Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

khảo nghiệm cơ bản bộ giốngdòng lúa chống chịu mặn tại vùng hạ huyện cần đước tỉnh long an vụ thu đông năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD



LÝ THỊ DIỄM KIỀU





KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN BỘ GIỐNG/DÒNG
LÚA CHỐNG CHỊU MẶN TẠI VÙNG HẠ
HUYỆN CẦN ĐƯỚC TỈNH LONG AN
VỤ THU ĐÔNG NĂM 2013



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH NÔNG HỌC













2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD



Luận văn tốt nghiệp
Chuyên ngành Nông Học




KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN BỘ GIỐNG/DÒNG
LÚA CHỐNG CHỊU MẶN TẠI VÙNG HẠ
HUYỆN CẦN ĐƯỚC TỈNH LONG AN
VỤ THU ĐÔNG NĂM 2013



Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
PGs.TS. Võ Công Thành Lý Thị Diễm Kiều
Ths. Quan Thị Ái Liên MSSV: 3113246
Lớp: TT1119A1









2014

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP



Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Nông Học với đề tài:



KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN BỘ GIỐNG/DÒNG
LÚA CHỐNG CHỊU MẶN TẠI VÙNG HẠ
HUYỆN CẦN ĐƯỚC TỈNH LONG AN
VỤ THU ĐÔNG 2013


Do sinh viên Lý Thị Diễm Kiều thực hiện.
Kính trình lên hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp











Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Cán bộ hướng dẫn




PGs. Ts. Võ Công Thành

ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp kỹ
sư chuyên ngành Nông Học với đề tài:


KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN BỘ GIỐNG/DÒNG
LÚA CHỐNG CHỊU MẶN TẠI VÙNG HẠ
HUYỆN CẦN ĐƯỚC TỈNH LONG AN
VỤ THU ĐÔNG 2013

Do sinh viên Lý Thị Diễm Kiều thực hiện và bảo vệ trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:

……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Luận văn tốt nghiệp được đánh giá: ……………………………………

Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2014
Hội Đồng





DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD





iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong quá trình luận văn nào trước đây.




Tác giả luận văn



Lý Thị Diễm Kiều

iv

QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và Tên: Lý Thị Diễm Kiều Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 06/12/1992 Dân tộc: Khrme
Nơi sinh: huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng
Họ và tên cha: Lý Sơn Hiền
Họ và tên mẹ: Chế Thị Thủy
Địa chỉ thường trú: xã Lâm Tân, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
Điện thoại: 0939277160
Email:
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu Học
Thời gian: 1998 – 2003
Trường: Tiểu học cơ sở Lâm Tân
Địa điểm: xã Lâm Tân, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
2. Trung Học Cơ Sở
Thời gian: 2003 – 2007
Trường: Trung Học cơ sở Lâm Tân
Địa điểm: xã Lâm Tân, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
3. Trung Học Phổ Thông
Thời gian: 2007 – 2010
Trường: Trung học phổ thông Trần Văn Bảy

Địa điểm: huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng.
4. Đại học
Thời gian: 2010 – 2011
Trường: Dự bị Đại học Dân tộc thành phố Hồ Chí Minh
Thời gian : 2011-2014
Trường : Đại học Cần Thơ
Địa điểm : Đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP Cần
Thơ.



Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Người khai



Lý Thị Diễm Kiều

v

LỜI CẢM TẠ
Kính dâng
Cha, mẹ hai đấng sinh thành đã tận tụy lo cho tương lai của chúng con.
Để chúng con có thể vững bước trên đường đời này.
Người anh luôn ở bên tôi khích lệ tôi khi tôi gặp khó khăn.
Chân thành ghi ơn
PGs.Ts. Võ Công Thành, Ths. Quan Thị Ái Liên một người thầy (người
cô) đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành biết ơn

Gia đình chú Phạm Văn Khoăn nông dân ấp Tây, xã Long Hựu Tây,
huyện Cần Đước, tỉnh Long An, đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho con trong suốt thời gian con làm thí nghiệm ngoài đồng.
Thầy Nguyễn Lộc Hiền, cố vấn học tập lớp Nông Học K37A1 đã quan
tâm, giúp đỡ em trong suốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn
Ktv. Đái Phương Mai, Ktv. Võ Quang Trung , Ks. Nguyễn Thành Tâm,
Ks. Lê Trí Đức, Ks, Nguyễn Tuấn Vũ, Ks, Lê Trung Hiếu, Ktv. Đặng Thị
Ngọc Nhiên, và tập thể cán bộ trong phòng thí nghiệm Chọn Giống và Ứng
Dụng Công Nghệ Sinh Học, bộ môn Di truyền- Giống Nông Nghiệp đã giúp
đỡ và hỗ trợ tôi trong thời gian thực tập và làm thí nghiệm trong phòng thí
nghiệm.
Chân thành cám ơn các anh chị lớp Công Nghệ Giống Cây Trồng khóa
36 đã giúp đỡ tôi trong thời gian làm thí nghiệm.
Thân thương gởi về
Các bạn sinh viên Nông Học K37, Võ Thị Mỹ Nhân, Nguyễn Ngọc Mai,
Phạm Hoàng Nam, Trần Thị Lệ Thu, Nguyễn Bé Hiếu, Nguyễn Thị Lan, Thị
Nghiệp những người bạn đã luôn ở bên tôi khi tôi gặp khó khăn, luôn cùng tôi
chia sẽ niềm vui nỗi buồn và động viên, giúp đỡ tôi từ mặt tinh thần cũng như
những công việc trong lúc tôi đã làm thí nghiệm.



vi

LÝ THỊ DIỄM KIỀU. 2014. “Khảo nghiệm cơ bản bộ giống/dòng lúa chống
chịu mặn tại Vùng Hạ huyện Cần Đước - Tỉnh Long An vụ Thu Đông năm
2013”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Nông Học. Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng. Trường Đại Học Cần Thơ 66 trang. Giảng viên hướng
dẫn: PGs. Ts. Võ Công Thành, Ths. Quan Thị Ái Liên.


TÓM LƯỢC
Vùng hạ huyện Cần Đước tỉnh Long An là một trong những vùng bị mặn
điển hình cho khu vực mặn do lấy nước biển để nuôi tôm lâu dài. Việc chọn ra
giống lúa có khả năng thích nghi cho vùng này là rất cần thiết. Thí nghiệm
được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2013, tại ấp Tây, xã Long Hựu
Tây, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Thí ghiệm bố trí theo kiểu khối hoàn
toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại, 6 nghiệm thức với 6 giống/dòng lúa, trong đó có
4 giống chống chịu mặn, 1 giống đối chứng chuẩn nhiễm mặn IR28 và giống
OM4900 làm giống đối chứng địa phương. Kết quả thí nghiệm chọn được 1
dòng lúa CTUS4 có khả năng thích nghi tốt với vùng này, với EC nước: 2,67-
6,25 dSm
-1
và ECe trong đất: 4,80-5,92 dSm
-1
, cho năng suất 3,78 (tấn/ha),
hàm lượng amylose 16,34%, hàm lượng protein 5,29%, chiều dài hạt gạo
thuộc dạng hạt thon dài.



vii

MỤC LỤC
Lời cam đoan iii
Quá trình học tập iv
Lời cảm tạ v
Tóm lược vi
Mục lục vii
Danh sách bảng x

Danh sách hình xi

Mở đầu 1
Chương 1: Lược khảo tài liệu 2
1.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu 2
1.1.1 Vị trí địa lý 2
1.1.2 Điều kiện khí hậu thời tiết 2
1.1.3 Tài nguyên nước và chế độ thủy văn 2
1.1.4 Địa hình và tài nguyên đất 3
1.1.5 Mô hình canh tác, cơ cấu giống, mùa vụ xã Long Hựu Tây 6
1.2 Kỹ thuật canh tác trên vùng đất nhiễm mặn trong mô hình lúa tôm 8
1.2.1 Kỹ thuật canh tác lúa 8
1.2.2 Bón Phân 8
1.2.3 Quản lý mực nước 8
1.2.4 Thời vụ canh tác lúa tôm 9
1.3 Các tính chất của đất 9
1.3.1 Độ chua của đất 9
1.3.2 Dung tích hấp thụ cation (CEC) 9
1.3.3 Các độc chất trong đất 10
1.3.4 Các nguyên tố đa lượng trong đất 11
1.4 Đất mặn và sự ảnh hưởng của nó lên cây lúa 12
1.4.1 Đất mặn 12
1.4.2 Ngưỡng chống chịu mặn của cây lúa 13
1.4.3 Ảnh hưởng của mặn đến sinh trưởng cây lúa 14
1.5 Một số công trình nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu mặn 16
1.5.1 Những thành tựu của thế giới 16
1.5.2 Những thành tựu ở Việt Nam 16

Chương 2: Phương tiện và phương pháp nghiên cứu 18
2.1 Thời gian và địa điểm 18

2.2 Phương tiện 18

viii

2.2.1 Vật liệu nghiên cứu 18
2.2.2 Thiết bị và hóa chất 18
2.3 Phương pháp thí nghiệm 19
2.3.1 Đánh giá khả năng chịu mặn trong dung dịch Yoshida (IRRI,1997) 19
2.3.2 Phương pháp đánh giá khả năng kháng rầy nâu 20
2.3.3 Khảo nghiệm cơ bản 20
2.3.4 Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá 23
2.3.5 Phương pháp tính năng suất 27
2.3.6 Phương pháp đánh giá phẩm chất gạo 28
2.3.7 Phương pháp đo độ mặn nước và phân tích đất mặn 31
2.3.8 Phương pháp phân tích số liệu 32

Chương 3: Kết quả thảo luận 33
3.1 Khả năng chịu mặn và đánh giá khả năng kháng rầy 33
3.1.1 Khả năng chống chịu mặn 33
3.1.2 Khả năng kháng rầy của các giống/dòng lúa thí nghiệm 34
3.2 Đánh giá tổng quát 35
3.3 Đặc tính nông học, thành phần năng suất, năng suất và sâu bệnh 38
3.3.1 Đặc tính nông học 38
3.3.2 Thành phần năng suất và năng suất 41
3.3.3 Tình hình sâu và bệnh hại trên ruộng lúa thí nghiệm 44
3.4 Một số chỉ tiêu phẩm chất hạt gạo của các giống/dòng lúa thí nghiệm 45
3.4.1 Chiều dài và hình dạng hạt gạo 45
3.4.2 Hàm lượng amylose, protein, độ bền gel, nhiệt trở hồ 46

Chương 4: Kết luận và đề nghị 50

4.1 Kết luận 50
4.2 Đề nghị 50
Tài liệu tham khảo 51
Phụ lục 1: Một số chỉ tiêu đánh giá đất 57
Phụ lục 2: Báo cáo kết quả khảo nghiệm cơ bản 59
Phụ lục 3: Năng suất các giống lúa khảo nghiệm 61
Phụ lục 4: Các bảng phân tích phương sai 62
Phụ lục 5: Hình lúa thí nghiệm qua các giai đoạn 65






ix

DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tên bảng Trang

1.1 Trị số EC trích bão hòa có thể được phân cấp tùy theo sự mẫn
cảm của cây trồng đối với độ mặn
10

1.2 Phân loại đất mặn (FAO, 1985) 13

2.1 Bảng 2.1 Nguồn gốc các giống/dòng lúa thí nghiệm 18

2.2 Tiêu chuẩn đánh giá (SES) ở giai đoạn tăng trưởng và phát triển
IRRI (1997)
19


2.3 Đánh giá khả năng kháng rầy theo tiêu chuẩn quốc tế (1980) 20

2.4 Phân nhóm giống lúa theo thời gian sinh trưởng (ngày) 21

2.5 Liều lượng phân bón 22

2.6 Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá 24

2.7 Thang đành giá hàm lượng amylose (IRRI, 1988) 29

2.8 Phân cấp độ bền thể gel theo thang đánh giá của (IRRI 1996) 30

2.9 Bảng 2.8 Bảng phân cấp độ trở hồ (Jenings et al., 1979) 31

2.10 Bảng 2.9 Tiêu chuẩn đánh giá chiều dài và hình dạng hạt gạo
theo IRRI (Juliano, 1993)
31

3.1 Bảng 3.1 Đánh giá khả năng chịu mặn của các giống/dòng lúa thí
nghiệm
33

3.2 Kết quả đánh giá khả năng kháng rầy 34

3.3 Kết quả phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong đất 37

3.4 Độ mặn đất qua các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa 37

3.5 Một số đặc tính nông học của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm 40


3.6 Đặc tính nông học của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm vụ Thu Đông
năm 2013 tại xã Long Hựu Tây, huyện Cần Đước, Long An
41

3.7 Thành phần năng suất và năng suất của 6 giống/dòng lúa thì
nghiệm vụ Thu Đông năm 2013
43

3.8 Tình hình sâu, bệnh hại trên 6 giống/dòng lúa thí nghiệm vụ Thu
Đông năm 2013
44

3.9 Chiều dài và hình dạng hạt gạo của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm
vụ Thu Đông năm 2013
45

3.10 Một số chỉ tiêu phẩm chất hạt gạo của 6 giống/dòng lúa thí
nghiệm vụ Thu Đông năm 2013
49


x

DANH SÁCH HÌNH
Hình Tên hình Trang

1.1 Bản đồ huyện Cần Đước tỉnh Long An 4

1.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Cần Đước, Long An 5


1.3 Bản đồ xã Long Hựu Tây huyện Cần Đước tỉnh Long An 7

1.4 Mối quan hệ giữa năng suất và độ mặn của lúa (Oryza sativa)
(Mass và Hoffman, 1977)
13

3.1 Hình thử mặn ở nồng độ 10 ‰ của các giống/dòng lúa thí nghiệm

34

3.2 Hình thử rầy các giống/dòng lúa thí nghiệm 35

3.3 Diễn biến độ mặn nước qua các giai đoạn phát triển của cây lúa 36

3.4 Biểu đồ biểu diễn khả năng chịu mặn của cây lúa 38

3.5 Chiều dài và hình dạng hạt gạo của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm. 46

3.6 Độ bền thể gel của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm. 48

3.7 Nhiệt trở hồ của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm. 49






























xi

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮC
Từ viết tắc Ý nghĩa
AL Âm lịch
DL Dương lịch
D/R Dài rộng
dS/m Deci Siemens trên mỗi mét
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐCCN Đối chứng chuẩn nhiễm
ĐCĐP Đối chứng địa phương
EC Electrical Conductivity (độ dẫn điện)
ECe Độ mặn đất trích bão hòa
ESP Exchangeable Sodium Percentage (phần trăm Natri trao
đổi)

FAO Food and Argiculture Organization of the United Nations
(hiệp hội nông lương quốc tế)

Ha Hecta
IRRI International rice reseach institude (viện lúa quốc tế)
KNN & SHUD Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng
Mmhos/cm Millimhos trên mỗi centimet
NSKG Ngày sau khi gieo
NSKTM Ngày sau khi thử mặn
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực tế
PTNT Phát triển nông thôn
Rep Replication (lặp lại)
SAR Sodium Absorption Ratio (tỷ lệ Natri hấp thu)
TGST Thời gian sinh trưởng
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh










1

MỞ ĐẦU
Trước tình hình biến đổi khí hậu, hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng
tăng làm cho diện tích đất trồng lúa ở ĐBSCL bị thu hẹp. Đồng thời làm thất
thu hàng trăm hecta diện tích đất trồng lúa đặc biệt ở các vùng ven biển như:
Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Diễn biến mặn thất thường và không theo một
quy luật nào, mùa khô năm 2013 mặn đến sớm và diễn ra nghiêm trọng, ảnh
hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt (Viện Khoa Học Thủy Lợi
Miền Nam, 2013). Long An là một trong tỉnh thuộc ĐBSCL bị ảnh hưởng
nghiêm trọng của biến đổi khí hậu do nước biển dâng và xâm nhập mặn.
Huyện Cần Đước nằm ở phía Đông nam vùng hạ tỉnh Long An, thuộc
vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Là một huyện ven biển, được bao bọc
bởi sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát, hàng năm chịu nhiều ảnh hưởng bởi tình
trạng xâm nhập mặn. Cần Đước được chia ra làm 2 vùng với đặc điểm tự
nhiên, kinh tế khác biệt. Vùng Thượng có địa hình tương đối cao ráo, được
ngăn mặn nên thích hợp cho việc trồng lúa và rau màu, còn ở vùng Hạ có địa
hình thấp, mặn xâm nhập nên việc canh tác ở đây chủ yếu phát triển ngành
thủy sản ( Tuy nhiên, trong những
năm gần đây việc nuôi thủy sản (tôm, cá) gặp nhiều khó khăn thu nhập không
ổn định.
Chính vì lí do đó vùng hạ của huyện chuyển từ nuôi thủy sản sang mô
hình lúa tôm, vụ canh tác chính là vụ Thu Đông bắt đầu gieo sạ cuối tháng 7
DL và thu hoạch đầu tháng 11 DL. Các giống lúa canh tác ở đây chủ yếu là
giống trung ngày như là: OM1352, OM4900, OM4218, Nhưng diễn biến
xâm nhập mặn thất thường không theo quy luật hàng năm, ảnh hưởng tới việc
canh tác lúa. Nếu mưa trễ nông dân xuống giống trễ thì sẽ bị mặn cuối vụ, nếu
xuống giống sớm quá sẽ bị ảnh hưởng mặn vào đầu vụ, nước sông mặn nông

dân không bơm nước vào ruộng được mà chỉ chờ mưa để rửa mặn, kết quả
trong ruộng bị khô dẫn đến lúa chết.
Chính vì những nguyên nhân trên nên việc chọn tạo giống lúa chống chịu
mặn ngắn ngày để giúp nông dân chủ động trong việc gieo trồng đúng thời vụ
là rất cần thiết. Do đó, đề tài “Khảo nghiệm cơ bản các giống/dòng lúa chống
chịu mặn vụ Thu Đông năm 2013 tại Vùng hạ huyện Cần Đước, tỉnh Long
An” được thực hiện nhằm mục tiêu: Chọn ra giống/dòng lúa có khả năng chịu
mặn tốt, chống chịu sâu, bệnh, cho năng suất cao và phẩm chất tốt, phù hợp
với điều kiện canh tác thực tế của địa phương.






2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm của vùng nghiên cứu
1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Cần Đước nằm ở phía Đông Nam, thuộc vùng Hạ của tỉnh Long
An, là một huyện ven biển, ba phía được bao bọc bởi sông Rạch Cát và sông
Vàm Cỏ. Cần Đước là cửa ngõ giao thông huyết mạch giữa Tp.HCM đi các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long qua kinh Nước Mặn nối sông Vàm Cỏ và sông
Rạch Cát; phía Đông giáp huyện Cần Giuộc có sông Rạch Cát làm ranh giới;
Phía Tây giáp huyện Tân Trụ và huyện Châu Thành có sông Vàm Cỏ làm ranh
giới; Phía nam giáp Thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang có sông Vàm cỏ
làm ranh giới; phía Bắc giáp huyện Bến Lức
( hình 1.1.

1.1.2 Điều kiện khí hậu thời tiết
Cần Đước mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa: mùa
mưa và mùa khô, đồng thời chịu ảnh hưởng thời tiết vùng cận biển. Nhiệt độ
trung bình trên địa bàn xấp xỉ 27
0
C; ẩm độ bình quân 79% và chênh lệch cao
giữa mùa khô và mùa mưa 20% - 90%. Số giờ nắng bình quân 2.700 giờ/năm.
Mùa mưa thường từ tháng 4 AL đến tháng 11 AL, lượng mưa bình quân
khoảng 1600 mm/năm, trong tháng 9-10 lượng mưa rất lớn, trùng với thời
điểm lũ cao gây ra hiện tượng ngập lụt trong vùng. Giữa mùa mưa có hiện
tượng hạn kéo dài khoảng 15 ngày trong tháng 7 AL hoặc tháng 8 AL (gọi là
hạn Bà Chằng).
Cần Đước chịu ảnh hưởng chế độ gió mùa, thay đổi theo 2 mùa rõ rệt.
Gió mùa Đông Bắc vào mùa khô, với tốc độ trung bình 5-7m/giây. Gió mùa
Tây Nam vào mùa mưa, tốc độ trung bình 3,2 m/giây
().
1.1.3 Tài nguyên nước và chế độ thủy văn
Sông Rạch Cát (hay còn gọi là sông Cần Giuộc, sông Phước Lộc) chảy
qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Đoạn chảy trên địa
phận tỉnh Long An, tiếp giáp nhiều kênh rạch của lưu vực sông Vàm Cỏ, chảy
đến huyện Cần Đước cách sông Vàm cỏ khoảng 12,5 km thì dòng sông này
tách thành 2 con sông: Một hướng rẽ ra sông Soài Rạp, một hướng xuống
Vàm Cỏ và Sông Vàm Cỏ đổ nước vào sông Soài Rạp, cách cửa Soài Rạp
khoảng 22 km.





3


Nguồn nước mặt được hình thành từ hệ thống sông Vàm Cỏ, sông Rạch
Cát và hệ thống kênh rạch chằng chịt trên địa bàn, thường bị mặn vào mùa
khô. Nguồn nước mưa: mùa mưa thường kéo dài từ tháng 4 AL cho đến hết
tháng 11 AL, là nguồn nước ngọt chủ yếu để sản xuất nông nghiệp và dùng
cho sinh hoạt
Chế độ thủy văn ở Cần Đước chịu tác động mạnh của chế độ bán nhật
triều của biển Đông. Vào mùa khô thủy triều đưa nước mặn từ cửa Soài Rạp
theo sông Vàm Cỏ và sông Rạch Cát vào nội đồng, ảnh hưởng không tốt đến
nguồn nước dùng cho sản xuất cũng như việc trồng trọt tuy nhiên lại thuận lợi
cho việc nuôi thủy sản (Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền
Nam, 2003).
1.1.4 Địa hình và tài nguyên đất
Địa hình Cần Đước mang đặc trưng của đồng bằng gần cửa sông, tương
đối bằng phẳng. Tuy nhiên, địa hình Cần Đước hơi nghiêng về phía biển
Đông, thấp từ Bắc xuống Nam, trung bình từ 0,6-0,8 m so với mực nước biển,
có nơi chỉ khoảng 0,3-0,5 m nên nước mặn dễ xâm nhập sâu vào trong nội
đồng. Cần Đước được chia làm 2 phần rõ rệt. Phần đất liền còn gọi là vùng
thượng bao gồm phần lớn diện tích huyện. Phần còn lại "ốc đảo" còn gọi là
vùng hạ, nằm tách biệt với vùng thượng bởi kênh Nước Mặn bao gồm hai
xã: Long Hựu Đông, Long Hựu Tây. Vùng hạ có địa hình khá thấp, lại nằm
gần biển, nên đất nhiễm mặn, là vùng không chủ động được nguồn nước ngọt,
thời gian ngọt thường ngắn khoảng 3-4 tháng sau đó sẽ bị mặn xâm nhập. Mô
hình canh tác chủ yếu 1 vụ lúa kết hợp với nuôi tôm (lúa tôm), vụ chính là vụ
Thu Đông ( hình 1.1.
Cần Đước có 06 nhóm đất gồm: nhóm đất phù sa; nhóm đất phù sa
nhiễm mặn; nhóm đất phèn tiềm tàng; nhóm đất phèn hoạt động; nhóm đất
phèn tiềm tàng nhiễm mặn; nhóm đất phèn hoạt động nhiễm mặn. Nhìn chung
tỷ lệ đất phèn chiếm diện tích lớn, là một hạn chế cho việc phát triển trồng
trọt. Đất ở Cần Đước có thể trồng lúa, trồng rau màu, trồng lát, trồng dưa hấu

và nuôi tôm tuy nhiên cần chú ý đến thời vụ
( hình 1.2.










4









































Ngồn:
Hình 1.1 B
ản đổ h
ành chính huy
ện Cần Đ
ư
ớc, Long An




5








































Nguồn:
Hình 1.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Cần Đước, Long An


6

1.4.5 Mô hình canh tác tại xã Long Hựu Tây (Xã vùng hạ huyện Cần
Đước, Long An)
Xã Long Hựu Tây với diện tích tự nhiên 15.55 km
2
, được tách ra từ xã
Long Hựu. Vùng đất cù lao này bị nhiễm phèn mặn và thường bị ngập lũ do
chưa có hệ thống đê bao và kênh mương tưới tiêu rửa phèn, cho nên chỉ canh
tác lúa một vụ năng suất rất thấp. Năm 2003 bắt đầu xây dựng đê bao sông
Vàm Cỏ nhưng chưa kép kính ( )
hình 1.3.
Long Hựu Tây chủ yếu thuộc nhóm đất mặn trung bình phèn tiềm tàng

sâu, thời gian ngọt thường ngắn khoảng 3-4 tháng sau đó sẽ bị mặn xâm nhập,
tình hình diễn biến mặn thất thường qua mỗi năm. Mô hình canh tác chủ yếu ở
đây là canh tác lúa 1 vụ kết hợp với nuôi tôm (lúa tôm). Vụ lúa chín là vụ Thu
Đông. Giống lúa canh tác chủ yếu là các giống lúa trung ngày và ngắn ngày
như: OM1352, OM4218, OM4900, Tài Nguyên, thường gieo mạ vào giữa
tháng 6 AL khoảng đầu tháng 7 AL cấy lúa, khoảng tháng 10 AL mặn bắt đầu
xâm nhập nên việc canh tác lúa thường bị ảnh hưởng mặn vào cuối vụ (Trạm
khuyến nông huyện Cần Đước, 2013).









7


Nguồn: ( )
Hình 1.3 Bản đồ xã Long Hựu Tây huyện Cần Đước tỉnh Long An


8

1.2 Kỹ thuật canh tác trên vùng đất nhiễm mặn trong mô hình lúa
tôm
1.2.1 Kỹ thuật canh tác lúa (Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2010)
Canh tác lúa tập trung vào mùa mưa từ tháng 7-12 hàng năm, khi ruộng

nuôi tôm đã được rữa mặn kỹ.
Giống lúa: chọn những giống có khả năng chịu mặn. Thời gian sinh
trưởng ngắn từ 90-110 ngày đối với gieo sạ và thời gian sinh trưởng dài từ
125-150 ngày đối với cấy.
Biện pháp gieo sạ: Lúc lúa được ngâm ủ trong nước muối 15% khoảng
5-10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp. Sau đó, cho vào ngâm trong nước
sạch 30 giờ, ủ trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú mầm. Xử lý hạt giống trước
khi gieo bằng Regent hoặc Carban 3%. Trọng lượng hạt giống gieo từ 100-120
kg/ha.
Nên chọn ruộng có điều kiện chủ động về nước, gieo sạ thưa tạo nhiều
khoảng trống cho tôm hoạt động áp dụng kỹ thuật sạ hàng giúp hạn chế sâu
bệnh, tiết kiệm giống và dễ chăm sóc. Trước khi gieo nên rút nước khô mặt
ruộng và sau khi sạ trong những ngày nắng nên thay nước thường xuyên để
giảm nhiệt độ và hạn chế gây hại cho lúa.
Biện pháp gieo mạ cấy: Lượng giống cho hecta mạ cần từ 60-70 kg.
Tuổi mạ thích hợp nhất để nhổ cấy từ 25-35 ngày tuổi tùy theo giống,
khoảng cách cấy mạ thích hợp nhất là 25 x 25 cm hoặc 25 x 30 cm tùy theo
giống, cấy từ 3-5 ngày cần dặm lại để bảo đảm mật độ lúa.
1.2.2 Bón phân
Lượng phân được sử dụng cho hecta đất trồng lúa là: 60-100 kg phân
urê; 300-350 kg phân lân; 100-130 kg phân NPK (20-20-15) (Trung tâm
Khuyến nông quốc gia, 2010). Theo Bộ Nông Nghiệp & PTNT (2011) công
thức phân bón 100N-60P2O5-50K2O.
1.2.3 Quản lý mực nước (Trung tâm khuyến nông quốc gia, 2010)
Cần tiến hành triệt để giữ nước ngọt tại chỗ, theo dõi chặt chẽ diễn biến
thời tiết, chủ động phòng chống hạn cục bộ. Trước khi sạ nên tiến hành tháo
cạn nước, xử lý rãnh cho khô ruộng. Khi lúa phát triển từ 5-7 ngày tiến hành
cho nước vào ruộng từ từ theo chiều cao cây lúa và giữ ở mức 10-15 cm trong
suốt quá trình phát triển cây lúa. Chỉ rút nước cho khô trước khi thu hoạch 7-
10 ngày để lúa chín tập trung và dễ thu hoạch. Nếu có mưa lớn cần tiếp tục xổ

nước để tiếp tục rửa phèn, mặn. Đồng thời cần củng cố bờ bao chắc chắn,
tránh rò rỉ nước hoặc xâm nhập mặn trong quá trình canh tác lúa.





9

1.2.4 Thời vụ canh tác lúa-tôm (Trung tâm khuyến nông quốc gia,
2010)
Thời vụ là yếu tố quyết định thành bại của mô hình canh tác lúa tôm.
Thông thường thời vụ nuôi tôm từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau tính theo
dương lịch (dl), thời vụ canh tác một vụ lúa tốt nhất từ tháng 7-11 hàng năm.
Trước mỗi vụ tôm hay mỗi vụ lúa cần dành 15-30 ngày để cải tạo đất, ao
vuông.
Thời vụ canh tác hệ thống lúa-tôm được khai thác nuôi bắt đầu từ đầu
mùa nắng (tháng 11-12 dl) và kết thúc vào cuối mùa nắng (tháng 5-6 dl). Lúa
được gieo mạ vào tháng 6 dl trên vùng đất không bị nhiễm mặn mùa nắng, đến
khi mùa mưa đến đủ để rửa mặn trên ruộng lúa, lúc đó mạ được cấy với 60-70
ngày tuổi với các giống lúa (như Tài Nguyên). Nếu sạ, nên theo dõi khi lượng
mưa làm giảm độ mặn trong vuông xuống dưới 0,2% là thời điểm gieo sạ tốt
nhất, thường rơi vào tháng 6-7 dl.
1.3 Các tính chất của đất
1.3.1 Độ chua của đất
Độ chua của đất ảnh hưởng nhiều tới các phản ứng hóa học và sinh học
chỉ xảy ra ở một pH nhất định. Độ chua của đất được chia làm hai loại:
Độ chua hiện tại (pH H
2
O)

pH đất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vi sinh vật
đất, vận tốc các phản ứng hóa học và sinh hóa trong đất. Độ hữu dụng của
dưỡng chất trong đất, hiệu quả phân bón cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ chua
đất.
Độ chua tiềm tàng: là độ chua gây ra bởi ion H
+
và Al
3+
được hấp thu
trên bề mặt keo đất. thông thường độ chua này lớn hơn độ chua hiện tại và
biểu thị khả năng gây chua tiềm tàng của đất (Ngô Ngọc Hưng,2004).
1.3.2 Dung tích hấp phụ cation (CEC)
Ngô Ngọc Hưng (2004), dung tích hấp phụ ion hay còn gọi là khả năng
trao đổi cation của đất càng cao chứng tỏ đất có khả năng giữ, trao đổi tốt các
dưỡng chất. Khi pH gia tăng CEC gia tăng do một số keo đất có điện tích thay
đổi sẽ tích điện âm trong điều kiện pH cao do đó có khả năng hấp thụ cation.
Từ đó có thể đo lường tiềm năng tối đa có thể hấp thụ cation của một loại đất.
Khả năng hấp phụ cation ở điều kiện thực tế đồng ruộng được xác định
bằng dung dịch không đệm (thí vụ BaCl2 0.01 M không đệm). CEC được xác
định bằng dung dịch không đệm được gọi là CEC hữu hiệu (Effective CEC).






10

1.3.3 Các độc chất trong đất
Độ dẫn điện (EC)

Độ dẫn điện được định nghĩa là khả năng dẫn điện của dung dịch đất, là
một chỉ tiêu dùng để đo lường độ dẫn điện của các ion hòa tan trong dung dịch
hay còn gọi là độ mặn của đất. EC được xác định bằng cách dùng điện cực đặt
vào dung dịch đất được trích bằng nước cất ở một tỷ lệ nhất định ( Nguyễn Mỹ
Hoa và Lê Văn Khoa, 2012).
Kết quả nghiên cứu sự thay đổi EC trên đất ngập nước cho thấy EC có
khuynh hướng gia tăng đạt đến đỉnh cao và sau đó giảm dần đến một chỉ số ổn
định. Sự gia tăng EC khi ngập nước là do sự gia tăng nồng độ các chất khử
như Fe
2+
, Mn
2+
và sự tích lũy các ion như NH
4
, HCO
3
-
, RCOO
-
. Trên đất
kiềm, sự hòa tan cacbonate bởi H
2
CO
3
và các acid hữu cơ cũng làm tăng EC.
Sự giảm EC sau khi đạt đến đỉnh cao là do sự kết tủa của Fe
2+
thành Fe(OH)
2


và Mn
2+
thành Mn(OH)
2
(Ngô Ngọc Hưng,2004). EC gia tăng khi nhiệt độ gia
tăng, do đó khi xác định độ dẫn điện cần hiệu chỉnh EC về một nhiệt độ nhất
định là 25
0
C. EC có thể được xác định bằng cách trích bão hòa hoặc ở các tỷ lệ
trích đất : nước là 1:1, 1:1.5. Tỷ lệ trích càng loãng giá trị EC càng thấp
(Nguyễn Mỹ Hoa và Lê Văn Khoa, 2012).
Bảng 1.1 Trị số EC trích bão hòa có thể được phân cấp tùy theo sự mẫn cảm
của cây trồng đối với độ mặn
EC trích bão hòa
Mmhos/cm ở 25
0
C
Đáp ứng của cây trồng
0-2 Đa số cây trồng không bị ảnh hưởng bởi mặn
2-4 Năng suất cây trồng rất mẫn cảm với mặn có thể bị ảnh
hưởng
4-8 Năng suất của các cây trồng mẫn cảm với mặn bị ảnh
hưởng
8-16 Chỉ những cây chịu mặn mới có thể phát triển
>16 Rất ít những cây chịu mặn phát triển
Hàm lượng Cl
-
Các đất bị nhiễm mặn do nước biển thường chứa nhiều muối NaCl,
MgCl
2

, CaCl
2
, chúng chiếm hơn 90% tổng số muối hòa tan trong đất nhiễm
mặn nên có thể đánh giá độ mặn của đất qua hàm lượng Cl
-
trong đất. Trong
đất nếu hàm lượng Cl
-
ít hơn 0.05% đất không mặn, từ 0.051- 0.25 % đất mặn
ít và trung bình, lớn hơn 0.26% đất mặn nhiều (Ngô Ngọc Hưng, 2004) .
Tuy nhiên, Trong đất phèn nhiều (phèn hoạt tính) thì hàm lượng Cl
-
ít
(<0,1%) nhưng đối với phèn mặn và phèn tiềm tàng thì tỷ lệ rất cao. Tuy nhiên
độ di động của nó rất lớn và rất dễ bị rửa trôi (Lê Huy Bá, 2003).




11

Hàm lượng Fe trong đất
Fe là một trong những nguyên tố vi lượng có vai trò phức tạp trong dinh
dưỡng cây trồng. Nếu hàm lượng Fe trong đất thấp, sinh trưởng cây trồng
giảm. Nhưng khi hàm lượng Fe trong đất quá cao có thể gây ngộ độc cho cây
trồng.
Đối với các nguyên tố đa lượng, khoảng đủ thì rất rộng và khả năng gây
độc hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên đối với vi lượng, sự khác nhau giữa mức độ
thiếu và độc thì rất hẹp (Ngô Ngọc Hưng, 2004).
Trong đất yếm khí Fe có thể ở dạng FeSO

4
không màu hay Fe(OH)
2
.
Trong dung dịch Fe
2+
là cation linh động có thể kết hợp H
2
S → FeS bám dính
vào rễ cây làm ngộ độc cây. Khi nồng độ Fe
2+
≥ 600ppm bắt đầu có ảnh
hưởng, trên 1000 ppm gây chết cây lúa. Tuy nhiên, Fe
2+
dễ bị oxy hóa thành
Fe
3+
có màu vàng nâu đỏ, mà Fe
3+
có độ hòa tan thấp nên ít độc.
1.3.4 Các nguyên tố đa lượng trong đất
Đạm trong đất
Đạm là một nguyên tố rất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng.
Hầu hết đạm trong đất ở dạng đạm hữu cơ. Dạng này chiếm khoảng 95% tổng
số đạm. Chất hữu cơ trong đất thường chứa khoảng 5% đạm. Do đó hàm
lượng chất hữu cơ trong đất cao thường đi đôi với giàu đạm tổng số trong đất
(Ngô Ngọc Hưng, 2004).
Đạm tổng số ở vùng nhiệt đới thường thấp hơn ở các vùng ôn đới. Ở
ĐBSCL đất phèn có hàm lượng đạm tổng số cao nhất, thường >0.02%. Đất
phù sa có hàm lượng đạm từ trung bình cho đến khá. Đạm là yếu tố giới hạn

năng suất chủ yếu trên đa số loại đất và cây trồng ở ĐBSCL (Ngô Ngọc Hưng,
2004).
Lân trong đất
Lân có vai trò quan trọng trong đời sống, cây trồng và động vật. Hàm
lượng lân trong cây trồng và trong đất thường thấp hơn đạm và kali. Trong đất
lân có khuynh hướng phản ứng với các thành phần trong đất tạo thành các hợp
chất không hòa tan, chậm hữu dụng cho cây trồng.
Lân trong đất gồm lân vô cơ và hữu cơ. Trong các loại đất khoáng, các
dạng lân vô cơ chiếm ưu thế, lân hữu cơ chiếm ưu thế trên các loại đất hữu cơ.
Hàm lượng lân tổng số trong đất biến thiên trung bình từ 0.02-0.15 % P2O5
(Ngô Ngọc Hưng, 2004).
Lân tổng số trong đất phụ thuộc vào thành phần khoáng của đất. Đất
ĐBSCL được tạo thành từ các khoáng nghèo lân. Đất phù sa được bồi hàng
năm và đất mặn có hàm lượng lân tổng số cao nhất và thấp nhất là các loại đất
phèn (Ngô Ngọc Hưng, 2004).



12

Kali trong đất
Trong đất kali thường tồn tại ở 4 dạng khác nhau tùy thuộc các vị trí hấp
thu kali trong khoáng sét: kali hòa tan, kali trao đổi, kali không trao đổi và kali
trong cấu trúc khoáng. Kali hiện diện với số lượng lớn trong hầu hết các loại
đất. Hàm lượng kali tổng số có trong đất biến động rất lớn từ 4.29% đến nhỏ
hơn 0.1%, với khoảng biến động thông thường từ 0.3-2% (Mutscher, 1995).
Sự biến động hàm lượng kali tổng số trong đất tùy thuộc vào thành phần các
loại khoáng nguyên sinh, thành phần các loại khoáng sét có trong đất và mức
độ phong hóa các khoáng có chứa kali trong quá trình hình thành đất. Đất có
chứa các loại mica, tràng khoáng có chứa hàm lượng kali tổng số cao (Ngô

Ngọc Hưng, 2004).
Ở ĐBSCL, theo số liệu của Nguyễn Mỹ Hoa, hàm lượng kali trong nhóm
đất phù sa nhiễm mặn đạt cao nhất với giá trị trung bình 474 mmol/kg, kế đến
là nhóm đất phù sa với giá trị trung bình là 449 mmol/kg, nhóm đất phèn với
giá trị trung bình 326 mmol/kg. Nhóm đất cát có hàm lượng Kali tổng số trung
bình đạt thấp nhất 162 mmol/kg.
1.4 Đất mặn và sự ảnh hưởng của nó lên cây lúa
1.4.1 Đất mặn
Khái niệm
Đất mặn là loại đất chứa một lượng muối hòa tan trong nước ở vùng rễ
cây, làm thiệt hại đến sự sinh trưởng của cây trồng. Mức độ gây hại của đất
mặn tùy thuộc vào loại cây trồng, giống cây, thời gian sinh trưởng, các yếu tố
môi trường đi kèm theo nó và tính chất của đất (FAO, 1985).
Độ mặn trong đất là thước đo tổng số lượng muối hòa tan trong đất. Độ
mặn của đất cao cũng có thể gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng, dẫn đến sự
tích tụ các độc tố có hại cho cây trồng nhất là sự gia tăng ion Na
+
(Jan Kotuby-
Amacher, 2000).
Phân loại đất mặn
Richards (1954), phân đất mặn thành 2 loại là: đất mặn và đất mặn-kiềm.
Cả hai loại đất mặn và đất mặn-kiềm trích bão hòa lớn hơn 4 mmhoscm-1 tại
25
0
C. Đất mặn có thể có phần trăm natri trao đổi (ESP) ít hơn 15% nhưng giá
trị này trong đất mặn-kiềm lớn 15%, giá trị pH của đất mặn là dưới 8,5 trong
khi giá trị này của đất mặn-kiềm cao hơn 8,5, công thức tính phần trăm natri
trao đổi:
100



CEC
Na
EPS
.
Tuy nhiên, cách tính độ mặn đất qua chỉ số ESP có nhiều lỗi không chính
xác, không thể hiện được độ mặn thật sự của đất nên để khắc phục các lỗi
(Richards, 1954) đề xuất tỷ lệ hấp thu natri (SAR) cho biết đầy đủ vấn đề

×