Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

bước đầu xây dựng phương pháp xác định hàm lượng triterpenoid tổng trong nấm linh chi bằng phương pháp uv – vis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 69 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN




BÙI THỊ NGỌC HÂN




BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
HÀM LƯỢNG TRITERPENOID TỔNG TRONG NẤM
LINH CHI BẰNG PHƯƠNG PHÁP UV – VIS




LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
Ngành CỬ NHÂN HÓA HỌC
Mã ngành: 52440112


2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN




BÙI THỊ NGỌC HÂN



BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
HÀM LƯỢNG TRITERPENOID TỔNG TRONG NẤM
LINH CHI BẰNG PHƯƠNG PHÁP UV – VIS



LUẬN VĂN ĐẠI HỌC
Ngành CỬ NHÂN HÓA HỌC
Mã ngành: 52440112


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG


2013


Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khoa Khoa học Tự Nhiên Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bộ môn: Hóa học 

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cán bộ hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Ánh Hồng

Tên đề tài: Bước đầu xây dựng phương pháp xác định hàm lượng Triterpenoid
tổng trong nấm Linh chi bằng phương pháp UV – Vis.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Ngọc Hân MSSV: 2102244
Lớp Hóa học – Khóa 36
Nội dung nhận xét:
Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:


Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá nội dung thực hiện đề tài:

Những vấn đề còn hạn chế:

Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài:


Kết luận, đề nghị và điểm:


Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Cán bộ hướng dẫn



Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khoa Khoa học Tự Nhiên Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bộ môn: Hóa học 

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN


Cán bộ phản biện:
Tên đề tài: Bước đầu xây dựng phương pháp xác định hàm lượng Triterpenoid
tổng trong nấm Linh chi bằng phương pháp UV – Vis.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Ngọc Hân MSSV: 2102244
Lớp Hóa học – Khóa 36
Nội dung nhận xét:
Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:


Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá nội dung thực hiện đề tài:

Những vấn đề còn hạn chế:

Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài:


Kết luận, đề nghị và điểm:


Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Cán bộ phản biện



Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khoa Khoa học Tự Nhiên Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bộ môn: Hóa học 

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN


Cán bộ phản biện:
Tên đề tài: Bước đầu xây dựng phương pháp xác định hàm lượng Triterpenoid
tổng trong nấm Linh chi bằng phương pháp UV – Vis.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Ngọc Hân MSSV: 2102244
Lớp Hóa học – Khóa 36
Nội dung nhận xét:
Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:


Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá nội dung thực hiện đề tài:

Những vấn đề còn hạn chế:

Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài:


Kết luận, đề nghị và điểm:


Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Cán bộ phản biện



Trường Đại Học Cần Thơ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Khoa Khoa học Tự Nhiên Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bộ môn: Hóa học 


NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

Cán bộ phản biện:
Tên đề tài: Bước đầu xây dựng phương pháp xác định hàm lượng Triterpenoid
tổng trong nấm Linh chi bằng phương pháp UV – Vis.
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Ngọc Hân MSSV: 2102244
Lớp Hóa học – Khóa 36
Nội dung nhận xét:
Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:


Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
Đánh giá nội dung thực hiện đề tài:

Những vấn đề còn hạn chế:

Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài:


Kết luận, đề nghị và điểm:


Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Cán bộ phản biện

Luận văn Đại học – Hóa học
Bùi Thị Ngọc Hân i 2102244

LỜI CAM ĐOAN
Tất cả dữ liệu và số liệu sử dụng trong nội dung bài luận văn được tham

khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và được ghi nhận từ những kết quả mà
tôi đã tiến hành khảo sát trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin cam đoan
các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được
công bố trong những công trình luận văn trước đây.
Bùi Thị Ngọc Hân

Luận văn Đại học – Hóa học
Bùi Thị Ngọc Hân ii 2102244

LỜI CÁM ƠN

Để đạt được kết quả như hôm nay, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
toàn thể quý thầy cô bộ môn Hóa–Khoa Khoa Học Tự Nhiên. Các Thầy Cô đã
nhiệt tình truyền đạt những kiến thức chuyên ngành, cũng như những kinh
nghiệm thực tế, đây là hành trang vô cùng quý báu không chỉ để hoàn thành đề
tài tốt nghiệp mà còn hỗ trợ rất nhiều trên con đường sự nghiệp sau này.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thị Ánh Hồng, cô đã
hướng dẫn tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình làm đề tài
và đã chỉnh sửa bài viết rất cẩn thận.
Xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Diệp Chi đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn Công ty cổ phần Dược Hậu Giang đã cung cấp mẫu để tôi thực
hiện đề tài này.
Cảm ơn các thành viên của lớp Hóa học Khóa 36 đã chia sẻ và đồng
hành trên những chặng đường vừa qua.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình luôn là chỗ dựa vững
chắc cả về vật chất lẫn tinh thần.

Chân thành cảm ơn
BÙI THỊ NGỌC HÂN





Luận văn Đại học – Hóa học
Bùi Thị Ngọc Hân iii 2102244

TÓM TẮT
Đề tài nhằm mục đích khảo sát hàm lượng triterpenoid tổng có trong một
số mẫu nấm Linh chi được cung cấp bởi Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
bằng phương pháp UV–Vis với chất chuẩn là Oleanolic acid nồng độ 100
ppm. Tiến hành thẩm định phương pháp phân tích bằng cách xây dựng các thí
nghiệm về xác định khoảng tuyến tính, độ đúng, độ lặp lại, giới hạn phát hiện
và giới hạn định lượng. Trên cơ sở đó xác định hàm lượng triterpenoid tổng số
trong 10 mẫu nấm Linh chi đem đi phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy
phương pháp đề ra là có thể được áp dụng vào định lượng triterpenoid tổng
với đường chuẩn của Oleanolic acid có hệ số tương quan R = 0,9999, độ đúng
của phương pháp đạt 99,36%, độ lặp lại có RSD nhỏ hơn 2%, LOD và LOQ
lần lượt vào khoảng 0,3 và 0,9 ppm. Trong số 10 mẫu nấm Linh chi đem đi
phân tích thì mẫu số 2 chứa hàm lượng triterpenoid nhiều nhất (12361 mg/kg
chiếm 1,236% trong số các thành phần có trong nấm Linh chi) và mẫu số 4
chứa hàm lượng triterpenoid thấp nhất (6649 mg/kg chiếm 0,665%). Kết quả
của đề tài làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng của các loại nấm Linh chi
đang bán trôi nổi trên thị trường hiện nay, đồng thời giúp ích cho việc lựa
chọn giống Linh chi tốt nhất để nuôi trồng ở qui mô công nghiệp trong nước ta
hiện nay.
Từ khóa: triterpenoid tổng, nấm Linh chi.
Luận văn Đại học – Hóa học
Bùi Thị Ngọc Hân iv 2102244


ABSTRACT
The theme aims to servey the total triterpenoid content in some Lingzhi
samples that provided by Hau Giang Pharmaceutical Corporation and some
other samples are bought floating at the Can Tho city by the method UV–Vis
with standard substance is working Oleanolic acid concentration 100 ppm.
Proceed evaluation of analytical methods by constructing experiments is to
determine the linear range, accuracy, repeatibility, limit of detection and limit
of quantification. Base on that, were determined the total triterpenoid content
in ten Lingzhi samples. The research result show that the proposed method can
be applied to quantify the total triterpenoid content base on standard curve of
Oleanolic acid with correlation coefficient R = 0,9999, the accuracy of method
achieve 99,36%, the repeatibility has RSD less than 2%, LOD and LOQ are
about 0,3 and 0,9 ppm, respectively. Among the ten samples taken Lingzhi
analyzed, the no.2 contained most triterpenoid content (12361 mg/kg occupies
1.236% in the number of component in Lingzhi) and no.4 contained the lowest
concentration of triterpenoid (6649 mg/kg accounts for 0.665%). The result of
the study as a basis for evaluating the quality of Lingzhi are free to sold in the
current market, and help the cultivation of the best varieties Lingzhi at
industrical scale in our country today.
Keyword: the total triterpenoid, Lingzhi.

Luận văn Đại học – Hóa học
Bùi Thị Ngọc Hân v 2102244

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v

DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iix
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Nấm Linh chi 3
1.1.1 Khái quát chung 3
1.1.1.1 Vị trí phân loại 4
1.1.1.2 Đặc điểm hình thái 4
1.1.1.3 Tình hình phân bố 5
1.1.1.4 Điều kiện sinh trưởng và phát triển của nấm Linh chi 5
1.1.1.5 Bảo quản 6
a. Bảo quản tươi 6
b. Bảo quản khô 7
1.1.1.6 Thành phần hóa học và đặc tính dược lý của nấm Linh chi 8
1.1.2 Khả năng chữa bệnh và một số ứng dụng lâm sàng của nấm Linh chi
……………………………………………………………………… 11
1.1.2.1 Khả năng chữa bệnh của nấm Linh chi 11
1.1.2.2 Một số ứng dụng lâm sàng 14
1.1.3 Giới thiệu sơ lược về hoạt chất có trong nấm Linh chi 15
1.1.3.1 Ganoderma polysaccharides (GLPs) 15
1.1.3.2 Ganoderma Adenosine 16
1.1.3.3 Alkaloid 16
1.1.3.4 Hợp chất saponin 16
1.1.3.5 Germanium hữu cơ 17
1.2 Triterpenoid 18
1.3 Các nghiên cứu về định lượng triterpenoid tổng 21
Chương 2 GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP CHIẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐỊNH LƯỢNG TRITERPENOID TỔNG 25
2.1 Phương pháp chiết triterpenoid trong dược liệu với sự hỗ trợ của

sóng siêu âm 25
2.2 Định lượng triterpenoid tổng trong nấm Linh chi bằng phương pháp
UV - Vis 26
2.3 Thẩm định phương pháp phân tích 27
2.3.1 Tầm quan trọng của việc thẩm định 27
2.3.2 Nội dung thẩm định 27
2.3.2.1 Độ tuyến tính (Linearity) 27
2.3.2.2 Độ đúng (Accuracy) 28
Luận văn Đại học – Hóa học
Bùi Thị Ngọc Hân vi 2102244

2.3.2.3 Độ lặp lại 29
2.3.2.4 Giới hạn phát hiện (LOD) (Limit of detection) 29
2.3.2.5 Giới hạn định lượng (LOQ) (Limit of quantification) 30
Chương 3 THỰC NGHIỆM 31
3.1 Phương tiện nghiên cứu 31
3.1.1 Địa điểm và thời gian tiến hành 31
3.1.2 Dụng cụ và thiết bị 31
3.1.3 Hóa chất 32
3.1.4 Thu mẫu 32
3.1.5 Qui trình chiết mẫu 33
3.1.6 Qui trình chuẩn bị mẫu phân tích 34
3.1.7 Hoạch định thí nghiệm 35
3.2 Kết quả thực nghiệm 35
3.2.1 Các thí nghiệm 36
3.2.1.1 Xác định khoảng tuyến tính và xây dựng đường chuẩn 36
a. Thí nghiệm về xác định khoảng tuyến tính 36
b. Xây dựng đường chuẩn 37
3.2.1.2 Xác định độ đúng của phương pháp 38
3.2.1.3 Xác định độ lặp lại của phương pháp 39

3.2.1.4 Giới hạn phát hiện (LOD) – Giới hạn định lượng (LOQ) . 39
3.2.2 Thực nghiệm trên mẫu 40
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
4.1 Kết luận 43
4.2 Kiến nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
PHỤ LỤC 46










Luận văn Đại học – Hóa học
Bùi Thị Ngọc Hân vii 2102244


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Dụng cụ-thiết bị thí nghiệm 31
Hình 3.2. Hình ảnh 10 mẫu nấm Linh chi 32
Hình 3.3. Qui trình chiết triterpenoid tổng bằng sóng siêu âm 34
Hình 3.4. Qui trình định lượng triterpenoid tổng trong nấm Linh chi 34
Hình 3.5. Đồ thị khảo sát bước sóng hấp thụ của dung dịch chuẩn OA 35
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ OA . 36
Hình 3.7. Đồ thị đường chuẩn Oleanolic acid 38
Hình 3.8. Đồ thị so sánh hàm lượng triterpenoid tổng trong 10 mẫu 41

















Luận văn Đại học – Hóa học
Bùi Thị Ngọc Hân viii 2102244

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các hoạt chất sinh học và dẫn xuất trong nấm Linh chi
[9]
9
Bảng 1.2. Lục bảo Nấm Linh chi và các tác dụng trị liệu
[4]
11
Bảng 1.3. Các hoạt chất Triterpenoid có tác dụng chữa bệnh trong nấm Linh
chi (Lê Xuân Thám, 1996) 20
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính 36
Bảng 3.2. Dãy dung dịch chuẩn làm việc của Oleanolic acid 37

Bảng 3.3. Độ hấp thụ của dãy chuẩn Oleanolic acid 37
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra độ đúng của phương pháp 38
Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra độ lặp lại của phương pháp 39
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra (LOD) và (LOQ) 39
Bảng 3.7. Hàm lượng Triterpenoid trong các mẫu nấm Linh chi 41
Luận văn Đại học – Hóa học
Bùi Thị Ngọc Hân ix 2102244

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UV – Vis: Ultraviolet–visible: Phổ tử ngoại–khả kiến
HPLC: High Performance Liquid Chromatography: Sắc ký lỏng hiệu
năng cao
LOD: Limit of Detection: Giới hạn phát hiện
LOQ: Limit of Quantification: Giới hạn định lượng
Abs: Absorbance: Độ hấp thụ
OA: Oleanolic acid
ppm: part per million: một phần triệu
SD: Standard Deviation: Độ lệch chuẩn
RSD: Relative Standard Deviation: Độ lệch chuẩn tương đối
UAE: Ultrasonic–Assisted Extraction: chiết với sự hỗ trợ của sóng
siêu âm
MAE: Microwave–Assisted Extraction: chiết với sự hỗ trợ của vi
sóng
AC băng: Acetic acid băng
GLPs: Ganoderma lucidum polysaccharides













Luận văn Đại học – Hóa học
Bùi Thị Ngọc Hân 1 2102244

MỞ ĐẦU

Ngày nay, xu hướng sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để trị bệnh
đã trở nên phổ biến, việc tìm kiếm những khả năng chữa trị từ các loại thảo
dược đã được tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới. Trong đó, nấm Linh chi là
đối tượng nghiên cứu của nhiều quốc gia. Đặc biệt là các nước vùng Châu Á:
Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan,… .
Ở Trung Quốc, “Lục bảo Linh chi” đã được nghiên cứu rất nhiều và sử
dụng như là thảo dược quý để trị bệnh và có tác dụng như là bổ dưỡng, điều
hòa huyết áp, chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ, tăng trí nhớ, điều hòa hoạt động
tim mạch, hô hấp, lợi tiểu, bổ thận, trị đau nhức khớp xương, gân cốt…. Các
tác dụng của nấm Linh chi đã được khẳng định và xếp vào hàng “thượng
dược”, trị được bách bệnh.
Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụng nấm Linh chi làm thuốc chữa bệnh ở
trong nước cũng như xuất khẩu ngày càng tăng. Các thành phần hóa học có
trong nấm Linh chi rất phong phú bao gồm các nhóm: Acid béo, Steroid,
Alkaloid, Protein, Polysaccharide,…. Trong đó thành phần có tác dụng dược
học đặc trưng cho nấm Linh chi phần lớn thuộc về nhóm triterpenoid. Trong
đó, các nhà nghiên cứu đã nhận định rằng triterpenoid có các hoạt tính sinh
học đáng kể như là: chống oxi hóa, bảo vệ gan, chống dị ứng, chống khối u,

làm giảm lượng cholesterol trong máu cũng như là ngăn chặn sự kết dính các
tiểu cầu,…. Tuy nhiên, hàm lượng triterpenoid thay đổi theo từng giống nấm
Linh chi, môi trường nuôi trồng và giai đoạn bào tử của nấm Linh chi. Do đó,
cần phải có phương pháp tách chiết cũng như phương pháp định lượng
triterpnoid tổng trong nấm Linh chi một cách có hiệu quả, đơn giản, với độ
chính xác cao và phù hợp với từng cơ sở thí nghiệm. Trong đó phương pháp
UV–Vis là phương pháp được ứng dụng rộng rãi và đáp ứng được các yêu cầu
nêu trên.
Do vậy mà chúng tôi thực hiện đề tài “Bước đầu xây dựng phương
pháp xác định hàm lượng triterpenoid tổng trong nấm Linh chi bằng
phương pháp UV–Vis” nhằm đưa ra phương pháp đơn giản, hiệu quả và với
độ chính xác cao để xác định hàm lượng triterpenoid tổng trong 10 mẫu nấm
Linh chi được cung cấp bởi Công ty Dược Hậu Giang, từ đó có thể lựa chọn,
đánh giá và so sánh được chất lượng của các loại nấm Linh chi được bán trôi
nổi trên thị trường hiện nay, tránh hiện tượng nhầm lẫn giữa nấm Linh chi thật
và nấm Linh chi giả ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người.
Luận văn Đại học – Hóa học
Bùi Thị Ngọc Hân 2 2102244

Mục tiêu đề tài
Trong khuôn khổ của một luận văn tốt nghiệp cùng với điều kiện trang
thiết bị hiện có của phòng thí nghiệm, đề tài hướng tới các mục tiêu:
 Chiết triterpenoid trong nấm Linh chi bằng ethanol 96%.
 Thẩm định phương pháp phân tích hàm lượng triterpenoid tổng
trong nấm Linh chi bằng phương pháp UV–Vis với Oleanolic
acid (nồng độ 100 ppm) làm chất chuẩn
 Áp dụng phương pháp đã được thẩm định vào phân tích hàm
lượng triterpenoid tổng trong 10 mẫu nấm Linh chi được cung
cấp bởi Công ty Dược Hậu Giang.
Luận văn Đại học – Hóa học


Bùi Thị Ngọc Hân 3 2102244

Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Nấm Linh chi
1.1.1 Khái quát chung

Nấm Linh chi, viết theo kiểu phiên âm Trung Hoa là Lingzhi, tên Nhật là
Reishi, ở Hàn Quốc gọi là Youngzhi, tên khoa học là Ganoderma Lucidum, ở
Việt Nam nấm Linh chi còn có tên gọi là nấm Lim. Nấm Linh chi còn có
những tên khác như Tiên Thảo, nấm Trường Thọ, Vạn Niên Nhung. Gọi là
nấm nhưng khác với một số nấm ăn thông thường, nấm Linh chi có nhiều hình
dáng khác nhau, chẳng hạn: hình thận, gạc nai. Màu sắc của nấm Linh chi
cũng phong phú: đỏ, vàng, tím, đen, xanh, trắng. Nấm Linh chi thường phân
bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, chúng thường phát triển trên giá thể là gỗ
mục hoặc các nguyên liệu có chất xơ
[1-2]
.
Trong sách “Thần nông bản thảo” cách đây khoảng 2000 năm thời nhà
Châu và sau đó được nhà dược học nổi tiếng Trung Quốc Lý Thời Trân phân
ra thành “Lục Bảo Linh chi” (thời nhà Minh) với các khái quát công dụng
dược lý khác nhau, ứng theo từng màu:
 Xích chi (Linh chi đỏ còn gọi Hồng chi)
 Hắc chi (Linh chi đen còn gọi Huyền chi)
 Thanh chi (Linh chi xanh còn gọi Long chi)
 Bạch chi (Linh chi trắng còn gọi Ngọc chi)
 Hoàng chi (Linh chi vàng còn gọi Kim chi)
 Tử chi (Linh chi tím)
Cho đến nay nấm Linh chi không còn giới hạn trong phạm vi đất nước
Trung Quốc, mà mang tính toàn cầu. Hiện tại có khoảng 250 bài báo của các

nhà khoa học liên quan đến dược tính và các ứng dụng lâm sàng của nấm Linh
chi đã được công bố.
Cấu trúc độc đáo của nấm Linh chi chính là thành phần khoáng vi lượng
đủ loại, trong đó một số khoáng tố như germanium, vanadium, chrom,….
Chúng đã được sử dụng là nhân tố quan trọng cho nhiều loại phản ứng chống
ung thư, dị ứng, lão hóa, xơ vữa, đông máu nội mạch, giúp điều chỉnh dẫn
truyền thần kinh, bảo vệ cấu trúc của nhân tế bào với hàm lượng rất thấp.
Ở các nước Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan,…việc nghiên cứu, phát triển và sử dụng nấm Linh chi đang được công
nghiệp hóa với qui mô lớn về phân loại, nuôi trồng chủ động, chế biến và bào
Luận văn Đại học – Hóa học

Bùi Thị Ngọc Hân 4 2102244

chế dược phẩm. Đồng thời nghiên cứu được các hoạt chất có tác dụng dược lý
và phương pháp điều trị lâm sàng.
Ở Việt Nam, trong các tài liệu lưu lại của Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu
Trác (1720–1791) cũng đề cập đến nấm Linh chi. Sau đó, Lê Quý Đôn còn
khẳng định, đây là nguồn sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam. Trong
quyển “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (1991), giáo sư Đỗ Tất Lợi còn mô tả
chi tiết và trình bày về đặc tính trị liệu của loài nấm này, đồng thời cho rằng
đây là loại “siêu thượng dược”.
1.1.1.1 Vị trí phân loại

Nấm Linh chi có vị trí phân loại rộng rãi hiện nay
[3]
:
Giới: Fungi
Ngành: Basidiomycota
Lớp: Basidiomycetes

Bộ: Polyporales
Họ: Ganodermataceae
Chi: Ganoderma
Loài: Ganoderma lucidum
1.1.1.2 Đặc điểm hình thái

Nấm Linh chi thuộc nhóm nấm lớn và rất đa dạng về chủng loại. Từ khi
xác lập thành một chi riêng là Ganoderma Karst (1881), đến nay tính ra có hơn
200 loài được ghi nhận, riêng Ganoderma lucidum đã có 45 loài. Nấm Linh
chi là một trong những loại nấm phá gỗ, nấm xuất hiện nhiều vào mùa mưa,
trên thân cây hoặc gốc cây
[2]
.
Nấm Linh chi (quả thể) gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm (phần phiến
đối diện với mũ nấm)
[4,5]
. Cuống thường đơn có khi phân nhánh, thẳng ít khi
cong quẹo, hình trụ hoặc trụ dẹt, nở rộng về phía mũ nấm, thường đính vào mũ
ở bên đôi khi ở gần tâm. Lớp vỏ cuống láng bóng, màu nâu đỏ–nâu đen, phủ
suốt đến một phần mặt trên mũ. Chất mô cuống chắc, dai; mặt cắt ngang
cuống thường chia làm 2 vùng phân biệt rõ bằng một vòng ranh giới cứng như
gỗ, vùng trong thường xốp và đầy những lổ nhỏ li ti, khắp trong cùng mỗi
vùng có những vệt nâu đen cứng như gỗ.
Mũ nấm khi non có hình trứng, lớn dần có dạng thận, gần tròn, đôi khi
xòe hình quạt hoặc có hình dạng khác thường, dày ở gốc và mỏng dần về phía
mép, nơi đính cuống thường lõm xuống ít nhiều nhưng có khi gồ lên hay
phẳng. Mặt trên mũ nấm láng bóng khi không có bụi bào tử phủ lên, thường
màu nâu đỏ nhưng đậm nhạt khác nhau, đôi khi màu nâu vàng, nâu đất, nâu
Luận văn Đại học – Hóa học


Bùi Thị Ngọc Hân 5 2102244

tím, đen ánh xanh. Các vân đồng tâm thường rõ nhưng có khi ít rõ vì rãnh giữa
các vân rất cạn, đồng nhất. Mặt dưới mũ nấm màu vàng xám hơi nâu với các
vết trầy xước màu nâu đất hay vàng chanh với các vết xước mà trắng.
Bào tử nấm hình trứng hoặc hình trứng cụt đầu, có phần phụ không màu
phát triển bao quanh lỗ nảy mầm có màu vàng rỉ sắt, bào tử có vỏ với cấu trúc
2 lớp màng, màng ngoài nhẵn, không màu, màng trong màu nâu rỉ, phát triển
thành những gai nhọn vươn sát màng ngoài, nối liền hai lớp vỏ. Khi nấm đến
tuổi trưởng thành thì phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm
[5]
.
1.1.1.3 Tình hình phân bố

Nấm Linh chi có nguồn gốc từ thực vật Ganoderma lucidum. Nhóm nấm
Linh chi bao gồm các loài sống kí sinh trên cây gây mục ruỗng, trên cây chết
hoặc đã chặt hạ, trên rễ cây mục hoặc đất có mùn gỗ mục và thường là các loài
có hệ enzyme mạnh, phân hủy gỗ cây nên mục trắng gỗ, gây hại cây rừng, cây
công nghiệp, cây ăn quả.
Thời xưa người ta chỉ có thể tìm thấy trong rừng, trên những núi cao chứ
không cách gì gây giống được. Có sách nói nấm Linh chi được tìm thấy ở phía
tây núi Thái Hàng, Trung Quốc, nó thường mọc ở nơi rừng rậm, ít ánh sáng và
độ ẩm cao. Những cây thường có nấm Linh chi là cây mận, dẻ (pasania) và
guereus serrata. Tuy nhiên trong hàng vạn cây già, chỉ có hai ba cây có nấm
Linh chi. Vì thế nấm này rất hiếm ở dạng thiên nhiên
[6]
.
Chính vì thế trong lịch sử không biết bao nhiêu người đã tìm cách gây
giống và trồng loại nấm này nhưng đều thất bại. Mãi tới năm 1971, hai nhà
bác học người Nhật tên là Yukio và Zenzaburo Kasai, giáo sư của khoa nông

nghiệp, Đại học Kyoto mới thành công trong việc gây giống và người ta mới
sản xuất được vị thuốc này một cách qui mô. Từ đó nấm Linh chi được trồng
và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
1.1.1.4 Điều kiện sinh trưởng và phát triển của nấm Linh chi

Để nấm Linh chi có thể phát triển tốt thì phải đầy đủ các điều kiện
[1]
:
 Dinh dưỡng
Nguồn cacbon: chủ yếu là đường glucose, saccharose, maltose, tinh bột,
pectin, lignin, cenlulose, hemicenlulose, từ đó chúng tổng hợp năng lượng và
tạo thành các chất cần thiết.
Nguồn nitơ hữu cơ: protein, pepton, acid amin, ngoài ra có thể hấp thu
ure, muối amon, sulphate amon. Tuy nhiên, Nitơ không được quá nhiều làm
cho sợi nấm mọc quá nhiều khó hình thành quả thể.
Luận văn Đại học – Hóa học

Bùi Thị Ngọc Hân 6 2102244

Trong giai đoạn sinh trưởng sợi nấm, tỉ lệ C/N là 25/1. Giai đoạn hình
thành quả thể, tỉ lệ là 30/1 hay 40/1.
Nguyên tố vi lượng: Ca, P, Mg, K.
 Nhiệt độ
Giai đoạn nuôi sợi, nấm Linh chi sinh trưởng tốt nhất ở 20–30°C.
Giai đoạn hình thành quả thể thì nhiệt độ thích hợp nhất là 22–28°C.
Nhiệt độ không nên thay đổi quá lớn, nếu thay đổi nấm Linh chi khó phát triển
thành tán mà ở dạng sừng hươu, dạng đuôi ngựa.
 Độ ẩm
Hàm lượng nước môi trường thường 65% là vừa, quá nhiều hoặc quá ít
sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của sợi nấm. Độ ẩm không khí giữ ở 85–95%,

nuôi cấy trong phòng cần giải quyết vấn đề về độ ẩm và thông thoáng gió.
Nấm Linh chi là loại háo khí vì vậy cần thông gió, giữ độ ẩm và nhiệt độ
thích hợp. Khi nuôi cấy nấm trong tầng lỏng cần phải lắc 100–150 vòng/phút.
Lắc mạnh dễ làm sợi nấm đứt đoạn.
 Ánh sáng
Giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sáng.
Giai đoạn hình thành quả thể cần ánh sáng tán xạ và cường độ ánh sáng
phải cân đối từ mọi phía.
 Trị số pH
pH của môi trường nuôi nấm Linh chi là 3–7,5, thích hợp nhất là 5–6.
Trong môi trường lỏng là 4,5–5. Trong vật liệu trồng nấm điều chỉnh pH từ
5,8–6 là vừa.
1.1.1.5 Bảo quản

Có 2 dạng bảo quản nấm Linh chi: bảo quản ở dạng tươi và dạng khô
[7]
.
a. Bảo quản tươi
Nấm Linh chi sau khi đã được thu hoạch, rửa bề mặt nấm bằng nước
sạch không cho mùn cưa bám lại thân nấm. Để đưa đến tay người tiêu thụ, cần
một thời gian bảo quản thích hợp để giữ được độ dinh dưỡng và sự thơm ngon
của nấm trước khi tung ra thị trường tiêu thụ.
Với nấm tươi, chỉ giữ được thời gian ngắn, bằng cách làm chậm sự phát
triển, giảm cường độ hô hấp, chống thoát nước và bảo quản ở nhiệt độ thấp.
Luận văn Đại học – Hóa học

Bùi Thị Ngọc Hân 7 2102244

Thời gian bảo quản có thể kéo dài và trọng lượng không giảm, nếu nấm
được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 0–12°C. Ngoài ra người ta cũng thử bảo quản

nấm bằng chiếu xạ hoặc bằng các loại hóa chất khác nhau, kể cả chất chống
oxi hóa…. Nhưng thường ít hiệu quả và nhất là không kinh tế.
 Ưu điểm:
Giữ được màu sắc, mùi vị, sự thơm ngon, độ dinh dưỡng tối ưu nhất của
nấm trước khi đưa ra thị trường.
Không mất nhiều công sức, nhiều thời gian cho việc bảo quản, nên tiết
kiệm được chi phí bảo quản sau thu hoạch.
 Nhược điểm:
Thời gian lưu giữ, bảo quản rất ngắn, muốn duy trì sản phẩm có tuổi thọ sử
dụng tươi được cao hơn phải dùng hóa chất bảo quản, điều đó không tốt cho
sức khỏe người tiêu dùng và đôi lúc có sự biến đổi về chất và lượng của nấm.
Dễ bị sinh vật, côn trùng và các vi sinh vật xâm nhập và gây hại.
b. Bảo quản khô
Cũng giống như một số loại nấm khác, có thể bảo quản nấm Linh chi khô
trong thời hạn từ 6 tháng trở lên trong điều kiện khô ráo ở nơi thoáng mát.
Có 2 phương pháp để làm khô nấm Linh chi đó là phương pháp “phơi
nắng” và phương pháp “sấy khô” (dùng hơi nóng) để bảo quản.
Phương pháp phơi nắng
Là phương pháp làm khô nấm để bảo quản sử dụng nguồn năng lượng từ
tự nhiên là năng lượng mặt trời.
 Ưu điểm:
 Tiết kiệm chi phí và công sức
 Giảm tải cho máy sấy
 Bảo quản nấm lâu hơn, từ đó kéo dài thời gian sử dụng nấm
 Là giai đoạn làm khô nấm hiệu quả trước khi đưa vào máy làm
khô nấm hoàn toàn.
 Nhược điểm:
 Nấm Linh chi phơi nắng không tốt bằng sấy cả về màu sắc và
mùi vị
 Nấm phơi nắng dễ bị nhiễm mốc

 Phụ thuộc vào thời tiết, nắng phơi nấm phải là nắng gắt, nên
phơi không đủ nắng hay đôi lúc có những cơn mưa bất chợt dễ
Luận văn Đại học – Hóa học

Bùi Thị Ngọc Hân 8 2102244

làm cho nấm bị ẩm mốc, sẽ làm cho nấm trở nên độc hại hoặc
làm giảm tính năng và tuổi thọ sử dụng của nấm.
Phương pháp sấy khô bằng máy
Là phương pháp làm khô nấm để bảo quản sử dụng hơi nóng từ máy sấy
nấm. Để cho khỏi mục nát, cần phải sấy khô nhưng phương pháp sấy, tàng trữ
và bảo quản phải được thi hành đúng cách. Phương pháp mới nhất là sấy nấm
Linh chi bằng lò sấy. Để sấy nấm người ta dùng tủ nhiều ngăn và cung cấp
không khí nóng để làm khô. Nấm được làm mất nước từ từ, kéo dài 4 giờ.
Nấm sấy giữ được mùi vị và màu sắc tốt hơn phơi nắng. Thường cứ khoảng 3
kg nấm tươi được 1 kg nấm khô.
Để bảo quản nấm, người ta thường dùng túi nilon 2 lớp, sau đó dùng tay
vuốt ngược từ đáy túi lên miệng túi để không khí ra hết, cho nấm vào rồi buộc
kín từng lớp một. Dùng bao tải để đựng và bảo quản nơi khô ráo. Thời gian
bảo quản có thể từ 12–18 tháng.
 Ưu điểm:
 Giữ được màu sắc và mùi vị tốt hơn phương pháp phơi nắng
 Tiết kiệm thời gian và hiệu quả cao
 Bảo quản được lâu nhất trong các phương pháp đồng thời tránh
được những rủi ro từ phương pháp phơi nắng.
 Nhược điểm: Tốn kém chi phí vì phải mua máy sấy.
Chính những ưu điểm mà nó mang lại, phương pháp sấy khô bằng máy
ngày càng được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong các cơ sở trồng và sản xuất
các loại nấm nói chung và nấm Linh chi nói riêng.
Lưu ý: Cần bảo quản nấm Linh chi ở nơi khô thoáng, không ẩm mốc tránh

trường hợp nấm hút ẩm trở lại.
1.1.1.6 Thành phần hóa học và đặc tính dược lý của nấm Linh chi

Viện nghiên cứu tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc nghiên cứu thành phần
hóa học của nấm Linh chi mọc hoang dại thấy
[4, 2]
:
 Nước 12–13%
 Hợp chất phenol 0,08–0,1%
 Lignin 13–14%
 Hợp chất có N 1,6–2,1%
 Tro 0,022%
 Xelluloza 54–56%
 Chất béo 1,9–2%
Luận văn Đại học – Hóa học

Bùi Thị Ngọc Hân 9 2102244

 Chất khử 4–5%
 Hợp chất steroid 0,14–0,16%
 Ergosterol (C
28
H
44
O).
Viện nghiên cứu kháng sinh Tứ Xuyên tìm thấy acid amin, protein,
saponin, steroid.
Học viện Y học Bắc Kinh phát hiện đường khử và đường kép acid amin,
dầu béo.
Theo những công trình nghiên cứu mới nhất của Viện nghiên cứu nấm

Linh chi hoang dại của toàn Trung Quốc trong hỗn hợp 6 loại nấm Linh chi có
hàm lượng Germanium cao hơn lượng Germanium có trong nhân sâm từ 5 đến
8 lần. Germanium giúp khí huyết lưu thông, các tế bào hấp thu oxi tốt hơn.
Lượng polysaccharide cao có trong nấm Linh chi tăng cường sự miễn dịch của
cơ thể, làm mạnh gan, cô lập và diệt tế bào ung thư. Acid ganoderic có tác
dụng chống dị ứng và chống viêm.
Từ những năm 1980 đến nay, bằng các phương pháp hiên đại: phổ kế
UV (tử ngoại), IR (hồng ngoại), phổ kế khối lượng–sắc ký khí (GC–MS), phổ
cộng hưởng từ hạt nhân và đặc biệt là kỹ thuật sắc ký lỏng cao áp (HPLC)
cùng phổ kế Plasma (ICP), đã xác định chính xác gần 100 hoạt chất và dẫn
xuất trong nấm Linh chi.
Bảng 1.1. Các hoạt chất sinh học và dẫn xuất trong nấm Linh chi
[8]
Thành phần
hoạt chất
Nhóm chất
Hoạt tính dược lý
Cyclooct asulsus

Ức chế giải phóng Histamine
Adenosine
Nucleotide
Ức chế kết dính tiểu cầu, thư
giãn cơ, giảm đau
Dẫn xuất
Proteine
Chống dị ứng phổ rộng, điều
hòa miễn dịch
Ling Zhi - 8
Alkaloid

Trợ tim
Ganodosterone
Steroid
Giải độc gan
Lanosporeric acid A
Steroid
Ức chế sinh tổng hợp
Lanosterol
Steroid
Choesterol
Ganoderans A, B, C
Polysaccharide
Hạ đường huyết
Luận văn Đại học – Hóa học

Bùi Thị Ngọc Hân 10 2102244

D – Glucans
Polysaccharide
Chống ung thư, tăng tính miễn
dịch
D – 6
Polusaccharide
Tăng tổng hợp protein, tăng
chuyển hóa acid nucleic
Ganoderic acid R, S
Triterpenoid
Ức chế giải phóng Histamine
Ganoderic acid B, D, F,
H, K, Y

Triterpenoid
Hạ huyết áp, ức chế ACE
Ganoderic acids
Triterpenoid
Ức chế sinh tổng hợp
cholesterol
Ganodermadiol
Triterpenoid
Hạ huyết áp, ức chế ACE
Ganodemic Acid T – O
Triterpenoid
Ứng chế tổng hợp Cholesterol
Ganodemic Acid Mf
Triterpenoid
Ứng chế tổng hợp Cholesterol
Lucidone A
Triterpenoid
Bảo vệ gan
Lucidenol
Triterpenoid
Bảo vệ gan
Ganosporelacton A
Triterpenoid
Chống khối u
Ganosporelacton B
Triterpenoid
Chống khối u
Oleic acid dẫn xuất
Acid béo
Ức chế giải phóng Histamine

Năm 2001, Masao Hattori đã ly trích được 10 triterpenoid mới, bao gồm
Lucidumol A và B, các Ganoderic acid: A, B, E, F, H, K, Y và R. Trong đó
kiểu Lanostane triterpenoid có thành phần chính là lipophilic. Có khoảng 130
hợp chất được ly trích từ quả thể, hệ sợi và bào tử nấm Linh chi. Triterpenoid
có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống căn bệnh HIV, thành phần và hàm
lượng triterpenoid phụ thuộc vào nguồn giống và yếu tố môi trường
[2]
.
Hàng loạt các nghiên cứu của Shufeng Zhou chứng minh rằng
polysaccharide và triterpenoid của nấm Linh chi có khả năng chữa trị bệnh
viêm gan mãn tính, bệnh đái tháo đường loại 2 (type II diabetes mellitus)
[9]
.
He, Y.et al (1992) đã khảo cứu các BN3B–gồm 4 polysaccharide đồng
nhất có hoạt tính tăng miễn dịch. Trong đó BN3B1 được xác định là Glucan
(chỉ chứa Glucose) và BN3B3 là một arabinogalactan mang các liên kết
glucoside.
Hikino, H.et al từ 1985 đến 1989 chứng minh hoạt lực hạ đường huyết
của nhiều polysaccharide. Các heteroglycan có hoạt tính chống ung thư, các
ganoderan B có tác dụng làm tăng mức insulin trong huyết tương, giảm sinh
tổng hợp glycogen và giảm hàm lượng glycogen trong gan. Đây chính là cơ sở
trị liệu trên các bệnh nhân đái tháo đường.

×