Tải bản đầy đủ (.ppt) (64 trang)

Bài giảng dịch tễ học bệnh thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 64 trang )


Chương 1: Tổng quan dịch tể học

Chương 2: Một số khái niệm chung về bệnh

Chương 3: Xác định nguyên nhân gây bệnh

Chương 4: Phương pháp nghiên cứu dịch tể học mô tả

Chương 5: Nghiên cứu phân tích dịch tể học

Chương 6: Nguyên lý phòng chống bệnh
Chương I: Định nghĩa dịch tễ
Dịch tễ trong tiếng Anh là Epidemiology. Thuật
ngữ này có nguồn gốc từ Hy Lạp bao gồm : “ Epi”
(upon) là dựa trên, “demos” nghĩa là quần thể hay
dân số và “ logos” nghĩa là môn khoa học hay
nghiên cứu. Đó chính là môn học nghiên cứu các
vấn đề liên quan đến sức khỏe ở cấp độ quần thể.
4

Theo Nguyễn Lương, 1987. Dịch tể học là khoa học
nghiên cứu:
-
Tần số xuất hiện bệnh
-
Theo dõi diễn biến bệnh
-
Đề xuất các giả thiết về nguyên nhân bênh học


-
Phòng chống các bệnh đó

Dương Đình Thiện (1997): Dịch tễ học là khoa học
nghiên cứu sự phân bố tần số mắc hoặc tần số chết đối
với các bệnh trạng cùng với những yếu tố quy định sự
phân bố của các yếu tố đó
1. Định nghĩa
Theo Last (1995), dịch tễ học là môn học nghiên cứu về
bệnh (hoặc một trạng thái liên quan đến sức khỏe), về sự
phân bố của bệnh, và các yếu tố quyết định bệnh trong
một quần thể, từ đó ứng dụng để kiểm soát dịch bệnh.
Như vậy, dịch tể học trong bệnh học thủy sản là nghiên cứu:

Bệnh hoặc những vấn đề liên quan đến sức khỏe ĐVTS

Các yếu tố liên quan đến bệnh ở đvts

Ở mức độ quàn thể

Đề xuất giải pháp phòng trị bệnh tổng hợp
1. Xác định mức độ của bệnh trong quần thể;
2. Xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến khả năng mắc
bệnh;
3. Nghiên cứu về lịch sử bệnh và những tiên lượng bệnh;
4. Đánh giá các phương pháp phòng trị bệnh hiện tại cũng
như thử nghiệm các phương pháp mới;
5. Làm cơ sở cho việc ban hành chính sách và những quy
định của cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát dịch bệnh.


Nghiên cứu các quy luật phân bố của các bệnh, xác định nguyên
nhân của các hiện tượng bệnh lý xảy ra trên mỗi cơ thể và quần
thể động vật.

Tìm ra những yếu tố nguy cơ đặc thù cùng với những yếu tố nguy
cơ nghi ngờ chi phối sự phát sinh và diến biến của bệnh trong
những điều kiện nhất định theo không gian, thời gian.

Đề xuất ra các biện pháp đúng đắn, hữu hiệu nhằm hạn chế, thu
hẹp dần sự phân bố tần số của các bệnh, tiến tới thanh toán các
bệnh đó trong quần thể.

Giám sát dịch tễ học: thu thập các thông tin một cách liên tục,
thường xuyên, nhanh chóng và có hệ thống

Điều tra dịch tễ học: nghiên cứu thực tế các hoàn cảnh xuất
hiện của một vấn đề có liên quan tới sức khỏe và dịch bệnh

Đánh giá dịch tễ học: Sử dụng các phương tiện kỹ thuật tham
gia vào việc đánh giá các chương trình dự phòng dịch bệnh
cũng như các chiến lược phòng chống dịch bệnh và mọi sự
can thiệp nhằm giảm bớt bệnh và tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết.

Xác định nguyên nhân và nguồn gốc bệnh

Giải thích tính thường xuyên, sự phân bố, vật chủ và
những yếu tố liên quan

Xác định hướng phòng trị hiệu quả


Hổ trợ nghiên cứu chẩn đoán bệnh

Xây dựng kế hoạch nghiên cứu ứng dụng để kiểm soát
bệnh trong tương lai
1. Dịch tễ học mô tả
2. Dịch tễ học phân tích
3. Dịch tễ học can thiệp
4. Dịch tễ học thực nghiệm
5. Kinh tế dịch tễ học
6. Dịch tễ học lý thuyết khái quát
1. Dịch tễ học mô tả
Là phương pháp nghiên cứu mô tả bệnh và sự phân bố tần số
của chúng dưới 3 góc độ Cơ thể động vật - Không gian - Thời
gian trong mối quan hệ tương tác thường xuyên của cơ thể đó
cùng các yếu tố nội, ngoại sinh để làm bộc lộ ra những yếu tố
mang tính căn nguyên của các bệnh trong quần thể từ đó phác
thảo, hình thành nên những giả thuyết giữa yếu tố nguy cơvà
bệnh
2. Dịch tễ học phân tích
- Là phương pháp nghiên cứu phân tích các dữ liệu thu thập
được từ dịch tễ học mô tả, đồng thời tìm cách giải thích những
yếu tố căn nguyên của bệnh và tiến hành các phân tích, thống kê
những thông tin thu được để xác định căn nguyên đặc thù.
- Nói một cách khác là kiểm định những giả thuyết được hình
thành từ dịch tễ học mô tả, từ đó đề ra những biện pháp thích
hợp để hạn chế ngăn ngừa bệnh.
3. Dịch tễ học can thiệp
Là các phương pháp nghiên cứu can thiệp được đặt ra với các
biện pháp tác động vào yếu tố nguy cơ nhằm làm giảm khả năng

mắc hoặc chết với bệnh đó.
4. Dịch tễ học thực nghiệm
Là các phương pháp nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành để
lập lại mô hình tương tác giữa bệnh và căn nguyên của chúng để
đối chiếu, so sánh,kiểm định lại một cách chắc chắn và xác nhận
tính đúng đắn của giả thuyết đã hình thành.
5. Kinh tế dịch tễ học
Là phương pháp nghiên cứu những thiệt hại do bệnh gây nên,
nghiên cứu những phương pháp tác động sao cho với những chi
phí tốn kém ít nhất, nhưng lại có hiệu quả nhất cho việc phòng
chống dịch bệnh thủy sản để khôi phục và phát triển nuôi thủy
sản.
6. Dịch tễ học lý thuyết khái quát
Là phương pháp nghiên cứu xây dựng các mô hình lý thuyết của
bệnh đã được nghiên cứu, trên cơ sở đó khái quát sự phân bố của
bệnh cùng với những mối tương tác có căn nguyên của chúng,
giúp cho việc hạn chế, ngăn ngừa khả năng phát triển, xuhướng
gia tăng và sự phân bố rộng rãi của bệnh trong những quần thể
tương tự khác
1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ thể - mầm bệnh -
ngoại cảnh
2. Nghiên cứu các cơ chế phát sinh bệnh truyền nhiễm
3. Nghiên cứu nguyên nhân làm nổ ra và lây lan dịch
4. Kết luận

Trực tiếp

Gián tiếp


Véc tơ

Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể đến lần thứ
nhất xuất hiện triệu chứng bệnh

Thời gian này chính là thời gian mà mầm bệnh từ lúc
tấn công vào cơ thể, di chuyển đến cơ quan hoặc vị trí
thích hợp rồi nhân lên đủ số lượng cần thiết để gây
thành bệnh.

×