Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Bai giang dịch tễ học 1 van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.14 KB, 67 trang )

Chương I: KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA DỰ TÍNH DỰ BÁO
BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG QUẦN THỂ DỊCH HẠI
I. khái niệm về dự tính, dự báo dịch hại cây trồng nông nghiệp
1. Khái niệm
- Dự tính dự báo (DTDB) là dự đoán sớm tình hình dịch hại sẽ phát sinh mức
độ dịch hại gây hại dựa trên việc theo dõi thường xuyên dịch hại trên đồng ruộng
để chủ động phòng trừ.
- Việc DTDB không chỉ dừng lại ở mức nắm được số lượng và tình hình gây
hại của dịch hại trên đồng ruộng trong thời gian hiện tại mà còn cần phải dự đoán
sớm sự phát sinh gây hại của chúng trong tương lai. Muốn vậy người làm công tác
DTDB cần phải nắm được quy luật phát sinh, phát triển của dịch hại và các điều
kiện ngoại cảnh ảnh hưởng tới chúng
- DTDB dịch hại chính xác sẽ giúp đỡ đắc lực cho việc lập kế hoạch phòng trừ
dịch hại bảo vệ mùa màng trong vài năm hoặc từng năm, từng vụ từng thời kì sinh
trưởng của cây trồng
2. Các dạng dự tính, dự báo dịch hại
a. DTDB dài hạn
+ Nhiệm vụ:
- Là dự báo tình hình sâu bệnh gây hại trước vài năm hoặc một năm. Dự báo
này đòi hỏi người làm công tác dự tính, dự báo phải có trình độ tổng hợp khoa học
cao và có những kết quả nghiên cứu sinh học, sinh thái học côn trùng và các VSV
gây bệnh cây trồng chính xác.
- Loại DTDB này nhằm mục đích xác định phương hướng cho công tác BVTV
trong những năm tiếp theo.
- Trên cơ sở những dự tính dài hạn, ta xây dựng các kế hoạch nghiên cứu khoa
học, tình hình biến đổi của xản xuất và tình hình phát sinh các loài sinh vật hại đề
ra những biện pháp phòng trừ phù hợp với từng loài sinh vật gây hại.
1
- Dự tính dự báo dài hạn là một trong những tiền đề để hình thành kế hoạch
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác BVTV, các điểm theo dõi dịch hại,
các xưởng sản xuất và gia công thuốcBVTV, mua sắm máy móc Ngoài ra công


tác dự tính dự báo dài hạn còn là cơ sở để tiến hành cải cách bộ máy quản lý và chỉ
đạo công tác BVTV.
+ Muốn cho DTDB dài hạn đảm bảo được độ chính xác và tin cậy cần nắm các
yếu tố sau:
- Cần nắm được vùng gây hại và mức độ gây hại của dịch hại theo từng vùng,
từng nhóm dịch hại. Nắm phạm vi thay đổi của từng mức độ gây hại theo từng năm
và những nguyên nhân gây ra những thay đổi đó
- Nắm được các thời kỳ khủng hoảng trong đời sống của các loài dịch bệnh chủ
yếu có liên quan đến việc thay đổi tình trạng môi trường sinh sống, mỗi khi có
những thay đổi trong các biện pháp kỹ thuật trong cơ cấu cây trồng và trong tổ
chức sản xuất của một vùng, một địa phương
- Nắm được mối quan hệ giữa diện tích bị gây hại với số lượng các ổ dự trữ
dịch hại trong vùng và khả năng phát tán của dịch hại.
- Tính toán đầy đủ đến chiều hướng phát triển và khả năng hoạt động của các
cơ sở chọn giống cây trồng, thường các giống cây trồng có năng suất cao luôn có
điều kiện thuận lợi cho một số loài dịch haị phát sinh và gây hại.
- Tính toán đến chiều hướng và khả năng phát triển các biện pháp BVTV để
dự tính một cách chính xác tình trạng dịch hại trong thời gian sắp tới.
b. DTDB trung hạn
+ Khái niệm:
- DTDB trung hạn là loại DTDB cho thời hạn một năm hay một vụ sản xuất,
DTDB trung hạn vừa khác với DTDB dài hạn ở mục đích, thời gian, yêu cầu và nội
dung vì vậy các căn cứ làm tiền đề cho công tác, phương pháp DTDB cũng khác
2
- DTDB này làm cơ sở cho việc xây dựng công tác BVTV trong vụ sản xuất
sắp đến và công việc chuẩn bị cho việc mua sắm các trang thiết bị, vật tư cần thiết.
DTDB trung hạn dựa trên những thay đổi của các yếu tố khí tượng, kỹ thuật canh
tác và hoạt động sinh sống của dịch hại
+ DTDB trung hạn có các yêu cầu sau:
- Tính toán mật độ, sự phân bố của dịch hại trong vùng phổ biến

- Mức độ gây hại của dịch hại ở tiểu vùng trong vùng phổ biến
- Khả năng dịch hại phát triển thành dịch.
c. DTDB ngắn hạn
+ Khái niệm:
- DTDB ngắn hạn được thực hiện trong những khoảng thời gian ngắn 7 - 10
ngày cho đến một tháng. Loại dự tính dự báo này là cơ sở quyết định thời gian, quy
mô và địa điểm để tiến hành các biện pháp phòng trừ dịch hại.
- Là dự báo tình hình dịch hại trong quá trình một giai đoạn sinh trưởng của
cây trồng hoặc một lứa sâu. Loại dự báo này dễ làm và có độ chính xác cao.
- DTDB ngắn hạn dựa trên cơ sở số liệu của công tác điều tra phát hiện định
kỳ dịch hại trên đồng ruộng, công tác này thường làm liên tục và phát hiện dịch hại
trên cây trồng một cách kỹ lưỡng
- Dự tính ngắn hạn có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo hiệu quả của công
tác BVTV vì vậy việc làm này đòi hỏi tiến hành thường xuyên nghiêm túc, đều đặn
và trên mọi cây trồng trong mỗi vụ sản xuất nông nghiệp.
3. Vai trò của công tác dự tính, dự báo dịch hại
- Cho tới nay vai trò của công tác DTDB được đánh giá tương đối cao. Nó là
cơ sở để tiến hành các biện pháp bảo vệ thực vật trên cây trông và nông sẩn phẩm.
- DTDB giúp đỡ đắc lực cho việc lập kế hoạch phòng trừ dịch hại bảo vệ mùa
màng trong một thời gian tương đối dài.
3
- Nhờ có DTDB chính xác mà đã ngăn ngừa hạn chế sự thiệt hại do dịch hại
gây nên trên diện rông ở một vùng sinh thái nhất định. Do công tác DTDB đã báo
trước được nguy cơ gây hại của dịch hại, sễ có kế hoạch phòng trừ hợp lý nên sẽ
làm giảm nhẹ chi phí phòng trừ cho người nông dân.
II. Nội dung nghiên cứu và nhiệm vụ của dự tính dự báo trong công tác bảo vệ
thực vật
1. Nội dung nghiên cứu của DTDB
Khảo sát một cách chi tiết mối quan hệ tương hỗ giữa dich hại với các nhân tố
vô sinh và hữu sinh. Đặc biệt là ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, nguồn

thức ăn, thiên địch đến dịch hại. Từ đó người làm công tác DTDB nắm bắt được
tình hình dịch hại, chỉ đạo nông dân thực hiện biện pháp phòng trừ thích hợp, kịp
thời hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch hại gây nên.
2. Nhiệm vụ của DTDB dịch hại cây trồng nông nghiệp
- Nhiệm vụ cơ bản của công tác DTDB là dự báo sớm sự phát sinh, phát triển
và lây lan của dịch hại để đề xuất kịp thời các biện pháp bảo vệ cây trồng.
- DTDB là cơ sở để tổ chức tiến hành những biện pháp phòng ngừa dịch hại
gây hại trong sản xuất và bảo quản nông sản.
- DTDB sự phát sinh dịch hại giúp cho việc phân vùng cây trồng được hợp lí
hạn chế thấp nhất dịch hại phát sinh.
Ví dụ: ở những vùng dự báo trước có sâu tơ gây hại thì người ta sẽ không
trồng những cây thuộc họ hoa thập tự hoặc nếu có trồng thì phải có kế hoạch phòng
trừ.
- DTDB không những đảm bảo chọn đúng thời gian tốt nhất để diệt trừ dịch hại
mà còn cho ta khả năng tính trước được hiệu quả kinh tế của từng biện pháp phòng
trừ làm cơ sở hết sức cần thiết cho việc xác định sản lượng và chất lượng nông sản.
4
- DTDB tốt là cơ sở cho việc bố trí thời vụ, xây dựng các công thức xen canh
và luân canh hợp lí tránh được sự gây hại của dịch hại từ vụ trước tồn tại và gây hại
cho vụ sau.
- DTDB tốt là cơ sở cho việc xác định phương hướng các công trình nghiên
cứu khoa học trong lĩnh vực BVTV và đồng thời xác định chính xác những loài
dịch hại nguy hiểm nhất cho cây trồng vào thời điểm hiện tại cũng như tương lai.
Ví dụ: lạc hè thu hay bị rệp đen hại nên làm thí nghiệm thử nghiệm
- DTDB còn xác định thời gian và phương thức làm đất, phương thức bón phân
và xác định loại phân bón phù hợp với từng loại đất, từng giai đoạn sinh trưởng của
cây trồng và từng vùng sinh thái. Ví dụ sâu đục thân
- Phương thức gieo trồng và thời vụ gieo trồng cũng phụ thuộc vào kết quả
DTDB của các loài dich haị và thời tiết trong những ngày tiếp theo.
Ví dụ: Nếu dự tính thấy sâu xuất hiện muộn và trời khô hanh thì nên gieo hạt

sớm. Khi thời kì phát triển của sâu sớm hoặc thời tiết ẩm lạnh thì gieo chậm lại.
- Để xác định chính xác biện pháp chăm sóc cây đang sinh trưởng một cách
đúng đắn cần phải dựa vào DTDB sự phát triển của dịch hại
- Phòng trừ dịch hại bằng biện pháp hoá học cần gắn liền với kết quả dự tính,
dự báo các sinh vật có ích, đặc biệt là côn trùng bắt mồi ăn thịt và ong kí sinh .
Ví dụ: Giai đoạn cây lúa sau cấy 45- 50 ngày mật độ sâu cuốn lá < 50c/m
2

mật độ thiên địch cao sẽ không phải phòng trừ
- Công tác chọn tạo giống cũng cần dựa vào kết quả của việc DTDB dịch hại
trước tiên phải nâng cao tính chống chịu của giống đối với dịch hại trong tương lai.
Ví dụ: vụ chiêm xuân hay bị đạo ôn gây hại thì phải chọn giống kháng đạo ôn
- Trước khi áp dụng các biện pháp mới trong canh tác hoặc trồng những cây
trồng mới cần phải chú ý đến kết quả dự tính, dự báo. Khi đưa một cây trồng mới
vào vùng có điều kiện sinh thái khác cần phải dự báo trước được sự phát triển của
loài dịch hại mới có thể gây hại cho cây trồng đó
5
- Dựa vào DTDB từng loại dịch hại để bố trí loại cây trồng và lựa chọn mật độ
trồng thích hợp để hạn chế thấp nhất sự phát sinh và gây hại. Ví dụ: vùng trũng
thường xuyên bị bệnh khô vằn nên bố trí mật độ cấy < 55 khóm / m
2

- Khi tuyên truyền các biện pháp BVTV cũng cần phải dựa vào kết quả DTDB
để đoán biết loại dịch hại nào gây hại chủ yếu, trên cơ sở đó tập trung tuyên truyền
để nhân dân chủ động phòng trừ
- DTDB còn giúp cho việc lập kế hoạch và chuẩn bị vật tư, công lao động để
chủ động phòng trừ ngay đầu vụ sản xuất hoặc khi có dịch phát sinh.
III. tình hình phát triển công tác DT DB trong và ngoài nước
1. Tình hình DTDB trong nước
+ Giai đoạn trước 8/1945 công tác DTDB chưa được chú trọng, cán bộ chuyên

làm công tác DTDB hầu như chưa có, các nghiên cứu về dịch hại đang ở mức sơ
khai chưa có kết quả cụ thể để áp dụng vào phục vụ sản xuất.
+ Giai đoạn sau tháng 8/1945
Sau năm 1945 hệ thống DTDB ngày càng phát triển và hoàn chỉnh. Đến nay đã
hình thành hệ thống DTDB từ TƯ đến địa phương.
- Trạm BVTV đầu tiên được thành lập năm 1956 do Trung Quốc giúp ta xây
dựng đó là trạm Cổ Lễ(Nam Định) sau đó là trạm Bích sơn (Việt Yên) chủ yếu là
nghiên cứu về sâu bệnh hại lúa. Sau đó thành lập thêm trạm Tiền Hải (Thái Bình),
trạm Đô Lương (phụ trách vùng khu 4 ) và trạm Tuyên Quang. Vùng Tây Bắc có
trạm Sơn La.
- Tới năm 1961. Đại hội Đảng lần thứ 5 bàn về nông nghiệp trong kế hoạch 5
năm lần thứ nhất có nêu ra “Cần tổ chức phát hiện sớm sâu, bệnh hại”
- Đến năm 1975. Thành lập thêm hai trạm DTDB đó là trạm Tiền Giang và
trạm Nghĩa Bình
- Năm 1977 phòng DTDB trực thuộc cục BVTV được thành lập và được giao
quản lí chung hệ thống các trạm DTDB trong cả nước
6
- Năm 1980 các trạm BVTV các huyện được thành lập. Đến năm 1993 các
trạm huyện trực thuộc chi cục BVTV tỉnh quản lí và các chi cục BVTV ở các tỉnh
thì được cục BVTV quản lí chung về chuyên môn. Từ năm 1993 các trạm huyện
thường xuyên gửi thông báo về chi cục 7 ngày một lần và chi cục tổng hợp báo cáo
về cục 7 ngày một lần. Hiện nay một số đối tượng dịch hại chính trên các cây trồng
được dự báo tương đối chính xác.
sơ đồ quản lí của BV và KDTV (trong đó có DTDB)





7

Bé NN& PTNT
Côc BV & KDTV
Chi côc
KDTV(vïng)
Chi côc
KDTV(vïng)
Tr¹m KDTV
cöa khÈu Q.TÕ
Chi côc BV & KDTV
(c¸c tØnh)
Tr¹m BV & KDTV
c¸c huyÖn
Tr¹m KDTV cöa
khÈu (c¸c tØnh)
• Chức năng trạm BV & KDTV các huyện
- Điều tra phát hiện tình hình dịch hại để kịp thời chỉ đạo phòng trừ phục vụ sản
xuất trên địa bàn huyện
- Tích luỹ số liệu và kinh nghiệm để dự tính một số dịch hại chính, dịch hại chủ yếu
- Kiểm tra tình hình kinh doanh, lưu thông thuốc BVTV trên địa bàn toàn huyện
- Kiểm tra tình hình kinh doanh, buôn bán các loại giống cây trồng trên địa bàn
huyện
2. Tình hình DTDB ngoài nước (trên thế giới)
ở các nước phát triển : Nga, Mĩ, Na Uy, Hà Lan, Ai Cập, Nhật Bản, Bungari,
Hunggari đã nghiên cứu lĩnh vực này rất thành công, với các phương pháp DTDB
hiện đại. Sau đó các thông tin đó được đưa vào máy tính và gửi về trung tâm
DTDB xử lí và đưa ra kết quả. Vùng nào bị dịch hại gây hại (loại sâu bệnh gì) thì
thông báo trên các thông tin đại chúng và chỉ đạo phòng trừ theo từng diện tích và
điều kiện cụ thể ở mỗi địa phương, với cách làm này việc DTDB được kịp thời và
chính xác
IV. Mục đích, nguyên tắc và các thuật ngữ dùng trong DTDB

1. Mục đích môn học
- Trang bị cho sinh viên những phương pháp điều tra, phát hiện, theo dõi thường
xuyên dịch hại trên đồng ruộng trong từng giai đoạn sinh trưởng của các loại cây
trồng
- Giúp cho sinh viên hiểu rõ mối quan hệ qua lại giữa dịch hại với các yếu tố vô
sinh và hữu sinh (môi trường bên ngoài). Từ đó xác lập cơ sở khoa học cho việc dự
đoán dịch hại trong công tác BVTV
2. Một số nguyên tắc chung điều tra DTDB
+ Cần phải chặt chẽ và trung thực:
- DTDB cần phải điều tra đầy đủ, chính xác diễn biến các loại SVH, sinh vật có
ích chính và các yếu tố ngoại cảnh tác động đến sinh vật hại
8
- Dự báo những loại SVH thứ yếu có khả năng phát triển thành đối tượng chính,
đánh giá tình hình SVH hiện tại, nhận định khả năng phát sinh phát triển và gây hại
của SVH chính trong thời gian tới
+ Cần phải điều tra điển hình đại diện:
Mỗi loại cây trồng, chân ruộng gieo cấy ở các thời vụ (sớm, muộn, đại trà) và
các giống khác nhau phải điều tra nhắc lại 2-3 lần và cố định điểm điều tra
+ Thời gian điều tra, số lượng điều tra
- Điều tra phải đúng ngày quy định. Trước đây điều tra 5 ngày 1 lần nay điều tra 7
ngày 1 lần
- Số mẫu điều tra phải đảm bảo theo quy định không bớt mẫu điều tra, giảm bớt
diện tích điều tra
- Điều tra phát dục của sâu hại phải điều tra ít nhất 20 cá thể
3. Các thuật ngữ dùng trong DTDB
- Sinh vật hại là những sinh vật hoạt động làm giảm số lượng, khối lượng hoặc chất
lượng cây trồng nông sản
- Sinh vật hại chính là những sinh vật thường xuyên xuất hiện phổ biến và hại nặng
hàng năm ở địa phương
- Sinh vật hại chủ yếu là những sinh vật hại chính mà tại thời điểm điều tra có mức

độ gây hại cao hoặc khả năng lây lan nhanh, phân bố rộng trong điều kiện ngoại
cảnh thuận lợi
- Yếu tố điều tra chính là các yếu tố đại diện bao gồm: giống, thời vụ, địa hình, giai
đoạn sinh trưởng của cây trồng
- Khu vực điều tra là khu đồng, ruộng, vườn, đại diện cho các yếu tố điều tra được
chọn cố định ngay từ đầu vụ
- Mẫu điều tra là số lượng (lá, thân, quả, củ, rễ) của cây trồng trên đơn vị điểm điều
tra
- Điểm điều tra là vị trí được bố trí ngẫu nhiên nằm trong khu vực điều tra
9
- Mật độ sinh vật hại là số lượng cá thể sinh vật hại trên một đơn vị diện tích hoặc
một đơn vị đối tượng khảo sát
- Tỷ lệ bệnh là số lượng cá thể bị bệnh tính theo (% ) so với tổng số các cá thể điều
tra trong quần thể
- Chỉ số bệnh là đại lượng đặc trưng cho mức độ bị bệnh của cây trồng được biểu
thị bằng (%)
- Sinh vật có ích (hoặc thiên địch) là kẻ thù tự nhiên của các loại sinh vật hại
- Điều tra định kì là hoạt động điều tra thường xuyên của cán bộ BVTV trong
khoảng thời gian định trước trên tuyến điều tra thuộc khu vực điều tra nhằm nắm
được diễn biến sinh vật hại cây trồng
- Tuyến điều tra được xác định theo một lịch trình đã định sẵn ở khu vực điều tra
nhằm thoả mãn các yếu tố điều tra chính của địa phương
- Diện tích nhiễm sinh vật hại là diện tích có mật độ sâu, tỷ lệ bệnh hại từ 50% trở
lên theo mức quy định của cục BVTV về mật độ sâu, tỷ lệ bệnh để thống kê diện
tích.
10
CHƯƠNG II: CƠ SỞ SINH VẬT HỌC VÀ SINH THÁI HỌC CỦA DỰ
TÍNH, DỰ BÁO DỊCH HẠI CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP
I. Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong (yếu tố sinh vật học) đến sự biến động
số lượng dịch hại

Những yếu tố sinh vật học của sinh vật hại có rất nhiều song một số yếu tố sau
đây có ý nghĩa đối với công tác DTDB các loại dịch hại
1. Ảnh hưởng sức khoẻ của loài dịch hại
+ Các loài dịch hại có sức khoẻ tốt thì khả năng sinh sản, sức sống, tính đề kháng
cao. nhưng một loài dịch haị nhất định thì trong quá trình sống càng về cuối chu kì
sống thì thể lực(sức khoẻ) càng giảm
Ví dụ: Đối với sâu hại càng về cuối chu kì sống, sinh lực của sâu giảm thể hiện rõ
qua(giảm số lượng trứng đẻ) giảm tính đề kháng với điều kiện bất thuận, tăng tỷ lệ
tử vong
+ Đối với sâu hại, chuột hại và nhện hại
- Thường ở tuổi nhỏ thể lực kém hơn tuổi lớn
- ở những loài sâu biến thái hoàn toàn thì giai đoạn nhộng là giai đoạn có sức
chống chịu tốt nhất với mọi điều kiện bất lợi
- Các loại động vật khác nhau có tính miễn dịch khác nhau và trong một loài thì
tính miễn dịch lại tỷ lệ thuận với thể lực
- Tính miễn dịch và khả năng sinh sản còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn thức ăn
và loại thức ăn.
Ví dụ: (Mật hoá > Đường > Nước lã)
+ Đối với nấm bệnh và cỏ dại
- Thường ở giai đoạn mới nảy mầm thì thể lực chống chịu kém hơn các giai đoạn
sau
11
- Khả năng hình thành bào tử, quả hạt phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn sinh
trưởng dinh dưỡng
- Sức phát triển của mầm phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng dự trữ trong bào tử
nấm hoặc là thân ngầm, hạch nấm, bào tử nấm…
2. Ảnh hưởng của phương thức sống đến sự phát triển của sinh vật hại
- Các loài sinh vật khác nhau thì có các phương thức sống khác nhau. Trong quá
trình đấu tranh sinh tồn mỗi một loài tự chọn cho mình một phương thức sống tốt
nhất, chính nhờ đó mà sinh vật tồn tại được trong thế giới tự nhiên

Ví dụ: ở côn trùng có những loài chủ yếu ăn lá và thích gây hại ngay trên các bộ
phận cây như sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae). Có những loài mà sâu non sống
trong đất như bọ hung
- Công tác DTDB cần phải biết được phương thức sống của đối tượng mình cần
nghiên cứu để dự đoán sự phát triển của chúng. Đối với những đối tượng sống
trong thân và trong biểu bì (Rễ, quả, lá) ít chịu tác động của điều kiện môi trường
bên ngoài hơn những loài sống lộ thiên Vì vậy tỷ lệ tử vong sẽ thấp hơn rất nhiều
so với loài sống lộ thiên bên ngoài bề mặt cây khi gặp điều kiện bất thuận và các
loài thiên địch
3. Ảnh hưởng của khả năng sinh sản và tỷ lệ tử vong của dịch hại
+ Giữa cây kí chủ và sinh vật hại có mối tương quan với nhau. Sinh vật hại thường
gây hại tối đa cho kí chủ, tại thời điểm này chúng có sức sống và khả năng sinh sản
tối đa, chu kì phát triển nhanh, số lứa trong năm nhiều, thì tỷ lệ tử vong thấp
+ Khả năng sinh sản được xác định trước tiên do số con cái trong loài và số trứng
đẻ ra. Tỷ số con cái trong loài càng cao và số trứng trung bình chúng đẻ ra càng
nhiều thì khả năng tăng số lượng càng nhanh. Số lượng trứng (bào tử) sinh ra
thường phụ thuộc vào dinh dưỡng của sinh vật hại trong thời gian sinh trưởng dinh
dưỡng và một phần phụ thuộc vào nguồn thức ăn, với những sinh vật hại có vòng
đời ngắn số lượng thế hệ sau sinh ra trên một cá thể mẹ nhiều thì khả năng tăng số
12
lượng lớn, dễ phát sinh thành dịch. Vì vây trong công công tác DTDB cần phải đặc
biệt chú ý đến những loài sinh vật hại có vòng đời ngắn, và sinh sản đơn tính
- Tỷ số giữa con đực và con cái (côn trùng) hay tỉ số (index sexnel) được xác định
bằng công thức:
f f : là số con cái
i = trong đó m : là số con đực
m + f
- Để tính khả năng sinh sản của sâu hại người ta sử dụng công thức sau:
Fc = n .i .o = n .pr
Trong đó

pr: Hệ số lí thuyết khả năng sinh sản của sâu hại hay còn gọi là hệ số phát triển
o : Số trứng do một con cái đẻ ra
n : Mật độ sâu hại
Fc : là khả năng sinh sản
i : Chỉ số sinh sản của từng loài ( tỷ số đực và cái)
Ví dụ: Tính khả năng sinh sản của sâu đục thân lúa hai chấm nếu biết mật độ sâu
điều tra là: 6 con /m
2
. Chỉ số sinh sản của loài là 1/ 2, số lượng trứng đẻ là 50 trứng
Vậy Fc = 6 x 1 / 2 x 50 = 150 c/ m
2

Từ mật độ ban đầu là 6 c/ m
2
sau một thế hệ đã phát triển thành 150 cá thể / m
2

- Tỷ số con đực và con cái thay đổi trong quá trình sinh sống phụ thuộc vào nguồn
thức ăn. Số lượng quần thể trong một loài / 1đơn vị diện tích. Khả năng đẻ trứng
( sinh sản) cũng vậy
- Một loài côn trùng tuy có khả năng sinh sản lớn nhưng tỷ lệ tử vong cao thì mật
độ chủng quần cũng không cao lên được. Nên trong công tác DTDB bên cạnh việc
tính toán khả năng sinh sản ta cần phải tính tỷ lệ tử vong để dự tính khả năng phát
triển thành dịch của loài dịch hại(sâu hại)
13
- Tỷ lệ tử vong của sâu hại được tính bằng công thức
a a
Mr = Fc x = n . i . o .
100 100
Trong đó Mr : Tử vong của sâu hại

a : Tỷ lệ sâu chết do các nguyên nhân khác nhau
- Tính mật độ của một loài sinh vật hại hiện tại bằng cách lấy khả năng sinh sản
của sâu hại trừ đi số cá thể tử vong
Pp = Fc - Mr Pp: là mật độ cư trú hiện tại
- Trong thực tế sâu bị chết do nhiều nguyên nhân khác nhau, nếu ta biểu thị tỷ lệ
các sâu chết do các nguyên nhân khác nhau bằng: a
1
, a
2
a
3
ta sẽ có mật độ cư
số hiện tại tính theo công thức sau:






−=−=
100
1
100

a
oin
a
oinoinP
P


Do các nguyên nhân gây chết khác nhau nên




















−=
100
1
100
1.
100
1
21
n

P
a
aa
oinP
Ví dụ: Hãy tính mật độ cư số hiện tại của sâu đục thân nếu biết
Fc = 30con/ m
2
trong đó 2 con chết do điều kiện khí hậu không thích hợp,
3 con chết do bị kí sinh
Ta có:
5,28)
100
3
1).(
100
2
1(30
=−−−=
P
P
con/ m
2
4. Tỷ lệ đực cái ( chỉ số giống)
Tỷ lệ đực cái có tác dụng quyết định việc tăng số lượng của thế hệ sau. Tỷ lệ
đực cái được tính bằng công thức sau:
14
fm
F
i
+

=
Tỷ lệ đực cái của một loài thường không ổn định, nó tuỳ thuộc vào điều kiện
khí hậu, điều kiện thức ăn và tuỳ thuộc vào loại dịch hại
Ví dụ : Rệp sáp (pseudococus) khi số lượng và chất lượng thức ăn kém thì tỷ lệ đực
trong quần thể cao, nhưng khi điều kiện thức ăn tốt thì tỷ lệ đực chiếm rất thấp
5. Thời gian đẻ trứng
- Số lượng cá thể ở thế hệ sau nhiều hay ít là do số lượng trứng quyết định, số
lượng trứng của một loài thường ít biến đổi hơn so với thời gian đẻ trứng
- Thời gian đẻ trứng của một loài dịch hại phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ và nguồn
dinh dưỡng
Ví dụ: Sâu đục thân hai chấm (Triporiza incertallus) khi nhiệt độ 14 -20
0
c
thời gian đẻ trứng 3-5 ngày, nhiệt độ 25-30
0
c thời gian đẻ trứng 2-3 ngày
- DTDB một mặt phải biết được số lượng trứng đẻ, thời gian đẻ trứng. Với cùng
một số lượng trứng nếu trứng được đẻ trong thời gian dài(đẻ rải rác nhiều ngày) thì
số lượng dịch hại (sâu hại) sẽ đều đều không gây hại thành dịch. Song nếu thời gian
đẻ trứng ngắn, trứng đẻ tập trung sẽ làm cho mật độ sâu ở một thời điểm nào đó
tăng đột ngột tạo thành đỉnh cao về số lượng sẽ tao nên dịch
II. Ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh(nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng)tới sự biến
động số lượng của các loài dịch hại
Tác động các nhân tố ngoại cảnh lên các loại dịch hại(côn trùng) mạnh hay yếu
là tuỳ thuộc vào:
- Thời gian tác động(dài hay ngắn)
- Phương thức tác động(trực tiếp hay gián tiếp)
- Giai đoạn phát triển của loài dịch hại
15
1. Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng đến các loài dịch hại thể hiện qua các quá trình sau
+ Nhiệt độ ảnh hưởng tới thời gian sống và tốc độ phát triển của sâu hại
- Nhiệt độ giữ vai trò quyết định tốc độ phát triển của dịch hại, quyết định thời
gian sống và chu kì phát dục của dịch hại, quyết định tính xâm nhập, khả năng gây
hại của dịch hại trên các loại cây trồng
- Khi nhiệt độ cao đến một giới hạn nhất định thì chu kì phát triển của dịch hại
được rút ngắn lại và dịch hại sinh sản nhanh hơn
- Ở nhiệt độ cao các quá trình sinh lí, sinh hoá xảy ra trong cơ thể các loại dịch
hại diễn ra nhanh hơn
- Mỗi một loài dịch hại để hoàn thành giai đoạn phát triển của mình đều đòi hỏi
phải có một lượng nhiệt nhất định, lượng nhiệt đó được biểu thị bằng hằng số tổng
tích ôn (K). Hằng số này được xác định bằng cách cộng các nhiệt độ trung bình
hàng ngày trong suốt thời kì phát triển hoặc nhân nhiệt độ hàng ngày với số ngày
dịch hại hoàn thành giai đoạn phát dục K = C .t
Vậy tổng tích ôn K được tính cả những ngày có nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ
ngưỡng hoạt động của loài dịch hại nghiên cứu, song trong thực tế ở nhiệt độ đó
dịch hại ngừng phát triển. Để khắc phục trường hợp đó người ta đưa ra một đại
lượng khác đó là tổng ích ôn hữu hiệu hằng số này dựa trên nguyên tắc :
- Nếu nhiệt độ môi trường lớn hơn nhiệt độ ngưỡng trên của sự phát triển thì
dịch hại chết
- Nếu nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ ngưỡng dưới của sự phát triển thì
dịch hại ngừng phát triển và kéo dài hoặc xuống thầp cũng bị chết . Do đó đưa ra
tổng tích ôn hữu hiệu
K = Xn (t
n
- t
0
)
K : Tổng tích ôn hữu hiệu
Xn : Thời gian phát triển

16
t
n
: Nhiệt độ môi trường
t
0
: Nhiệt độ ngưỡng
Ví dụ : Con mọt kho (Canlandra gnarania) sống trong điều kiện nhà máy xay
có nhiệt độ tương đối ổn định là 23
0
c thì nó phát triển 60 ngày. Ngưỡng nhiệt độ
phát triển là 8
0
c. Như vậy tổng tích ôn hữu hiệu K= 60 x (23 – 8 ) = 900
0
c
Cũng con mọt kho như vậy sống trong kho khác có nhiệt độ trung bình là
17
0
c. Hãy dự đoán thời gian phát triển của chúng
K = n ( 17 – 8 ) = 900 n = 900 / 9 n = 100 ngày
Vậy dựa vào nhiệt độ ta cũng có thể tính được một cách lí thuyết số thế hệ
trong 1 năm
Ví dụ: Giả sử nhiệt độ trung bình trong toàn năm là 23
0
c thì
K toàn năm = 360 x (23 – 8 ) = 5400

P (số lứa) = = 6 lứa
+ Nhiệt độ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản

- Sức sinh sản (độ mắn đẻ và nhịp điệu sinh sản) của dịch hại phụ thuộc rất chặt chẽ
vào điều kiện nhiệt độ môi trường
- Ngay ở khoảng nhiệt độ hơi nóng hoặc hơi lạnh dịch hại tuy vẫn sinh trưởng song
trở nên bất dục hoặc sinh sản rất kém .
Ví dụ: qua thí nghiệm sâu cắn gié (Leucnia Separata) thấy rằng sức sinh sản của
ngài lớn nhất ở nhiệt độ = 19 – 23
0
c. ở nhiệt độ 30
0
c sức đẻ giảm đi rõ rệt, còn ở
nhiệt độ = 35
0
c ngài hoàn toàn không đẻ
- Sự giao động nhiệt độ ngày và đêm cũng ảnh hưởng tới độ phát dục của dịch hại
+ Nhiệt độ ảnh hưởng đến đời sống của dịch hại
17
5400
900
- Mỗi loại dịch hại thích hoạt động và hoạt động mạnh nhất trong một phạm vi
nhiệt độ nhất định, điều này chứng tỏ rằng nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn tới sức
sống của dịch hại
- Mỗi loài dịch hại và ngay cả trong cùng một loài dịch hại thì ở mỗi giai đoạn phát
dục đều có riêng một cực thuận nhiệt độ của sức sống .
Ví dụ: Cực thuận nhiệt độ đối với sức sống của trứng sâu xám (Agrotis ypsilon) là
25
0
c, đối với ấu trùng là 22
0
c, đối với nhộng là 19
0

c
- Khi nhiệt độ môi trường tăng quá cao hoặc xuống quá thấp thì dịch hại giảm sự
hoạt động, sau đó khi nhiệt độ tăng cao (hoặc xuống thấp) tới nhiệt độ cực đại (giới
hạn nhiệt độ nhất định) thì côn trùng bắt đầu chết .
+ Nhiệt độ ảnh hưởng tới tính hám ăn (xâm nhập) của dịch hại
Mỗi một loài dịch hại có tính hám ăn (bào tử nấm nảy mầm) ở một khoảng nhiệt
độ nhất định
Ví dụ : ở nhiệt độ 23
0
c sâu non của bọ hung đen ăn nhiều thức ăn nhất và thức
ăn được hấp thụ nhiều hơn ở nhiệt độ trên 30
0
c
+ Nhiệt độ ảnh hưởng tới vùng phân bố của dịch hại
- Nhiệt độ là yếu tố chính quyết định sự phân bố địa lí của các loại dịch hại.
Ví dụ: Ruồi địa trung hải (Ceratitis capitata Wied) không thể phát triển được ở
những nơi mà tổng nhiệt độ không đạt được 250
0
c
- Những loài dịch hại rộng nhiệt (tính dẻo sinh thái cao) có khả năng phân bố rộng
hơn các loại dịch hại hẹp nhiệt
Ví dụ: Rệp hại bông Aphis gossypii Glov là loài rộng nhiệt chúng phân bố rộng
trong các vùng giữa vĩ độ 60 bắc và 40 nam
Ví dụ : Bọ xít dài hại lúa (Leptocorisa varicocnis) ưa thích nhiệt độ tương đối
thấp nên chúng chỉ phân bố nhiều ở vùng rừng núi .
18
Vì vậy với công tác DTDB cần phải biết sự phân bố của dịch hại theo nhiệt độ để
dự đoán sự phát sinh thành dịch của các loài dịch hại ở mỗi vùng để có điều kiện
chủ động phòng trừ
2. Ẩm độ và lượng mưa

- Trong các nhân tố khí hậu, ẩm độ là nhân tố có tầm quan trọng thứ hai sau nhiệt
độ đối với sự phát triển của dịch hại. Tuy nhiên mỗi loài dịch hại yêu cầu một ẩm
độ tối thuận rõ ràng, tại ẩm độ này ta thấy dịch hại phát triển mạnh nhất, khả năng
lây lan mạnh nhất. Thông thường ẩm độ thấp là điều kiện bất lợi đối với các loại
dịch hại
- Trong cơ thể dịch hại cần có một lượng nước rất lớn, là dung môi cần thiết cho sự
tiêu hoá, sự đồng hoá các chất dinh dưỡng và bài tiết các chất căn bã
- Dựa vào yêu cầu về giới hạn ẩm độ thích hợp của mỗi loài dịch hại mà người ta
chia côn trùng thành các nhóm: Nhóm ưa ẩm, nhóm trung bình và nhóm ưa khô
Nhóm ưa ẩm: Cần ẩm độ từ 85% đến 100%
Nhóm trung bình: Cần ẩm độ từ 55% đến 85%
Nhóm ưa khô: Cần ẩm độ < 55%
ẩm độ và lượng mưa còn quyết định khả năng tồn tại và vị trí sống của các loại dịch
hại (vị trí xâm nhập, vị trí cư trú).
Ví dụ: Bào tử nấm của khô vằn thường xâm nhập vào bẹ lá(vùng gần mặt nước)
sau đó phát triển và lây lan lên phía trên khi gặp nhiệt độ và ẩm độ thuận lợi
- Lượng mưa và ẩm độ (cường độ mưa) ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh và tốc độ
chết, độ mắn đẻ, thời gian tồn tại của các loại dịch hại. ảnh hưởng tới hoạt tính, đến
sự phân bố theo sinh cảnh, đến sự hình thành quần thể và sự phân bố địa lí.
Ví dụ: Sâu cắn gié nếu ở nhiệt độ 25
0
c và ẩm độ < 60% thì số trứng đẻ chỉ bằng
93% so với ẩm độ 90%. Nếu ẩm độ 45% thì số trứng đẻ chỉ còn 50,2%
- Lượng mưa còn ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống dịch hại như thúc đẩy hoặc kìm
hãm sự phát triển của vật kí sinh hoặc ăn thịt côn trùng
19
- Ngoài ảnh hưởng gián tiếp thông qua ẩm độ không khí lượng mưa có tác động
hết sức mạnh mẽ đến đơì sống dịch hại thông qua ẩm độ đất.
Ví dụ: Những năm vụ đông xuân đất khô hạn tác hại của sâu xám sẽ giảm xuống rõ
rệt

- Sự tác động của ẩm độ tới côn trùng có liên quan chặt chẽ với các nhân tố khác
đặc biệt là nhiệt độ. Sự phối hợp tác động của hai yếu tố này thường được thể hiện
trên khí hậu đồ
Vậy trong công tác DTDB việc lập những khí hậu đồ giúp ta có thể xác định được
khả năng sinh tồn của một loài dịch hại ở một vùng nhất định. Xác định được loại
dịch hại sẽ xây dựng được quy trình sản xuất và phân bố cây trồng hợp lí. Hạn chế
thấp nhất thiệt hại do dịch hại gây ra
3. Ánh sáng
+ Độ dài ngày chiếu sáng cũng ảnh hưởng đến quá trình phát sinh, phát triển của
các loài dịch hại
+ Tính chất của ánh sáng (bước sóng) ảnh hưởng đến xu tính thích ánh sáng của
từng loài côn trùng
- Ánh sáng ảnh hưởng đến dịch hại ít hơn so với thực vật nhưng nó lại gây nên
những phản ứng điển hình. Có một số loài dịch hại bị chết dưới tác động trực tiếp
của ánh sáng mặt trời.
Ví dụ: sâu sùng bọ hung và một số sâu non khác sống trong đất. Nấm sống yếm khí
khi gặp ánh sáng nấm bị chết
- Ánh sáng ảnh hưởng tới quá trình lí hóa học diễn ra trong cơ thể dịch hại và ảnh
hưởng sự trao đổi chất của chúng với môi trường xung quanh
- Sự hấp thụ năng lượng tia sáng mặt trời và phản xạ của các tia sáng này có ảnh
hưởng lớn đến nhiệt độ cơ thể dịch hại, đến quá trình điều hoà thân nhiệt
- Ánh sáng ảnh hưởng sâu sắc đến thực vật nên nó ảnh hưởng gián tiếp tới dịch hại
thông qua thức ăn và kí chủ
20
- Ánh sáng còn ảnh hưởng tới tập tính hoạt động của các loại dịch hại. Một số loài
dịch hại chỉ hoạt động vào lúc ban đêm, một số khác lại hoạt động ban ngày. Một
số loại hoạt động mạnh vào lúc hoàng hôn
- Ánh sáng có thể làm thay đổi thời gian phát triển cá thể, tỷ lệ sống, độ mắn đẻ
hoặc đến sự thụ tinh của trứng và sự đẻ trứng của dịch hại
- Ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự hoạt động của dịch hại không lớn như ảnh

hưởng của nhiệt độ, độ ẩm nhưng ở chừng mực nhất định ánh sáng cũng ảnh hưởng
tới quá trình đình dục và thời gian hoá nhộng của một số loài dịch hại
Vậy trong công tác DTDB cũng cần phải quan tâm tới vai trò của ánh sáng đến sự
phát sinh, phát triển của dịch hại. Mặt khác dựa vào phản ứng của một số loài dịch
hại với ánh sáng để có biện pháp điều tra phát hiện
4.Gió ảnh hưởng tới các loài dịch hại
- Độ bốc hơi nước của dịch hại phụ thuộc chặt vào gió nên ảnh hưởng rõ rệt đến
sự trao đổi nước của dịch hại với môi trường xung quanh
- Gió là môi giới lây lan của các loại dịch hại từ vùng này đến vùng khác, đặc biệt
là các loại dịch hại nhỏ và có lông dài bao phủ
- Những nơi thường có gió mạnh thì côn trùng cánh ngắn hoặc không cánh chiếm
ưu thế. Trong DTDB việc tìm hiểu ảnh hưởng của gió đôi khi có ý nghĩa thiết thực
trong việc xác định hướng phân tán của các loại dịch hại trong tự nhiên
- Trong nhiều trường hợp gió quyết định hướng bay của các loại côn trùng
Vậy trong DTDB xác định được hướng gió ta cũng có thể xác định được phương
thức lây lan và hướng lây lan của các loài dịch hại
5. Ảnh hưởng của đất đai
- Hầu hết các loại dịch hại có quan hệ chặt chẽ với đất. Đất là nơi tồn tại của các
mầm mống gây bệnh cây
- Đất là nơi cư trú, ẩn nấp của các loại côn trùng (90% côn trùng có quan hệ chặt
chẽ với đất)
21
- Tính chất và thành phần đất quyết định sự phân bố của các loại dịch hại.
Ví dụ: Sâu xám hại ngô và dế dũi thích phân bố trên lớp cát pha tương đối ẩm, các
loại bọ hung hại gốc mía thích phá hoại mía trồng ở đất ven sông hoặc mía đồi tơi
xốp, ở đất thịt nặng ít có bọ hung gây hại
- Độ ẩm của đất, chế độ luân canh cây trồng có liên quan chặt chẽ đến các loại dịch
hại phát sinh và gây hại trong đất
- Kĩ thuật làm đất và việc bố trí thời vụ có tính chất quan trọng trong việc xây dựng
DTDB các loài dịch hại

- Dinh dưỡng trong đất cũng cần cho sự phát triển của dịch hại.Đất bón bằng phân
chuồng đặc biệt là phân chuồng hoai mục thì hệ VSV đất nói chung và các loại dịch
hại nói riêng phát triển mạnh hơn đất bón phân khoáng (vì bón phân khoáng làm
cho đất chai và làm cho PH đất thay đổi)
- Ngoài ra đất còn ảnh hưởng gián tiếp đến dịch hại thông qua thảm thực vật sinh
trưởng trên đất (vì thảm thực vật vừa là nguồn dinh dưỡng và là nơi cư trú của các
loại dịch hại.
Vậy trong công tác DTDB chú ý đến chế độ làm đất, khả năng luân canh và trình
độ thâm canh để xác định loài dịch hại gây hại trên từng khu đồng
6. Ảnh hưởng của thức ăn và cây cung cấp thức ăn
- Thành phần thức ăn của dịch hại rất phong phú gồm động vật, thực vật và chất
hữu cơ
- Trong tất cả các yếu tố môi trường xung quanh không có gì ảnh hưởng đến các
loài dịch hại một cách mạnh mẽ, phức tạp và sâu sắc như yếu tố thức ăn
- Thức ăn rất cần thiết cho dịch hại để tăng kích thước hoàn thành nhanh chóng các
bộ máy bên trong và bù lại phần năng lượng đã bị mất trong hoạt động sống, đủ
thức ăn (đủ dinh dưỡng vòng đời sinh sản) của dịch hại cũng rút ngắn lại, khả năng
sinh sản của thế hệ sau cũng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn
22
- Chất lượng thức ăn còn có thể làm thay đổi tỷ lệ giới tính của côn trùng hoặc thay
đổi hình thái của côn trùng.
Ví dụ: Như rầy nâu hoặc các loại rệp muội
- Tuỳ theo khả năng cung cấp thức ăn của cây mà có thể dự đoán thời hạn phát
triển, sức sống, khả năng sinh sản, tử vong của các loài dịch hại
- Điều quan trọng trong dự tính là xác định được mối liên quan giữa chu kì phát
triển của dịch hại với giai đoạn phát triển của cây trồng. Phải xác định được sự phụ
thuộc giữa các giai đoạn trong chu kì sống của dịch hại với nguồn thức ăn, đặc biệt
quan tâm tới cây trồng vụ trước hoặc sau đều đoán được sự phát sinh và phát triển
của dịch hại và tạo điều kiện tốt nhất để phòng trừ
- Phải biết được loại dịch hại, khoảng cách dịch hại phát tán và điều kiện phát sinh

của từng loại dịch hại để chủ động trong việc tiêu diệt trực tiếp dịch hại trên cây bị
hại và xác định công thức luân canh hợp lí
- Thiếu thức ăn làm cho dịch hại sinh sản kém, sức sống bị giảm sút, chu kì của loài
dịch hại cũng rút ngắn
- Chất lượng thức ăn cũng ảnh hưởng rất lớn đến chu kì phát triển của dịch hại,
ngoài ra còn ảnh hưởng đến sức sống, độ mắn đẻ và khả năng phát triển của thế hệ
sau.
Ví dụ: Sâu đục thân hai chấm trên giai đoạn lúa đứng cái làm đòng có trọng lượng
sâu non lớn, tỷ lệ chết thấp và sức sinh sản của ngài cao hơn hẳn so với sâu phá
hoại trên mạ
7. Ảnh hưởng của yếu tố thiên địch (chủ yếu là côn trùng)
- Trong thiên nhiên có rất nhiều loại sinh vật tiêu diệt dịch hại bằng cách kí sinh
hoặc ăn thịt. Lực lượng tự nhiên này gọi là thiên địch. Nó có ý nghĩa quan trọng
trong việc khống chế số lượng của các loài dịch hại chủ yếu là sâu hại
- Trong công tác DTDB về sâu hại ta đặc biệt quan tâm về các loài thiên địch có
mặt trên đồng ruộng và chúng sinh sản nhiều hay ít
23
- Trong DTDB không chỉ xác định tỷ lệ tử vong mà cần xác định đúng nguyên
nhân gây tử vong cho sâu hại từ đó ta có kế hoạch đầu tư phòng trừ lâu dài
- Trong DTDB còn phải xác định được sức ăn của từng loại thiên địch (bắt mồi ăn
thịt) và tỷ lệ kí sinh hoặc gây bệnh của các loại thiên địch là siêu vi trùng hoặc nấm
bệnh
- Trong DTDB phải nắm được loại thiên địch của từng loài dịch hại từ đó ta mới có
phương án bảo tồn và khích lệ thiên địch phát triển
- Mỗi một giai đoạn phát dục của sâu hại chỉ có một số loài thiên địch chính khống
chế chúng. Trong thực tế sản xuất thiên địch có các nhóm chính sau:
* Ảnh hưởng của siêu vi trùng đến dịch hại
Khi các loài dịch hại (sâu hại ) do siêu vi trùng gây bệnh thường làm cho các đợt
dịch sâu nhanh chóng bước vào thời kì thoái giảm vì siêu vi trùng làm cho sâu hại
chết hàng loạt

Ví dụ: Siêu vi trùng gây ra cho côn trùng bệnh đa giác
Malidie polyeridique làm sâu non chết hàng loạt
* Ảnh hưởng của nấm bệnh đối với dịch hại (sâu hại)
Các bệnh do nấm gây ra lan truyền mạnh nhất ở sâu hại làm cho sâu hại chết hàng
loạt dẫn đến sâu hại giảm số lượng nhanh
Ví dụ: Nấm kí sinh sâu hại nhiều nhất là nấm Beauveria bassiana nấm này kí
sinh trên bọ hung và bọ vòi voi
* Ảnh hưởng của kí sinh
Các loài ong kí sinh thường xuyên có mặt trên đồng ruộng như (ong đen kén
trắng, ong cự vàng, ong đèn lồng, ong mắt đỏ làm giảm sâu hại một cách
nhanh chóng các loài sâu hại
* Ảnh hưởng của bắt mồi ăn thịt đến sâu hại
+ Nhập kiến vống vào châu Mĩ để trừ sâu hại cam
24
+ Nhập bọ rùa từ châu úc sang châu mỹ để diệt rệp sáp Icerya purchasi
+ Nhập cóc vào để diệt trừ bọ hung đen hại mía
Vậy trong DTDB điều tra thành phần thiên địch có mặt trên đồng ruộng là
một việc làm rất cần thiết là một trong những yếu tố quyết định mật độ dịch hại
(sâu hại) có thể phát triển thành dịch hay không, nên chúng ta khi tiến hành điều tra
trên đồng ruộng không được bỏ sót bất cứ một loại thiên địch nào
8. Tác động của con người đối với dịch hại
* Ảnh hưởng tiêu cực
+ Con người có ảnh hưởng lớn tới sự sinh sản của dich hại, con người thường cố
gắng đảm bảo tạo cho cây trồng một ngoại cảnh tốt nhất cho cây mọc khoẻ và
ngược lại tạo điều kiện bất thuận cho dịch hại. Tuy nhiên do hoạt động của con
người trong sản xuất lại phá vỡ thế cân bằng trong tự nhiên. Có những năm những
vụ dịch hại phát triển mạnh và gây hại lớn làm giảm năng suất vì:
- Con người tạo ra những vùng độc canh rộng lớn giúp cho dịch hại sản sinh hàng
loạt
Ví dụ: Như sâu tơ quen thuốc ở những vùng chuyên canh rau bắp cải

- Con người quá lạm dụng thuốc BVTV (hoá học ) đã phá huỷ nghiêm trọng toàn
bộ quần thể sinh vật và tiêu diệt cả dịch hại lẫn thên địch có mặt trong hệ sinh thái
đó
- Trong hoạt động sống của con người đã tạo điều kiện đưa các loại dịch hại từ
vùng này sang vùng khác cùng với việc buôn bán và lưu thông hàng hóa
- Trong sản xuất con người luân canh, xen canh cây trồng cũng là điều kiện để loại
dịch hại trên loại cây trồng này thích ứng dần với cây trồng khác
- Do đưa vào hệ sinh thái nông nghiệp những giống cây trồng có nhiều đặc điểm có
lợi cho con người thì đồng thơì cũng là nguồn dinh dưỡng thích hợp cho các loài
dịch hại
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×