấp, đảm bảo khả năng trả nợ một cách chắc chắn và các
dự án có suất sinh lợi cao – rủi ro cao với khả năng trả nợ ít chắc chắn hơn đều
được cấp tín dụng để thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi nguồn vốn khan
hiếm, lãi suất cho vay bị đẩy lên cao. Khi đó các dự án an tồn khơng được cấp
tín dụng mà chỉ có những dự án có mức độ rủi ro cao được vay vốn để thực
hiện. Đây chính là vấn đề lựa chọn bất lợi trong hoạt động tài chính ngân hàng
đã xảy ra. Khi mà chỉ các dự án có độ rủi ro cao được thực hiện thì nguy cơ vỡ
nợ của các tổ chức tài chính là rất cao.
- Tâm lý ỷ lại: Các ngân hàng có thể gặp phải những rủi ro đạo đức ở người đi
vay khi ngân hàng khơng giám sát được đầy đủ người đi vay và họ dùng khoản
Trang 5
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
vay một cách mạo hiểm q mức, theo đuổi những lợi ích cá nhân của mình
trên cơ sở gây tổn hại cho ngân hàng.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước và từ nhiều nghiên cứu, trừ những cú sốc bất
ngờ như khủng hoảng kinh tế, thiên tai ngun nhân gây ra tình trạng nợ xấu
nhiều nhất là do các ngân hàng khơng có đầy đủ thơng tin từ phía khách hàng của

mình mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong cơng tác thẩm định. Nói một cách đơn
giản, là do cơ chế sàng lọc chưa đủ hiệu lực nên các ngân hàng đã để "lọt" những
khách hàng có khả năng che đậy hành vi và thơng tin trong giao dịch vay vốn để
thực hiện những dự án có rủi ro cao.
2.2 Tại sao các ngân hàng phải xử lý vấn đề TTBCX
Ngân hàng hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Ngân hàng huy động vốn chủ yếu từ
dân cư sau đó sử dụng nó để cho vay lại. Sau một thời gian nhất định, ngân hàng
phải thanh tốn lại khoản tiền đã huy động đồng thời phải thanh tốn thêm phần
chênh lệch. Và hoạt động cho vay cũng vậy, sau một khoảng thời gian đã thỏa
thuận với khách hàng vay, ngân hàng sẽ thu hồi lại vốn kèm theo khoản chênh lệch
theo hợp đồng tín dụng đã ký kết. Liệu hợp đồng tín dụng có được cấu trúc hồn
chỉnh hay khơng? Nhằm thỏa mãn u cầu của cả khách hàng và ngân hàng khơng?
Trong q trình thực hiện hợp đồng này, các bên có hồn thành đầy đủ nghĩa vụ
với bên còn lại khơng? Hay một bên có nhiều thơng tin hơn bên còn lại làm ảnh
hưởng đến lợi ích của bên còn lại? Đó là tình trạng bất cân xứng thơng tin xảy ra.
Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng ln là người có ít thơng tin về dự án, về
mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp hơn khách hàng. Những người được
cấp tín dụng ln có xu hướng muốn thực hiện các đầu tư rủi ro hơn những người
cho vay mong đợi, vì chủ đầu tư sẽ có được những khoản lợi nhuận rất lớn nếu
phương án thành cơng, trong khi những người cấp tín dụng chỉ nhận được một
khoản lợi ích cố định. Ngược lại, nếu phương án thất bại thì bên cho vay sẽ bị mất
một phần hoặc tồn bộ vốn do khơng được hồn trả đầy đủ.
Do đó, để đảm bảo an tồn trong hoạt động của mình, bản thân các tổ chức tín
dụng phải xử lý thơng tin bất cân xứng để hạn chế lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại
Trang 6
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
nhằm cho vay đúng người, đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để khách hàng vay
vốn có hành vi đúng đắn nhằm đảm bảo việc thu hồi cả gốc và lãi khoản tín dụng
đã cấp ra.
2.3 Một số tình huống do hậu quả của TTBCX trong hoạt động tín dụng ngân

hàng ở Việt Nam
a) Lòng vòng vay mượn, lẩn tránh mục đích sử dụng vốn:
Doanh nghiệp A hoạt động sản xuất kinh doanh tổng hợp (xây lắp, sản xuất vật liệu
xây dựng, đầu tư bất động sản…) cho rằng thị trường bất động sản đang ấm dần
lên, nếu đầu tư ngay thì khả năng sẽ có lợi trong tương lai. Nhưng hiện tại, A
khơng có đủ vốn, việc vay vốn ngân hàng để đầu tư vào bất động sản là khơng thể
được vì ngân hàng đánh giá đây là loại hình kinh doanh q rủi ro. Làm thế nào để
A có tiền để đầu tư vào dự án bất động sản nêu trên? Hiện tại A đang là nhà thầu
thi cơng cơng trình có quy mơ lớn. A vay vốn ngân hàng để mua ngun vật liệu
của cơng ty X (A chuyển tiền trả cho X). X là nhà phân phối chính của A. X tiếp
tục ký hợp đồng mua sản phẩm của A, X chuyển tiền ngược trở lại cho A. Bây giờ
tiền của A là doanh thu chứ khơng phải là vốn vay. Vậy là A có thể dùng khoản
tiền này để thực hiện đầu tư dự án bất động sản nêu trên. Điều gì sẽ xảy ra nếu thời
gian sau đó thị trường bất động sản bị đóng băng. Việc chuyển tiền, thanh tốn nêu
trên có thể thực hiện tinh vi hơn qua một vài doanh nghiệp nữa. Đây cũng là cách
mà một số doanh nghiệp có thể thực hiện để thay những khoản nợ q hạn bằng
những khoản nợ mới mà còn gọi là đảo nợ.
b) Một dự án có thể vay vượt nhu cầu vốn/ vay nhiều ngân hàng:
Doanh nghiệp ABC trúng thầu xây dựng một cơng trình hạ tầng H. ABC ký hợp
đồng phụ với các đơn vị thành viên của mình hoặc một số đơn vị khác làm B' cho
mình. Các đơn vị này lại ký hợp đồng tiếp với các đơn vị khác nữa làm B'' Khi
đó, tất cả các đơn vị có hợp đồng xây dựng cơng trình H đem đến các ngân hàng
vay vốn. Do khơng có hệ thống thơng tin kiểm tra một cách đầy đủ, khả năng tất cả
các hợp đồng thi cơng nêu trên đều được vay vốn là có thể xảy ra. Những khoản
Trang 7
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
tiền vay được vượt q nhu cầu phục vụ cho việc thi cơng dự án H đã bị sử dụng
sai mục đich. Vấn đề này có thể mơ tả theo sơ đồ sau:
c) Liên quan đến tài sản thế chấp:
Các đối tượng khách hàng còn sử dụng cùng một tài sản đem thế chấp cho nhiều

ngân hàng, tổ chức tín dụng để vay vốn. Còn có việc đối tượng khách hàng thanh
lý tài sản thế chấp để đảm bảo vay vốn. Ví dụ:
- Bianfishco: ngày 2/8/2010, bà Hiền thế chấp tồn bộ số cổ phần cá nhân đang
nắm giữ tại Bianfishco cho BIDV để lấy vốn đầu tư sản xuất kinh doanh. Đến
ngày 11/1/2011 số cổ phần này được bà Hiền thế chấp cho VDB chi nhánh Cần
Thơ – Hậu Giang. Nửa năm sau, ngày 13/7/2011 bà Hiền tiếp tục mang 25 triệu
cổ phần chuyển nhượng cho Cơng ty Hồ Mây. />thong-thai/Thi-truong/The-chap-25-trieu-co-phan-Bianfishco-3-noi-ba-Dieu-
Hien-co-lua-dao/205580.gd ;
- Ngân hàng Đơng Á - chi nhánh quận 5, bị GĐ Cty thép Minh Thanh lừa đảo
hơn 46 tỉ đồng vay tín dụng nhập khẩu thép với tài sản đảm bảo vay vốn là lơ
hàng thép nhập khẩu. Song, khi lơ hàng chưa nhập về cảng thì các đối tượng đã
rao bán (theo dạng nhận tiền trước, giao hàng sau). />luat/Ngan-hang-Dong-A-bi-GD-Cty-thep-Minh-Thanh-lua-dao-hon-46-ti-
dong/105519.bld;
d) Lừa đảo dựa vào “xác nhận tiền gửi ngân hàng”:
Trang 8
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
Liệu ngân hàng có tin chắc rằng bên vay vốn khơng "vay nóng" ở đâu đó rồi gửi
vào ngân hàng để nhờ xác nhận. Thậm chí, bên vay có bằng chứng khoản tiền gửi
đó là 5 năm hay 20 năm thì ngân hàng cũng rất khó có thể tin được đó là tiền của
bên vay vì bất cứ loại tiền gửi nào khách hàng đều có quyền rút trước hạn. Do đó
hơm nay mua một chứng chỉ tiền gửi 5 năm ngày mai rút lại là điều hồn tồn có
thể.
Một người khơng có đồng nào trong tay, muốn thành lập một doanh nghiệp có vốn
tự có khổng lồ là điều khơng phải là khó khăn. Người này chỉ cần "vay nóng" ở đâu
đó một khoản tiền tương ứng với mức vốn tự có cần thiết đem gửi vào ngân hàng
xin gấy xác nhận có tiền gửi tại ngân hàng là có thể đến Sở kế hoạch và đầu tư xin
cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp. Sau đó rút số tiền nêu trên ra đem trả lại.
Trên cơ sở giấy phép kinh doanh đã có, doanh nghiệp có thể hoạt động "đánh quả"
trong một thời gian, sau đó giải thể, xố hồn tồn dấu vết. Sau một thời gian, nếu
có cơ hội, người này sẽ thành lập một doanh nghiệp mới để tiếp tục một chu kỳ

khác.
e) Che đậy thơng tin, làm giả, lập khống hồ sơ trong quan hệ tín dụng với
ngân hàng:
Vấn đề này xảy ra rất phổ biến ở Việt Nam. Các đối tượng khách hàng làm giả tất
cả hồ sơ để vay vốn ngân hàng. Khi các khoản vay q hạn trả nợ, đơn vị vay
khơng thực hiện được nghĩa vụ thanh tốn, các ngân hàng, tổ chức tín dụng mới tá
hỏa nhận ra thủ đoạn gian dối, nhiều tài sản thế chấp được hình thành từ vốn vay;
nhiều hồ sơ chứng minh tính hợp pháp của tài sản thế chấp được lập khống; nhiều
cơng ty giả: khơng có địa chỉ, con dấu nhiều hồ sơ mua bán hàng hóa nhằm
chứng minh mục đích vay vốn, sử dụng vốn được làm giả.
Các đối tượng còn lập doanh nghiệp ảo, lập báo cáo tài chính từ lỗ thành lãi để
được vay vốn.
Nhiều kẻ lừa đảo còn sửa chữa giấy tờ ấn chỉ có giá trị như sổ tiết kiệm, séc rút
tiền để chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
Trang 9
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
Bên cạnh, nhiều kẻ lừa đảo còn làm giả hợp đồng kinh tế bán hàng cho các đối tác
trong và ngồi nước nhằm đưa vào hồ sơ vay vốn và hình thành quyền đòi nợ để ký
hợp đồng thế chấp tài sản là quyền đòi nợ đối với bên thứ ba cho ngân hàng.
Vì thế dù q hạn, song các ngân hàng và tổ chức tín dụng cho vay khơng thể xử lý
được tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ.
Ví dụ:
- Vay hơn 1000 tỷ đồng và khơng có khả năng thanh tốn. Trong đó, các đối
tượng với danh nghĩa là DN vay tại 13 ngân hàng, thành lập 8 cơng ty cho con
cháu và người thân trong gia đình đứng tên để vay tiền của ngân hàng, tổ chức
tín dụng, sau đó chuyển cho vay lại với số tiền hơn 545 tỉ đồng, dùng nhiều tài
sản thế chấp được hình thành từ vốn vay; nhiều hồ sơ chứng minh tính hợp
pháp của tài sản thế chấp được lập khống; nhiều hồ sơ mua bán hàng hóa nhằm
chứng minh mục đích vay vốn, sử dụng vốn được làm giả.
/>- Trần Thị Hoa Anh (Hải Dương) nâng khống tiền gửi tiết kiệm lên hơn 100 lần

để thế chấp vay, chiếm đoạt tiền của chi nhánh Ngân hàng Nơng nghiệp & Phát
triển nơng thơn tỉnh gần 5 tỷ đồng. />doan-lua-dao-chiem-doat-tien-cua-ngan-hang/10832016/218/ ;
- Lâm Đồng: Vụ làm làm báo cáo tài chính cơng ty từ lỗ thành lãi, đưa vào hồ sơ
vay vốn và hình thành quyền đòi nợ để ký hợp đồng thế chấp tài sản là quyền
đòi nợ đối với bên thứ ba cho Techcombank (TP.HCM), làm giả phiếu giám sát
vận chuyển và phiếu giao hàng giả để đưa vào hồ sơ vay vốn kèm các hợp đồng
bán hàng giả. Thơng báo số lượng chất lượng hàng hố trong kho khơng đúng
thực tế để đưa vào hồ sơ tài sản thế chấp. Chưa hết, để chứng minh với
Techcombank việc sử dụng vốn vay là để mua hàng đúng mục đích, đối tượng
còn lập bảng kê thu mua cà phê và trà với số lượng tổng trị giá ảo.
/>559-ti-dong-2215804/.
Trang 10
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
f) Vay nợ ngân hàng làm đòn bẩy để tiếp tục vay nợ, thủ đoạn "lấy mỡ nó
rán nó"
Bằng cách phát hành trái phiếu cho ngân hàng, dùng vốn huy động từ trái phiếu trở
lại mua cổ phần chính ngân hàng hoặc tổ chức khác, dùng cổ phiếu đó thế chấp để
tiếp tục mượn vốn. Qua các vòng quay, quy mơ khoản vay có thể đội lên vài ba lần.
Vấn đề là giá trị tài sản, giá trị tín chấp (chủ yếu ở trái phiếu) dễ trở thành những
miếng bánh vỡ vụn trong túi nợ xấu ngân hàng.
Ví dụ điển hình là vụ “bầu Kiên”: Bằng cách lập 3 cơng ty, sử dụng pháp nhân
phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu cho ngân hàng ACB, dùng vốn huy động
từ trái phiếu trở lại mua cổ phần chính ngân hàng ACB và các tổ chức khác, dùng
cổ phiếu đó thế chấp để tiếp tục mượn vốn.
3. CÁC GIẢI PHÁP TỔNG THỂ NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG TTBCX
TỪ PHÍA NGÂN HÀNG
3.1 Các giải pháp đối với lựa chọn bất lợi
3.1.1 Sàng lọc
Đây là gợi ý đầu tiên cho vấn đề lựa chọn bất lợi. Sàng lọc được áp dụng trong thị
trường tín dụng. Stiglitz và Weiss (1981) phát triển một lý thuyết về phân phối tín

dụng (credit ration). Họ lập luận rằng các ngân hàng khơng nên áp dụng lãi suất
cân bằng trong tình trạng TTBCX và chấp nhận cơ chế sàng lọc (screening).
Trong thị trường tín dụng truyền thống, việc cạnh tranh giữa cung và cầu sẽ đẩy lãi
suất lên cao và đi đến cân bằng. Tuy nhiên khi lãi suất cao sẽ chỉ tạo điều kiện rủi
ro của các dự án tăng cao. Điều này sẽ làm cho chi phí thực tế trong thị trường tín
dụng sẽ cao hơn chi phí kỳ vọng do tỷ lệ nợ xấu cao. Như vậy, muốn giảm rủi ro và
duy trì thị trường tín dụng thì cần áp dụng một mức lãi suất ít rủi ro hơn. Và lãi
suất tối ưu là lãi suất thấp hơn mức lãi suất cân bằng truyền thống. Ở mức lãi suất
này, trong thị trường tín dụng cầu sẽ cao hơn cung. Sàng lọc trong thị trường tín
dụng theo mức lãi suất này là lý thuyết về phân phối tín dụng. Với lý thuyết này, sẽ
có một số người đi vay khơng vay được.
Trang 11
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
Như vậy sự cân bằng trong thị trường tín dụng phụ thuộc vào lãi suất và chi phí
giao dịch. Chi phí giao dịch đồng biến với rủi ro tín dụng. Khi áp dụng việc sàng
lọc và phân phối tín dụng, ngân hàng chấp nhận áp dụng mức lãi suất thấp hơn
mức lãi suất truyền thống sẽ được bù đắp bằng việc ngân hàng tìm được những
khách hàng tốt hơn. Điều đó có nghĩa là ngân hàng tìm kiếm những phương án vay
vốn an tồn hơn hay ít rủi ro hơn so với trường hợp áp dụng lãi suất cao. Như vậy
thị trường tín dụng sẽ giảm được rủi ro và từ đó giảm được chi phí giao dịch trong
điều kiện tồn tại TTBCX.
3.1.2 Phát tín hiệu
Đây là gợi ý thứ hai cho lựa chọn bất lợi. Theo Stiglitz và Weiss (1981), phát tín
hiệu trong thị trường tín dụng (signaling) căn cứ vào lịch sử quan hệ tín dụng trong
q khứ của khách hàng hoặc uy tín của khách hàng trong thị trường. Tuy nhiên
nếu chỉ đánh giá quan hệ tín dụng trong q khứ giữa khách hàng với ngân hàng
trong điều kiện hiện nay thì cũng có nhiều điều chưa ổn. Vấn đề được đặt ra là
kiểm tra được tính xác thực của lịch sử quan hệ tín dụng đó. Nếu những thơng tin
này bị che đậy thì rủi ro trong thị trường tín dụng sẽ cao hơn và vấn đề TTBCX lại
càng nghiêm trọng hơn.

3.2 Các giải pháp đối với tâm lý ỷ lại
3.2.1 Giám sát trực tiếp
Giám sát trực tiếp các hợp đồng là một gợi ý đầu tiên cho vấn đề rủi ro đạo đức.
Theo Stiglitz và Weiss (1981), chủ sở hữu phải bỏ ra nguồn lực để đạt được việc
kiểm sốt thơng tin. Điều này có nghĩa là một bên phải chấp nhận chi phí về nhân
lực và tiền bạc để giám sát hành vi của bên còn lại nhằm u cầu họ thực hiện các
điều khoản đã cam kết trong hợp đồng.
Việc tài trợ cho các khoản vay được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
như mua xe thế chấp bằng chính xe mua, mua bất động sản thế chấp bằng chính bất
động sản đó thì ngân hàng kiểm sốt trực tiếp dưới dạng cầm cố/thế chấp có nghĩa
là người đi vay chỉ có quyền sử dụng tài sản đang cầm cố/thế chấp chứ chưa có
Trang 12
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
quyền sở hữu. Với cách thức như vậy thì cho dù khách hàng đang sử dụng tài sản
hình thành từ vốn vay nhưng quyền sở hữu nó lại thuộc về ngân hàng.
Việc cầm cố/thế chấp dựa vào chính tài sản có được từ việc đi vay một phần làm
giảm rủi ro đạo đức và đồng thời tạo điều kiện cho NHTM mở rộng được cung tín
dụng trong tình trạng ít rủi ro. Nhưng hiện tại, việc bảo đảm bằng tài sản hình
thành từ vốn vay hiện tại chưa nhiều do một số hạn chế trong q trình thực thi.
3.2.2 Giám sát gián tiếp
Giám sát gián tiếp thơng qua những hành động khuyến khích là can thiệp thứ hai
cho vấn đề rủi ro đạo đức. Việc khuyến khích gián tiếp này thể hiện ở chỗ ngân
hàng thiết kế các khoản ưu đãi để khách hàng có nỗ lực thực hiện đúng, đầy đủ các
điều khoản đã ký kết trong hợp đồng. Điển hình như, nếu khách hàng thực hiện
đúng các điều khoản và thanh tốn đúng hạn (có uy tín thanh tốn tốt) của khoản
vay trước thì ngân hàng sẽ cho vay tiếp hoặc cho vay nhiều hơn khoản vay trước.
Tóm tắt việc giảm thiểu tình trạng TTBCX theo sơ đồ sau (Nguồn: Nguyễn Trọng
Hồi, Fulbright):
Trang 13
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam

Ngồi ra, tài sản bảo đảm có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa sự xuất hiện
của rủi ro đạo đức sau khi cho vay vì việc bảo đảm bằng tài sản sẽ tạo ra lợi thế về
tâm lý cho ngân hàng. Vì các tài sản bảo đảm nên khách hàng sẽ cảm thấy cần phải
làm việc tích cực hơn để thanh tốn khoản nợ của họ và tránh khả năng bị mất tài
sản có giá trị. Khi thực hiện bất cứ một hành vi nào, mỗi cá nhân ln xem xét họ
sẽ được gì và mất gì. Nếu hành vi ln mang lại lợi ích mà khơng bị tổn thất gì thì
họ sẽ thực hiện, ngược lại nếu hành vi ln tạo ra tổn thất mà khơng có lợi ích gì
cho bản thân thì họ sẽ khơng thực hiện. Đối với loại còn lại, hành vi được thực hiện
khi lợi ích lớn hơn chi phí và ngược lại hành vi sẽ khơng được thực hiện. Tác dụng
của tài sản bảo đảm nằm ở điểm này. Khi những khoản tín dụng được cấp mà
khơng có tài sản bảo đảm, phần vốn của khách hàng tham gia rất ít hoặc khơng
tham gia vào phương án vay vốn, thì xu hướng tất yếu là khách hàng sẽ thực hiện
các phương án có mức độ rủi ro cao để đem lại lợi nhuận cao vì nếu phương án thất
bại thì cái mà họ mất là khơng đáng kể, ngược lại nếu phương án thành cơng thì lợi
ích của họ là rất lớn. Hành vi của khách hàng sẽ hồn tồn ngược lại khi họ phải
đem cầm cố/thế chấp các tài sản hiện có của mình để được cấp tín dụng. Khi tài sản
được cầm cố/thế chấp tại ngân hàng thì người vay sẽ bị mất chúng nếu khoản vay
của họ được đầu tư khơng cẩn thận và xảy ra rủi ro. Chính vì vậy mà họ phải thận
trọng hơn khi thực hiện quyết định đầu tư của mình.
4. CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT TRONG HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG NHẰM GIẢM THIỂU THƠNG TIN BẤT CÂN XỨNG
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM
Trong một nền kinh tế, hầu như khơng một ngân hàng nào có đủ khả năng tự mình
xử lý được vấn đề thơng tin bất cân xứng mà cần phải có một cơ sở hạ tầng và
những điều kiện cần thiết cho nền kinh tế đó nhằm tránh xảy ra những vấn đề về hệ
thống ảnh hưởng tiêu cực đến tồn bộ nền kinh tế.
Để giúp các ngân hàng tìm được "đúng" khách hàng, "đúng" dự án và khách hàng
thực hiện "đúng" những hành động như đã cam kết thì một nền kinh tế cần phải có
các cơ sở hạ tầng và điều kiện cần thiết gồm:
Trang 14

Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
- Các quy định pháp lý rõ ràng và chặt chẽ;
- Hệ thống kế tốn và báo cáo tài chính minh bạch, đủ độ tin cậy phản ánh đúng
năng lực tài chính của khách hàng;
- Hệ thống thơng tin đầy đủ, có độ tin cậy và tính chính xác cao;
- Các tiêu chuẩn đánh giá xếp loại rõ ràng, minh bạch, dễ áp dụng;
- Tổ chức đánh giá, xếp loại tín dụng độc lập;
- Hệ thống đăng ký tài sản.
4.1 Các quy định pháp lý
Ở Việt Nam, hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng được
quy định bởi văn bản cao nhất là Luật các tổ chức tín dụng. Ngồi ra còn có các
văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn
bản liên quan đến hoạt động tín dụng. Các quy định về hoạt động tín dụng tại Việt
Nam được đánh giá là tương đối đầy đủ và theo thơng lệ chung với các hướng dẫn
rõ ràng, quyền tự chủ dành cho bên cấp tín dụng trên cơ sở bảo đảm những quy
định về an tồn.
4.1.1 Các điều kiện cấp tín dụng
Để được cấp tín dụng, bên được cấp tín dụng phải đảm bảo các điều kiện cần thiết
gồm:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân
sự theo quy định của pháp luật;
- Mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp hợp pháp;
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết;
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu
quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với
quy định của pháp luật;
Trang 15
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định.
4.1.2 Quy định về đảm bảo tiền vay

Theo quy định hiện hành, các tổ chức tín dụng có thể cấp tín dụng một khách hàng
thơng thường theo các hình thức đảm bảo gồm: Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của
khách hàng vay; Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba; Bảo đảm bằng tài sản hình
thành từ vốn vay; Cho vay khơng có tài sản đảm bảo.
Để có được điều kiện được cấp tín dụng khơng có tài sản đảm bảo, khách hàng
phải có tình hình tài chính lành mạnh, chứng minh được khả năng trả nợ của mình.
Để có được điều kiện cấp tín dụng có đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay,
khách hàng phải có vốn tự có tham gia vào dự án cộng với tài sảm đảm bảo ở mức
tối thiểu trên tổng mức đầu tư của dự án theo quy định.
4.1.3 Quy định về việc thẩm định, xét duyệt cho vay và giám sát thu hồi vốn vay
Việc thẩm định, xét duyệt cho cấp tín dụng và giám sát thu hồi khoản tín dụng
được cấp phải tn thủ các quy định như sau:
- Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình xét duyệt cấp tín dụng theo ngun tắc
bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm
giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng.
- Tổ chức tín dụng xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư,
phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ
đời sống và khả năng hồn trả khoản tín dụng được cấp của khách hàng để
quyết định cấp tín dụng.
- Việc cấp tín dụng của tổ chức tín dụng và khách hàng phải được lập thành hợp
đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng phải có nội dụng về điều kiện cấp tín dụng,
mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp, phương thức cấp tín dụng, lượng
tín dụng được cấp, lãi suất, thời hạn cấp tín dụng, hình thức bảo đảm, giá trị tài
sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả
thuận.
Trang 16
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
- Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình và thực hiện kiểm tra, giám sát q trình
cấp tín dụng, sử dụng khoản tín dụng được cấp và trả nợ của khách hàng phù
hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng và tính chất của khoản vay,

nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng thu hồi khoản tín dụng đã cấp.
Với các quy định pháp lý nêu trên, tổ chức tín dụng được tự chủ và phải chịu trách
nhiệm về hoạt động tín dụng của mình, đồng thời đảm bảo điều kiện để ngân hàng
có thể tìm đúng khách hàng, đúng dự án để cấp tín dụng, và giám sát để khách
hàng thực hiện những hành vi đúng sau khi được cấp tín dụng để hồn trả cho
ngân hàng khoản tín dụng được cấp.
4.2 Hệ thống thơng tin kế tốn và báo cáo tài chính
Hệ thống thơng tin kế tốn và báo cáo tài chính là một cơ sở cực kỳ quan trọng
giúp cho các bên có liên quan nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Nếu một hệ thống thơng tin kế tốn và báo cáo tài chính khơng được tổ chức tốt và
khơng minh bạch và có độ tin cậy cao sẽ rất khó có thể căn cứ để xem xét "sức
khoẻ" của doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, Luật kế tốn năm 2003 quy định đơn vị kế tốn phải thu thập, phản
ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế tốn mà nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh. Đơn vị kế tốn có trách nhiệm cơng khai các báo cáo tài chính.
Mặt khác, các chuẩn mực kế tốn theo thơng lệ chung đã dần được áp dụng tại Việt
Nam. Tuy nhiên hiện tại, hệ thống tiêu chuẩn kế tốn Việt Nam (VAS) vẫn còn
những khác biệt so với với hệ thống tiêu chuẩn kế tốn quốc tế (IAS).
Theo Nghị định về kiểm tốn độc lập, trừ một số loại hình doanh nghiệp phải thực
hiện kiểm tốn như bảo hiểm, ngân hàng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp niêm yết, số còn lại (chủ yếu là các
doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp), nhà nước chỉ khuyến khích các
doanh nghiệp thực hiện kiểm tốn các báo báo tài chính. Mặt khác, tại hầu hết các
tổ chức tín dụng chưa u cầu khách hàng đến xin cấp tín dụng phải có báo cáo tài
chính được kiểm tốn.
Trang 17
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
Việc sử dụng các báo cáo tài chính để làm căn cứ thẩm định dự án của các tổ chức
tín dụng chưa có đủ độ tin cậy.
Những vấn đề nêu trên đã tạo ra kẽ hở để một doanh nghiệp có nhiều hệ thống sổ

sách báo cáo kế tốn (thường là 3). Một dùng để báo cáo thuế (kết quả kinh doanh
thấp hơn thực tế). Một dùng để vay vốn ngân hàng (kết quả báo cáo thường hơn
thực tế). Một dùng cho nội bộ (số liệu thực). Với tình trạng như vậy, khi doanh
nghiệp gặp khó khăn thì ngân hàng rất khó nhận biết tình trạng thực của doanh
nghiệp là như thế nào.
4.3 Hệ thống thơng tin và cơ sở dữ liệu
4.3.1 Hệ thơng thơng tin phục vụ đánh giá xếp loại khách hàng
Một hệ thống thơng tin đầy đủ về khách hàng như: lịch sử hình thành và q trình
phát triển, năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm, đội ngũ điều hành là cơ sở hết sức
quan trọng giúp cho việc thẩm định, xếp loại, lựa chọn khách hàng trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng. Nếu hệ thống này khơng đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng đánh giá, thẩm định khách hàng của các ngân hàng.
Hiện nay, Trung tâm tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) là tổ
chức duy nhất thực hiện cơng tác thu thập thơng tin của các khách hàng có quan hệ
tín dụng với tất cả các tổ chức tín dụng. Cơ chế thu thập thơng tin của CIC theo
quy chế hoạt động thơng tin tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Trong đó
quy định các tổ chức tín dụng theo định kỳ có trách nhiệm báo cáo các thơng tin
liên quan đến khách hàng cho CIC và các tổ chức tín dụng được quyền khai thác
thơng tin của CIC.
CIC hiện tại cung cấp đều có thu phí đối với những bản tin chi tiết và thời gian xử
lý thơng tin có một số bản tin còn chậm (hơn một ngày kể từ thời điểm tra cứu
thơng tin) làm chậm tiến độ xử lý hồ sơ của các ngân hàng.
Lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng chưa được cập nhật thường xun, liên
tục, chỉ là cung cấp theo số liệu của các TCTD cung cấp, thường là vào cuối mỗi
tháng nên vẫn có trường hợp thơng tin về quan hệ tín dụng của khách hàng đã thay
Trang 18
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
đổi nhưng vẫn chưa được CIC cập nhật và có thể những thơng tin đó khách hàng
khơng cung cấp cho ngân hàng, xảy ra tình trạng TTBCX. Điều này ảnh hưởng đến
quyết định cho vay hoặc khơng cho vay đối với khách hàng cũng như số tiền cho

vay khơng đúng so với nhu cầu thực tế của khách hàng và cũng khơng loại trừ khả
năng nhiều ngân hàng cùng tài trợ cho một phương án vay vốn của khách hàng.
Trên thực tế, các thơng tin hiện có của CIC có độ cập nhật khơng cao và các chỉ
tiêu còn chung chung. Những thơng tin cần thiết để xác định lịch sử, độ tin cậy của
ban điều hành doanh nghiệp hầu như khơng có. Mặt khác, do chưa thực sự ý thức
về tầm quan trọng của tính cập nhật và chính xác về thơng tin nên các tổ chức tín
dụng chưa có sự quan tâm đúng mức đến các thơng tin, dữ liệu khi báo cáo cho
CIC. Khi thẩm định doanh nghiệp, rất ít ngân hàng lấy thơng tin từ CIC.
Hệ thống thơng tin nội bộ của từng tổ chức tín dụng: Hiện nay, bản thân trong một
tổ chức tín dụng, hệ thống lưu trữ, xử lý thơng tin cũng chưa hiệu quả và tính hệ
thống gần như khơng có. Thậm chí việc kiểm sốt tổng dư nợ của một khách hàng
(kể cả các đơn vị trực thuộc hạch tốn báo sổ) là một vấn đề rất khó khăn đối với
các tổ chức tín dụng.
Trước đây, các ngân hàng quản lý thơng tin của khách hàng chủ yếu “bằng tay”: là
theo sổ sách lưu trữ của từng đơn vị kinh doanh của ngân hàng nên rất khó trong
việc kiểm sốt quan hệ tín dụng, tổng dư nợ cũng như lịch sử thanh tốn nợ tại các
đơn vị kinh doanh của cùng một ngân hàng. Việc phổ biến các văn bản liên quan
đến hoạt động của các ngân hàng là bằng đường bưu điện hoặc bằng fax.
Hiện tại, hầu hết các ngân hàng đã triển khai hệ thống quản lý thơng tin nội bộ với
nhiều hệ thống, chương trình khác nhau:
Hầu hết các ngân hàng đã có hệ thống email nội bộ để trao đổi thơng tin một cách
tiện lợi và nhanh chóng, là nơi trao đổi thơng tin giữa Hội sở và kênh phân phối
cũng như giữa các đơn vị kinh doanh với nhau:
- Giữa Hội sở và kênh phân phối: (1) Cung cấp các văn bản, các quy định của
NHNN hoặc của ngân hàng đến các đơn vị kinh doanh và các nhân viên nghiệp
Trang 19
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
vụ nhanh nhất; (2) Hướng dẫn nghiệp vụ và giải đáp các thắc mắc trong q
trình tác nghiệp; (3) Báo cáo trực tiếp thơng tin của đơn vị kinh doanh.
- Giữa các đơn vị kinh doanh với nhau: Trao đổi thơng tin liên quan đến các văn

bản liên quan trong q trình tác nghiệp.
Ứng dụng chương trình Core Banking trong hoạt động tại NHTM:
Chương trình này có thể tra cứu được thơng tin nhân thân của
khách hàng vay cả về các giao dịch của khách hàng trong hệ
thống. Trong quan hệ tín dụng, có thể tra cứu các thơng tin như
tổng hạn mức tín dụng, dư nợ hiện tại, lịch sử thanh tốn tiền vay,
uy tín thanh tốn tiền vay, tài sản bảo đảm cho hạn mức tín dụng,
… Theo Website NHNN Việt Nam (2011), Report Banking – Hệ
thống CNTT ngân hàng Việt Nam: Năm 1998, ngân hàng đã triển
khai Core Banking. Năm 2005, có 7 ngân hàng triển khai Core
Banking và tính đến năm 2011 hơn 90% ngân hàng đã triển khai
chương trình này. Tính đến năm 2011, ở nước ta, một số phần
mềm Core Banking đã được sử dụng tại các ngân hàng như: Siba;
Bank 2000; SmartBank; Symbol System; Teminos; IQex; Huyndai;
Sylverlake; TCBS (the complex banking solution – giải pháp ngân
hàng phức hợp)…
Tuy nhiên, hiện các ngân hàng hiện tại vẫn chưa cho các đơn vị
kinh doanh tra cứu đầy đủ thơng tin của khách hàng vay tại các
đơn vị kinh doanh khác cùng hệ thống. Điều này có thuận lợi là
bảo mật thơng tin của khách hàng vay vốn, tránh trường hợp
tranh giành khách hàng nội bộ lẫn nhau.
Nhưng nó cũng có hạn chế là các đơn vị kinh doanh khác khó có
thể tìm được đầy đủ thơng tin của khách hàng vay, có thể sẽ cho
vay trùng lắp hoặc tài trợ q nhiều cho khách hàng vì áp lực chỉ
tiêu nếu như ngân hàng khơng có quy định khách hàng đang có
Trang 20
Thông tin bất cân xứng trong hoạt động tín dụng Ngân hàng tại Việt Nam
quan hệ tín dụng tại đơn vị kinh doanh này thì khơng được quan
hệ tín dụng tại đơn vị kinh doanh khác trong cùng hệ thống.
4.3.2 Hệ thống thơng tin phục vụ cho việc thẩm định dự án

Ngồi hệ thống thơng tin dùng để đánh giá khách hàng, khi thẩm định dự án,
phương án kinh doanh, các tổ chức tín dụng cần phải có hệ thống thơng tin nhằm
xác định, kiểm tra các thơng số đầu vào và đầu ra của dự án, nhất là các thơng số
về thị trường các ngun liệu đầu vào và thị trường đầu ra của sản phẩm
Thực tế, hiện nay các tổ chức tín dụng thường sử dụng các thơng tin lấy với tính hệ
thống khơng cao. Do vấn đề về hệ thống thơng tin phục vụ cho cơng tác thẩm định
dự án của các tổ chức tín dụng hiện nay vẫn đang là vấn đề rất lớn. Những biến số
quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả của dự án như giá ngun vật liệu, giá
bán, khả năng tiêu thụ lại thiếu thơng tin nhất trong q trình thẩm định.
4.4 Hệ thống các tiêu chuẩn và kỹ thuật đánh giá
Sau khi có đủ các thơng tin với độ tin cậy cao, điều kiện cần thiết tiếp theo là phải
có các tiêu chuẩn và kỹ thuật đánh giá phù hợp.
4.4.1 Các tiêu chuẩn đánh giá năng lực khách hàng
Theo quy định đối với những người điều hành doanh nghiệp đòi hỏi phải có một số
tiêu chuẩn nhất định nào đó (về bằng cấp). Nhưng thực tế những quy định này nặng
về hình thức hơn. Những căn cứ, tiêu chuẩn để dựa vào đó đánh giá khả năng điều
hành của một doanh nghiệp, một tổ chức gần như khơng có.
4.4.2 Các tiêu chuẩn phân tích báo cáo tài chính
Hai điều kiện cơ bản nhất để phân tích báo cáo tài chính nhằm đưa ra các đánh giá,
kết luận có độ tin cậy là phải có hệ thống thơng tin báo cáo tài chính đủ độ tin cậy
và có hệ thơng các chỉ tiêu, chuẩn mực đánh giá. Phần thứ nhất đã được trình bày ở
phần trên.
Hiện nay chưa có các tiêu chuẩn, chuẩn mực được cho là hiệu quả để so sánh đánh
giá một báo cáo tài chính của một khách hàng là tốt hay khơng tốt, đủ tiêu chuẩn
hay chưa đủ tiêu chuẩn.
Trang 21

×