Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

hiện thực xã hội liên xô trong tác phẩm “nghệ nhân và margarita” của mikhail afanasievich bulgacov

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.38 KB, 93 trang )

1



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NV
BỘ MÔN NGỮ VĂN











LÊ THỊ PHÍ
MSSV: 6106421


HIỆN THỰC XÃ HỘI LIÊN XÔ
TRONG TÁC PHẨM “NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA”
CỦA MIKHAIL AFANASIEVICH BULGACOV

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ Văn


Cán bộ hướng dẫn: ThS.GV. TRẦN VĂN THỊNH







Cần thơ, 11- 2013

2
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích – yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN, THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
1.1 . Vấn đề lí luận
1.2 . Khái quát lịch sử Xô Viết những năm 1930 của thế kỷ XX
1.3 . Tác giả Mikhail Afanasievich Bulgacov
1.4 . Một vài nét về tác phẩm
1.4.1 Tóm tắt tác phẩm
Chương 2. HIỆN THỰC VỀ CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI LIÊN XÔ NHỮNG
NĂM 30 TRONG TÁC PHẨM “NGHỆ NHÂN VÀ MARGARITA” CỦA
MIKHAIL AFANASIEVICH BULGACOV
2.1. Hiện thực về con người đại diện cho cái thiện
2.1.1. Con người dám sống vì sự thật
2.1.2. Con người hi sinh vì tình yêu
2.1.3. Con người dám sống vì sự lựa chọn
2.1.4. Con người có lòng vị tha

2.2. Hiện thực về con người đại diện cho cái ác
2.2.1. Con người bị chi phối bởi sức mạnh của đồng tiền
2.2.2. Sự tha hóa quan chức trong xã hội Liên Xô
2.2.3. Con người mưu toan điều khiển người khác
2.2.4. Con người nô lệ của quyền lực
Chương 3. HIỆN THỰC VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ TIÊU BIỂU TRONG XÃ HỘI
LIÊN XÔ NHỮNG NĂM 30 TRONG TÁC PHẨM “NGHỆ NHÂN VÀ
MARGARITA” CỦA MIKHAIL AFANASIEVICH BULGACOV
3.1. Vấn đề số phận và phần thưởng của nhà văn
3.2. Vấn đề duy lí của con người
3
3.3. Vấn đề tự do và trách nhiệm
3.4. Vấn đề về “Bản thảo không cháy”
3.5. Vấn đề tự do và trách nhiệm của “Người quản lí nghệ thuật”
C. PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

























4
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Xô Viết được biết đến như là sự kế thừa và tiếp nối tinh hoa truyền
thống văn học Nga với nhiều đại diện ưu tú, đạt đến đỉnh cao của văn học thế gíới.
Hơn 90 năm sau cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng mười, trải qua những bước
thăng trầm của lịch sử, nước Nga đã có nhiều thay đổi. Song song với tiến trình của
lịch sử, văn học cũng từng bước được quan tâm và phát triển.
Mỗi nền văn học trên thế giới mang một dấu ấn đặc sắc và chứa đựng những
nét riêng. Đến với Nga, đất nước của những thiên tài văn học ta nhận ra nhiều điều
mới mẻ, độc đáo. Ở xứ sở ấy xuất hiện những cây bút nổi tiếng như A. Puskin, L.
Tolstoi…Trong đó có Mikhail Afanasievich Bulgacov, một hiện tượng kỳ lạ, được sự
quan tâm của giới phê bình, nghiên cứu. Mặc dù gặp nhiều bi kịch trong cuộc sống,
nhưng bằng tài năng và bản lĩnh, M.Bulgacov đã chứng minh bản thân mình qua
những kiệt tác vượt thời gian, tiêu biểu là tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita. Với
tác phẩm này M.Bulgacov được nhìn nhận như một trong những tác giả bí ẩn nhất
của văn học thế giới.
Nghệ Nhân và Margarita là một trong những kiệt tác của thế kỷ XX. Tác
phẩm này chứa đựng nhiều nội dung mang ý nghĩa thời đại mà đến nay vẫn còn

nguyên giá trị. Là một tác phẩm ít nhiều mang tính chất tự sự, nội dung tác phẩm
phản ánh bi kịch của chính cuộc đời tác giả đồng thời cũng là bi kịch của người nghệ
sĩ đương đại.
Tiếp cận tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita của M.Bulgacov, chúng tôi nhận
thấy nhiều vấn đề mới lạ và hấp dẫn. Tác phẩm đã khẳng định được tài năng của
M.Bulgacov sau nhiều thăng trầm và gian khổ. Với những lý do trên, chúng tôi quyết
định chọn đề tài “Hiện thực xã hội Liên Xô trong tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita
của M.Bulgacov” làm vấn đề khảo sát và nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
M.Bulgacov là một trong những nhà văn lớn nhất và kì bí nhất của nước Nga
chính vì thế mối quan tâm đối với sự nghiệp sáng tác của M.Bulgacov mỗi ngày tăng
lên. Hầu hết tác phẩm của ông được in, tái bản, dịch, dựng phim,…không chỉ bó hẹp
trong phạm vi nước Nga mà ngày càng mở rộng trên thế giới.
5
Từ năm 1962 bắt đầu có sự “Lớn tiếng” của M.Bulgacov. Trong vòng chừng
dài năm, với một số (chưa phải là tất cả) tác phẩm được công bố, M.Bulgacov đã trở
thành “Hiện tượng” trong độc giả Xô Viết và vượt biên giới ra nước ngoài. Tuy
nhiên, giới phê bình chính thống, các giáo sư vẫn chưa đánh giá cao ông. Phải đến
thời “Cải tổ” cuối thập kỷ 80 M.Bulgacov mới thực sự hiện diện hết tầm cỡ của
mình. Tất cả những gì ông viết ra điều được in đi in lại, nhiều tác phẩm được dịch ra
nước ngoài, đưa lên sân khấu [6; tr.11].
Với Pandjikidze, một nhà văn nổi tiếng người Gruzia, nói M.Bulgacov “Đã
là người đương thời của cha ông chúng ta, đang là người đương thời với chúng ta và
sẽ là người đương thời với con cháu chúng ta”. Nhà văn Nga Leonid Lens khẳng
định: “Nhà văn đang sống và sẽ sống chừng nào còn tồn tại văn học Nga”. Còn
những người dự định xây “Điện panteon thế kỷ XX” ở Mĩ thì chọn đưa và tôn vinh ở
đó tác giả “Nghệ Nhân và Maragita” là một trong hai nhà văn Nga đã làm rạng danh
thời đại và đất nước mình [6; tr.26-27].
Trong Từ điển văn học bộ mới (2003), khi đề cập phong cách sáng tác trong
tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita của M.Bulgacov, tác giả Đỗ Lai Thúy nhận định:

“Nghệ Nhân và Margarita, một cuốn biến niên sử châm biếm cuộc đời Moskva
những năm 30. Không lặp lại truyền thống châm biếm cổ điển, tác giả mạnh dạn sử
dụng yếu tố quái dị và những tình tiết kỳ vĩ, có tình truyền thống rút ra từ nhiều thế kỷ
như những thủ pháp nghệ thuật làm nổi bậc cuộc đấu tranh muôn thuở giữa thiện và
ác. Nghệ Nhân và Margarita có nhiều tầng ý nghĩa và có tư tưởng nghệ thuật cao.
M.Bulgacov qua đời sau khi hoàn thành Nghệ Nhân và Margarita và nhà văn được
liệt vào những tác giả cổ điển văn học Xô viết” [7; tr.170]. Ở đây, tác giả Đỗ Lai
Thúy đã nhấn mạnh những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm: yếu tố kì
quái, tình tiết kì vĩ có tính truyền thống.
Cũng trong quyển Từ điển văn học bộ mới (2003) Hà Thị Hà có đi vào
nghiên cứu tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita. Trong bài nghiên cứu, tác giả tiến
hành tóm tắt và tìm hiểu sơ lược về nghệ thuật và nội dung trong tác phẩm “Nghệ
Nhân và Margarita là một sáng tạo độc đáo. Tiểu thuyết là sự phối hợp nhiều yếu tố
nghệ thuật: hiện thực đan xen kì ảo, truyền thuyết lịch sử, châm biếm trữ tình. Cốt
truyện phức tạp nhiều nhân vật chồng chéo. Qua tác phẩm Bulgacov đã phản ánh
chân thực, sinh động hiện thực xã hội Moskva những năm 30 của thế kỷ đồng thời đặt
6
ra nhiều vấn đề bức xúc: sáng tạo nghệ thuật, tình yêu,…Mặc dù cách lý giải vấn đề,
tác giả còn bộc lộ nhiều vấn đề ảo tưởng nhưng ông vẫn để lại cho người đọc lòng tin
và nhân tố sáng tạo và sức mạnh chiến thắng cái thiện trong cuộc đời ngày nay” [7;
tr.1050]. Tuy có nhiều nhận định sâu sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm,
nhưng còn nhiều giá trị nội dung của tác phẩm chưa được bàn tới.
Trong “Tuyển tập văn xuôi của Bulgacov” còn có bài viết của G.Lesskis
thông qua sự trích dịch của Nguyễn Văn Thảo nghiên cứu về quyển tiểu thuyết cuối
cùng của M.Bulgacov. Bài nghiên cứu đã khái quát nội dung tác phẩm và phân tích
sơ lược một số nhân vật trong tác phẩm “Nghệ Nhân và Margarita”. G.Lesskis cho
rằng “Những nét ý nghĩa chung nhất, ý nghĩa triết học và tôn giáo đạo đức của tiểu
thuyết Nghệ Nhân và Margarita. Tác phẩm này sâu sắc và phong phú đến mức không
thể nào nói hết trong một bài báo, cũng như trong nhiều cuốn sách, như thường vẫn
vậy đối với bất kì tác phẩm nghệ thuật lớn nào” [6; tr.1109]. Chúng tôi nhận thấy

những giá trị to lớn và sức ảnh hưởng rộng rãi của tác phẩm thông qua bài nghiên
cứu.
Ở Việt Nam, việc tiếp nhận M.Bulgacov và những tác phẩm của ông vẫn còn
rất mới mẻ. Hầu như chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu đầy đủ về M.Bulgacov và
những tác phẩm mang tầm tư tưởng lớn của ông. Nghệ Nhân và Margarita lần đầu
tiên xuất hiện ở Việt Nam qua tuyển tập văn xuôi của M.Bulgacov do Đoàn Tử
Huyến dịch. Trong công trình nghiên cứu này tác giả nhận định tài năng của nhà văn
qua quyển tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita “Nhắc đến M.Bulgacov tôi nhớ lại
hai câu nói: Habent sua fata libeli (Các cuốn sách có số phận riêng của mình) và
(Các bản thảo không cháy), một của người xưa, một của chính M.Bulgacov. Hai câu
điều vận dụng đúng cuộc đời văn chương của ông, mà không chỉ riêng ông- mà tất cả
những nhà văn nghệ sĩ và tác phẩm đích thực lớn từ cổ chí kim” [6; tr.5]. Chúng ta có
thể hiểu được số phận của nhiều nhà văn được phản qua quyển tiểu thuyết.
Tác giả Đoàn Tử Huyến còn đi vào nghiên cứu nội dung tác phẩm Nghệ
Nhân và Margarita của M.Bulgacov. Trong bài nghiên cứu có đưa ra một số nhận
định nhằm khẳng định giá trị và sức ảnh hưởng của tác phẩm Nghệ Nhân và
Margarita “Có một câu được nói ra bởi miệng của Quỷ Satan nhưng đã trở thành
châm ngôn về số phận của Bulgacov cũng như số phận của nghệ thuật. Cuốn tiểu
thuyết của Nghệ Nhân bị đốt hủy, bản thân anh bị săn đuổi, bị khốn khổ, nhưng nghệ
7
thuật chân chính một khi đã được sáng tạo ra, sẽ tồn tại bất chấp tất cả, như cuộc
sống biến thành chính bản thân cuộc sống. Cũng vì vậy các hình tượng hư cấu văn
học thế giới đi vào tác phẩm Bulgacov cùng với các hiện tượng của cuộc đời thực”
[6; tr.20]. Tác giả Đoàn Tử Huyến nhấn mạnh vào bi kịch của Nghệ Nhân và
Bulgacov, cho chúng ta thấy những điểm tương đồng và khác biệt về họ “Bi kịch của
Nghệ Nhân là ở chổ anh không được người đương thời hiểu và đánh giá đúng. Nó
cũng là bi kịch đời riêng Bulgacov và nhiều thiên tài khác. Nhưng ở đây có điểm khác
biệt giữa cuộc đời Nghệ Nhân và đời thực của nhà văn: Bulgacov đã đấu tranh quyết
cho số phận của mình, còn Nghệ Nhân thì không. Có lẽ điểm khác biệt này thể hiện
lập trường của Bulgacov trong nghệ thuật” [6; tr.21].

Bên cạnh đó, trong bài nghiên cứu tác giả còn phát hiện ra những tầng ý
nghĩa, vấn đề vĩnh cửu trong tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita “Thông qua hai hình
tượng nhân vật lịch sử Ponti Pilat và Iesua Ha-Notxri, Bulgacov đưa ra một vấn đề
vĩnh cửu nhưng đồng thời luôn luôn thời sự trách nhiệm của cá nhân trước lịch sử,
trước cuộc đời” [6; tr.24].
Những nguồn tài liệu trên giúp cho chúng tôi có những định hướng đúng đắn
và gợi mở khi tìm hiểu về “Hiện thực xã hội Liên Xô trong tác phẩm Nghệ Nhân và
Margarita của M.Bulgacov. Qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi muốn đóng
góp một phần nhỏ của mình vào quá trình nghiên cứu tác phẩm Nghệ Nhân và
Margarita ở Việt Nam. Thấy được vai trò và vị trí của tác phẩm trong văn học Xô
Viết nói riêng và văn học thế giới nói chung, cũng như hiểu rõ những vấn đề nỗi bật
về hiện thực xã hội Liên Xô những năm 30.
3. Mục đích, yêu cầu
Khi thực hiện đề tài “Hiện thực xã hội Liên Xô trong tác phẩm Nghệ Nhân và
Margarita của M.Bulgacov” chúng tôi tiến hành triển khai các nội dung sau:
Một là tìm hiểu về các vấn đề lí luận liên quan đến tác phẩm.
Hai là tìm hiểu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của M.Bulgacov để
hiểu được vị trí của nhà văn trong nền văn học Nga nói riêng và văn học nước ngoài
nói chung. Bên cạnh đó chúng tôi cũng khái quát lịch sử xã hội Liên Xô những năm
1930 của thế kỷ XX để tìm mối liên hệ giữa hiện thực và tác phẩm phản ánh.
Thứ ba, chúng tôi phân tích hiện thực xã hội Liên Xô trong tác phẩm Nghệ
Nhân và Margarita như: hiện thực về con người, hiện thực về những vấn đề xã hội.
8
Từ những nội dung đã triển khai ở trên, chúng tôi hướng đến mục đích xác
định những giá trị nội dung của tác phẩm trong mối quan hệ với thời đại và vượt thời
đại. Đó cũng là cơ sở để chúng tôi đánh giá xác đáng về giá trị tác phẩm, cũng như
thành tựu của nhà văn M.Bulgacov đối với văn học Nga và thế giới.
4. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài “Hiện thực xã hội Liên Xô trong tác phẩm Nghệ Nhân và
Margarita của M.Bulgacov”, chúng tôi xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu

của đề tài như sau:
Về đối tượng nghiên cứu: Chúng tôi xác định tác phẩm Nghệ Nhân và
Margarita của M.Bulgacov là tác phẩm chính trong nghiên cứu. Văn bản được chúng
tôi sử dụng là tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita trong Bulgacov tuyển tập văn xuôi
do Nhà xuất bản văn học xuất bản năm 1988, Đoàn Tử Huyến dịch và giới thiệu.
Về phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi tập trung vào vấn đề hiện thực xã hội
Liên Xô trong tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita của M.Bulgacov. Điều đó có
nghĩa là chúng tôi chỉ tiếp cận một phần thuộc phương diện nội dung tác phẩm,
phương diện đó nghiên về giá trị hiện thực của tác phẩm hơn là các giá trị khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Hiện thực xã hội Liên Xô trong tác phẩm
Nghệ Nhân và Margarita của M.Bulgacov”. Chúng tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
Phương pháp lịch sử - xã hội: Vận dụng phương pháp này, chúng tôi đặt tác
phẩm vào hệ thống lịch sử xã hội nước Nga khi tiếp cận, nhìn nhận và đánh giá. Từ
hướng tiếp cận đó, chúng tôi khảo sát tiểu thuyết Nghệ Nhân và Margarita để thấy rõ
được xã hội Liên Xô có những vấn đề gì đặt ra trong tiểu thuyết Nghệ Nhân và
Margarita. Phương pháp phân tích tổng hợp: chúng tôi dựa vào những lí lẽ và dẫn
chứng để tiến hành phân tích hiện thực xã hội Liên Xô. Sau đó dùng phương pháp
tổng hợp để rút ra nội dung về hiện thực về con người, hiện thực về xã hội.
9
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÍ LUẬN, THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ
VÀ TÁC PHẨM
1.1. Vấn đề lí luận
Văn học hiện thực, văn học có khả năng hiểu biết và khám phá được bản
chất hoặc một vài khía cạnh bản chất của hiện thực. Lênin khẳng định không có con
người không biết, chỉ có con người chưa biết mà thôi. Marx cho rằng tư duy của con
người có thể đạt đến chân lí của đối tượng. Nói đến giá trị và tác dụng của nhận thức
là nói đến “Đạt đến chân lí của đối tượng”, chứ không phải dừng lại ở thuộc tính

phản ánh nói chung.
Hiện thực là một chỉnh thể hoàn toàn, bất khả phân chia. Luôn có sự đang
xen đến bộn bề phức tạp của nhiều mặt đối lập: niềm vui và nỗi buồn, ánh áng và
bóng tối, cao cả và thấp hèn, thiện ác, tích cực và tiêu cực,… trong đời sống xã hội và
trong mỗi con người.
Vấn đề phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa gây ra nhiều tranh
luận khác nhau về tên gọi như chủ nghĩa hiện thực vô sản (Libêđinxki), chủ nghĩa
hiện thực cộng sản (Grônxki). Và có lẽ xuất phát từ phong cách và kinh nghiệm sáng
tác của chính mình, Valdimir Maiacovski đề nghị gọi là “Chủ nghĩa hiện thực có tính
khuynh hướng”, Lép Tônxtôi đề nghị gọi là “Chủ nghĩa hiện thực đồ sộ”. Nhưng đến
đại hội các nhà văn Liên Xô lần thứ nhất năm 1934, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ
nghĩa chính thức ghi vào điều lệ của hội nhà văn Liên Xô với định nghĩa: “Phương
pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa yêu cầu mô tả cuộc sống một cách chân thực, lịch sử
cụ thể và trong quá trình phát triển cách mạng của nó, và trên cơ sở sự mô tả đó là
nhiệm vụ giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho người lao động”.
Có thể nói ngay cơ sở xã hội và cơ sở ý thức của chủ nghĩa hiện thực xã hội
chủ nghĩa là thực tiễn của giai cấp công nhân và học thuyết Mác xít. Vấn đề tính
Đảng cộng sản là linh hồn của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Hiện thực xã hội
chủ nghĩa là phương pháp sáng tác, thì tính đảng của trào lưu văn học và nghệ sĩ chỉ
là tiền đề quan trọng. Chỉ có tính đảng trong tác phẩm với tư cách là một phạm trù tư
tưởng và thẩm mĩ mới là linh hồn sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa.
Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một vũ khí sắc bén của công cuộc
cách mạng của giai cấp vô sản. Cứu cánh của cách mạng, tất nhiên là xây dựng một
10
xã hội công bằng và hợp lí, với những con người sống một cách cao đẹp. Nhưng bao
giờ cũng vậy, xuất phát điểm của bất cứ công cuộc cách mạng, hoặc nói rộng ra của
bất cứ sự đổi mới nào cũng là nhằm đánh bại cái cũ, cái xấu, cái ác, cái lỗi thời. Về
tính cách của chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi nhà văn phải thấm nhuần lí tưởng thẩm mĩ
của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, để miêu tả người lao động xã hội chủ nghĩa anh
hùng cách mạng để miêu tả người lao động xã hội chủ nghĩa với tư thế người anh

hùng mới.
Hoàn cảnh điển hình của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là “Mô tả
cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng của nó”. Có nghĩa là mô tả cuộc
sống trong quá trình tương quan cái mới chiến thắng hoặc khả năng và triển vọng
chiến thắng cái cũ. Ngoài ra thì chất lãng mạng ở phương pháp sáng tác hiện thực xã
hội chủ nghĩa là xu thế tất yếu của hiện thực, nó hướng về cuộc sống chưa đến, nhưng
nhất định sẽ đến, hoặc có thể sẽ đến. Nó khác hẳn về chất ngay cả với chủ nghĩa lãng
mạn tích cực, tuy cũng biểu hiện những ước mơ tốt đẹp nhưng không bao giờ đến. Do
nó được mô tả trong quá trình phát triển cách mạng, cho nên tính cách cũng được mô
tả trong quá trình phát triển cách mạng.
1.2. Khái quát lịch sử Xô Viết những năm 1930 của thế kỷ XX
Tháng 6 năm 1930, đại hội lần thứ XVI đảng cộng sản Liên Xô họp. Đại hội
được ghi vào những vinh quang của những chiếc sĩ Bônsêvich Xô Viết là “Đại hội
mở cuộc tiến công của xã hội chủ nghĩa trên toàn mặt trận, đại hội thủ tiêu bọn culac
với tính cách là một giai cấp và thực hiện tập thể hóa toàn bộ” [4; tr.3] (Xtalin ). Sau
những năm đấu tranh và xây dựng dũng cảm vượt qua bao trở ngại, gian khổ, nhân
dân Xô Viết anh hùng đã khẳng định chân lý chói sáng của thời đại mới: chủ nghĩa xã
hội mới nhất định thắng lợi. Thắng lợi trên toàn mặt trận, ở thành thị cũng như ở
nông thôn.
Kế hoạch năm năm lần thứ I đã vượt trước thời gian, trở thành “Kế hoạch 4
năm”. Năm 1934 đại hội lần thứ XVII của đảng họp trong không khí tưng bừng của
thắng lợi, phấn khởi khẳng định: cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa đã được xây dựng. Kế
hoạch 4 năm lần thứ ba được thông qua đại hội đại biểu của đảng lần thứ XVIII
(1939) trên cơ sở thắng lợi đã đề xuất nhiệm vụ lịch sử vĩ đại – từ xã hội chủ nghĩa
tiến dần từng bước lên xã hội cộng sản xã hội chủ nghĩa. Năm 1936, khi hiến pháp
Liên Xô được công bố, xã hội Xô Viết thực sự đã trở thành cộng đồng thống nhất của
11
những người lao động, công nhân, nông dân và trí thức Xô Viết với tư cách là những
người chủ tập thể của đất nước Xô Viết xã hội chủ nghĩa.
Những biến đổi trọng đại trong thời kỳ “Những kế hoạch 5 năm đầu tiên” đã

có ảnh hưởng quyết định đối với tiến trình văn học Xô Viết. Cao trào lao động dân
chủ sáng tạo rộng lớn của hàng chục triệu người tham gia xây dựng công cuộc xã hội
chủ nghĩa, tham gia “Sự sáng tạo lịch sử cơ bản” là một thực tiễn hào hùng, sinh
động, phong phú đã cổ vũ mạnh mẽ của đông đảo các nhà văn Xô Viết. Đó là cơ sở
vững chắc rộng lớn để nhận thức sâu sắc hơn nguyên lý tính đảng trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển văn hóa mới.
Thống nhất những quan điểm văn học nghệ thuật dưới thống nhất của nguyên
lý tính đảng cộng sản, trên cơ sở thực tiễn xã hội mới, xã hội chủ nghĩa: thống nhất
những đội ngũ nhà văn Xô Viết, tập trung lực lượng sáng tác. Góp phần động viên,
thúc đẩy sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, đó là những yêu cầu cấp bách do bản
thân tiến trình văn học đòi hỏi. Với thói phê bình gậy tài độc đoán thay thế việc lãnh
đạo tư tưởng các nhà văn bằng lối “Hành chính báo” đưa ra các khẩu hiệu “Đồng
minh hoặc thù địch” để nhận định phẩm chất nhà văn. Những người lãnh đạo của tổ
chức RAPP đã phạm những sai lầm rất nghiêm trọng, gây trở ngại lớn cho việc đoàn
kết, thống nhất đội ngũ nhà văn Xô Viết. Kiêu căng ngạo mạn họ lớn tiếng công kích
cả Măcxim Gorki, Maiacôpxki, còn Alêchxây Tônxtôi thì dưới mắt họ chỉ là một nhà
văn “Tư sản nguy hiểm”. Không nắm được đặc trưng sáng tác văn học, với những lập
luận giáo điều, võ đoán, họ quy định phương pháp sáng tác mới là phương pháp duy
vật biện chứng. Vì thế ngày 23 tháng 4 năm 1932, Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng Sản Liên Xô ra nghị quyết về việc “Cải tổ văn học nghệ thuật”, quyết định giải
thể RAPP tiến tới xây dựng một tổ chức thống nhất bao gồm “Tất cả những cương
lĩnh ảnh hưởng chính quyền Xô Viết, có nguyện vọng tham gia công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội”.
Trong thời gian này các nhà văn nao nức, phấn khởi, tin tưởng bao trùm
trong sinh hoạt văn học nghệ thuật. Mọi người khẩn trương náo nức chuẩn bị đại hội
các nhà văn Liên Xô lần thứ I. Ban tổ chức đại hội được thành lập do nhà văn lão
thành Măxim Groki đứng đầu, làm trưởng ban danh dự. Nhà văn Xô Viết đã thực sự
hiểu biết thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa và bạn đọc của mình đó là điều cơ bản
thành công của đại hội. Những nhóm, những đội nhà văn náo nức lên đường, tỏa đi
12

các công trường, nhà máy hầm mỏ, đi về các nông trang xã hội chủ nghĩa. Cũng
chính điều đó làm cho văn học nghệ thuật thực sự được quan tâm. Chăm lo, nhiệt tình
của toàn dân Xô Viết.
Trong không khí tưng bừng của cả nước hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm
lần nhất trong 4 năm, ngày 17 tháng 8 năm 1934. Đại hội là một sự kiện quan trọng
nổi bật trong sinh hoạt tinh thần của nhân dân Xô Viết trong thời kỳ “Những kế
hoạch 5 năm đầu tiên”. Đại hội cũng là sự kiện có ý nghĩa thiết thân đối với những
nhà văn chân chính, tiến bộ trên mọi lục đại. Nhà văn Gorki trình bày trước đại hội, là
một cống hiến to lớn của các nhà văn lão thành vào việc xây dựng cơ sở lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin. Qua lập luận sinh động sắc bén của Gorki, văn học Xô Viết
hiện thực xã hội chủ nghĩa nổi bậc lên là nền văn học kế thừa và phát triển những gì
tốt đẹp nhất mà văn học tiến bộ của nhân loại đã đạt được trong trường kì lịch sử
hàng ngàn năm.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của việc xây dựng cương
lĩnh tư tưởng và thẫm mỹ chung của toàn đội ngũ các nhà văn Xô Viết, là xác định
một cách chính xác, khoa học phương pháp sáng tác của nền văn học mới. Những tác
phẩm nghệ thuật với những hình tượng sinh động, đáp ứng được yêu cầu tư tưởng -
thẫm mỹ đông đảo độc giả Xô Viết, kịp thời giải quyết được những vần đề mới thực
tiễn của tiến trình văn học, rõ ràng chính là những tác phẩm như: Trường đại học của
tôi, sự nghiệp gia đình Artômônôp của Gorki, chiến bại của Phađêep,…. Không phải
là thứ thơ cầu kỳ “Siêu trí tuệ”, “Máu xiếc” bằng ngôn từ của những cây bút “Kiến
thức” vị lai thể hiện được tính cách tân của thơ ca Xô Viết, mà chính thơ ca hiện thực
thấm sâu chất trữ tình cách mạng.
Chính chủ nghĩa hiện thực, chứ không phải phương pháp sáng tác nào khác,
đã giành được vị trí hàng đầu trong cuộc thi đua, “Đọ sức” giữa các trường phái, các
nhóm nhà văn trong gần hai chục năm qua. Chính phương pháp sáng tác hiện thực
mới tỏ ra có đầy đủ khả năng để phản ánh và nhận thức thực tại mới, có hiệu lực
mạnh mẽ trong sự nghiệp “Sáng tác thực tại” giáo dục xây dựng con người mới với ý
thức tâm lý mới. Hoàn toàn ngược lại với nỗi hoài nghi, thậm chí dễ hiểu là lỗi thời,
tàn kiệt sinh lực của một số nhà lý luận, nghệ sỹ. Thực tại xã hội chủ nghĩa hiện thực

sức sống mới, tạo điều kiện thuận lợi cho phương pháp sáng tác đó. Họ đã có sự kế
thừa một cách chủ động, tích cực những truyền thống tốt đẹp của văn học hiện thực
13
Nga trước cách mạng tháng 10. Được ánh sáng tư tưởng của Lênin soi rọi, thái độ của
những nhà văn Xô Viết ưu tú đối với di sản văn học của Puskin, Leptôntôi,
Sêkhôp,… là hoàn toàn xa lạ. Qua những cuộc tranh luận quyết liệt họ đã thống nhất
phương pháp sáng tác của nền văn học Xô Viết là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ
nghĩa.
Văn học Xô Viết trong thời kỳ lịch sử “Những kế hoạch 5 năm đầu tiên”.
Giành được một số nhiệm vụ thu hoạch rất phong phú, đa dạng về chủ đề, phong cách
bút pháp, thể loại. Luận điểm được ghi nhận trong đại hội nhà văn Liên Xô lần thứ I.
Về tính đa dạng của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa không phải chỉ là một lời
khuyến khích động viên, mà chính là dựa trên văn học Xô Viết trước đó.
Trong thời gian này xuất hiện những cây bút ký khẩn trương bám sát ngay
những sự kiện mới, những vấn đề xã hội mới, những thắng lợi mới. Xuất hiện những
tên tuổi như Xtopxki, Galin, tập trung ngòi bút của mình vào việc tái hiện kịp thời
những cuộc cải tạo về kinh tế xã hội được tiến hành trong những kế hoạch 5 năm đầu
tiên. Bên cạnh đó, một trong những năm hào hùng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất,
đội ngũ những nhà viết tiểu thuyết được bổ sung thêm nhiều tài năng mới xuất sắc
như: Grôxaman, Ôxtơôpki,…một trong những vấn đề cơ bản của tiểu thuyết Xô Viết
những năm này là vấn đề kết hợp nhuần nhuyễn việc tái hiện sinh động hiện thực xã
hội rộng lớn, đang vận động nhanh chóng trong cuộc vận động thắng lợi chủ nghĩa xã
hội rộng lớn, đang vận động nhanh chóng trong cuộc vận động thắng lợi chủ nghĩa xã
hội với việc miêu tả phân tích sâu sắc tâm lý, tích cách con người Xô Viết cũng đang
biến đổi nhanh chóng với nhịp độ khẩn trương của thực tại đó.
Một trong những tác phẩm lớn ra đời từ ngay đầu những năm 30 thể hiện
thành công xung đột công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Hàng loạt các tác phẩm ra
đời trong giai đoạn này như: tiểu thuyết Xôchi (1930) của Lêônôp, ông còn là tác giả
2 cuốn tiểu thuyết khác như Xcutarepxki (1933) và Đường ra đại dương (1936). Tiểu
thuyết Bà nghị lực của Fgatcôp, trường ca V. I Lênin, tốt lắm của Maiakôpxki, Pie

đại nhất và con đường đau khổ của A.Tônxtôi.
Tiểu thuyết Xô Viết những năm 1930 là bức tranh nghệ thuật ngôn từ sinh
động phản ánh sự biến đổi và trưởng thành nhiều mặt của con người Xô Viết trong
những năm chủ nghĩa xã hội đang giành được những thắng lợi quyết định trong toàn
bộ cuộc sống Xô Viết. Cơ sở của sự biến đổi và trưởng thành đó là sự tham gia của
14
con người vào thực tiễn đấu tranh cách mạng, vào công cuộc lao động xây dựng xã
hội chủ nghĩa, vào đội ngũ của tập thể.
Hơn mười năm qua, trong thời kỳ “Những kế hoạch 5 năm đầu tiên”, cùng
với sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa, vũ khí nghệ thuật
của nhà văn Xô Viết trong văn xuôi, thơ, cũng như kịch đã được rèn giũa sắc bén để
sẵn sàn bước vào thời kỳ bão lửa thử thách quyết liệt của cả nước. Tầm sử thi hoành
tráng bao quát thực tại rộng lớn được nâng cao bao giờ hết. Khả năng đi vào “Quá
trình biện chứng tâm hồn” của con người Xô Viết được thể hiện ở những tác phẩm
thuộc thể loại khác nhau.
1.3. Tác giả Mikhail Afanasievich Bulgacov
Milkhail Afanasievich Bulgacov sinh ngày 15 tháng 5 năm 1891 tại thành
phố Kiew. Bố ông là giáo sư tiến sĩ thần học, biết nhiều thứ tiếng. Mẹ cũng là người
có học, con mục sư, trước khi đi lấy chồng đã từng dạy học. M.Bulgacov là con cả, từ
nhỏ thông minh, học hành chu đáo. Năm 1916, tốt nghiệp xuất sắc chuyên ngành y
khoa trường đại học tổng hợp Kiew, ông xin ra mặt trận của cuộc chiến tranh thế giới
thứ nhất với tư cách là người tình nguyện của hội chữ thập đỏ. Ít lâu sau ông gọi về
Moskva và được cử đi phụ trách một bệnh viện nông thôn hẻo lánh ở Sưtrev. Từ đó
bắt đầu những năm tháng chìm nổi của nhà văn tương lai qua các vùng Viazma,
Vladikavkaz, Tiflis, Batưm, Kiew. Đã từng bị bắt buộc theo bọn phỉ Petlura, đã từng
tham gia Hồng quân. Tháng 9 năm 1921, M.Bulgacov đến Moskva, sống và làm việc
tại đó cho đến cuối đời.
Trong những năm đói khát và sôi động sau nội chiến, cũng như nhiều nhà
văn khác vừa rời khỏi mặt trận đổ xô về Moskva trong đó có cả những tên tuổi về sau
là chủ sói trên văn đàn Xô Viết như A. Phadeew và M. Solokhov, M.Bulgacov phải

trải qua nhiều nghề để sống: thư kí tiểu ban văn học tổng cục giáo dục chính trị, viết
báo, theo đoàn hát rong, làm nhiều năm ở các báo “Tiếng còi”, “Ngày hôm trước”,
v.v…
M. Bulgacov có thiên hướng văn học rất sớm, chín tuổi ông đọc “Những linh
hồn chết”, rất thích văn trào phúng của Gogol, Santưkov-Sedrin. Ông bắt đầu viết
văn khi còn đang đi học những năm nội chiến đã có một số vở kịch diễn tại mặt trận.
Đầu năm 1925, phần thứ nhất tiểu thuyết “Bạch vệ” của ông ra mắt bạn đọc. Một nhà
văn hồi đó, M.Vôlôsin, đã đánh giá như sau : “Tôi thấy đây là một tác phẩm rất lớn
15
và độc đáo” với tư cách là tác phẩm trình làng, chỉ có thể so sánh nó với sự ra mắt
của Đostoievski và Tolstoi. Ngay lập tức nó được chuyển thành kịch nói dựa trên cơ
sở của cuốn tiểu thuyết “Bạch vệ”. Và M.Bulgacov đã viết kịch bản “Những ngày
tháng của anh em Turbin” nó được trình diễn thành công tại nhà hát nghệ thuật
Moskva.
Cũng trong năm 1925, M.Bulgacov in các thiên truyện vừa “Ổ quỷ”,
“Những quả trứng định mệnh” và viết “Trái tim chó”. Ông lần lượt ra đời các kịch
bản:“Căn hộ của Dôia” (1927), “Chạy trốn” (1928),“Môlier” (1929),…M.Bulgacov
trở thành kịch tác gia Nga lớn nhất kể từ Sekhov. Nhưng vào thời đó xung quanh các
tác phẩm của ông diễn ra những cuộc tranh luận quyết liệt. Gorki, Veresaiev,
Stanislavski… đánh giá cao M.Bulgacov, nhưng những người phủ nhận ông nhiều
hơn và quyết liệt hơn.
Theo lời nhà văn, trong một thời gian ngắn trên báo chí đã xuất hiện 298 bài
phê bình thù địch tác phẩm của ông, buộc tội ông về phía Bạch Vệ bôi nhọ cách
mạng. Từ năm 1929, sau ý kiến Stalin cho rằng “Chạy trốn” là một hiện tượng chống
Xô Viết, hầu hết các vở kịch của ông điều bị cấm diễn. Sách của ông không được in,
người quen lấn dần, tiền hết, không có việc làm, muốn xin làm người gác cổng cũng
không ai dám nhận. Trong cảnh cùng quẩn đó, ngày 28 tháng 3 năm 1930,
M.Bulgacov gửi cho chính phủ xô viết một lá thư : “… Tôi xin chính phủ Xô Viết lưu
ý rằng tôi không phải là nhà hoạt động chính trị, mà là một nhà văn, toàn bộ sản
phẩm của tôi, tôi đã trao cho sân khấu Xô Viết(…), Nếu những gì tôi viết không đủ

sức thuyết phục và tôi buộc phải chung thân im lặng ở Liên Xô, tôi đề nghị chính phủ
Xô Viết cho tôi việc làm theo nghề nghiệp ở nhà hát với tư cách đạo diễn(…) Nếu
không được làm đạo diễn, tôi xin làm diễn viên đóng vai phụ. Nếu làm diễn viên vai
phụ không được, tôi xin làm công nhân sân khấu…” [6; tr.8].
Hai mươi ngày sau, ngày 18 tháng 4 năm 1930, tức là bốn ngày sau phát
súng thiên tài thơ V. Maiakovski bắn vào đầu tự tử để lại bài thơ tuyệt mệnh và bức
chúc thư “Gửi đồng chí chính phủ”, Stalin đích thân gọi điện cho M.Bulgacov. Tổng
bí thư trung ương đảng hứa giúp đỡ nhà văn, hẹn sẽ gặp trực tiếp nói chuyện với ông.
Khẩu súng lục đã chuẩn bị sẵn trong ngăn kéo, M.Bulgacov đem vứt xuống hồ công
viên Novodevitri. Mấy ngày sau ông nhận vào làm đạo diễn ở nhà hát nghệ thuật
Moskva.
16
Quan hệ giữa M.Bulgacov và Stalin, cũng như quan hệ của Stalin với những
nhà văn Xô Viết thời đó như Solokhov, Phadeev, Akhmatova, Platonov, Mandelstam,
Pasternak… là một đề tài đặc biệt sẽ được tiếp tục làm sáng tỏ. Stalin rất quan tâm
đến sáng tác của M.Bulgacov. Theo tài liệu lưu trữ của các nhà văn nghệ thuật
Moskva, Stalin đã xem “Những ngày tháng Turbin” 15 lần, xem duyệt, “Căn hộ của
Dôia” không ít hơn 8 lần. Stalin đánh giá “Những ngày tháng của anh em Turbin” đã
chứng minh sự phá sản của phong trào bạch vệ, còn về vở “Chạy trốn” thì gợi ý có
thể được diễn nếu tác giả viết thêm một vài cảnh để làm rỏ nguyên nhân thất bại của
phe Bạch Vệ. Nhưng nhà văn giữ lập trường nghệ thuật của mình, và “Chạy trốn”
sau ba chục năm mới bắt đầu được dựng, được in thành sách, được quay phim.
M.Bulgacov chờ đợi và đặt nhiều hy vọng vào cuộc gặp gỡ với Stalin, nhưng
nó không bao giờ diễn ra. Ngày 30 tháng 5 năm 1931, M.Bulgacov viết tiếp một bức
thư để gửi tổng bí thư trung ương đảng Stalin. Bức thư viết: “Tôi xin thông báo rằng,
sau năm rưỡi im lặng, trong tôi có những dự định mới lại bùng lên với một sức mạnh
không thể kìm nổi, những dự định đó rộng lớn và mảnh liệt, tôi xin chính phủ tạo điều
kiện cho tôi thực hiện chúng(…) tôi có những dự định, nhưng không có sức lực,
không có những điều kiện cần thiết để làm việc” [6; tr.9]
Nhà văn tự gọi mình là “Con sói văn học duy nhất trên văn đàn Nga” (…)

“Người ta khuyên tôi nên nhuộm lông đi. Một lời khuyên vô nghĩa. Sói dù có nhuộm,
cắt lông đi thì nó vẫn không thể nào giống với cho cảnh nuôi nhà được”.“Người ta
đối xử với tôi như đối xử với một con sói. Và đã nhiều năm nay người ta săn đuổi tôi
như săn đuổi một con thú bị bắt nhốt vào trong khoảng sân rào kín theo các nguyên
tắc của một cuộc đầu độc văn học.
Tôi không căm giận, nhưng tôi rất mệt, và cuối năm 1929 thì tôi giục. Bởi vì
con thú cũng có thể mệt lắm chứ.
Con thú đã tuyên bố rằng nó không phải là sói nữa, không phải là nhà văn
nữa. Từ bỏ nghề nghiệp của mình. Im lặng. Điều đó, xin nói thẳng ra, là hèn nhát.
Không có một nhà văn nào lại có thể im lặng được. Nếu anh ta im lặng, thì có
nghĩa đó không phải là nhà văn chân chính.
Còn nếu nhà văn chân chính mà im lặng thì anh ta sẽ chết” [6; tr.9-10].
Những lời trên của M.Bulgacov nói lên cốt lõi quan niệm của ông về thiên
chức của nhà văn, điều sau này ông thể hiện đầy đủ và trọn vẹn qua hình tượng Nghệ
17
Nhân trong cuốn tiểu thuyết lớn nhất của mình. Cho đến cuối đời M.Bulgacov làm
trọn thiên chức đó: ông không im lặng, ông sáng tác. Mặc dù từ cuối những năm 20
cho đến khi ông mất, và thêm cả gần một phần thư thế kỷ tiếp theo, ông không được
in một dòng nào, hàng loạt tác phẩm ông lần lượt ra đời các vở kịch “Ađam và Eva”,
“ Đảo thắm”, “Niềm hoan lạc”, “Những ngày cuối cùng” (Puskin), kịch bản chuyển
thể “Những linh hồn chết”, “Chiến tranh và hòa bình”,v.v… Tổng số ông viết đến
mười bốn vở kịch ; văn xuôi có “Môlier” (truyện danh nhân), “Tiểu thuyết sân khấu”
(những ghi chép của người quá cố), và tác phẩm bất hủ Nghệ Nhân và Margarita.
Ông không “Im lặng”, mặc dù tiếng nói ông bị bưng bít không đến được với công
chúng. Nhưng “Các bản thảo không cháy” [6; tr.11], số phận nhà văn được định đoạt
trên hết bởi nghệ thuật, bởi tài năng và trách nhiệm trước nghệ thuật. Đặc biệt tác
phẩm của ông có sức hút ma quái đối với các nhà làm phim, hầu hết những tiểu
thuyết, truyện vừa của ông đã đưa lên màn bạc. Xuất hiện vô vàn các công trình
nghiên cứu, các sách chuyên luận về sự nghiệp sáng tác của ông. Những nhà văn lớn
nhất thế kỉ, từ Tr. Aitmatov đến Garcia Marquez, đánh giá cao M.Bulgacov và thừa

nhận ảnh hưởng lớn lao của ông đối với nhiều nhà văn trên thế giới. Ông mất lúc 16
giờ 39 phút ngày 10 tháng ba năm 1940 vì bệnh xơ cúng thận và chưa qua tuổi 49.
1.4. Một vài nét về tác phẩm
1.4.1. Tóm tắt tác phẩm
Tiểu thuyết Nghệ Nhân và Maragita gồm 2 phần và phần đầu 32 chương và
kết thúc. Tác phẩm phản ánh xã hội Nga những năm 30 thế kỷ XX, một xã hội thăng
trầm và nhiều biến động. Nhân vật Nghệ Nhân là một nhà sử học sống cô đơn, không
còn họ hàng ruột thịt ở Moskva. Nghệ Nhân đã viết quyển tiểu thuyết về Iesua-Ha-
Notxri là chúa Giesu Christ và Ponti Pilat là kẻ đã hành hình chúa. Khi cuốn tiểu
thuyết này hoàn thành thì bị vùi dập và vu khống đến nỗi suy sụp tinh thần phải vào
bệnh viện tâm thần. Margarita một người phụ nữ ba mươi tuổi, không con, nàng là vợ
của một chuyên gia rất lớn. Vì sự cảm phục mà đem lòng yêu Nghệ Nhân. Cả Nghệ
Nhân và Margarita đã có một mối tình vụn trộm và hàng ngày nàng đến với ngôi nhà
dưới hầm. Khi quyển tiểu thuyết hoàn thành vào tháng tám và được gửi đến nhà biên
tập nhưng họ không đăng tác phẩm mà còn xuất hiện những bài báo vùi dập của
Latunski và N.E với nội dung một tên đồ cựu giáo gây gỗ. Chính bài báo này là một
cứu sốc lớn và nguyên nhân dẫn đến bi kịch đau lòng cho Nghệ Nhân.
18
Sau sự mất tích của Nghệ Nhân, Margarita đã đau khổ vì không biết gì về tin
tức người mình yêu. Đang trong lúc tuyệt vọng, chưa tìm được cách giúp Nghệ Nhân,
Maragita đã nhận lời mời của quỷ Satan ẩn dưới nhà hắc ảo thuật Voland mời làm nữ
hoàng do quỷ tổ chức. Nàng đã từ bỏ tất cả để trở thành phù quỷ với một hy vọng là
được tìm lại và cứu Nghệ Nhân, vì thế nàng nhận lời chứng kiến một vũ hội kinh
khủng của những linh hồn tội lỗi. Margarita đóng vai trò là một nữ hoàng nhân từ và
sẵn lòng tha thứ cho nhiều con người mang đầy tội lỗi.
Cũng trong thời gian này Quỷ Satan đã vạch trần những bộ mặt xấu xa của
người dân và quan chức tại Moskva, những đám khán giả, phơi bày sự tham lam, hám
danh và họ có đời sống trụy lạc trong buổi diễn tại nhà hát Tạp Kĩ, đó là giới văn
chương bất tài giả dối, luôn ghen gét độc địa hãm hại lẫn nhau. Với những người như
Riukhin, ban ngày viết vài câu thơ khẩu hiệu để mang danh nhà thơ vô sản, còn đêm

đến quay cuồng cuộc truy hoan trong các bữa tiệc ăn lừng danh thủ đô. Đó là ngôi
nhà số 302 bis phố Sađôvia với bao nhiêu chuyện kì quái cùng ông chủ tịch hội đồng
nhà cửa Nikanor Ivanovich thiển cận, ăn hối lộ. Bên cạnh đó còn nhiều người như thế
như ban phụ trách nhà hát Tạp Kĩ, cửa hàng dành cho người nước ngoài, ủy ban biểu
diễn. Sau khi ban thưởng và trừng phạt xong, quỷ cùng đoàn tùy tùng bay đến nơi
khác.
Cảm động trước tình yêu thánh thiện của Margarita, Quỷ Satan đã giúp nàng
gặp lại Nghệ Nhân. Chính Voland đã giúp Nghệ Nhân hồi phục lại những bản thảo
đốt cháy trước đây và khuyết khích anh viết tiếp. Nghệ Nhân sau khi trải qua những
tháng ngày đau khổ không còn cảm hứng để viết nữa mà chỉ mong được sống yên ổn
dù nghèo đói trong căn hầm của mình trước đây cùng Maragita. Quỷ Satan đã giúp
Nghệ Nhân hoàn thành quyển tiểu thuyết, giải thoát cho Ponti Pilat về gặp Iesua Ha-
Notxri là chúa Giesu Christ để nói về những hối hận khi đã không nói đúng lương
tâm của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc cuốn tiểu thuyết của Nghệ Nhân hoàn
thành. Kết thúc tác phẩm cả Nghệ Nhân và Margarita nhận lấy sự yên bình với một
nơi tĩnh mịch vô thanh và thoát khỏi cuộc sống đau khổ.



19
Chương 2. HIỆN THỰC VỀ CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI
LIÊN XÔ NHỮNG NĂM 30 TRONG TÁC PHẨM “NGHỆ
NHÂN VÀ MARGARITA” CỦA MIKHAIL AFANASIEVICH
BULGACOV
2.1. Hiện thực về con người đại diện cho cái thiện
2.1.1. Con người dám sống vì sự thật
Xã hội Liên Xô những năm 30 tồn tại nhiều vấn đề khác nhau từ chủ nghĩa
xã hội tiến dần lên chủ nghĩa cộng sản. Sự đổi mới về phương pháp sáng tác mang
đến nhiều nguồn cảm hứng cho các nhà văn, họ đi vào sáng tác đúng với hiện thực
của xã hội. Thông qua tác phẩm Nghệ Nhân và Margarita, M.Bulgacov nói lên con

người dám dấn thân vào sự thật, dù sự thật đã tồn tại mấy ngàn năm trong lịch sử.
Đồng thời nhà văn muốn nhấn mạnh vào cái giá mà những con người ấy phải trả, nó
có xứng đáng cho những thành quả đã tạo dựng ra hay không? Từ nhân vật Nghệ
Nhân mà M.Bulgacov xây dựng, con người cùng sống và chết vì sự thật lịch sử tồn
tại mấy ngàn năm nhưng đã bị hội nhà văn Moskva né tránh và tàn nhẫn phủ nhận
quyển tiểu thuyết mà mình sáng tạo ra. Tất cả hội nhà văn Moskva đã không dám viết
lại lịch sử, họ thờ ơ, vô cảm với lịch sử. Nghệ Nhân dám nói lên sự thật lịch sử, tất cả
minh chứng của sự thật được phơi bày vì thế kết quả mà mình phải nhận lấy những
chuỗi ngày tháng bế tắc và chất chứa sự đau khổ.
Nghệ Nhân đã dám đấu tranh cho sự thật và phục hồi chân lý của sự thánh
thiện qua quyển tiểu thuyết. Một sự sáng tạo, tái hiện lại lịch sử đã đi vào sự lãng
quên và giá trị đạo đức được lặp lại thông qua hai hình tượng Ponti Pilat và Iesua Ha-
Notxri. Nghệ Nhân đã cống hiến quên mình, từ bỏ tất cả mọi thứ để có thể viết cuốn
tiểu thuyết về Ponti Pilat và Iesua Ha-Notxri. Vì thế ngài phải trả giá cho chính sự
thật mà mình tạo nên. Iesua, con người luôn theo quan điểm của cái thiện, xem tất cả
mọi người là con người nhân từ. Ngược lại Ponti Pilat, con người theo quan điểm của
cái ác, luôn cho rằng bản chất con người là ác, cái thiện sẽ không bao giờ chiến thắng.
Chính cuộc gặp gỡ trớ triêu, định mệnh này giữa hai nhân vật, đã tạo nên cho đời
những giá trị nhận thức vô cùng ý nghĩa.
Sự thật mà Nghệ Nhân muốn nói đến trong quyển tiểu thuyết thông qua hình
tượng Iesua là người luôn tâm niệm trên cuộc đời này không tồn tại cái ác mà chỉ có
20
những con người nhân từ. Iesua đi hành hương nhiều nơi với mục đích truyền bá về
chân lý của điều thiện, chăn dắt những con người nhân từ. Kenturion Mark, người đã
đánh đập Iesua theo lệnh của Ponti Pilat nhưng bằng chân lý của sự thánh thiện Iesua
vẫn xem hắn là con người nhân từ. Bản chất con người có thể thay đổi, được Iesua
chứng minh thông qua câu chuyện về người thu thuế Levi Matvei. Bằng sự thuyết
giáo của mình, Iesua đã làm thay đổi con người mê tiền, từ bỏ tất cả để theo chân lý
thánh thiện “Anh ta ném hết tiền xuống đường và sẽ theo tôi đi hành hương” [6;
tr.373]. Thông qua câu chuyện, Iesua muốn đánh thức Ponti Pilat, một con người khô

cằn về tình cảm khó có thể nhận thấy giá trị của cuộc sống từ chân lý của sự thánh
thiện. Iesua hy vọng rằng câu chuyện thiết thực đó sẽ làm cho Ponti Pilat thức tỉnh về
chính bản thân, cần sống đúng với sự thật của thời đại. Bản thân Iesua tin rằng con
người sẽ sống tốt hơn nếu biết vứt bỏ những dục vọng, ích kỉ của lương tâm, luôn
nghĩ về tương lai tươi sáng.
Nội dung quyển tiểu thuyết là phơi bày sự thật về con người không dám nhìn
thẳng vào cái thiện. Ponti Pilat hiểu rõ điều thiện trong Ieusa, vì chính Iesua đã nhấn
mạnh chân lý đối với mình “Ngôi đền của lòng tin cũ sẽ sụp đổ, và ngôi đền mới của
chân lý sẽ được dựng lên” [6; tr.374], nhưng lại cố tình né tránh sự thật. Đứng trước
ngưỡng cửa của cái chết nhưng Iesua vẫn nhìn về cuộc đời với những chân lý sắc bén
cùng lời nói thật lòng được thốt lên từ lương tâm của một con người thánh thiện.
Iesua đã đánh thẳng vào suy nghĩ của Pilat khi ông cho rằng“Chân lý trước hết ở chỗ
là ngài đang đau đầu; và đầu của ngài đau đến nỗi ngài đang hèn nhát nghĩ đến cái
chết” [6; tr.375], bằng những lời lẽ vô cùng sắc bén. Ponti Pilat đang đau khổ, giày
vò khi đối diện với sự thật, khi chính Iesua là người đã nhìn thấy sự thật, bản chất bên
trong của mình “Ngài không thể nghĩ về một cái gì khác mà chỉ mơ ước một điều: gọi
con chó ngài đến, nó có lẽ là sinh vật duy nhất mà ngài quyến luyến gắn bó” [6;
tr.375]. Pilat phải đối mặt với sự cô đơn khi những người bên cạnh mình chỉ là kẻ
phục tùng, xem ông như một con người đầy quyền lực. Họ xem Ponti Pilat là con
người sống giả tạo, đối xử thiếu tình cảm với ông.
Con người sống trong danh vọng sẽ không bao giờ nhìn nhận sự việc theo
chân lý tốt đẹp. Từng câu nói thốt ra từ Iesua đã làm cho Pilat hoảng sợ “Ngài là
người quá cô độc và đã hoàn toàn mất lòng tin vào mọi người. Mà lẽ ra, chắc ngài
cũng đồng ý, là không nên dồn tồn bộ sự quyến luyến vào chú chó” [6; tr.376].
21
Những lời thuyết giảng về con người lương thiện, thấu hiểu tâm can của Iesua sẽ dẫn
ngài đến nhanh với cái chết hơn. Dù bị tra trấn và đang đứng trước ngưỡng cửa của tử
thần nhưng Iesua vẫn tin vào cái thiện sẽ chiến thắng, ngự trị cái ác. Iesua đã có
những cách nhìn nhận sâu sắc, rõ nét về con người từ chân lý của cái thiện. Đối với
Pilat, người luôn bác bỏ sự thật về cái thiện, biện hộ cho chính những hành động của

mình càng làm tăng thêm sự hời hợt và giả dối về sự thật “Từ khi anh ta bị những con
người nhân từ làm cho tàn tật, anh ta trở nên dữ tợn và tàn nhẫn” [6; tr.380]. Cách
nghĩ và đối xử của Iesua với Ponti Pilat cho thấy ngài là con người nhân từ, bao dung
gần với quan niệm của phật giáo. Con người dễ dàng thay đổi dưới tác động của hoàn
cảnh, dễ đánh mất đi bản chất tốt đẹp của nhân loại. Nhà văn M.Bulgacov mượn hai
hình tượng Iesua Ha-Notxri và Ponti Pilat nhằm nói lên sự bất công và áp đặt của chế
độ xã hội đối với mọi người.
Con người càng nói sự thật thì càng nhận lấy nhiều tai họa cho mình. Iesua
đã phản ánh đúng sự thật những lý thuyết rút ra từ cuộc sống và đồng thời, ngài phải
nhận lấy những bất hạnh về mình. Iesua khẳng định với Ponti Pilat rằng “Bất kể thứ
quyền lực nào cũng là bạo lực đối với con người. Và sẽ đến một lúc không còn quyền
lực của các hoàng đế lẫn bất cứ quyền lực nào khác. Con người sẽ đến được vương
quốc của sự thật và công lý, nơi đó nói chung sẽ không cần một quyền lực nào cả”
[6; tr.385]. Nhà văn M.Bulgacov với ước mơ về một xã hội công bằng, một xã hội mà
nơi ấy không tồn tại áp bức và bóc lột con người. Mơ ước ấy được M.Bulgacov thể
hiện thông qua khao khát của Nghệ Nhân về hình tượng Iesua cùng với mong muốn
cho chỗ đứng vững chắc của người nghệ sĩ trong xã hội.
Cho dù xã hội có thiếu đi sự công bằng, bóng tối tội ác bao trùm nhưng nhân
vật Iesua vẫn không bị đánh gục. Giữa Nghệ Nhân và Iesua có sự tượng đồng khi
dám đấu tranh cho sự thật. Trong quyển tiểu thuyết của Nghệ Nhân, Ponti Pilat tức
giận khi Iesua xem tất cả mọi người là “Con người nhân từ” và kể cả tên Giuđea quê
ở Kiriaph đã phản bội bẩn thỉu, Mark Crưsoboi tên đao phủ đã đánh đập. Họ đã đối
xử tàn bạo nhưng trong lòng Iesua vẫn xem là con người nhân từ, không có cái ác tồn
tại trên đời. Sự thật sẽ được phơi bày dù những đòn roi có đau đớn đến mấy. Đối với
Nghệ Nhân, tất cả những người trong hội nhà văn Moskva đã không dám nhìn nhận
về quyển tiểu thuyết dù mình viết đúng sự thật. Bất chấp sự phản đối của nhà phê
bình, Nghệ Nhân vẫn kiên tâm hoàn thành tác phẩm của mình dù có nhận lấy sự đau
22
khổ. Chân lý của cái thiện vẫn mãi mãi tồn tại dù hình tượng Iesua trong quyển tiểu
thuyết của Nghệ Nhân đã chết, sẽ còn đó những bài học giá trị cho những con người

dám đấu tranh vì sự thật.
Chúng tôi thấy rằng cũng chính Nghệ Nhân là người đã tìm về sự thật lịch sử
đã qua từ hình tượng Iesua. Iesua đã dũng cảm đón nhận cái chết trước quan tổng trấn
toàn quyền La Mã. Mỗi quyết định của Ponti Pilat là minh chứng cho sự thật, bản
thân ngài là người thấu hiểu tất cả nhưng vì sự hèn nhát trước quyền lực đã vô tâm từ
bỏ cơ hội cứu lấy mạng sống của Iesua, con người được xem “Từ bi bát ái”. Iesua
nhìn về cuộc đời bằng niềm hy vọng và tràn đầy sự lạc quan, không chịu sự cám dỗ,
lối kéo cái ác. Cái thiện sẽ chiến thắng và mang lại nhiều điều tốt lành đến với con
người, Ieusa tin điều đó. Mọi lời thuyết giảng của Iesua trong hoàn cảnh “Treo trên
sợi tóc” không ngoài mục đích đánh thức con người trong Pilat. Qua lời thẩm phán
xét xử đối với Iesua ta thấy có nhiều uẩn khúc “Các tội lỗi của Var-Ravvan và Ha-
Notxri không thể so sánh nhau về mức độ nặng nhẹ. Nếu như tên thứ hai, rõ ràng là
một kẻ điên, có tội đã nói những lời nói vô nghĩa làm rối loạn dân chúng ở Iersalaim
và một vài chỗ khác, thì tên thứ nhất phạm tội nặng hơn nhiều. Hắn không chỉ tung
ra những lời trực tiếp xúi giục nổi loạn, mà còn giết chết binh sĩ khi hắn bị vây bắt.
Tên Var-Ravvan nguy hiểm hơn Iesua Ha-Notxri” [6; tr.393], sự thật cần được phơi
bày ra một cách tuyệt đối khi cả quan tổng trấn toàn quyền La Mã Ponti Pilat và hội
đồng thượng thẩm đại tư tế xứ Giuđea Jozeph kaipha hai người cùng thương lượng,
định đoạt.
Chúng tôi nhận thấy, xã hội đang né tránh sự thật và sợ mọi điều tồn tại
trong chân lý thánh thiện của Iesua. Dù mức độ không bằng tên Va-Ravvan nhưng
Iesua vẫn phải lãnh bản án tử hình. Trong Iesua luôn tồn tại những học thuyết của cái
thiện, ngài muốn cải tạo lại nhiều điều tốt đẹp nhưng phải đón nhận cái chết. Var-
Ravvan là một tên nguy hiểm, mức độ có thể giết người nhưng hội đồng thượng thẩm
lại quyết định tha tội cho hắn. Pilat là người biết rõ điều đó nhưng ông lại tỏ ra lãnh
đạm, thờ ơ. Dường như sự giả tạo đang nhởn nhơ hiện rõ, hội đồng thượng thẩm đã
lặp lại ba lần câu trả lời “Chúng tôi sẽ thả tên Var-Ravvan” [6; tr.394], cho quan tổng
trấn toàn quyền La Mã. Trong con người luôn diễn ra sự đấu tranh giữa hai phần
thiện và phần ác. Chúng song song tồn tại, chi phối lẫn nhau, điều quan trọng là mỗi
23

chúng ta cần biết cách chiến thắng cái ác, để mảnh đất lòng người là nơi ươn mầm
cho cái thiện.
Cái chết của Ieusa được định đoạt bởi Ponti Pilat, chính Pilat là con người
hèn nhát không dám nhìn thẳng vào cái thiện, trốn tránh và chối bỏ. Quan tổng trấn
toàn quyền La Mã có thể cứu lấy mạng sống, cơ hội mang đến nhiều điều tốt lành cho
Iesua nhưng rồi lại bất lực trước cái chết đó. Sự giả dối của Pilat và hội đồng thượng
thẩm, mang đầy quyền lực nhưng đằng sau hai con người đó có nhiều điều xấu, tồi tệ.
Ponti Pilat nhận định rằng “Dân chúng Giuđea biết rằng ngài căm thù họ bằng một
lòng căm thù tàn bạo và ngài sẽ mang lại cho họ nhiều tai họa đau khổ” [6; tr.397].
Bên cạnh đó hội đồng thượng thẩm cũng là người chẳng tốt sau khi có quyền lực
“Bây giờ ta sẽ gửi tín thư đi, mà không phải cho quan thổng đốc ở Antiokhia và cũng
không phải về La Mã, mà thẳng tới Kapreia cho chính hoàng đế trình báo rằng nhà
người đã che giấu những tên phiến loạn hiển nhiên ở Iersalaim khỏi cái chết như thế
nào” [6; tr.397]. Cả hai là nô lệ quyền lực, hèn nhát về lương tâm không dám đấu
tranh cho cái thiện. Ponti Pilat và hội đồng thưởng thẩm điều là những người ác. Dù
Iesua là người lương thiện nhưng ngài vẫn không thoát con người đầy mưu mô và
tham vọng. Cái chết của Iesua là sự hối hận mãi tồn tại trong lòng Ponti Pilat khi ông
không đấu tranh, đánh đổi quyền lực vì con người nhân từ. Sự thật phủ phàng đối với
Iesua khi đã quá tin tưởng vào con người nhân từ trong Ponti Pilat.
Iesua chết nhưng lời thuyết giảng của ngài đã in sâu vào tim tên thu thuế
Levi Matvei. Chỉ có anh mới hiểu rõ chân lý của cái thiện “Anh ta chỉ có ước một
điều làm sao để Iesua, người không hề làm cho ai một điều ác nhỏ nào, tránh khỏi
những cực hình đau đớn” [6; tr.659], là người học trò, người bảo vệ và đi theo chân
lý của Iesua. Chúng tôi nhận thấy, cho đến phút chót Iesua vẫn là con người nhân từ
và trung thành với nguyên tắc đạo đức tối cao. Đứng trước ngưỡng cửa của cái chết,
Iesua vẫn thể hiện chân lí đạo đức bằng cách đáp lại lời trách của tên cướp về sự bất
công. Iesua xin tên đao phủ hãy đưa nước ông uống, nhưng ngài lại nhường cho tên
Đismas trước khi bị tử hình, từ giã cuộc sống. Chân lý sự thánh thiện của Iesua càng
làm cho sự giày vò, đau khổ của Pilat lên cao. Cơn giông diễn ra ở ngọn núi trọc sau
cái chết bất tử của Iesua, phần nào cũng nói lên sự đau khổ của quan tổng trấn toàn

quyền La Mã. Sự dằn vặt cả về thể xác lẫn tâm hồn đối với Ponti Pilat khi ông phải
24
thức suốt mười hai ngàn đêm trăng. Chờ đợi cơ hội để có thể gặp lại Iesua, nói những
lời tận đáy lòng “Ngày mười bốn tháng Nisan mùa xuân” [6; tr.365].
Chúng tôi thấy rằng, con người không dám nói lên sự thật vì thế Pilat càng
đau khổ, nhưng nói sự thật thì lại nhận lấy đau khổ như Nghệ Nhân vì vậy xã hội đã
mất đi cán cân đạo đức để ràng buộc con người. Mọi thứ điều có mặt xấu và mặt tốt,
như hình tượng Iesua đã đánh đổi mạng sống để nói lên sự thật cho thấy ngài là người
có lương tâm. Còn về hình tượng Pilat, hắn phải chịu những chuỗi ngày tháng giày
vò, khi phải bất lực trả giá cho sự hèn nhát. Hình tượng Iesua mà Nghệ Nhân sáng tạo
ra đến khi chết đi thì cái thiện sẽ được chiến thắng cái quan niệm không có người ác
ở trên đời nó mãi tồn tại.
Cũng chính Nghệ Nhân là người đã tìm ra chân lý của lịch sử. Dù chân lý đó
trong quyển tiểu thuyết không được chấp nhận nhưng Nghệ Nhân vẫn không hối hận
cho cuộc tìm kiếm quên mình và phục hồi chân lý của cái thiện. Đó là tất cả thành
quả mà Nghệ Nhân muốn cống hiến cho người dân Moskva khi nói lên sự thật về con
người tồn tại trước đó. Xã hội Nghệ Nhân đang sống đã vô tâm không chấp nhận
những sự thật dù chúng đang tồn tại mà cùng nhau vùi dập quyển tiểu thuyết một
cách hờ hững và lãnh đạm. Con người không thể sống yên ổn nếu làm điều gì trái với
lương tâm, sống giả dối với mình và người khác.
Nét tương đồng giữa Nghệ Nhân và hình tượng Iesua trong quyển tiểu thuyết
là lòng tin mù quán về con người. Hình tượng Iesua tin vào tên Giuđea và Nghệ Nhân
tin vào Aloyzi Mogarưt đã dụ dỗ Nghệ Nhân đọc cho y nghe quyển tiểu thuyết. Nghệ
Nhân có lòng tin mù quán vào con người, đấu tranh cho sự thật khi viết lại lịch sử
trong quyển tiểu thuyết nhưng thành quả đón nhận là tất cả sự đau khổ “Một tín đồ
cựu giáo gây gổ” [6; tr.596]. Sự sụp đổ hoàn toàn cả về thể xác lẫn tinh thần của
Nghệ Nhân từ những lời của giới phê bình đã thẳng tay phê phán.
Chúng tôi nhận thấy, xã hội Liên Xô những năm 30 tồn tại nhiều con người
trong giới văn học, họ có thái độ phê bình gậy tầy, thô bạo, độc đoán. Mà điển hình là
những lãnh đạo trong tổ chức RAPP đã phạm những sai lầm rất nghiêm trọng. Không

nắm rõ được những phương pháp sáng tác văn học. Họ không chấp nhận sự thật lịch
sử khi nó phơi bày theo đúng chiều hướng của xã hội đã từng tồn tại. Vì thế tác giả
M.Bulgacov thông qua nhân vật Nghệ Nhân muốn nói lên số phận bị vùi dập và nhận
lấy những bi kịch không thể tránh khỏi của các nhà văn khi nói đúng sự thật.
25
Tác phẩm của M.Bulgacov sáng tạo ra dù chảy qua số phận nghiệt ngã, thăng
trầm nhưng nhân vật Nghệ Nhân mà M.Bulgacov xây dựng là người dám nói và sống
vì sự thật. Thực tiễn chứng tỏ rằng đối với nhà văn có tài năng, trung thực, sống giữa
cuộc đời và nhân dân, thì việc nhìn thấy sự thật của đời sống không phải là điều khó
khăn. Vấn đề là nhà văn có dám nhìn thẳng vào sự thật ấy không, có dám nói lên sự
thật ấy không, coi việc nói sự thật đó là lương tâm, là thiên chức của người cầm bút
hay không. Cho nên muốn nói lên được sự thật khi chỉ nhìn thấy sự thật thì chưa đủ,
mà phải có dũng khí đi sâu vào khám phá sự thật, có đủ bản lĩnh để nói sự thật đó,
phải có con mắt biện chứng để nhìn ra bản chất và xu thế phát triển không gì đảo
ngược được cuộc sống và cả những vấn đề tồn tại quanh ta.
Trong văn học hiện thực cũng như trong cuộc sống, nói sự thật là hoàn toàn
không đơn giản. Phần vì tìm thấy cách nói thích hợp, có sức thuyết phục. Phần vì
nhiều người không thích nghe sự thật. Do trình độ nhận thức, do tính chất cá nhân, do
lo sợ đủ mọi điều, nhiều người không dám nhìn thẳng vào sự thật, lẫn tránh và thậm
chí xuyên tạc sự thật. Trong xã hội Moskva cũng không ngoại lệ. Con người là tổng
biên tập nhà văn nhưng lại hèn nhát khi nhìn thấy sự thật tồn tại một ngàn chín trăm
năm. Mà hơn thế nhân vật Nghệ Nhân tạo ra là Giesu Christ, sự thật của lịch sử vẫn
tồn tại đến ngày nay nhưng hội nhà văn Moskva không cho nhắc đến.
Dù trải qua con đường đau khổ như một con đường thập giá của mình nhưng
Nghệ Nhân không hối tiếc và tuyệt vọng. Là nhà văn chân chính thì sự thật vẫn là
điều có thể chiến thắng được độc giả và những ai chưa tin vào giá trị của nó. Dù cái
giá là những tháng ngày trong nhà thương tâm thần và tăm tối trong đau khổ nhưng
lịch sử được tạo ra thì sự cống hiến của Nghệ Nhân hoàn toàn xứng đáng. Sự đền bù
cho ngày tháng đau khổ bằng sự tĩnh mịch vô thanh, chốn yên bình cho tâm hồn đang
tàn lụi vì sự thật của mình. Như chính nhà văn là người đang chắc lọc những tư tưởng

tốt nhất cho thời đại và đưa giá trị nhân loại mãi được phát huy.
Theo các nhà nghiên cứu, làm công tác tư tưởng nói chung và làm văn học
hiện thực nói riêng mà lẫn tránh sự thật hay không dám nói lên được sự thật, thì
không thể biết mình đang là ai, đang đứng đâu, phải làm gì và tiến lên như thế nào.
Giả dối làm tê liệt thần kinh và cằn cỗi tâm hồn, xúc phạm lương tri và nhất định sẽ
dẫn đến hỏng việc, nhưng nó thường lại ngọt ngào, trau chuốt. Sự thật thì mộc mạc,
trần trụi, với những mặc tích cực, cao đẹp và có khi với những cay đắng, đau lòng.

×