Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần xây dựng - đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.28 KB, 53 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI MỞ ĐẦU
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cải
vật chất và các giá trị tinh thần xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và
hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Chi phí về lao
động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do
doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động trong quá trình sản xuất
kinh doanh là tiết kiệm chi phí về lao động sống góp phần hạ thấp giá thành
sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động trong doanh nghiệp. Tiền
lương là một phần sản phẩm xã hội được nhà nước phân phối cho người lao
động một cách có kế hoạch căn cứ vào kết quả lao động mà mỗi người cống
hiến cho xã hội biểu hiện bằng tiền. Nó là phần thù lao lao động để tái tạo sức
lao động mà công nhân viên đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên đã
thực hiện và là phần thu nhập chính của họ, ngoài ra người lao động còn được
hưởng một số nguồn thu nhập khác như: trợ cấp, BHXH, tiền thưởng. Đối với
doanh nghiệp thì chi phí tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá thành
dịch vụ, sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động
hợp lý, hạch toán và tính đúng thù lao của người lao động thanh toán các
khoản tiền lương và các khoan liên quan kịp thời sẽ kích thích người lao động
quan tâm đến thời gian và chất lượng lao động, từ đó nâng cao năng suất lao
động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Nhận thức được vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại Công ty cổ
phần xây dựng - đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội em đã chọn đề tài: “Hoàn
thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần
xây dựng - đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội” làm chuyên đề thực tập chuyên
ngành của mình. Chuyên đề gồm 3 chương:
Sinh viên: An Thị Thu
1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành


Chương 1: Đặc điểm lao động - tiền lương và quản lý lao động, tiền
lương của Công ty cổ phần xây dựng - đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty cổ phần xây dựng - đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội
Chương 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty cổ phần xây dựng - đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội
Trong quá trình thực tập, nghiên cứu và sưu tầm tài liệu, em được sự
quan tâm hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ và toàn thể nhân
viên phòng kế toán Công ty cổ phần xây dựng - đầu tư kinh doanh nhà Hà
Nội. Em xin chân thành cảm ơn và mong nhận được sự góp ý để nâng cao
chất lượng của chuyên đề.
Sinh viên: An Thị Thu
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG,
TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG - ĐẦU TƯ
KINH DOANH NHÀ HÀ NỘI
1.1. Đặc điểm lao động của Công ty cổ phần xây dựng - đầu tư kinh
doanh nhà Hà Nội
Con người là một nhân tố hàng đầu, tiên quyết và vô cùng quan trọng
trong bất kỳ một công ty nào. Công ty cổ phần xây dựng - đầu tư kinh doanh
nhà Hà Nội có 185 công nhân viên (tính đến ngày 31/12/2011), trong đó toàn
bộ là lao động mang tính chất ổn định. Ngoài ra công ty còn thuê các lao động
mang tính chất tạm thời làm việc theo hình thức trả lương khoán khi có việc
đột xuất mang tính chất giản đơn. Mỗi loại lao động này có đặc điểm riêng,
tính chất và kết cấu công việc cũng như đặc thù ngành nghề khác nhau. Tổng
số lao động trong công ty được phân chia theo các tiêu thức như sau:
Bảng 1.1: Bảng phân loại lao động tính đến ngày 31/12/2011
Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng

1. Tổng số CNV 185 người 100%
- Nam 170 người 92%
- Nữ 15 người 8%
2. Trình độ văn hóa
- Đại học 20 người 11%
- Trung cấp 20 người 11%
- Công nhân kỹ thuật 120 người 65%
- Lao động phổ thông 25 người 13%
3. Độ tuổi
Sinh viên: An Thị Thu
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Trên 40 tuổi 10 người 5%
- Từ 30 tuổi đến 39 tuổi 75 người 41%
- Dưới 30 tuổi 100 người 54%
4. Trình độ chuyên môn
- Lao động gián tiếp 52 người 28%
- Thợ ngành xây dựng công
trình trên bậc 4
60 người 32%
- Thợ điện trên bậc 4 30 người 16%
- Lái xe bậc 4 ÷ 5 5 người 3%
- Công nhân khảo sát trên bậc 4 5 người 3%
- Công nhân bậc 2 ÷ 3 33 người 18%
* Nhận xét:
- Do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, công việc tương đối nặng
nhọc và thường xuyên phải xa nhà nên tỷ lệ nam giới trong công ty cao (92%)
là rất hợp lý. Điều này góp phần giúp cho hoạt động của các công trình luôn
được đảm bảo đúng tiến độ.
- Trình độ văn hóa trong công ty tương đối cao. Trong đó trình độ đại học

chiếm tỷ lệ là 11%, phần lớn những người có trình độ đại học đều làm việc tại
các phòng ban. Trình độ văn hóa cao sẽ giúp cho bộ máy quản lý làm việc có
hiệu quả, đưa ra được các phương án sản xuất kinh doanh có chất lượng, góp
phần gia tăng lợi nhuận cho công ty. Bộ phận công nhân có trình độ công
nhân kỹ thuật và trung cấp đều làm việc trực tiếp tại các công trường thi công.
Bộ phận lao động trực tiếp có trình độ chuyên môn sẽ giúp cho các công trình
luôn được đảm bảo về chất lượng.
Sinh viên: An Thị Thu
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Trình độ chuyên môn của công nhân trong công ty tương đối cao. Đặc
biệt là bộ phận lao động trực tiếp (32% thợ ngành xây dựng công trình trên
bậc 4). Trình độ chuyên môn của lao động cao chính là bằng chứng rõ nhất
cho chất lượng các công trình mà công ty thực hiện.
Nhìn chung trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa của cán bộ công
nhân viên trong công ty tương đối cao. Điều đó cho thấy công ty luôn chú
trọng trong việc đào tạo nâng cao trình độ lao động. Khi lao động có trình độ
cao thì chắc chắn hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ cao. Đó là một hướng đi
đúng đắn của Công ty cổ phần xây dựng - đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội.
1.2. Các hình thức trả lương của Công ty cổ phần xây dựng - đầu tư kinh
doanh nhà Hà Nội
Hiện tại công ty đang áp dụng các hình thức trả lương sau:
* Trả lương theo thời gian:
Hình thức lương này được áp dụng đối với lao động gián tiếp, các nhân viên
ở các phòng ban
Tiền lương
thanh toán
=
Lương
cơ bản

×
Hệ số
lương
+
Phụ cấp
trách
nhiệm/chức
vụ
+
Thêm
công
(nếu có)
Trong đó:
- Lương cơ bản: 830.000đ
- Phụ cấp trách nhiệm, chức vụ = Hệ số trách nhiệm x Lương cơ bản
- Hệ số trách nhiệm của:
+ Giám đốc: 1
+ Phó giám đốc: 0,7
+ Đội trưởng, trưởng phòng: 0,5
+ Đội phó: 0,3
Sinh viên: An Thị Thu
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
* Trả lương theo sản phẩm:
Lương khoán: hình thức này được áp dụng đối với các tổ, đội thi công
công trình. Mức lương được xác định theo từng khối lượng công việc cụ thể.
* Các khoản phụ cấp
+ Phụ cấp ca đêm: 50.000đ/ca
+ Phụ cấp thêm giờ: 10.000đ x số giờ làm thêm
+ Những ngày nghỉ phép, lễ tết đều được công ty trả 100% lương cấp

bậc của bản thân.
+ Nghỉ thai sản ốm đau được trả theo chế độ BHXH.
* Trợ cấp mất việc làm.
- Đối với công nhân trực tiếp ký hợp đồng dài hạn do điều kiện sản
xuất thường xuyên gián đoạn, nên được hưởng thêm 50% lương cấp bậc hàng
tháng.
- Đối với chính sách công ty hàng tháng trợ cấp thêm cho mỗi cán bộ
công nhân viên là thương binh 10% tiền lương cấp bậc.
1.3. Chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương được áp
dụng tại Công ty cổ phần xây dựng - đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội
Các khoản trích theo lương cán bộ công nhân viên tại công ty cổ phần
xây dựng - đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ và
BHTN. Qua đó hình thành các quỹ BHXH, quỹ BHYT, quỹ KPCĐ, quỹ
BHTN của Công ty.
* Quỹ BHXH:
Theo chế độ hiện hành, quỹ BHXH được trích theo tỷ lệ 22% trên tổng
số tiền lương cơ bản phải trả công nhân viên trong tháng. Trong đó 16% tính
vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty và 6% tính trừ vào lương của
người lao động
Sinh viên: An Thị Thu
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp công nhân viên có tham gia
đóng góp quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động, cụ thể:
- Trợ cấp công nhân viên ốm đau, thai sản.
- Trợ cấp công nhân viên khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.
- Trợ cấp công nhân viên khi về hưu, mất sức lao động.
- Chi công tác quản lý quỹ BHXH.
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan
quản lý quỹ bảo hiểm để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao

động.
Tại công ty, hàng tháng công ty trực tiếp chi trả BHXH cho công nhân
viên bị ốm đau, thai sản…trên cơ sở các chứng từ hợp lý hợp lệ. Cuối tháng,
công ty phải thanh quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH.
* Quỹ BHYT:
Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia
đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh.
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng công ty tiến hành trích lập quỹ
BHYT theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả công nhân viên
trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty và
1,5% tính trừ vào lương người lao động.
* Quỹ KPCĐ:
Quỹ KPCĐ được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức
công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng công ty trích 2% kinh phí công đoàn
trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong tháng và tính hết
vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty.
* Quỹ BHTN:
Sinh viên: An Thị Thu
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Quỹ BHTN được trích lập nhằm trợ cấp công nhân viên có tham gia
đóng góp quỹ trong trường hợp họ bị thất nghiệp.
Theo chế độ hiện hành, hàng tháng công ty trích 2% BHTN trên tổng số
tiền lương cơ bản phải trả công nhân viên trong tháng. Trong đó 1% tính vào
chi phí sản xuất kinh doanh của công ty và 1% tính trừ vào lương của người
lao động.
Định kỳ công ty chuyển tiền nộp cho cơ quan BHXH thành phố. Cuối
quý, cơ quan BHXH thành phố cùng Công ty lập biên bản đối chiếu nộp
BHXH, BHYT, BHTN để xác định số tiền phải nộp, số đã nộp, nếu thiếu tiến

hành nộp bổ sung hoặc nếu thừa thì chuyển số nộp thừa sang quý sau.
Quỹ KPCĐ được để lại theo quy định sử dụng cho hoạt động của Công
đoàn Công ty như: Tổ chức thăm hỏi ốm đau, thai sản, tai nạn
1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Công ty cổ phần xây dựng
- đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức quản lý lao động và tiền lương
Sinh viên: An Thị Thu
8
Tổ, đội, phòng ban
Bảng chấm công
Phòng tổ chức –
hành chính
Kiểm tra
Trình ký
Kế toán tiền lương
Lập bảng thanh
toán lương cho từng
bộ phận và toàn
công ty
Kế toán
tổng hợp
Trưởng các bộ phận nhận
lương cho bộ phận mình
Người lao
động
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Các tổ, đội, phòng ban có trách nhiệm: theo dõi thời gian làm việc của
cán bộ công nhân viên trong bộ phận của mình và chấm công vào Bảng chấm
công. Cuối tháng, các bộ phận gửi bảng chấm công về phòng tổ chức - hành
chính.

- Phòng tổ chức - hành chính: Căn cứ vào Bảng chấm công mà các bộ
phận gửi lên để tính toán và lập Bảng tổng hợp lương. Sau đó chuyển toàn bộ
các chứng từ có liên quan cho phòng kế toán. Ngoài ra phòng tổ chức - hành
chính còn có trách nhiệm kiểm tra Bảng thanh toán lương do phòng kế toán
lập ra
- Phòng kế toán có trách nhiệm: tiếp nhận toàn bộ các chứng từ có liên
quan đến lao động và tiền lương do các bộ phận gửi đến, tính lương cụ thể
cho từng cá nhân, sau đó lập Bảng thanh toán lương (bộ phận) và Bảng tổng
hợp lương (toàn công ty).
- Trưởng các bộ phận: ký nhận vào Bảng tổng hợp thanh toán lương,
mượn Bảng thanh toán lương (bộ phận) để cho công nhân viên trong tổ ký
nhận theo từng người, sau đó chuyển lại Bảng thanh toán lương (bộ phận) cho
phòng kế toán.
Sinh viên: An Thị Thu
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG - ĐẦU TƯ
KINH DOANH NHÀ HÀ NỘI
2.1. Kế toán tiền lương tại Công ty cổ phần xây dựng - đầu tư kinh doanh
nhà Hà Nội
2.1.1. Chứng từ sử dụng
Trong kế toán tiền lương, công ty đã sử dụng các chứng từ kế toán như:
Bảng chấm công (mẫu số 01a – LĐTL)
Bảng chấm công làm thêm giờ (mẫu số 01b – LĐTL)
Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02 – LĐTL)
Bảng thanh toán tiền thưởng (mẫu số 03 – LĐTL)
Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (mẫu số 06 – LĐTL)
Bảng thanh toán Bảo hiểm xã hội (mẫu số 11 – LĐTL)

Hợp đồng giao khoán (mẫu số 08 – LĐTL)…
2.1.2. Phương pháp tính lương
* Lương theo thời gian:
Ví dụ: Bà Vũ Hồng Hoa
- Chức vụ: kế toán trưởng
- Số ngày công trong tháng: 26 ngày
- Lương cơ bản: 830.000đ
- Hệ số lương: 4,33
- Hệ số trách nhiệm: 0,5
=> Số tiền lương của bà Vũ Hồng Hoa sẽ là:
830.000 x 4,33 + 830.000 x 0,5 = 4.009.000đ
- Các khoản khấu trừ lương:
+ BHXH: 830.000 x 4,33 x 6% = 215.634đ
Sinh viên: An Thị Thu
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
+ BHYT: 830.000 x 4,33 x 1,5% = 53.900đ
+ BHTN: 830.000 x 4,33 x 1% = 35.900đ
=> Số tiền lương thực lĩnh của bà Vũ Hồng Hoa là:
4.009.000 – (215.634 + 53.900 + 35.900) = 3.703.600đ
* Lương theo sản phẩm:
Tại Công ty Cổ phần xây dựng - đầu tư kinh doanh nhà Hà Nội, tiền
lương sản phẩm được áp dụng trả cho các đội thi công công trình. Căn cứ vào
khối lượng công việc hoàn thành và căn cứ vào kế hoạch công ty giao cho đội
theo hình thức khoán quỹ lương đã được giám đốc công ty ký duyệt, đội tiến
hành phân bố từng công việc mà mỗi tổ mỗi bộ phận phải chịu trách nhiệm
hoàn thành và giao cho tổ thông qua “Phiếu giao việc”. Khi hoàn thành thì
tiến hành lập “Biên bản nghiệm thu”
Tiền lương của công nhân sản xuất được tính căn cứ vào số ngày công
có mặt tại hiện trường và số ngày công thực tế làm việc của công nhân viên.

Căn cứ vào “Biên bản nghiệm thu” tổ trưởng xác định được quỹ lương của tổ
trong kỳ từ đó tính đơn giá công trình bình quân cho mỗi công nhân trong tổ
Đơn giá Công bình quân cho mỗi công nhân được tính như sau:
Đơn giá bình
quân công 1 CN
=
Giá trị tiền lương (công) của tổ trong đợt
Tổng số công thực hiện CV trong đợt x hệ số cấp bậc công việc
Đơn giá bình quân này được sử dụng để xác định lương công nhân cho
công nhân trực tiếp sản xuất. Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất
ngoài tiền lương công nhật ra còn có khoản lương cố định. Mức lương cố
định này xác định như sau:
Lương cố định = Số ngày có mặt tại hiện trường x Đơn giá ngày
Theo qui định của công ty đơn giá ngày = 8.500đ. Mức lương này có
tính chất đảm bảo thu nhập cho người lao động trong thời gian chờ việc hay
ngừng việc vì lý do nào đó (mưa, chờ nguyên vật liệu…).
Sinh viên: An Thị Thu
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Ngoài mức lương cố định và lương công nhật là mức lương công nhân
được hưởng do thời gian làm việc thực tế của mình thì công ty còn có quy
định mức lương khác dành riêng cho tổ trưởng. Đây có thể coi là mức phụ cấp
trách nhiệm của tổ trưởng và được trích ra từ 32% tiền lương để lại của tổ.
Ví dụ: Ông Nguyễn Tất Đạt là công nhân của Tổ 1 - Đội thi công số 2
Trong tháng 10/2011 Tổ 1 - Đội thi công số 2 nhận được Phiếu giao
việc và Biên bản nghiệm thu như sau
Công ty Cổ phần XD-ĐT
Kinh doanh nhà Hà Nội
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU GIAO VIỆC
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế tiến độ thi công nâng xây dựng Trường tiểu
học xã Phù Đổng - huyện Gia Lâm.
Đại diện bên giao: Phạm Hoài Nam - Đội trưởng đội XDCT số 2
Đại diện bên nhận: Trần Xuân Bình - Đội trưởng tổ số 1
Phiếu giao việc có nội dung sau:
1. Nội dung công việc:
TT Công việc Đơn
vị
Khối
lượng
Đơn giá Thành tiền
1 San nền bằng cát đen
tưới nước đầm kỹ theo
tiêu chuẩn, đảm bảo độ
chặt k = 0,98
m
2
854,7 117.000 100.000.000
1. Thời gian bắt đầu từ 1/10/2011
Kết thúc ngày 15 tháng 10 năm 2011
2. Trách nhiệm của mỗi bên
- Bên giao: + Cung cấp đầy đủ vật liệu tạo điều kiện cho thi công
Sinh viên: An Thị Thu
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
+ Thanh toán lương hàng tháng theo bảng chấm công
bảng lương theo hợp đồng.
+ Cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên trực tiếp hướng dẫn thi
công nghiệm thu công việc hoàn thành, kiểm tra an toàn

lao động, chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật…
- Bên nhận: Chấp hành việc giám sát thi công, sử dụng hợp lý vật tư,
tiết kiệm tránh mất mát hư hỏng. Thi công phải đảm bảo chất lượng kỹ thuật,
mỹ quan. Nếu xảy ra sự cố gì thì bên nhận việc phải chịu trách nhiệm bồi
hoàn khấu trừ. Chịu trách nhiệm về an toàn lao động, trật tự trị an… trong quá
trình thi công. Hàng tháng tổ phải có bảng chấm công và bảng thanh toán
lương (theo bảng chấm công) cho từng người làm cơ sở thanh toán lương cho
đội.
3. Hai bên cam kết thực hiện theo đúng hợp đồng bên nào vi phạm sẽ
phải chịu trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật.
Ngày……. tháng…… năm…
Tổ trưởng tổ thi công Đội trưởng đội XDCT số 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN NGHIỆM THU
Căn cứ vào phiếu giao việc ngày 01 tháng 10 năm 2011 về việc san nền
bằng cát đen tưới nước đầm kỹ theo tiêu chẩn, đảm bảo độ chặt k = 0,98
Hôm nay ngày 15 tháng 10 năm 2011 đội tiến hành nghiệm thu phần
việc giao cho tổ thi công số 1.
Địa điểm tại đội XDCT số 2
Sinh viên: An Thị Thu
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Hai bên tiến hành nghiệm thu xác nhận khối lượng công việc thực hiện:
T
T
Nội dung Đvị
Phiếu giao việc Thực hiện
Ghi

chú
Khối
lượng
T.tiền
Khối
lượng
T.tiền
1 San nền bằng cát
đen tưới nước
đầm kỹ theo tiêu
chẩn, đảm bảo độ
chặt k = 0,98
m
2
854,7 100.000.000 854,7 100.000.000
Cộng 100.000.000
Căn cứ vào khối lượng giá trị thực hiện thì giá trị nghiệm thu và thanh
toán:
Tổng số nghiệm thu : 100.000.000đ
Đã thanh toán : 0
Phải thanh toán : 100.000.000đ
Công ty duyệt thanh toán: 100.000.000đ
Đại diện tổ số 2 Đội trưởng Giám đốc công ty
- Căn cứ vào biên bản nghiệm thu ta xác định được tổng quỹ lương của
tổ 1 - Đội thi công số 2 trong tháng 10/2011 là:
100.000.000 x (100% - 32%) = 68.000.0000đ
- Công nhân của Tổ 1 - Đội thi công số 2 có hệ số lương là 2,22. Tổng
số công của tổ trong tháng 10/2011 là: 255 công. Vậy đơn giá bình quân công
là: 68.000.000/(255 x 2,22) = 120.000đ/công
- Ông Nguyễn Tất Đạt có số ngày công co mặt tại hiện trường là 30

ngày, số ngày công thực tế làm việc là 30 ngày
=> Lương cố định = 30 x 8.500 = 255.000đ
Lương công nhật = Số ngày thực tế làm việc x Đơn giá bình quân công
= 30 x 120.000 = 3.600.000đ
Sinh viên: An Thị Thu
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Vậy tổng lương của Ông Nguyễn Tất Đạt là:
255.000 + 3.600.000 = 3.855.000đ
2.1.3. Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 334 - Phải trả công nhân viên
* TK 334 phản ánh các khoản phải trả công nhân viên và tình hình thanh
toán các khoản đó( gồm: tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản thuộc
thu nhập của công nhân viên)
* Kết cấu của TK 334- Phải trả CNV
Bên Nợ:
+ Các khoản tiền lương (tiền công) tiền thưởng và các khoản khác đã trả
đã ứng trước cho CNV
+ Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của CNV
Bên Có:
+Các khoản tiền lương (tiền công) tiền thưởng và các khoản khác phải
trả CNV
Dư có: Các khoản tiền lương (tiền công) tiền thưởng và các khoản khác
còn phải trả CNV
Dư nợ: (cá biệt) Số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả
2.1.4. Quy trình kế toán
Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết
Hàng tháng, phòng tổ chức - hành chính thu thập các chứng từ như:
Bảng chấm công các bộ phận, Phiếu xác nhận công việc hoàn thành, Hợp
đồng giao khoán… để kiểm tra, đối chiếu với chế độ của công ty và những

thỏa thuận trong hợp đồng lao động, sau đó ký xác nhận và chuyển cho kế
toán tiền lương làm căn cứ tính lương, trợ cấp BHXH… cho người lao động.
Kế toán tính tiền lương cho từng người, sau đó lập Bảng thanh toán lương (bộ
phận) và Bảng tổng hợp thanh toán lương (toàn công ty)
Sinh viên: An Thị Thu
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Đối với bộ phận trực tiếp: các bộ phận tự chấm công cho nhân viên
trong bộ phận mình, cuối tháng nộp bảng chấm công lên phòng tổ chức-hành
chính. Phòng tổ chức-hành chính căn cứ vào Bảng chấm công để tính toán và
lập Bảng tổng hợp lương cho từng bộ phận và toàn công ty. Toàn bộ các
chứng từ có liên quan trên được chuyển cho phòng kế toán. Phòng kế toán
tính lương cụ thể cho từng cá nhân, sau đó lập Bảng thannh toán lương (bộ
phận) và Bảng tổng hợp thanh toán lương (toàn công ty)
Đối với bộ phận lao động trực tiếp: thì việc kế toán xem xét thanh toán
lương dựa trên cơ sở “Bảng chấm công” của từng bộ phận. Cuối tháng bảng
chấm công này được tập hợp lên phòng kế toán, kế toán căn cứ vào hệ số
lương, số ngày công của người để tính tiền lương của từng người trong bộ
phận đó.
Ví dụ: Căn cứ vào bảng chấm công tháng 10 của tổ thi công số 2 - Đội
xây dựng công trình số 1 kế toán lập bảng tổng hợp tiền lương.
Đơn giá tiền công của công nhân lao động trực tiếp được tính như sau:
Căn cứ vào biên bản nghiệm thu và phần phê duyệt giá trị tiền lương
thanh toán cho đội là 91.000.000đ. Tổ trưởng xác định tổng quỹ lương tháng
của tổ và trích 32% tiền lương. Đây là phần quỹ để sử dụng mua sắm bảo hộ
lao động, làm mức lương phụ cấp…
Tổng quỹ lương tháng của tổ được xác định là:
91.000.000 x (100% - 32%)=61.880.000đ/tháng
Công nhân tổ thi công số 2 được hệ số lương 1,85 theo quy định. Như
vậy đơn giá bình quân mỗi công nhân sẽ được tính là:

Đơn giá bình quân công quy đổi 1CN là
61.880.000/(334 x 1,85) ≈ 100.000đ/công
Tiền lương công nhật của công nhân sẽ được tính:
L
CN
=
Số ngày thực tế làm việc
của công nhân viên
x
Đơn giá bình quân công
quy đổi 1CN
Khi đó trình tự tính lương như sau:
Sinh viên: An Thị Thu
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1) Ông: Phạm Văn Anh
Mức lương cố định= 31 x 8.500 = 263.500đ
Lương công nhật = 31 x 100.000= 3.100.000đ
Do là tổ trưởng nên được hưởng mức lương khác (mức phụ cấp trách
nhiệm ) là 150.000đ
Tổng lương được lĩnh là: 263.500 + 3.100.000 + 150.000 =
3.378.500đ/tháng
2) Ông: Bàng Xuân Huấn
Số ngày có mặt tại hiện trường: 26 ngày. Nhưng số công thực tế làm là
29 công.
Lương cố định của CN: 26 x 8500 = 221.000đ
Lương công nhật 29 x 100.000 = 2.900.000đ
Tổng lương được lĩnh là: 221.000+2.900.000 =3.121 .000đ/tháng
3) Ông: Phạm Văn Nam
Số ngày có mặt tại hiện trường: 30 ngày. Số ngày công thực tế 31 ngày

Lương cố định: 30 x 8500 = 255.000đ
Lương công nhật: 31 x 100000 = 3.100.000đ3.355
Tổng lương được lĩnh là: 255.000 + 3.100.000 = 3.355.000đ/tháng

Do công nhân của đội là công nhân thuê theo hợp đồng. Nên không có
khoản khấu trừ BHXH, BHYT, BHTN. Ở các đội, lương của người lao động
trực tiếp được phân bổ vào chi phí nhân công trực tiếp, lương lao động gián
tiếp được phân bổ vào chi phí sản xuất chung.
Tại các đội sản xuất, bộ phận lái máy đóng vai trò quan trọng . Xong
đối với bộ phận này tiền lương được tính vào chi phí sử dụng máy thi công –
Tài khoản 623. Làm căn cứ để xác định giá thành của công trình.
Sinh viên: An Thị Thu
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 2.1: Bảng chấm công tổ thi công số 2 - Đội xây dựng công trình số 1 tháng 10/2011
Công ty Cổ phần XD – ĐT kinh doanh nhà Hà Nội
Đội XDCT số 1
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 10 năm 2011
Bộ phận: Công nhân trực tiếp – Tổ số 2
ST
T
Họ và tên
Chức
danh
Ngày trong tháng
Tổng
công
Ghi
chú

10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
1 Phạm Văn Anh TT x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 31
2 Hô Xuân Cường CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 31
3 Bàng Xuân Huấn CN x x x x x x x x x x x x 0 x x x x x x x x x x x x x 0 x x x x 29
4 Nguyên Văn Hà CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 31
5 Phạm Văn Nam CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 31
6 Vũ Quốc Long CN x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 31
7 Vũ Đức Hải CN x x x x x x x x x x x x 0 x x x x x x x x x x x x x x x x x x 30
8 Phạm Văn Sỹ CN x x x x x x x x x x x x 0 x x x x x x x x x x x x x x x x x x 30
….
Cộng 334
Sinh viên: An Thị Thu
18
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 2.2: Bảng thanh toán lương tổ thi công số 2 - Đội xây dựng công trình số 1 tháng 10/2011
Công ty Cổ phần XD – ĐT kinh doanh nhà Hà Nội
Đội XDCT số 1
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 10
Bộ phận: CNTT – tổ số 2
STT Họ và tên
Chức
danh
Đơn giá
Ngày công
Lương cố định
Lcđ=Ncht*850
0
Lương công
nhật
Lcn=ĐG*Nc

Lương khác
LK
Tổng lương
Tl=
Lcđ+Lcn+Lk
Ghi chú
Ncht Nc
1 Phạm Văn Anh TT 100.000 31 31 263,500 3.100.000 150.000 3.513.500
2 Hô Xuân Cường CN 100.000 31 31 263,500 3.100.000 3.363.500
3 Bàng Xuân Huấn CN 100.000 26 29 221,000 2.900.000 3.121.000
4 Nguyên Văn Hà CN 100.000 31 31 263,500 3.100.000 3.363.500
5 Phạm Văn Nam CN 100.000 30 31 255,000 3.100.000 3.355.000
6 Vũ Quốc Long CN 100.000 30 31 255,000 3.100.000 3.355.000
7 Nguyễn Văn Trường CN 100.000 31 31 263,500 3.100.000 3.363.500
8 Phạm Trung Thắng CN 100.000 26 28 221,000 2.800.000 3.021.000
9 Nguyễn Mạnh Tuấn CN 100.000 31 31 263,500 3.100.000 3.363.500
10 Vũ Đức Hải CN 100.000 30 30 255,000 3.000.000 3.255.000
11 Phạm Văn Sỹ CN 100.000 30 30 255,000 3.000.000 3.255.000
Cộng 327 334 2,779,500 33.400.000 150.000 36.329.500
Sinh viên: An Thị Thu
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 2.3: Bảng chấm công phòng kế toán tháng 10/2011
Đơn vị: Công ty Cổ phần XD – ĐT kinh doanh nhà Hà Nội
Bộ phận: Phòng kế toán
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 10 năm 2011
ST
T
Họ và tên

Ngày trong tháng
Tổng
công
Ghi
chú
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
1
Vũ Hồng Hoa
x 0 x x x x x x 0 x x x x x x 0 x x x x x x 0 x x x x x x 0 x
26
2
Trần Mai Phương
x 0 x x x x x x 0 x x x x x x 0 x x x x x x 0 x x x x x x 0 x
26
3
Nguyễn Thu Huyền
x 0 x x x x x x 0 0 x x 0 x x 0 x x x x x x 0 x x x 0 x x 0 x
25
4
Trần Thị Vân
x 0 x x x x x x 0 x x x x x x 0 x x x x x x 0 x x x x x x 0 x
26
5
Phạm Thị Trang
x 0 x x x x x x 0 x x x x x x 0 x x x x x x 0 x x x x x x 0 x
26
Cộng
129
Sinh viên: An Thị Thu
20

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 2.4: Bảng thanh toán tiền lương phòng kế toán tháng 10/2011
Đơn vị: Công ty cổ phần XD – ĐT kinh doanh nhà Hà Nội
Bộ phận: Phòng Kế toán
TT Họ Tên
HS
L
Số
công
Lương cơ
bản
Hệ Số
PC
chức
vụ,
trách
nhiệm
Phụ
cấp
Tổng lương
các khoản phải khấu trừ vào
lương
Thực nhận KN
BHXH-
6%
BHYT-
1.5%
BHTN-
1%
1

Vũ Hồng Hoa
4.33 26 3.594.000 0.5 415.000 4.009.000
215.640 53.910 35.940 3.703.500

2
Trần Mai Phương
3.27 26 2.714.000 2.714.000
162.840 40.710 27.140 2.483.000

3
Nguyễn Thu Huyền
2.34 25 1.942.000 1.942.000
116.520 29.130 19.420 1.777.000

4
Trần Thị Vân
2.34 26 1.942.000 1.942.200
116.520 29.130 19.420 1.777.000

5
Phạm Thị Trang
2.65 26 2.199.500 2.199.500
131.970 32.993 21.995 2.013.000

Cộng 12.391.500 415.000 12.806.500 743.490 185.873 123.915 11.753.500
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Sinh viên: An Thị Thu
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp thanh toán lương tháng 10/2011

TT Họ Tên
HS
L
Số
công
Lương cơ
bản
Hệ Số
PC chức
vụ,
trách
nhiệm
Phụ cấp Tổng lương
Các khoản phải khấu trừ vào
lương
Thực nhận
BHXH-
6%
BHYT-
1.5%
BHTN-
1%
Phòng kế toán 12.391.500 415.000 12.806.500 743.490 185.873 123.915 11.753.500
1
Vũ Hồng Hoa
4,33 26 3.594.000 0,5 415.000 4.009.000 215.640 53.910 35.940 3.703.500
……… ……… ……… ………
Phòng tổ chức-
hành chính 15.780.000 664.000 16.444.000 947.000 237.000 158.000 15.102.000
6 Hà Trang 3,27 26 2.714.000 0,3 249.000 2.963.000 163.000 41.000 27.000 2.732.000

……… ……… ……… ……… ………
Đội xây dựng số 1 70.500.000 3.525.000 74.025.000 2.050.000 512.600 341.705 71.120.700
69 Nguyễn Xuân Tuấn 1,65 26 1.369.500 1.369.500 82.170 20.500 13.700 1.253.000
……… ……… ……… ……… ……… ………
Cộng 350.000.000 34.249.500 384.249.500 21.000.000 5.250.000 3.500.000 354.499.500
BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 10/2011
Người lập Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Sinh viên: An Thị Thu
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bảng 2.6. BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Tháng 10 năm 2011
Ghi nơ TK
TK334 phải trả CNV TK338 phải trả phải nộp khác
Lương chính Khoản khác
Cộng có
TK334
KPCĐ
3382
BHXH
3383
BHYT
3384
BHTN
3389
Cộng có
TK338
TK 622 - Chi phí NCTT
185.000.000 9.545.000 194.545.000 3.700.000 29.600.000 5.550.000 1.850.000 40.700.000

Tk 623 - Chi phí sử dụng
máy thi công
92.340.000 4.364.000 96.704.000 1.847.000 14.774.000 2.770.000 923.000 20.314.000
TK 627 - Chi phí SXC
30.660.000 4.890.500 35.550.500 613.000 4.906.000 920.000 307.000 6.746.000
TK 642 - Chi phí quản lý
42.000.000 15.450.000 57.450.000 840.000 6.720.000 1.260.000 420.000 9.240.000
TK 334 - Phải trả CNV


21.000.000 5.250.000 3.500.000 29.750.000
TK 3383 - BHXH 5.900.600 5.900.600
Tổng
350.000.000 40.150.000 390.150.000 7.000.000 77.000.000 15.750.000 7.000.000 106.750.000

Sinh viên: An Thị Thu
Ghi có TK
23
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Căn cứ vào “Bảng thanh toán tiền lương” của từng bộ phận để chi
trả, thanh toán tiền lương cho công nhân viên, đồng thời tổng hợp tiền lương
phải trả trong kỳ, tính toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy
định, lập “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”. Số liệu của “Bảng phân bổ
tiền lương và BHXH” là cơ sở để kế toán ghi sổ kế toán có liên quan.
Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc về lao động tiền lương
đã được phòng tổ chức - hành chính kiểm tra để ghi sổ, trước hết ghi nghiệp
vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ
Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái các tài khoản 334. Cuối tháng, cộng số liệu
trên Sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh.

Kế toán thường hạch toán các nghiệp vụ kinh tế về tiền lương như sau:
Nghiệp vụ 1: Hàng tháng căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương và các
chứng từ liên quan khác kế toán tổng hợp số tiền lương phải trả công nhân
viên và phân bổ vào chhi phí sản xuất kinh doanh theo từng bộ phận sử dụng
lao động, kế toán ghi:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623: Chi phí máy thi công
Nợ TK 627: Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334: Phải trả người lao động
Nghiệp vụ 2: Tính tiền BHXH (ốm đau, thai sản, tai nạn…) phải trả cho
công nhân viên, ghi:
Nợ TK 338(3): Bảo hiểm xã hội
Có TK 334: Phải trả người lao động
Nghiệp vụ 3: Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên (tạm ứng
thừa, khoản bồi thường vật chất theo quyết định xử lý, BHXH, BHYT, BHTN
Sinh viên: An Thị Thu
24
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
khấu trừ lương công nhân viên, thuế thu nhập cá nhân phải nộp Nhà nước)
ghi:
Nợ TK 334: Phải trả người lao động
Có TK 141: Khấu trừ khoản tạm ứng thừa
Có TK 138(8): Trừ khoản bồi thương vật chất
Có TK 338(3, 4, 9): Khấu trừ BHXH, BHYT, BHTN
Có TK 333(8): Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân
Nghiệp vụ 4: Khi ứng trước, thực trả hoặc thanh toán tiền lương và các
khoản khác cho công nhân viên và các đối tượng khác trong doanh nghiệp,
ghi:
Nợ TK 334: Phải trả người lao động

Có TK 111, 112
Nghiệp vụ 5: Phản ánh số tiền lương của người lao động chưa lĩnh cuối
tháng, ghi:
Nợ TK 334: Phải trả người lao động
Có TK 338(8): Phải trả, phải nộp khác
Sinh viên: An Thị Thu
25

×