Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tổ chức và hoạt động thông tin thư viện tại thư viện huyện mê linh, thành phố hà nội thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 92 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

======



TRẦN THỊ THU HUYỀN

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN
HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Chuyên ngành: Khoa học - Thƣ viện

Ngƣời hƣớng dẫn: T.S: LÊ VĂN VIẾT







HÀ NỘI, 2015

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan


Đề tài: “Tổ chức và hoạt động thông tin thư viện tại Thư viện huyện
Mê Linh, thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp” là kết quả nghiên
cứu của riêng Tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo - TS. Lê Văn Viết và sử
dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của thư viện.
Trong toàn bộ nội dung của khóa luận, những điều được trình bày hoặc là của
cá nhân Tôi thu thập được trong suốt thời gian thực tập hoặc là được tổng hợp từ
nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Tất cả tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và
được trích dẫn hợp pháp.
Kết quả nghiên cứu không trùng với tác giả khác.
Nếu sai Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật cho
lời cam đoan của mình.

Hà Nội, tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Trần Thị Thu Huyền






DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
Từ viết tắt
Tên đầy đủ
1
CBTV
Cán bộ thư viện

2
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
3
CNTT
Công nghệ Thông tin
4
CSDL
Cơ sở dữ liệu
5
HĐ TTTV
Hoạt động thông tin thư viện
6
Huyện ML
Huyện Mê Linh
7
NCT
Nhu cầu tin
8
NDT
Người dùng tin
9
NXB
Nhà xuất bản
10
TP.HN
Thành phố. Hà Nội
11
TTTV
Thông tin thư viện

12
TV
Thư viện
13
TVML
Thư viện Mê Linh
14
UBND
Ủy ban nhân dân
15
VHTT
Văn hóa thông tin
16
VHTT – TT
Văn hóa thông tin – Thể thao
17
VTL
Vốn tài liệu


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1.1: Đối tượng người dùng tin tại thư viện 17
Biểu đồ 2.1: Vốn tài liệu phân chia theo nội dung 33
Biểu đồ 2.2: Vốn tài liệu phân chia theo loại hình tài liệu 34
Biểu đồ 2.3: Thống kê lượt bạn đọc, lượt bạn mượn 54
Bảng 2.1: Bảng thống kê tổng VTL của thư viện huyện Mê Linh từ năm 2010
đến tháng 12/2014 32
Bảng 2.2: Vốn tài liệu phân chia theo nội dung 33
Bảng 2.3: Vốn tài liệu phân chia theo loại hình tài liệu 34
Bảng 2.4: Bảng thống kê kinh phí hoạt động của thư viện 35

Bảng 2.5: Bảng thống kê tình hình bổ sung sách từ năm 2010 – 2014 37
Bảng 2.6: Bảng thống kê tình hình bổ sung báo, tạp chí của thư viện 37
Bảng 2.7: Bảng thống kê lượt bạn đọc, lượt mượn sách từ năm 2010 – 2014
của TV huyện Mê Linh 54
Bảng 2.8: Bảng thu thập thông tin về mức độ sử dụng các sản phẩm và dịch
vụ TTTV của NDT 56
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Ý nghĩa của đề tài 5
7. Cấu trúc của khóa luận 6
NỘI DUNG 7
CHƢƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƢ VIỆN TẠI HUYỆN MÊ LINH 7
1.1. Khái quát về huyện Mê Linh 7
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, lịch sử, dân cư 7
1.1.2. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Mê Linh 9
1.1.3. Triển vọng phát triển của huyện Mê Linh 11
1.2. Khái quát về Thƣ viện huyện Mê Linh 12
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển thư viện 13
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của thư viện 14
1.2.3. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại thư viện 16
1.3. Những vấn đề chung về tổ chức và hoạt động TTTV 21
1.3.1. Khái niệm về tổ chức và hoạt động TTTV 21
1.3.2. Mối quan hệ tổ chức và hoạt động TTTV 22

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của thư viện 23
1.3.4. Vai trò của công tác tổ chức và hoạt động 27
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG
TIN THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN HUYỆN MÊ LINH 29
2.1. Về công tác tổ chức 29
2.1.1. Cơ chế quản lý 29
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 29
2.1.3. Tổ chức nguồn nhân lực 30
2.1.4. Tổ chức cơ sở vật chất, trang thiết bị 31
2.1.5. Kinh phí hoạt động 34
2.2. Thực trạng hoạt động thông tin – thƣ viện 35
2.2.1. Công tác bổ sung 35
2.2.2. Công tác xử lý tài liệu 41
2.2.3. Công tác tổ chức và bảo quản tài liệu 46
2.2.4. Tổ chức bộ máy tra cứu 50
2.2.5. Công tác phục vụ bạn đọc tại thư viện 52
2.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của thư viện. 59
2.2.7. Công tác hướng dẫn nghiệp vụ và luân chuyển sách báo xuống cơ
sở 62
2.3. Nhận xét chung về thực trạng tổ chức và hoạt động thông tin – thƣ
viện 62
2.3.1. Điểm mạnh 63
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 63
CHƢƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠI THƢ VIỆN HUYỆN MÊ LINH 66
3.1. Kiến nghị hoàn thiện về mặt tổ chức và cơ sở vật chất của thƣ viện 66
3.1.1. Hoàn thiện về cơ cấu tổ chức 66
3.1.2. Tăng cường số lượng và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ
thư viện 67
3.1.3. Tăng cường nguồn kinh phí hoạt động và đầu tư cơ sở vật chất, trang

thiết bị 68
3.2. Các kiến nghị nâng cao chất lƣợng hoạt động của thƣ viện 69
3.2.1. Đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển vốn tài liệu có chất
lượng 69
3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ TTTV và đẩy mạnh công
tác tuyên truyền giới thiệu sách báo 70
3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và bảo quản tài liệu. 72
3.2.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của
thư viện 72
3.2.5. Nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc và đào tạo người dùng tin . 73
3.2.6. Tăng cường công tác luân chuyển tài liệu xuống cơ sở và xây dựng
mạng lưới thư viện cơ sở 74
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC









1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới hiện nay theo quan niệm của Đảng và Nhà
nước, huyện là địa bàn kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, nông dân với

công nhân, kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế khác. Huyện là trọng
điểm để tiến hành xây dựng nền kinh tế mới, con người mới ở nông thôn.
Đối với nước ta, một nước đang phát triển, để thực hiện công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nước làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân
chủ văn minh, chúng ta không thể xem nhẹ vai trò của sách báo và thư viện.
Tri thức đã trở thành một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của xã
hội, ngay cả những nước phát triển và đang phát triển thì sách báo và thư viện
được coi như như bộ mặt văn hoá của một quốc gia là thước đo trình độ kiến
thức của một dân tộc văn minh.
Thư viện với tư cách là một thiết chế văn hoá, một cơ quan giáo dục
ngoài nhà trường có trách nhiệm cung cấp thông tin, kiến thức nhằm nâng cao
dân trí, trình độ mọi mặt cho người dân. Hiện nay khi mà các phương tiện
nghe nhìn đang tràn ngập thì sách báo vẫn là nguồn thông tin cơ bản nhất và
thư viện vẫn là nơi tổ chức đảm bảo sử dụng sách báo hợp lý tiết kiệm nhất
đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức, học tập và giải trí cho nhân dân. Thư
viện có trách nhiệm dùng sách báo làm tài liệu tuyên truyền đường lối chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao trình độ chính trị, văn
hoá, khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ cách mạng cho
nhân dân và cán bộ trong huyện, phục vụ nhiệm vụ chính trị, quân sự, kinh tế,
văn hoá chủ yếu là sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục của địa
phương, góp phần xây dựng nền văn hoá mới của dân tộc, xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bằng vốn sách báo tổng hợp của
2

mình thư viện phải đáp ứng nhu cầu đọc và nhu cầu thông tin của toàn thể
nhân dân trên địa bàn.
Thư viện huyện Mê Linh (sau đây gọi tắt là Thư viện Mê Linh) là một
trong những thư viện công cộng trên địa bàn TP. Hà Nội đã và đang đáp ứng
nhu cầu cho mọi đối tượng bạn đọc trong và ngoài huyện, và cũng là một thư
viện huyện điểm của TP.Hà Nội.

Những năm qua dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và
sự phối hợp của các cơ quan chức năng, tình hình tổ chức và hoạt động của
Thư viện Mê Linh đã từng bước ổn định. Điều kiện và chất lượng dần được
cải thiện, công tác phục vụ bạn đọc ngày càng phát triển rộng rãi. Hoạt động
của TV còn giúp cho việc học tập, giải trí, bài trừ những hủ tục, mê tín dị
đoan, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác tổ chức của
Thư viện Mê Linh còn nhiều bất cập, nhiều khó khăn cần phải giải quyết và
khắc phục như: Công tác tổ chức quản lý còn rời rạc chưa thống nhất, trụ sở,
trang thiết bị của thư viện và kinh phí hoạt động còn nhiều thiếu thốn, vốn tài
liệu còn thiếu và do nhu cầu của bạn đọc ngày càng cao thư viện chưa đáp
ứng được hết yêu cầu của bạn đọc, yêu cầu cấp thiết đặt ra cho thư viện là
phải nâng cao hiệu quả hoạt động và hoàn thiện tổ chức hơn nữa.
Xuất phát từ mong muốn tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao
chất lượng tổ chức và hoạt động tại thư viện huyện Mê Linh phù hợp với tình
hình của thư viện và với nhu cầu của bạn đọc, Tôi đã chọn vấn đề: “Tổ chức
và hoạt động thông tin thư viện tại Thư viện huyện Mê Linh, thành phố Hà
Nội – Thực trạng và giải pháp” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
3

2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đã có một số luận văn thạc
sĩ, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng chuyên
ngành Thư viện - Thông tin đề cập đến như:
Luận văn “Tổ chức và hoạt động thư viện cấp huyện trên địa bàn thủ
đô Hà Nội” của tác giả Trần Văn Hà bảo vệ năm 2010; Luận văn “Tổ chức và
hoạt động của mạng lưới thư viện cấp huyện tỉnh Bắc Giang - thực trạng và
giải pháp” của tác giả Vũ Trí Tĩnh bảo vệ năm 2011; Luận văn “Tổ chức và
hoạt động thư viện cấp huyện tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Lê Văn Minh bảo

vệ năm 2012; Luận văn “Tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện cấp
huyện tỉnh Yên Bái” của tác giả Phạm Lan Hương bảo vệ năm 2014. Khóa
luận tốt nghiệp “Tổ chức và hoạt động của thư viện trường Phổ thông trên
địa bàn Hà Nội – thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thanh Hằng
bảo vệ năm 2003. Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu công tác tổ chức và hoạt
động thư viện thông tin tại thư viện huyện Can Lộc” của sinh viên Phan Thị
Minh Thuận bảo vệ năm 2014.
Mỗi đề tài đã đi sâu nghiên cứu về hiện trạng và giải pháp công tác tổ
chức hoạt động thư viện thông tin theo những hướng khác nhau, dựa trên
những đặc thù riêng của từng thư viện. Từ đó xác định mục tiêu và giải pháp
hoàn thiện về tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các thư viện
huyện ở từng địa phương cụ thể. Song nghiên cứu về công tác tổ chức và hoạt
động thông tin thư viện tại Thư viện huyện Mê Linh vẫn còn khá mới mẻ, cho
đến nay vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu. Khóa luận này là công trình
đầu tiên đề cập đến vấn đề thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức,
hoạt động của TV huyện Mê Linh. Mặc dù vậy, những tài liệu đã được công
bố nói trên luôn là những tài liệu quan trọng giúp Tôi tiếp tục đi sâu nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận của mình.
4

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát về thực trạng công tác tổ chức hoạt
động thông tin thư viện tại Thư viện huyện Mê Linh, tác giả đưa ra nhận xét,
đánh giá và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác tổ chức
và hoạt động của Thư viện huyện ML.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về công tác tổ chức và hoạt động thông tin thư
viện.
- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng công tác tổ chức hoạt động thông tin

thư viện tại Thư viện huyện Mê Linh.
- Phân tích, đánh giá, nhận xét thực trạng công tác tổ chức hoạt động
thông tin thư viện tại Thư viện huyện Mê Linh
- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hơn
công tác tổ chức và hoạt động của thư viện, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng tài
liệu của bạn đọc tại Thư viện huyện Mê Linh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu về toàn bộ các mặt tổ chức và hoạt động
thư viện thông tin tại Thư viện huyện ML.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng
công tác tổ chức hoạt động thông tin thư viện tại Thư viện huyện Mê Linh từ
năm 2010 đến tháng 4 năm 2015.
- Phạm vi không gian: Tại Thư viện huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
5

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
Khoá luận dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh về công tác thông tin, thư viện; Các quan điểm, chính
sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sự nghiệp văn hóa và thông tin - thư
viện.
5.2. Phƣơng pháp cụ thể
Trong suốt quá trình nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức hoạt động
thông tin thư viện tại Thư viện huyện Mê Linh, Tôi đã sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
- Phương pháp quan sát, khảo sát thực tiễn
- Phương pháp điều tra xã hội học.

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
- Phương pháp thống kê tổng hợp, phân tích và so sánh, đánh giá các số
liệu thu thập được trong thời gian nghiên cứu
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận:
- Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của cách thức tổ chức và hoạt
động tại Thư viện huyện Mê Linh
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Khóa luận cung cấp những thông tin tổng quan về Thư viện huyện Mê
Linh trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác tổ chức hoạt động thông tin thư
viện, xác định phương hướng và đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện
6

công tác tổ chức và HĐTTTV tại Thư viện huyện Mê Linh đáp ứng nhu cầu
học tập, nghiên cứu, giải trí của NDT.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thấy được vai trò của thư viện trong sự
nghiệp phát triển văn hóa nông thôn huyện Mê Linh.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận
được chia thành 3 chương:
Chƣơng 1: Tầm quan trọng của công tác tổ chức và hoạt động thông
tin Thư viện tại huyện Mê Linh
Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động thông tin thư viện tại Thư
viện huyện Mê Linh
Chƣơng 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt
động thông tin thư viện tại Thư viện huyện Mê Linh.







7

NỘI DUNG

CHƢƠNG I:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN THƢ VIỆN TẠI HUYỆN MÊ LINH
1.1. Khái quát về huyện Mê Linh
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, lịch sử, dân cƣ
Vị trí địa lý:
Trên bản đồ Việt Nam, huyện Mê Linh nằm ở tọa độ 21 độ 10 phút độ
Bắc và 106 độ 5 phút kinh độ Đông. Là một huyện nằm trong vùng đồng bằng
sông Hồng, nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô, cách trung tâm Hà Nội khoảng
25km.
Phía Bắc giới hạn bởi sông Cà Lồ, giáp huyện Bình Xuyên, thị xã Phúc
Yên của tỉnh Vĩnh Phúc
Phía Nam giới hạn bởi sông Hồng, giáp huyện Đan Phượng
Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Phía Đông giáp huyện Đông Anh, huyện Sóc Sơn.
Địa bàn huyện là đầu mối giao thông nối liền thủ đô Hà Nội với các
khu công nghiệp, các trung tâm và dịch vụ lớn như khu vực tam giác kinh tế
phía Bắc: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc
nước ta, có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch như: Quốc lộ số 2,
Quốc lộ số 23B đi Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái; có tuyến
đường Bắc Thăng Long – Nội Bài, 8km đường sắt Hà Nội – Lào Cai với ga
Thạch Lỗi nằm trên địa bàn thị trấn Quang Minh, được bao bọc bởi 2 con
sông là sông Hồng và sông Cà Lồ, nằm kế cận ngay sân bay quốc tế Nội Bài.
Do đó, huyện Mê Linh có nhiều lợi thế cho giao lưu và phát triển kinh tế, văn

hóa, xã hội.
8

Điều kiện tự nhiên
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu ở Mê Linh cũng
có những đặc điểm chung như ở nhiều huyện đồng bằng, trung du khác ở Bắc
Bộ.
Nhiệt độ trung bình năm từ 23 - 25
o
C, mùa đông thời tiết rét nhất dưới
15
o
C, nhiệt độ mùa hè cao nhất lên tới 36
o
C. Lượng mưa trung bình trong
năm là 1.450mm, tập trung vào tháng 6,7, những tháng còn lại lượng mưa
không đáng kể. Độ ẩm trung bình là 85%.
Lịch sử
Huyện Mê Linh được thành lập ngày 5 tháng 7 năm 1977 trên cơ sở
hợp nhất 2 huyện Bình Xuyên và Yên Lãng, ngoài ra còn có 4 xã Văn Tiến,
Nguyệt Đức, Minh Tân và Bình Định của huyện Yên Lạc, 2 xã Kim Hoa và
Quang Minh của huyện Kim Anh.
Một năm sau, ngày 29 tháng 12 năm 1978, Mê Linh được sáp nhập
vào Hà Nội. Đến ngày 17 tháng 2 năm 1979, sáp nhập thêm các xã Nam
Viêm, Ngọc Thanh, Phúc Thắng, Cao Minh và thị trấn Xuân Hòa của huyện
Sóc Sơn vào huyện Mê Linh, nâng tổng số đơn vị hành chính huyện Mê Linh
lên thành 22 xã và 2 thị trấn.
Đến tháng 7 năm 1991, Mê Linh tách khỏi Hà Nội và trở về tỉnh Vĩnh
Phú (nay là Vĩnh Phúc).
Sau khi thành lập thị xã Phúc Yên, tách khỏi huyện Mê Linh ngày 9

tháng 12 năm 2003, thị trấn Xuân Hòa trở thành một phường của thị xã Phúc
Yên thì huyện Mê Linh còn lại 17 xã. Ngày 4 tháng 4 năm 2008, chia xã
Quang Minh thành 2 thị trấn: Quang Minh và Chi Đông.
9

Tháng 3 năm 2008, chính quyền trung ương của Việt Nam tuyên bố
chủ trương sáp nhập Mê Linh vào Hà Nội. Ngày 22 tháng 3 năm 2008, Hội
đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã nhất trí chủ trương trên.
Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh chính thức được tách ra
khỏi Vĩnh Phúc và sáp nhập vào thành phố Hà Nội gồm 16 xã và 2 thị trấn.
1.1.2. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Mê Linh
Kinh tế
Huyện Mê Linh có diện tích đất tự nhiên 141,64 km
2
dân số xấp xỉ
187.255 người (năm 2009), có 16 xã và 2 thị trấn. Huyện đang trong quá trình
công nghiệp hoá, đô thị hoá nhanh. Mê Linh cũng là huyện đầu tiên được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt định hướng chung quy hoạch đô thị Mê Linh đến
năm 2020 (tại Quyết định số 208/2004/QĐ-TTg ngày 13/12/2004). Đây là
điều kiện cơ bản để huyện Mê Linh phát triển kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân
trong huyện đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ
chính trị của địa phương. Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm tăng 20,8%,
trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 25,1%/năm, dịch vụ tăng trên
15,6%/năm, nông nghiệp tăng 1,7%/năm. Cơ cấu kinh tế của huyện Mê Linh
được xác định là: công nghiệp - xây dựng - nông nghiệp - dịch vụ.
Văn hóa – Giáo dục
Mê Linh tự hào là vùng đất đế đô thời Hai Bà Trưng phất cờ khởi
nghĩa. Vì vậy, phần lớn các di tích lịch sử, văn hoá ở đây đều ghi dấu những
chiến công hiển hách của Hai Bà Trưng như: Cố đô Mê Linh ở Hạ Lôi, xã Mê

Linh, nay có đền thờ Hai Bà Trưng - cùng thân quyến và các tướng lĩnh của
Hai Bà. Nhiều di tích thờ tướng lĩnh của Hai Bà như: Đình Bạch Trữ thờ
10

Cống Sơn, đền Đông Cao xã Tráng Việt thờ bà Hồ Đề, đền Văn Lôi xã Tam
Đồng thờ Lũ Luỹ, đình Phú Mỹ xã Tự Lập thờ vợ chồng tướng Hùng Bảo,
đình Bồng Mạc, Yên Mạc xã Liên Mạc thờ hai nữ tướng Ả Nang, Ả Nương
Nơi đây đã lưu giữ được 179 di tích, trong đó 27 di tích được xếp hạng cấp
quốc gia, 42 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố.
Trong sự nghiệp đổi mới, lĩnh vực văn hoá – Giáo dục được huyện
quan tâm, chú trọng đầu tư. Các trường học được đầu tư xây dựng theo hướng
kiên cố hoá, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia; chất lượng giáo dục mũi
nhọn và giáo dục toàn diện có tiến bộ. Năm 2010, toàn huyện có 21 trường
đạt chuẩn Quốc gia chiếm 28%, quy mô trường lớp được mở rộng.
Hệ thống các thiết chế văn hoá từ huyện đến cơ sở từng bước được
quan tâm đầu tư. Năm 2010, 80% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá,
tăng 7% so với năm 2005; số làng, tổ dân số văn hoá ước đạt 67%, tăng 16%
so với năm 2005.
Xã hội
Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chất lượng khám chữa
bệnh được nâng cao (có 15 trạm xá xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia). Thực
hiện tốt các chính sách xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo: Bình
quân hàng năm giải quyết việc làm cho 2.000 lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm
bình quân hàng năm 1,27%. Toàn huyện đã xây dựng được được 499 nhà Đại
đoàn kết và nhà cho hộ nghèo, sửa chữa và xây mới 175 nhà tình nghĩa với
kinh phí trên 6,1 tỷ đồng.
11

1.1.3. Triển vọng phát triển của huyện Mê Linh
1.1.3.1. Phƣơng hƣớng và mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã

hội huyện Mê Linh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Mục tiêu tổng quát (tầm nhìn):
Phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý, hạ tầng và tài nguyên
của huyện cũng như những thuận lợi từ bên ngoài nhằm đẩy nhanh việc hoàn
thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội
theo hướng bền vững. Xây dựng Mê Linh trở thành một vùng đô thị công
nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp sinh thái đậm nét văn hóa truyền thống Mê
Linh. Đến năm 2020, trở thành vùng đô thị đạt trình độ phát triển của thành
phố, có hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội cơ bản hoàn chỉnh, an ninh
chính trị ổn định; đến 2030, trở thành vùng đô thị, dịch vụ sinh thái, có hệ
thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, đời sống người dân đạt trên mức bình quân
chung toàn Thành phố và môi trường trong lành.
Phƣơng hƣớng phát triển:
Tăng cường quan hệ với bên ngoài, kết nối đô thị Mê Linh với sân bay
Nội Bài, phát triển trung tâm thương mại khu vực Bắc Hà Nội, khu dịch
vụ hậu cần và các khu công nghiệp sạch, đa ngành, kỹ thuật cao.
- Xây dựng đô thị Mê Linh có đặc thù riêng biệt gắn với vùng trồng hoa
truyền thống. Gắn kết hài hòa trung tâm hành chính mới huyện Mê Linh với
vùng đô thị mới.
- Là trung tâm dịch vụ y tế, giáo dục cấp vùng phía Bắc Hà Nội.


12

1.1.3.2. Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội huyện Mê Linh đến
năm 2020:
Các chỉ tiêu kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là
14 - 15%/năm, giai đoạn 2020-2030 là 13-14%.
- Thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) tăng từ mức 15,6 triệu

đồng (833 USD) năm 2010 lên 40,8 triệu (1.800 USD) năm 2015; 103 triệu
(3.900 USD) năm 2020 và 504 triệu đồng (15.700USD) năm 2030.
Các chỉ tiêu văn hoá- xã hội:
+ Đến 2020: tỷ lệ trường đạt chuẩn các cấp như sau: Mầm non là 60%;
Tiểu học: 85%; THCS 80% và THPT: 85%. Tỷ lệ 10 bác sỹ và 30 giường
bệnh/vạn dân; tỷ lệ lao động qua đào tạo là 75-80%; tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn
thành phố vào năm 2020; duy trì tốc độ tăng dân số tự nhiên từ 1 đến
1,15%/năm.
1.2. Khái quát về Thƣ viện huyện Mê Linh
Thư viện huyện Mê Linh được thành lập năm 2010 theo Quyết định của
Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh, là đơn vị sự nghiệp văn hóa trực thuộc
phòng VHTT. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Ủy ban nhân dân
huyện.
Thư viện hiện toạ lạc tại tầng 4 của UBND huyện, nằm ở ngã 4 khu
trung tâm hành chính (xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội).
13

1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển thƣ viện
Giai đoạn trƣớc năm 2010:
Mê Linh trải qua nhiều lần chia tách và sáp nhập do vậy trước năm
2010 Thư viện huyện Mê Linh tồn tại và phát triển chung cùng với Thư viện
thị xã Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc).
Giai đoạn sau năm 2010:
Thực hiện đường lối đổi mới CNH – HĐH đất nước phát triển nông
thôn mới Thư viện Mê Linh được khôi phục lại và đi vào hoạt động, được sự
quan tâm của Sở VH-TT&DL TP.HN và lãnh đạo địa phương. Thư viện đã có
những bước tiến như: Kinh phí hoạt động ổn định để bổ sung sách, báo, mua
sắm trang thiết bị, máy tính, máy in và các thiết bị điện tử, đã được trang bị từ
cuối năm 2010. Đầu năm 2012 thư viện bước đầu ứng dụng CNTT vào công
tác TV, sử dụng phần mềm quản lý tài liệu (CDS/ISIS: Computer

Documemtation System/Integreter Set of Information System) 1.4 miễn phí
do UNESCO cung cấp. Thực hiện xử lý nghiệp vụ theo các chuẩn nghiệp vụ,
cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao về trình độ chuyên môn.
Hoạt động thư viện huyện ổn định, có điều kiện phát triển mạnh. Thực
hiện tốt các quy định nghiệp vụ, tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, giới
thiệu sách, báo. Thư viện luôn mở rộng phạm vi hoạt động và hướng về cơ sở,
hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của thư viện cơ sở, thực hiện đúng vai trò là thư
viện trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở.
Thư viện đã tích cực, chủ động phối hợp với các thư viện trong TP và các thư
viện xã luân chuyển sách, báo.
14

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của thƣ viện
1.2.2.1. Chức năng của thƣ viện
Thư viện huyện Mê Linh là đơn vị sự nghiệp Văn hóa - Thông tin, do UBND
huyện Mê Linh thành lập, có 4 chức năng chính như sau:
Chức năng giáo dục:
Thư viện được coi là mái trường thứ hai, là thiết chế giáo dục ngoài nhà
trường, là bạn đồng hành cùng giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. TVML
cung cấp cho các tổ chức và nhân dân phương tiện để tự học, nghiên cứu, trao đổi
trao đổi thông tin. Với nguồn thông tin hiện có, thư viện đã góp phần vào công tác
xóa mù chữ, nâng cao trình độ dân trí, chuyên môn cho các tầng lớp nhân dân trong
địa phương đồng thời, TV còn là nơi lưu trữ những sáng kiến kinh nghiệm trong đời
sống, sản xuất của thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ đi sau.
Chức năng thông tin
Thư viện Mê Linh là trung tâm luân chuyển sách báo phục vụ NDT trên
địa bàn huyện Mê Linh. Từ đây, sách báo được luân chuyển xuống các thư
viện xã, các điểm bưu điện văn hóa xã trong toàn huyện để đáp ứng tốt hơn
nhu cầu tinh thần cho nhân dân. Thư viện luôn chú trọng cung cấp những thông
tin cơ bản và có chọn lọc theo yêu cầu của NDT.

Chức năng văn hóa
TVML là trung tâm thu thập, tàng trữ, bảo quản và truyền bá di sản văn
hóa thuộc đủ môn loại tri thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa
học kĩ thuật, văn hóa nghệ thuật và các ấn phẩm đặc biệt khác kể cả tài liệu
không công bố, các loại tài liệu xuất bản trong và ngoài nước phù hợp với đặc
điểm sản xuất, trình độ dân trí của người dân.
15

Là trung tâm sinh hoạt văn hóa của nhân dân trong huyện. Bên cạnh
việc phục vụ tài liệu, TVML còn thường xuyên tổ chức trưng bày, giới thiệu
sách theo chủ đề, triển lãm, tổ chức hội thi
Chức năng giải trí
TVML là trung tâm giao lưu văn hóa tinh thần và giải trí lành mạnh, chức
năng giải trí của TVML thể hiện nổi bật khi tham gia vào việc tổ chức, sử dụng
thời gian nhàn dỗi cho nhân dân địa phương bằng cách cung cấp sách báo, băng
ghi âm, ghi hình đĩa CD, VCD, và các phương tiện nghe nhìn khác nhằm đáp
ứng nhu cầu giải trí của nhân dân, làm phong phú đời sống, tinh thần, thư giãn
sau những giờ làm việc căng thẳng. Hình thức thức giải trí này là tiết kiệm nhất,
phù hợp với thực tế và điều kiện kinh tế của người dân. Giúp họ tránh được các
tệ nạn xã hội và những cám dỗ trong đời sống thường ngày.
1.2.2.2. Nhiệm vụ của thƣ viện
Thư viện Mê Linh thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo Quy chế mẫu về tổ
chức và hoạt động của thư viện huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2006/QĐ-BVHTT ngày 05 tháng 5
năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin).
1. Thư viện xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, ngắn hạn
2. Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc sử
dụng vốn tài liệu thư viện, tổ chức các hình thức phục vụ, mở cửa thư viện
theo ngày, giờ nhất định phù hợp với điều kiện công tác, sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân địa phương; không đặt ra các quy định làm hạn chế quyền sử

dụng thư viện của người đọc.
3. Xây dựng vốn tài liệu phù hợp với trình độ, nhu cầu của nhân dân,
với đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.
16

Tăng cường vốn tài liệu thư viện thông qua việc tiếp nhận sách luân
chuyển từ thư viện tỉnh hoặc thực hiện việc mượn, trao đổi tài liệu với các thư
viện khác trên địa bàn.
Thực hiện việc thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu không còn giá trị sử
dụng theo quy định của Bộ Văn hóa – Thông tin.
4. Thường xuyên tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền giới
thiệu sách, báo để thu hút người đọc đến sử dụng vốn tài liệu thư viện: Tổ
chức các đợt vận động đọc sách, báo; xây dựng phong trào và hình thành thói
quen đọc sách, báo trong nhân dân địa phương.
5. Tổ chức các dịch vụ thông tin - thư viện phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
6. Tham gia xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện, phòng đọc
sách; hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện, phòng đọc sách trên địa bàn.
7. Từng bước triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của thư viện.
8. Thực hiện báo cáo định kì tháng, 6 tháng, hàng năm và báo cáo đột
xuất về tình hình hoạt động của thư viện với cơ quan chủ quản và thư viện cấp
tỉnh.
1.2.3. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại thƣ viện
Người dùng tin (NDT) là một trong những nhân tố chính cấu thành nên
thư viện, là đối tượng phục vụ, một yếu tố thiết yếu của TV. Vì vậy, phục vụ
bạn đọc, NDT là mục tiêu quan trọng của tất cả mọi loại hình thư viện, nếu không có
bạn đọc thư viện sẽ không thể tồn tại. Nói cách khác chính bạn đọc, NDT là trọng
tâm của mục tiêu phục vụ của thư viện; Sự thõa mãn nhu cầu của NDT chính là cơ sở
đánh giá chất lượng hoạt động thông tin trong thư viện.

17

1.2.3.1. Đặc điểm ngƣời dùng tin.
Qua khảo sát về nhu cầu tin của người dùng tin và phỏng vấn trực tiếp cán bộ
thư viện. Thành phần NDT của thư viện huyện Mê Linh bao gồm các nhóm khác
nhau như:
Nhóm NDT là cán bộ quản lý, lãnh đạo chiếm 6%
Nhóm NDT là công chức, viên chức chiếm 24%
Nhóm NDT là cán bộ hưu trí chiếm 27%
Nhóm NDT là học sinh, sinh viên chiếm 38%
Đối tượng khác chiếm 5%
6%
24%
27%
38%
5%
Nhóm cán bộ quản lý, lãnh dạo
Nhóm công chức, viên chức
Nhóm cán bộ hưu trí
Nhóm học sinh, sinh viên
Đối tượng khác

Biểu đồ 1.1: Đối tượng người dùng tin tại thư viện
- Nhóm NDT là cán bộ quản lý, lãnh đạo
Nhóm NDT này bao gồm các cán bộ làm công tác quản lý, lãnh đạo trong
huyện họ có trình độ chuyên môn sâu, hiểu biết rộng nhiều lĩnh vực. Đây là nhóm
NDT chiếm số lượng ít, chỉ chiếm 6% trong tổng số NDT tại thư viện. Việc đáp
ứng nhu cầu tin cho cán bộ quản lý, lãnh đạo được thư viện hết sức quan tâm,
18


vì họ là những người đưa ra các quyết định mang tính chiến lược có ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển của huyện.
Nhu cầu thông tin của cán bộ quản lý, lãnh đạo huyện ML rất phong phú, đa
dạng. Do cường độ lao động cao, không có nhiều thời gian cho việc tìm kiếm thông
tin, họ cần những thông tin vừa rộng vừa sâu, kịp thời, chính xác, ngắn gọn phù hợp
với công việc họ quản lý, thường là các thông tin về chính trị, xã hội, các văn bản,
nghị định, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực họ công tác, và các thông
tin về địa phương, xã hội. Vì vậy hình thức phục vụ thường là các bản tin nhanh, các
tin tóm tắt, tổng quan, phục vụ chủ yếu bằng phương pháp từ xa, theo yêu cầu cụ thể.
- Nhóm NDT là công chức, viên chức
Nhóm này bao gồm các cán bộ phòng ban, giáo viên, nhân viên nhà nước
Chiếm tỉ lệ tương đối cao, chiếm 24% trong tổng số NDT của thư viện, là nhóm có
trình độ chuyên môn, có nhu cầu thông tin về các tài liệu liên quan đến chuyên ngành
làm việc, thông tin xã hội. Họ cũng không có nhiều thời gian lên thư viện đọc tài liệu,
mà chủ yếu thông qua hình thức mượn tài liệu về nhà. Vì vậy, thông tin dành cho
nhóm công chức, viên chức phải đa dạng, cập nhật đầy đủ, chính xác và chuyên sâu
về ngành nghề của họ.
- Nhóm NDT là cán bộ hưu trí
Cán bộ hưu trí là nhóm bạn đọc chiếm khá đông của thư viện chiếm 27 %
tổng số bạn đọc của thư viện, chủ yếu là những cán bộ về hưu, hoạt động ở nhiều lĩnh
vực khác nhau. Cán bộ hưu trí có nhiều thời gian rảnh rỗi và là đối tượng có hiểu biết
sâu rộng lên thư viện đọc sách báo. Nhu cầu thông tin chủ yếu là báo, tạp chí về pháp
luật, kinh tế xã hội, bên cạnh đó còn có nhu cầu về sách kỹ thuật về nông nghiệp,
chăn nuôi, đặc biệt là những tài liệu về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Hình thức
phục vụ chủ yếu của thư viện đối với nhóm này là phục vụ đọc tại chỗ và mượn về
nhà.

×