Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

ảnh hưởng của việc bổ sung yucca schidigera lên khả năng tăng trưởng của gà thịt cobb 500

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 57 trang )








VÕ HỮU NGHỊ




ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG YUCCA
SCHIDIGERA LÊN KHẢ NĂNG TĂNG
TRƯỞNG CỦA GÀ THỊT COBB 500






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: CHĂN NUÔI - THÚ Y









2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG







Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y





Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG YUCCA
SCHIDIGERA LÊN KHẢ NĂNG TĂNG
TRƯỞNG CỦA GÀ THỊT COBB 500






Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. Nguyễn Thị Kim Khang Võ Hữu Nghị

MSSV: 3108144
Lớp: CNTY K36




2013



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG






ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG YUCCA
SCHIDIGERA LÊN KHẢ NĂNG TĂNG
TRƯỞNG CỦA GÀ THỊT COBB 500


Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI - THÚ Y




Cần Thơ, ngày tháng năm Cần Thơ, ngày tháng năm

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN DUYỆT CỦA BỘ MÔN

TS. Nguyễn Thị Kim Khang ………………………


Cần Thơ, ngày tháng năm 2013

DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

……………………………………………….

2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG





i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình luận văn nào trước đây.








Tác giả


Võ Hữu Nghị





















ii


LỜI CẢM ƠN
Trải qua gần 4 năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học Cần
Thơ, với sự tận tâm hướng dẫn, truyền dạy những kiến thức và kinh nghiệm
quý báo của các thầy cô cùng sự nỗ lực của bản thân, hôm nay tôi đã hoàn
thành xong luận văn tốt nghiệp. Trước khi rời khỏi mái trường kính yêu để
chuẩn bị hành trang mới bước vào đời, tôi xin gởi đến tất cả mọi người lời
cám tạ chân thành và sâu sắc nhất.
Con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ kính yêu – người đã sinh ra,
nuôi nấng, dạy dỗ và lo cho con ăn học đến ngày hôm nay.
Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy cô trong bộ
môn Chăn nuôi – Thú y, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng.
Cô Nguyễn Thị Kim Khang đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cô Nguyễn Thị Kim Đông, cố vấn học tập lớp Chăn nuôi – Thú y khóa
36 đã hết lòng quan tâm giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cám ơn anh Duy, anh Tuấn, chị Loan cùng các anh em
trong trại đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em
thực hiện đề tài.
Cảm ơn toàn thể các bạn lớp Chăn nuôi – Thú y khóa 36 đã an ủi, động
viên, chia sẻ buồn vui, khó khăn trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày…tháng… năm
Tác giả

Võ Hữu Nghị











iii

MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT viii
TÓM LƯỢC ix
CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1 SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG GÀ COBB 500 3
2.1.1 Nguồn gốc 3
2.1.2 Đặc điểm và ngoại hình 3
2.2 SỰ TIÊU HÓA Ở GÀ 4
2.2.1 Tiêu hóa ở miệng 5
2.2.2 Tiêu hóa ở diều 5
2.2.3 Tiêu hóa ở dạ dày 5
2.2.4 Tiêu hóa ở ruột 6
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG
SUẤT CỦA GÀ 6

2.3.1 Điều kiện tiểu khí hậu 6
2.3.2 Ảnh hưởng của sự điều tiết thân nhiệt 7
2.3.3 Mật độ nuôi 8
2.3.4 Chất dinh dưỡng 8
2.3.4.1 Nhu cầu và vai trò của năng lượng 9
2.3.4.2 Nhu cầu và vai trò của protein 11
2.3.4.3 Nhu cầu và vai trò của chất khoáng 12


iv

2.3.4.4 Nhu cầu và vai trò của vitamin 13
2.3.4.5 Nhu cầu nước uống 13
2.4 SƠ LƯỢC VỀ CÂY YUCCA 14
2.4.1 Nguồn gốc 14
2.4.2 Đặc tính của cây Yucca 15
2.4.3 Các nghiên cứu sử dụng bột Yucca trong chăn nuôi 16
2.4.3.1 Làm giảm mùi hôi trong chuồng trại 16
2.4.3.2 Yucca điều chỉnh sự lên men dạ cỏ động vật nhai lại 16
2.4.3.3 Yucca phòng trị bệnh động vật nguyên sinh 16
2.4.3.4 Yucca cải thiện hệ thống miễn dịch của thú nuôi 17
2.4.3.5 Yucca hấp thụ amonia trong ao nuôi thủy sản 17
2.4.3.6 Tiêu hóa mỡ 17
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 18
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 18
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 18
3.1.2 Động vật thí nghiệm 18
3.1.3 Chuồng trại 18
3.1.4 Thức ăn thí nghiệm 20
3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm 20

3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 20
3.2.1 Bố trí thí nghiệm 20
3.2.2 Quy trình phòng bệnh tại trại 21
3.2.3 Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng 21
3.2.3.1 Chế độ chiếu sáng 21
3.2.3.2 Chế độ thông thoáng và vệ sinh chuồng trại 21
3.2.3.3 Khẩu phần cơ sở của gà thí nghiệm 22
3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi 22
3.2.5 Hiệu quả kinh tế 24
3.2.6 Xử lý số liệu 24


v

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN SỰ SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GÀ COBB 500 25
4.2 TỈ LỆ HAO HỤT 26
4.3 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT YUCCA ĐẾN SỰ SINH
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GÀ COBB 500 28
4.3.1 Khối lượng của gà thịt Cobb 500 qua các tuần tuổi 28
4.3.2 Tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500 qua các tuần tuổi 30
4.3.3 Tăng trọng tích lũy của gà thịt Cobb 500 qua các tuần tuổi 31
4.3.4 Tăng trọng tuyệt đối của gà thịt Cobb 500 qua các tuần tuổi 32
4.3.5 Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thịt Cobb 500 qua các tuần tuổi 33
4.4 HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG VIỆC BỔ SUNG BỘT YUCCA VÀO
KHẨU PHẦN ĂN CHO GÀ THỊT COBB 500 34
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36
5.1 KẾT LUẬN 36
5.2 ĐỀ NGHỊ 36

TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
PHỤ CHƯƠNG














vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Chỉ tiêu sản xuất của gà trống Cobb 500 4
Bảng 2.2: Chỉ tiêu sản xuất của gà mái Cobb 500 4
Bảng 2.3: Chỉ tiêu sản xuất bình quân của gà Cobb 500 4
Bảng 2.4: Tương quan nhiệt độ môi trường và thân nhiệt của gà 8
Bảng 2.5: Năng lượng sinh ra khi đốt cháy 1 gram chất dinh dưỡng 10
Bảng 2.6: Tỷ lệ chuyển hóa năng lượng vào tăng trọng của gà 11
Bảng 3.1: Chương trình thuốc và Vaccine cho gà thịt Cobb 500 21
Bảng 3.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của khẩu phần cơ sở 22
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên sự sinh trưởng và phát triển
của gà thịt Cobb 500 25

Bảng 4.2: Tỉ lệ hao hụt và loại thải của đàn gà thí nghiệm Cobb 500 27
Bảng 4.3: Khối lượng gà thịt Cobb 500 qua các tuần tuổi 28
Bảng 4.4: Tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500 qua các tuần tuổi 30
Bảng 4.5: Tăng trọng tích lũy của gà thịt Cobb 500 qua các tuần tuổi 31
Bảng 4.6: tăng trọng tuyệt đối của gà thịt Cobb 500 qua các tuần tuổi 32
Bảng 4.7: Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thịt Cobb 500 qua các tuần tuổi .33
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế trong việc bổ sung bột Yucca vào khẩu phần ăn cho
gà thịt Cobb 500 34











vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Gà Cobb 500 3
Hình 2.2 Hệ thống biểu thị năng lượng của gia cầm 11
Hình 2.3 Cây Yucca schidigera 14
Hình 3.1 Trại gà thí nghiệm 18
Hình 3.2 Mô hình chuồng trại 19
Hình 3.3 Hệ thống máng ăn và núm uống 19
Hình 3.4 Thức ăn hỗn hợp dạng viên 20























viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT





























CHỮ VIẾT TẮT
NT
TN
KPCS
NT ĐC
NT1
NT2

NT3
KLBĐ
CF
CP
DM
Ca
EE
ME
P

THUẬT NGỮ CHỮ VIẾT TẮT
Nghiệm thức
Thí nghiệm
Khẩu phần cơ sở
Nghiệm thức đối chứng
Nghiệm thức 1
Nghiệm thức 2
Nghiệm thức 3
Khối lượng ban đầu
Crude fiber (Xơ thô)
Crude protein (Protein thô)
Dry matter (Vật chất khô)
Canxi
Ether extract (Béo thô)
Metabolisable ennergy (Năng lượng trao đổi)
Phosphorus



ix


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm “Ảnh hưởng của việc bổ sung Yucca schidigera lên khả năng tăng
trưởng của gà thịt Cobb 500” được thực hiện nhằm tìm ra một khẩu phần thích hợp có tác
động tốt nhất lên khả năng sinh trưởng và phát triển của gà thịt Cobb 500. Thí nghiệm được
bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với bốn nghiệm thức thể hiện qua 4 khẩu phần ăn
khác nhau như sau: nghiệm thức đối chứng (ĐC) chỉ bao gồm thức ăn của cơ sở (KPCS),
nghiệm thức 1 (NT1) gồm KPCS + 50 mg bột Yucca/kg thức ăn, nghiệm thức 2 (NT2) gồm
KPCS + 125mg bột Yucca/kg thức ăn, nghiệm thức 3 (NT3) gồm KPCS + 250mg bột
Yucca/kg thức ăn. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi lặp lại là 30 con gà, được thực hiện tại
thị trấn Mỹ Phước – Huyện Mỹ Phước – Ti ền Giang từ ngày 19 tháng 9 năm 2013 đến ngày
7 tháng 10 năm 2013.
Kết quả thu được như sau: khối lượng gà qua các giai đoạn nuôi 21 ngày tuổi, 28
ngày tuổi và 39 ngày tuổi không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức
(P > 0,05). Tuy nhiên, khối lượng của gà thịt Cobb 500 ở 35 ngày tuổi lại có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê (P < 0,05) trong đó cao nhất là NT1 (2693,3 g) và NT2 (2686,7 g); thấp
nhất là ĐC (2563,3 g). Tiêu tốn thức ăn (TTTA), tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) và hệ số chuyển
hóa thức ăn (HSCHTA) của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi khác biệt không có ý nghĩa
thống kê giữa các nghiệm thức (P > 0,05). Ngược lại, tăng trọng tích lũy của gà thí nghiệm
ở giai đoạn từ 21 – 35 ngày tuổi cao nhất là nghiệm thức 1 và nghiệm thức 2 (117,25
g/con/ngày) và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng (114,31 g/con/ngày) (P < 0,05). Qua kết
quả thu được nhận thấy rằng nghiệm thức 1 (KPCS + 50 mg bột Yucca) và nghiệm thức 2
(KPCS +125mg bột Yucca) đạt kết quả cao nhất về khối lượng và tăng trọng tích lũy, đem lại
hiệu quả kinh tế tốt nhất cho người chăn nuôi.


1

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay chăn nuôi gà công nghiệp đã và đang phát triển mạnh cung cấp

một lượng lớn sản phẩm thịt cho người tiêu dùng trong nước, các giống gà thịt
công nghiệp cao sản chủ yếu như Ross 308, Cobb 500… Với những đặc tính
tốt, năng suất sinh trưởng cao, thời gian nuôi ngắn, hệ số chuyển hóa thức ăn
thấp… Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp thì việc
bổ sung các loại kháng sinh vào khẩu phần ăn của gà được sử dung nhiều
nhằm ngăn ngừa bệnh, nâng cao sản xuất và cải thiện hiệu quả sử dụng thức
ăn. Ngày nay, việc sử dụng các loại kháng sinh có xu hướng giảm dần do
chúng có tác động xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng bởi sự tồn dư của
chúng trong các sản phẩm thịt. Chính vì thế, việc nghiên cứu về tiềm năng của
các chất bổ sung tự nhiên để thay thế thay thế các chất hóa học có ý nghĩa rất
quan trọng (Herawati và Marjuki, 2011).
Cây Yucca có tên khoa học là Yucca schidigera là loại cây thuộc họ
Agavaceae mọc nhiều ở vùng nóng khô của Bắc và Trung Mĩ, Chi Lê và
Mexico. Đây được xem là một trong những loại thảo dược được sử dụng trong
y học con người và chăn nuôi vì trong bột Yucca chứa rất nhiều saponin
không chỉ vậy chúng còn chứa các thành phần khác như ligosaccharide,
prebiotic, phenol, stilbene, resveratrol có vai trò của các chất chống oxy hóa.
Saponin có khả năng làm giảm được ammonia và mùi hôi chất thải trong
chuồng nuôi do saponin có tác dụng đến chức năng của thận, làm tăng tốc độ
phân giải loại bỏ urê, dẫn đến giảm thấp hàm lượng urê và ammonia trong
máu (Kong, 1998), kết quả nghiên cứu cho thấy, saponin còn có khả năng kết
hợp với cholesterol trên màng protozoa, làm cho màng bị phá hủy, bị ly giải
và tế bào protozoa bị chết (Marka et al., 1998; Wang et al., 1998). Ngoài
saponin thì resveratrol cũng là một chất chống oxy hóa mạnh, rất tốt đối với
việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và ung thư, trong vỏ của cây Yucca lại rất giàu
stilbenes (Oleszek et al., 1999) nên có tác dụng ức chế hoạt tính urease, hạn
chế sự phân giải urê thành ammonia (Kong, 1998). Ngoài ra, cây Yucca không
những hạn chế khí ammonia và mùi hôi trong chuồng nuôi mà còn ngăn ngừa
một số bệnh nhiễm khuẩn của heo, gà, tôm, cá giúp kích thích tăng trưởng
10%, giảm 10 – 20% chi phí thức ăn (Vũ Duy Giảng, 2010).

Cho đến nay có rất ít nghiên cứu về việc bổ sung bột Yucca vào khẩu ăn
của gà thịt với các mức hợp lý để có được hiệu quả kinh tế tối ưu. Trên thực
tiễn trên, thí nghiệm được tiến hành ở trại chăn nuôi gà Cobb 500: “Ảnh
hưởng của việc bổ sung Yucca schidigera lên khả năng tăng trưởng của gà
thịt Cobb 500”.


2

Mục tiêu đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung bột Yucca vào
trong khẩu phần của gà thịt Cobb 500, từ đó tìm ra khẩu phần phù hợp nhất để
khuyến cáo cho người chăn nuôi.




























3

CHƯƠNG II: LƯỢC THẢO TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC VỀ GIỐNG GÀ COBB 500
2.1.1 Nguồn gốc
Giống gà Cobb 500 bố, mẹ được công ty Emivest nhập từ Mỹ. Gà Cobb
500 bố, mẹ được công ty nuôi để sản xuất gà con. Gà con sản xuất ra dùng để
thả nuôi ở các trang trại nuôi gia công cho công ty và một số bán ra thị trường.
2.1.2 Đặc điểm giống gà cobb 500
Gà Cobb 500 là gà thịt cao sản, có nguồn gốc từ Mỹ, lông trắng, thân
hình bầu, đẹp. Thích hợp để nuôi công nghiệp, phẩm chất thịt thơm ngon,
được nhiều người sử dụng ưa chuộng. Tăng trọng nhanh, hệ số chuyển hoá
thức ăn thấp, sức đề kháng và việc thích nghi tốt, dễ nuôi, mau lớn.
Con trống nuôi 42 ngày tuổi nặng 2,8 – 2,9 kg/con, con mái nuôi 42 ngày
tuổi nặng 2,4 – 2,5 kg/con. Bảng 2.1, 2.2 và 2.3 thể hiện chỉ tiêu sản xuất của
gà Cobb 500 (Nguồn:).

Hình 2.1: Gà Cobb 500
(Nguồn:)







4

Bảng 2.1: Chỉ tiêu sản xuất của gà trống Cobb 500
Tuần tuổi Ngày tuổi Khối lượng bình quân (g) Hệ số chuyển hoá thức ăn
1 7 170 0,836
2 14 499 1,047
3 21 885 1,243
4 28 1478 1,417
5 35 2155 1,596
6 42 2839 1,700
7 49 3486 1,847
(Nguồn: Trần Văn Đạt, 2009)
Bảng 2.2: Chỉ tiêu sản xuất của gà mái Cobb 500
Tuần tuổi Ngày tuổi Khối lượng bình quân (g) Hệ số chuyển hoá thức ăn
1 7 158 0,876
2 14 411 1,071
3 21 801 1,280
4 28 1316 1,475
5 35 1879 1,653
6 42 2412 1,820
7 49 2867 1,988
(Nguồn: Trần Văn Đạt, 2009)
Bảng 2.3: Chỉ tiêu sản xuất bình quân của gà Cobb 500
Tuần tuổi Ngày tuổi Khối lượng bình quân (g) Hệ số chuyển hoá thức ăn
1 7 164 0,856
2 14 430 1,059

3 21 843 1,261
4 28 1397 1,446
5 35 2017 1,611
6 42 2626 1,760
7 49 3177 1,902
(Nguồn: Trần Văn Đạt, 2009)
2.2 SỰ TIÊU HOÁ Ở GÀ
Gia cầm có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật
có vú. Cường độ tiêu hoá mạnh ở gia cầm được xác định bằng tốc độ di
chuyển của thức ăn qua ống tiêu hoá. Ở gà còn non, tốc độ này là 30 – 39 cm
trong 1 giờ, ở gà lớn hơn là 32 – 40 cm và ở gà trưởng thành là 40 – 42 cm
(Xelianxki, 1986).
Quá trình tiêu hoá ở gia cầm diễn ra nhất nhanh. Ở gà, thức ăn chuyển
qua đường tiêu hoá khoảng 8 giờ, ở vịt khoảng 16 – 26 giờ. Do vậy cấu tạo
ống tiêu hoá ở gia cầm có khác với gia súc. Trong quá trình phát triển của phôi,


5

ban đầu hệ tiêu hoá chỉ là một ống thẳng, về sau nó hình thành xoang miệng,
thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột (ruột non, ruột già) tận cùng là
hậu môn.
2.2.1 Tiêu hoá ở miệng
Gia cầm có mỏ, phần sừng của mỏ khá phát triển. Tác dụng của mỏ là để
lấy thức ăn. Lưỡi của gia cầm khá phát triển và có dạng như mỏ của nó. Ở gà,
phần gốc lưỡi hơi rộng, đầu lưỡi nhọn còn ở thuỷ cầm gốc lưỡi và đầu lưỡi có
độ rộng như nhau.
Ở xoang miệng không diễn ra quá trình tiêu hoá, không có răng. Sau khi vào
xoang miệng thức ăn được chuyển theo thực quản. Ở gia cầm trên cạn (gà, gà
tây, bồ câu ) thực quản phình to tạo thành một túi nhỏ gọi là diều, còn ở thuỷ

cầm (vịt, ngỗng) sự phình to này ít hơn và tạo thành dạng ống (hình chai). Sự
sai khác về giải phẫu này cho phép nhồi béo thuỷ cầm mà ở gà không làm
được.
2.2.2 Sự tiêu hoá ở diều
Diều là một túi chứa thức ăn ở gia cầm. Sức chứa của diều từ 100 – 200
g. Thức ăn được giữ ở diều với thời gian phụ thuộc vào loại gia cầm và các
loại thức ăn. Thức ăn cứng khoảng 10 – 15 giờ, thức ăn mềm, bột khoảng 3 –
4 giờ. Thức ăn từ diều được chuyển dần xuống dạ dày tuyến.
Nếu làm thí nghiệm cắt diều của gà đi, thức ăn đi qua ống tiêu hoá nhanh
hơn nhưng sự tiêu hoá lại giảm đi một cách đáng kể, gà đẻ sút cân. Sau một
thời gian, cơ thể sẽ lại tạo ra một cái diều mới, bên trên chỗ diều cũ.
2.2.3 Sự tiêu hoá ở dạ dày
Dạ dày tuyến có dạng hình chai. Trong dạ dày tuyến có chất tiết chứa
men pepsin và acid clohidric. Thức ăn được giữ lại trong dạ dày tuyến là
không lâu, sức tiêu hoá tại đây là không đáng kể. Tại dạ dày tuyến có sự phân
giải protid và đồng hoá chất khoáng.
Dạ dày cơ (Mề) có dạng hình tròn hoặc ô van, có hai thành cứng, phía
trong được phủ lớp niêm mạc dày, cứng (Màng sừng). Chất tiết trong dạ dày
cơ có dạng lỏng, có pH = 3 – 4,5. Thành phần dịch dạ dày gồm nước, acid
clohidric, men pepsin. Trong dạ dày cơ luôn luôn có cát sỏi hỗ trợ cho sự tiêu
hoá. Ở dạ dày cơ, hydratcacbon được cắt ngắn, chia nhỏ ra, protid phân giải
thành các peptid và acid amin tuy chưa thật triệt để (Ju và Echver, 1984).
Theo Ju và Echver (1984) thì màng sừng của mề luôn bị mòn đi, nhưng nhờ sự
dầy lên ở đáy nên chiều dày của nó được ổn định. Ngoài ý nghĩa cơ học, màng
sừng còn giữ cho vách dạ dày khỏi bị tác động của những yếu tố bất lợi. Màng


6

sừng bền với pepsin, không bị hoà tan trong các acid loãng, kiềm và các dung

môi hữu cơ.
2.2.4 Sự tiêu hoá ở ruột
Ruột của gia cầm có độ dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào loài, giống, cá
thể, tuổi, phương thức nuôi, loại thức ăn Ruột non bắt đầu từ nơi tiếp giáp
với dạ dày cơ, kéo dài cho đến đoạn ruột thừa (túi mù, ruột tịt). Ruột già bắt
đầu từ chỗ tiếp giáp ruột non đến hậu môn. Tiêu hoá và hấp thu các chất dinh
dưỡng diễn ra chủ yếu ở ruột non. Ở ruột già có nhiều vi sinh vật, nó giúp cho
việc lên men và tiêu hoá xenlulozơ, chất không được tiêu hoá được bài tiết qua
hậu môn phần tận cùng của ống tiêu hoá (Ugolep, 1980).
Dịch ruột gà là một chất lỏng đục, có phản ứng kiềm yếu. Trong thành
phần dịch ruột có các men proteolytic, aminolytic, lypolytic và enterkinaza.
Dịch tụy là một chất lỏng không màu, hơi mặn. Trong chất khô của dịch,
ngoài các men, còn có các acid amin, lipid và các chất khoáng. Dịch tụy của
gia cầm trưởng thành có chứa các men tripsin, cacbosipetadaza, amilaza,
mantaza, invertaza và lipaza.
Mật gia cầm là một chất lỏng màu sáng hoặc xanh đậm, kiềm tính (pH =
7,3 – 8,5). Dịch trong túi mật đậm đặc hơn và có màu đậm hơn. Về thành phần
mật, ở các loài gia cầm khác nhau không giống nhau được gan tiết ra không
ngừng, một phần đi vào túi mật (gà, vịt, ngỗng), phần còn lại thì đổ trực tiếp
và tá tràng. Ở chim bồ câu, gà phi và đà điểu không có túi mật, tất cả mật tiết
ra đều đổ thẳng vào tá tràng.
Theo Ugolep (1980) thì các quá trình tiêu hoá và hấp thu ở ruột non xảy
ra đặc biệt tích cực. Sự phân giải các chất dinh dưỡng không chỉ có trong
khoang ruột (tiêu hoá ở khoang), mà cả ở trên bề mặt các lông mao của các tế
bào biểu bì (sự tiêu hoá ở màng). Tiêu hoá ở khoang là sự thuỷ phân thức ăn,
còn tiêu hoá ở màng là các giai đoạn tiếp theo, tạo ra các sản phẩm cuối cùng
của sự tiêu hoá để hấp thu.
Ở các loại gia cầm khác nhau thì chỉ có có trung bình từ 10 – 30% chất
xơ được phân giải.
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ

NĂNG SUẤT CỦA GÀ
2.3.1 Điều kiện tiểu khí hậu
Nhìn chung, nước ta nằm trong vùng nhiệt độ gió mùa nhưng do sự
chênh lệch về vĩ độ và có những đặc điểm khác nhau về địa lý nên từng vùng
có những đặc trưng riêng. Hơn nữa do đặc điểm của ngành kinh tế chưa phát
triển tới mức có thể hạn chế được những điều kiện khắc nghiệt của khí hậu nên


7

ở nhiều vùng, nhất là các vùng ở miền núi thì ngành chăn nuôi chỉ là một
ngành rất phụ. Ở nước ta hầu hết các giống gia cầm đều được tạo ra từ lâu từ
những vùng có khí hậu tương đối ổn định như vùng đồng bằng hoặc những
vùng thấp ở trung du (Đào Đức Long, 2004).
Môi trường sống ảnh hưởng lớn đến sự sinh tồn và phát triển của vật
nuôi. Trong điều kiện hoang dã động vật tự thích nghi với môi trường xung
quanh để tồn tại, những cá thể không thích nghi, không chịu đựng được sẽ
không tồn tại và tử số khá cao.
Theo Lê Viết Ly (1995), hơi nước trong chuồng nuôi có khoảng 75%
được sản sinh từ cơ thể gia súc, 20 – 25% từ Thức ăn, nước uống, chất độn
chuồng,… và 10 – 15% do không khí bên ngoài chuồng trại đưa vào.
Sự biến đổi của độ ẩm và nhiệt độ không khí chuồng nuôi tương đối
thích ứng với nhau. Ban đêm độ ẩm tuyệt đối tăng, buổi sớm và ban ngày
giảm. Càng gần mái chuồng độ ẩm tuyệt đối càng lớn do phần lớn hơi nước
tích tụ ở trên cao, nơi có nhiệt độ cao. Mặt khác lại them hơi thở của gia súc
cũng góp phần đẩy không khí nóng lên cao. Do vậy, dễ xuất hiện các giọt nước
đọng ở mái chuồng gây mất vệ sinh, ảnh hưởng tới sức khoẻ gia súc.
Theo Lê Viết Ly (1995), độ ẩm tương đối từ 55 – 85%, mức độ ảnh
hưởng đến cơ thể chưa rõ rệt nhưng khi độ ẩm lớn hơn 90% thì sẽ ảnh hưởng
rất lớn. Bất kỳ nhiệt độ không khí cao hay thấp, chuồng trại ẩm ướt đều không

tốt. Khi nhiệt độ thấp, ẩm độ cao sẽ làm tăng sự toả nhiệt, gia súc bị lạnh. Khi
nhiệt độ cao, độ ẩm cao sẽ gây trở ngại sự toả nhiệt, nhiệt lượng thừa ở lại
trong cơ thể gây rối loạn chức năng sinh lý của cơ thể.
Độ ẩm không khí cao kết hợp nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho các
nấm mốc độc sinh trưởng, phát triển trên thực phẩm, nguyên liệu, thức ăn chăn
nuôi, sản sinh độc tố gây ngộ độc cho gia súc, gia cầm sử dụng. Ngoài ra, khi
độ ẩm không khí cao còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vi
sinh vật gây bệnh. Chuồng nuôi ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh
phát sinh.
2.3.2 Ảnh hưởng của sự điều tiết thân nhiệt
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của cơ thể
sinh vật, sự thay đổi ít, diễn biến từ từ thường không gây tác hại mà có khi còn
có tác dụng như một kích thích có lợi, trường hợp nhiệt độ biến đổi đột ngột,
biên độ dao động lớn, vượt xa giới hạn bình thường sẽ gây tác hại trực tiếp và
gián tiếp đến gà (Võ Bá Thọ, 1996).
Gà phải được đi lại tự do ở nhiệt độ 28
0
C trong chuồng và 32 – 35
0
C
trong chụp sưởi (Nguyễn Duy Hoan et al., 1999). Gà con chưa mọc lông rất
nhạy cảm với sự biến động của nhiệt độ vì chúng chưa điều tiết được thân


8

nhiệt, vì thế thân nhiệt sẽ bị hạ xuống rất nhanh. Khoảng giữa 22 và 28 ngày
điều chỉnh nhiệt độ theo tốc độ mọc lông. Đo nhiệt độ ở ngang tầm lưng gà, độ
ẩm trong chuồng phải dao động từ 65 – 70%.
Gà thích nghi rất tốt với môi trường lạnh, gà trưởng thành có thể sống

trong nhiệt độ thấp đến mức –14
0
C trong vòng 1 giờ, lông được dựng thẳng
lên để bảo vệ duy trì thân nhiệt hoặc rùng mình để phản ứng lại với lạnh làm
tang tốc độ trao đổi cơ thể để sinh thêm nhiệt (Bùi Xuân Mến, 2008).
Bảng 2.4 : Tương quan nhiệt độ môi trường và thân nhiệt của gà (
0
C)
Môi trường Thân nhiệt
29 39 – 39,5
26 31 – 32
12 20
10 15
(Nguồn: Võ Bá Thọ, 1996)
Động vật có thể toả nhiệt trên khắp bề mặt cơ thể ra ngoài môi trường tự
nhiên. Nếu có them gió đối lưu hoặc khi gia súc chạy, vận động sự toả nhiệt sẽ
tăng lên. Ngoài ra thông qua quá trình ăn uống, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết, hoạt
động giao phối, tiết sữa… Cơ thể gia súc cũng bị tiêu hao nhiệt lượng đáng kể
(Vũ Đình Vượng et al., 2007).
Theo Đỗ Ngọc Hoè (2005) nhiệt độ không khí nhất định, cơ thể sản sinh
nhiệt lượng nhỏ nhất (trao đổi vật chất thấp nhất) và toả nhiệt ít nhất (tiêu hao
nhiệt lượng ít nhất) nhưng vẫn giữ được sự thăng bằng nhiệt (S = 0). Phạm vi
nhiệt độ không khí như vậy được gọi là khu nhiệt điều hoà. Trong khu nhiệt
điều hoà, động vật sẽ cảm thấy dễ chịu, khoẻ mạnh, sự sinh trưởng, phát triển,
nhịp điệu sống và khả năng sản xuất đều ở mức cao nhất.
Nói chung, động vật có thể sống trong nhiệt độ thích hợp nhất ở gia súc
trưởng thành chỉ trong khoảng từ 21 – 26
0
C . Nhiệt độ cực đoan động vật phải
tăng cường hoạt động sinh lí và hành vi bảo vệ để sinh tồn. Vượt qua ngoài

phạm vi của giới hạn nóng (> + 60
0
C) và lạnh ( < – 60
0
C), động vật sẽ bị tiêu
diệt (Lê viết Ly, 1995).
2.3.3 Mật độ nuôi
Đối với gà thịt mật độ nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng.
Mật độ này phụ thuộc vào lứa tuổi của lứa gà và phương thức chăn nuôi. Từ
giai đoạn 1 – 5 tuần tuổi là 10 – 15 con/m
2
, từ 6 tuần tuổi đến kết thúc là 6 –
10 con/m
2
(Bùi Hữu Đoàn et al., 2009).
2.3.4 Chất dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với động vật là: Năng lượng,
protein, khoáng và vitamin.


9

Đối với gà tốc độ tăng trưởng nhanh ở tuần đầu. Vì vậy trong giai đoạn
này cần phải chú ý đến thành phần của khẩu phần và chất lượng của từng
thành phần trong khẩu phần thức ăn (Nguyễn Chí Bảo, 1978).
Ở giai đoạn đầu phải cung cấp đầy đủ protein cần thiết để gà phát triển.
Giai đoạn sau thì nhu cầu năng lượng cao hơn. Chúng ta cần phải chú ý thay
đổi khẩu phần hợp lý để vừa đảm bảo cho gà phát triển bình thường vừa tiết
kiệm chi phí trong chăn nuôi.
2.3.4.1 Nhu cầu và vai trò năng lượng

Trong dinh dưỡng gia cầm năng lượng được xem là nguồn dinh dưỡng
giới hạn nhất vì nhu cầu lớn so với các chất dinh dưỡng khác. Nhu cầu năng
lượng của gia cầm có thể được xác định là mức năng lượng cần thiết cho sinh
trưởng hoặc cho sản xuất và cho duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Thiếu
năng lượng dẫn đến sự suy giảm các quá trình trao đổi chất và các hoạt động
chức năng cơ thể gây nên tình trạng còi cọc, chậm lớn, năng suất giảm ở gia
cầm sinh sản.
Trong thức ăn chứa 2 dạng chất dinh dưỡng có thể cung cấp năng lượng
chính đó là lipid và glucid:
Glucid có vai trò cung cấp năng lượng, chuyển hoá thành phần mỡ và
đạm cho cơ thể, tạo năng lượng để gà chuyển hoá vật chất và vận động. Glucid
chiếm khoảng 60% trong thức ăn của gia cầm trong các dạng nguyên liệu như:
Bắp, tấm, cám, khoai mì, Gia cầm sử dụng tinh bột rất tốt, nhưng để tiêu hoá
tinh bột cần có vitamin B1, tuy nhiên tinh bột từ củ thì thường thiếu vitamin
nhóm B.
Lipid là chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cao hơn gấp 2 lần so với
glucid. Đối với gia cầm, lipid tạo một phần năng lượng còn lại chủ yếu là tạo
mỡ. Nhu cầu chất béo trong cơ thể gia cầm rất ít: Gà con cần dưới 4% nếu cao
hơn sẽ dẫn tới bị tiêu chảy, gà hậu bị và gà đẻ cần dưới 5% nếu cao hơn sẽ làm
gà mập mỡ khó đẻ, đối với gà nuôi thả có thể cung cấp chất béo nhiều hơn.
Chất béo còn cung cấp các acid béo thiết yếu như acid linoleic, acid linolenic
và acid arachidonic. Chất béo giúp hoà tan các vitamin A, vitamin E, vitamin
D và vitamin K để cho cơ thể dễ hấp thu và làm da và mỡ vàng, tăng màu
vàng của lòng đỏ trứng. Ngoài ra chất béo trong thức ăn còn có tác dụng giảm
độ bụi giúp giảm thiểu các bệnh về đường hô hấp. Khi bổ sung chất béo vào
thức ăn cần chú ý bổ sung các chất chống oxy hoá để bảo vệ các acid béo
không no, bảo vệ các vitamin trong thức ăn.
Theo Trần Thị Kim Oanh (1998), khi nhiệt độ cao gà phản ứng tự nhiên
để chống lại là điều tiết thân nhiệt bằng cách tăng dần tần số hô hấp, giảm ăn
và uống nhiều nước. Khi đó việc tăng năng lượng và protein trong khẩu phần



10

ăn là rất cần thiết để bù đắp hao tổn nói trên. Nhưng khi nhiệt độ tiếp tục tăng
quá 27% thì cơ thể gà bắt đầu rối loạn, nhiệt độ tiếp tục tăng nữa thì cơ thể gà
không bị mất năng lượng như trên mà lúc này ta phải biết giảm năng lượng
trong thức ăn một cách hợp lý.
Cần thấy rằng, nguồn năng lượng trong thức ăn không được gà đồng hoá
hoàn toàn, thường chỉ từ 70 – 90% giá trị năng lượng toàn phần, phần còn lại
bị mất đi cùng với phân, nước tiểu, thải nhiệt. Gia cầm không tự điều chỉnh
được sự tiêu thụ của năng lượng, khi thức ăn có mức năng lượng cao sẽ được
tích luỹ mỡ trong cơ thể, khi thức ăn thiếu năng lượng gà phát triển không
bình thường và gầy đi.
Theo Lê Hồng Mận (2001), yêu cầu năng lượng đối với gà con tương đối
cao, nhất là gà thịt: 3000 – 3300 Kcal/kg thức ăn hỗn hợp, đồng thời phải có
protein, khoáng và vitamin thích hợp. Năng lượng lớn gà gầy chậm lớn.
Muốn xác định nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng và sản xuất của gia cầm
rất khó khăn vì phải biết chính xác thành phần của sự tăng trọng, mà thành
phần của sự tăng trọng cũng rất biến động và rất khó thực hiện theo một cách
khoa học. Tuy nhiên, qua thực hành phần nuôi dưỡng chúng ta có thể tính
được. Năng lượng của các chất dinh dưỡng được sinh ra trong khi đốt cháy
thức ăn trong bình đo năng lượng không hoàn toàn giống với sự đốt cháy năng
lượng trong cơ thể gia cầm. Đối với các chất bột đường, chất béo trong cơ thể,
năng lượng sinh ra gần giống như đốt trog bình đo năng lượng. Ngược lại khi
protein bị đốt cháy thì năng lượng sinh ra thấp hơn.
Vì vậy, người ta nhận thấy việc phối hợp khẩu phần ăn cho gia cầm dư
protein hoạc mất cân đối acid amin điều dẫn đến khai thá năng lượng của thức
ăn không hiệu quả.
Bảng 2.5: Năng lượng sinh ra khi đốt cháy 1g chất dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng Đốt trong bình nhiệt lượng kế Đốt trong cơ thể gia cầm
Glucose 3,7 3,7
Tinh bột 4,2 4,2
Mỡ heo 9,5 9,5
Protein cơ 5,6 4,0
(Nguồn: Dương Thanh Liêm, 1999)
Trong cơ thể gia cầm, cả hai quá trình đồng hoà và dị hoá xảy ra liên tục,
có liên quan chặt chẽ với nhau để tạo ra các mô bào riêng biệt và tạo ra các sản
phẩm chăn nuôi. Ở gia cầm độ tuổi trung bình, quá trình đồng hoá và dị hoá
diễn ra cân bằng nhau. Ở gia cầm ở độ tuổi còn non, quá trình đồng hoá chiếm
ưu thế, ngược lại, ở gia cầm già thì quá trình dị hoá lại tăng lên.




11

Hệ thống biểu thị năng lượng (NL) của gia cầm được thể hiện qua sơ đồ 2.1
NL thô


NL thải ra phân NL tiêu hoá


NL qua nước tiểu NL trao đổi


nhiệt lượng tiêu chuẩn sản xuất NL cho duy trì
Sơ đồ 2.1: Hệ thống biểu thị năng lượng của gia cầm
(Nguồn: Lưu Hữu Mãnh et al, 1999)

Nhu cầu năng lượng cho sinh trưởng và sản xuất: khả năng chuyển hoá
năng lượng và thành phần tăng trọng của gà được trình bày ở bảng 2.6.
Bảng 2.6: Tỷ lệ chuyển hoá năng lượng vào tăng trọng của gà
Các Loại gia cầm Tỷ lệ chuyển hoá ME vào sản phẩm
Gà thịt 7 tuần tuổi 20-25
Gà thịt 20 tuần tuổi 10-12
Gà mái đẻ 200 quả/năm 16-18
Gà mái đẻ 250 quả/năm 20-22
(Nguồn: Võ Bá Thọ, 1995)
Qua bảng trên cho thấy gà có sức sản xuất càng lớn thì khả năng chuyển
hoá năng lượng vào sản phẩm càng cao.
2.3.4.2 Nhu cầu và vai trò của protein
Protein còn gọi là chất đạm là chất cần thiết trong mọi sinh vật và thực
vật với vai trò tham gia vào thành phần của nguyên sinh chất trong tế bào sống.
Ngoài cấu trúc cơ thể, Protein còn tham gia vào nhóm chất có hoạt tính sinh
học cao như enzyme, hormone để điều khiển quá trình trao đổi chất và quá
trình sống, đồng thời tham gia vào hệ thống bảo vệ cơ thể như tế bào bạch
huyết, kháng thể… Protein còn đóng vai trò quan trọng trong sinh sản, tạo tinh
trùng và trứng. Trong thức ăn, dinh dưỡng thường dùng thuật ngữ “protein”,
trong sinh học, hoá học thường dùng thuật ngữ Protid (Lê Hồng Mận, 1999).
Protein là chất quan trọng nhất để duy trì sự sống, chiếm đến 1/5 khối
lượng của cơ thể gia cầm, 1/7 – 1/8 khối lượng của trứng.Protein là hợp chất
hữu cơ quan trọng, không có chất dinh dưỡng nào thay thế vai trò của protein
trong tế bào sống vì phân tử protid ngoài carbon, hydro, oxy, nitơ, lưu huỳnh
và phosphor… mà các phân tử mỡ, đường bột không có.


12

Protein được trùng hợp bởi các acid amin, bao gồm 2 nhóm acid amin là

acid amin không thay thế và acid amin thay thế:
Nhóm acid amin thay thế là nhóm mà cơ thể gia cầm có thể tự tổng hợp
được 13 acid amin từ sản phẩm trung gian trong quá trình trao đổi acid amin,
các acid béo và hợp chất chứa nhóm amino,… Đó là các acid amin thay thế là:
Alanin, aspaginin, aspartic, cystin, acid glutamic, glycin, hydroprolin, prolin,
serin, hydroxylyzin, cysteine.
Nhóm acid amin không thay thế hay được gọi là nhóm acid amin thiết yếu là
nhóm mà cơ thể động vật không tổng hợp được trong cơ thể, phải cung cấp từ
thức ăn để tạo ra protein. Nhóm này bao gồm 10 nhóm acid amin có vai trò
chủ yếu trong thức ăn gia cầm là: Arginin, histidin, leusin, isoleusin,
phenylalanine, threonin, lysine, methionin, tryptopan còn glysin cần cho thức
ăn gà dò không cần thiết cho thức ăn gà lớn trưởng thành.
Theo Lê Hồng Mận (2001), nhu cầu protein trong cơ thể là sự cân đối
acid amin không thay thế. Đối với gà con nhu cầu protein cho duy trì cơ thể và
cho phát triển sinh trưởng của các bộ phận mô cơ. Ở gà thịt mức sử dụng
protein cho sự phát triển đến 64%.
Theo Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (1999), khả năng tiêu hoá, sử dụng
protein trong thức ăn hoàn toàn phụ thuộc vào giống, tuổi, tính năng sản xuất
của gia cầm. Ở gia cầm non protein có ý nghĩa nhiều hơn gà trưởng thành.
Điều đó có ý nghĩa gia cầm non yêu cầu protein và chất lượng protein cao hơn
so với nhu cầu của gia cầm trưởng thành và già.
Thiếu protein gà chậm lớn, còi cọc, kém phát triển, đẻ kém, sinh bệnh
tật,…Cần cân đối protein theo nhu cầu gà con, gà thịt, gà đẻ. Thức ăn giàu
protein là bột thịt, bột cá, bột sữa, bột lạc.
Đối với gà sản xuất hướng thịt protein chiếm khoảng 20 – 25% và
không được phép nhỏ hơn 16% (Lã Thị Thu Minh, 2000).
Theo Bùi Đức Lũng (2003), nhu cầu protein đối với gà là từ 0 – 28 ngày
tuổi là 21 – 22% CP, từ 28 – 70 ngày tuổi là17 – 18% CP, từ 70 ngày đến xuất
bán là 16 – 17 % CP.
Tỉ lệ protein thô trong khẩu phần thức ăn gà con 0 – 3 tuần tuổi là 21 –

22% CP, gà từ 4 – 7 tuần tuổi là 19% CP, từ 8 tuần tuổi đến giết thịt là 17% CP
(Trịnh Công Xuân, 2002).
2.3.4.3 Nhu cầu và vai trò của chất khoáng
Chất khoáng có vai trò quan trọng trong cơ thể vật nuôi: Tham gia cấu
tạo xương, là thành phần của các cơ quan và mô bào. Chất khoáng có nhiều
trong enzyme và hormone của cơ thể vật nuôi. Chất khoáng giữ cho lực thẫm
thấu ở các mô và cơ thể luôn cân đối và ổn định. Chúng còn giữ vai trò quan


13

trọng trong trao đổi nước và giúp cho quá trình trao đổi chất dinh dưỡng.
Chất khoáng tạo môi trường thích hợp cho hoạt động của tim mạch, thần
kinh và cơ bắp. Trong khẩu phần thức ăn hàng ngày nếu thiếu hoặc thừa chất
khoáng sẽ dẫn đến giảm tốc độ sinh trưởng, khả năng sinh sản và sức chống
bệnh của gia cầm (Trịnh Quang Khê và Nguyễn Văn Vinh, 2003).
2.3.4.4 Nhu cầu và vai trò của vitamin
Vitamin là hợp chất hữu cơ có phân tử trọng tương đối nhỏ, có trong cơ
thể với số lượng rất ít, nhưng không thể thiếu được, bởi vì nó có vai trò rất
quan trọng là tham gia vào cấu trúc nhiều enzyme trong hệ thống xúc tác các
phản ứng sinh học để duy trì mọi hoạt động sống bình thường như: Sinh
trưởng, sinh sản, bảo vệ cơ thể, sản xuất thịt, trứng… Mọi thiếu hụt vitamin
đều dẫn đến rối loạn trao đổi chất, gây hại cho cơ thể gia cầm. Tùy theo sự
thiếu hụt ít hay nhiều mà triệu chứng bệnh nặng hay nhẹ.
Vitamin được chia ra làm 2 nhóm: Vitamin A, D, E, K và nhóm tan trong
nước là vitamin B, C.
2.3.4.5 Nhu cầu nước uống
Nếu chúng ta coi protein là một chất đặc hiệu của sự sống thì nước là
môi trường hay dung môi không thể thiếu được để sự sống được duy trì, nước
không cung cấp năng lượng sống nhưng chúng giữ vai trò hết sức quan trọng

trong quá trình sống. Theo Rubner thì con vật mất toàn bộ mỡ và 2/3 protein
cơ thể vẫn sống được. Nhưng nếu mất đi 1/10 lượng nước trong cơ thể thì con
vật sẽ chết (Dương Thanh Liêm, 2002).
Nước rất quan trọng chiếm khoảng 60 – 70% khối lượng cơ thể gà. Gà sẽ
bị chết khi cơ thể thiếu 2/10 lượng nước, ở nhiệt độ 22
0
C gà cần nước gấp 1,5
– 2 lần lượng thức ăn, nhưng ở nhiệt độ 35
0
C thì gấp 4,7 – 5 lần (Lê Hồng
Mận, 1999).
Người ta biết được rằng gà có thể sống được hơn 12 ngày trong điều kiện
thiếu thức ăn nhưng khi không có nước gà sẽ chết vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4.
Nước làm dung môi hòa tan vận chuyển các chất dinh dưỡng cho cơ thể
hấp thu và thải cặn bã ra ngoài. Các phản ứng hóa sinh của cơ thể đều được
tiến hành trong môi trường nước. Nước có điều hòa quan trọng trong điều hòa
ổn định thân nhiệt. Nước tham gia các phản ứng hóa học trong trao đổi chất
của cơ thể. Nước làm giảm sự thối rữa thức ăn trong các bộ phận tiêu hóa.
Nước giữ thể hình cho cơ thể, tính năng đàn hồi, giảm ma sát giữa các bộ phận
(Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2004).
Gà công nghiệp chỉ ăn thức ăn hỗn hợp dạng viên và dạng bột, vì vậy
không thể thiếu nước uống. Thiếu nước gà sẽ không ăn hết khẩu phần, chậm

×