Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và tính ưa thích ký chủ của bọ rùa gây hại trên dưa, bầu, bí, cà trong điều kiện phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 79 trang )























NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM
MAI TRUNG THẮNG

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC
VÀ TÍNH ƯA THÍCH KÝ CHỦ CỦA BỌ RÙA
GÂY HẠI TRÊN DƯA, BẦU, BÍ, CÀ TRONG
ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT


Cần Thơ_2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
























NGUYỄN THỊ HỒNG THẮM
MAI TRUNG THẮNG


KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC
VÀ TÍNH ƯA THÍCH KÝ CHỦ CỦA BỌ RÙA
GÂY HẠI TRÊN DƯA, BẦU, BÍ, CÀ TRONG
ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT
Cán bộ hướng dẫn:
ThS. PHẠM KIM SƠN
Sinh viên thực hiện :
Nguyễn Thị Hồng Thắm 3103683
Mai Trung Thắng 3103686
Lớp: BVTV K36

Cần Thơ_2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật, với đề tài:
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ TÍNH ƯA THÍCH KÝ
CHỦ CỦA BỌ RÙA GÂY HẠI TRÊN DƯA, BẦU, BÍ, CÀ
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM


Do sinh viên Nguyễn Thị Hồng Thắm và Mai Trung Thắng thực hiện.

Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.


Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Cán bộ hướng dẫn


ThS. Phạm Kim Sơn










TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Bảo Vệ Thực Vật với đề tài:
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ TÍNH ƯA THÍCH
KÝ CHỦ CỦA BỌ RÙA GÂY HẠI TRÊN DƯA, BẦU, BÍ, CÀ
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Do sinh viên Nguyễn Thị Hồng Thắm và Mai Trung Thắng thực hiện và bảo vệ
trước hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp:



Luận văn tốt nghiệp đã được hội đồng đánh giá ở mức:

DUYỆT KHOA Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD Chủ tịch Hội đồng










LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ luận
văn nào trước đây.
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hồng Thắm Mai Trung Thắng
























LỜI CẢM ƠN
Kính dâng!
Cha mẹ đã hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên người.
Chân thành biết ơn sâu sắc
- Cám ơn ThS. Phạm Kim Sơn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt kinh
nghiệm, góp ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu
và hoàn thành tốt luận văn này.
- Cám ơn Ts. Lê Văn Vàng đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm,
góp ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong quá trình học tập và

nghiên cứu.
- Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng
dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học.
Chân thành cám ơn!
- Bạn Công Hưởng, Thu Ba, Xuân Mai các bạn lớp Bảo vệ thực vật khóa 36
đã hết lòng giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Thân gửi về!
Các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật khóa 36 những lời chúc sức khỏe và thành đạt
trong tương lai.




Nguyễn Thị Hồng Thắm Mai Trung Thắng


TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Thắm
Ngày, tháng, năm sinh: 09/1992
Nơi sinh: Mỹ Lạc - Thủ Thừa - Long An
Họ và tên cha: Nguyễn Thanh Hoàng
Họ và tên mẹ: Phùng Thị Phượng
Địa chỉ liên lạc: 3/406D,ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An
Quá trình học tập:
Năm 1998 – 2003: học cấp 1, tại trường Tiểu hoc Mỹ Lạc A
Năm 2003 – 2007: học cấp 2, tại trường THCS Mỹ Thạnh
Năm 2007 – 2010: học cấp 3, tại trường THCS&THPT Mỹ Lạc
Năm 2010 - 2013: sinh viên ngành Bảo Vệ Thực Vật khóa 36, khoa Nông nghiệp &
SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.


Họ và tên: Mai Trung Thắng
Ngày, tháng, năm sinh: 15/06/1992
Nơi sinh: Mỹ Thạnh – Long Xuyên – An Giang.
Họ và tên cha: Mai Văn Thống
Họ và tên mẹ: Dư Thị Thu Trang
Địa chỉ liên lạc: 8/5A, khóm Hòa Thạnh, phường Mỹ Thạnh, Thành phố Long
Xuyên, tỉnh An Giang.
Quá trình học tập:
Năm 1998 - 2003: học cấp 1, tại trường Tiểu học Trần Phú
Năm 2003 - 2007: học cấp 2, tại trường THCS Nguyễn Huệ
Năm 2007 - 2010: học cấp 3, tại trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu
Năm 2010 - 2013: sinh viên ngành Bảo Vệ Thực Vật khóa 36, khoa Nông nghiệp &
SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.
i

Nguyễn Thị Hồng Thắm và Mai Trung Thắng, 2013. “ Khảo sát đặc điểm hình
thái, sinh học và tính ưa thích ký chủ của bọ rùa gây hại trên dưa, bầu, bí, cà
trong điều kiện phòng thí nghiệm”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, ngành Bảo Vệ
Thực Vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: Th.S Phạm Kim Sơn
TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và tính ưa thích ký chủ của bọ
rùa gây hại trên dưa, bầu, bí, cà trong điều kiện phòng thí nghiệm” được thực hiện
tại Thành Phố Cần Thơ từ tháng 4/2013 đến 10/2013 đạt được kết quả sau:
Qua thí nghiệm khảo sát vòng đời của bọ rùa 12 chấm (Epilachna
dodecastigma) và bọ rùa 28 chấm (Epilachna vigintioctopunctata) trong điều kiện
phòng thí nghiệm với nhiệt độ là 30,21 + 1,86
o
C và ẩm độ là 61,54 + 9,05% cho
thấy vòng đời trung bình của cả 2 loài tương đương nhau, với bọ rùa 12 chấm có

vòng đời trung bình là 32,53 + 3,71 ngày, còn bọ rùa 28 chấm là 30,23 + 1,22 ngày,
thành trùng cái của cả 2 loài đều có thời gian sống và phát triển lâu hơn thành trùng
đực. Thành trùng đực và thành trùng cái của bọ rùa 12 chấm và bọ rùa 28 chấm đều
có kiểu biến thái hoàn toàn gồm 4 giai đoạn phát triển là trứng, ấu trùng (có 4 tuổi),
nhộng và thành trùng.
Ấu trùng của cả hai loài bọ rùa đều có bốn tuổi, thời gian phát triển của mỗi
tuổi ấu trùng dao động từ 2 – 6 ngày. Giai đoạn nhộng của bọ rùa 12 chấm có thời
gian trung bình là 4,70 + 0,65 ngày tương đương với bọ rùa 28 chấm với thời gian
là 4,77 + 0,43 ngày và hình thành ở mặt dưới lá. Thành trùng thuộc bộ cánh cứng
(Coleoptera) mặt lưng cơ thể hình bán cầu, có màu nâu đỏ, ngực trước và cánh có
màu nâu. Thành trùng bọ rùa 28 chấm đều có kích thước lớn hơn thành trùng bọ rùa
12 chấm. Thành trùng cái của bọ rùa 28 chấm có kích thước lớn hơn thành trùng
đực và bọ rùa 12 chấm tương tự. Tổng số trứng mà bọ rùa 28 chấm đẻ trung bình là
684,6 + 244,17 trứng. Bọ rùa 12 chấm đẻ được là 552,87 + 162,04 trứng.
Đối với cả hai loài bọ rùa, khả năng tiêu thụ thức ăn của thành trùng cái
nhiều hơn thành trùng đực. Riêng bọ rùa 12 chấm thích ăn nhất là lá cà phổi, kế tiếp
là lá dưa gang, bí rợ; còn bọ rùa 28 chấm thích ăn nhất là lá dưa gang, kế đó là lá bí
rợ, mướp. Cả hai loài đều không thích ăn lá khổ qua. Bên cạnh đó, bọ rùa 28 chấm
cũng không thích ăn lá cà phổi, bọ rùa 12 chấm thì không thích ăn lá bầu, dưa hấu.



ii

MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

1.1 SỰ PHÂN BỐ CỦA BỌ RÙA 12 CHẤM (Epilachna dodecastigma) VÀ 28
CHẤM (Epilachna vigintioctopunctata) 2
1.1.1 Tình hình trên thế giới 2
1.1.2 Tình hình trong nước 2
1.2 KÝ CHỦ 2
1.3 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC, CÁCH GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỊ CỦA BỌ RÙA 12 CHẤM (Epilachna dodecastigma) VÀ 28
CHẤM (Epilachna vigintioctopunctata) PHỔ BIẾN 3
1.3.1 Bọ rùa 12 chấm (Epilachna dodecastigma) 3
1.3.1.1 Đặc điểm hình thái và sinh học 3
1.3.1.2 Triệu chứng và cách gây hại 4
1.3.1.3 Biện pháp quản lý và cách phòng trị 5
1.3.2 Bọ rùa 28 chấm (Epilachna vigintioctopunctata) 5
1.3.2.1 Đặc điểm hình thái và sinh học 5
1.3.2.2 Triệu chứng và cách gây hại 7
1.3.2.3 Biện pháp quản lý và cách phòng trị 7
1.4 NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ BỌ RÙA 12 CHẤM
(Epilachna dodecastigma), BỌ RÙA 28 CHẤM (Epilachna vigintioctopunctata)
9
1.4.1 Nghiên cứu về bọ rùa 12 chấm (Epilachna dodecastigma) 9
1.4.2 Nghiên cứu về bọ rùa 28 chấm (Epilachna vigintioctopunctata) 10
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 13
2.1 PHƯƠNG TIỆN 13
2.1.1 Vật liệu và dụng cụ 13
2.1.2 Nguồn bọ rùa 13
2.2 PHƯƠNG PHÁP 13
iii

2.2.1 Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học của bọ rùa 12 chấm Epilachna
dodecastigma, 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata trong điều kiện phòng

thí nghiệm 13
2.2.2 Khảo sát khả năng ăn trên một số loại ký chủ của bọ rùa 12 chấm
(Epilachna dodecastigma) và 28 chấm (Epilachna vigintioctopunctata) trong
điều kiện phòng thí nghiệm 16
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 20
3.1 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA BỌ RÙA 12 CHẤM (Epilachna
dodecastigma) VÀ BỌ RÙA 28 CHẤM (Epilachna vigintioctopunctata) 20
3.1.1 Đặc điểm hình thái và sinh học của bọ rùa 12 chấm Epilachna
dodecastigma 20
3.1.1.1 Trứng 23
3.1.1.2 Ấu trùng 23
3.1.1.3 Nhộng 25
3.1.1.4 Thành trùng 27
3.1.1.5 Triệu chứng và cách gây hại của bọ rùa 12 chấm 30
3.1.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của bọ rùa 28 chấm (Epilachna
vigintioctopunctata) 31
3.1.2.1 Trứng 34
3.1.2.2 Ấu trùng 35
3.1.2.3 Nhộng 36
3.1.2.4 Thành trùng 37
3.1.2.5 Triệu chứng và cách gây hại của bọ rùa 28 chấm 40
3.2 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ĂN CỦA THÀNH TRÙNG BỌ RÙA 12 CHẤM
Epilachna dodecastigma, 28 CHẤM Epilachna vigintioctopunctata TRONG
ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM 42
3.2.1 Khảo sát tính ưa thích ký chủ của thành trùng bọ rùa 12 chấm Epilachna
dodecastigma, 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata trong điều kiện phòng
thí nghiệm 42
3.2.1.1 Khảo sát tính ưa thích ký chủ của thành trùng bọ rùa 12 chấm
Epilachna dodecastigma trong điều kiện phòng thí nghiệm 42
iv


3.2.1.2 Khảo sát tính ưa thích ký chủ của thành trùng bọ rùa 28 chấm
Epilachna vigintioctopunctata trong điều kiện phòng thí nghiệm 45
3.2.2 So sánh khả năng ăn của thành trùng bọ rùa 12 chấm Epilachna
dodecastigma, 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata trong điều kiện phòng
thí nghiệm 49
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 52
4.1 Kết luận 52
4.2 Đề nghị 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ CHƯƠNG 56


















v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
2.1
Các loại lá làm thức ăn khảo sát tính ưa thích của bọ rùa 12
chấm và 28 chấm
17
3.1
Thời gian phát triển qua các giai đoạn của bọ rùa 12 chấm trong
phòng thí nghiệm
20
3.2
Kích thước (mm) các giai đoạn phát triển của bọ rùa 12 chấm
Epilachna dodecastigma
22
3.3
Giai đoạn trứng của bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma
23
3.4
Tỷ lệ (%) hóa nhộng của bọ rùa 12 chấm Epilachna
dodecastigma trong phòng thí nghiệm
26
3.5
Tỷ lệ (%) vũ hóa của bọ rùa 12 chấm Epilachna
dodecastigma trong phòng thí nghiệm
27
3.6
Khả năng sinh sản của thành trùng cái bọ rùa 12 chấm

Epilachna dodeecastigma trong phòng thí nghiệm
29
3.7
Thời gian phát triển qua các giai đoạn của bọ rùa 28 chấm
Epilachna vigintioctopunctata trong phòng thí nghiệm
31
3.8
Kích thước (mm) các giai đoạn phát triển của bọ rùa 28 chấm
Epilachna vigintioctopunctata trong phòng thí nghiệm
33
3.9
Giai đoạn trứng của bọ rùa 28 chấm Epilachna
vigintioctopunctata trong phòng thí nghiệm
34
3.10
Tỷ lệ (%) hóa nhộng của bọ rùa 28 chấm Epilachna
vigintioctopunctata trong phòng thí nghiệm
37
3.11
Tỷ lệ (%) vũ hóa của bọ rùa 28 chấm Epilachna
vigintioctopunctata trong phòng thí nghiệm
37
3.12
Khả năng sinh sản của thành trùng cái bọ rùa 28 chấm
Epilachna vigintioctopunctata trong phòng thí nghiệm
39
vi
















3.13
Khả năng tiêu thụ thức ăn của thành trùng cái và đực bọ rùa
12 chấm trên các loại ký chủ khác nhau
42
3.14
Khả năng tiêu thụ thức ăn của thành trùng cái và đực bọ rùa
28 chấm trên các loại ký chủ khác nhau
45
3.15
Khả năng tiêu thụ thức ăn của thành trùng đực bọ rùa 28
chấm và bọ rùa 12 chấm trên các loại ký chủ khác nhau
49
3.16
Khả năng tiêu thụ thức ăn của thành trùng cái bọ rùa 28 chấm
và bọ rùa 12 chấm trên các loại ký chủ khác nhau
50
vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
2.1
Hộp nhựa nuôi thành trùng bọ rùa
14
2.2
Khảo sát giai đoạn nhộng và ấu trùng của bọ rùa
15
2.3
Các loại lá làm thức ăn khảo sát tính ưa thích ký chủ của bọ rùa
12 chấm và 28 chấm
18
2.4
Khảo sát tính ưa thích trên một số loại ký chủ của bọ rùa 12
chấm (Epilachna dodecastigma) và 28 chấm (Epilachna
vigintioctopunctata) trong điều kiện phòng thí nghiệm
19
3.1
Vòng đời bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma
21
3.2
Ấu trùng vừa lột xác sang tuổi kế tiếp
24
3.3
Giai đoạn nhộng của bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma,
25
3.4
Thành trùng bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma

27
3.5
Triệu chứng gây hại của bọ rùa 12 chấm Epilachna
dodecastigma
30
3.6
Vòng đời bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata
32
3.7
Giai đoạn trứng của bọ rùa 28 chấm Epilachna
vigintioctopunctata
34
3.8
Ấu trùng bọ rùa lột xác sang tuổi kế tiếp và vỏ xác còn lại
35
3.9
Giai đoạn nhộng của bọ rùa 28 chấm Epilachna
vigintioctopunctata
36
3.10
Thành trùng đực bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata
38
3.11
Triệu chứng gây hại của bọ rùa 28 chấm Epilachna
vigintioctopunctata
41
viii





3.12
Triệu chứng ăn trên lá cà phổi của thành trùng cái và đực bọ rùa
12 chấm Epilachna dodecastigma
44
3.13
Triệu chứng ăn trên lá dưa gang của thành trùng cái và đực bọ
rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata
47
3.14
Triệu chứng ăn trên lá bí rợ của thành trùng cái và đực bọ rùa 28
chấm Epilachna vigintioctopunctata
48
1

MỞ ĐẦU
Rau là loại thực phẩm cung cấp nhiều Vitamin, chất khoáng, chất xơ và rau
có tính dược lý cao mà các thực phẩm khác không thể thay thế được. Trong đó rau
ăn quả họ bầu bí dưa (Cucurbitaceae) là loại rau rất cần thiết không thể thiếu trong
bữa ăn hàng ngày. Tại Việt Nam, những năm gần đây rau ăn quả trở thành những
cây quan trọng trong sản xuất, có ý nghĩa lớn về kinh tế và giải quyết vấn đề thực
phẩm (Tạ Thị Thu Cúc và ctv., 2004).
Rau ăn quả bầu bí dưa có thời gian sinh trưởng ngắn, thị trường tiêu thụ
rộng, phù hợp với chế độ luân canh, xen canh và đặc biệt có thể trồng được quanh
năm nên sản xuất rau ở Việt Nam tạo nhiều việc làm và thu nhập cao cho người sản
xuất so với một số cây trồng hàng năm khác. Cùng với nhu cầu tiêu dùng về các sản
phẩm rau ngày càng cao đã kéo theo sản xuất rau trong những năm vừa qua tăng
lên. Chính vì thế, ngày nay rau họ bầu bí dưa được trồng với diện tích lớn và quanh
năm nên dịch hại có điều kiện phát triển nhanh, gây hại nhiều đến năng suất. Trong
đó côn trùng là một trong những yếu tố gây hại quan trọng, gây thất thu năng suất.

Theo Rajgopal and Trivedi (1989), bọ rùa Epilachna có thể gây hại tới 80% các loại
cây trồng phụ thuộc vào từng nơi và mùa. Một trong những loài gây hại nghiêm
trọng trên họ bầu bí dưa là bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma và bọ rùa 28
chấm Epilachna vigintioctopunctata là loài gây hại nghiêm trọng trên bầu bí dưa
(Hossain et al., 2009). Sự tăng trưởng và phát triển của các loại cây trồng đang bị
cản trở rất nhiều do bọ rùa thường tấn công bằng cách cạp ăn trụi lá trên cây, làm
giảm diện tích quang hợp và khả năng sinh trưởng của cây trồng, nếu mật số cao có
thể tấn công tiếp phần ngọn, hoa và cuống trái và dẫn đến cây sơ xác giảm sức sống
và giảm năng suất giảm đáng kể, hiện nay có rất ít tài liệu nghiên cứu về 2 loại bọ
rùa này. Đây là loài gây hại hiện diện khá phổ biến trên các ruộng dưa bầu bí.
Trước tình hình đó, đề tài “Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và tính
ưa thích ký chủ của bọ rùa gây hại trên dưa, bầu, bí, cà trong điều kiện phòng
thí nghiệm” được thực hiện nhằm tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm sinh học và sự ưa
thích ký chủ của bọ rùa 12 chấm và 28 chấm gây hại trên cây trồng làm cơ sở tìm
biện pháp quản lý loài gây hại này có hiệu quả hơn và an toàn.





2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SỰ PHÂN BỐ CỦA BỌ RÙA 12 CHẤM (Epilachna dodecastigma) VÀ 28
CHẤM (Epilachna vigintioctopunctata)
1.1.1 Tình hình thế giới
Bọ rùa 28 chấm gây hại nặng cho cây trồng tại Bangladesh, Ấn Độ, Trung
Quốc, Nhật Bản, Châu Á, Châu Đại Dương và ở phía Đông nước Úc (Richard,
1983). Phân bố phổ biến ở phương Đông và khu vực châu Úc, phạm vi hoạt động từ

Pakistan đến quần đảo Thái Bình Dương (Schroder et al., 1993).
Theo Hoàng Đức Nhuận (1982), hai loài phổ biến nhất trong các sinh cảnh
trồng trọt, đồng thời phá hại rau màu nghiêm trọng là bọ rùa nâu 28 chấm
Epilachna vigintioctopunctata và bọ rùa nâu 12 chấm Epilachna dodecastigma,
gây hại nghiêm trọng ở nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Riêng bọ rùa 28
chấm còn lan rộng lên phía bắc tới Bắc Trung Quốc và Nhật Bản.
Theo Shankar et al., (2010), bọ cánh cứng thuộc Epilachninae, chiếm 1/6 các
loài được biết đến của họ Coccinellidae. Chi Epilachna có gần 500 loài gây hại,
chúng có thể ăn các loài cây hoang dại và phân bố rộng rãi ở Đông Nam Á, Úc, Sri
Lanka, Đông Ấn, Malaysia, Mỹ, Siberia, Trung Quốc và Ấn Độ.
1.1.2 Tình hình trong nước
Theo Hoàng Đức Nhuận (1983), bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma là
loài gây hại phổ biến ở Việt Nam.
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006), bọ rùa 28 chấm có ở nhiều nước trồng
khoai tây, cây họ cà và bầu bí, củ cải đường, hướng dương trên thế giới. Ở nước ta,
bọ rùa 28 chấm xuất hiện ở khắp nơi. Rất phổ biến trên các ruộng trồng mướp, dưa
gang, dưa leo tại Cồn Khương, Khu II, Đại Học Cần Thơ (Nguyễn Thị Thu Cúc,
2010).
1.2 KÝ CHỦ
Theo Hoàng Đức Nhuận (1982), hai loài bọ rùa này phá hại nghiêm trọng
trên rau màu đặc biệt là cà và bầu bí. Ở Việt Nam, bọ rùa 28 chấm phát triển và gây
hại, đôi khi rất nghiêm trọng, cho những ruộng cà, mướp từ tháng 3 đến tháng 11.
Theo Phạm Thị Nhất (2001), bọ rùa 28 chấm gây hại chủ yếu các cây họ cà
và họ bầu bí và cả cây họ đậu.
3

Theo Don Herbison-Evans and Stella Crossley (2004), ngoài bầu bí dưa
(Cucurbitaceae) hai loài này còn gây hại trên khoai tây (Solanum tuberosum), cà
chua (Lycopersicum esculentum) và cà tím dài (Solanum melongea).
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006), bọ rùa 28 chấm là loài có phổ ký chủ rộng.

Chúng phá hại trên các cây trồng như: khoai tây, củ cải đường, hướng dương, cà
chua, cà pháo, ớt, bầu, bí, mướp, dưa leo và rất nhiều cây dại thuộc họ cà
(Solanaceae), họ bầu bí (Cucurbitaccae).
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2010), hai loài này gây hại khá phổ biến trên
mướp, dưa gang và dưa leo.
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011), ngoài bầu, bí, dưa, loài bọ
rùa này còn tấn công cả cà, đậu bắp, ớt, các loại đậu.
Bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma thường gây hại trên cây cà chua, cà
tím, khoai tây, dưa, bầu bí, khổ qua, đậu. (www.lrc.ctu.edu.vn/pdoc/34/85-
bruaala.pdf).
1.3 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CÁCH GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỊ CỦA BỌ RÙA 12 CHẤM (Epilachna dodecastigma), 28
CHẤM (Epilachna vigintioctopunctata)
1.3.1 Bọ rùa 12 chấm (Epilachna dodecastigma)
1.3.1.1 Đặc điểm hình thái, sinh học
Giống Epilachna thuộc phân họ Epilachninae, phân họ này gồm chủ yếu
những loài bọ rùa ăn thực vật. Mặc dù, thành trùng trông giống nhiều loài bọ rùa
thiên địch như cơ thể hình bán cầu, trên cánh cứng có nhiều đốm, nhưng nhóm này
có thể phân biệt dễ dàng với nhóm bọ rùa thiên địch do cánh cứng của nhóm này
được phủ nhiều lông nhỏ (Kalshoven, 1881).
 Trứng
Cũng theo Kalshoven (1881), giống như nhiều nhóm bọ rùa thiên địch, bọ
rùa ăn thực vật cũng đẻ trứng thành từng đám, trứng dựng thẳng trên mặt lá. Trong
điều kiện khí hậu lạnh của đồi núi, thành trùng có thể sống 3 hoặc trên 3 tháng, tùy
theo điều kiện thức ăn. Trong thời gian này, con cái có thể đẻ đến 800 trứng trong
vòng 30 ngày.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2010), trứng hình thon, nhọn hai đầu, màu vàng,
được đẻ thành từng khối, xếp thẳng đứng mặt dưới lá.
Trứng hình bầu dục, màu vàng, đẻ ở mặt dưới lá, xếp liền nhau thành từng ổ
10 – 20 trứng (www.lrc.ctu.edu.vn/pdoc/34/85-bruaala.pdf).



4

 Ấu trùng
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2010), ấu trùng có màu nâu vàng, trên lưng có 6
hàng lông dài. Cơ thể hình trứng, lưng gồ cao. Mỗi đốt bụng và đốt ngực đều có các
mấu lồi dài hình gai. Ngực giữa và ngực sau và các đốt bụng có ba đôi gai lồi dài
trên phần lưng của mỗi đốt.
Ấu trùng dài 10 mm, có màu vàng nhạt và có nhiều gai nhọn, gai phân nhánh
trên lưng và hai bên sườn. Ấu trùng phát triển từ 16 – 20 ngày
(www.lrc.ctu.edu.vn/pdoc/34/85-bruaala.pdf).
 Nhộng
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2010), hóa nhộng trên lá, thân, cành, như các
loài bọ rùa khác.
Nhộng trần hình bầu dục dính trên lá, màu vàng có nhiều chấm đen, toàn
thân có lông ngắn. Nhộng phát triển từ 4 – 5 ngày (www.lrc.ctu.edu.vn/pdoc/34/85-
bruaala.pdf).
 Thành trùng
Theo Hoàng Đức Nhuận (1983), thành trùng màu nâu, hình trứng ngắn, gần
bán cầu, gồ cao, phủ lông bạc trên phần nâu và lông đen trên các đốm đen. Đốt
bụng cuối của con cái chẻ dọc đôi ở giữa. Thành trùng đực có máng giữa nhìn
nghiêng hơi cong về phía lưng, có hàng răng nhỏ ở giữa và nhiều lông nằm rải rác
suốt dọc bờ lưng trừ đoạn cuối và đoạn đỉnh. Thành trùng cái có đốt sinh dục hình
thận, rốn lõm ở ngay sát đỉnh trên.
Thành trùng là một loài bọ cánh cứng có hình bán cầu, phía lưng vòng lên,
phía bụng thẳng, màu nâu đỏ với nhiều chấm đen trên lưng, dài 6-7 mm. Thành
trùng có thể sống từ 15 – 20 ngày (www.lrc.ctu.edu.vn/pdoc/34/85-bruaala.pdf).
1.3.1.1 Triệu chứng và cách gây hại
Theo Kalshoven (1881), giống như nhiều nhóm bọ rùa thiên địch, bọ rùa ăn

thực vật cũng đẻ trứng thành từng đám, trứng dựng thẳng trên mặt lá. Thành trùng
có khả năng bay rất xa, trong điều kiện khí hậu lạnh của đồi núi, thành trùng có thể
sống 3 hoặc trên 3 tháng, tùy theo điều kiện thức ăn. Trong thời gian này, con cái có
thể đẻ đến 800 trứng trong vòng 30 ngày.
Bọ rùa trưởng thành và ấu trùng thường sống chung với nhau, đều gây hại. Bọ
rùa trưởng thành hoạt động ban ngày, nhất là sáng sớm hoặc chiều mát, có tính giả
chết khi gặp động, một con cái đẻ 200 – 300 trứng.
Ấu trùng mới nở, thời gian đầu sống tập trung, sau đó phân theo từng nhóm,
ăn biểu bì, mô mềm ở mặt dưới lá, để lại màng mỏng. Càng lớn càng ăn mạnh, có
thể ăn hết từng mảng lá làm cây sinh trưởng kém, ruộng rau xơ xác. Khi mật số cao,
chúng có thể ăn trụi hết lá những cây còn nhỏ, trong vườn ươm cây khó phục hồi,
có thể chết, nhất là cây con.
5

Ấu trùng và trưởng thành ăn biểu bì lá, để lại màng mỏng.
Lá có thể bị ăn trơ trụi chỉ còn gân chính. Bọ rùa còn ăn trái non, có thể phát
hiện những lỗ nông trên bề mặt trái (www.lrc.ctu.edu.vn/pdoc/34/85-bruaala.pdf).
1.3.1.2 Biện pháp quản lý và cách phòng trị
Trồng xen canh với cây họ hoa thập tự.
Nhặt bỏ lá bị hại và lá có nhộng bám, bắt giết ấu trùng và bọ trưởng thành.
Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt ký chủ phụ, thu dọn tàn dư thực vật, phơi và
đốt bỏ.
Khi cần thiết có thể dùng thuốc để phun trừ.
(www.lrc.ctu.edu.vn/pdoc/34/85-bruaala.pdf).
1.3.2 Bọ rùa 28 chấm (Epilachna vigintioctopunctata)
1.3.2.1 Đặc điểm hình thái, sinh học
 Trứng
Theo Shepard et al., (1999), giai đoạn trứng của Epilachna
vigintioctopunctata kéo dài khoảng 2 – 4 ngày.
Theo Phạm Thị Nhất (2001), sau khi đẻ khoảng 2 – 4 ngày, trứng sẽ nở.

Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2010), trứng hình thon, nhọn hai đầu, màu vàng,
được đẻ thành từng khối (5-40 trứng), xếp thẳng đứng ở mặt dưới lá.
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011), trứng của bọ rùa hình thoi,
màu vàng, thường được đẻ thành từng khóm từ 9 - 55 cái ở mặt dưới lá và được xếp
thẳng đứng với mặt lá. Trứng dài từ 1,2 - 1,5 mm. Khi sắp nở trứng có màu vàng
sậm. Trứng của loài này nở rất đồng loạt và có tỷ lệ nở từ 95 - 100 %.
 Ấu trùng
Theo Shepard et al., (1999), giai đoạn ấu trùng từ 16-18 ngày.
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011), ấu trùng có 4 tuổi, phát
triển trong thời gian từ 16 - 23 ngày. Khi sắp nở, ấu trùng cắn đỉnh vỏ trứng rồi
dùng cử động của chân để chui ra ngoài. Thời gian chui ra của một ấu trùng mất
trung bình 30 phút. Sau khi nở, ấu trùng tập trung tại vỏ trứng từ 12 - 15 giờ và ăn
hết vỏ trứng hay ăn các trứng chưa nở kịp hoặc không nở đến khi không còn trứng
nào chúng mới phân tán tìm thức ăn. Ấu trùng màu vàng khi mới nở, lớn đủ sức
màu đậm. Trên khắp mình có gai nhỏ màu nâu đậm mọc thẳng góc với da. Chi tiết
trong từng tuổi của ấu trùng như sau:
 Tuổi 1: cơ thể có chiều dài từ 1,0 - 1,2 mm và chiều rộng từ 0,5 - 0,6 mm;
toàn thân màu vàng, trên thân có 6 hàng gai, phát triển từ 2 - 3 ngày, trung
bình 2,9 ngày.
6

 Tuổi 2: cơ thể có kích thước 2,1 x 0,9 mm; màu vàng, 6 hàng gai trên thân đã
hiện rõ, phát triển từ 2 - 4 ngày, trung bình 2,3 ngày.
 Tuổi 3: cơ thể có kích thước 3,5 x 1,2 mm; màu vàng, các chi tiết khác giống
như tuổi 2 và phát triển từ 2 - 4 ngày, trung bình 2,7 ngày.
 Tuổi 4 kéo dài từ 4 - 5 ngày, trung bình 4,6 ngày. Cơ thể có kích thước
khoảng 5 x 2 mm.
 Nhộng
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011), nhộng màu vàng nhạt gần
như trắng với nhiều đốm màu nâu đậm trên thân và chuyển sang vàng khi sắp vũ

hóa. Nhộng có chiều dài từ 5 - 6 mm, rộng từ 3 đến 4 mm. Nhộng phát triển trong
thời gian từ 2 - 7 ngày và thường được hình thành ở mặt dưới lá. Trước khi làm
nhộng 1 ngày, ấu trùng nằm bất động, không ăn phá và màu sắc có thay đổi chút ít,
từ vàng chuyển sang vàng nhạt. Ấu trùng gắn phần cuối bụng vào lá cây xong lột
xác lần cuối để thành nhộng. Trên mình nhộng có vài điểm đen, trong đó hai đốm
đen ở đầu nhộng rất rõ, phần cuối nhộng có phủ một lớp gai.
Theo Shepard et al., (1999), ấu trùng cũng hoá nhộng ngay trên lá.
 Thành trùng
Theo Hoàng Đức Nhuận (1983), thành trùng dạng hình trứng, ngắn, gồ cao,
màu nâu hung. Đầu bao gồm cả râu đầu và phần phụ miệng màu nâu đỏ. Mãnh lưng
ngực trước nâu vàng đến nâu đậm. Cánh cứng có nhiều chấm đen, nhiều nhất là 14
chấm trên mỗi cánh. Mặt lưng phủ lông xám bạc, trên các chấm đen phủ lông đen.
Mặt dưới cơ thể màu nâu đỏ. Hai bên tấm ngực sau có thể xám đen tới đen, phần
giữa bụng cũng vậy. Đốt bụng cuối của con cái xẻ đôi, con đực hơi lẹm giữa bờ sau.
Thành trùng cái: có mãnh sinh dục hình thận, rốn lõm nằm vào khoảng một phần
năm tới hai phần năm chiều dài tính từ trên xuống. Thành trùng đực: phần máng
giữa nhìn nghiêng có bờ bụng thẳng tới hai phần ba rồi vát về phía lưng, phần đỉnh
hơi cong vào với một móc rất nhỏ ở đỉnh, bờ lưng lượn sóng hai lần, đường cong ở
phần góc nhỏ cao, còn ở phần đỉnh chỉ hơi nhỏ; gần đỉnh có một hai túm lông vàng
nâu.
Theo Shepard et al., (1999), thành trùng vũ hóa trong khoảng 4-6 ngày sau
khi hóa nhộng.
Theo Nguyễn Thị Thu Cúc (2010), thành trùng có màu đỏ nâu, có 28 chấm
đen trên cánh. Kích thước cơ thể khá lớn so với nhiều loài bọ rùa dài 5- 7,5 mm;
rộng 5-6 mm. Đầu thường thụt vào dưới mãnh lưng ngực trước nên phần sau của
7

mắt thường bị che phủ. Râu đầu 11 đốt. Đốt gốc râu thường to và dài hơn hai lần
đốt thứ hai, đốt thứ ba mảnh và dài hơn đốt thứ hai. Cánh trước có nhiều lông nhỏ
vì vậy thành trùng không có màu sắc tươi sáng như đa số các loài bọ rùa thuộc

nhóm ăn mồi khác.
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011), thành trùng có cánh màu đỏ
cam, có 28 chấm đen trên cánh. Cơ thể có chiều dài từ 5 - 7 mm và rộng từ 4 - 6
mm. Thành trùng cái sống khoảng 51 ngày và thành trùng đực sống từ 40 - 45 ngày.
Theo Phạm Thị Nhất (2001), bọ rùa trưởng thành có màu nâu đỏ, dài
khoảng 5 – 7 mm, hình bán cầu hơi nhọn về phía sau, trên lưng có 28 chấm đen.
1.3.2.2 Triệu chứng và cách gây hại
Bọ rùa có tính giả chết, thích hoạt động khi trời ấm. Ban ngày chúng hoạt
động từ 8 – 10 giờ sáng và từ 15 – 17 giờ chiều. Cả bọ rùa trưởng thành và ấu trùng
đều có thể gây hại, chúng ăn biểu bì lá chừa lại màng mỏng, lá héo dần rồi khô cong
lại và chết. Khi bọ rùa phát sinh với mật độ cao, toàn bộ lá bị ăn xơ xác làm cả cây
bị chết (Phạm Thị Nhất, 2001).
Gây hại chủ yếu trên các lá đã phát triển, hiện diện chủ yếu trên các ruộng
không sử dụng thuốc trừ sâu. Triệu chứng gây hại rất đặc biệt. Ấu trùng gặm toàn
bộ biểu bì ở mặt dưới lá chừa lại những gân nhỏ và biểu bì trên (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2010).
Cả ấu trùng và thành trùng đều sống ở mặt dưới lá, cạp biểu bì và nhu mô
diệp lục của lá, chỉ còn lại biểu bì trên và gân. Mật số cao bọ rùa có thể cạp ăn trụi
lá trên cây và sau đó có thể tấn công tiếp phần ngọn, trái non và cuống trái. Ấu
trùng có khả năng ăn mạnh hơn thành trùng, nhất là ấu trùng tuổi 4, ăn mạnh gấp 2 -
3 lần thành trùng (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).
1.3.2.3 Biện pháp quản lý và cách phòng trị
Biện pháp canh tác
Theo Phạm Thị Nhất (2001), luân canh cây họ cà, dưa bầu bí với các cây họ
hòa thảo, họ thập tự.
Thực hiện vệ sinh đồng ruộng thu nhặt các lá bị hại và những lá có trứng, ấu
trùng và nhộng.
 Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt kí chủ phụ, thu gom tàn dư thực vật.
 Trồng xen với cây họ thập tự, cây khác kí chủ.
 Nhặt bỏ lá bị hại, lá có nhộng và trứng bám, bắt giết bọ trưởng thành.

8

(
Biện pháp sinh học
 Theo Rajagopal and Trivedi (1989), tại Ấn Độ thì Aspergillus flavus và vi
khuẩn Bacillus thuringiensis có khả năng kiểm soát bọ rùa ở các giai đoạn
khác nhau. Bên cạnh đó, có loài Rhinocoris fuscipes cũng là thiên địch, hút
dịch của ấu trùng bọ rùa.
 Dịch ly trích từ cây thầu dầu và cà độc dược cũng có khả năng giảm quần thể
dịch hại bằng việc làm giảm khả năng đẻ trứng, thời gian trứng nở cũng như
kéo dài thời gian hóa nhộng của loài này.
 Sử dụng các loài ong kí sinh và các nhóm côn trùng ăn thịt để tiêu diệt ấu
trùng bọ rùa.
(o/bd/index.php/JLES/article/view/9725).
Biện pháp hóa học
 Có thể sử dụng các loại thuốc hóa học khi thật sự cần thiết và có sự lựa chọn
hợp lí giữa các loại thuốc.
 Sau đây là một số loại thuốc thường được sử dụng: Sherpa 25EC, Dragon
585EC, Polytrin P 440EC, Lorsban 40EC, Carmethin10EC và 25EC, Ace
5EC, Annitox 50SC, Catodan 18SL và 90WP
(
Sự kết hợp giữa biện pháp sinh học và hóa học
 Theo Rajagopal and Trivedi (1989), kết hợp từ 0 – 5% carbaryl + mật đường
và quinalphos, phun xịt có hiệu quả trong 20 ngày.









9

1.4 NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ BỌ RÙA 12 CHẤM
(Epilachna dodecastigma), BỌ RÙA 28 CHẤM (Epilachna vigintioctopunctata)
1.4.1 Nghiên cứu về bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma
 Các loại ký chủ khác nhau ảnh hưởng lên đặc điểm hình thái, sinh học
của bọ rùa
Theo Hossain et al., (2009), tiến hành nghiên cứu tác động của bốn cây kí
chủ khác nhau là bầu gai (Momordica dioica Roxb.), khổ qua (Momordica
charantia L.), mướp (Luffa cylindrica), đậu đũa (Vigna sesquipedalis) lên sự tăng
trưởng và phát triển của bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma Wied trong điều
kiện phòng thí nghiệm. Thành trùng cái đẻ trứng nhiều nhất khi được cho ăn lá bầu
gai (268,00 ± 33,99 trứng), kế tiếp trên mướp, khổ qua và thấp nhất khi được cho ăn
lá đậu đũa (164,00 ± 5,08 trứng). Thời gian đẻ trứng dài nhất là trên đậu đũa ( 8,70
± 1,15 ngày ) và ngắn nhất trên cây bầu gai ( 5,55 ± 0,41 ngày).
Trứng nở nhanh nhất trên đậu đũa và chậm nhất trên khổ qua. Ấu trùng có
kích thước lớn nhất khi được cho ăn lá mướp, trong khi nhộng và thành trùng có
kích thước lớn nhất khi được cung cấp thức ăn là lá bầu gai. Ấu trùng, nhộng và
thành trùng có kích thước nhỏ nhất khi cho ăn lá đậu đũa. Thời gian sống của ấu
trùng cao nhất trên mướp tiếp theo khổ qua và đậu đũa. Khả năng ăn của cả ấu trùng
và thành trùng cao nhất trên cây bầu gai và thấp nhất trên đậu đũa. Qua các kết quả
về đặc điểm sinh học và khả năng ăn, cây bầu gai là cây chủ tốt nhất cho E.
dodecastigma so với khổ qua, mướp và đậu đũa.
 Hiệu quả của các hóa chất lên bọ rùa 12 chấm, sự hấp dẫn của ký chủ
đối với bọ rùa
Theo M Anam et al., (2006), hiệu quả của dầu neem đến tỷ lệ chết, tăng
trưởng và thức ăn được của bọ rùa được xử lý bởi dầu neem cho thấy tất cả các tuổi
của ấu trùng nhạy cảm với dầu này. Các chỉ số LC

50
có giá trị cao ở ấu trùng tuổi 3
và thấp nhất là trên ấu trùng tuổi 1. Các chỉ số LT
50
tăng tương ứng với sự gia tăng
của tuổi ấu trùng và nồng độ dầu giảm so với tuổi. Dầu neem kéo dài đáng kể giai
đoạn ấu trùng, nhộng và một số giai đoạn ấu trùng không phát triển đến giai đoạn
nhộng. Từ giai đoạn nhộng đến vũ hóa thành thành trùng giảm đáng kể do giai đoạn
ấu trùng bị ảnh hưởng bởi dầu neem. Ngoài ra, dầu neem cũng làm giảm khả năng
tiêu thụ thức ăn của bọ rùa này bằng cách ngăn chặn thức ăn.
Bên cạnh đó, nghiên cứu của Nupur Sarkar et al., (2013), về các axit béo là
chất hấp dẫn có trong lá mướp đắng thu hút loài bọ rùa 12 chấm (Epilachna
dodecastigma). Kết quả thu được, trong 200 μg/ml axit béo của lá già có các axit
10

palmitic, axit stearic, axit oleic, axit linoleic và axit alpha-linolenic tương ứng là
58,24; 13,96; 29,40; 30,31 và 29,76 μg. Trong 200 μg/ml axit béo của lá trưởng
thành có các axit palmitic, stearic, axit oleic, linoleic và alpha-linolenic tương ứng
là 79,13; 10,57; 29,40; 30,31 và 36,33 μg. Trong 200 μg/ml axit béo của lá non có
các axit béo palmitic , axit stearic và alpha-linolenic tương ứng là 116,49 μg, 13,96
μg và 29,76 μg, phục vụ như là chất hấp dẫn cho bọ rùa 12 chấm E. dodecastigma.
Ngoài ra, theo Tripathi et al,. (1991), ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, cho thấy
quần thể bọ rùa 12 chấm Epilachna dodecastigma trên cây mướp hương (Luffa
cylindrica) tăng lên ở thế hệ thứ 1 và thế hệ thứ 2 và giảm ở thế hệ thứ 3 và thứ 4.
1.4.2 Nghiên cứu về bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata
 Đặc điểm hình thái, sinh học trên một loại ký chủ
Theo Deshmukh et al., (2012), kết quả nghiên cứu vòng đời của bọ rùa 28
chấm Epilachna viginctioctopunctata trên khổ qua có 4 giai đoạn khác nhau: trứng,
ấu trùng, nhộng và thành trùng. Trong đó, trứng có màu vàng nhạt, có từ 16 – 40
trứng trên 1 ổ trứng, và gắn theo chiều dọc trên lá gần gân chính của lá. Trứng được

gắn thẳng đứng lên, chiều dài 1,3 mm và chiều rộng 0,6 mm. Ấu trùng mới nở bò
chậm chạp, dài 1,6 mm. Cơ thể được phủ bởi gai phân nhánh. Hơn nửa giờ sau, ấu
trùng mới nở bắt đầu ăn lá. Ấu trùng có 4 tuổi. Theo sự tăng trưởng và phát triển
của các giai đoạn ấu trùng thì tỷ lệ ăn cũng tăng dần.
Bên cạnh đó, theo Sunil Kumar Ghosh and Senapati (2001), ở Teraj, khu vực
Tây Bengal, Ấn Độ, trên cây cà tím, bọ rùa 28 chấm hoạt động từ tháng 4 đến giữa
tháng 10, mật số cao nhất được ghi nhận (8,14 con bọ rùa/cây) trong thời gian giữa
tháng 9. Mật số bọ rùa 28 chấm cho thấy tương quan tích cực với nhiệt độ trung
bình, độ ẩm và lượng mưa hàng tuần. Thời gian vòng đời ngắn nhất là 26,71 ngày
vào tháng 7 và dài nhất là 33,52 ngày trong tháng 9 – tháng 10, nhưng khả năng
sinh sản cao nhất là 272,32 trứng từ tháng 3 đến tháng 4. Nhiệt độ cao và độ ẩm từ
tháng 7 – tháng 9, làm cho thời gian vòng đời giảm xuống và tăng khả năng sinh
sản và mật số tăng lên nhanh chóng và mức gây hại cũng tăng nhanh, có thể làm
mất mùa trong giai đoạn này.
Ngoài ra, theo Navodita Maurice and Ashwani Kumar (2012), đã nghiên cứu
về sự đẻ trứng của bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintioctopunctata Fabricius trên cây
bình bát dây, thu được kết quả như sau: thức ăn và chất lượng thức ăn đã có ảnh
hưởng đáng kể đến đẻ trứng. Vòng đời của con cái cũng ảnh hưởng đến tổng số
trứng. Tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ vũ hoá cũng có ý nghĩa. Nghiên cứu đã chứng minh bọ
rùa 28 chấm E. vigintioctopunctata có thể sử dụng lá bình bát dây làm một loại thức
ăn.

×