Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Lập kế hoạch marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của ngân hàng TMCP phát triển mekong tại tỉnh An Giang giai đoạn 2010 -2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 99 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH
-------0O0-------






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO NGHIỆP VỤ VAY
NÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCM PHÁT TRIỂN
MEKONG TẠI TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2010-2011


Chuyên nghành: Quản trị kinh doanh




SVTH: BÙI HỮU TRẠNG
LỚP: DH7QT MSSV: DQT062243
GVHD: Ths. PHẠM TRUNG TUẤN







Long Xuyên, tháng 5 năm 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH
-------0O0-------






BÙI HỮU TRẠNG


LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO NGHIỆP
VỤ VAY NÔNG NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG
TMCP PHÁT TRIỂN MEKONG TẠI
AN GIANG GIAI ĐOẠN 2010-2011



Chuyên nghành: Quản Trị Kinh Doanh



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP








Long Xuyên, tháng 5 năm 2010




LỜI CẢM ƠN

Đề tài “ Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân Hàng
TMCP Phát Triển Mekong giai đoạn 2010-2011” được thực hiện trong vòng 4 tháng,
trong quá trình thực hiện đề tài ngoài nỗ lực của tác giả trong quá trình thực hiện đề tài,
thì không thể nào quên được sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình, bạn bè, một số anh chị
ngân hàng, tôi xin gửi lời cảm ơn đối với những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài
này:

¾ Trước tiên, tôi xin cảm ơn gia đình cả tôi, đã hỗ trợ tin thần cho tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.

¾ Tôi xin chân thành thầy Phạm Trung Tuấn, đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong
thời gian hoàn thành đề tài này.

¾ Tôi gửi lời cảm ơn đến với các thầy cô khoa Kinh Tế-Quản Trị Kinh Doanh đã
nhiệt tình giảng dạy em trong thời gian học tại trường, đã giúp em có đầy đủ
kiến thực để thực hiện tốt đề tài này.

¾ Cảm ơn bạn bè đã hỗ trợ tin thần và hỗ trợ một số thông tin cho tôi thực hiện đề
tài này.

¾ Cảm ơn, các chú, các bác nông dân đã giúp tôi có những thông tin đánh giá

khách quan về nghiệp vụ của ngân hàng để có cơ sở thực hiện kế hoạch
Marketing cho đề tài.

¾ Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị đang công tác tại Ngân Hàng
TMCP Phát Triển Mekong chi nhánh Mỹ Bình, đã tận tình hướng dẫn tôi trong
quá trình thực tập tại ngân hàng, đã cung cấp thông tin về nghiệp vụ cho tôi giúp
tôi hiểu rõ hơn về nghiệp vụ và hoàn thành đề tài này dễ dàng hơn.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người, chính sự giúp đỡ mọi người đã
giúp cho tôi hoàn thành đề tài, tôi xin chúc mọi người có môt sức khỏe tốt và thành
công trong công việc của mình.

Sự thành công của đề tài xin gởi đến tất cả mọi người!
TÓM TẮT

Ngày nay, hoạt dộng kinh doanh ngân hàng không còn xa lạ đối với người dân nữa. Bên
cạnh các chương trình gửi tiết kiệm an toàn thì các chương trình cho vay của ngân hàng
đang từng bước thu hút sự quan tâm của người dân. An Giang với nền kinh tế chủ yếu là
nông nghiệp nên việc nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp là rất cần cho người
nông dân trên địa bàn.

Trên địa bàn An Giang có nhiều ngân hàng đang từng bước thực hiện các chương trình
hỗ trợ về sản phẩm, các chương trình quảng bá sản phẩm nhằm thu hút khách hàng đến
thực hiện nghiệp vụ vay tại ngân hàng của mình. Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong
(MDB) cũng khôn ngoại lệ, với ưu thế là ngân hàng được thành lập trên địa bàn An
Giang và với sự am hiểu nhiều về thị trường tỉnh nhà nên ngân hàng có những thuận lợi
hơn trong việc kinh doanh nghiệp vụ tại địa bàn, tuy nhiên hiện tại MDB vẫn còn yếu so
với một số đối thủ khác: Agribank, Vietcombank, Viettinbank, Sacombank… về nguồn
vốn cho thực hiện nghiệp vụ, các chương trình cho sản phẩm và cách quảng bá sản
phẩm đến với khách hàng, với những yếu thế đó nên ngân hàng chưa tạo một vị thế phải

có tại thị trường tỉnh nhà, vì vậy đòi hỏi ngân hàng cần có những chính sách về sản
phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm nhằm thu hút khách hàng, với mức lãi suất và tiền thủ
tục vay phù hợp với khả năng chi trá của khách hàng, các chương trình phân phối rộng
khắp trên địa bàn tỉnh, các chương trình quảng bá sản phẩm hiệu quả, có như thế thì
nghiệp vụ vay nông nghiệp tại ngân hàng mới tạo được sự thu hút khách hàng đến thực
hiện nghiệp vụ, đồng thời mới tạo được sự cạnh tranh với các đối thủ mạnh cũng đang
khai khác thị trường An Giang.

Đề tài “Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp tại địa bàn An Giang
giai đoạn 2010-2011” nhằm đưa ra các chương trình về Marketing, nhằm tạo nên một
sản phẩm cho vay nông nghiệp tốt hơn, các chương trình quảng bá cho sản phẩm và
mang sản phẩm đến với khách hàng hiệu quả hơn. Trên cơ sở đánh giá của khách hàng
là đối tượng nông dân đang thực hiện nghiệp vụ vay nông nghiệp, bên cạnh đó các phân
tích môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến việc thực hiện nghiệp vụ tại địa bàn, phân tích
các đối thủ cạnh tranh và môi trường Marketing nội tại của ngân hàng nhằm tạo nên một
kế hoạch Marketing cho sản phẩm vay nông nghiệp của MDB tốt hơn và hiệu quả hơn.
Mong rằng các chương trình đã đề ra sẽ phần nào làm cơ sở cho ngân hàng tạo nên một
sản phẩm nhằm thu hut khách hàng đến thực hiện vay nông nghiệp nhiều hơn, và sẽ làm
tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến đề tài, và cho các bạn sinh viên khóa sau
làm tài liệu tham khảo khi nghiên cứu các đề tài có liên quan.

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................... 1


1.1 Cơ sở hình thành đề tài ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung...................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể...................................................................... 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 2
1.4 Khái quát về phương pháp nghiên cứu và nội dung ......................................... 2
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 2
1.4.2 Nội dung nghiên cứu................................................................................. 3
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................................... 3
1.6 Kết quả mong đợi.............................................................................................. 4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 5

2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 5
2.1.1 Dữ liệu sơ cấp ............................................................................................. 5
2.1.2 Dữ liệu thứ cấp............................................................................................ 6
2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................................... 7
2.3 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 7
2.3.1 Nghiên cứu sơ bộ ....................................................................................... 8
2.3.2 Nghiên cứu thăm dò................................................................................... 9
2.3.3 Nghiên cứu chính thức............................................................................... 9
2.4 Tiến độ thực hiện .............................................................................................. 9
2.5 Thang đo ......................................................................................................... 10
2.5.1 Thang đo danh xưng................................................................................. 10
2.5.2 Thang đo nhị phân.................................................................................... 11
2.5.3 Thang đo Likert........................................................................................ 11
2.6 Mẫu ................................................................................................................. 12

CHƯƠNG 3:CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 14


3.1 Các định nghĩa của đề tài ................................................................................ 14
3.1.1 Định nghĩa về Marketing ........................................................................ 14
3.1.2 Quản trị Marketing.................................................................................. 14
3.1.3 Kế hoạch Marketing................................................................................ 14
3.2 Nội dung kế hoạch .......................................................................................... 15
3.2.1 Phân tích môi trường Marketing............................................................. 15
3.2.2 Tình hình nội bộ...................................................................................... 15
3.2.3 Mục tiêu Marketing................................................................................. 16
3.2.4 Phân tích ma trận SWOT ........................................................................ 16
3.3 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 19

CHƯƠNG 4:GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG........................................................... 20

4.1 Qúa trình hình thành và phát triển .................................................................. 20
4.2 Chức năng ....................................................................................................... 21
4.2.1 Huy động vốn.......................................................................................... 21
4.2.2 Cho vay ................................................................................................... 21
4.3 Nguồn vốn đàu tư và đối tượng đầu tư ........................................................... 21
4.3.1 Nguồn vốn đầu tư.................................................................................... 21
4.3.2 Đối tượng đầu tư ..................................................................................... 21
4.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy của MDB................................................................... 22
4.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý tại MDB................................................................ 22
4.4.2 Nhiệm vụ của các phòng ban ................................................................... 22
4.4.3 Mục tiêu và phương hướng hoạt động năm 2010 .................................... 25

CHƯƠNG 5: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................... 26

5.1 Thông tin mẫu........................................................................................26


5.1.1

Giới tính.................................................................................................. 26
5.1.2 Trình độ học vấn ..................................................................................... 27

5.2 Kết quả nghiên cứu chính......................................................................28
5.2.1
Đối với đáp viên không là khách hàng của MDB.................................. 28
5.2.1.1
Tỷ lệ khách hàng thực hiện vay nông nghiệp tại các ngân hàng
khác ngoài MDB ................................................................................................... 28
5.2.1.2 Nguyên nhân khiến khách hàng của các ngân hàng khác tham
gia vay nông nghiệp .............................................................................................. 29
5.2.1.3 Đánh giá của các đối tượng đáp viên không là khách hàng của
MDB về ngân hàng của mình................................................................................ 31
5.2.1.4 Tỷ lệ thay đổi ngân hàng để thực hiện vay nông nghiệp của các
đáp viên không là khách hàng của MDB .............................................................. 32
5.2.2 Đánh giá của khách hàng MDB ............................................................. 33
5.2.2.1
Sự đánh giá về lãi suất cho vay của Ngân Hàng TMCP Phát
Triển Mekong của khách hàng.............................................................................. 34
5.2.2.2 Đánh giá của khách hàng đối với thủ tục cho vay thực hiện tại
Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong ................................................................ 36
5.2.2.3 Đánh giá của khách hàng đối với nhân viên của ngân hàng
TMCP phát triển Mekong ..................................................................................... 39
5.2.2.4 Các chương trình khuyến mãi mà khách hàng mong muốn khi
thực hiện nghiệp vụ vay nông nghiệp ................................................................... 43
5.2.2.5 Các chương trình giới thiệu nghiệp vụ......................................... 44
5.2.2.6 Mức độ quan tâm của khách hàng đối với một số vấn đề trong
việc thực hiện vay nông nghiệp tại ngân hàng...................................................... 47

5.2.2.7 Các khó khăn của khách hàng khi thực hiện vay nông nghiệp tại
ngân hàng và khả năng thực hiện nghiệp vụ trong thời gian tói của khách hàng . 49

CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH MARKETING........................................................... 54

6.1 Cơ sở hình thành kế hoạch.............................................................................. 54
6.2 Tôn chỉ hoạt động............................................................................................ 54
6.3 Phân tích môi trường....................................................................................... 55
6.3.1 Phân tích môi trường bên ngoài ............................................................. 55
6.3.1.1 Các yếu tố chính trị pháp luật ..................................................... 55
6.3.1.2 Các yếu tố kinh tế........................................................................ 56
6.3.1.3 Các yếu tố xã hội......................................................................... 57
6.3.1.4 Môi trường tự nhiên .................................................................... 57
6.3.2 Phân tích các đối thủ canh tranh ............................................................ 58
6.3.3 Tình hình nội bộ..................................................................................... 59
6.3.3.1 Tình hình kinh doanh nghiệp vụ tại ngân hàng............................ 59
6.3.3.2 Các công tác truyền thông ngân hàng thực hiện trong thời gian tới
............................................................................................................................... 60
6.3.3.3 Công tác công nghệ thông tin của ngân hàng .............................. 60
6.3.3.4 Công tác nhân sự và phát triển mạng lưới.................................... 61
6.4 Phân tích SWOT ............................................................................................. 61
6.5 Lựa chọn chiến lược........................................................................................ 64
6.6 Các mục tiêu Marketing.................................................................................. 65
6.7 Lập kế hoạch Marketing ................................................................................. 66
6.7.1 Lựa chọn thị trường mục tiêu................................................................. 66
6.7.2 Chân dung khách hàng mục tiêu............................................................ 67
6.7.3 Chiến lược định vị nghiệp vụ cho vay nông nghiệp .............................. 70
6.7.4 Chiến lược Marketing Mix..................................................................... 68
6.7.4.1 Chiến luợc sản phẩm cho nghiệp vụ vay nông nghiệp................... 68
6.7.4.2 Chiến luợc về giá ........................................................................... 68

6.7.4.3 Chiến lược phân phối ..................................................................... 70
6.7.4.4 Chiến luợc truyền thông................................................................. 71
6.8 Tổ chức thực hiện và đánh giá ........................................................................ 72
6.8.1 Kế hoạch hoạt động................................................................................. 73
6.8.2 Ngân sách Marketing .............................................................................. 74
6.8.3 Kiểm tra đánh giá.................................................................................... 75

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 77

7.1 Kết luận........................................................................................................... 77
7.2 Kiến nghị......................................................................................................... 78
7.2.1 Đối với ngân hàng nhà nước .................................................................. 78
7.2.2 Đối với Hội sở chính............................................................................ 79
7.2.3 Đối với chi nhánh................................................................................. 80
7.3 Hạn chế ........................................................................................................... 80

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình biểu diễn trình tự phân tích và xử lý số liệu...................................... 7

Hình 2.2: Mô hình biểu diễn quy trình nghiên cứu.......................................................... 8

Hình 3.1: Các bước tiến hành, tổ chức thực hiện và kiểm tra kế hoạch Marketing....... 15

Hình 3.2: Mô hình 4 P của Marketing Mix.................................................................... 18


Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 19

Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu quản lý của MDB ..................................................................... 22


DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1: Bảng dữ liệu sơ cấp cần thu thập..................................................................... 5

Bảng 2.2: Bảng dữ liệu thứ cấp thu thập.......................................................................... 6

Bảng 2.3: Tiến độ các bước thực hiện nghiên cứu........................................................... 9

Bảng 2.4: Thang đo danh xưng-câu hỏi 1 lựa chọn ....................................................... 10

Bảng 2.5: Thang đo danh xưng-câu hỏi nhiều lựa chọn ................................................ 11

Bảng 2.6: Thang đo nhị phân ......................................................................................... 11

Bảng 2.7: Thang đo Likert ............................................................................................. 11

Bảng 2.8: Biểu thị số lượng mẫu ngẫu nhiên................................................................. 12

Bảng 3.1: Ma trận SWOT .............................................................................................. 17

Bảng 6.1: Tình hình kinh doanh nghiệp vụ vay nông nghiệp của ngân hàng ................ 59

Bảng 6.2: Ma trận SWOT của kế hoạch ........................................................................ 62


Bảng 6.3: Mục tiêu của kế hoạch................................................................................... 65

Bảng 6.4: Biểu thị nội dung kế hoạch............................................................................ 73

Bảng 6.5: Ngân sách Marketing..................................................................................... 75

Bảng 6.6: Cơ sở đánh giá mục tiêu Marketing .............................................................. 76



DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 5.1: Cơ cấu mẫu theo giới tính ......................................................................... 26

Biểu đồ 5.2: Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn............................................................. 27

Biểu đồ 5.3: Biểu đồ biểu thị số lượng đáp viên là khách hàng của ngân hàng TMCP
phát triển Mekong .......................................................................................................... 28

Biểu đồ 5.4: Biểu đồ biểu thị tỷ lệ khách hàng thực hiện vay nông nghiệp tại các ngân
hàng khác ngoài Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong .............................................. 29

Biểu đồ 5.5: Biểu đồ biểu thị nguyên nhân khách hàng của các ngân hàng khác tham
gia nghiệp vụ vay nông nghiệp tại ngân hàng của họ .................................................... 30

Biểu đồ 5.6: Biểu đồ biểu thị đánh giá về ngân hàng mình đang thực hiện ngiệp vụ
vay nông nghiệp của các đối tượng không phải là khách hàng của ngân hàng ............. 31

Biểu đồ 5.7: Biểu thị tỷ lệ thay đổi ngân hàng để thực hiện vay nông nghiệp của các

đối tượng khách hàng của các ngân hàng khác.............................................................. 32

Biểu đồ 5.8: Thông tin tham gia vay nông nghiệp tại Mekong của các đáp viên.......... 34

Biểu đồ 5.9: Đánh giá của khách hàng đối với lãi suất của MDB ................................. 35

Biểu đồ 5.10: Biểu đồ biểu thị mức lãi suất mà khách hàng của ngân hàng TMCP
Mekong sẵn sàng chi trả................................................................................................. 36

Biểu đồ 5.11: Đánh giá của khách hàng đối với thủ tục cho vay của Ngân Hàng
TMCP Phát Triển Mekong............................................................................................. 37

Biểu đồ 5.12: Biểu đồ biểu thị nhận định của khách hàng đối với sự tận tình hướng
dẫn của nhân viên tín dụng khi thực hiện thủ tục vay.................................................... 38

Biểu đồ 5.13: Biểu đồ nhận định của khách hàng đối với việc cho nhân viên ngân
hàng tạo cảm giác thân thiện cho khách hàng................................................................ 39

Biểu đồ 5.14: Biểu đồ biểu thị nhận định của khách hàng về khả năng trả lời các thắc
mắc khách hàng của nhân viên tín dụng ........................................................................ 40

Biểu đồ 5.15: Nhận định của khách hàng đối với việc nhân viên ngân hàng quan tâm
cho đáo đối với họ khi thực hiện giao dịch tại ngân hàng ............................................. 41

Biểu đồ 5.16: Điều chưa hài lòng đối với nhân viên ngân hàng .................................... 42

Biểu đồ 5.17: Mức độ quan tâm của khách hàng đối chương trình khuyến mãi khi thực
hiện vay nông nghiệp tại ngân hàng.............................................................................. 43

Biểu đồ 5.18: Các chương trình khuyến mãi mà khách hàng thích ............................... 44


Biểu đồ 5.19: Hình thức giúp khách hàng biết đên nghiệp vụ vay nông nghiệp của
ngân hàng ....................................................................................................................... 45

Biểu đồ 5.20: Các chương trình giới thiệu nghiệp vụ mà khách hàng dễ nhận biết về
nghiệp vụ vay nông nghiệp ............................................................................................ 46

Biểu đồ 5.21: Mức độ quan tâm của khách hàng đối với một số vấn đề khi thực hiện
vay nông nghiệp tại Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong......................................... 47

Biểu đồ 5.22: Mức độ cho là khó khăn khi thực hiện vay nông nghiệp tại Ngân Hàng
TMCP Mekong của khách hàng..................................................................................... 50

Biểu đồ 5.23: Biểu thị tỷ lệ khách hàng sẽ tiếp tục thực hiện vay nông nghiệp tại Ngân
Hàng TMCP Phát Triển Mekong ................................................................................... 51

Biểu đồ 5.24: Các nguyên nhân khiến khách hàng quyết định thay đổi ngân hàng để
thực hiện nghiệp vụ vay nông nghiệp ............................................................................ 51

Biểu đồ 6.1: Biểu đồ biểu thị tỷ lệ khách hàng thực hiện vay nông nghiệp tại các ngân
hàng khác ngoài Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong .............................................. 58






DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

MDB: Mekong Development Bank (Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển

Mekong)

PR: Public Relation (Quan hệ cộng đồng).

TMCP: Thương Mại Cổ Phần.



Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong tại
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Cơ sở hình thành đề tài:
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nông nghiệp luôn gắn liền với sự phát
triển kinh tế đất nước. Với hơn 57% người tham gia vào ngành, 22% GDP đóng góp
vào kinh tế đất nước, thì không thể phủ nhận được vai trò của nông nghiệp, vai trò của
người nông dân vào kinh tế nước nhà. Chính vì thế, nhiều chính sách hỗ trợ cho nông
nghiệp, hỗ trợ cho người nông dân trong quá trình sản xuất được chính phủ quan tâm.
Ngoài việc hỗ trợ các kĩ thuật, giống, thì nguồn vốn để đảm bảo cho người nông dân
hoạt động trong ngành được chính phủ chú trọng. Với sự khuyến khích của chính phủ,
thì các ngân hàng trong nước đã đưa ra một loại hình nghiệp vụ hỗ trợ cho nông dân có
được nguồn vốn sản xuất, được gọi là nghiệp vụ vay nông nghiệp.
Có thể nói loại hình vay nông nghiệp đã gắn liền với người nông dân trong
những năm vừa qua, với các mức lãi suất ưu tiên cho người nông dân, đã giúp không ít
người nông dân có được nguồn vốn sản xuất, giúp giải quyết được mối lo đầu tiên trong
sản xuất đó là vốn. Do cũng là một loại hình kinh doanh, nên trên thị trường vay ngân
hàng những năm vừa qua cũng diễn ra các cuộc cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân
hàng, trong đó phải nói đến các điển hình lớn như: Agribank, Vietcombank,
Sacombank.
Với một tỉnh thuần nông như An Giang, thì nhu cầu đối với nghiệp vụ vay nông
nghiệp là cao, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều ngân hàng xuất hiện với các chính sách lãi

suất, khuyến mãi, quảng cáo…để thu hút khách hàng tại một thị trường tiềm năng trong
vay nông nghiệp như An Giang. Trong số đó, phải nói đến một ngân hàng thành lập tại
tỉnh nhà, đó là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Mekong, với tiền thân là
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Mỹ Xuyên, với thế mạnh về tín dụng trong lĩnh vực
nông nghiệp nông thôn ở An Giang, thì ngân hàng đã góp một phần vào việc hỗ trợ vốn
ưu đãi cho người nông dân An Giang, đã hơn 18 năm gắn liền với nông dân An Giang,
ngân hàng Mekong đã phần nào tạo được sự cảm tình trong mắt người nông dân. Nhưng
nhìn lại, thì tuy là ngân hàng tỉnh nhà, nhưng thị phần của ngân hàng Mekong còn
khiêm tốn so với các ngân hàng mạnh khác như: Agribank, Vietcombank, Sacombank.
Các chương trình quảng bá nghiệp vụ vay nông nghiệp của ngân hàng vẫn còn khiêm
tốn so với các ngân hàng khác trên đại bàn tỉnh, nhiều nông dân vẫn còn chưa hiểu rõ về
nghiệp vụ của ngân hàng, bên cạnh đó các chương trình khuyến mãi, dịch vụ phục vụ
khách hàng của ngân hàng Mekong vẫn chưa tạo được sự thu hút mạnh cho khách hàng.
Để có một thị phần lớn, gắn kết mật thiết với người nông dân trong tỉnh đòi hỏi ngân
hàng cần đưa ra một chiến lược quảng bá hình ảnh ngân hàng (nhất là trong tình hình
ngân hàng vừa mới đổi tên từ Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Mỹ Xuyên thành Ngân
Hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Mekong), các chương trình khuyến mãi, Pr, để
mang hình ảnh của ngân hàng đến gần hơn đối với người nông dân, phát triển thị phần
của ngân hàng hơn nữa, giúp ngân hàng khẳng định được vị thế một ngân hàng tỉnh nhà,
một ngân hàng của nông dân An Giang. Đây là những nguyên nhân mà khiến tôi quyết
định chọn đề tài: “Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân
hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Mekong tại tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011”,
với mong muốn góp một phần vào sự phát triển thương hiệu Ngân Hàng Thương Mại
Cổ Phần Phát Triển An Giang trong lòng người nông dân An Giang.


SVTH: BÙI HỮU TRẠNG-LỚP DH7QT2 Trang 1

Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong tại
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011


1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung:
Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Mekong, chi nhánh An Giang
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
Đánh giá của khách hàng đối với nghiệp vụ vay nông nghiệp của ngân hàng.
Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng, bên cạnh đó còn phân
tích các cơ hội cũng như thách thức của ngân hàng trong nghiệp vụ vay nông
nghiệp.
Từ đó, lập ra kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của ngân
hàng.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của ngân hàng
nhằm dựa trên đánh giá của khách hàng về khả năng giới thiệu và các chương trình hỗ
trợ trong quá trình thực hiện nghiệp vụ của ngân hàng, bên cạnh đó còn dựa trên các
phân tích các yếu tố kinh doanh và các môi trường tác động nhằm tạo cở sở giúp cho
việc lập ra chương trình Marketing hiệu quả thu hút khách hàng đến và sử dụng nghiệp
vụ của ngân hàng.
Phạm vi về không gian: đề tài tập trung nghiên cứu các khách hàng nông dân trên
địa bàn xung quanh khu vực thành phố Long Xuyên, chủ yếu là các khu vực có tham gia
vào sản xuất nông nghiệp như: Mỹ Quý, Mỹ Phước, Mỹ Hòa Hưng, Mỹ Hòa, Mỹ
Khánh.
Thời gian thực hiện: từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010.
Kế hoach đề ra nhằm lập cho giai đoạn 2010-2011
1.4 Khái quát về phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu:
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu “Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp
của ngân hàng phát triển Mekong giai đoạn 2010-2011” được thực hiện qua ba
giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu thăm dò và nghiên cứu chính thức. Kết

quả của nghiên cứu chính thức là kết quả cuối cùng của đề tài, còn nghiên cứu sơ
bộ và nghiên cứu thăm dò góp phần hỗ trợ cho việc thực hiện nghiên cứu chính
thức.
Nghiên cứu sơ bộ: việc thực hiện nghiên cứu sơ bộ dựa trên các cơ sở
lý thuyết, và mục tiêu nghiên cứu để đưa ra quan niệm bản thân, kết hợp với
tình hình hoạt động kinh doanh nghiệp vụ của ngân hàng, nhằm tạo ra dàn
bài thảo luận tay đôi để tiến hành phỏng vấn 5 đến 10 nông dân, hỗ trợ cho
việc lập bản câu hỏi.
Nghiên cứu thăm dò: việc thực hiện nghiên cứu thăm dò dựa trên dàn
thảo luận tay đôi vừa thu thập qua phỏng vấn khách hàng nhằm tạo ra bản
câu hỏi dự kiến, để tiến hành phỏng vấn 10 đối tượng nông dân, để làm cơ sở
hiệu chỉnh bản câu hỏi, và tiến hành lập bản câu hỏi chính thức về sau.
SVTH: BÙI HỮU TRẠNG-LỚP DH7QT2 Trang 2

Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong tại
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011
Nghiên cứu chính thức: sau khi đã thực hiện bản câu hỏi chính thức
dựa trên việc hiệu chỉnh bản câu hỏi, tiến hành gởi bản câu hỏi đến 50 đáp
viên là khách hàng sử dụng nghiệp vụ vay nông nghiệp của ngân hàng để thu
thập thông tin, tiếp đến là xử lý thông tin thu được bằng Microsoft Excel,
tiến hành tổng hợp thông tin và biểu diễn thông tin bằng biểu đồ, đánh giá
kết quả đạt được, cuối cùng là tổng kết các nội dung để tạo ra bài báo cáo
hoàn chỉnh.
1.4.2 Nội dung nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện gồm 7 phần:
Giới thiệu: đưa ra các cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề
tài, khái quát về phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu, ý nghĩa
khoa học và thực tiễn của nghiên cứu, kết quả mong đợi của tác giả đối với
đề tài của mình.
Cơ sở lý luận: đây là chương đưa ra các cơ sở lý thuyết mà tác giả tham

khảo và áp dụng trong thực hiện đề tài. Bên cạnh đó lập ra mô hình nghiên
cứu nhằm xác định vấn đề cần nghiên cứu mà thực hiện nó.
Phương pháp nghiên cứu: đối với chương này tác giả sẽ trình bày cách tiến
hành nghiên cứu đề tài bao gồm: thiết kế nghiên cứu, thang đo áp dụng trong
nghiên cứu, cách lấy mẫu và xác định cỡ mẫu của đề tài.
Giới thiệu về ngân hàng và nghiệp vụ: chương này sẽ giới thiệu chung về
ngân hàng phát triển Mekong (loại hình kinh doanh, cơ cấu tổ chức…), bên
cạnh đó chương sẽ giới thiệu về nghiệp vụ vay nông nghiệp của ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu: chương này sẽ trình bày kết quả thu thập được từ việc
phỏng vấn các đáp viên đã được xủ lý, kết quả được trình bày bằng biểu đồ,
bên cạnh là phần đánh giá nhận xét của tác giả dựa trên các kết quả thu thập
được, nhằm giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đã nêu ra để
giải quyết.
Kế hoạch Marketing: đây là chương quan trọng của đề tài, đối với chương
này tác giả sẽ phân tích các môi trường vĩ mô, môi trường nội bộ tác động
đến việc thực hiện kế hoạch Marketing của ngân hàng, để từ đó mà đưa ra
các chiến lược Marketing nhằm cải thiện tình hình hiện tại và phát triển hình
ảnh cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ hơn nữa.
Kết luận và kiến nghị: phần này sẽ tổng kết lại kết quả nghiên cứu, và các
phương án Marketing mà đề tài thực hiện, từ đó đưa ra các kiến nghị của tác
giả đối với ngân hàng, đồng thời nêu lên các hạn chế mà tác giả gặp phải
trong quá trình thực hiện đề tài nhằm để cho các bạn khóa sau nếu thực hiện
đề tài có liên qua sẽ cải thiện.
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Đề tài Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Mekong tại tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011, sẽ
tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu, và các cơ hội và thách thức để từ đó mà đưa ra
các kế hoạch nhằm khai thác điểm mạnh và cơ hội, hạn chế các điểm yếu và thách thức
của ngân hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ vay nông nghiệp, để từ đó có những
SVTH: BÙI HỮU TRẠNG-LỚP DH7QT2 Trang 3


Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong tại
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011
thong tin tham khảo góp phần hỗ trợ cho ngân hàng trong việc điểu chỉnh cho phù hợp
hơn nhằm thu hút khách hàng nông dân nhiều hơn.
Mong rằng những kế hoạch đề ra trong đề tài có thể sẽ góp phần cho ngân hàng
tham khảo trong việc đề ra những kế hoạch Marketing cho vay nông nghiệp về sau.
Việc thực hiện đề tài sẽ góp phần giúp cho tác giả có những kiên thức bổ ích trong
việc thực hiện khảo sát đánh giá của khách hàng, các thủ tục về thực hiện nghiệp vụ của
ngân hàng… hỗ trợ phần nào cho công việc sau khi ra trường của tác giả.
Đề tài có thể làm tài liệu cho các bạn khóa sau khi thực hiện đề tài có lien quan
hay quan tâm đến lập Marketing về nghiệp vụ vay nông nghiệp của ngân hàng.
1.6 Kết quả mong muốn:
Với việc thực hiện đề tài tôi mong muốn:
Nghiên cứu có thể thực hiện đứng với mục tiêu đã đề ra.
Nghiên cứu có thể làm bài tham khảo cho các bạn khóa sau quan tâm, hoặc thực
hiện đề tài có liên quan.
Nghiên cứu góp phần vào việc cải thiện và phát triển tình hình kinh doanh nghiệp vụ
vay nông nghiệp của ngân hàng phát triển Mekong






















SVTH: BÙI HỮU TRẠNG-LỚP DH7QT2 Trang 4

Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong tại
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011
SVTH: BÙI HỮU TRẠNG-LỚP DH7QT2 Trang 5


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với chương phương pháp nghiên cứu sẽ trình bày cách thức tiến hành nghiên cứu
thị trường An Giang, mà đại diện là thị trường Long Xuyên nhằm hỗ trợ cho việc lập kế
hoạch nghiên cứu. Nội dung của chương gồm có các nội dung sau: phương pháp thu
thập dữ liệu, giới thiệu quy trình nghiên cứu và các bước trong quy trình, cách thức
chọn mẫu và các loại thang đo được sử dụng.
2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:
2.1.1 Dữ liệu sơ cấp:


Thông tin cần thu
thập
Nội dung

Đánh giá mức độ
nhận biết nghiệp vụ
của khách hàng
Khách hàng nghĩ gì về nghiệp vụ vay nông nghiệp.

Họ mong muốn gì về nghiệp vụ.

Họ biết đến nghiệp vụ qua các hình thức nào.
Nhu cầu vay của
khách hàng
Vay nông nghiệp có cần thiết đối với họ không.

Khi thực hiện vay nông nghiệp người nông dân
thường quan tâm đến vấn đề gì.


Cách thu thập: đi trực tiếp đến một số người nông dân có thực hiện vay nông
nghiệp trên địa bàn thành phố Long Xuyên, bằng dàn thảo luận tay đôi và bản câu
hỏi với một số khách hàng trọng tâm:
Đầu tiên là thảo luận trực tiếp một số nông dân trên địa bàn thành phố
Long Xuyên bằng dàn thảo luận tay đôi để biết về nhu cầu và đánh giá của
họ đối với nghiệp vụ để thu thập một số thông tin phục vụ cho việc lập bản
câu hỏi.
Khi đã có bản câu hỏi tiến hành phỏng vấn thử một số đối tượng nông
dân tham gia vay nông nghiệp để chỉnh sửa bản câu hỏi, tiếp theo mới tiến
hành thực hiện phỏng vấn chính thức.
Cách chọn mẫu: phương pháp lấy mẫu của đề tài là phương pháp lấy mẫu
ngẫu nhiên đơn giản, đối tượng khách hàng trọng tâm đó là các nông dân tham gia
thực hiện nghiệp vụ vay nông nghiệp trên địa bàn thành phố Long Xuyên, số
Bảng 2.1: Bảng dữ liệu sơ cấp cần thu thập

Nguồn: Tác giả thực hiện
Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong tại
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011
lượng mẫu để tiến hành phỏng vấn bằng thảo luận tay đôi và phát bảng câu hỏi
được thể hiện như sau:
Hình thức Số Lượng
Thảo luận tay đôi 5 – 10 đáp viên
Phỏng vấn thử bản câu hỏi 5 – 10 đáp viên
Phỏng vấn chính thức 50 đáp viên






2.1.2 Dữ liệu thứ cấp:
Bảng 2.2: Bảng dữ liệu thứ cấp cần thu thập

Thông tin thu thập Nội dung
Tình hình hoạt động kinh
doanh của nghiệp vụ vay
nông nghiệp của ngân
hàng.
Doanh thu nghiệp vụ từ năm 2008-2010
Tỉ lệ phần trăm đạt được so với dự tính.
Chênh lệch qua các năm.
Thuận lợi, khó khăn.
Tình hiểu về vay nông
nghiệp
Đối tượng được vay.

Hạn mức cho vay.
Điều kiện cho vay.
Điểm mạnh và yếu của ngân hàng khi
thực hiện nghiệp vụ.
Chương trình khuyến mãi
và quảng bá nghiệp vụ của
nhân hàng
Kế hoạch quảng bá nghiệp vụ năm vừa
qua.
Các chương trình khuyến mãi mà ngân
hàng đang áp dụng.
Thời gian thực hiện.
Đối tượng được hưởng khuyến mãi.
Hình thức khuyến mãi.
Chi phí cho chương trình khuyến mãi





















Nguồn: Tác giả thực hiện

Cách thu thập: thu thập bằng việc đến trực tiếp ngân hàng tìm hiểu về kết
quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong qua các năm
2008, 2009, 2010; các giới thiệu chung về nghiệp vụ: cách thực hiện, các chính
sách khuyến mãi. Bên cạnh đó còn thu thập thông tin qua sách báo và internet.
SVTH: BÙI HỮU TRẠNG-LỚP DH7QT2 Trang 6

Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong tại
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011
2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu:
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, sử dụng đồng thời cả hai loại dữ liệu
sơ cấp và thứ cấp, do hai dữ liệu thu được có đặc điểm khác nhau nên cần thực hiện
phân tích đối với hai dữ liệu cũng cần các cách khác nhau phù hợp với từng dữ liệu:
Đối với dữ liệu thứ cấp: do đặc thù của loại dữ liệu này thu được từ các
nguồn khác nhau, nên cần kiểm tra dữ liệu trước khi tiến hành tổng hợp tìm thông
tin từ ngân hàng và bên ngoài nhằm hỗ trợ cho việc phân tích môi trường vĩ mô,
và môi trường tác nghiệp mà ngân hàng sử dụng. Cách phân tích dữ liệu được thực
hiện theo sự phân tích tổng hợp của tác giả.
Đối với dữ liệu sơ cấp: Do đây là dữ liệu thu được thông qua việc tiến hành
phỏng vấn trực tiếp khách hàng của ngân hàng, nên việc phân tích số liệu được
tiến hành như sau:
Sàng lọc, làm sạch và mã hóa số liệu thu được.
Dùng phương pháp thống kê mô tả và biểu diễn qua các biểu đồ với sự trợ
giúp của phần mềm Microsoft Exel 2003.

Việc phân tích số liệu được thực hiện theo quá trình sau:

Nhập dữ
liệu vào
máy
Hiệu chỉnh
câu hỏi chấp
nhận
Mã hóa câu
hỏi đã trả
lời
Lưu trữ dữ
liệu phân
tích
Phân tích
dữ liệu
Làm sạch
dữ liệu
Giá trị hóa
số liệu








Hình 2.1: Mô hình biểu diễn trình tự phân tích và xử lý số liệu
Dùng phương pháp phân tích theo ma trận SWOT để tổng hợp dữ liệu để tiến

hành lập kế hoạch Marketing.
2.3 Quy trình nghiên cứu:
Để đề tài mang tính thực tế cao đòi hỏi số liệu và dữ liệu thu được phải mang tính
chính xác và đủ cơ sở để hỗ trợ cho qúa trình lập đề tài, đề tài được thực hiện gồm ba
bước chính: nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu chính thức. Trong mỗi
bước nghiên cứu sẽ có những bước nhỏ nhằm tạo sự thuận tiện cho việc nghiên cứu đề
tài cũng như dễ theo dõi tiến độ nghiên cứu như: xác định vấn đề nghiên cứu, cơ sở lý
thuyết, dàn bài thảo luận, phỏng vấn thử, hiệu chỉnh, bảng câu hỏi chính thức, thu thập
thông tin, xử lý số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu.




SVTH: BÙI HỮU TRẠNG-LỚP DH7QT2 Trang 7

Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong tại
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011























Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu thăm dò Nghiên cứu chính thức
Thực trạng của doanh
nghiệp
Cơ sở lý thuyết
Tiếp cận và thảo
luận với khách
hàng
Thực hiện
bảng câu hỏi
phỏng vấn
thử
Bản câu hỏi
chính thức (n=50)
Hiệu chỉnh
bản câu hỏi
Phỏng vấn chính thức
Làm sạch và mã hóa
số liệu
Phân tích dữ liệu và
lập kế hoạc

Marketing
Xác định đề tài
Viết báo cáo kết quả
nghiên cứu

Hình 2.2: Mô hình biểu diễn quy trình nghiên cứu

2.3.1 Nghiên cứu sơ bộ:
Đây là công việc đầu tiên của quy trình nghiên cứu, nhằm tìm hiểu thông tin,
và các vấn đề có thể sử dụng vào công việc thiết kế bảng câu hỏi cho đề tài.
Nghiên cứu được thực hiện bằng việc phỏng vấn chuyên sâu với 5 đến 10
nông dân, nhằm tìm hiểu nhu cầu của họ về nghiệp vụ vay nông nghiệp, cũng như
hiểu biết của họ đối với nghiệp vụ.
Các thông tin chủ yếu của cuộc phỏng vấn:
Anh/chị biết như thế nào về nghiệp vụ vay nông nghiệp?
Anh/chị đã từng đi vay nông nghiệp chưa?
Hiện tại anh/chị đang là khách hàng của ngân hàng nào?
Anh/chị biết về nghiệp vụ vay nông nghiệp từ đâu?
SVTH: BÙI HỮU TRẠNG-LỚP DH7QT2 Trang 8

Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong tại
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011
Anh/chị muốn điều gì về nghiệp vụ vay nông nghiệp của ngân hàng?
Một số thông tin của đáp viên: Họ tên, tuổi, nghề nghiệp…..
Dựa vào các thông tin thu được tác giả tiến hành đánh giá, sàng lọc nhằm
phát hiện các ý kiến chủ quan, không cần thiết, và bổ sung các biến mới nhằm hỗ
trợ cho việc tạo nên bản câu hỏi thăm dò.
2.3.2 Nghiên cứu thăm dò:
Sau khi đã có bản câu hỏi được tổng hợp từ cuộc phỏng vấn chuyên sâu với
các đối tượng nông dân, thì tiến hành thực hiện giai đoạn nghiên cứu thăm dò

bằng việc phát bản câu hỏi mới thành lập cho 10 đối tượng khách hàng nông dân
đã có thực hiện nghiệp vụ vay nông nghiệp để tiến hành tìm ra các biến không phù
hợp và còn thiếu để mà hiệu chỉnh thành lập bản câu hỏi mới hoàn chỉnh và đầy
đủ hơn.
2.3.3 Nghiên cứu chính thức:
Sau khi đã hiệu chỉnh bản câu hỏi để tạo ra bản câu hỏi hoàn chỉnh thì tiến hành
gỏi bản câu hỏi cho các đáp viên.
Xử lý thông tin thu được bảng công cụ Microsoft Exel.
Phân tích tổng hợp thông tin đã xử lý, bằng cách đánh giá dựa trên các số liệu đã
tổng hợp, kèm theo biểu đồ biểu thị kết quả.
Đối với kết quả thu được, tiến hành thực hiện đánh giá kết quả thông qua biểu đồ,
từ đó tạo cơ sở cho việc thành lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông
nghiệp.
Tiến hàng tổng hợp kết quả để tạo ra một bài báo cáo hoàn chỉnh.

2.4 Tiến độ thực hiện: đề tài được thực hiện thông qua ba bước: nghiên cứu sơ bộ,
nghiên cứu thăm dò và nghiên cứu chính thức.

Bảng 2.3: Tiến độ các bước thực hiện nghiên cứu

Kỹ thuật
Thảo luận
n=5-10
Bước
1
2
3
Dạng
Sơ bộ
Thămdò

Chính thức
Phương pháp
Định tính
Định tính
Định lượng
Bản câu hỏi
n=10
Bản câu hỏi
hiệu chỉnh
n=50
2tuần
2tuần
Thời gian



1tuần







Nguồn: Tác giả thực hiện

SVTH: BÙI HỮU TRẠNG-LỚP DH7QT2 Trang 9

Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong tại
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011

Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu thăm dò đều là nghiên cứu định tính, còn nghiên
cứu chính thức là nghiên cứu định lượng:
Nghiên cứu sơ bộ là áp dụng phỏng vấn chuyên sâu đối với 5 đến 10 đối
tượng nông dân nhằm khai thác các thông tin hỗ trợ cho đề tài, kết quả của nghiên
cứu sơ bộ đó là việc thành lập bản câu hỏi phỏng vấn thử.
Nghiên cứu thăm dò được tiến hành bằng việc phỏng vấn 10 khách hàng của
ngân hàng nhằm tìm hiểu thông tin và hiệu chỉnh cho bản câu hỏi tốt hơn, phục vụ
cho việc tiến hành phỏng vấn chính thức.
Nghiên cứu chính thức tiến hành phỏng vấn trực tiếp 50 đối tượng là khách
hàng có thực hiện nghiệp vụ vay nông nghiệp, để thu thập thông tin về xử lý, để sử
dụng vào việc đánh giá và lập kế hoạch Marketing cho ngân hàng.
2.5 Thang đo:
Đề tài “Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Mekong tại tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011” có 3
loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu:
2.5.1 Thang đo danh xưng (nominal scale): có hai dạng thang đo được sử dụng
trong nghiên cứu:
a. Câu hỏi một lựa chọn (single answer): chỉ chọn một trong các câu trả
lời của câu hỏi nêu ra, cụ thể trong bản câu hỏi:


Bảng 2.4: Thang đo danh xưng - câu hỏi một lựa chọn

Anh/chị biết đến nghiệp vụ từ đâu?

1. Các cán bộ địa phương
2. Bạn bè, người than
3. Trên báo, đài
4. Trên website
5. Trên tờ rơi, băng rôn

6. Khác…………………………

Nguồn: Tác giả thực hiện








SVTH: BÙI HỮU TRẠNG-LỚP DH7QT2 Trang 10

Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong tại
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011
b. Câu hỏi nhiều lựa chọn (multiple answer): đáp viên chọn một hoặc
nhiều câu trả lời có sẵn:

Bảng 2.5: Thang đo danh xưng- câu hỏi nhiều lựa
chọn

Lý do khiến anh/chị muốn thay đổi thực hiện nghiệp vụ tại ngân hàng
khác ?


1. Sự thuận tiện hơn
2. Lãi suất ưu đãi hơn
3. Thủ tục nhanh hơn
4. Cách phục vụ của nhân viên tốt hơn
5. Giải ngân nhanh hơn

6. Nhiều chương trình khuyến mãi hơn
7. Khác………………………………………………….

Nguồn: Tác giả thực hiện

2.5.2 Thang đo nhị phân (dichotomous scale): câu hỏi chỉ có một trong hai lựa
chọn: có hoặc không, cụ thể trong bản câu hỏi:
Anh/chị có thực hiện vay nông nghiệp tại MDB?
Bảng 2.6: Thang đo nhị phân


1. Có 2. Không

Nguồn: Tác giả thực hiện

2.5.3 Thang đo Likert (likert scale): Đo mức độ đồng ý của khách hàng về một
phát biểu với thang 5 điểm, cụ thể trong bản câu hỏi:

Bảng 2.7 Thang đo Likert

Anh/chị vui lòng cho biết mức độ quan tâm đối với các vấn đề dưới đây về
việc lựa chọn ngân hàng để thực hiện vay nông nghiệp:
1 2 3 4 5



Hoàn toàn không
quan tâm
Không quan
tâm

Trung hòa Quan tâm Rất quan tâm
1 2 3 4 5
Uy tín ngân hàng

1 2 3 4 5
Các chương trình khuyến mãi của ngân hàng hấp dẫn

Nguồn: Tác giả thực hiện
SVTH: BÙI HỮU TRẠNG-LỚP DH7QT2 Trang 11

Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong tại
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011
SVTH: BÙI HỮU TRẠNG-LỚP DH7QT2 Trang 12


2.6 Mẫu:
Nghiệp vụ vay nông nghiệp là nghiệp vụ hỗ trợ người nông dân tham gia sản xuất,
đối tượng được vay là những người nông dân, nhưng đa phần sự hiểu biết của người
nông dân đối với nghiệp vụ là chưa phổ biến lắm. Vì vậy, mẫu được chọn ra theo
phương pháp chọn mẫu thuận tiện với n= 50.
Phương pháp thu thập được chia làm hai nhóm:
Nhóm 1 (nhóm nhỏ) tiến hành thảo luận trực tiếp bằng dàn thảo luận tay với 5 đến
10 nông dân đang thực hiện nghiệp vụ vay nông nghiệp trên địa bàn thành phố
Long Xuyên.
Nhóm 2: Được tiến hành hai lần:
Lần 1: tiến hành phỏng vấn thử với 5 đến 10 nông dân tham gia thực hiện
vay nông nghiệp trên địa bàn thành phố Long Xuyên để hiệu chỉnh bản câu
hỏi.
Lần 2: Thực hiện phỏng vấn chính thức bằng bản câu hỏi chính thức đối với
50 đáp viên là nông dân tham gia thực hiện vay nông nghiệp trên địa bàn

thành phố Long Xuyên. Thông tin cần thu thập là đánh giá của khách hàng
đối với nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân Hàng TMCP Phát Triển
Mekong nên khi phỏng vấn cần chú trọng đối với các đáp viên là khách hàng
của Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong (tỷ lệ phỏng vấn nhiều hơn), còn
các thông tin từ các đáp viên không là khách hàng của ngân hàng để giúp
biết được những gì mà ngân hàng chưa làm được, đồng thời tham khảo để
tiến hành lập kế hoạch Marketing.
Theo phân tích và đánh giá thì phỏng vấn sẽ tập trung tại các khu vực có nông
nghiệp xung quanh thành phố Long Xuyên như: Mỹ Long, Mỹ Hòa, Mỹ Phước, Mỹ
Bình, Bình Khánh. Được biểu thị như sau:

Phường Số Lượng

Mỹ Hòa Hưng 10
Mỹ Hòa 10
Mỹ Phước 10
Mỹ Quí 10
Bình Khánh 10
50


Tóm tắt: nghiên cứu được thực hiện qua bước chính: nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu
thăm dò và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng cuộc phỏng
vấn sâu với 5 đến 10 nông dân để thu thập thông tin cơ bản để lập bản câu hỏi phỏng
vấn thử. Nghiên cứu thăm dò được thực hiện bằng việc phỏng vấn 10 khách hàng của
Bảng 2.8: Biểu thị số lượng mẫu nghiên
cứu
Nguồn: Tác giả thực hiện
Lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ vay nông nghiệp của Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mekong tại
tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2011

ngân hàng để biết được đánh giá của họ về bản câu hỏi thử để tranh thủ hiệu chỉnh tiến
hành thực hiện phỏng vấn chính thức. Công việc phỏng vấn chính thức được tiến hành
với 50 khách hàng sử dụng nghiệp vụ để từ đó mà có nguồn thông tin góp phần vào việc
lập kế hoạch Marketing cho nghiệp vụ
































SVTH: BÙI HỮU TRẠNG-LỚP DH7QT2 Trang 13

×