Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công Nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.09 KB, 68 trang )

Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây phát triển theo hướng
mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế do vậy tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
cũng ngày càng tăng. Doanh nghiệp muốn tồn tại, vươn lên và khẳng định vị
trí của mình cần phải năng động trong tổ chức quản lý, điều hành tổ hoạt động
kinh doanh không chỉ sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mà
sản phẩm đó còn phải có giá thành hạ. Do đó các doanh nghiệp đều hướng tới
mục tiêu giảm thiểu chi phí từ đó hạ giá thành sản phẩm song vẫn đảm bảo
yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
Ngành xây dựng trong điều kiện phát triển hiện nay ngày càng giữ vai
trò quan trọng trong quá trình tạo ra của cải vật chất trong nền kinh tế quốc
dân. Sản phẩm trong ngành xây dựng góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng
cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế. Ngoài ra, xây dựng cơ bản còn là
ngành có vốn đầu tư lớn và đang ngày một tăng mạnh trong thời gian gần đây
do đó công tác hạch toán chi phí và quản lý vốn đầu tư ngày càng trở nên mối
quan tâm lớn trong các doanh nghiệp xây lắp nhằm khắc phục tình trạng lãng
phí thất thoát vốn. Vì vậy, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
trong doanh nghiệp xây lắp ngày càng cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Các doanh nghiệp bằng cách sử dụng tiết kiệm các yếu tố đầu vào, biết
tận dụng và kết hợp các nguồn lực sản xuất một cách tối ưu, có thể kiểm soát
quản lý các yếu tố, các khoản mục chi phí giá thành của từng công trình, theo
từng giai đoạn, từ đó đối chiếu, so sánh với số dự toán để tìm ra nguyên nhân
chênh lệch, và kịp thời ra quyết định hợp lý nhằm điều chỉnh hoạt động sản
xuất kinh doanh theo mục tiêu đề ra.
Nhận thức được vai trò quan trọng của việc hạch toán chi phí và tính
giá thành sản phẩm xây lắp trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xây
dựng Công Nghiệp em đã chọn đề tài “ Công tác kế toán chi phí và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công Nghiệp ‘’ làm đề tài
cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20


1
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
Chuyên đề của gồm những phần sau:
Chương 1: Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công
ty Cổ Phần Xây Dựng Công Nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công Nghiệp.
Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xây dựng Công Nghiệp.
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
2
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
PHẦN I:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Xây
Dựng Công Nghiệp
Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp là một doanh nghiệp Nhà nước,
trực thuộc Sở xây dựng Hà Nội. Trụ sở chính đặt tại số 166 phố Hồng Mai,
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Năm 1970, Công ty xây dựng số 2 và công ty xây dựng số 5 được thành
lập theo quyết định số 25 UB/XDCN của Ủy ban hành chính Hà Nội. Năm
1972, hai công ty trên đã sát nhập với công trường 108 và một bộ phận của
công trường 5 thuộc công ty 104 thành lập nên công ty xây lắp công nghiệp
theo quyết định số 127/TCCQ ngày 21 tháng 1 năm 1972 của Ủy ban hành
chính Hà Nội. Để hoạt động hiệu quả hơn, tháng 10 năm 1972, công ty xây lắp
công nghiệp đã tách bộ phận lắp máy và điện nước ra để thành lập thành công
ty điện nước lắp máy và chính thức đổi tên là công ty xây dựng công nghiệp
theo quyết định số 1016/QĐ-TCCQ vào ngày 28 tháng 10 năm 1972 của Ủy
ban hành chính thành phố Hà Nội.

Ngày 02 tháng 08 năm 2007, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định
số 3081/QĐ-UBND về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước là Công ty xây
dựng công nghiệp thành Công ty Cổ phần xây dựng công nghiệp.
Sau một thời gian dài thành lập và hoạt động, công ty đã đạt được những
thành tựu to lớn, thể hiện ở bảng số liệu sau:
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1) Vốn chủ sở hữu đồng 18.566.692.648 41.366.359.500 57.150.944.910
2) Doanh thu đồng 219.851.275.345 39.622.133.629 145.604.836.187
3) Lợi nhuận trước
thuế
đồng
19.442.076.341 5.385.525.584 14.794.768.879
4) Thuế thu nhập phải
nộp
đồng
5.443.781.375 1.507.947.164 4.142.535.284
5) Tiền lương bình đồng 1.500.000 1.850.000 2.100.000
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
3
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
quân/người
6) Chất lượng sản
phẩm
Đăng ký thực hiện
ISO – 9000
Đạt HCV Được cấp giấy
chứng nhận
ISO- 9000
Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng: Vốn chủ sở hữu của công ty qua các
năm đã tăng lên rõ rệt, năm 2007 tăng gấp hơn 2,2 lần so với năm 2006. Năm

2008 vốn chủ sở hữu tăng thêm 38,12% so với năm 2007.
Doanh thu của công ty trong giai đoạn 2006-2008 biến động thất
thường, năm 2006 công ty hoạt động hiệu quả, đạt được doanh thu rất lớn, đạt
219,85 tỷ đồng. Năm 2007 hoạt động của công ty giảm sút hẳn, công ty chỉ
đạt được doanh thu 39,62 tỷ, giảm 5,6 lần so với doanh thu đạt được của năm
2006. Năm 2008, doanh thu của công ty lại tăng lên đạt 145,6 tỷ đồng, tăng
gấp 3,7 lần so với năm 2007.
Lợi nhuận trước thuế của công ty và thuế thu nhập phải nộp vì thế cũng
biến động thất thường. Năm 2006, công ty đạt được doanh thu rất lớn nhưng
lợi nhuận thu được lại không nhiều do chi phí bỏ ra quá lớn. Lợi nhuận năm
2006 chỉ đạt 19,44 tỷ đồng. Lợi nhuận năm 2007 là 5,38 tỷ đồng và năm 2008
là 14,79 tỷ đồng. Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2006 là 5,44 tỷ đồng, năm
2007 là 1,5 tỷ và năm 2008 là 4,1 tỷ đồng.
Tiền lương bình quân của người lao động cũng có sự cải thiện rõ rệt.
Năm 2006, lương bình quân của người lao động chỉ đạt 1,5 triệu đồng, năm
2007 đã tăng thành 1,85 triệu, tăng 23,33%. Năm 2008 tiền lương bình quân
một lao động đã đạt 2,1 triệu, tăng 13,5% so với năm 2007.
Đến năm 2008, công ty đã được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn
ISO-9000 về chất lượng sản phẩm.
1.2- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
a. Lĩnh vực hoạt động:
Theo giấy phép kinh doanh số 108083 ngày 17 tháng 04 năm 1993 của
trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội và chứng chỉ hành nghề xây dựng số
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
4
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
277/BXD-CSXD ngày 12 tháng 07 năm 1997 do Bộ xây dựng cấp thì lĩnh
vực kinh doanh của công ty bao gồm những hoạt động sau:
- Xây dựng các công trình đặc biệt như chống phóng xạ, chống ăn mòn,
silô, bunke, vỏ mỏng, ống khói, lò hơi, bể ngầm, tháp nước.

- Nhận sản xuất và gia công các loại kết cấu thép, cửa gỗ, vật liệu hoàn
thiện, bêtông cốt thép.
- Cung ứng các loại vật liệu xây dựng, trang trí nội thất.
- Nhận xây dựng cơ sở hạ tầng trong các khu chế xuất, dân cư, các công
trình thủy lợi, giao thông, thể dục thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn trong
và ngoài nước.
- Nhận liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước
để đầu tư xây dựng công trình, làm tổng thầu và giải quyết mọi thủ tục xây
dựng từ A đến Z.
- Cho thuê các loại máy móc, thiết bị cơ giới và phương tiện vận tải.
- Xây dựng, lắp đặt các công trình giao thông, lâm nghiệp, thủy lợi,
thương nghiệp, thể dục thể thao và vui chơi giải trí.
- Kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị và vật tư để phục vụ chuyên
ngành xây dựng
- Tư vấn cho các chủ đầu tư trong và ngoài nước về lập, quản lý và tổ
chức thực hiện dự án.
- Kinh doanh kho bãi (trong phạm vi đất của công ty đang quản lý)
- Đại lý kinh doanh vật liệu xây dựng.
b. Năng lực sản xuất của công ty:
 Năng lực về vốn:
- Tổng vốn chủ sở hữu của công ty tính đến năm 2008 là: 57,151 tỷ
đồng. Trong đó vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh: 26,6 tỷ đồng.
- Năng lực thi công năm: 25.000 – 35.000 m2 sàn
 Năng lực về lao động: tổng số cán bộ công nhân viên là 236 người,
trong đó:
- Trình độ Đại học và cao đẳng là 150 người
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
5
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
- Trình độ trung cấp là 86 người.

Lực lượng công nhân kỹ thuật của công ty rất đa dạng với đủ các ngành
nghề như nề, mộc, sắt, sơn vôi, xe máy, lắp điện nước, trang trí nội thất.
Ngoài ra công ty còn có đội ngũ nhân viên cung ứng, kinh doanh thương mại
có nhiều kinh nghiệm.
c. Tình hình hoạt động của công ty:
Công ty đã hợp tác với nhiều tổ chức khoa học như: Trung tâm kỹ thuật
nền móng – Trường Đại học xây dựng, Viện khoa học xây dựng. Công ty
cũng ký hợp đồng với các nhà khoa học đầu ngành, các công nhân kỹ thuật
lành nghề theo từng công trình, từng dự án cụ thể. Ví dụ như: Công trình Viện
vật lý, dự án Nhà ở cao tầng và dịch vụ số 5 Nguyễn Chí Thanh…
Trong hơn 45 năm qua, Công ty xây dựng công nghiệp đã đóng góp
thành tích của mình bằng những công trình lớn có chất lượng cao, mang lại
hiệu quả kinh tế xã hội to lớn cụ thể như : Lăng Bác, Bưu điện Bờ hồ, Trụ sở
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, nhà thi đấu TDTT Trịnh Hoài Đức, Nhà
máy nước Yên Phụ, nhà máy nước Ngọc Hà, nhà máy nước Mai dịch, chợ
Hôm Đức Viên, chợ Đồng Xuân - Bắc Qua, Viện Tin học, Viện Vật lý, nhà
làm việc của Nhà máy đèn hình ORION – HANEL, nhà máy Sữa Hà Nội, nhà
máy lắp ráp ôtô VIDAMCO, sân vận động Hà Nội và gần đây là Cung thể
thao Quần Ngựa, khu Đô thị mới Trung Yên, Khu di dân N02 Cầu Giấy, trụ
sở tiếp công dân UBND Thành phố 34 Lý Thái Tổ…
Trong những năm gần đây, Công ty đã có những hướng đi mạnh bạo
trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mình như liên doanh với tập đoàn
RƠNÔNG - MALAYSIA để xây dựng Dự án Khu phát triển đồng bộ Nội Bài
– Sóc Sơn, bao gồm Khu công nghiệp Nội bài, Sân golf và khu du lịch. Đến
nay, Công ty đã xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục đầu mối và hạ tầng cở sở
của 50 ha đầu tiên và đã cho thuê được trên 30% diện tích. Ngoài ra, một
hướng sản xuất kinh doanh quan trọng nữa của Công ty là việc lập và thực
hiện các Dự án xây dựng các Khu công nghiệp, khu đô thị mới như: Dự án
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
6

Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
khu đô thị Nam Trần Duy Hưng, khu đô thị Nam Thăng Long, khu đô thị
Trung Yên, khu nhà ở cao tầng số 5 Nguyễn Chí Thanh ….Việc làm này của
Công ty đã tạo được sự ổn định về đời sống và việc làm của người lao động,
góp phần ổn định và phát triển sản xuất, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
với Nhà nước. Đến nay, Công ty đã, đang và sẽ thực hiện nhiều Dự án kinh
doanh Nhà với khoảng 35.000 m2 sàn, góp phần thực hiện chỉ tiêu mà Thành
phố đề ra.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty khái quát ở sơ đồ sau :
SƠ ĐỒ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty


Công ty cổ phần xây dựng công nghiệp có tổ chức bộ máy như sau:
Đứng đầu là giám đốc công ty giữ vai trò lãnh đạo chung toàn doanh
nghiệp, là đại diện hợp pháp cho doanh nghiệp trước pháp luật, đại diện cho
quyền lợi của cán bộ công nhân viên trong công ty. Giám đốc công ty chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giúp việc
giám đốc có 3 phó giám đốc: 1 phó giám đốc phụ trách quản lý kinh doanh, 1
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
7
GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
PHÒNG

KẾ
HOẠCH
TỔNG
HỢP
PHÒNG
KỸ
THUẬT
CHẤT
LƯỢNG
PHÒNG
PHÁT
TRIỂN
ĐẦU TƯ
DỰ ÁN
PHÒNG
KẾ TOÁN
TÀI
CHÍNH
PHÒNG
TỔ CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
LIÊN DOANH
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, 1 phó giám đốc phụ trách riêng về phần liên
doanh (Khu chế xuất Sóc Sơn - Nội Bài)
Công ty gồm có 5 phòng ban:
- Phòng kế hoạch tổng hợp
- Phòng kỹ thuật chất lượng

- Phòng phát triển đầu tư dự án
- Phòng kế toán tài chính
- Phòng tổ chức hành chính
Quyền hạn và nghĩa vụ của từng bộ phận như sau:
 Giám đốc công ty:
- Phụ trách chung, lãnh đạo và điều hành toàn diện mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty và công tác Đảng, đồng thời trực tiếp đề ra chủ
trương để thông qua về các mặt hoạt động của Công ty.
- Quyết định công tác tài chính, tiền tệ, kinh tế tổng hợp, và những vấn
đề lớn đột xuất nhạy cảm thuộc các lĩnh vực kinh tế.
- Lập phương hướng kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ký
kết hợp đồng kinh tế và là chủ đầu tư các dự án.
- Quyết định kết quả hạch toán của các đơn vị trực thuộc và kết quả
hạch toán toàn Công ty.
- Quyết định chế độ quản lý tài sản cố định, mua bán chuyển nhượng
tài sản cố định.
- Báo cáo kết quả SXKD của công ty với các cấp quản lý và nộp ngân
sách theo kế hoạch được giao.
- Trực tiếp phụ trách các Phòng tài vụ, Dự án, xí nghiệp xây dựng 1, xí
nghiệp xây dựng 5, và Liên doanh Khu công nghiệp Nội Bài.
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
8
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
Giám đốc công ty quyết định bổ nhiệm các cán bộ chủ chốt, người
đại diện cho lãnh đạo Công ty để điều phối các hoạt động quản lý chất lượng,
qui định chức năng nhiệm vụ của họ trong cơ cấu tổ chức và hệ thống chất
lượng của Công ty. Để tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng như quản lý chất lượng của công ty đạt hiệu quả cao.
 Phó giám đốc sản xuất:
Phụ trách công tác điều hành sản xuất của Công ty, công tác đoàn thể,

trực tiếp chỉ đạo thực hiện các công tác sau:
- Công tác kỹ thuật, chất lượng, bảo hộ lao động, khoa học kỹ thuật,
công nghệ và môi trường.
- Công tác hợp đồng gia công đặt hàng bán thành phẩm, thuê mượn
thiết bị phục vụ thi công.
- Công tác đấu thầu, chọn thầu, nghiệm thu quyết toán công trình, triển
khai điều hoà thi công và tiến độ thi công các công trình.
- Công tác xây dựng cơ bản nội bộ, công tác tư vấn đầu tư dự án và
tham gia Ban quản lý dự án trực thuộc.
- Công tác đào tạo, huấn luyện, nâng bậc và nâng cao nghiệp vụ cho
cán bộ công nhân viên.
- Được Giám đốc công ty uỷ quyền thay mặt Giám đốc điều hành Công
ty khi Giám đốc công ty đi vắng dài ngày.
- Trực tiếp phụ trách các phòng: phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch tổng
hợp và các đơn vị: xí nghiệp xây dựng 2, 3 và 6, đội TCCG&XD, xưởng mộc.
 Phó giám đốc kinh doanh:
Là thủ trưởng cơ quan văn phòng Công ty, phụ trách các mặt công tác
sau:
- Công tác lao động, tiền lương, đời sống, ký hợp đồng lao động theo
phân cấp được giao, công tác hành chính quản trị.
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
9
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
- Công tác hợp đồng mua, bán, quản lý vật tư, kinh doanh vật liệu xây
dựng, kinh doanh dịch vụ tổng hợp.
- Công tác quản lý các khu nhà tập thể và văn phòng Công ty.
- Trực tiếp phụ trách phòng tổ chức hành chính, và các đơn vị: xí
nghiệp xây dựng 4 và 7, đội Điện nước và văn phòng Công ty.
 Phó giám đốc liên doanh:
* Phụ trách các mặt công tác sau :

- Tiếp nhận và tổng hợp định kỳ những kinh nghiệm quản lý và điều
hành ở khu công nghiệp Nội Bài.
- Tham gia quản lý kinh doanh có hiệu quả tại Khu công nghiệp Nội
Bài.
- Phụ trách những cán bộ của công ty được cử làm việc tại Khu công
nghiệp Nội Bài.
- Phối hợp với Công ty về các dự án đầu tư Liên doanh với nước ngoài.
- Tham gia các dự án đầu tư và xây dựng các khu công nghiệp.
 Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng kế hoạch tổng hợp là phòng chuyên môn có chức năng tham
mưu cho Giám đốc công ty tổ chức triển khai, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về
các công tác : tiếp thị, đấu thầu, giao kết hợp đồng kinh tế, bàn giao, thanh lý
hợp đồng, thu hồi vốn, thanh quyết toán công trình, thực hiện việc quản lý,
thu mua và sử dụng vật tư, chịu sự chỉ đạo trực tiếp theo sự phân công của
Giám đốc công ty.
Căn cứ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty và yêu cầu thị
trường, căn cứ tình hình thực tế, phòng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản
xuất kinh doanh từng tháng, quý, năm và trình Giám đốc công ty duyệt. Đồng
thời kết hợp với các phòng ban khác để đôn đốc các đơn vị tập hợp thực hiện
kế hoạch và chấp hành chế độ báo cáo thống kê theo Pháp lệnh báo cáo thống
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
10
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
kê và báo cáo kịp thời với lãnh đạo Công ty về kết quả sản xuất của các đơn
vị và toàn Công ty trên cơ sở kế hoạch đã xây dựng.
 Phòng kỹ thuật chất lượng
Phòng kỹ thuật chất lượng là một phòng chuyên môn có chức năng
tham mưu cho Giám đốc công ty tổ chức, triển khai, đôn đốc, chỉ đạo và chịu
trách nhiệm về công tác kỹ thuật thi công, chất lượng, tiến độ, sáng kiến cải
tiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư chiều sâu công nghệ mới, an

toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão. Đôn đốc kiểm tra
các đơn vị thi công xây dựng các công trình đảm bảo chất lượng và an toàn
lao động theo đúng qui trình qui phạm kỹ thuật, xây dựng cơ bản của ngành
và của Nhà nước đã ban hành. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó Giám đốc
phụ trách kỹ thuật thi công, an toàn.
Nhiệm vụ của phòng kỹ thuật chất lượng thể hiện ở những điểm sau:
- Giám sát chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn tiến độ thi công các
công trình của toàn Công ty.
- Khảo sát, thiết kế, tính khối lượng sửa chữa nâng cấp các công trình
nội bộ hoặc làm mới các công trình phục vụ thi công một cách hợp lý, thuận
tiện và kinh tế.
- Tham gia nghiên cứu tính toán, thiết lập hồ sơ các công trình đấu,
nhận thầu; đồng thời tham gia lập phương án kỹ thuật và tiến độ thi công,
chọn và bảo vệ phương án tối ưu.
 Phòng phát triển đầu tư dự án
Tham mưu cho Ban Giám đốc công ty trong việc thiết lập và điều hành
các dự án sản xuất kinh doanh, tìm hiểu các đối tác trong và ngoài nước để
xây dựng các dự án hợp tác sản xuất kinh doanh, tìm hiểu các đối tác nước
ngoài để nhận thầu, đấu thầu các công trình và thực hiện các hợp đồng xây
dựng. Đồng thời phòng còn có chức năng theo dõi quản lý kinh doanh xây
dựng các khu nhà bán và cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp của Công ty. Phòng
chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu các công việc, công đoạn trong
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
11
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
việc lập dự án để được phê duyệt, đàm phán, lập hồ sơ để tiến hành tham gia
đấu thầu, nhận thầu và hoàn thành bàn giao, thu hồi vốn, thanh quyết toán các
công trình có đối tác nước ngoài hoặc ký hợp đồng liên doanh; theo dõi quản
lý sự hoạt động hiệu quả của liên doanh cùng các đối tác nước ngoài. Phòng
chịu trách nhiệm và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty.

Đây là một phòng rất quan trọng đảm nhiệm các nhiệm vụ chính sau:
- Thường xuyên tiếp xúc với các cơ quan hữu quan, các nguồn thông
tin tình hình thị trường để phân tích và tiến tới thiết lập các dự án liên doanh
với nước ngoài, hoặc tham gia đấu thầu các công trình có đối tác nước ngoài
phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh và tìm kiếm tạo việc làm của Công
ty.
- Nghiên cứu đầy đủ và chặt chẽ các văn bản Pháp luật của Nhà nước
đã ban hành và thông lệ quốc tế (trực tiếp hoặc liên quan) trong lĩnh vực lập
dự án hợp tác đầu tư, sản xuất kinh doanh đấu thầu, nhận thầu để chủ động
phối hợp với các phòng ban có liên quan soạn thảo các văn bản, hồ sơ, điều
lệ, hợp đồng kinh tế giữa Công ty với các đối tác trong và ngoài nước
- Quản lý và lưu trữ các văn bản, hồ sơ, tài liệu của các phương án hợp
tác đầu tư đã lập, các hợp đồng, dự toán, quyết toán, các thanh lý hợp đồng và
các chứng từ khác có liên quan
- Lập kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn trong lĩnh vực kinh
doanh nhà và các cơ sở kỹ thuật hạ tầng khu công nghiệp; kết hợp, đôn đốc và
kiểm tra các bộ phận chuyên môn, phòng, ban, cá nhân; hoàn thiện và lưu trữ
hồ sơ các cơ sở kho bãi đã được cấp thẩm quyền duyệt và giao sử dụng quản
lý cho Công ty.
 Phòng kế toán tài chính
Tham mưu cho Giám đốc công ty tổ chức lập kế hoạch và triển khai
thực hiện pháp lệnh về kế toán thống kê, các báo cáo và xử lý thông tin để
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
12
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
hạch toán tình hình hoạt động của Công ty; đồng thời kiểm tra, kiểm soát mọi
hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo pháp luật, chịu trách nhiệm và
chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc công ty. Thực hiện và đôn đốc các đơn
vị, cá nhân thực hiện công tác tài chính kế toán thống kê và hạch toán hoạt
động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế đúng với qui chế của

Công ty và các chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước đã đề ra.
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty thực hiện quyền quản lý, sử dụng
vốn, đất đai, tài sản… của công ty, thực hiện công tác góp vốn đầu tư liên
doanh liên kết và hoạt động chuyển nhượng thanh lý, cho thuê, thế chấp, cầm
cố tài sản thuộc quyền quản lý của công ty sao cho hiệu quả và đúng pháp
luật.
- Lập kế hoạch thực hiện, quản lý mọi hoạt động thu, chi phục vụ cho
quá trình hoạt động của Công ty, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước.
- Quản lý và sử dụng vốn, quỹ của Công ty để phục vụ các nhu cầu sử
dụng, phân phối và kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hiệu quả.
- Quản lý và tham mưu với lãnh đạo công ty sử dụng phần lợi nhuận
còn lại sau khi làm đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
- Thực hiện việc trích lập và sử dụng các quỹ của Công ty theo qui định
của Nhà nước, ưu tiên thích đáng đến trích lập và sử dụng quỹ phát triển sản
xuất kinh doanh cho có hiệu quả.
- Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp
thời, đầy đủ các khoản thu chi toàn bộ tài sản và nguồn vốn kinh doanh, phân
tích kết quả sản xuất kinh doanh theo tháng, quí, năm và công trình, tham
mưu với Giám đốc công ty đề ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp cho các
bước thực hiện tiếp theo.
- Tổ chức bảo quản, lưu giữ chứng từ, tài liệu kế toán thống kê theo qui
định của Nhà nước, đồng thời tổ chức phổ biến, hướng dẫn thi hành kịp thời
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
13
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
các chế độ thể lệ tài chính kế toán của Nhà nước, của cấp trên trong toàn
Công ty.
- Tổ chức kiểm kê, xác định kết quả kiểm kê; tham mưu cho lãnh đạo
Công ty và tổ chức xử lý kết quả kiểm kê.
- Nhận lập và gửi đúng hạn báo cáo kế toán thống kê, báo cáo tài chính

của Công ty.
 Phòng tổ chức hành chính
Là phòng chuyên môn tham mưu cho Ban giám đốc công ty về công
tác tổ chức sản xuất, quản lý và sử dụng lao động, thực hiện các chế độ chính
sách đối với người lao động, công tác định mức trả lương sản phẩm, công tác
hành chính, y tế, thanh tra, quân sự, bảo vệ, dịch vụ và thi đua khen thưởng.
- Xây dựng phương án thành lập mới, tách, nhập, giải thể các đơn vị
trực thuộc, các phòng, ban phù hợp với điều kiện của từng giai đoạn sản xuất
của Công ty.
- Xây dựng chức năng nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của các
phòng ban, xây dựng định biên bộ máy cơ quan của Công ty và các đơn vị
trực thuộc.
- Chịu trách nhiệm thực hiện công tác đào tạo, quản lý và sử dụng đội
ngũ lao động, thực hiện đúng các chế độ chính sách với người lao động.
- Xây dựng qui chế, phương án phân phối tiền lương, tiền thưởng nội
bộ nhằm khuyến khích, thu hút lao động giỏi, công nhân lành nghề vào làm
việc tại Công ty.
1.4 - Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty
a.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
14
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
Do đặc điểm sản xuất của Công ty, và đặc biệt thực hiện cơ chế khoán
theo từng bộ phận nên bộ máy kế toán của Công ty cũng phải phù hợp với đặc
điểm đó.
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
a. Kế toán trưởng (trưởng phòng kế toán):
Chịu sự chi phối của Luật kế toán và chịu sự lãnh đạo của người đại
diện theo pháp luật của Công ty
• Chức năng: giúp giám đốc công ty tổ chức thực hiện công tác kế

toán của công ty theo quy định của pháp luật, phù hợp với mô hình
sản xuất của công ty. Giúp giám đốc công ty tổ chức triển khai thực
hiện các quy định của pháp luật về tài chính kế toán, luật quản lý
thuế và các quy định tài chính ghi trong điều lệ của công ty.
• Nhiệm vụ:
- Lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn
- Tổ chức thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo chuẩn mực và
chế độ tài chính kế toán.
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
15
TRƯỞNG PHÒNG
KẾ TOÁN
PHÓ PHÒNG KẾ
TOÁN
Nhân viên
nghiệp vụ
1
Nhân viên
nghiệp vụ
6
Nhân viên
nghiệp vụ
2
Nhân viên
nghiệp vụ
3
Nhân viên
nghiệp vụ
4
Nhân viên

nghiệp vụ
5
KẾ TOÁN CÁC XÍ NGHIỆP
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
- Tổ chức lưu trữ số liệu kế toán và chứng từ kế toán theo quy định
pháp luật.
- Phân tích các số liệu kế toán để đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu
quản lý của doanh nghiệp.
- Tổ chức điều hành bộ máy kế toán để kiểm tra giám sát các khoản thu
chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ, quản lý sử dụng tài sản và
nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp
luật về tài chính kế toán.
- Thực hiện tổ chức kiểm tra kế toán khi có quyết định của giám đốc
công ty
- Lập báo cáo tài chính hàng năm đúng kỳ hạn và thực hiện kiểm toán
báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
Kế toán trưởng phải có trách nhiệm báo cáo trước Đại hội cổ đông về
kết quả hoạt động tài chính năm, báo cáo với giám đốc công ty về kết quả
hoạt động chức năng của phòng kế toán, báo cáo phân tích kết quả hạch toán
từng thời điểm trước cán bộ chủ chốt.
b. Phó phòng kế toán:
• Chức năng
Thực hiện 2 chức năng kế toán là kế toán tài chính và kế toán nội bộ.
• Nhiệm vụ
- Tổ chức theo dõi nội bộ toàn công ty
- Báo cáo kiểm kê vật tư tài sản
- Theo dõi tăng giảm vốn của doanh nghiệp theo danh sách cổ đông -
TK 418, 419
- Cân đối vật tư các kho của TK 152, 153. Theo dõi nợ trong nội bộ
công ty và dự án Trần Duy Hưng.

Ngoài ra phó phòng kế toán còn có trách nhiệm báo cáo tổng hợp kết
quả hạch toán từng công trình từng xí nghiệp và toàn công ty cho lãnh đạo
Công ty.
c. Nhân viên nghiệp vụ 1:
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
16
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
Thực hiện 2 chức năng: Kế toán tài chính và kế toán nội bộ (quản trị
doanh nghiệp)
• Nhiệm vụ:
- Theo dõi lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,
trợ cấp BHXH thay lương, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, phân bổ
lương thưởng cho các đối tượng.
- Theo dõi các TK 211,212,213,214, 338, 334
- Kiểm tra việc trợ cấp BHXH thay lương của các đơn vị và quyết
toán với cơ quan bảo hiểm, tổng hợp quỹ lương và lương dự
phòng…
- Chịu trách nhiệm báo cáo cho trưởng phòng ghi nhận kết quả công
việc phụ trách và những vướng mắc liên quan đến nghiệp vụ, kiến
nghị và đề xuất những biện pháp kịp thời để hoàn thành nhiệm vụ đã
phân công.
- Báo cáo kết quả kiểm kê TSCĐ theo định kỳ.
- Lập báo cáo kế toán định kỳ, đúng hạn theo quy định của
nhà nước.
d. Nhân viên nghiệp vụ 2:
Thực hiện 2 chức năng: Kế toán tài chính và kế toán nội bộ (quản trị
doanh nghiệp)
• Nhiệm vụ:
- Theo dõi xuất vật tư hàng tháng theo từng đối tượng.
- Lập bảng phân bổ toàn công ty.

- Lập báo cáo kết quả kinh doanh cho từng công trình, theo dõi các
TK 621, 622, 623, 627, 632, 642, 641, 811, 154, 142, 242.
- Chịu trách nhiệm báo cáo về việc hoàn thành nhiệm vụ được giao
cho kế toán tổng hợp, báo cáo cho trưởng phòng để xác nhận kết
quả công việc và có những đề xuất để công việc được hoàn thành tốt
hơn.
e. Nhân viên nghiệp vụ 3:
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
17
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
Thực hiện 2 chức năng: Kế toán tài chính và kế toán nội bộ (quản trị
doanh nghiệp)
• Nhiệm vụ:
- Theo dõi công tác thu tiền mặt, tiền gửi.
- Viết séc và theo dõi các hoạt động thu chi và giao dịch tại 6 ngân
hàng.
- Theo dõi quỹ tiền mặt, theo dõi các khoản vay.
- Mở các tài khoản bảo lãnh theo dõi các TK 111, 112, 144, 311, 244,
288.
- Nộp kịp thời các kết quả nghiệp vụ được phân công cho kế toán
tổng hợp.
- Báo cáo cho trưởng phòng để xác nhận kết quả công việc được phân
công hoặc để xuất kiến nghị phục vụ cho công việc hoàn thành tốt
hơn.
- Báo cáo cho cơ quan chức năng theo nhiệm vụ được phân công.
f. Nhân viên nghiệp vụ 4:
Thực hiện 2 chức năng: Kế toán tài chính và kế toán nội bộ (quản trị
doanh nghiệp).
• Nhiệm vụ:
- Theo dõi doanh thu toàn công ty.

- Viết hóa đơn bán hàng.
- Theo dõi công nợ với các chủ đầu tư.
- Chịu trách nhiệm thu hồi nợ phải thu theo từng hợp đồng.
- Khai và theo dõi thuế VAT.
- Khai thuế và quyết toán thuế hàng tháng, hàng năm. Theo dõi các
TK 131, 133, 511, 711, 515, 3387.
- Theo dõi thuế đầu vào của từng công trình để tạm ứng cho các xí
nghiệp khi thanh toán tiền các công trình.
- Nộp báo cáo kết quả các nghiệp vụ được phân công cho kế toán
tổng hợp.
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
18
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
- Nộp báo cáo kiểm kê theo định kỳ hoặc đột xuất về công nợ phải
thu của người mua và dịch vụ khác.
- Báo cáo cho trưởng phòng ghi nhận và xử lý những vướng mắc
hoặc kiến nghị, đề xuất việc cần phải giải quyết liên quan đến công
việc được phân công.
- Báo cáo cho cơ quan chức năng theo nhiệm vụ được phân công.
g. Nhân viên nghiệp vụ 5:
Thực hiện 2 chức năng: Kế toán tài chính và kế toán nội bộ (quản trị
doanh nghiệp)
• Nhiệm vụ:
- Theo dõi mua vật tư hàng hóa, tạm ứng, nợ phải thu, quản lý các
hợp đồng mua bán.
- Theo dõi nợ với người bán hàng, nợ tạm ứng.
- Cân đối nợ phải thu phải trả trên các TK 331, 141.
- Nộp báo cáo kết quả các nghiệp vụ được phân công cho kế toán
tổng hợp.
- Nộp báo cáo kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất về công nợ phải thu của

người mua và dịch vụ khác.
- Báo cáo cho trưởng phòng ghi nhận và xử lý những vướng mắc
hoặc kiến nghị, đề xuất việc cần giải quyết liên quan đến công việc
được phân công.
- Báo cáo cho cơ quan chức năng theo nhiệm vụ được phân công.
h. Nhân viên nghiệp vụ 6:
Thực hiện 2 chức năng: Kế toán tài chính và kế toán nội bộ (quản trị
doanh nghiệp)
• Nhiệm vụ:
- Thủ quỹ và quản lý kho lưu trữ, đòi nợ khách hàng.
- Thực hiện việc kiểm tra thủ tục thu tiền, chi tiền có hợp lệ không
trước khi nhập tiền và xuất tiền.
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
19
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
- Thực hiện báo cáo tồn quỹ và phát sinh theo từng thời điểm và kiểm
kê quỹ theo định kỳ.
- Báo cáo kịp thời cho trưởng phòng ghi nhận và xử lý vướng mắc,
phát hiện sai sót trong quá trình thu, chi và kết quả nghiệp vụ kế
toán.
- Các kế toán đội ( Xí nghiệp): Có nhiệm vụ tập hợp các chi phi phát
sinh và theo công đoạn đảm nhận và theo các công trình, hạnh mục công
trình mà đội quản lý sao cho chi phí của các công trình, hạnh mục công trình
không được vượt quá giá khoán.
Cuối kỳ, kế toán đội thực hiện thanh toán bù trừ với Công ty về các
khoản phải trả, phải thu với kế toán Công ty.
b. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty áp dụng
hình thức chứng từ ghi sổ.
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ giúp cho công ty theo dõi được kịp

thời toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, đảm bảo số liệu đầy đủ.
Ở các đội do hạch toán phụ thuộc nên không tổ chức ghi chép trên sổ
sách kế toán mà chủ yếu phản ánh trên chứng từ gốc và các bảng kê như:
Giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi, phiếu xuất kho, bảng kê thanh toán chi phí
bằng tiền...
Ở phòng tài chính kế toán có các chứng từ bảng kê như : bảng phân bổ
vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội,
bảng trích khấu hao tài sản cố định...; Các loại sổ sách ghi chép bao gồm : sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản
621,622,623,627,154. Trong đó, sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 623,627,154
được mở theo từng tiểu khoản. Các sổ chi tiết và sổ cái được mở theo từng
quý. Cuối mỗi quý, từ các sổ chi tiết chi phí sản xuất, kế toán tiến hành kết
chuyển sang sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được chi tiết theo
từng khoản mục chi phí, làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp
hoàn thành trong quý.
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
20
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
Quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công
ty Cổ Phần Xây Dự Công Nghiệp được quát bằng sơ đồ sau :
sơ đồ 1.3
Quy trình ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công Nghiệp

Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau:
Hàng tháng, căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các bộ phận

kế toán đội (Xí nghiệp) tiến hành phản ánh vào các chứng từ như : phiếu chi,
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
21
Phiếu chi, Phiếu xuất kho
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Sổ, thẻ kế
toán chi
tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tính
giá thành
sản phẩm

Sổ Cái
TK 621, 622, 623, 627,
154
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
phiếu xuất kho, bảng chấm công,… Định kỳ bộ phận kế toán đội ( Xí nghiệp )
giao nộp về phòng tài chính kế toán công ty toàn bộ số chứng từ này.
Tại phòng tài chính kế toán công ty, kế toán căn cứ vào số chứng từ
gốc đó để lập các bảng kê, bảng phân bổ như : Bảng kê vật tư xuất kho, tờ kê

thanh toán chi phí, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảng trích
khấu hao tài sản cố định rồi tiến hành ghi sổ kế toán chi tiết chi phí sản xuất
cho từng tài khoản 621,622,623,627,154. Sau đó toàn bộ chứng từ này được
chuyển cho kế toán phụ trách những tài khoản được giao để vào chứng từ ghi
sổ và sổ cái các tài khoản.
* Hệ thống báo cáo kế toán sử dụng tại doanh nghịêp:
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Bảng cân đối tài khoản.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Tình hình nghĩa vụ thực hiện đối với Nhà nước
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
22
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
PHẦN II:
THỰC TRẠNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP
2.1 Đặc điểm tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty
Cũng như các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm khác việc đầu
tiên và cấp thiết của công tác kế toán tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng Công
Nghiệp là xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Do đặc điểm sản phẩm
của xây lắp là mang tính chất đơn chiếc nên đối tượng hạch toán chi phí sản
xuất thường là theo đơn đặt hàng hay cũng có thể là một công trình hay nhóm
công trình. Vì thế công ty quản lý hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất
theo các yếu tố từ khâu đầu vào của quá trình sản xuất kết hợp, tập hợp chi
phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản xuất. Mỗi công trình,
hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành đều được mở sổ chi
tiết để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh cho công trình, hạng mục công trình
đó, đối với các chi phí không thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình vì liên
quan đến nhiều dự toán chịu chi phí thì sẽ được tập hợp riêng sau đó phân bổ

theo tiêu thức hợp lý cho từng công trình (Thông thường Công ty sử dụng
phương pháp phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp).
Các khoản mục chi phí mà Công ty phải bỏ ra gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sử dụng máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung.
Tập
hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng có tác dụng phục vụ tốt cho việc
tăng cường quản lý sản xuất và chi phí sản xuất cho hạch toán kinh tế nội bộ
và hạch toán kế toán kinh tế doanh nghiệp phục vụ tốt cho công tác tính giá
thành sản phẩm được kịp thời và chính xác.
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
23
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
* Đối tượng tính giá thành.
Do đặc điểm của công ty là doanh nghiệp xây lắp, sản phẩm làm ra có
tính chất đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành là một công trình, hạng mục
công trình
2.2. Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty Cổ phần Xây dựng Công
Nghiệp
2.2.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
là các chi phí về nguyên vật liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoat động xây
lắp hay sử dụng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ của doanh
nghiệp xây lắp. Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố rất quan trọng
trong các yếu tố chi phí của các doanh nghiệp sản xuất đặc biệt là doanh
nghiệp xây dựng nó thường chiếm tới 70% giá trị công trình vì vậy mà việc
tìm kiếm các biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trở nên rất quan
trọng trong các biện pháp nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm chi phí nguyên

vật liệu trực tiếp vào các đối tượng là các công trình. Trong đó chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp trong sản xuất xây lắp gồm:
- Nguyên vật liệu chính: Nguyên liệu, vật liệu (Xi măng, cát, sỏi,
gạch, đá, thép...), nửa thành phẩm mua ngoài, vật kết cấu (bê tông
đúc sẵnb, panen…).
- Nguyên vật liệu phụ: Sơn, bột màu, đinh, dây buộc, bột đá....
- Nhiên liệu: Xăng, dầu, than củi …
- Phụ tùng thay thế.
Chi phí nguyên vật liệu phải tính theo đơn giá thực tế khi xuất sử
dụng. Vì doanh nghiệp xây lắp sản xuất ra những sản phẩm đơn chiếc, không
có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, các nguyên vật liệu được xuất dùng
trực tiếp cho công trình khi mua về xuất thẳng vào công trình. Vì thế giá
thành thực tế của nguyên vật liệu được xác định theo phương pháp thực tế
đích danh và đối với nguyên vật liệu chính kế toán áp dụng phương pháp ghi
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
24
Chuyên đề thực tập Khoa Kế toán
trực tiếp vì nó có quan hệ trực tiếp với từng đối tượng chi phí riêng biệt. Còn
đối với nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế thì được ghi theo
phương pháp ghi gián tiếp.
Để theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu kế toán thực hiện theo
sơ đồ sau:
: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu
: Hàng quý
Hàng ngày nhận được chứng từ gốc, kế toán vào bảng kê và sổ chi tiết
từng thứ, từng loại sau đó đối chiếu với nhau và đến cuối quý kế toán tiến
hành vào bảng phân bổ để tính giá thành. Công việc của kế toán nguyên vật
liệu là phản ánh đầy đủ, chính xác số lượng, giá trị thực nhập và thực xuất
thông qua hoá đơn, chứng từ nhập xuất và thực hiện theo đúng mẫu bảng quy

định. Phiếu nhập xuất được thể hiện qua bảng sau:
Sinh viên: Vũ Thị Quyên Lớp: Kế toán K20
25
Bảng phân
bổ
Bảng kê nhập,
xuất
Chứng từ
nhập, xuất
Sổ chi tiết
từng loại

×