Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Lần đầu tiên phát hiện bia Văn Chỉ tại tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.21 KB, 6 trang )

Tìm thấy bia đá cổ
Ngày 28-3-2011, tại khu vực Trường THCS xã Nam Tiến, Phổ Yên trong quá trình đào
móng làm nhà thư viện của Trường, đã phát hiện 1 tấm bia đá cổ ở độ sâu 1,6m (ảnh).
Ngày 2-4-2011, các cơ quan chức năng thuộc Ngành Văn hóa thông tin đã có mặt tại hiện trường
khảo sát, thu thập thông tin sưu tầm di vật nói trên.

Tấm bia là một phiến đá nguyên khối, màu đen, có kích thước dài 60 x 37cm, trên trán có khắc hình
mặt trời, hai bên tượng trưng 2 con rồng, dưới có 3 chữ Hán: “Phối hưởng bi”, diềm bia trang trí dây
leo điểm xuyết hoa cúc. Lòng bia trình bày có 9 dòng chữ Hán, dòng nhiều nhất có 21 chữ, ít nhất có
5 chữ, tổng cộng có gần 200 chữ Hán. Nét khắc chữ trên văn bia sâu, thể hiện sự tinh xảo, khoảng
cách chữ rõ ràng, bút pháp khoáng đạt. Cuối văn bia ghi niên đại: dựng bia vào ngày 29 tháng 11
năm Thành Thái thứ 3 Tân Mão (1891).

Qua sơ bộ nghiên cứu bước đầu cho biết nội dung tấm bia nói về việc ghi nhớ công đức của tập thể
là môn sinh đã góp công vào xây dựng nhà trường, thờ phụng các thầy giáo ở địa phương.

Đây là lần đầu tiên phát hiện bia nói về Văn chỉ ở tỉnh Thái Nguyên, tấm bia ghi nhận ít nhất cách đây
120 năm ở xã Hoàng Đàm, nay là xã Nam Tiến, huyện Phổ Yên đã có cơ sở trường học, điều này
khớp với sách Đồng Khánh dư địa chí (1888) chép trong mục huyện Phổ Yên thời phong kiến là:
“Tổng Hoàng Đàm ở hạ du là có học hành đỗ đạt”. Tấm bia đã được bảo tàng Thái Nguyên làm các
thủ tục theo quy định của Luật Di sản văn hoá đưa về bảo tàng lưu giữ, nghiên cứu khoa học.
Đăng trên báo Thái Nguyên, ngay 02 tháng 4 năm 2011
 Tin, ảnh: Đình Hưng

Lần đầu tiên đào phát hiện bia Văn chỉ tại xã Nam Tiến, huyện Phổ Yên, Thái Nguyên.
Ngày cập nhật: 06-04-2011
Bảo tàng Thái Nguyên nhận được thông tin của ông Nguyễn Văn Chúc, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở
Nam Tiến, Phổ Yên, Thái Nguyên về việc phát hiện chiếc Bia đá cổ vào ngày 28/03/2011 khi Trường thi công
đào móng xây dựng nhà thư viện trường THCS Nam Tiến. Ngày 02/04/2011, Bảo tàng Thái Nguyên đã tổ chức
đoàn khảo sát và tiến hành sưu tầm tấm bia cổ. Qua sơ bộ nghiên cứu ban đầu xác định:
Bia đá cổ được phát hiện ở độ sâu 1,6m dưới lòng đất khi đang đào móng xây dựng thư viện nhà trường;


Bia đá nguyên khối cao 60cm, rộng 35cm; có niên đại thuộc Triều Nguyễn; Niên hiệu Thành Thái năm thứ 3
(1891). Nội dung tấm bia nói về việc ghi nhớ công đức của tập thể là môn sinh đã góp công vào xây dựng nhà
trường, thờ phụng các thầy giáo ở địa phương. Tấm bia cách ngày nay 121 năm ở xã Hoàng Đàm, nay thuộc xã
Nam Tiến, huyện Phổ Yên đã minh chứng tại địa phương trước kia đã có cơ sở trường học, điều này khớp với
sách Đồng Khánh dư địa chí (1888). Nhà trường đã kịp thời báo cáo chính quyền địa phương, cơ quan chức năng
thuộc ngành Văn hoá đến khảo sát, nghiên cứu và sưu tầm.
Đây là là một việc làm hết sức có ý nghĩa của tập thể giáo viên trường THCS Nam Tiến, Phổ Yên cần
khuyến khích và phát huy về công tác bảo vệ, gìn giữ và tuyên truyền những hiện vật có giá trị về Lịch sử - Văn
hoá của địa phương. Bảo tàng Tỉnh đang tiến hành hoàn tất đầy đủ thủ tục pháp lý sưu tầm hiện vật nhập kho cơ
sở bảo tàng theo quy định, để bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
theo Luật Di sản văn hoá.
Người viết: Đỗ Ngọc Dung
Đăng trên Website: baotangthainguyen.org.vn

Sau đây là một số hình ảnh
Tấm bia đá cổ
Nhà trường đã tiến hành bảo quản và báo cáo địa phương và phòng văn hóa huyện Phổ Yên.
Ngày 30 tháng 3 các Đ/C lãnh đạo phòng văn hóa đã về làm việc với nhà trường.
Ngày 2 tháng 4 năm 2011, lãnh đạo bảo tàng, sở văn hóa tỉnh Thái Nguyên về làm việc với
nhà trường, Tham dự còn có các Đ/C lãnh đạo phòng văn hóa huyện Phổ Yên, các Đ/C lãnh
đạo địa phương, BGH cùng các Đ/C CBGV nhà trường. Qua tìm hiểu ban đầu bia đá có niên
đại vào năm Thành Thái thứ 3 (tức năm 1891) năm Tân Mão, tính đến nay đúng 120 năm.
Bia đá có niên đại vào năm Thành Thái thứ 3 (tức năm 1891) năm Tân Mão, tính đến nay
đúng 120 năm.
Sau buổi làm việc được sự thống nhất, nhà trường bàn giao cho bảo tàng tỉnh Thái Nguyên
bảo quản và lưu giữ theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
Nhà trường đề nghị Sở văn hóa, bảo tàng tỉnh Thái Nguyên xác định nội dung, giá trị của bia
thông báo cho nhà trường và địa phương biết để phục vụ cho công tác giáo dục HS.
Phiên âm, dịch nghĩa bia Văn chỉ mới phát hiện
ở xã Nam Tiến, huyện Phổ Yên (1)


Nguyên văn chữ Hán của tấm bia như sau:
“ Phối hưởng bi,
Phú Bình phủ, Phả (Phổ) An (Yên) huyện, Hoàng Đàm (Đầm) tổng, Hoàng Đàm xã môn tràng giám cập chư
sinh đẳng yểu niệm hằng tâm, hằng sản nhân sở duy dã! Nhất thi nhất báo lý sở nghi nhiên môn sinh tự tuyết lập
trình môn xu bồi ráng trướng nhi.
Tiên sinh tuẫn … (2) thiện luận bất quyện hối nhân thế (bị xoá mất 5 chữ) bất hủ tư nhân bản xã văn hội tu tập
Văn chỉ nhu … pha … môn (mất 7 chữ) Tiên sinh vi đồ tự.
Tiên thánh Xuân Thu phối hưởng kỳ tính danh liệt kê vu.
Nhất đồ tự phối hưởng Hoàng Tiên sinh tự phúc …
Thành Thái tam niên tuế thứ Tân Mão thập nhất nguyệt nhị thập cửu nhật lập bi”.
Dịch nghĩa:
Bia phối hưởng (bia thờ cùng hưởng)
Xã Hoàng Đàm, huyện Phổ Yên, phủ Phú Bình, nhà trường cùng các học sinh nghĩ điều sâu xa công đức của
người thầy đã khuất nên đã góp tiền, góp của, quyên góp bạn bè tiếp sức lập ngôi nhà thờ phụng người thầy đã
mất.
Người thầy là người có tấm lòng lương thiện không lời nào thể nói hết, tiếng thơm bất hủ. Lại thêm nữa bản xã,
văn hội tu sửa Văn chỉ của làng, nhà trường và các học sinh vẫn nhất nhất thuận tình tôn thầy giáo đã mất là
Tiên sinh, lập bia ghi công đức để thờ phụng.
Cùng thờ Tiên Thánh, Xuân - Thu nhị kỳ phối hưởng, kê ra như sau:
Người thầy giáo họ Hoàng tên tự Phúc Long.
Ngày 29 tháng 11 năm Thành Thái thứ 3 Tân Mão (1891) lập bia.

Nguyễn Đình Hưng
(Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên)
Ngày 15 tháng 4 năm 2011, Bảo tàng Thái Nguyên trao chứng nhận cho nhà trường.

×