Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Bài giảng viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.17 MB, 113 trang )

BỆNH VIÊM, LOÉT DẠ DÀY
TÁ TRÀNG Ở TRẺ EM
TS.BS. Nguyễn Thị Việt Hà
Bộ môn Nhi ĐHY Hà Nội
Khoa Tiêu hóa BV Nhi TƯ
Mục tiêu học tập
 Trình bày được nguyên nhân gây viêm –loét dạ dày
tá tràng ở trẻ em
 Trình bày được các biểu hiện lâm sàng bệnh viêm –
loét dạ dày tá tràng ở trẻ em
 Trình bày các xét nghiệm chẩn đoán viêm loét dạ dày
tá tràng ở trẻ em
 Tiếp cận được chẩn đoán viêm –loét dạ dày tá tràng
ở trẻ em
 Trình bày các biện pháp điều trị viêm –loét dạ dày tá
tràng ở trẻ em

ĐẠI CƯƠNG
 Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý tiêu hóa phổ biến
ở người lớn
 Bệnh chiếm tỷ lệ 12 – 56% các trường hợp nội soi
đường tiêu hóa trên
 28 – 63% số trẻ đau bụng tái phát
 Bệnh tiến triển kéo dài gây nhiều triệu chứng tiêu
hóa: đau bụng, khó tiêu, nôn, xuất huyết tiêu hóa, có
thể là tiền đề cho ung thư dạ dày

Định nghĩa
 Viêm dạ dày: là những tổn thương viêm vi thể của
niêm mạc dạ dày, thể hiện sự đáp ứng của dạ dày đối
với các yếu tố tấn công


 Loét dạ dày và tá tràng: là tình trạng bệnh lý mất tổ
chức niêm mạc một cách có giới hạn ở phần ống tiêu
hóa có bài tiết acid và pepsin
 Viêm và loét dạ dày tá tràng: hiện nay với sự hiểu biết
về cơ chế bệnh sinh và chẩn đoán cho thấy 2 khái
niệm này có sự liên quan chặt chẽ với nhau đặc biệt
liên quan tới nhiễm H. pylori
GIẢI PHẪU SINH LÝ DẠ DÀY
 Dạ dày gồm 3 vùng chính: tâm phình vị, thân vị và
hang – môn vị
 Niêm mạc dạ dày được che phủ bằng một lớp tế bào
biểu mô chế nhày hình trụ cao, nhân nhỏ hình bầu
dục lệch về phía màng đáy
• Dưới kính hiển vi điện tử các tế bào này có một
diềm vi nhung mao ngắn ở mặt ngọn của tế bào
• Trên bề mặt các vi nhung mao được phủ một lớp
chất Glycolix dạng sợi mỏng

Các tuyến niêm mạc dạ dày
 Tuyến tâm vị: vùng chuyển tiếp giữa biểu mô lát tầng
của thực quản và biểu mô chế nhày của dạ dày
 Tuyến thân vị:
• Tế bào chính (tiết pepsinogen)
• Tế bào thành (tiết HCl)
• Tế bào D (sản xuất somatostatin)
• Tế bào ECL (tiết histamin)
 Tuyến hang – môn vị:
• Tế bào D
• Tế bào G (tiết Gastrin)
• Tế bào ECL

Các tuyến niêm mạc dạ dày
Các tế bào niêm mạc dạ dày
Chức năng sinh lý của dạ dày
3 chức năng chính
 Chức năng cơ học: tiếp nhận, nhào trộn, chuyển
thức ăn
 Chức năng nội tiết: tiết ra hormon như Gastrin,
Histamin, Somatostatin
 Chức năng ngoại tiết: tiết dịch vị 20ml/kg/ngày
Bài tiết acid
CƠ CHẾ BỆNH SINH
Yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày
Lớp chất nhày (Mucin)
 Thành phần chính là Glucoprotein, các men tiêu hủy
Protein có khả năng gây thoái hóa các phân tử chất
nhày  giảm khả năng che phủ và ngăn chăn các ion
H
+
tấn công  tổn thương niêm mạc
 Bicarbonate:
• Tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày
• Việc chế tiết Bicarbonat của tế bào chế nhày chịu
ảnh hưởng của một số chất trung gian hóa học,
hormon, hóa chất
Yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày

 Lượng máu đến nuôi dưỡng dạ dày: khi có rối loạn tưới
máu ở niêm mạc dạ dày  viêm loét
 Sự tái sinh niêm mạc dạ dày
 Phospholipid: có mặt ở lớp nhày và bề mặt ngoài của tế

bào biểu mô
 Yếu tố tăng trưởng biểu mô niêm mạc dạ dày
 Prostadglandin ức chế trực tiếp lên tế bào thành làm
giảm bài tiết HCl

Yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày
 Pepsinogen
 HCl
 Acid mật
 Helicobacter pylori
 Thuốc kháng viêm steroid, non-steroid
 Các yếu tố nhiễm trùng: CMV, Herpes, nấm
 Các yếu tố không phải nhiễm khuẩn: stress, u gastrin
Viêm loét dạ dày do H. pylori
Nhiễm HP
Cơ thể sản xuất
IgE đặc hiệu
HP sinh các yếu tố
gây bệnh
Hoạt hóa các thực bào
Tiết Cytokin và các
yếu tố hóa ứng động
Quá trình viêm: tập
trung bạch cầu
Tác động đến vận mạch
tại chỗ gây phù nề
Loét
HCl, Pepsin
 Nhiễm Helicobacter pylori
 Tình trạng tăng tiết acid: Hội chứng Zollinger

Ellison, hội chứng ruột ngắn, suy thận
 Stress
 Phản ứng với dị vật tiêu hóa
 Tự miễn
 Crohn
 Lao
 Celiac
 Scholein Henoch
 Do thuốc: Aspirin, NSAIDS, corticoid, hóa trị liệu
trong điều trị ung thư, rượu
NGUYÊN NHÂN
LÂM SÀNG
 Đau bụng: Đặc điểm, vị trí, tần suất, thời gian, mức
độ nặng, các yếu tố làm giảm nhẹ hoặc tăng đau
 Thói quen vệ sinh và tính chất phân
 Sự ngon miệng, chế dộ ăn và sự thay đổi cân nặng
của trẻ
 Hơi thở hôi, nôn trớ, chất nôn
 Tiền sử gia đình về loét dạ dày tá tràng, bệnh lý tiêu
hóa (Crohn )
 Các thuốc đã sử dụng (các thuốc được kê đơn hoặc
tự điều trị)
 Các xét nghiệm đã làm và các biện pháp điều trị
bệnh lý tiêu hóa
Khai thác bệnh sử
 Đánh giá toàn trạng bệnh nhân
 Tinh thần, nhịp tim, mạch, huyết áp và sự đàn hồi
mao mạch
 Da và niêm mạc để đánh giá mức độ thiếu máu
 Khám kỹ tim mạch và phổi

 Khám bụng, thăm trực tràng
Khám bệnh
 Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất
 Các biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu:
 Trẻ nhỏ: kém ăn, kích thích
 Trẻ trên 8 tuổi: đau bụng vùng thượng vị, nôn, ợ hơi
ợ chua
 Nôn
 Thiếu máu
 Đi ngoài phân đen
 Ăn chóng no, đầy bụng, khó tiêu
 Nhiễm H. pylori có thể gây các biểu hiện tại đường
tiêu hóa hoặc ngoài đường tiêu hóa
Triệu chứng lâm sàng
CÁC THỂ LÂM SÀNG
 Viêm dạ dày mãn tính tiên phát
 Viêm dạ dày cấp tính thứ phát
 Các thể viêm dạ dày đặc biệt
• Viêm dạ dày tự miễn
• Viêm dạ dày phì đại Menetriez
• Bệnh Crohn
• Viêm tá tràng
 Bệnh diễn biến kéo dài, triệu chứng nghèo nàn
 Lâm sàng:
• Đau bụng tái diễn
• Buồn nôn, nôn
• Xuất huyết tiêu hóa, có thể mất máu do nôn máu
cấp
• Thiếu máu thiếu sắt
• Ở trẻ lớn nhiều khi không điển hình chỉ có biểu

hiện: đầy bụng, khó thở, tức ngực, chướng bụng
Viêm dạ dày mãn tính tiên phát
Viêm dạ dày cấp tính thứ phát
 Diễn biến cấp tính, thường có liên quan đến sử dụng
thuốc, nhiễm khuẩn nặng, shock,
 Xuất huyết tiêu hóa trên cấp tính
 Đau bụng dữ dội vùng thượng vị
 Trẻ mệt mỏi do mất máu, thiếu sắt
Viêm dạ dày tự miễn
 Cơ thể sinh kháng thể kháng lại tế bào sản xuất
Gastrin ở vùng hang vị dạ dày
 Lâm sàng:
• Dạ dày vô toan
• Kém hấp thu vitamin B12 nên thiếu máu ác tính
• Ở những bệnh nhân có xơ gan mạn tính tiên phát
thường có nguy cơ viêm dạ dày tự miễn
• Hiếm gặp ở trẻ em
Viêm dạ dày phì đại Menetriez
 Nguyên nhân không rõ, các niêm mạc phì đại khổng
lồ kèm theo tình trạng mất Protein qua dạ dày
 Ở trẻ em thường khỏi tự nhiên, hiếm gặp
 Lâm sàng:
• Nôn, đau bụng, chán ăn
• Phù do mất Protein qua ruột
• Không có sự liên quan với H. pylori
 Chẩn đoán bằng sinh thiết niêm mạc dạ dày

×