Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu nhu cầu đọc và thỏa mãn nhu cầu bạn đọc tại thư viện đại học hùng vương phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 84 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
*********





PHẠM THỊ ÁNH TUYẾT




NGHIÊN CỨU NHU CẦU ĐỌC
VÀ THỎA MÃN NHU CẦU BẠN ĐỌC TẠI
THƢ VIỆN ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG PHÚ THỌ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Khoa học Thƣ viện

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN VIẾT





HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN



Tôi tên là: Phạm Thị Ánh Tuyết
Sinh viên lớp: K37 Khoa học Thƣ viện, khoa Công nghệ Thông tin,
Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2.
Tôi xin cam đoan:
1. Đề tài “Nghiên cứu nhu cầu đọc và thỏa mãn nhu cầu bạn đọc tại
Thư viện Đại học Hùng Vương Phú Thọ” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Lê Văn Viết và tham khảo một số tài liệu khác.
2. Khóa luận hoàn toàn không sao chép từ các tài liệu có sẵn nào.
3. Kết quả nghiên cứu không trùng với tác giả khác.
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2015
Ngƣời cam đoan


Phạm Thị Ánh Tuyết







LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Công
nghệ Thông tin trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 – Những ngƣời đã tận tình
dạy bảo truyền đạt cho chúng tôi những kiến thức khoa học quý báu trong suốt
quá trình học tập.

Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Văn Viết- Ngƣời thầy đã
trực tiếp tận tụy hƣớng dẫn tôi để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và đồng nghiệp
trong Trung tâm Thông tin- Tƣ liệu- Thƣ viện Đại học Hùng Vƣơng đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho phép tôi đƣợc tham dự lớp Khoa học Thƣ viện K37 này.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thiết đã chia sẻ, động viên và khuyến
khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhƣng khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi rất mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và bạn bè để khóa
luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!




Tác giả


PHẠM THỊ ÁNH TUYẾT
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
TỪ VIẾT TẮT
GIẢI NGHĨA
1
CSDL
Cơ sở dữ liệu
2
CSVC
Cơ sở vật chất

3
CNTT
Công nghệ thông tin
4
DVTTTV
Dịch vụ thông tin thƣ viện
5
ĐHHV
Đại học Hùng Vƣơng
6
NCĐ
Nhu cầu đọc
7
NDT
Ngƣời dùng tin
8
OPAC
Online Public Access Catalog
9
TVĐHHV
Thƣ viện Đại học Hùng
10
TV
Thƣ viện
11
VTL
Vốn tài liệu














DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT
TÊN BẢNG BIỂU
TRANG
1
Bảng 1. Loại nhình tài liệu NDT sử dụng
17
2
Bảng 2.Thống kê nguồn tài nguyên số
26
3
Bảng 3. Tổng số tài liệu của Trung tâm

4
Bảng 4. Thực trạng mức độ sử dụng tài liệu của TV

5
Bảng 5. Đánh ía chung của Bạn đọc về thực trạng tài liệu tại TV


6
Bảng 6. Đánh giá của Bạn đọc về Sp&DVTT tạị TVĐHHV

7

Bảng 7. Đánh giá của Bạn đọc về tinh thần, thái độ phục vụ của
CBTV

8
Bảng 8. Đánh giá của Bạn đọc về CSVC, trang thiết bị


MỤC LỤC

Mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 4
6. Bố cục khóa luận 4
NỘI DUNG 5
CHƢƠNG 1 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NHU CẦU ĐỌC 5
VÀ THỎA MÃN NHU CẦU ĐỌC CỦA BẠN ĐỌC TẠI 5
THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG 5
1.1 Cơ sở lí luận về nhu cầu đọc tại thƣ viện Đại học Hùng Vƣơng 5
1.1.1 Khái niệm về nhu cầu 5
1.1.2 Khái niệm về nhu cầu đọc 5
1.1.3 Vai trò của việc nghiên cứu nhu cầu đọc trong Thƣ viện 6

1.1.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu đọc 6
1.2 Khái quát về Thƣ viện Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng 8
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 8
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ 9
1.2.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 10
1.2.4 Cơ sở vật chất và kỹ thuật 11
1.2.5 Đặc điểm bạn đọc và nhu cầu đọc và những yếu tố ảnh hƣởng đến nhu
cầu đọc của bạn đọc Thƣ viện Đại học Hùng Vƣơng 11
CHƢƠNG 2 18
THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐỌC 18
CỦA THƢ VIỆN ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG 18
2.1 Các dịch vụ cung cấp thông tin 18
2.2 Mức độ đáp ứng tìm tin, tra cứu thông tin 20
2.2.1 Ứng dụng CNTT trong thƣ viện 20
2.2.2 Xây dựng và phát triển bộ sƣu tập tài liệu số bằng phần mềm Greestone . 24
2.2.3 Tạo lập các sản phẩm và dịch vụ thông tin 25
2.2.4 Tự động hóa công tác văn phòng 26
2.3 Mức độ đáp ứng nhu cầu đọc tại thƣ viện Đại học Hùng Vƣơng 26
2.3.1 Mức độ đáp ứng từ nguồn lực thông tin 26
2.3.2 Mức độ đáp ứng từ sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện 31
2.3.3.Mức độ đáp ứng từ nguồn nhân lực 40
2.3.4.Mức độ đáp ứng từ cơ sở vật chất, trang thiết bị 43
2.4. Thuận lợi và khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu đọc của bạn đọc tại TV
ĐHHV 44
2.4.1. Thuận lợi 44
2.4.2 Khó khăn 46
CHƢƠNG 3 47
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THỎA MÃN NHU CẦU ĐỌC 47
CỦA BẠN ĐỌC TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN- TƢ LIỆU- THƢ VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG 47

3.1 Tăng cƣờng vốn tài liệu phù hợp với nhu cầu đọc của bạn đọc 47
3.1.1 Xây dựng chính sách phát triển vốn tài liệu hợp lý 47
3.1.2 Chú trọng phát triển vốn tài liệu 47
3.1.3 Tăng cƣờng chia sẻ vốn tài liệu 48
3.2 Hoàn thiện nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện 49
3.2.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng các sản phẩm thông tin - thƣ viện 49
3.2.2 Hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ thông tin - thƣ viện hiện có50
3.2.3 Xây dựng các sản phẩm và dich vụ thông tin mới 52
3.3 Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và phát huy yếu tố con ngƣời trong hoạt động
TTTV 56
3.3.1 Đẩy mạnh ứng dụng CNTT 56
3.3.2 Phát huy yếu tố con ngƣời trong hoạt động Thƣ viện 58
3.4 Phát triển nhu cầu đọc của bạn đọc 59
3.4.1 Đào tạo NDT 59
3.4.2 Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, học tập trong nhà trƣờng 60
3.4.3 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học 61
3.4.4 Đẩy mạnh marketing cho Thƣ viện 61
KẾT LUẬN 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65





1
Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nƣớc ta đang trên đà chuyển mình hội nhập quốc tế, “nhân tài” là yếu
tố sống còn của một xã hội văn minh. Vì vậy, đại hội Đảng lần thứ XI về giáo

dục đã khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo
hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới
cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản
lý là then chốt. Tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo coi trọng giáo
dục đạo đức, lối sống năng lực sáng tạo, khả năng thực hành, khả năng lập
nghiệp….Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp dạy và
học…”. Nhiệm vụ cao cả nhƣng khó khăn của đất nƣớc đang đặt lên vai những
nhà giáo dục, làm thế nào để nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo? . Ngoài hai
nhân tố chính là ngƣời dạy và ngƣời học còn các yếu tố không thể bỏ qua là
chƣơng trình đào tạo, giáo trình đào tạo, phƣơng pháp đào tạo…Cũng ảnh
hƣởng đến chất lƣợng đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định
43/2007/QĐ-BGD & ĐT về “ quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính
quy theo hệ thống tín chỉ”. Từ quyết định này đã thay đổi cách dạy và học
“truyền thống”, ngƣời thầy là trung tâm, ngƣời học tiếp thu kiến thức một cách
thụ động. Sang một hình thức “tiên tiến” hơn, ở đây ngƣời học là trung tâm họ
đƣợc phát huy tính năng động sáng tạo, và giáo trình, tài liệu tham khảo chính là
công cụ đắc lực giúp họ học tập suốt quá trình, ngƣời thầy chỉ đóng vai trò
hƣớng dẫn, khơi gợi sự tìm tòi nghiên cứu của ngƣời học.
Đổi mới trong giáo dục đã tác động rất lớn đến hoạt động của hệ thống
Thƣ viện- Nơi cung cấp tài liệu hỗ trợ cho việc học tập, nghiên cứu của mọi
ngƣời, đặc biệt là các thƣ viện đa ngành chuyên nghành trong các trƣờng Đại
học Cao đẳng của cả nƣớc. Thƣ viện nói chung đang ngày càng đóng góp vai trò
quan trọng trong xã hội ngày nay, và nó cũng đƣợc coi là đền đài của sự văn hóa
và uyên thâm. Từ xuất phát điểm coi Thƣ viện là nơi thực hiện công việc lƣu trữ

2
và bảo quản, sau đó Thƣ viện đã chú trọng đến việc ngƣời xem, ngƣời sử dụng
là trung tâm với nhu cầu chủ yếu là trao đổi thông tin, Thƣ viện giờ đây đã trở
thành cầu nối giữa NDT (Bạn đọc) với kho tàng tri thức vô tận của nhân loại.
Cũng nhƣ các thƣ viện khác trong hệ thống thƣ viện của các trƣờng Đại học,

Thƣ viện Đại học Hùng Vƣơng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hƣởng đến chất lƣợng dạy và học của nhà trƣờng. Là một đơn vị thuộc trƣờng
Đại học Hùng Vƣơng, Trung tâm Thông tin – Tƣ liệu- Thƣ viện trƣờng Đại học
Hùng Vƣơng luôn song hành cùng mọi bƣớc đi của nhà trƣờng, thực hiện nhiệm
vụ cung cấp tài liệu cho những ngƣời làm công tác quản lý, nghiên cứu, giảng
dạy, học tập tại trƣờng có nhu cầu tìm đọc tài liệu. Nhu cầu đọc của NDT chi
phối và định hƣớng thành phần VTL, loại hình tài liệu, phƣơng thức phục vụ…
Của Thƣ viện. Vì vậy, việc tìm hiểu nhu cầu đọc của bạn đọc Thƣ viện Đại học
Hùng để đƣa ra các giải pháp, định hƣớng thích hợp, cần thiết cho hoạt động của
Thƣ viện Đại học Hùng là một vấn đề quan trọng góp phần thực hiện thành
công mục tiêu chung của nhà trƣờng: “ Xây dựng nhà trƣờng thành trung tâm
giáo dục, văn hóa, và khoa học của tỉnh, là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất
lƣợng cao cho tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nƣớc”. Và thực hiện mục tiêu riêng của Thƣ
viện là nâng cao chất lƣợng phục vụ bạn đọc, đảm bảo Thƣ viện trở thành một
môi trƣờng thân thiện hỗ trợ đắc lực cho cán bộ quản lý, giảng viên hoàn thành
tốt công việc, là giảng đƣờng thứ 2 phù hợp cho nhu cầu tự học với hình thức
đào tạo theo tín chỉ của sinh viên, đây vừa là mục tiêu cũng chính là yêu cầu đặt
ra đối với Thƣ viện Đại học Hùng
Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Nghiên cứu nhu cầu đọc
và thỏa mãn nhu cầu bạn đọc tại Thư viện Đại học Hùng Vương Phú Thọ”
làm đề tài khóa luận chuyên nghành Khoa học Thƣ viện của mình. Đề tài mang
ý nghĩa thực tế cao và khá cần thiết trong khi cả thế giới đang chú trọng phát
triển ngành Thông tin Thƣ viện. Ngay tại trƣờng nói riêng cũng nhƣ hệ thống
các trƣờng Đại học trên địa bàn cả nƣớc nói chung đều khuyến khích cách học
tƣ duy, tự tìm tòi của sinh viên thì Thƣ viện trở thành môi trƣờng lý tƣởng cho

3
việc học tập và nghiên cứu. Tôi mong muốn vận dụng những kiến thức đã đƣợc
học vào thực tế để nghiên cứu và đề xuất giải pháp thiết thực, khả thi nhằm nâng

cao chất lƣợng phục vụ bạn đọc tại Trung tâm Thông tin- Tƣ liệu- Thƣ viện Đại
học Hùng Vƣơng Phú Thọ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích:
Nghiên cứu thực trạng nhu cầu đọc và khả năng thỏa mãn nhu cầu đọc của
bạn đọc tại Trung tâm TT-TL-TV Đại học Hùng Vƣơng, trên cơ sở đó đề xuất
những giải pháp hợp lý, thiết thực, khả thi nhằm thúc đẩy nhu cầu đọc và nâng
cao chất lƣợng phục vụ làm thỏa mãn nhu cầu bạn đọc tại Thƣ viện, phù hợp với
yêu cầu đào tạo của nhà trƣờng.
Nhiệm vụ:
+ Nghiên cứu lý luận về nhu cầu, nhu cầu đọc của ngƣời dùng tin tại Thƣ
viện ĐHHV
+ Nghiên cứu đặc điểm ngƣời dùng tin
+ Nghiên cứu, khảo sát thực trạng nhu cầu đọc, đánh giá hiệu quả phục vụ và
mức độ đáp ứng nhu cầu đọc tại Thƣ viện Đại học Hùng Vƣơng Phú Thọ.
+ Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ, kích thích và
phát triển nhu cầu đọc tại Thƣ viện Đại học Hùng Vƣơng Phú Thọ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Ngƣời dùng tin tại Thƣ viện ĐHHV
- Phạm vi:
+ Phạm vi không gian: Trƣờng ĐHHV
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2007 đến 2014
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Vận dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các
quan điểm đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển văn
hóa. Phƣơng pháp luận Thƣ viện học và Thông tin học làm cơ sở cho khóa
luận.

4

- Phương pháp cụ thể:
+ Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn.
+ Phƣơng pháp quan sát, khảo sát thực tế.
+ Phƣơng pháp phân tích tổng hợp số liệu.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận:
Đề tài góp phần hoàn thiện về lý luận khoa học thông tin - thƣ viện, trong
đó chú trọng phân tích, đánh giá, hoàn thiện lý luận về công tác bạn đọc
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Kết quả nghiên cứu của khóa luận là những giải pháp thiết thực, cụ thể,
phù hợp với thực tiễn và có khả năng ứng dụng vào hoạt động thông tin – thƣ
viện, đặc biệt là tại Thƣ viện ĐHHV.
+ Nghiên cứu nhu cầu đọc, từ đó có hƣớng điều chỉnh phù hợp với nhu
cầu bạn đọc, góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập
nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, đề tài gồm 3 chƣơng:
- Chương 1: Nhu cầu đọc và tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhu cầu
đọc tại Thư viện Đại học Hùng Vương Phú Thọ.
- Chương 2: Thực trạng nhu cầu đọc và khả năng đáp ứng nhu cầu đọc tại
Thư viện Đại học Hùng Vương Phú Thọ.
- Chương 3: Các giải pháp phát triển nhu cầu đọc tại Thư viện Đại học
Hùng Vương Phú Thọ.







5
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NHU CẦU ĐỌC
VÀ THỎA MÃN NHU CẦU ĐỌC CỦA BẠN ĐỌC TẠI
THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG

1.1 Cơ sở lí luận về nhu cầu đọc tại thƣ viện Đại học Hùng Vƣơng
1.1.1 Khái niệm về nhu cầu
Nhu cầu theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa:
“Nhu cầu là điều đòi hỏi của đời sống tự nhiên và xã hội: nhu cầu về ăn, mặc,
ở, nhu cầu về sách báo; thỏa mãn nhu cầu về vật chất và văn hóa”. Tùy theo
trình độ nhận thức, môi trƣờng sống, đặc điểm tâm sinh lí cá nhân, mọi ngƣời có
những nhu cầu vật chất và tinh thần khác nhau cả về số lƣợng và chất lƣợng. Tất
cả hoạt động của con ngƣời cũng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của họ. vì
vậy nhu cầu là động lực quan trọng, nếu tác động đúng đến nhu cầu cá nhân thì
sẽ thay đổi đƣợc hành vi của con ngƣời. Nhận thức đƣợc điều này, giúp cán bộ
thƣ viện xác định đƣợc các nhu cầu cụ thể là nhu cầu đọc của từng đối tƣợng
bạn đọc và từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp phù hợp nhằm thỏa mãn NCĐ của
NDT.
1.1.2 Khái niệm về nhu cầu đọc
Nhu cầu đọc là đòi hỏi khách quan của chủ thể (cá nhân, nhóm) đối với
việc tiếp nhận và sử dụng tài liệu nhằm duy trì và phát triển các hoạt động sống
của con ngƣời. Nói cách khác nhu cầu đọc là thái độ của chủ thể với việc đọc
nhƣ một hoạt động sống không thể thiếu đƣợc.
Nhu cầu đọc đƣợc hình thành bởi hai yếu tố: Giá trị của những tri thức
chứa đựng trong tài liệu và những giá trị thiết yếu của con ngƣời trong những
điều kiện, hoàn cảnh nhất định cần để nâng cao sự hiểu biết.
Nhu cầu đọc thuộc nhóm nhu cầu tinh thần của con ngƣời, và đó là nhu

cầu cấp cao. Nhu cầu đọc đƣợc hình thành và phát triển trong những điều kiện

6
nhất định và chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố: Giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp,
trình độ hiểu biết và nhận thức của ngƣời đọc…
1.1.3 Vai trò của việc nghiên cứu nhu cầu đọc trong Thư viện
Nhu cầu đọc là một khái niệm cơ bản trong hoạt động thƣ viện. Các thƣ
viện dù là thƣ viện công cộng, thƣ viện thiếu nhi, thƣ viện quân đội, thƣ viện
trƣờng Đại học, hay thƣ viện ngƣời khiếm thị… Tất cả các TV này đều phải tìm
hiểu xác định nhu cầu đọc và tìm kiếm các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu đọc của
ngƣời đọc. Đó là nhiệm vụ cơ bản nếu không muốn nói là quan trọng nhất của
bất cứ thƣ viện nào, tuy nhiên nhu cầu đọc của các đối tƣợng khác nhau là
không giống nhau. Để hoàn thành nhiệm vụ các thƣ viện phải nghiên cứu, tìm
hiểu nhu cầu đọc của đối tƣợng mà thƣ viện phục vụ nhằm đáp ứng, thỏa mãn
đầy đủ nhu cầu đọc của họ.
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc
* Môi trƣờng sống:
- Bao gồm môi trƣờng xã hội (Do con ngƣời tạo ra): Khi xã hội ngày càng
phát triển, khoa học kỹ thuật ngày một tiên tiến, thì càng đòi hỏi con ngƣời phải
có nhiều thông tin và kiến thức hơn, do đó thúc đẩy NCĐ phát triển.
- Môi trƣờng tự nhiên: Môi trƣờng tự nhiên cũng ảnh hƣởng đến tâm sinh
lý con ngƣời. Yếu tố địa lý tự nhiên để lại những dấu ấn nhất định, những vùng
đất khác nhau thƣờng để lại những dấu ấn khác nhau trong tính cách và xu
hƣớng hoạt động của con ngƣời sinh sống trong đó.
Ví dụ: Đời sống vật chất nâng cao kéo theo nhu cầu tinh thân cũng tăng
lên, NCĐ ở các vùng văn minh, kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn những nơi
nghèo nàn lạc hậu.
 Nghề nghiệp:
Mỗi nghề nghiệp khác nhau đòi hỏi con ngƣời những kỹ năng, kỹ xảo
riêng và đòi hỏi họ cần phải có một trình độ nhất định, để đáp ứng cho việc nâng

cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ, mỗi đối tƣợng bạn đọc sẽ có nhu cầu
đọc các loại tài liệu khác nhau phù hợp với nghề nghiệp của họ.

7
Ví dụ: Với sinh viên NCĐ của họ chủ yếu là các sách giáo trình phục vụ
công việc học tập, nhƣng với bác sỹ việc đọc sách lại nhằm mục đích nghiên
cứu về các loại bệnh khác nhau nhằm tìm ra nguyên nhân, cách chữa trị…
*Trình độ văn hóa:
Bạn đọc có trình độ văn hóa khác nhau thì cách tiếp cận các vấn đề cũng
khác nhau, từ đó NCĐ cũng không giống nhau.
Ví dụ: Một bạn đọc trình độ phổ thông, thƣờng tìm đọc các sách giải trí,
tin tức thời sự hàng ngày. Nhƣng bạn đọc là các nhà khoa học thì họ luôn tìm tòi
các nghiên cứu mới nhất về khoa học kỹ thuật, các công nghệ tiên tiến trên thế
giới, từ đó đƣa ra đƣợc các sản phẩm chất lƣợng cao đem lại lợi ích cho xã hội.
*Lứa tuổi:
Mỗi giai đoạn lứa tuổi trong cuộc đời con ngƣời có những đặc điểm tâm
lý riêng do hoạt động chủ đạo chi phối, các đặc điểm tâm lý, lứa tuổi có ảnh
hƣởng rõ rệt tới nội dung và phƣơng thức thỏa mãn NCĐ.
Ví dụ: Tuổi mẫu giáo thì thích truyện cổ tích, thơ ca, truyện về các loài
vật; Khi về già thì thích đọc sách về sức khỏe.
*Các yếu tố về giới tính:
Mỗi giới tính có suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc riêng với cùng một sự vật
hiện tƣợng. NCĐ cũng bị chi phối bởi các đặc tính khác nhau đó.
Ví dụ: Nam thích thể thao, thích sửa chữa máy móc …. Nên họ có xu
hƣớng thích các tài liệu về khoa học kỹ thuật, các tin tức thể thao, chính trị…
Nữ: Tính cách nhẹ nhàng, tỉ mỉ,… Họ thích các sách dạy nghệ thuật, kỹ
năng sống, làm đẹp…
* Sở thích cá nhân:
Cá nhân là cái đơn nhất, cái riêng biệt ở từng ngƣời đọc cụ thể, vì vậy
NCĐ của họ cũng không thể đồng nhất.

Ví dụ: Có ngƣời yêu thích cái đẹp và tìm đọc những sách về nghệ thuật,
ngƣời khác lại thích công nghệ, máy móc họ tìm đến sách về khoa học kỹ
thuật…
*Chính trị:

8
Đây cũng là một yếu tố quan trọng, chính trị có thể làm thay đổi cuộc
sống của không chỉ riêng một cá nhân mà toàn xã hội. Mỗi một thể chế xã hội
khác nhau thì NCĐ cũng khác nhau.Các Thƣ viện dƣới chính quyền Xô Viết
mạng nặng tính chính trị, TV đƣợc coi là cơ quan tƣ tƣởng, là công cụ của Đảng
và Nhà nƣớc trong việc giáo dục về mọi mặt, đặc biệt là giáo dục Chủ nghĩa
cộng sản cho nhân dân lao động. Nhƣng các nƣớc phƣơng tây lại tuyên bố về sự
phi chính trị của mình, tách biệt yếu tố chính trị với hoạt động TV, việc tiếp cận
thông tin là hoàn toàn tự do.
Ví dụ: Việt Nam là một nƣớc XHCN nên NCĐ đƣợc định hƣớng chống
các sách mang tích chất phản động, khiêu dâm,…
Nhƣng các nƣớc phƣơng tây thì khác họ tự do đọc các loại sách về giới
tính, sách chính trị….
*Các yếu tố trên là khó thay đổi nên muốn tác động đến NCĐ của NDT
thì Thƣ viện phải “Nâng cao chất lƣợng hoạt động TTTV”.
Thƣ viện làm thỏa mãn đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin cho ngƣời đọc thì
tính chu kỳ của NCĐ đƣợc lặp lại và nội dung của NCĐ đƣợc nâng cao. Muốn
làm tốt vấn đề này Thƣ viện cần:
- Phát triển nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng phù hợp với nhu cầu
bạn đọc.
- Tạo lập các sản phẩm và dịch vụ TTTV mới chất lƣợng cao phù hợp với
NCĐ của bạn đọc.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ thƣ viện giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, yêu
nghề, năng động sáng tạo.
- Thƣờng xuyên hƣớng dẫn, đào tạo NDT giúp họ hiểu biết và có khả

năng khai thác triệt để mọi tiềm năng thông tin của Thƣ viện.
1.2 Khái quát về Thƣ viện Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
TV Trƣờng ĐHHV với tiền thân là TV Trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Phú
Thọ, đƣợc thành lập năm 2004 (ngay sau khi nhà trƣờng đƣợc thành lập). Trải
qua quá trình xây dựng và phát triển, TV đã có nhiều đóng góp quan trọng vào

9
việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, đóng góp tích cực vào sự
nghiệp phát triển kinh tế - khoa học - kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân
cận.
Trong những năm đầu mới thành lập, TV là một bộ phận của phòng Đào
tạo, vốn tài liệu và cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, đội ngũ cán bộ còn
thiếu (chỉ có 3 cán bộ). Đứng trƣớc những khó khăn, thử thách và những yêu cầu
thực tiễn đặt ra, đội ngũ cán bộ thƣ viện đã không ngừng phấn đấu vƣơn lên để
hoàn thành mọi nhiệm vụ nhà trƣờng giao phó, đáp ứng đƣợc phần lớn nhu cầu
tin của các đối tƣợng NDT trong nhà trƣờng.
Tháng 4/2007, theo Quyết định số 116/QĐ-ĐHHV-TCCB&CTCT ngày
16/4/2007 về việc nâng cấp TV Trường ĐHHV thành Trung tâm Thông tin –
Tư liệu – Thư viện với nhiệm vụ là nơi cung cấp sách, báo, giáo trình, tài liệu
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giảng viên, sinh viên khai thác thông
tin, phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Có thể coi đây là cơ
sở, là nền tảng, là điều kiện và cơ hội để TV có đƣợc sự đầu tƣ, hội nhập, phát
triển trên mọi phƣơng diện của quá trình hoạt động.
Ngày nay, đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ của các cấp lãnh đạo, các cơ quan, tổ
chức cùng với sự nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ (gồm 19 ngƣời),
Trung tâm Thông tin – Tƣ liệu – Thƣ viện Trƣờng ĐHHV đã và đang tiếp tục
đƣợc xây dựng, củng cố và phát triển. Điều đó đƣợc minh chứng thông qua sự
lớn mạnh của nguồn lực TT, CSVC, trang thiết bị đƣợc đầu tƣ, các SP&DV TT
dần đƣợc hình thành và mở rộng, đội ngũ cán bộ đƣợc tăng cƣờng cả về số

lƣợng và chất lƣợng,…
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ
TV Trƣờng ĐHHV đƣợc hình thành và phát triển là nhu cầu tất yếu khách
quan, nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ nhất định.
* Chức năng
Giống nhƣ bất kỳ một trung tâm TTTV nào khác, TV Trƣờng ĐHHV có
4 chức năng cơ bản sau:
- Chức năng văn hoá

10
- Chức năng thông tin
- Chức năng giải trí
- Chức năng giáo dục
* Nhiệm vụ
- Tổ chức và quản lý tốt hoạt động TV nhằm phục vụ có hiệu quả cho việc
khai thác và sử dụng thông tin tƣ liệu của bạn đọc.
- Tổ chức khai thác có hiệu quả hệ thống mạng Intranet/Internet trong nhà
trƣờng.
- In ấn các giáo trình, bài giảng, học liệu và các ấn phẩm khác phục vụ
cho công tác đào tạo.
- Quan hệ, trao đổi, hợp tác, chia sẻ tài nguyên với TV của các trƣờng ĐH
(ĐH Nông Nghiệp, ĐH Sƣ phạm Hà Nội, ĐH Thái Nguyên, ĐH Bách khoa Hà
Nội…), với liên hiệp thƣ viện các trƣờng ĐH khu vực phía bắc.
- Quản lý tốt CSVC hiện có, từng bƣớc có kế hoạch nâng cấp, hiện đại
hoá Trung tâm TT-TL-TV, tăng cƣờng năng lực phục vụ cho sự nghiệp giáo dục
-đào tạo.
1.2.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ
* Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, Trung tâm bao gồm 20 cán bộ, nhân viên; trong đó có 01 NCS,
03 thạc sỹ, 02 học viên cao học, 10 cử nhân đại học, 03 đang học đại học, 01

trung cấp. Số cán bộ của trung tâm đƣợc chia làm 04 tổ: Tổ nghiệp vụ, Tổ hành
chính tổng hợp, Tổ website, Tổ công nghệ thông tin.
Cơ cấu tổ chức đƣợc thể hiện dƣới sơ đồ sau:

11
Hình 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm TT-TL-TV









1.2.4 Cơ sở vật chất và kỹ thuật
Thƣ viện gồm 02 cơ sở với diện tích khoảng 1.500m
2
; trong đó cơ sở
Thành phố Việt Trì là 1000m
2
, đóng tại tầng 3 nhà Hiệu bộ, cơ sở Thị xã Phú
Thọ gồm 02 khu vực: Nhà A14 và tầng 1 nhà B2 với các phòng nhƣ sơ đồ dƣới
đây
Phòng
thiết bị
Kho tài
liệu
Phòng
photo

Phòng đọc
Phòng
N.Vụ
Phòng đọc
điện tử
Phòng
web
( Cơ sở Thành phố Việt Trì tầng 3 nhà Hiệu bộ )
Kho
Phòng đọc điện tử
Phòng lãnh đạo
Phòng đọc mở
Phòng học nhóm
( Cơ sở Thị xã Phú Thọ - Nhà A14 )
Kho sách
Phòng đọc – mƣợn
Phòng N. Vụ
( Cơ sở Thị xã Phú Thọ - Nhà B2 )
1.2.5 Đặc điểm bạn đọc và nhu cầu đọc và những yếu tố ảnh hưởng đến nhu
cầu đọc của bạn đọc Thư viện Đại học Hùng Vương
1.2.5.1. Đặc điểm bạn đọc và nhu cầu đọc
BAN
GIÁM ĐỐC
(Giám đốc, P.Giám
đốc)
TỔ WEBSITE
Quản trị website, cập
nhật TT

TỔ CNTT

Phụ trách phòng đọc
điện tử và hệ thống
mạng máy tính
TỔ HÀNH CHÍNH
Phụ trách công tác
hành chính
TỔ NGHIỆP VỤ
Phụ trách công tác
nghiệp vụ thƣ viện

12
Đối tƣợng NDT của TV bao gồm: gần 500 cán bộ, giảng viên và công
nhân viên cùng với 5000 sinh viên đào tạo hệ chính quy tại trƣờng và hàng ngàn
sinh viên, học viên thuộc hệ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ thuộc các khoá
đào tạo liên kết (năm 2014).
Nghiên cứu NCĐ của Bạn đọc TV ĐHHV, có thể chia thành 2 nhóm bạn đọc
chính:
*Nhóm cán bộ, giảng viên: Nhóm này đƣợc chia thành 2 nhóm nhỏ:
- Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý: Nhóm này chiếm tỷ trọng không cao
trong tổng số NDT tại ĐHHV (khoảng gần 200 ngƣời), nhƣng đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển của nhà trƣờng. Họ vừa tham gia giảng dạy, vừa làm
công tác quản lý, đề ra mục tiêu và định hƣớng chiến lƣợc phát triển của trƣờng.
Hoạt động cơ bản của đối tƣợng NDT trên là quản lý. Thực chất của quá
trình quản lý là việc ra quyết định) và cƣờng độ lao động của nhóm này rất cao.
Chính vì thế, nhu cầu tin của nhóm này có tính chất riêng biệt. Họ yêu cầu đƣợc
cung cấp những TT mang tính chất tổng kết, dự báo có chất lƣợng cao. Hình
thức phục vụ là các tổng quan, tổng luận, bản tin chọn lọc. Bên cạnh đó, do tính
chất và đặc thù công việc (vừa làm công tác quản lý vừa tham gia giảng dạy)
nên cán bộ quản lý là những ngƣời có chuyên môn tƣơng đối sâu. Họ vừa sử
dụng TT chuyên sâu, vừa là những ngƣời cung cấp TT có giá trị.

- Nhóm giảng viên và cán bộ nghiên cứu: (285 ngƣời)
Đây là đội ngũ có trình độ chuyên môn cao, có khả năng sử dụng ngoại
ngữ và tin học tƣơng đối thành thạo. Họ là những ngƣời chuyển giao tri thức
khoa học đến cho sinh viên, tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo của trƣờng,
vừa là chủ thể sáng tạo ra TT vừa là NDT thƣờng xuyên của TV. Vì tham gia
giảng dạy nên họ phải thƣờng xuyên cập nhật những kiến thức mới, công nghệ
mới và chuyên sâu, những vấn đề liên quan trực tiếp tới lĩnh vực mà họ giảng
dạy, nghiên cứu. Sản phẩm của họ là những bài giảng, giáo trình và công trình
nghiên cứu, các dự án, đề án… Trƣớc yêu cầu về đổi mới giáo dục, ngƣời giáo
viên phải tìm và giới thiệu cho sinh viên những tài liệu cần thiết liên quan tới
môn học để sinh viên có thể tìm tòi và bổ sung kiến thức mới, kích thích quá

13
trình sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong học tập và nghiên cứu. Tìm hiểu về
nhu cầu tin của nhóm này cho thấy, thông tin mà họ yêu cầu là những thông tin
về nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, vừa mang tính sâu rộng, vừa mang tính
cụ thể và họ muốn khai thác các thông tin đó đƣợc chứa đựng trên các loại hình
vật mang tin từ truyền thống đến hiện đại.
*Nhóm sinh viên, học viên
Nhóm bạn đọc là sinh viên có thời gian phụ thuộc chặt chẽ vào chƣơng
trình đào tạo và thời khóa biểu do nhà trƣờng quy định, đồng thời họ cũng tham
gia một số hoạt động ngoại khóa, thực tế khác. Nhóm bạn đọc này có quỹ thời
gian tƣơng đối lớn và phong phú, phần lớn sinh viên chƣa có khả năng cao trong
khai thác thông tin, khái quát tổng hợp và sử dụng tài liệu có hiệu quả. Tuy
nhiên nhu cầu đọc của nhóm bạn đọc này là trọng tâm trong công tác phục vụ
của Thƣ viện Đại học Hùng Vƣơng họ là nhóm bạn đọc đông đảo nhất phƣơng
pháp giảng dạy mới theo học chế tín chỉ mà ở đó ngƣời học là trung tâm, ngƣời
dạy chỉ truyền đạt các kiến thức cơ bản và gợi mở cho sinh viên hƣớng học tập
nghiên cứu, phát huy khả năng sáng tạo, chủ động trong lĩnh hội tri thức của mỗi
cá nhân. Vì vậy, việc tự tìm hiểu, học tập nâng cao trình độ rèn luyện bản thân là

yêu cầu tất yếu đối với mỗi sinh viên, ngoài thời gian học trên lớp thì hầu hết
quỹ thời gian còn lại họ dành cho Thƣ viện, và các phòng thí nghiệm làm nơi
học tập.
Nhu cầu tin của sinh viên đƣợc hình thành theo 2 giai đoạn khác nhau
theo quá trình đào tạo của nhà trƣờng, quá trình đó đƣợc chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 là năm học đầu: Giai đoạn này sinh viên học các môn cơ
bản, đại cƣơng, vì vậy nhu cầu sử dụng tài liệu chủ yếu là giáo trình đại cƣơng
thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau.
- Giai đoạn 2 là những năm học cuối: Giai đoạn này, sinh viên học các
môn học chuyên ngành và NCT của họ là các giáo trình chuyên ngành, sách tra
cứu, sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành…
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trƣờng, sinh viên còn có nhu
cầu sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau nhƣ: báo, tạp chí, băng đĩa,….đồng thời

14
họ còn có nhu cầu sử dụng máy tính để khai thác thông tin phục vụ cho nhu cầu
nâng cao kiến thức và giải trí của bản thân.
Để khảo sát NCĐ tài liệu trong từng lĩnh vực của các nhóm bạn đọc TV
ĐHHV chúng tôi đã đƣa ra câu hỏi cho 300 bạn đọc của mỗi nhóm NDT: “Bạn
thƣờng sử dụng loại hình tài liệu nào ?” (Phụ lục 1). Kết quả đƣợc thể hiện dƣới
bảng sau
BẢNG 1. LOẠI HÌNH TÀI LIỆU NDT SỬ DỤNG
Loại hình tài liệu
Các nhóm bạn đọc
Cán bộ quản lý
(CBQL)
Giảng viên, chuyên viên
(GV,CV)
Sinh viên
(SV)

Số phiếu
Tỷ lệ (%)
Số phiếu
Tỷ lệ (%)
Số
phiếu
Tỷ lệ (%)
Sách
112
37,33
130
43,33
166
55,33
Báo, tạp chí
83
27,66
66
22
60
20
Luận án, luận văn,
khóa luận
26
8,66
60
20
7
2,33
Internet

41
13,66
26
8,66
65
21,66
Tài liệu dạng số
38
12,66
30
10
2
0,66

Biểu đồ 1: Loại hình tài liệu NDT sử dụng tại TV ĐHHV
Đơn vị tính: %
0
10
20
30
40
50
60
CBQL GV,CV SV
Sách
Báo, tạp chí
Luận án, luận
văn, khóa luận
Internet
Tài liệu dạng số



15
Theo bảng thống kê, loại hình tài liệu đƣợc các nhóm NDT sử dụng nhiều
nhất là sách, báo, tạp chí (Nhóm sinh viên đạt tỷ lệ 75,33 %; Nhóm giảng viên,
chuyên viên 65,33%, 64,99%). Loại tài liệu truyền thống này vẫn là nguồn
thông tin chủ đạo với bạn đọc.
Tài liệu nội sinh (luận án, luận văn, khóa luận) đƣợc sử dụng nhiều bởi
nhóm bạn đọc là giảng viên, chuyên viên (20%), sử dụng ít nhất là nhóm Bạn
đọc sinh viên (2,33%).Internet đƣợc sử dụng nhiều bởi nhóm Bạn đọc là Sinh
viên (21,66%), thấp nhất là nhóm bạn đọc giảng viên chuyên viên (8,66%).
Loại hình tài liệu có nhu cầu sử dụng thấp nhất là tài liệu dạng số hóa.
Nguyên nhân là do trình độ, thói quen của Bạn đọc, và do số lƣợng nguồn tài
liệu này ít, nội dung chƣa phong phú nên chƣa đƣợc các nhóm bạn đọc quan
tâm. Loại tài liệu này đƣợc sử dụng nhiều bởi nhóm bạn đọc là cán bộ quản lý
(112,66%); tiếp đó là nhóm giảng viên, chuyên viên (10%), nhóm sinh viên sử
dụng rất ít (0,66%). Qua bảng số liệu trên cho thấy nhu cầu sử dụng các loại
hình thông tin hiện đại còn thấp, Bạn đọc cần trang bị các kỹ năng tiếp cận và sử
dụng tài liệu điện tử.
1.2.5.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đọc tại Thư viện Đại học Hùng
Vương
*Ảnh hƣởng của các phƣơng tiện thông tin giải trí và mạng internet
Trƣớc khi CNTT ra đời và phát triển, xã hội loài ngƣời có những kênh
thông tin tri thức duy nhất để truyền tải các giá trị văn hóa, kinh nghiệm cho thế
hệ sau bằng việc ghi lại trên các vật mang tin khác nhau (Trên đá, lá cây, xƣơng
thú, da thú, trên đá….Và phổ biến nhất là trên giấy). Vì vậy, một số cuốn sách
hay sẽ đƣợc truyền tay nhau từ ngƣời này sang ngƣời khác để đọc và không phải
ai cũng có điều kiện để đọc sách. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học, kỹ thuật, tin học đã làm thay đổi sâu sắc tập quán sử dụng tài liệu, thói quen
tiếp thu lĩnh hội tri thức, từ các phƣơng tiện truyền thống sách báo thay thế bằng

các phƣơng tiện điện tử. Sự phong phú ngập tràn của vô số kênh thông tin trên
mạng internet, trên phƣơng tiện nghe nhìn… Đã làm cho con ngƣời không còn
đủ sự kiên nhẫn để tìm kiếm những cuốn sách hay. Sinh viên ngày nay có rất

16
nhiều phƣơng tiện thông tin giải trí khác ngoài việc học. Nhiều ngƣời mất hàng
giờ trong quán Game- internet hay mải mê kết bạn, giao lƣu trên các trang mạng
xã hội thông qua smarphon, máy tính bảng…. Thế giới áo đã đem đến cho họ
quá nhiều sự lôi cuốn, hấp dẫn khó cƣỡng lại, vô hình chung đã tác động không
nhỏ đến nhu cầu đọc trong đó có sinh viên tầng lớp trẻ năng động và luôn luôn
muốn khám phá những điều mới lạ.
*Phƣơng pháp dạy và học trong trƣờng Đại học hiện nay
Theo thứ trƣởng bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển tại hội thảo
“Đổi mới phƣơng pháp dạy và học bậc Đại học” đã khẳng định: “Một trong
những điểm yếu hiện nay là phƣơng pháp dạy học vẫn còn lạc hậu, nặng về
truyền thụ một chiều thầy đọc trò chép, ít phát huy đƣợc tính chủ động sáng tạo
của học sinh- sinh viên”. Chính cách dạy này đã ảnh hƣởng đến nhu cầu đọc của
bạn đọc đặc biệt là đối tƣợng sinh viên. Một trong những biểu hiện của sự hạn
chế về nhu cầu đọc hiện nay là tình trạng sinh viên chỉ học khi các kỳ thi đã tới
gần học đối phó, học để thi. Vì vậy, sinh viên trở nên thụ động trong việc đọc và
nghiên cứu sách báo. Nguyên nhân của sự thụ động này là sinh viên chỉ đọc khi
giảng viên yêu cầu làm tiểu luận, bài tập lớn, hay thuyết trình về một đề tài hoặc
chỉ phục vụ cho kỳ thi, tức là chỉ khi bị áp chế bắt buộc sinh viên mới có ý thức
đọc mang tính tức thời. Cách học này khiến họ không tạo đƣợc thói quen đọc
sách, mà đọc theo nhu cầu khi cần hoặc sở thích. Sinh viên không chủ động tìm
đến sách để đọc, nhu cầu đọc do đó cũng dần bị triệt tiêu và việc tìm đến Thƣ
viện cũng trở nên hiếm hoi, thƣa vắng.
Chất lƣợng hoạt động Thƣ viện
Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục Đại học đang hƣớng đến quá trình tự
đào tạo là chính. Từ 2010 các trƣờng Đại học, Cao đẳng đã chuyển sang đào tạo

theo học chế tín chỉ. Cách dạy và học này sẽ rút ngắn thời gian dạy trên lớp và
thời gian dành cho việc tự học của sinh viên sẽ nhiều hơn. Tất cả các nguồn tài
liệu dành cho quá trình tự học của sinh viên phần lớn là ở hệ thống Thƣ viện của
nhà trƣờng. Theo cục khảo thí và đảm bảo chất lƣợng giáo dục đã nêu rõ “Thƣ
viện, trang bị học tập và cơ sở vật chất khác- Một trong mƣời tiêu chí để đánh

17
giá chất lƣợng giáo dục Đại học”. Nhƣng TV ĐHHV đã thật sự hoạt động một
cách hiệu quả chƣa? Theo tôi là chƣa thật sự tốt khi mà Bạn đọc vẫn chƣa mặn
mà với việc đến Thƣ viện, phải chăng là do vốn tài liệu chƣa làm bạn đọc thỏa
mãn; sản phẩm và dịch vụ TTTV chƣa phong phú,đa dạng; hay do thái độ phục
vụ của CBTV chƣa tốt….Làm thế nào để rút ngắn khoảng cách giữa Bạn đọc
với Thƣ viện? Những trăn trở này sẽ là động lực cho CBTV nơi đây thêm cố
gắng, nỗ lực hơn nữa trong việc đáp ứng và làm thỏa mãn NCĐ của Bạn đọc.







×