Về tính tương đương của các văn bản pháp luật do các Quốc gia Thành viên ban hành liên quan tới quy định về
nhãn mác, trình bày và quảng cáo hàng hóa thực phẩm
(OJ L 109, 6.5.2000, trang 29)
Được sửa đổi bởi:
Công báo
Số trang ngày
► M1 Chỉ thị số 2001/101/EC của Ủy ban
Châu Âu ngày 26/11/ 2001 L310 19 28.11.2001
► M2 Chỉ thị số 2003/89/EC
của Nghị viện và Cộng đồng Châu Âu ngày L 308 15 25.11.2003
10/11/2003
Được sửa đổi bởi:
►A1
Bộ luật về các điều kiện gia nhập của các nước Cộng hòa Séc, Estonia, L 236 33 23.9.2003
Síp, Latvia, Lithuania, Hungary, Malta, Ba Lan, Slovenia và Tiệp
Khắc và các điều chỉnh đối với các Hiệp định về sự thành lập Liên minh
Châu Âu
Được hiệu chỉnh bởi:
►C1 Corrigendum, OJ L 124, 25.5.2000, trang 66 (2000/13/EC)
1
▼B
CHỈ THỊ SỐ 2000/13/EC CỦA NGHỊ VIỆN VÀ HỘI ĐỒNG CHÂU ÂU
ngày 20/3/2000
Về tính tương đương của các văn bản pháp luật do các Quốc gia Thành viên ban hành liên quan
tới quy định về nhãn mác, trình bày và quảng cáo hàng hóa thực phẩm
NGHỊ VIỆN VÀ HỘI ĐỒNG CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU,
Xét Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu, cụ thể là Điều 95,
Xét đề nghị của Ủy ban Châu Âu,
Xét ý kiến của Ủy ban Kinh tế và Xã hội
1
,
Thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 251 của Hiệp ước
2
,
Trong đó:
(1) Chỉ thị số 79/112/EEC của Hội đồng Châu Âu ngày 18/12/1978 về tính tương đương của các
văn bản pháp luật do các Quốc gia Thành viên ban hành liên quan tới quy định về nhãn mác, trình
bày và quảng cáo hàng hóa thực phẩm
3
thường xuyên được sửa đổi
4
. Vì vậy, nhằm mục đích làm
rõ và giải thích tính hợp lý, Chỉ thị nói trên cần được thống nhất tại một văn bản duy nhất.
(1) Các điểm khác biệt giữa các bộ luật, quy định và các điều khỏan hành chính giữa các Quốc gia
Thành viên về nhãn mác hàng hóa thực phẩm có thể gây cản trở việc lưu thông tự do các sản
phẩm này và có thể dẫn tới các điều kiện cạnh tranh không bình đẳng.
(2) Vì thế, tính tương đương của các văn bản pháp luật này có thể đóng góp cho sự vận hành thông
suốt của thị trường nội bộ.
(3) Mục đích của Chỉ thị này cần là tạo điều kiện để các quy định của Cộng đồng Châu Âu có cùng
chung đặc điểm có thể áp dụng theo chiều ngang đối với tất cả các hàng hóa thực phẩm có trên thị
trường.
(4) Các quy định mang đặc điểm riêng được áp dụng theo chiều dọc đối với một số hàng hóa thực
phẩm cụ thể cần được quy định rõ tại các điều khỏan về sản phẩm hàng hóa đó.
(5) Cân nhắc đầu tiên đối với bất kỳ một quy định nào về nhãn mác hàng thực phẩm là sự cần thiết về
thông báo và bảo vệ người tiêu dùng.
(6) Sự cần thiết này có nghĩa là các Quốc gia Thành viên có thể đặt ra các yêu cầu về ngôn ngữ theo
tinh thần của các quy định tại Hiệp ước.
(7) Chi tiết về nhãn mác cho biết đặc điểm và bản chất chính xác của sản phẩm để người tiêu dùng có
thể ra quyết định dựa trên tòan bộ những hiểu biết thực tế là phù hợp nhất vì tạo ra ít cản trở nhất
đối với thương mại tự do.
(8) Vì thếm cần phải xây dựng một danh sách tất cả các thông tin mà về nguyên tắc thì cần được thể
hiện trên nhãn mác tất cả các hàng hóa thực phẩm.
1
OJ C 258, 10.9.1999, trang 12.
2
Ý kiến của Nghị viện Châu Âu ngày 18/1/ 2000 (chưa xuất bản trên Công báo) và Quyết định của Hội đồng Châu Âu ngày
13/3/2000.
3
OJ L 33, 8.2.1979, trang 1. Chỉ thị được sửa đổi làn cuối cùng theo Chỉ thị số 97/4/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu
Âu (OJ L 43, 14.2.1997, trang 21).
4
Xem Phụ lục IV, Phần B.
2
(9) Tuy nhiên, bản chất theo chiều ngang của Chỉ thị này không cho phép ở giai đoạn đầu được thể
hiện trong các chỉ số bắt buộc tất cả các chỉ số phải được bổ sung vào danh mục áp dụng chung
đối với tòan bộ các hàng hóa thực phẩm. Vào giai đoạn sau, các điều khỏan của Cộng đồng cần
phải được áp dụng nhằm bổ trợ cho các quy định hiện thời.
(10) Ngoài ra, khi không có quy định của Cộng đồng Châu Âu về một bản chất hàng hóa cụ thể nào
đó thì các Quốc gia Thành viên phải có quyền đưa ra quy định của nước mình và các quy định
này có thể sẽ được bổ sung vào điều khỏan chung của Chỉ thị này, tuy nhiên chúng cũng cần
phải tuân theo các thủ tục của Cộng đồng Châu Âu.
(11) Thủ tục của Cộng đồng Châu Âu đề cập trên đây phải có quyết định của Cộng đồng khi một
Quốc gia Thành viên muốn ban hành một đạo luật mới.
(12) Điều khỏan quy định cũng cần được ban hành để cơ quan lập pháp của Cộng đồng Châu Âu có
thể giảm bớt các nghĩa vụ cụ thể trong một số trường hợp đặc biệt đã được ban hành cố định.
(13) Các quy định về nhãn mác cũng cần cấm việc sử dụng thông tin làm cho người mua hiểu sai
hoặc được cho là có đặc tính chữa bệnh của hàng hóa thực phẩm. Để có thể thực hiện có hiệu
quả, việc cấm này cũng phải được áp dụng đối với trình bày và quảng cáo hàng hóa thực phẩm.
(14) Nhằm mục đích hỗ trợ hoạt động thương mại giữa các Quốc gia Thành viên, có thể quy định
rằng, vào thời điểm trước khi bán hàng đến người sử dụng cuối củng, chỉ có thông tin về các
thành phần cơ bản được thể hiện bên ngoài bao gói sản phẩm và một số chi tiết bắt buộc của
hàng hóa thực phẩm phải được thể hiện đối với hàng thực phẩ đóng gói sẵn và các tài liệu
thương mại đi kèm.
(11) Tùy thuộc vào các điều kiện và hòan cảnh từng nơi, các Quốc gia Thành viên cần có quyền ban
hành các quyết định về nhãn mác hàng thực phẩm bán với số lượng lớn. Tuy nhiên, trong
những trường hợp như vậy thì thông tin cũng cần phải được cung cấp cho người tiêu dùng.
(12) Với mục đích làm đơn giản hóa và thúc đẩy các quy định thì Ủy ban Châu Âu cần được giao
nhiệm vụ áp dụng thực hiện các biện pháp kỹ thuật.
(13) Các biện pháp cần thiết đối với việc thực hiện Chỉ thị này cần phải được áp dụng theo Quyết
định của Hội đồng Châu Âu số 1999/468/EC ngày 28/6/1999 về các thủ tục thực hiện các
quyền lực của Ủy ban Châu Âu
1
.
(14) Chỉ thị này không được gây ảnh hưởng đến các nghĩa vụ của Quốc gia Thành viên liên quan
đến giới hạn thời gian đối với sự chuyển dịch các Chỉ thị đề cập tại Phụ lục IV, Phần B,
ĐÃ THÔNG QUA CHỈ THỊ NÀY:
Điều 1
1. Chỉ thị này quy định về nhãn mác hàng thực phẩm sẽ được cung cấp đến người sử dụng cuối
cùng và một số khía cạnh cụ thể liên quan đến trình bày và quảng cáo mặt hàng này.
2. Chỉ thị này sẽ áp dụng cả đối với những hàng thực phẩm nhằm cung cấp cho các nhà hàng,
bệnh viện, căng-tin, và các đơn vị cung cấp thức ăn theo số lượng lớn (sau đây gọi là các đơn
vị cung cấp thức ăn theo ‘số lượng lớn’).
3. Nhằm phục vụ cho mục đích của Chỉ thị này,
(a) 'nhãn mác' có thể được hiểu là bất kỳ từ, chi tiết, nhãn hiệu thương mại, tên nhãn hiệu, hoặc
minh họa bằng hình ảnh liên quan đến một sản phẩm thực phẩm nào và được thể hiện trên
1
OJ L 184, 17.7.1999, trang 23.
3
bất kỳ một bao gói, tài liệu, thông báo, đai, hay cuộn đi kèm theo hoặc liên quan tới sản
phẩm thực phẩm đó;
(b) ‘Sản phẩm thực phẩm đã đóng gói’ có thể hiểu là bất kỳ một sản phẩm đơn lẻ nào được cung
cấp cho người tiêu dùng cuối cùng và các đơn vị cung cấp thức ăn theo số lượng lớn, bao gồm
một sản phầm hàng thực phẩm và bao gói chứa sản phẩm trước khi bán. Mặc dù bao gói chứa
tòan bộ sản phẩm hay chỉ một phần thì các nội dung trên bao gói cũng không được thay đổi
khi chưa mở hay đổi bao gói khác.
Điều 2
1. Việc dán nhãn mác và các phương pháp sử dụng phải không được:
(a) không gây hiểu lầm cho người mua về mức độ của nguyên liệu, cụ thể là:
(i) đặc điểm của hàng hóa thực phẩm, cụ thể là bản chất, nhận dạng, thuộc tính, cấu tạo,
số lượng, độ bền, nguồn gốc, phương thức sản xuất;
(ii) bổ sung các tác dụng hoặc đặc tính vào hàng hóa thực phẩm mà bản thân nó không có;
(iii) gợi ý rằng sản phẩm có các đặc điểm đặc biệt trong khi trên thực tế thì các sản phẩm
tương tự đều có các đặc điểm như vậy;
(b) phải tuân theo các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu áp dụng cho các loại nước khoáng tự
nhiên và hàng thực phẩm có mục đích dinh dưỡng cụ thể, làm cho bất kỳ sản phẩm thực phẩm
nào cũng có đặc tính phòng ngừa, chữa trị bệnh cho người, hoặc liên quan đến các đặc tính
như vậy.
2. Hội đồng Châu Âu, theo thủ tục quy định tại Điều 95 của Hiệp ước, sẽ xây dựng một danh
sách chung các khiếu nại trong phạm vi ý nghĩa của đoạn 1 và việc sử dụng danh sách này
phải bị cấm ở tất cả mọi hoạt động.
3. Việc cấm đề cập tại các đoạn 1 và 2 cũng cần được áp dụng đối với:
(a) trình bày của sản phẩm thực phẩm, cụ thể là hình dáng, bề ngoài bao gói, nguyên liệu sử
dụng làm bao gói, cách thức sản phẩm được sắp xếp hoặc trưng bày;
(c) quảng cáo.
Điều 3
1. Theo các Điều 4 đến 17 và các trường hợp ngoại lệ, các thông tin cụ thể sau đây bắt buộc phải
được thể hiện trên nhãn mác sản phẩm thực phẩm:
(1)Tên gọi mà sản phẩm được bán;
(2)Danh mục thành phần;
(3)Số lượng các thành phần cụ thể hoặc loại thành phần như đề cập tại Điều 7;
(4)Số lượng thực trong trường hợp sản phẩm đã được đóng gói sẵn;
(5)Thời gian tối thiểu về độ bền của sản phẩm, hoặc đứng trên quan điểm vi sinh đối với hàng
thực phẩm là loại hàng dễ bị hỏng, thì ghi thời hạn sử dụng;
(6)Bất kỳ điều kiện kho bãi hoặc điều kiện sử dụng nào;
(7)Tên cơ sở kinh doanh và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc đơn vị đóng gói, hoặc của đơn vị bán
hàng được thành lập trong phạm vi Cộng đồng Châu Âu.
4
Tuy nhiên, các Quốc gia Thành viên sẽ được quyền chỉ yêu cầu thông tin về nhà sản xuẩt,
đóng gói hoặc cơ sở bán hàng đối với sản phẩm bơ được sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của
mình.
Không chịu ảnh hưởng của quy định tại Điều 24, các Quốc gia Thành viên phải thông báo
cho Ủy ban Châu Âu và các Quốc gia Thành viên khác về bất kỳ một biện pháp nào được
thực hiện theo như đề cập tại đoạn văn bản thứ 2 hai trên đây;
(8)Thông tin cụ thể về nơi xuất xứ mà việc không thực thi có thể gây hiểu lầm cho người tiêu
thụ về mức độ của nguyên liệu so với nguồn gốc thật của sản phẩm thực phẩm;
(9)Hướng dẫn sử dụng, nếu không, sản phẩm thực phẩm sẽ không thể được sử dụng một cách
đúng đắn;
(10) Đối với mặt hàng rượu bia có nồng độ cồn lớn hơn 1,2 % thì ghi độ mạnh theo thực tế.
2. Mặc dù có các quy định tại đoạn văn bản trên nhưng các Quốc gia THành viên có thể duy trì
các điều khỏan của nước mình yêu cầu về thông tin của nhà máy hoặc trung tâm đóng gói đối
với các sản phẩm được sản xuất trong nước.
3. Các nội dung của Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các điều khỏan chính xác hơn về khối lượng
và kích thước.
Điều 4
1. Ở một số trường hợp ngoại lệ, các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu áp dụng đối với các
sản phẩm thực phẩm cụ thể và không áp dụng đối với các sản phẩm thực phẩm nói chung có
thể quy định về vi phạm các yêu cầu được thể hiện tại Điều 3(1), điểm 2 và 5, với điều kiện là
không dẫn tới việc người mua bị thông tin không đầy đủ.
2. Các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu áp dụng đối với các hàng thực phẩm cụ thể và không
áp dụng đối với hàng thực phẩm nói chung có thể quy định rằng các thông tin khác ngòai
những chi tiết được liệt kê tại Điều 3 phải được thể hiện trên nhãn mác.
3. Đối với trường hợp không có các quy định của Cộng đồng Châu Âu, các Quốc gia Thành viên
có thể ra các quy định riêng theo tinh thần của Điều 19.
4. Các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu được đề cập tại các đoạn văn bản 1 và 2 cần được
thực hiện theo tinh thần của Điều 20(2).
Điều 5
1. Tên của sản phẩm được bán phải là tên gọi mà các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu áp
dụng .
(a) Trong trường hợp không có quy định của Cộng đồng Châu Âu, tên gọi của sản phẩm được
bán phải là tên gọi quy định trong pháp luật, quy định và các điều khỏan hành chính được áp
dụng tại các Quốc gia Thành viên mà sản phẩm được bán tới người tiêu thụ cuối cùng hoặc
các đơn vị cung cấp thức ăn theo ‘số lượng lớn’.
Nếu không có điều kiện thực hiên như trên, tên gọi của sản phẩm được bán phải là tên gọi
thông thường tại các Quốc gia Thành viên mà sản phẩm được bán tới người tiêu thụ cuối
cùng hoặc các đơn vị cung cấp thức ăn theo ‘số lượng lớn’, hoặc mô tả về sản phẩm và cách
sử dụng rõ ràng nếu thấy cần thiết để giúp cho người mua hiểu được bản chất thật của hàng
hóa và phân biệt được với các loại sản phẩm dễ gây nhầm lẫn khác.
5
(b) Cho phép marketing tên gọi của sản phẩm được bán tại các Quốc gia Thành viên với điều
kiện sản phẩm đó được sản xuất và tiêu thụ một cách hợp pháp tại các Quốc gia này.
Tuy nhiên, nếu việc áp dụng các điều khỏan khác của Chỉ thị này, cụ thể là các điều khỏan đề
cập tại Điều 3, không giúp cho người tiêu thụ tại các Quốc gia Thành viên biết được bản chất
thật của sản phẩm thực phẩm và phân biệt với các sản phẩm dễ nhầm lẫn khác, thì tên gọi khi
tiêu thụ phải đi kèm với các thông tin mô tả.
(c) Trong trường hợp đặc biệt, tên gọi khi tiêu thụ của sản phẩm ở Quốc gia sản xuất không được
sử dụng ở Quốc gia tiêu thụ khi sản phẩm có khác biệt lớn về cấu tạo hoặc sản xuất so với sản
phẩm được biết dưới tên gọi mà các điều khỏan tại điểm (b) không đủ đảm bảo thông tin
đúng cho người tiêu dùng tại Quốc gia tiêu thụ.
2. Không được sử dụng tên thương mại, tên nhãn hiệu, hoặc tên hoa mỹ để thay thế cho tên gọi
khi sản phẩm được tiêu thụ.
3. Tên gọi khi sản phẩm được tiêu thụ phải bao gồm hoặc đi kèm theo các thông tin về điều kiện
vật lý của thực phẩm hoặc phương pháp xử lý cụ thể đã thực hiện đối với sản phẩm (ví dụ như
tẩm bột, lạnh khô, đông lạnh, cô đặc, hun khói) đối với mọi trường hợp khi thiếu các thông tin
này có thể dẫn tới nhẫm lẫn cho người mua.
Bất kỳ hàng thực phẩm nào đã được xử lý bằng phóng xạ i-on hóa thì phải có thông tin như sau:
▼A1
— tiếng Tây Ban Nha:
'irradiado' or 'tratado con radiación ionizante',
— tiếng Séc:
'ozářeno' or 'ošetřeno ionizujícím zářením',
— tiếng Đan Mạch:
'bestrålet/…' or 'strålekonserveret' or 'behandlet med ioniserende stråling' or 'konserveret
med ioniserende stråling',
— tiếng Đức:
'bestrahlt' or 'mit ionisierenden Strahlen behandelt',
— tiếng Estonia:
'kiiritatud' or 'töödeldud ioniseeriva kiirgusega',
— tiếng Hy Lạp:
‘επεξεργασμένο με ιονίζουσα ακτινοβολία’hoặc ‘ακτινοβολημένο’,
— tiếng Anh:
'irradiated' or 'treated with ionising radiation',
— tiếng Pháp:
'traité par rayonnements ionisants' or 'traité par ionisation',
— tiếng Ý:
'irradiato' or 'trattato con radiazioni ionizzanti',
— tiếng Latvia:
'apstarots' or 'apstrādāts ar jonizējošo starojumu',
— tiếng Lithuania:
'apšvitinta' or 'apdorota jonizuojančiąja spinduliuote',
— tiếng Hungari:
'sugárkezelt vagy ionizáló energiával kezelt',
— tiếng Malta:
'ittrattat bir-radjazzjoni' or 'ittrattat b'radjazzjoni jonizzanti',
— tiếng Hà Lan:
'doorstraald' or 'door bestraling behandeld' oder 'met ioniserende stralen behandeld',
— tiếng Ba Lan:
6
'napromieniony' or 'poddany działaniu promieniowania joni-zuj
ą
cego',
— tiếng Bồ Đào Nha:
'irradiado' or 'tratado por irradiação' or 'tratado por radiação ionizante',
— tiếng Slovakia:
'ošetrené ionizujúcim žiarením',
— tiếng Slovenia:
'obsevano' or 'obdelano z ionizirajočim sevanjem',
— tiếng Phần Lan:
'säteilytetty' or 'käsitelty ionisoivalla säteilyllä',
— tiếng Thụy Điển:
'bestrålad' or 'behandlad med joniserande strålning'.
▼B
Điều 6
▼M2
1. Các thành phần phải được liệt kê phù hợp với quy định tại Điều này và các Phụ lục I, II, III và
IIIa.
▼B
2. Không phải liệt kê các thành phần trong trường hợp sau:
(a) — hoa quả tươi, gồm khoai tây chưa lột vỏ, cắt nhỏ hoặc được xử lý tương tự,
— Nước có gas, mô tả phải thể hiện là nước có gas, các thành phần giấm gây men chuyển hóa
từ một sản phẩm đơn lẻ, với điều kiện là không bổ sung thêm thành phần nào khác;
(b) — phó mát,
— bơ,
— kem và sữa đã được lên men,
với điều kiện là không được có thêm thành phần nào khác ngoài các sản phẩm lac-tic, en-
zyme và vi sinh cần thiết cho việc sản xuất, hoặc muối cần thiết cho việc làm các loại pho mát
khác ngoài pho mát tươi và pho mát chế biến;
(c) các sản phẩm chỉ có một thành phần mà:
— tên thương mại giống hệt như tên của thành phần, hoặc
— tên thương mại cho phép nhận định rõ bản chất của thành phần.
3. Trường hợp đồ uống có chứa cồn hơn 1,2% thì Hội đồng Châu Âu sẽ thay mặt Ủy ban Châu
Âu ra quyết định về việc gắn nhãn mác cho các thành phần trước ngày 22/12/1982.
▼M2
3a. Không chịu ảnh hưởng của các quy định về nhãn mác sẽ được xây dựng theo tinh thần của
đoạn văn bản 3 trên đây, bất kỳ thành phần nào được định nghĩa tại đoạn 4(a) và liệt kê tại Phụ
lục IIIa, sẽ phải được thể hiện trên nhãn mác của đồ uống đề cập tại đoạn 3. Việc thể hiện này
phải bao gồm từ “có chứa” và sau đó là tên của (các) thành phần liên quan. Tuy nhiên, không cần
phải thể hiện thông tin khi thành phần đó đã được thể hiện ở tên gọi cụ thể trong danh mục thành
phần hoặc tên gọi của đồ uống khi tiêu thụ.
Khi cần thiết, các quy định chi tiết về trình bày các thông tin đề cập tại đoạn văn bản trên có thể
sẽ được áp dụng theo các thủ tục dưới đây:
▼M2
(a) đối với các sản phẩm đề cập tại Điều 1(2) của Quy định (EC) số 1493/99 ngày 17/5/1999 của
7
Hội đồng Châu Âu về tổ chức thị trường chung cho sản phẩm rượu
1
, theo Điều 75 của Quy
định trên;
(b)đối với các sản phẩm đề cập tại Điều 2(1), Quy định (EEC) số 1601/91 ngày 10/6/1991 của
Hội đồng Châu Âu về các quy định chung đối với việc định nghĩa, mô tả, và trình bày các loại
rượu thơm, các đồ uống có rượu thơm, và các loại cốc-tai có rượu thơm
2
, theo Điều 13 của
Quy định trên;
(c) đối với các sản phẩm đề cập tại Điều 1(2), Quy định (EEC) số 1576/89 ngày 29/5/1989 của
Hội đồng Châu Âu về các quy định chung đối với việc định nghĩa, mô tả, và trình bày các loại
đồ uống có cồn
3
, theo Điều 14 của Quy định trên;
(d)đối với các sản phẩm khác, theo Điều 20(2) của Chỉ thị này.
▼B
4.(a) 'Thành phần' là bất kỳ chất nào, bao gồm cả các chất phụ gia sử dụng trong quá trình sản
xuất hoặc chuẩn bị một sản phẩm thực phẩm và vẫn được tồn tại trong sản phẩm khi đã hòan
thiện, mặc dù có thể ở hình thức khác đi.
(b)Nếu một thành phần của sản phẩm thực phẩm chính là sản phẩm của một vài thành phần
khác thì các thành phần này sẽ được coi là thành phần của loại sản phẩm thực phẩm được
xét tới.
(c) Các loại dưới đây không được coi là thành phần:
(i) các cấu thành của một thành phần mà tạm thời bị tách ra trong quá trình sản xuất và
sau đó được dùng lại nhưng không vượt quá tỷ lệ ban đầu;
(ii) các chất phụ gia:
— mà sự tồn tại của chúng trong một sản phẩm thực phẩm nào đó hòan tòan là bởi
chúng đã tồn tại trong một hay một số các thành phần của sản phẩm đó, với điều kiện
là chúng không có chức năng công nghệ nào trong thành phẩm,
— được sử dụng để hỗ trợ trong quá trình chế biến;
(iii) các chất được sử dụng với số lượng nghiêm ngặt làm dung môi hoặc vi khuẩn phục vụ
cho các chất phụ gia hoặc hương liệu;
▼M2
(iv) các chất không phải là phụ gia nhưng được sử dụng cùn theo một phương thức và
chung một mục đích như là hỗ trợ trong quá trình chế biến và vẫn tồn tại ở thành phẩm,
mặc dù có thể ở một hình thức khác đi.
▼B
(d) Ở một số trường hợp cụ thể, các Quyết định có thể được ban hành theo tinh thần của Điều
20(2) nếu các điều kiện mô tả tại các điểm (c)(ii) và (iii) được thỏa mãn.
5. Danh mục các thành phần cần bao gồm tất cả các thành phần của sản phẩm thực phẩm, xếp
theo thứ tự giảm dần của trọng lượng như được ghi chép tại thời điểm sử dụng chúng trong quá
trình sản xuất thực phẩm. Danh mục này cần phải được thể hiện dưới một dòng đề mục thích hợp
có từ “thành phần”.
1
OJ L 179, 14.7.1999, trang 1. Quy định được chỉnh sửa lần cuối cùng bởi Quy định (EC) số 1795/2003 của Ủy
Ban Châu Âu (OJ L 262, 14.10.2003, trang 13).
2
O OJ L 149, 14.6.1991, trang 1. Quy định được chỉnh sửa lần cuối cùng bởi Quy định (EC) số 2061/96 của Nghị
viện và Hội đồng Châu Âu (OJ L 277, 30.10.1996, trang 1).
3
O OJ L 160, 12.6.1989, trang 1. Quy định được chỉnh sửa lần cuối cùng bởi Quy định (EC) số 3378/94 của Nghị
viện và Hội đồng Châu Âu (OJ L 366, 31.12.1994, trang 1).
8
Tuy nhiên:
- các sản phẩm được bổ sung nước và các sản phẩm dễ bay hơi cần được liệt kê theo thứ tự
trọng lượng của chúng trong sản phẩm hòan thiện; khối lượng nước bổ sung vào như một loại
thành phần của sản phẩm thực phẩm có thể được tính bằng cách lấy tổng khối lượng của thành
phẩm trừ đi tổng khối lượng các loại thành phần khác được sử dụng. Khối lượng này không
cần phải cân nhắc nếu không vượt quá 5% trọng lượng của sản phẩm hòan thiện,
- các thành phần sử dụng ở dạng cô đặc hoặc đã khử nước và được hòan nguyên tại thời điểm
sản xuất có thể được liệt kê theo thứ tự trọng lượng như được ghi chép trước khi cô đặc hoặc
khử nước,
- đối với các loại thực phẩm được cô đặc hoặc khử nước và sẽ được hòan nguyên bằng cách bổ
sung nước, các thành phần có thể được liệt kê theo thứ tự tỷ lệ của chúng ở sản phẩm hoàn
nguyên với điều kiện là danh mục các thành phần này phải đi kèm theo một câu mang ý nghĩa
như “các thành phần của sản phẩm hòan nguyên” hoặc “các thành phần của sản phẩm có thể
sử dụng được ngay”,
▼M2
- các loại rau quả hoặc nấm không chiếm quá nhiều tỷ trọng và dùng theo tỷ lệ khác nhau, được
dùng hỗn hợp như một loại thành phần của thực phẩm thì có thể được nhóm lại trong danh
mục thành phần dưới tên gọi là “quả”, “rau” hoặc “nấm” và tiếp theo là câu “có tỷ lệ khác
nhau”, và ngay sau đó là danh mục các loại quả, rau hoặc nấm có trong sản phẩm; trong các
trường hợp này, hỗ hợp sẽ bao gồm trong danh mục các thành phần theo như đọan văn bản thứ
nhất trên đây, trên cơ sở tổng trọng lượng của các loại rau, quả hoặc nấm có trong sản phẩm,
▼B
- trong trường hợp có hỗn hợp các loại gia vị hay thảo mộc và chúng không chiếm quá nhiều tỷ
trọng thì có thể được liệt kê theo một thứ tự khác với điều kiện là danh mục thành phần đó
phải đi kèm câu “có tỷ lệ khác nhau”,
▼M2
- các thành phần chiếm ít hơn 2% của thành phẩm có thể được liệt kê theo một thứ tự khác sau
khi đã liệt kê các loại thành phần khác,
- đối với trường hợp các loại thành phần tương tự như nhau hoặc có thể thay thế lẫn nhau được
dùng trong quá trình sản xuất hay chuẩn bị một sản phẩm thực phẩm mà không làm thay đổi
cấu thành, bản chất hoặc giá trị được nhìn nhận của sản phẩm đó, và do các thành phần này chí
chiếm dưới 2% của thành phẩm, chúng có thể được đề cập tới trong danh mục thành phần
bằng cách viết “chứa …. và/hoặc …”, áp dụng khi ít nhất một trong tối đa là hai thành phần
tồn tại trong thành phẩm. Điều khỏan này không áp dụng đối với các chất phụ gia hoặc các
thành phần được liệt kê ở Phụ lục IIIa.
▼B
6. Các thành phần cần được chỉ định rõ theo tên gọi và trường hợp áp dụng theo quy định tại
Điều 5.
Tuy nhiên:
- đối với các thành phần thuộc về một trong những nhóm được liệt kê tại Phụ lục I và hợp thành
sản phẩm thực phẩm khác thì chỉ cần chỉ định rõ theo tên gọi đã ghi trong nhóm.
Việc thay đổi đối với danh mục các nhóm thuộc Phụ lịc I có thể bị ảnh hưởng theo những quy
định tại Điều 20(2).
9
Tuy nhiên, việc chỉ định “tinh bột” như liệt kê tại Phụ lục I phải luôn luôn được bổ sung với
những thông tin về nguồn gốc thực vật cụ thể nếu thành phần đó có chứa gluten,
- các thành phần thuộc về một trong các nhóm được liệt kê tại Phụ lục II phải được chỉ định rõ
tên trong nhóm đó, tiếp theo là tên riên hoặc số EC; nếu một thành phần thuộc về nhiều nhóm
thì nhóm nào phù hợp về chức năng chính của sản phẩm thực phẩm được xét tới thì thể hiện
nhóm đó.
Các chỉnh sửa đối với Phụ lục này dựa trên các tiến bộ về kiến thức kỹ thuật và công nghệ và
theo quy định tại Điều 20(2).
Tuy nhiên, việc chỉ định “tinh bột được điều chỉnh” như liệt kê tại Phụ lục II phải luôn luôn đi
với thông tin về nguồn gốc thực vật nếu như thành phần có có chứa gluten,
- Hương vị cần được chỉ định như quy định tại Phụ lục III,
- Các điều khỏan cụ thể của Cộng đồng Châu Âu về các thông tin xử lý một thành phần bằng
phóng xạ i-on hóa sẽ phải theo quy định tại Điều 95 của Hiệp định.
7. Các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu hoặc nếu không có quy định thì các điều khỏan của
quốc gia có thể áp dụng cho việc tên gọi khi tiêu thụ một sản phẩm thực phẩm phải đi kèm với việc
nhắc đến một hay nhiều thành phần cụ thể.
Quy định tại Điều 19 được áp dụng đối với bất kỳ điều khỏan nào như trên của quốc gia.
Các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu được đề cập tới tại đoạn văn bản này được áp dụng theo
quy định tại Điều 20(2).
8. Trong trường hợp như đề cập tại đoạn văn bản 4(b), một thành phần tổng hợp có thể được
bao gồm trong danh mục thành phần, theo một chỉ định riêng với điều kiện được pháp luật hoặc
thói quen sử dụng cho phép về trọng lượng tổng thể, và phải đi kèm với danh mục các thành phần
cấu thành nên nó.
▼M2
Danh mục được đề cập tại đoạn văn bản thứ nhất sẽ không phải là bắt buộc khi:
(a) Thành phần tổng hợp có cấu thành được xác định trong hệ thống pháp luật hiện hành của Cộng
đồng Châu Âu, và không quá 2% của thành phẩm; tuy nhiên điều khỏan này không áp dụng
đối với các chất phụ gia, theo như quy định tại 4(c),
(b) Thành phần tổng hợp có hỗn hợp các gia vị và/hoặc thảo dược không quá 2% của thành
phẩm, trừ trường hợp đối với các chất phụ gia, theo như quy định tại 4(c),
(c) Thành phần tổng hợp là một sản phẩm thực phẩm mà hệ thống pháp luật của Châu Âu không
yêu cầu về danh mục thành phần của nó.
9. Hàm lượng nước không cần phải chi tiết như quy định tại đoạn văn bản 5 khi:
(a)Nước được sử dụng trong quá trình sản xuất hòan tòan là để hòan nguyên một thành phần ở
dạng cô đặc hoặc khử nước;
(a)Một chất lỏng thường không được tiêu dùng.
▼M2
10
10. Không chịu ảnh hưởng của đoạn văn bản 2, đoạn thứ hai của đoạn văn bản 6 và đoạn thứ
hai của đoạn văn bản 8, bất kỳ một thành phần nào sử dụng trong quá trình sản xuất một sản phẩm
thực phẩm và vẫn tồn tại ở thành phẩm, ngay cả khi dưới một hình dạng khác, và được liệt kê tại
Phụ lục IIIa hay có nguồn gốc từ một thành phần liệt kê tại Phụ lục IIIa sẽ phải được thể hiện trên
nhãn mác với chỉ dẫn rõ ràng về tên của thành phần này.
Không yêu cầu về thông tin thể hiện như đề cập tại đoạn văn bản thứ nhất nếu như tên khi tiêu thụ
của sản phẩm thực phẩm đề cập rõ ràng về thành phần liên quan.
Không chịu ảnh hưởng của quy định tại 4(c)(ii), (iii) và (iv), bất kỳ chất nào được sử dụng trong
quá trình sản xuất một sản phẩm thực phẩm và vẫn tồn tại ở thành phẩm, ngay cả khi dưới một
hình dạng khác, và có nguồn gốc từ các thành phần liệt kê tại Phụ lục IIIa sẽ được xem như một
thành phần và cần được thể hiện trên nhãn mác với chỉ dẫn rõ ràng về tên của thành phần gốc.
11. Danh mục tại Phụ lục IIIa cần được kiểm tra một cách hệ thống và nếu cần thiết thì phải
được cập nhật dựa trên cơ sở kiến thức khoa học mới nhất. Đợt kiểm tra đâu tiên sẽ được thực hiện
muộn nhất ngày 25/11/2005.
Việc cập nhật cũng có thể chịu ảnh hưởng từ loại bỏ khỏi Phụ lục IIIa những thành phần mà theo
cơ sở khoa học không thể gây ra những tác động xấu. Tính tới thời điểm này, có thể thông báo cho
Ủy ban Châu Âu tới ngày 25/8/2004 về các nghiên cứu đang được thực hiện nhằm xác định các
thành phần hoặc chất có nguồn gốc từ các thành phần liệt kê tại Phụ lục IIIa sẽ không gây ra tác hại
trong những điều kiện cụ thể. Chậm nhất là ngày 25/11/2004, sau khi tham vấn với Ủy ban An toàn
Thực phẩm của Châu Âu, Ủy ban Châu Âu sẽ phê duyệt một danh mục thành phần hoặc chất được
đưa ra khỏi Phụ lục IIIa, phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của các nghiên cứu được thông báo, hoặc
muộn nhất là ngày 25/11/2007.
Không chịu ảnh hưởng của đoạn văn bản thứ hai, Phụ lục IIIa có thể được chỉnh sửa theo quy định
đề cập tại Điều 20(2), sau khi có được ý kiến của Ủy ban An tòan Thực phẩm của Châu Âu ban
hành dựa trên cơ sở Điều 29 của Quy định (EC) số 178/2002 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu
ngày 28/1/2002, quy định về các yêu cầu và nguyên tắc chung đối với các bộ luật về thực phẩm,
thành lập Ủy ban An toàn Thực phẩm của Châu Âu và quy định về các thủ tục liên quan đến an
tòan thực phẩm
1
.
Khi cần thiết, các hướng dẫn kỹ thuật có thể được ban hành nhằm giải thích dnah mục tại Phụ lục
IIIa, theo như quy định tại Điều 20(2).
▼B
Điều 7
1. Số lượng một thành phần hoặc nhóm các thành phần sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc
chuẩn bị một sản phẩm thực phẩm được thể hiện theo yêu cầu của Điều này.
2. Thông tin như đề cập tại đoạn 1 trên đây sẽ là yêu cầu bắt buộc khi:
(a) Thành phần hoặc nhóm các thành phần liên quan xuất hiện trong tên gọi khi bán sản phẩm
thực phẩm hoặc thường đi kèm theo tên gọi đó theo thói quen; hoặc
(b)Thành phần hoặc nhóm các thành phần liên quan được nhấn mạnh trên các từ, tranh vẽ, đồ
họa ở nhãn mác; hoặc
1
OJ L 31, 1.2.2002, trang 1. Quy định được chỉnh sửa bởi Quy định (EC) số 1642/2003 (OJ L 245, 29.9.2003, trang 4).
11
(c) Thành phần hoặc nhóm các thành phần liên quan đóng vai trò quan trọng đối với việc hình
thành nên đặc điểm của sản phẩm thực phẩm và làm cho nó khác biệt đối với các sản phẩm
khác có thể gây nhầm lẫn do tên gọi hoặc hình dáng; hoặc
(d)Trong các trường hợp như quy định tại Điều 20(2).
3. Đoạn văn bản 2 sẽ không áp dụng:
(a) đối với một thành phần hoặc một nhóm các thành phần:
- Trọng lượng thực đã rút nước được thể hiện theo yêu cầu của Điều 8(4), hoặc
- Số lượng đã được yêu cầu phải thể hiện trên nhãn mác theo các quy định của Cộng đồng
Châu Âu, hoặc
- Được sử dụng với lượng nhỏ để làm hương liệu, hoặc
- Khi xuất hiện dưới tên gọi khi sản phẩm được đem bán thì không làm ảnh hưởng đến sự lựa
chọn của người mua tại quốc gia bán hàng do sự khác biệt về số lượng không đủ làm nên
đặc điểm của sản phẩm thực phẩm hợc không làm cho sản phẩm đó khác biệt với các sản
phẩm tương tự. Trong trường hợp có nghi ngờ thì tuân theo quy định tại Điều 20(2) nếu các
điều kiện được thực hiện đầy đủ;
(b)Các điều khỏan cụ thể của Cộng đồng Châu Âu quy định chính xác về lượng đối với một
thành phần hoặc một nhóm các thành phần mà không có thông tin thể hiện trên nhãn mác;
(c) Trong các trường hợp như được đề cập tại các dòng thứ tư và năm của Điều 6(5);
(d)Trong các trường hợp được quyết định theo Điều 20(2).
4. Số lượng được thể hiện bằng phần trăm sẽ tuân theo lượng thành phần tại thời điểm sử dụng.
Tuy nhiên, các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu có thể cho phép giảm nhẹ nguyên tắc này đối
với một số sản phẩm thực phẩm. Các điều khỏan này phải được thực hiện theo quy định tại Điều
20(2).
5. Việc thể hiện tại đoạn 1 có thể xuất hiện cùng với hoặc ngay sau tên gọi của thực phẩm được
bán hoặc trong danh mục thành phần liên quan đến thành phần hoặc nhóm các thành phần được xét
tới.
6. Điều khỏan này sẽ được áp dụng mà không theo quy định của Cộng đồng Châu Âu về nhãn
mác đối với dinh dưỡng của sả phẩm thực phẩm.
Điều 8
1. Số lượng thực của sản phẩm thực phẩm được đóng gói sẵn có thể được thể hiện như sau:
- Bằng đơn vị khối lượng trong trường hợp đối với chất lỏng,
- Bằng đơn vị khối trong trường hợp đối với các sản phẩm khác,
Sử dụng lít, centi-lít, mili-lít, kilôgam, gam, hoặc đơn vị phù hợp.
Các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu hoặc khi không có thì áp dụng các điều khỏan của quốc
gia đối với một số sản phẩm thực phẩm cụ thể có thể được giảm nhẹ từ quy định này.
Quy định tại Điều 19 có thể áp dụng đối với bất kỳ điều khỏan nào như vậy của quốc gia.
2. (a) Khi việc thể hiện hình thức cụ thể về số lượng (ví dụ số lượng nhỏ, số lượng tối thiểu, số
lượng trung bình) được Cộng đồng Châu Âu yêu cầu, hoặc nếu không có quy định thì có
thể theo các điều khỏan quốc gia và được xem là số lượng thực phục vụ cho mục đích của
Chỉ thị này.
Không chịu ảnh hưởng của việc thông báo như đề cập tại Điều 24, các Quốc gia Thành viên
12
cần phải thông báo cho Ủy ban Châu Âu và các Quốc gia Thành viên khác về bất kỳ biện
pháp nào thực hiện theo điểm này.
(b) Các điều khỏan của Cộng đồng, hoặc nếu không có thì các điều khỏan quốc gia có thể yêu
cầu các thông tin khác về số lượng đối với một số sản phẩm thực phẩm cụ thể được phân
chia số lượng theo nhóm.
Quy định tại Điều 19 sẽ áp dụng đối với các điều khỏan quốc gia này.
Trường hợp một sản phẩm đã được đóng gói có hai hoặc nhiều hơn các đơn vị đóng gói
riêng lẻ với cùng số lượng của một sản phẩm, số lượng thực sẽ được thể hiện bằng cách ghi
số lượng thực chứa trong mỗi gói riêng lẻ và tổng số gói. Tuy nhiên, thông tin về các chi
tiết này sẽ không phải là bắt buộc khi có thể nhìn thấy rõ ràng và đếm dễ dàng tổng số gói
từ phía bên ngoài và ít nhất một thông tin thể hiện về số lượng thực trong mỗi gói có thể
nhìn thấy từ bên ngòai.
(c) Khi một sản phẩm được đóng gói sẵn có chứa hai hoặc nhiều gói mà không được coi là
các đơn vị khi đem bán thì số lượng thực sẽ được thể hiện bằng tổng số lượng thực và
tổng số các gói đơn lẻ. Các điều khỏan của Cộng đồng hoặc nếu không có thì các điều
khỏan của quốc gia không yêu cầu thông tin thể hiện về tổng số các gói đơn lẻ đối với
một số sản phẩm thực phẩm.
Không chịu ảnh hưởng của việc thông báo như Điều 24, các Quốc gia Thành viên phải thông
báo cho Ủy ban Châu Âu và các Quốc gia Thành viên khác về bất kỳ biện pháp nào thực hiện
theo yêu cầu của điểm này.
3. Trong trường hợp sản phẩm thực phẩm thường được bán theo số, các Quốc gia Thành viên
không cần yêu cầu thể hiện thông tin về số lượng thực với điều kiện là số các đơn vị có thể dễ
dàng nhìn thấy và đếm được từ phía bên ngoài, nếu không thì được thể hiện trên nhãn mác.
Không chịu ảnh hưởng của việc thông báo như Điều 24, các Quốc gia Thành viên phải thông báo
cho Ủy ban Châu Âu và các Quốc gia Thành viên khác về bất kỳ biện pháp nào thực hiện theo yêu
cầu của điểm này.
4. Khi một sản phẩm thực phẩm dạng cứng được trình bày trong một chất lỏng, trọng lượng
thực rút nước của sản phẩm phải được thể hiện trên nhãn mác.
Để phục vụ cho đoạn văn bản này, “chất lỏng” có nghĩa là các sản phẩm sau đây, có thể là hỗn
hợp, đông lạnh hoặc làm lạnh nhanh, với điều kiện là chất lỏng hòan tòan là chất thêm vào các
thành phần chính của sản phẩm và vì thế nó không phải là một yếu tố mang tính quyết định khi
mua hàng: nước, dung dịch nước muối, nước biển, dung dịch a-xit thực phẩm, dấm, dung dịch
các chất làm ngọt, nước ép trái cây hoặc rau trong trường hợp rau quả.
Danh mục này có thể được bổ trợ theo Quy định 20(2).
Các phương pháp kiểm tra trọng lượng thực đã rút nước sẽ được quyết định theo Điều 20(2).
5. Không bắt buộc phải thể hiện số lượng thực trong trường hợp sản phẩm thực phẩm:
(a)Sẽ mất khối lượng một cách đáng kể và được bán theo số hoặc cân với sự có mặt của người
mua;
(b) Số lượng thực của sản phẩm ít hơn 5g hoặc 5 ml; tuy nhiên, điều khỏan này không áp dụng
đối với gia vị và thảo dược.
Các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu, hoặc khi không có thì các điều khỏan quốc gia áp dụng
đối với sản phẩm thực phẩm cụ thể có thể quy định về giới hạn trong một số trường hợp ngoại lệ
13
là cao hơn 5g hoặc 5ml với điều kiện là không dẫn tới việc người mua bị thông báo không đầy
đủ.
Không chịu ảnh hưởng của việc thông báo như Điều 24, các Quốc gia Thành viên phải thông báo
cho Ủy ban Châu Âu và các Quốc gia Thành viên khác về bất kỳ biện pháp nào thực hiện theo
yêu cầu của điểm này.
6. Các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu đề cập tại đoạn văn bản thứ hai của đoạn 1, đoạn 2(b)
và (d) và đoạn văn bản thứ hai của đoạn 5 sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 20(2).
Điều 9
1. Ngày có thể sử dụng tối thiểu của một sản phẩm thực phẩm sẽ là ngày mà sản phẩm đó giữ
nguyên được các đặc tính của nó khi được bảo quản đúng cách.
Thông tin này phải được thể hiện theo như các đoạn từ 2 đến 5.
2. Ngày này sẽ được thể hiện sau các từ:
- “Sử dụng tốt nhất trước …” khi ngày này thể hiện thông tin về ngày,
- “Sử dụng tốt nhất trước khi … kết thúc” đối với các trường hợp khác.
3. Các từ đề cập tại đoạn 2 trên đây phải đi kèm theo:
- Có thể là ngày, hoặc
- Một trích dẫn về ngày được thể hiện trên nhãn mác.
Khi cần thiết thì các thông tin chi tiết sẽ được đi kèm với một bản mô tả về điều kiện lư giữ cần
phải theo dõi nếu sản phẩm sẽ được giữ trong một thời gian nhất định.
4. Thông tin về ngày sẽ bao gồm ngày, tháng và năm viết theo dạng thứ tự về thời gian có thể
đọc dễ dàng.
Tuy nhiên, trong trường hợp đối với sản phẩm thực phẩm:
- Mà không lưu giữ quá ba tháng thì thông tin thể hiện về ngày và tháng là đủ,
- Sẽ lưu giữ trong thời gian hơn ba tháng nhưng dưới 18 tháng thì thông tin về tháng và năm là
đủ,
- Sẽ được lưu giữ hơn 18 tháng thì một thông tin về năm là đủ.
Cách thức thể hiện ngày có thể được quy định cụ thể tại Điều 20(2).
5. Phụ thuộc vào các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu bắt buộc các kiểu thể thể hiện thông
tin, không cần phải có thông tin về thời hạn sử dụng đối với:
- Rau quả tươi, bao gồm khoai tây chưa lột vỏ, cắt nhỏ hoặc xử lý tương tự. Việc giảm nhẹ này
không áp dụng đối với các loại hạt nảy mầm và các sản phẩm tương tự ví dụ như đậu giá,
- Các loại rượu vang, rượu mùi, rượu có sủi bọt, rượu thơm và các sả phẩm tương tự có nguồn
gốc từ hoa quả ngoài nho, và đồ uống có mã số CN 2206 00 91, CN2206 00 93 và CN2206 00
99 và được sản xuất từ nho hoặc nước nho ép,
- Các loại đồ uống chứa 10% cồn hoặc cao hơn,
- Các lọai đồ uống nhẹ, nước quả, mật hoa và các đồ uống có cồn đựng trong các bình đơn lẻ
hơn 5 lít với mục đích cung cấp cho các cơ sở cung cấp thực phẩm theo số lượng lớn,
- Các loại sản phẩm sử dụng cho người nướng bánh mỳ hoặc bánh ngọt thường được sử dụng
trong vòng 24 giờ từ khi sản xuất ra do tính chất về hàm lượng của chúng,
- Dấm,
- Muối ăn,
- Đường viên,
14
- Các sản phẩm bánh kẹo có đường làm hương vị và/hoặc làm màu,
- Kẹo cao su và các sản phẩm để nhai tương tự,
- Các phần kem đơn lẻ.
Điều 10
1. Trong trường hợp đối với các sản phẩm thực phầm mà trên quan điểm vi sinh thì rất dễ bị
hỏng và sau một thời gian ngắn sẽ gây tác hại nhanh chóng tới sức khỏe con người thì ngày của
thời hạn sử dụng tối thiếu sẽ được thay thế bằng ngày “có thể sử dụng”.
2. Thông tin về ngày đi sau các từ dưới đây:
▼A1
- tiếng Tây ban nha:
'fecha de caducidad',
- tiếng Séc:
'spotřebujte do',
- tiếng Đan Mạch:
'sidste anvendelsesdato',
- tiếng Đức:
'verbrauchen bis',
- tiếng Estonia:
'kõlblik kuni',
- tiếng Hy Lạp:
‘ανάλωση μέχρι’
- tiếng Anh:
'use by',
- tiếng Pháp:
'à consommer jusqu'au',
- tiếng Ý:
'da consumare entro',
- tiếng Latvia:
'izlietot līdz',
- tiếng Lithuania:
'tinka vartoti iki',
- tiếng Hungaria:
'fogyasztható',
- tiếng Malta:
'uża sa',
- tiếng Hà Lan:
'te gebruiken tot',
- tiếng Ba Lan:
'należy spożyć do',
- tiếng Bồ Đào Nha:
'a consumir até',
- tiếng Slovakia:
'spotrebujte do',
- tiếng Slovenia:
'porabiti do',
- tiếng Phần Lan:
'viimeinen käyttöajankohta',
- tiếng Thụy Điển:
15
'sista förbrukningsdag'.
Các từ này sẽ đi kèm với:
- Có thể là ngày, hoặc
- Một trích dẫn về ngày được thể hiện trên nhãn mác.
Các thông tin này sẽ đi cùng với một mô tả về các điều kiện lưu giữ cần được quan sát.
3. Thông tin về ngày bao gồm ngày, tháng, và có thể cả năm, theo thứ tự ngày – tháng – năm
và viết theo hình thức không mã hóa.
4. Trong một số trường hợp, có thể quyết định theo nội dung Điều 20(2) về việc thực hiện các
quy định tại đoạn 1.
Điều 11
1. Các hướng dẫn sử dụng của một sản phẩm thực phẩm phải được thể hiện theo cách giúp cho
việc sử dụng có thể được thực hiện một cách thuận tiện.
2. Các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu, hoặc nếu không có thì các điều khỏan của quốc
gia sẽ quyết định cách hướng dẫn sử dụng đối với một số sản phẩm thực phẩm cụ thể.
Quy định tại Điều 19 sẽ áp dụng đối với các điều khỏan quốc gia kiểu này. Các điều khỏan của
Cộng đồng Châu Âu đề cập tới trong đoạn văn bản này sẽ được áp dụng theo như nội dung Điều
20(2).
Điều 12
Các quy định liên quan đến việc thể hiện độ mạnh của chất cồn theo thể tích sẽ tuân theo nội
dung của các điều khỏan cụ thể của Cộng đồng Châu Âu áp dụng đối với các sản phẩm chịu mã
số thuế số 22.04 và 22.05.
Đối với các sản phẩm đồ uống khác có hơn 1,2% cồn theo thể tích thì các quy định này sẽ tuân
theo nội dung của Điều 20(2).
Điều 13
1. (a) Khi sản phẩm thực phẩm được đóng gói sẵn, các thông tin như quy định tại các Điều 3 và
4(2) sẽ phải được thể hiện trên bao gói hoặc nhãn mác đính kèm theo sản phẩm.
(b)Không chịu ảnh hưởng của điểm (a) và các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu về số
lượng nhỏ nếu các sản phẩm thực phẩm đóng gói sẵn là:
- Nhằm phục vụ cho người tiêu thu cuối cùng nhưng được đưa ra thị trường tại thời điểm
trước khi bán cho người tiêu thụ cuối cùng và không liên qua đến việc bán hàng cho các
trung tâm cung cấp thực phẩm theo số lượng lớn,
- Nhằm cung cấp cho các trung tâm cung cấp thực phẩm theo số lượng lớn để chuẩn bị, chế
biến, tách hoặc cắt,
Các thông tin được yêu cầu tại các Điều 3 và 4(2) cần phải được thể hiện trên các tài liệu
thương mại liên quan đến các sản phẩm thực phẩm và phải được đảm bảo rằng các tài liệu
này, bao gồm tất cả các thông tin về nhãn mác, hoặc sẽ đi kèm theo sả phẩm liên quan,
hoặc đã được gửi trước khi hay cùng thời gian giao hàng.
(c)Đối với trường hợp như được đề cập tại điểm (b), các thông tin đề cập tại Điều 3(1) điểm 1,
5 và 7 và trong các trường hợp thích hợp khác, được đề cập tại Điều 10, cũng sẽ phải được
thể hiện trên mặt ngòai bao gói của sản phẩm thực phẩm được tiêu thụ trên thị trường.
16
2. Các thông tin được đề cập tại Điều 3 và Điều 4(2) phải được thể hiện một cách dễ hiểu và đánh
dấu tại nơi dễ thấy, rõ ràng, dễ đọc và không bị tẩy, xước.
Các thông tin không được che dấu, mờ hoặc chịu ảnh hưởng của thông tin khác viết bằng chữ
hay ảnh chụp.
3. Các thông tin liệt kê tại Điều 3(1), điểm 1, 4, 5 và 10 phải được thể hiện với cùng quan
điểm.
Yêu cầu này có thể được áp dụng thêm đối với các quy định tại Điều 4(2).
4. Đối với các chai thủy tinh tái sử dụng được đánh dấu theo cách không rửa hết đi được và vì
thế không có nhãn mác, vòng, cổ, được bao gói và có bề mặt lớn nhất nhỏ hơn 10cm
2
thì chỉ có
các quy định về thông tin như liệt kê tại Điều 3(1) điểm 1, 4 và 5 cần phải thực hiện.
Trong trường hợp này thì đoạn văn bản thứ 3 sẽ không phải áp dụng.
5. Các quốc gia Ai-len, Hà Lan, và Vương quốc Anh có thể giảm nhẹ các yêu cầu của Điều 3(1)
và đoạn văn bản 3 của Điều này đối với sữa và các sản phẩm từ sữa đóng trong các chai thủy tinh
được tái sử dụng.
Các quốc gia này cần thông báo cho Ủy ban Châu Âu về bất kỳ biện pháp nào thực hiện theo như
yêu cầu của đoạn văn bản nhỏ thứ nhất.
Điều 14
Khi các sản phẩm thực phẩm được chào bán cho người tiêu dùng cuối cùng hoặc tới các trung
tâm cung cấp theo số lượng lớn mà chưa được đóng gói sẵn, hoặc các sản phẩm thực phẩm được
đóng gói tại cửa hàng theo yêu cầu của khách hàng, hoặc đóng gói sẵn để bán trực tiếp, các Quốc
gia Thành viên phải áp dụng các quy định chi tiết liên quan đến phương thức mà yêu cầu chi tiết
được thể hiện tại Điều 3 và Điều 4(2).
Các quốc gia có thể quyết định không yêu cầu đối với tất cả hoặc một số chi tiết, với điều kiên là
người mua vẫn nhận đủ các thông tin cần thiết.
Điều 15
Chỉ thị này sẽ không ảnh hưởng tới các điều khỏan của bộ luật quốc gia mà khi không có quy
định của Cộng đồng Châu Âu sẽ áp đặt bớt yêu cầu đối với nhãn mác hàng hóa thực phẩm được
trình bày trong các bao gói sang trong như các bức tượng nhỏ hoặc đồ lưu niệm.
17
Điều 16
1. Các Quốc gia Thành viên phải đảm bảo rằng việc bán hàng sẽ bị cấm trong phạm vị lãn thổ
của mình đối với các sản phẩm thực phẩm mà thông tin như quy định tịa Điều 3 và 4(2) không
được thể hiện theo một ngôn ngữ dễ hiểu cho người tiêu dùng, ngoại trừ trường hợp người tiêu
dùng được thông báo bằng các biện pháp khác theo nội dung của Điều 20(2) về một hoặc các
thông tin nhãn mác.
2. Trong phạm vi lãnh thổ của mình, một Quốc gia Thành viên có sản phẩm được đem bán có
thể áp dụng quy định của Hiệp ước là các thông tin về nhãn mác sẽ được thể hiện bằng một hoặc
nhiều ngôn ngữ theo như quyết định về các ngôn ngữ chính thức của Cộng đồng Châu Âu.
3. Các đoạn văn bản 1 và 2 không làm ảnh hưởng đến các thông tin quy định về nhãn mác
được thể hiện bằng một vài ngôn ngữ.
Điều 17
Các Quốc gia Thành viên sẽ cố gắng đưa ra các các quy định chi tiết hơn những quy định đã có
tại các Điều từ 3 đế 13 về phương thức đối với các quy định thể hiện tại Điều 3 và Điều 4(2).
Điều 18
1. Các Quốc gia Thành viên không nên ngăn cấm hoạt động kinh doanh thương mại các hàng
hóa thực phẩm đã tuân theo quy định của Chỉ thị này thông qua việc áp dụng các điều khỏan của
quốc gia mình không hài hòa với việc quản lý nhãn mác và trình bày một số hàng hóa thực phẩm
nhất định hay hàng hóa thực phẩm nói chung.
2. Đoạn văn bản 1 sẽ không áp dụng đối với các điều khỏan không hài hòa của quốc gia được
xây dựng trên cơ sở của việc:
- Bảo vệ sức khỏe công chúng,
- Phòng chống sự gian lận, ngoại trừ trường hợp các điều khỏan này có khả năng gây cản trở việc
áp dụng các quy định đề ra trong Chỉ thị này,
- Bảo vệ các quyền sở hữu thương mại và công nghiệp, các thông tin thể hiện về nguồn gốc, các
chỉ thị theo đăng ký về nguồn gốc và bảo về cạnh tranh không bình đẳng.
Điều 19
Khi có các tham chiếu đối với Điều này, các quy định sau đây sẽ được áp dụng nếu một Quốc gia
Thành viên thấy cần thiết để có thể thực hiện một quy định pháp luật mới.
Quốc gia Thành viên phải thông báo cho Ủy ban Châu Âu và các Quốc gia Thành viên khác về
các biện pháp đặt ra và trình bày lý do sử dụng. Ủy ban Châu Âu sẽ tham vấn ý kiến các Quốc
gia Thành viên trong phạm vi Ủy ban Thường trực về Chuỗi Thức ăn và Sức khỏe Động vật
►M2 theo Quy định (EC) số 178/2002 ◄ nếu thấy rằng sự tham vấn có ích hoặc trong trường
hợp có Quốc gia Thành viên yêu cầu.
Các Quốc gia Thành viên chỉ có thể thực hiện các biện pháp đặt ra trong thời gian ba tháng sau
khi thông báo và với điều kiện là Ủy ban Châu Âu không đưa ra ý kiến phản đối.
Trong trường hợp Ủy ban Châu Âu không có ý kiến phản đối, và trước khi hết thời hạn đề cập
trên đay, Ủy ban Châu Âu sẽ triển khai các thủ tục như quy định tại Điều 20(2) nhằm quyết định
xem các biện pháp trên có cần thực hiện theo các điều chỉnh phù hợp hay không.
Điều 20
1. Ủy ban Châu Âu sẽ được hỗ trợ bởi Ủy ban Thường trực về Chuỗi Thức ăn và Sức khỏe
18
Động vật ►M2 ◄ (sau đây gọi là “Ủy ban”).
2. Khi có tham chiếu đối với đoạn văn bản này, Điều 5 và 7 của Quyết định 1999/468/EC sẽ
được áp dụng, với cân nhắc các điều khỏan của Điều 8 Quyết định này.
Thời hạn đề cập tại Điều 5(6) của Quyết định 1999/468/EC sẽ là ba tháng.
3. Ủy ban sẽ thực hiện các quy định và thủ tục của mình.
Điều 21
Nếu cần phải thực hiện các điều khỏa tạm thời để hỗ trợ việc áp dụng Chỉ thị này, việc thực hiện
sẽ tuân theo quy định của Điều 20(2).
Điều 22
Chỉ thị này sẽ không làm ảnh hưởng các điều khỏan của Cộng đồng Châu Âu liên quan đến quy
định về nhãn mác và trình bày các sản phẩm thực phẩm nhất định đã được thông qua ngày
22/12/1978.
Bất kỳ điều chỉnh nào cần thiết làm hài hòa các điều khỏan và tuân theo quy định tại Chỉ thị này
sẽ được quyết định theo các thủ tục hiện hành đối với từng điều khỏan được xét.
Điều 23
Chỉ thị này sẽ không áp dụng đối với các sản phẩm được xuất khẩu ra ngoài Cộng đồng Châu
Âu.
Điều 24
Các Quốc gia Thành viên phải đảm bảo rằng Ủy ban Châu Âu nhận được văn bản của bất kỳ điều
khỏan quan trọng nào trong bộ luật nước mình được áp dụng đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý của Chỉ thị này.
Điều 25
Chỉ thị này cũng đồng thời áp dụng đối với các cơ quan tại nước ngoài của Pháp.
Điều 26
1. Chỉ thị 79/112/EEC được chỉnh sửa bởi các Chỉ thị đề cập tới tại Phụ lục IV, Phần A, nay
được bãi bỏ, không chịu ảnh hưởng của các nghĩa vụ của các Quốc gia Thành viên về thời hạn
cuối cùng đối với việc chuyển dịch như quy định tạid Phụ lục IV, Phần B.
2. Tham chiếu đối với Chỉ thị được bãi bỏ sẽ được giải thích như là các tham chiếu đối với Chỉ
thị này và sẽ được đọc theo bảng tương quan đề cập tại Phụ lục V.
Điều 27
Chỉ thị này có hiệu lực 20 ngày sau khi được xuất bản tại Công báo của Cộng đồng Châu Âu.
Điều 28
Chỉ thị này được gửi tới các Quốc gia Thành viên.
19
▼B
PHỤ LỤC I
CÁC NHÓM THÀNH PHẦN CÓ THỂ ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH THEO TÊN GỌI CỦA
NHÓM HƠN LÀ TÊN CỤ THỂ
Định nghĩa Chỉ thị
Dầu tinh luyện khác ngoài dầu ô-liu
'Dầu', cùng với
- Tính từ “thực vật” hoặc “động vật” cho phù hợp,
hoặc
- Thể hiện thông tin về nguồn gốc thực vật hoặc
động vật cụ thể
Tính từ “Hy-đrô hóa” phải đi cùng với thông tin về dầu
được hy-đrô hóa.
Các loại mỡ tinh luyện 'Mỡ', cùng với
- tính từ “thực vật” hoặc “động vật” cho phù hợp,
hoặc
- Thể hiện thông tin về nguồn gốc thực vật hoặc
động vật cụ thể
Tính từ “Hy-đrô hóa” phải đi cùng với thông tin về mỡ
được hy-đrô hóa.
Hỗn hợp bột tạo thành từ hai hoặc nhiều loại ngũ cốc 'Bột', tiếp theo là danh sách các lọai ngũ cốc tạo nên loại
bột đó, sắp xếp theo thứ tự giảm dần của trọng lượng
Tinh bột, và các loại tinh bột được tạo thành từ các
phương pháp vật lý hoặc en-zyme
'Tinh bột'
Tất cả các loài cá nếu cá là thành phần của một sản phẩm
thực phẩm khác, với điều kiện là tên và trình bày của sản
phẩm thực phẩm đó không thể hiện về một lòai cá cụ thể
'Cá'
Tất cả các loại pho-mát nếu pho-mát hoặc hỗn hợp pho-
mát tạo nên thành phần của một sản phẩm thực phẩm
khác, với điều kiện là tên và trình bày của sản phẩm thực
phẩm đó không thể hiện về một loại pho-mát cụ thể
'Pho-mát'
Tất cả các loại gia vị không vượt quá 2% trọng lượng của
sản phẩm thực phẩm
'(Các loại) gia vị' hoặc 'gia vị tổng hợp'
Tất cả các loại thảo dược hoặc thành phần của thảo dược
không vượt quá 2% trọng lượng của sản phẩm thực phẩm
'(Các loại) thảo dược' hoặc 'thảo dược'
Tất cả các loại gôm được sử dụng trong quá trình sản
xuất gôm cho kẹo cao su
'Gôm'
Tất cả các loại sản phẩm ngũ cốc vụn vỡ đã nướng 'Vụn bánh mỳ' hoặc 'bít-cốt' cho phù hợp
Tất cả các loại đường mía 'Đường'
Dextroza khan hoặc hydrat đơn dextroza 'Dextroza'
Si-rô glucô và si-rô glucô khan
'Si-rô glucô'
Các loại chất đạm sữa (ca-ze-in, caseinates và chất lỏng
còn lại sau khi sữa chua đã đông) và các hỗn hợp của nó
'Đạm sữa'
20
Định nghĩa Chỉ thị
Bơ dừa đã được ép, chắt hoặc tinh luyện 'Bơ dừa'
▼M2
_________
▼B Các loại rượu như được định nghĩa tại Quy định của Hội
đồng Châu Âu số (EC) 1493/1999 ngày 17/5/1999 về tổ
chức chung thị trường rượu
1
'Rượu'
▼M1 Các cơ xương
(**)
của động vật có vú và các loài chim
được coi là phù hợp làm thức ăn cho người có các mô tự
nhiên, tổng lượng chất béo và mô liên kết không vượt
quá các giá trị như bảng dưới đây và thịt là thành phần
của một sản phẩm thực phẩm khác. Các sản phẩm được
Cộng đồng Châu Âu định nghĩa là “thịt được lấy từ máy
móc” không được xét đến trong định nghĩa này.
Hàm lượng chất béo tối đa và mô liên kết đối với các thành
phần được chỉ định bằng thuật ngữ 'thịt … '.
'thịt … ' và (các) tên
(*)
của loài động vật lấy thịt.
Loài Chất béo
(%)
Mô liên
kết
(1)
(%)
Động vật có vú
(ngoài thỏ và
lợn) và các hỗn
hợp với loài
khác mà động
vật có vú chiếm
25 25
Lợn 30 25
Chim và thỏ 15 10
(1)
Hàm lượng mô liên kết được tính dựa trên cơ sở tỷ lệ giữa
hàm lượng collagen và hàm lượng đạm trong thịt. Hàm lượng
collagen tính bằng hàm lượng hydroxyproline nhân với hệ số 8
Nếu các ngưỡng tối đa trên đây bị vượt quá nhưng các
tiêu chí đối với định nghĩa về 'thịt' được thỏa mãn, thì
hàm lượng 'thịt … ' phải được điều chỉnh thấp đi và danh
mục các thành phần phải được nhắc tới bên cạnh thuật
ngữ 'thịt …', độ béo và/hoặc mô liên kết.
▼B _______
► M1 (*) Đối với nhãn mác bằng tiếng Anh, chỉ thị này có thể
được thay thế bằng tên chung của thành phần loài động vật liên
quan.
(**) Cơ hòanh và cơ cắn là bộ phận của cơ xương, không bao
gồm tim, lưỡi, các cơ đầu (ngoài cơ cắn), các cơ xương cổ tay,
cổ chân và đuôi. ◄
1
OJ L 179, 14.7.1999, trang 1
21
▼B
PHỤ LỤC II
CÁC NHÓM THÀNH PHẦN PHẢI ĐƯỢC CHỈ THỊ THEO TÊN CỦA NHÓM VÀ ĐI
KÈM THEO TÊN GỌI CỤ THỂ HOẶC SỐ EC
Màu sắc
Chất bảo quản
Chất chống o-xy hóa
Chất chuyển thể sữa
Chất làm đặc
Chất tạo keo
Chất ổn địng
Chất làm tăng hương vị
A-xit
Chất điều chỉnh độ chua
Chất chống đóng bánh
Tinh bột được điều chỉnh
1
Chất làm ngọt
Men
Chất chống sủi bọt
Chất làm bóng
Muối chuyển thể sữa
2
Chất xử lý bột
Chất làm rắn
Chất làm ẩm
Chất xơ
Chất nổ đẩy
1
Không cần phải có tên cụ thể hoặc số EC
2
Chỉ áp dụng đối với các sản phẩm pho-mát và sản phẩm từ pho-mát chế biến
22
▼C1
PHỤ LỤC III
Chỉ thị về hương liệu trong danh mục thành phần
1. Các chất hương liệu sẽ được chỉ thị hoặc với từ '(các) hương liệu' hoặc bằng một tên gọi cụ thể hơn
hoặc mô tả về hương liệu.
2.Từ “tự nhiên” hoặc bất kỳ từ nào khác có nghĩa tương tự chỉ có thể được sử dụng đối với việc thể
hiện loại hương liệu mà các thành phần của nó chỉ chứa các chất hương liệu được định nghĩa tại Điều
1(2)(b)(i) của Chỉ thị 88/388/EEC ngày 22/6/1988 của Hội đồng Châu Âu về các tương đương giữa các
hệ thống pháp luật giữa các Quốc gia Thành viên liên quan đến các hương liệu được sử dụng cho thực
phẩm và nguồn gốc sản xuất của các loại nguyên liệu
1
và/hoặc chuẩn bị hương liệu như được định
nghĩa tại Điều 1(2)(c) của Chỉ thị trên.
3. Nếu tên gọi của hương liệu có chứa thông tin tham chiếu về bản chất hoặc nguồn gốc
thực vật hoặc động vật, không được sử dụng từ 'tự nhiên' hoặc bất kỳ từ nào khác có nghĩa tương
tự, ngoại trừ khi thành phần của hương liệu đó đã được tách ra bằng các quá trình vật lý, enzyme
hoặc vi sinh phù hợp, hoặc các quá trình chuẩn bị thực phẩm theo truyền thống hòan tòan hoặc
gần như hòan tòan từ thực phẩm hoặc nguồn hương liệu liên quan.
1
OJ L 184, 15.7.1988, trang 61. Các chỉ thị được chỉnh sửa bởi Chỉ thị của Ủy ban Châu Âu số 91/71/EEC (OJ L
42, 15.2.1991, trang 25).
23
▼M2
PHỤ LỤC IIIa
Các loại thành phần đề cập tại Điều 6(3a), (10) và (11)
Các loại ngũ cốc có chứa gluten (như lúa mỳ, lúa mạch đen, lúa mạch, yến mạch, lúa mỳ spenta, kamut
hoặc các loại ngũ cốc cùng loài khác) và các sản phẩm làm từ chúng
Loài giáp xác và các sản phẩm làm từ chúng
Trứng và các sản phẩm làm từ trứng
Cá và các sản phẩm làm từ cá
Lạc và các sản phẩm từ lạc
Đậu này và các sản phẩm từ đậu nành
Sữa và các sản phẩm làm từ sữa (bao gồm cả lactose)
Các loại hạt như hạnh nhân (Amygdalus communis L.), quả phỉ (Corylus avellana), quả óc chó (Juglans
regia), hạt điều (Anacardium occidentale), hồ đào pê-can (Carya illinoiesis (Wangenh.) K. Koch), lạc
brazil (Bertholletia excelsa), quả hồ trăn (Pistacia vera), lạc Macadamia và lạc Queensland (Macadamia
ternifolia) và các sản phẩm làm từ chúng
Cần tây và các sản phẩm từ cần tây
Mù tạt và các sản phẩm từ mù tạt
Hạt vừng và các sản phẩm từ hạt vừng
Điôxit lưu hùynh và sun-phít có nồng độ hơn 10 mg/kg hoặc 10 mg/ lít được thể hiện là SO
2
.
24
▼B
PHỤ LỤC IV
PHẦN A
CHỈ THỊ ĐƯỢC LOẠI BỎ VÀ CÁC CHỈNH SỬA SAU NÀY (đề cập tại Điều 26)
Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu số 79/112/EEC (OJ L 33, 8.2.1979, trang 1)
Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu số 85/7/EEC (OJ L 2, 3.1.1985, trang 22), chỉ có điều 1(9)
Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu số 86/197/EEC (OJ L 144, 29.5.1986, trang 38)
Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu số 89/395/EEC (OJ L 186, 30.6.1989, trang 17)
Chỉ thị của Hội đồng Châu Âu số 91/72/EEC (OJ L 42, 15.2.1991, trang 27)
Chỉ thị của Ủy ban Châu Âu số 93/102/EC (OJ L 291, 25.11.1993, trang 14)
Chỉ thị của Ủy ban Châu Âu số 95/42/EC (OJ L 182, 2.8.1995, trang 20)
Chỉ thị của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu số 97/4/EC (OJ L 43, 14.2.1997, trang 21)
PHẦN B
THỜI HẠN ĐỐI VỚI VIỆC CHUYỂN ĐỔI VÀO HỆ THỐNG PHÁP LUẬT QUỐC GIA (đề cập
tại Điều 26)
Chỉ thị
Thời hạn chuyển đổi Thời hạn được đưa ra thị
trường các sản phẩm
theo nội dung Chỉ thị
này
Thời hạn cấm đưa ra thị
trường các sản phẩm
không theo Chỉ thị này
79/112/EEC
85/7/EEC
86/197/EEC
89/395/EEC
91/72/EEC
93/102/EC
95/42/EC
97/4/EC
30/12/1994
22/12/1980
1/5/1988
20/12/1990
30/6/1992
1/1/1995
14/8/1998
22/12/1982
1/5/1989
20/6/1992
1/1/1994
30/6/1996
14/2/2000
25