Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

đánh giá khả năng thay thế đạm bột cá bằng đạm artemia sinh khối làm thức ăn cho tôm sú (penaeus monodon) giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.51 KB, 40 trang )



1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN





LÂM THANH TOÁN




ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THAY THẾ ĐẠM BỘT CÁ
BẰNG ĐẠM ARTEMIA SINH KHỐI
LÀM THỨC ĂN CHO TÔM SÚ (Penaeus monodon) GIỐNG




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN



2013



2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN



LÂM THANH TOÁN



ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THAY THẾ ĐẠM BỘT CÁ
BẰNG ĐẠM ARTEMIA SINH KHỐI
LÀM THỨC ĂN CHO TÔM SÚ (Penaeus monodon) GIỐNG




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ts. NGUYỄN THỊ NGỌC ANH


2013




3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu
Trong những năm gần đây nghề nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta phát triển rất
mạnh, không những về qui mô diện tích mà còn ở sự đa dạng hoá các mô hình nuôi.
Đặc biệt tôm sú (Penaeus monodon) đã trở thành đối tượng nuôi chính ở hầu hết các
loại hình thủy vực nước lợ ven biển và là đối tượng tôm nuôi có sản lượng cao nhất.
Theo Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn, năm 2012 có 30 tỉnh thành nuôi
657.500 ha, sản lượng 476.400 tấn. So với năm 2011, diện tích nuôi tôm tăng 0,2%,
nhưng sản lượng giảm 3,9% do dịch bệnh. Trong đó, diện tích tôm sú là 619.300 ha
với 298.600 tấn (giảm 7,1% diện tích, giảm 6,5% về sản lượng); tôm chân trắng là
38.100 ha, đạt 177.800 tấn (tăng 15,5% diện tích, 3,2% sản lượng). Đồng bằng sông
Cửu Long là vùng nuôi tôm nước lợ chủ yếu của cả nước, với diện tích nuôi tôm là
595.700 ha, sản lượng 358.400 tấn (chiếm 90,6% diện tích, 75,2% sản lượng nuôi
tôm cả nước).
Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) ở nước ta càng phát triển thì càng
phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu do chưa có kế hoạch sản xuất nguồn
nguyên liệu TACN, nước ta vẫn thiếu 30-40% các loại nguyên liệu giàu năng lượng
(bắp, cám, lúa mì…), thiếu 70-80% thức ăn giàu đạm (bột cá, bột đậu nành…). Kết
quả điều tra ở ĐBSCL của Võ Nam Sơn và ctv., (2011) cho biết mô hình nuôi tôm
sú thâm canh và bán thâm canh, thức ăn chiếm đến 60-70% tổng chi phí trong một
vụ nuôi. Do đó, giá thức ăn ngày càng tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận người nuôi
tôm. Vì thế, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm tìm các nguồn nguyên liệu
khác rẽ tiền và sẵn có ở địa phương (bột xương hay các phụ phẩm từ chế biến hoặc
nuôi trồng thủy sản ) làm nguyên liệu để thay thế một phần hoặc hoàn toàn bột cá
trong phối chế thức ăn cho tôm, cá sẽ giúp giảm được chi phí thức ăn (Glencross et

al., 2007).
Artemia sinh khối có thể được xem là đối tượng rất có tiềm năng để thay thế
bột cá làm thức ăn trong ương tôm sú với nhiều thuận lợi: Sinh khối Artemia có giá
trị dinh dưỡng cao (50-60% đạm tính theo vật chất khô), giàu acid béo mạch cao
không no và axit amin thiết yếu (Nguyen Thi Ngoc Anh, 2009). Các hộ nuôi
Artemia ở ruộng muối Vĩnh Châu và Bạc Liêu có khả năng tận thu 200-300 kg/ha
sinh khối Artemia sau khi kết thúc chu kỳ hoặc vụ nuôi Artemia thu trứng bào xác
(Nguyễn Văn Hòa và ctv., 2007). Artemia sinh khối có thể được sử dụng dưới nhiều
dạng khác nhau (tươi sống, đông lạnh, sấy khô…) làm thức ăn trực tiếp hoặc làm
nguồn đạm trong phối chế với thành phần khác đều là thức ăn rất thích hợp trong

4

ương nuôi tôm, cá (Naegel et al., 2004, Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2010). Thực tế sản
xuất cho thấy thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí nuôi tôm, cá do đó nghiên
cứu sử dụng sinh khối Artemia từ vụ nuôi thu trứng bào xác sẵn có ở vùng nước lợ
là rất cần thiết nhằm giảm chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế. Xuất phát
từ những vấn đề trên đề tài “Đánh giá khả năng thay thế đạm bột cá bằng đạm
Artemia sinh khối làm thức ăn cho tôm sú (Penaeus monodon) giống” được thực
hiện.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định tỉ lệ đạm sinh khối Artemia thích hợp thay thế đạm bột cá làm thức
ăn cho tôm sú giống. Từ đó có thể khuyến khích nông hộ sử dụng nguồn sinh khối
Artemia tận thu sau khi kết thúc chu kỳ hay vụ nuôi một cách có hiệu quả, góp phần
giảm chi phí thức ăn trong nuôi tôm.
1.3. Nội dung của đề tài
Ảnh hưởng của việc thay thế đạm bột cá bằng đạm sinh khối Artemia trong
thức ăn đến tỉ lệ sống và tăng trưởng của tôm sú (Penaeus monodon) giống.
1.4. Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 06 đến tháng 09/2013

Địa điểm: Trại giống Khoa thủy sản, trường Đại Học Cần Thơ













5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan Artemia
2.1.1. Sơ lược về Artemia
Artemia là tên Latin của một loài giáp xác nhỏ chuyên sống ở những vùng
nước mặn có biên độ muối rộng (từ vài phần ngàn đến 250 phần ngàn như ở ruộng
muối). Trong tự nhiên người ta thấy có sự hiện diện của quần thể Artemia ở những
hồ nước mặn. Tuy nhiên, Artemia không xuất hiện tự nhiên ở khu vực Đông Nam Á
nói chung và Việt Nam nói riêng do ảnh hưởng của chế độ gió mùa, thuỷ vực không
có độ mặn cao lại có nhiều địch hại (Nguyễn văn Hòa và ctv., 2007).
Theo nghiên cứu của Sorgeloos (1980), Artemia được phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Lớp phụ: Branchiopoda
Bộ: Anostraca

Họ: Artemidae
Giống: Artemia
Sự phát triển của Artemia bắt đầu từ khi trứng bào xác được ngâm vào nước
biển có độ mặn 35‰, 1-2 giờ sau chúng hút nước và trương lên có dạng hình cầu và
phôi bắt đầu phân cắt, sự phân chia kéo dài đến khi ấu trùng được hình thành hoàn
chỉnh, thường sau 20-24 giờ Nauplius (giai đoạn Instar I) xuất hiện. Nauplius trải
qua 15 lần lột xác để đạt giai đoạn trưởng thành. Con cái có thể tham gia cả hai
phương thức sinh sản và trung bình mỗi con đẻ khoảng 1500-2500 phôi, ở điều kiện
nuôi tối ưu Artemia có thể đạt tới giai đoạn trưởng thành trong vòng 8-10 ngày và
tham gia sinh sản với sức sinh sản tối đa 300 ấu thể hoặc trứng bào xác trong vòng
4-5 ngày.
Artemia là loài ăn lọc không chọn lựa, chúng có thể sử dụng mùn bã hữu cơ,
tảo đơn bào và vi khuẩn có kích thước trong khoảng nhỏ hơn 50 µm (Sorgeloos et
al., 1986). Chúng có vòng đời tương đối ngắn so với các loài giáp xác khác. Trong
điều kiện phòng thí nghiệm chúng có tuổi thọ lên tới trên 2 tháng và ngoài tự nhiên
tuỳ theo điều kiện môi trường sống, tuổi thọ của chúng thường khoảng từ 30-60
ngày (NguyễnVăn Hoà và ctv., 2007).

6


Hình 2.1. Vòng đời phát triển của Artemia (Jumalon et al., 1982)
Ở Việt nam, Artemia được du nhập vào từ đầu thập niên 80 dưới dạng thức
ăn cho tôm càng xanh, sau đó được thử nghiệm và thả nuôi trên đồng muối Vĩnh
Châu, Bạc Liêu, Cam Ranh, Phan Thiết và từ những năm 1990 đến nay Artemia đã
trở thành một đối tượng nuôi phổ biến kết hợp với nghề làm muối của diêm dân
vùng ven biển Sóc Trăng - Bạc Liêu, giúp diêm dân cải thiện đời sống và có ý nghĩa
tích cực về mặt kinh tế xã hội, là vùng trọng điểm cung cấp trứng bào xác chất
lượng cao, có giá trị xuất khẩu (Brands et al., 1995; Quãng Thị Mỹ Duyên, 2012).
Hàng năm, ở Vĩnh Châu và Bạc Liêu có khoảng vài trăm hecta nuôi Artemia

thu trứng bào xác, có thể tận thu một lượng lớn sinh khối Artemia (200-300 kg/ha)
sau khi kết thúc chu kỳ hoặc vụ nuôi (Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2009). Các hoạt động
nuôi tôm sú lợ, mặn thường gần với vùng nuôi Artemia rất thuận lợi cho việc sử
dụng nguồn sinh khối này.
2.1.2. Giá trị dinh dưỡng của sinh khối Artemia
Artemia là loài có tập tính ăn lọc không chọn lựa nên sự khác biệt về thành
phần sinh hóa ở các dòng khác nhau rất rõ rệt do sự khác biệt về thành phần thức ăn
ở các vùng địa lý khác nhau (Dhont and Van Stappen, 2003). Thành phần dinh
dưỡng của Artemia thay đổi theo các giai đoạn phát triển. Thành phần sinh hóa
Artemia có thể khác nhau từ các mẻ nuôi khác nhau hay thu hoạch ở các mùa khác
nhau.
Thành phần các chất dinh dưỡng có trong Artemia phụ thuộc nhiều vào thành
phần dinh dưỡng có trong môi trường nuôi Artemia. Việc ổn định chất lượng dinh


7

dưỡng của sinh khối Artemia trong điều kiện nuôi trên ruộng muối là hoàn toàn có
thể, việc sử dụng kết hợp các loài vi tảo khác nhau để làm thức ăn cho Artemia đã
góp phần nâng cao giá trị các thành phần dinh dưỡng của sinh khối Artemia. Nhiều
nghiên cứu trước đây trên Artemia cho rằng thành phần acid béo của trứng và sinh
khối của chúng bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường hơn là mang tính di truyền và
phổ acid béo của chúng phản ánh thành phần acid béo của nguồn thức ăn mà chúng
ăn (Luong Van Thinh et al., 1999).
Giá trị dinh dưỡng của Artemia sẽ được nâng lên đáng kể nếu được làm giàu
để bổ sung các acid béo thiết yếu như axit eicosapentaenoic (EPA: 20:5n-3) và axit
docosahexaenoic (DHA: 22:n-3). Artemia tuy có hàm lượng EPA thấp nhưng có thể
cải thiện thành phần lipit bằng cách cho Artemia ăn các thức ăn giàu HUFA. Do
Artemia có đặc tính ăn lọc không chọn lựa nên khi nauplius của Artemia lột xác
chuyển sang giai đoạn ấu trùng Instar II (khoảng 8 giờ sau khi nở), người ta sử dụng

phương pháp làm giàu hàm lượng axit béo cần thiết bằng cách cho ăn thức ăn giàu
HUFA (EPA, DHA) trước khi dùng làm thức ăn cho ấu trùng cá và giáp xác
(Merchie, 1996).
Hàm lượng lipit ở các dòng Artemia có sự khác nhau do ảnh hưởng bởi điều
kiện môi trường nhiều hơn là yếu tố di truyền. Tuy nhiên, hàm lượng lipit của trứng
bào xác và nauplius ở giai đoạn instar I không bị tác động bởi điều kiện môi trường
hay thức ăn (Dhont and Van Stappen, 2003).
Nghiên cứu về thành phần axít béo cho thấy 6 loại axít béo (16:0, 16:1n-7,
18:1n-9, 18:2n-6, 18:3n-3 và 20:5n-3) chiếm khoảng 80% axít béo tổng số của
Artemia.
Hàm lượng protein và axit amin dường như ít có sự dao động giữa các dòng
khác nhau hay giữa các giai đoạn phát triển khác nhau so với lipit. Artemia trưởng
thành có hàm lượng protein và axit amin cao hơn so với nauplius (Sorgeloos, 1998).
Nauplius của Artemia có hàm lượng axit amin thấp hơn rõ rệt so với Copepod
(Tonheim, 2000). Tuy nhiên Artemia ở giai đoạn ấu trùng cũng như giai đoạn trưởng
thành đều chứa đầy đủ 10 loại axit amin không thay thế (Webster, and Lim, 2002).
Đây là các acid amin thiết yếu cho ấu trùng cá và hầu hết các protein ở Artemia đều
có kích thước và khối lượng phân tử nhỏ từ 7,4-49,2 kDa (García-Ortega, 1999).
Kết quả nghiên cứu của Lim et al. (2001) ; Nguyễn Thị Ngọc Anh (2009) đã
khẳng định sinh khối Artemia có giá trị dinh dưỡng cao hơn ấu trùng Artemia mới

8

nở (như hàm lượng đạm, HUFA, axit amin thiết yếu cao hơn) và được ứng dụng làm
thức ăn trong nuôi trồng thủy sản.
2.1.3. Những nghiên cứu sử dụng Artemia làm thức ăn thủy sản
Con non Artemia và con trưởng thành được sử dụng làm thức ăn trong ương
nuôi tôm cá, cua và các loài thuỷ sản khác không những vì giá trị dinh dưỡng tối ưu
của chúng mà còn vì những lợi ích về năng lượng. Ví dụ như khi cho ăn sinh khối
thay thế ấu trùng nauplius mới nở, tôm cá cần rượt đuổi và ăn ít con mồi hơn trên

một đơn vị thời gian để đáp ứng nhu cầu thức ăn của chúng. Do đó chúng có thể
sinh trưởng tốt hơn, có tốc độ phát triển nhanh hơn và hoặc là điều kiện sinh lý học
được cải thiện như đã được chứng minh trong việc ương nuôi ấu trùng của tôm hùm,
tôm biển, cá Mahi-mahi, cá bơn và cá chẽm. Đối với ấu trùng cá chẽm (Lates
calcarifer) việc sử dụng sinh khối Artemia làm thức ăn trong trại giống và trại ương
đã tiết kiệm được lượng trứng Artemia lên tới 60% và do vậy giảm tổng chi phí về
thức ăn cho ấu trùng (Sorgeloos et al., 2001).
Sinh khối Artemia tươi sống là thức ăn lý tưởng cho sự thành thục của tôm biển
(Naessens và ctv, 1997; Wouter và ctv, 1999) và là thức ăn tươi sống phổ biến trong
công nghiệp nuôi cá cảnh nhiệt đới (Lim và ctv, 2001). Ngoài ra sinh khối Artemia
sấy khô còn là thức ăn tốt cho postlarvae của tôm thẻ chân trắng (Naegel, 2004).
Trần Hữu Lễ và ctv. (2008) nghiên cứu sử dụng sinh khối Artemia tươi sống
để ương nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) trong ao đất tại Sóc Trăng với 3 nghiệm
thức thức ăn gồm 100% Artemia sinh khối tươi sống; 50% Artemia sinh khối tươi
sống và 50% cá tạp; 100% cá tạp. Mật độ ương là 20 con/m
2
với khối lượng cá ban
đầu là 0,3±0,1g/con. Kết quả sau 30 ngày ương cho thấy Artemia sinh khối tươi
sống là loại thức ăn rất được ưa thích của cá chẽm biểu thị sự tăng trưởng của cá
chẽm cao nhất khi cho ăn hoàn toàn bằng sinh khối Artemia.
Nguyễn Thị Hồng Vân và ctv. (2009) đánh giá ảnh hưởng của chất lượng sinh
khối Artemia từ các nguồn khác nhau (sinh khối cuối mùa, sinh khối tiêu chuẩn,
sinh khối nuôi cho ăn cám gạo và sinh khối nuôi cho ăn tảo Chaetoceros) lên tỷ lệ
sống, tăng trưởng…của đối tượng nuôi thuỷ sản như tôm sú và cá cảnh ở giai đoạn
giống. Tác giả kết luận rằng tất cả các loại sinh khối đều đáp ứng tốt về mặt dinh
dưỡng cho ương nuôi thuỷ sản. Sinh khối Artemia đông lạnh có thể sử dụng tốt để
ương tôm sú giống nhưng đối với cá lia thia Xiêm (Betta splendes) thì không thích
hợp.



9

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Anh (2011), sinh khối Artemia có thể
được sử dụng hoặc là thức ăn trực tiếp ở các dạng khác nhau như tươi sống, đông
lạnh, sấy khô hoặc là nguyên liệu làm nguồn đạm để phối chế thức ăn trong ương
nuôi các loài thủy sản nước lợ như cua biển, cá kèo, tôm sú đạt tỉ lệ sống cao, tăng
trưởng nhanh và rút ngắn chu kỳ ương nuôi. Đối với ương ấu trùng tôm sú, sinh khối
Artemia phối chế làm thức ăn có thể thay thế 50% thức ăn thương mại (Lansy,
Frippak) chất lượng cao.
2.2. Đặc điểm sinh học của tôm sú
2.2.1. Phân loại
Tôm sú được phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon
2.2.2. Các đặc điểm của tôm sú
Phân bố
Trên thế giới, tôm sú phân bố khắp các thủy vực vùng nhiệt đới, Á nhiệt đới,
tập trung ở vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Nam Châu Phi,
Nhật Bản, Trung Quốc; đặc biệt tôm phân bố chủ yếu ở Đông Nam Châu Á như Đài
Loan, Philippines, Indonesia, Thái Lan và Malaysi (Dall et al., 1990). Tôm sú có
khả năng thích nghi với độ mặn rộng, chúng có thể sống ở độ mặn từ 0,2 – 70‰ và
nhiệt độ biến động 12-37,5
o
C. Tại Việt Nam tôm sú có nhiều ở các vùng biển miền
trung.
Tôm sú thuộc họ tôm sống đáy, thích hợp với nền đáy bùn hoặc bùn cát, ban

ngày tôm thường vùi mình trong nền đáy, ít di động nhưng ban đêm thì đi tìm mồi;
giai đoạn ấu trùng sống trôi nổi tới các giai đoạn sau đần thích nghi sống đáy; giai
đoạn tôm giống thường tập hợp thành quần đàn sống ở vùng cửa sông, rừng ngập
mặn và giai đoạn trưởng thành thì chúng di chuyển ra vùng khơi nơi có mực nước
sâu và mặn hơn để thành thục và đẻ trứng.


10

Các giai đoạn phát triển tôm sú
Tôm trưởng thành thường sống dọc theo bờ biển, mực nước sâu khoảng 10 m
chúng giao vĩ và đẻ trứng ở vùng này, sau 12-14 giờ trứng nở thành Nauplius và
biến thái theo các giai đoạn sau:
Nauplius (N): giai đoạn này trải qua 5 lần biến thái (N1-N6) và dinh dưỡng
bằng noãn hoàng trong cơ thể.
Zoea (Z): bao gồm 3 giai đoạn phụ (Z1-Z3), ở giai đoạn này ấu trùng ăn lọc,
thức ăn chủ yếu là tảo.
Mysis (M): có 3 giai đoạn phụ (M1-M3), ở giai đoạn này ấu trùng dần dần
chuyển sang ăn phiêu sinh động vật, bơi ngửa và giật về phía sau.
Postlavae (PL): (hậu ấu trùng) ở giai đoạn này PL có hình dạng như tôm
trưởng thành, giai đoạn đầu một số còn bơi trong cột nước, phần lớn bắt đầu sống
đáy, từ giai đoạn PL6 tôm bắt đầu sống đáy.
Khi sang giai đoạn hậu ấu trùng tôm trải qua nhiều lần lột xác trở thành tôm
tiền trưởng thành và bắt đầu di cư ra vùng có độ sâu, độ mặn thích hợp và bắt đầu
tham gia sinh sản (Dall et al., 1990).
2.2.3. Đặc điểm môi trường sống
Các yếu tố môi trường nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố, sinh sống,
bắt mồi, tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm giống đến tôm trưởng thành. Chất lượng
nước cho sản xuất giống tôm sú cần đảm bảo như sau (FAO, 2007):
Độ mặn: 29-34‰

Nhiệt độ nước: 28-32
o
C
pH: 7,8-8,2
Oxy hòa tan: >4 mg/L
Ammonia (NH
3
): <0,1 mg/L
Nitrite (N-NO
2
-
): <0,02 mg/L
Nitrate: <10 mg/L
Đạm tổng (N-NH
4
+
): <0,1 mg/L




11

2.2.4. Tập tính ăn
Tôm sú bắt mồi mạnh vào lúc sáng sớm và nhất là chiều tối. Tôm sú là loài
ăn tạp, hàm lượng thức ăn và loại thức ăn tùy thuộc vào các giai đoạn phát triển
khác nhau của chúng. Chúng thích ăn các loài động vật sống và di chuyển chậm hơn
là xác thối rữa hay mảnh vụn hữu cơ. Thức ăn ưa thích là nhuyễn thể, giun nhiều tơ,
giáp xác, ấu trùng của động vật đáy…
2.2.5. Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn nuôi tôm

Thức ăn tôm phải đảm bảo các thành phần dinh dưỡng để giúp tôm phát triển
tốt: tăng trưởng, tỷ lệ sống cao. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn tôm bao gồm:
protein, lipid, carbohydrat, vitamin và khoáng. Thức ăn có thể được phối chế từ
nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau. Ngoài ra khi phối chế thức ăn phải có kích cỡ
phù hợp, đồng thời thức ăn phải được tạo mùi hấp dẫn để kích thích sự bắt mồi của
tôm và chậm tan trong nước (Akiyama et al., 1992; Wouter et al., 2001).
2.2.5.1. Nhu cầu về protein và axit amin
Protein (chất đạm) là thành phần quan trọng nhất trong thức ăn, có vai trò
quan trọng trong việc xây dựng cơ thể, cung cấp năng lượng và axit amin thiết yếu.
Khi thức ăn thiếu protein thì động vật chậm sinh trưởng, chậm phát dục, sức sinh
sản giảm. Tôm giống có nhu cầu chất đạm khoảng 40%. Tôm thịt thì thức ăn có hàm
lượng đạm thích hợp khoảng 35-40%. Trong khi đó tôm bố mẹ cần thức ăn có hàm
lượng đạm cao khoảng 45-50%. Có khoảng 10 axits amin cần thiết cho tôm đã được
nghiên cứu bao gồm methionine, arginine, threonine, tryptophan, histidine,
osoleusine, leusine, valine, phenylanine. Tỉ lệ các axit amin trong thức ăn càng gần
với tỉ lệ các axit amin của cơ thể sẽ cho kết quả tăng trưởng tốt hơn (Akiyama et al.,
1992; Wouter et al., 2001).
2.2.5. 2. Nhu cầu Lipid
Lipid (chất béo) cung cấp nhiều năng lượng cho tôm, axit béo cao phân tử
không no, photpholipit và vitamin. Hàm lượng chất béo trong thức ăn cần thiết cho
tôm khoảng 6-7,5%. Lipid còn là một dung môi tốt để hòa tan các vitamin A, D, E.
Nguồn chất béo tốt nhất cho tôm sú là từ động vật biển như dầu mực, dầu cá,…
ngoài ra thức ăn có hàm lượng cholesterol 1% sẽ giúp tôm lớn nhanh, chuyển hóa
thức ăn tốt, hiệu quả hấp thụ thức ăn cao và năng cao tỷ lệ sống. Ngoài ra, lecithin
cũng rất cần thiết cho tôm, thức ăn có hàm lượng lecithin 4% từ đậu nành giúp tôm
lớn nhanh. Đặc biệt lecithin cũng rất cần thiết cho nuôi vỗ tôm mẹ (Akiyama et al.,
1992; Wouter et al., 2001).

12


Nếu năng lượng của thức ăn quá thấp thì tôm sẽ sử dụng nguồn năng lượng
từ các dưỡng chất khác, như protein để thoả mãn nhu cầu về năng lượng, làm tăng
chi phí thức ăn. Nếu năng lượng trong thức ăn quá cao thì sẽ làm giảm sự hấp thu
thức ăn và chất đạm tiêu hoá không đủ để tôm phát triển. Thành phần lipid có trong
thức ăn tôm khoảng 6%-7,5% không nên quá 10%. Hàm lượng lipid trong thức ăn
>10% sẽ dẫn đến giảm tốc độ sinh trưởng, tăng tỉ lệ tử vong (Nguyễn Trọng Nho và
ctv., 2006).
2.2.5.3. Nhu cầu chất bột đường
Carbohyrate có vai trò quan trọng trong khẩu phần thức ăn của tôm không
những ở việc cung cấp năng lượng, giúp hấp thụ chất đạm mà còn có chức năng kết
dính (1 gam carbohydrate (oxy hóa) = 4,19 Kcal). Carbohydrat trong thức ăn chủ
yếu là tinh bột, ở tôm sú tinh bột được sử dụng tối đa (30-35%). Ở động vật thủy sản
carbohydrate dự trữ năng lượng ở dạng glycogen và chuyển hóa thành lipid dự trữ
trong cơ thể. Hàm lượng chất bột đường trong khẩu phần thức ăn khoảng 10-20%.
Cellulose là một dạng của carbohydrate thường gặp, thuộc nhóm chất xơ
không tan trong nước. Vì vậy trong thức ăn tôm hàm lượng cellulose cao sẽ làm
giảm độ tiêu hóa của thức ăn, làm giảm khả năng kết dính khi ép viên thức ăn.
Nhưng nếu dùng với hàm lượng thích hợp (không quá 4%) sẽ kích thích nhu động
co bóp của ống tiêu hóa làm thức ăn di chuyển dễ dàng để tống cặn bã, độc hại ra
ngoài (Trần Thị Thanh Hiền và ctv., 2004).
2.2.5.4. Nhu cầu vitamin và khoáng
Vitamin và khoáng rất cần thiết trong việc điều hòa các hoạt động trong cơ
thể. Vitamin B giúp việc hấp thu protein, carbohydrate và chất béo tốt hơn, vitamin
A và C giúp cơ thể có sức đề kháng tốt với bệnh tật. Vitamin D cùng với các chất
khoáng, canxi, photphorus giúp xây dựng bộ vỏ của tôm. Tất cả các vitamin và các
chất khoáng này dù cần với lượng nhỏ nhưng rất cần thiết bổ sung để có một thức ăn
hoàn chỉnh. Tỉ lệ canxi và photphor trong thức ăn nên trong khoảng 1:1-1,5:1.
Lượng canxi trong thức ăn không vượt 2% (Akiyama et al., 1992).
Nhu cầu vitamin của động vật là rất thấp so với các chất dinh dưỡng khác
nhưng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể và duy trì sự

sống. Nhu cầu vitamin ở tôm tùy thuộc vào kích cỡ, tuổi, tốc độ sinh trưởng, điều
kiện dinh dưỡng, nhu cầu từng loại vitamin thực tế cho từng loài tôm, cho từng giai
đoạn vẫn chưa được biết nhiều. Vì thế trong thức ăn, lượng vitamin bổ sung thường
vượt quá nhu cầu thực tế của tôm nhằm bù đắp lượng mất đi do hòa tan trong nước,


13

do phân hủy trong quá trình sản xuất thức ăn và bảo quản. Vitamin nhóm B, C và E
được cho là cần thiết phải cho vào thức ăn. Vitamin D, C khi dùng với số lượng
nhiều đã cho thấy phản ứng đối kháng, dẫn đến bệnh thừa vitamin. Trong thành
phần các premix vitamin dùng cho tôm luôn có vitamin A và K (Nguyễn Trọng Nho
và ctv., 2006). Nếu thức ăn không được bổ sung đầy đủ vitamin thì động vật thủy
sản sẽ sinh trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp, khả năng chịu đựng với sự biến động của
môi trường kém và dễ bị nhiễm bệnh.
Chất khoáng là thành phần cấu tạo của cơ thể, có vai trò là chất xúc tác cho
phản ứng sinh hóa và tham gia vào cấu tạo máu. Nhu cầu khoáng cho tôm biển là
Ca, P, Mn, K, Cu, Zn, Mn.


14

CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sinh khối Artemia
Tôm sú (Penaeus monodon)
3.2. Vật liệu nghiên cứu
3.2.1. Nguồn gốc Artemia và tôm sú thí nghiệm
Sinh khối Artemia được tận thu từ ao nuôi Artemia thu trứng bào xác sau khi
kết thúc chu kỳ nuôi ở trại thực nghiệm Vĩnh Châu, Sóc Trăng.

Tôm sú (Penaeus monodon) ở giai đoạn PL15 được mua từ trại sản xuất tôm
sú giống thành phố Cần Thơ. Tôm được thuần hóa dần về độ mặn 10‰ để bố trí thí
nghiệm.
3.2.2. Vật liệu và hóa chất dùng trong thí nghiệm
Bể composite 250 L
Hệ thống máy bơm và sục khí ( máy sục khí, dây sục khí, đá bọt…)
Bể composite 1-2 m
3
(bể chứa và xử lý nước)
Máy đo độ mặn, máy đo nhiệt độ và pH
Cân đồng hồ, cân điện tử
Nước mặn 10‰
Các hóa chất: Chlorine, formol
Hóa chất phân tích các chỉ tiêu thủy hóa (kiềm, N-NH
4
+
,
NO
2
-
)
3.2.3. Chuẩn bị nước
Nước biển sử dụng trong thí nghiệm có độ mặn 10‰ và được xử lý bằng
chlorine nồng độ 30 ppm. Sau khi hòa tan chlorine vào nước, để yên một đêm, sau
đó sục khí thật mạnh ít nhất 4 ngày để loại bỏ hết chlorine. Trước khi sử dụng kiểm
tra nồng độ chlorine còn lại trong nước bằng cách sử dụng bộ test chlorine. Nếu còn
chlorine, dùng Thiosulphate Natri để trung hòa, dùng nồng độ Thiosulphate Natri
bằng nồng độ chlorine còn dư và xử lý như trên vài lần đến khi không còn chlorine
(Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).




15

3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp chế biến thức ăn
Sinh khối Artemia được thu từ ao nuôi thu trứng bào xác (kết thúc chu kỳ
nuôi) ở trại thực nghiệm Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Sinh khối được rửa sạch, để ráo
nước, trải lớp mỏng (3-5 mm) trên lưới nhựa và phơi dưới ánh nắng mặt trời trong
1-2 ngày. Sinh khối Artemia khô được nghiền thành bột để phối chế thức ăn.
Các nguyên liệu dùng phối chế thức ăn gồm bột Artemia, bột cá, bột đậu
nành, bột mì và cám gạo sẽ được phân tích thành phần sinh hóa trước khi phối chế
thức ăn. Các nguyên liệu khác gồm dầu mực, premix vitamin-khoáng, gelatin (chất
kết dính), lecithin.
Công thức phối chế thức ăn thí nghiệm được được thiết lập dựa trên chương
trình Solver trong chương trình Excel theo mục tiêu thí nghiệm. Thức ăn sau khi
phối chế sẽ được phân tích thành phần sinh hóa cơ bản (ẩm độ, protein, lipid, tro,
xơ, carbohydrate) theo phương pháp AOAC (1995).
Các nguyên liệu được phân tích thành phần sinh hóa trước khi thiết lập công
thức thức ăn (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Thành phần sinh hóa (% khối lượng khô) của nguyên liệu
Nguyên liệu Độ ẩm

Protein

Lipid

Tro




NFE

B
ột cá
11,08

58,14
9,17
21,36
0,56
10,77

Bột đậu nành
10,43
44,32
2,23
8,25
1
,27
43,93

Bột sinh khối
Artemia
8,72
58,45
10,35
19,71
0,10
11,40


Cám gạo
9,86
8,52
8,15
21,32
2,33
59,68

Bột khoai m
ì
10,87
5,14
1,77
0,69
0,87
91,53






16

Bảng 3.2. Thành phần nguyên liệu trong công thức thức ăn thí nghiệm (% khối
lượng khô)
Nguyên liệu 0%ART 20%ART 40%ART 60%ART 80%ART 100%ART

Bột cá 44,50


35,61

26,69

17,80

8,90

0,00

Bột đậ
u nành
29,19

29,19

29,19

29,19

29,19

29,19

Bột SK ART 0,00

8,84

17,71


26,56

35,42

44,26

Cám gạo 3,80

3,65

3,50

3,80

2,90

2,90

Bột khoai mì

16,85

17,14

17,44

17,30

18,28


18,45

Dầu mực 1,16

1,07

0,98

0,85

0,81

1,21

Lecithin 0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

0,50

Premix -
Vitamin
2,00

2,00
2,00
2,00
2,00
2,00
Gelatin
2,00
2,00
2,00
2,00
2,00
2,00
Tổng
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00

100,00
Bảng 3.3. Thành phần sinh hóa (% khối lượng khô) thức ăn thí nghiệm đạm sinh
khối Artemia thay thế đạm bột cá
Nghiệm
thức
0%ART 20%ART 40%ART 60%ART 80%ART 100%ART
Độ ẩm 10,16

10,54

11,09


11,13

11,02

11,17

Protein 40,68

40,38

40,15

40,02

39,96

39,75

Lipid 6,98

7,02

7,03

6,95

6,83

6,97


Tro 14,28

14,15

14,06

14,20

14,07

14,19

Xơ 2,92

2,52

2,36

2,18

2,27

2,19

NFE 35,13

35,94

36,39


36,64

36,88

36,89

Năng
lượng
(kgcal/g)
4,43

4,45

4,46

4,46

4,45

4,45






17

3.3.2. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm : Đánh giá ảnh hưởng của việc thay thế đạm bột cá bằng đạm
sinh khối Artemia trong thức ăn đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của
tôm sú (Penaeus monodon ) giống.
Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Thức ăn thí nghiệm có cùng hàm lượng đạm (40%)
và lipid (7%) và cùng mức năng lượng. Nghiệm thức đối chứng (nghiệm thức 1)
không chứa bột sinh khối Artemia. 5 nghiệm thức còn lại đạm bột cá được thay thế
bằng đạm bột sinh khối Artemia theo các mức tăng dần 20%, 40%, 60%, 80% và
100%.
- Nghiệm thức 1: 0% đạm sinh khối Artemia (0%ART)
- Nghiệm thức 2: 20% đạm sinh khối Artemia (20%ART)
- Nghiệm thức 3: 40% đạm sinh khối Artemia (40%ART)
- Nghiệm thức 4: 60% đạm sinh khối Artemia (60%ART)
- Nghiệm thức 5: 80% đạm sinh khối Artemia (80%ART)
- Nghiệm thức 6: 100% đạm sinh khối Artemia (100%ART)
3.3.3. Hệ thống thí nghiệm
Hệ thống thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên gồm 18 bể composite vuông 250
L, thể tích nước ương là 160 L, với mật độ nuôi là 30 con/bể. Bể nuôi được bố trí
trong nhà, sục khí nhẹ và liên tục. Tôm thí nghiệm có khối lượng trung bình ban đầu
là 0,03 g/con. Thời gian thí nghiệm được tiến hành trong 45 ngày.







Hình 3.1. Hệ thống thí nghiệm

18


3.3.4. Chăm sóc quản lý
Tôm được cho ăn thỏa mãn 4 lần/ngày vào 6 giờ, 11giờ, 16 giờ và 21 giờ, với
lượng thức ăn từ 10-15% khối lượng thân và được điều chỉnh qua các lần cho ăn.
Các bể nuôi được siphon hằng ngày để loại bỏ chất thải của tôm và được
thay nước 3 ngày/lần, mỗi lần thay 30- 50% lượng nước trong bể nuôi.
3.4. Thu thập số liệu
3.4.1. Các yếu tố môi trường
- Nhiệt độ và pH được xác định bằng máy đo pH-nhiệt độ 2 lần/ngày vào
lúc 7 giờ và 14 giờ.
- Hàm lượng NO
2
-

; N-NH
4
+
và độ kiềm được xác định 7 ngày/lần bằng bộ
test SERA, Đức.
3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá tôm thí nghiệm
Khối lượng và chiều dài tôm ban đầu được xác định bằng cách bắt ngẫu
nhiên 30 con đem cân và đo chiều dài từng cá thể để tính giá trị trung bình.
Tăng trưởng của tôm: Định kỳ thu mẫu 15 ngày/lần, mỗi lần thu ngẫu nhiên
10 con ở mỗi bể nuôi để xác định khối lượng sau mỗi kỳ thu mẫu.
Khi kết thúc thí nghiệm, tôm được cân và đo để xác định khối lượng và chiều
dài cá thể, số tôm còn lại để tính tỷ lệ sống.
Xác định chất lượng tôm thí nghiệm: Chất lượng tôm sau khi kết thúc thí
nghiệm được đánh giá bởi sức chịu đựng của tôm đối với sốc formol theo phương
pháp Samocha et al. (1998). Bắt ngẫu nhiên 10 con tôm ở mỗi bể thí nghiệm và đưa
vào bể chứa dung dịch formol 200 ppm trong 60 phút. Tất cả các bể gây sốc formol

có cùng nhiệt độ và độ mặn với bể nuôi và sục khí liên tục. Số tôm chết được theo
dõi 10 phút/lần.
Chỉ số gây sốc (Cumulative Mortality Index=CMI) được tính bằng tổng số
con chết của mỗi lần quan sát. CMI = N
x1
+ N
x2
+ N
x3
+ N
x6
.
Trong đó N là số cá thể chết ở thời gian x
1,
x
2,
x
3
x
6
.
Giá trị của chỉ số CMI càng cao biểu thị tôm có sức chịu đựng kém đối với stress và
ngược lại.




19

3.5 . Phương pháp tính toán số liệu

- Tỉ lệ sống (%) = 100 x (số tôm còn lại/số tôm ban đầu)
- Tăng trọng (g) = Khối lượng cuối (Wc) - Khối lượng đầu (Wđ)
- Tăng trưởng theo ngày (g/ngày) = (Wc - Wđ)/Thời gian nuôi
- Tăng trưởng đặc thù (%/ngày) = 100 x (LnWc – LnWđ)/Thời gian nuôi
- Hệ số thức ăn = Tổng lượng thức ăn sử dụng (khối lượng khô)/Tăng trọng
(khối lượng tươi).
3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu về tỉ lệ sống, sinh trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn được tính
toán theo giá trị trung bình và độ lệch chuẩn bằng chương trình Excel và phân tích
oneway-ANOVA tìm sự khác biệt giữa các trung bình nghiệm thức bằng phép thử
Tukey ở mức ý nghĩa (p<0,05) sử dụng phần mềm SPSS version 14,0.

20

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Các yếu tố môi trường
4.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ, pH và độ kiềm trung bình trong thời gian thí nghiệm được trình bày
trong Bảng 4.1. Hệ thống thí nghiệm được bố trí trong trại giống nên nhiệt độ trong
ngày không chênh lệch nhau nhiều và giữa các nghiệm thức tương tự nhau, dao
động trung bình 25,7-27,0
o
C.
Bảng 4.1. Nhiệt độ, pH và độ kiềm trung bình trong thời gian thí nghiệm
Nhiệt độ (
o
C) pH
Nghiệm
thức
7 giờ 14 giờ 7 giờ 14 giờ

Độ kiềm
(mg CaCO
3
/l)
0%ART 25,8±0,8

26,8±0,8

7,7±0,2

7,8±0,2

91±13,1

20%ART 25,7±0,8

26,7±0,7

7,8±0,2

7,9±0,2

92±12,2

40%ART 25,8± 0,8

26,9±0,7

7,8±0,2


8,0±0,1

91±11,5

60%ART 25,8±0,7

26,8±0,9

7,8±0,1

8,0±0,1

93±12,7

80%ART 26,1±0,7

26,9±0,8

7,8±0,1

8,0±0,1

94±13,2

100%ART 25,8±0,8

27,0±0,9

7,8±0,1


8,0±0,1

95±10,3

4.1.2. pH
pH trung bình giữa các nghiệm thức tương tự nhau và ít biến động trong suốt
thời gian nuôi. pH trong ngày đạt giá trị từ 7,8 đến 8,0. Theo Trần Ngọc Hải và
Nguyễn Thanh Phương (2009), nhiệt độ thích hợp nhất cho tôm sú sinh trưởng dao
động trong khoảng 25-30
o
C và pH là 7-9. Vì vậy, khoảng nhiệt độ và pH trong thí
nghiệm này là thích hợp cho tôm sú thí nghiệm.
4.1.3. Độ kiềm
Độ kiềm trung bình của các nghiệm thức tương tự nhau, dao động trung bình
trong khoảng 91-95 mg CaCO
3
/l (Bảng 4.2). Vũ Thế Trụ (2001) thì độ kiềm tốt nhất
cho tôm phát triển là 80-150 mg CaCO
3
/l. Điều này cho thấy các nghiệm thức có độ
kiềm nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sú phát triển tốt.
4.1.4. Hàm lượng NH
4
+
/NH
3
(TAN)
Hàm lượng TAN trong các bể ương trong suốt quá trình thí nghiệm dao động
trung bình từ 0,3-0,5 ppm (Hình 4.1). Theo nghiên cứu của Thạch Thanh (2005), chỉ



21

tiêu TAN có thể chấp nhận được trong quá trình sản xuất tôm sú giống là từ 1-5
ppm. Khoảng giới hạn cho phép đối với ammonium (NH
4
+
) tổng cộng là 1 mg/L và
đối với ammonia (NH
3
) là dưới 0,1 mg/L (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc
Hải, 2009). Qua đó cho thấy khoảng dao động hàm lượng TAN này thích hợp cho sự
phát triển của tôm sú.
0.0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
7 14 21 28 35 42
Thời gian thu mẫu (ngày)
TAN (mg/L)
0%ART
20%ART
40%ART
60%ART

80%ART
100%ART

Hình 4.1. Biến động nồng độ TAN (ppm) trong suốt thời gian thí nghiệm
4.1.5. Hàm lượng NO
2
-

Hàm lượng NO
2
-
ở tất cả các nghiệm thức tăng dần theo thời gian nuôi với giá
trị trung bình từ 0,67- 0,96 ppm (Hình 4.2). Theo Thạch Thanh và ctv. (2005) thì đối
với sản xuất giống tôm sú, hàm lượng NO
2
-
từ 0,05-0,1 mg/L là thích hợp. Nguyễn
Thanh Phương (2004) cho rằng nếu Nitrite >0,1-1 mg/L ảnh hưởng đến sinh trưởng
của tôm. Do đó sự gia tăng hàm lượng NO
2
-
trong thí nghiệm vẫn nằm trong khoảng
thích hợp cho tôm sú phát triển. Điều này cho thấy yếu tố đạm Nitrite (NO
2
-
) không
ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

22


0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
1.4
1.6
1.8
7 14 21 28 35 42
Thời gian thu mẫu (ngày)
NO
2
-
(mg/L)
0%ART
20%ART
40%ART
60%ART
80%ART
100%ART

Hình 4.2. Biến động nồng độ NO
2
-
(ppm) trong suốt quá trình thí nghiệm
Kết quả cho thấy hàm lượng TAN và NO
2
-

ở nghiệm thức không chứa đạm
Artemia sinh khối cao hơn các nghiệm thức có chứa đạm Artemia sinh khối vì thức
ăn chứa Artemia sinh khối có mùi vị hấp dẫn hơn, tôm bắt mồi nhanh hơn nên thức
ăn ít bị tan rã. Trương Quốc Phú (2006) cho rằng thức ăn thừa phân hủy trong nước
kết hợp với sản phẩm thải của tôm là nguyên nhân chính làm cho nồng độ ammonia
trong môi trường nuôi tăng.
4.2. Ảnh hưởng của việc thay thế đạm bột cá bằng đạm sinh khối Artemia lên tỉ
lệ sống của tôm sú
Hình 4.3 biểu thị tỉ lệ sống của tôm khi kết thúc thí nghiệm vào 45 ngày nuôi.
Tỉ lệ sống của tôm dao động trung bình trong khoảng 81,1 đến 86,7%, trong đó
nghiệm thức 0%ART đạt tỉ lệ sống khá thấp hơn so với nghiệm thức thay thế 80%
và 100% đạm bột cá bằng đạm sinh khối Artemia. Tuy nhiên, sự khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu Naegel and Rodriguez-Astudillo
(2004), tác giả báo cáo rằng hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus
vannamei) được cho ăn thức ăn chứa bột sinh khối Artemia khô có tỉ lệ sống cao
hơn so với nhóm tôm được cho ăn thức ăn thương mại và thức ăn chứa bột giáp xác.
Phạm Thị Ngọc Bích (2005), sử dụng sinh khối Artemia khô và tươi phối chế
thức ăn để ương ấu trùng tôm sú. Kết quả cho thấy tỉ lệ sống tôm sú đến giai đoạn
PL15 ở nghiệm thức thức ăn Artemia tương tự với nghiệm thức thức ăn thương mại
Lansy và Frippak. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Nguyen Thi Ngoc Anh et al.


23

(2009), sử dụng sinh khối tươi và khô thay đạm bột cá trong khẩu phần ăn cho tôm
càng xanh giống. Sau 1 tháng ương, kết quả tỉ lệ sống ở nghiệm thức có chứa đạm
Artemia cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng không chứa đạm
sinh khối Artemia.
86.7a

85.6a
81.1a82.2a
82.2a
81.1a
0
20
40
60
80
100
0%ART 20%ART 40%ART 60%ART 80%ART 100%ART
Nghiệm thức
Tỉ lệ sống (%)

Hình 4.3. Tỉ lệ sống của tôm sú ở các nghiệm thức sau 45 ngày nuôi
4.3. Ảnh hưởng của việc thay thế đạm bột cá bằng đạm sinh khối Artemia lên
tăng trưởng của tôm sú
4.3.1. Tăng trưởng về khối lượng
Hình 4.4 cho thấy đợt thu mẫu vào ngày nuôi 15 và 30, khối lượng tôm
không khác nhau nhiều. Khi kết thúc thí nghiệm vào ngày nuôi 45 thì có sự khác
biệt khá rõ.
Tôm sú giống có khối lượng ban đầu trung bình là 0,03 g. Bảng 4.2 cho thấy
sau 45 ngày nuôi tăng trưởng khối lượng của tôm có khuynh hướng tăng theo sự
tăng tỉ lệ đạm sinh khối trong thức ăn, trong đó, khối lượng tôm nhỏ nhất là nghiệm
thức đối chứng không chứa đạm sinh khối Artemia (0,89 g) và khối lượng tôm lớn
nhất được tìm thấy ở nghiệm thức 100%ART (1,03 g). Kết quả tương tự đối với tốc
độ tăng trưởng của tôm (tăng trọng, DWG và SGR). Qua phân tích thống kê về khối
lượng cuối và các chỉ tiêu tăng trưởng biểu thị nghiệm thức đối chứng chỉ khác biệt
thống kê (P<0,05) với nghiệm thức 60%ART, 80%ART và 100%ART.


24

0.0
0.2
0.4
0.6
0.8
1.0
1.2
15 30 45
Thời gian nuôi (ngày)
Khối lượng (g)
0%ART
20%ART
40%ART
60%ART
80%ART
100%ART

Hình 4.4 Khối lượng tôm qua các đợt thu mẫu
Bảng 4.2. Tăng trưởng khối lượng của tôm ở các nghiệm thức sau 45 ngày
Nghiệm
thức
Khối lượng
cuối (g)
Tăng trọng (g)
SGR
(%/ngày)
DWG
(g/ngày)

0%ART 0,89±0,08
a
0,86±0,08
a
7,30±0,22
a
0,019±0,002
a
20%ART 0,90±0,06
ab
0,87±0,07
ab
7,34±0,17
ab
0,019±0,004
ab
40%ART 0,93±0,10
ab
0,90±0,09
abc
7,41±0,22
ab
0,020±0,002
abc
60%ART 0,97±0,09
abc
0,94±0,09
bcd
7,50±0,22
abc

0,020±0,004
bcd
80%ART 0,99±0,12
bc
0,96±0,12
cd
7,54±0,21
bc
0,021±0,003
cd
100%ART 1,03±0,10
c
1,00±0,10
d
7,64±0,22
c
0,022±0,002
d
Giá trị trên cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
SGR: tốc độ tăng trưởng tương đối, DWG: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối
4.3.2. Tăng trưởng về chiều dài
Chiều dài của tôm sú sau 45 ngày nuôi đạt trung bình từ 4,33-4,65 cm (Hình
4.5). Tăng trưởng chiều dài của tôm sú đạt cao nhất ở nghiệm thức 100%ART, kế
đến là 80%ART và khác biệt có ý nghĩa với 3 nghiệm thức còn lại (0%, 20%,
40%ART) (p<0,05).


25

4.33a

4.35a
4.39a
4.43a
4.47a
4.65b
2.0
2.5
3.0
3.5
4.0
4.5
5.0
0%ART 20%ART 40%ART 60%ART 80%ART 100%ART
Nghiệm thức
Chiều dài (cm)

Hình 4.5. Chiều dài của tôm sú sau 45 ngày thí nghiệm
Kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu Naegel and Rodriguez-Astudillo
(2004), tác giả báo cáo rằng hậu ấu trùng tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus
vannamei) được cho ăn thức ăn chứa bột sinh khối Artemia khô có sự tăng trưởng
cao hơn đáng kể so với nhóm tôm được cho ăn thức ăn thương mại và thức ăn chứa
bột giáp xác.
Nghiên cứu của Phạm Thị Ngọc Bích (2005), sử dụng sinh khối Artemia làm
nguồn đạm phối chế thức ăn trong ương ấu trùng tôm sú có thể thay thế 50% lượng
thức ăn thương mại chất lượng cao (lansy, frippak).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Anh et al. (2009) báo cáo rằng sử
dụng sinh khối tươi và khô thay đạm bột cá trong khẩu phần ăn cho tôm càng xanh
giống. Sau 1 tháng ương, tăng tưởng của tôm càng xanh có mối tương quan thuận
với hàm lượng đạm sinh khối Artemia, khi hàm lượng đạm Artemia càng cao thì tôm
càng lớn nhanh. Tác giả kết luận đạm sinh khối Artemia có thể thay thế hoàn toàn

đạm bột cá trong thức ăn cho tôm càng xanh.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định sinh khối Artemia có giá trị dinh dưỡng cao
(50-60% đạm theo trọng lượng khô), giàu acid béo mạch cao không no (HUFA) và
axit amin thiết yếu (Lim et al., 2001) và giàu các acid amin thiết yếu như: axit
glutamic (12% tổng lượng axit amin), axit aspactic (11,2%), lysin (8,9%) các

×