Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
NGUYỄN THỊ ĐỨC HẠNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH
THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC S
Ĩ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
NGUYỄN THỊ ĐỨC HẠNH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH MINH BẠCH
THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC S
Ĩ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG THỊ MAI HÀ TRÂM
TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2015
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Dương Thị Mai Hà Trâm
Luận văn Thạc s
ĩ đư
ợc bảo vệ tại Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM ngày


17 tháng 4 năm 2015.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc s
ĩ g
ồm:
TT
Họ và tên
Chức danh Hội đồng
1
PGS.TS. Phan Đình nguyên
Chủ tịch
2
TS. Phan Mỹ Hạnh
Phản biện 1
3
TS. Phạm Ngọc Toàn
Phản biện 2
4
TS. Nguyễn Trần Phúc
Ủy Viên
5
TS. Phạm Quốc Việt
Thư k
ý
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa
chữa.
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGH
ĨA VI

ỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 15 tháng 03 năm 2015
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC S
Ĩ
Họ tên học viên: Nguyễn Thị Đức Hạnh Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 13/09/1983 Nơi sinh: Nghệ An
Chuyên ngành: Kế toán. MSHV: 1341850015
I- Tên đề tài:
Giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Khảo sát tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh qua hai năm 2012 và 2013. Từ
đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính
của các công ty niêm yết.
III- Ngày giao nhiệm vụ:18/08/2014
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/03/2015
V- Cán bộ hướng dẫn:TS Dương Thị Mai Hà Trâm
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công tr
ình nghiên c
ứu của riêng tôi.Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đ
ã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đ

ã đư
ợc ghi rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện luận văn
Nguyễn Thị Đức Hạnh
ii
LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Dương Thị Mai Hà Trâm,
người hướng dẫn khoa học, cô đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên và hỗ trợ tác giả
trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tác giả xin bày tỏ sự cám ơn chân thành đến bạn bè tại trường Đại học Công
Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đ
ã chia s
ẽ, giúp đỡ tác giả hoàn tất luận văn này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Đức Hạnh
iii
TÓM TẮT
Nội dung trình bày trong luận văn là đánh giá sự minh bạch thông tin trên báo
cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ
Chí Minh. Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả đ
ã trình bày các n
ội dung như
sau:
Thứ nhất, trình bày các vấn đề như l
ý do ch
ọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đưa
ra các câu hỏi nghiên cứu, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, đồng thời đưa ra các
đóng góp và bố cục của luận văn.
Thứ hai, nêu lên cơ sở lý thuyết về tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết.Tác giả trình bày một số khái niệm, quan điểm cũng

như là kết quả nghiên cứu trước đây về minh bạch thông tin tài chính. Tác giả c
ũng
đưa ra một số cách đo lường minh bạch thông tin tài chính của các công trình
nghiên cứu trước đây.
Trong phần này tác giả c
ũng đã nêu nh
ững quy định về công bố thông tin của
Sở giao dịch chứng khoán và tình hình công bố thông tin trên thị trường chứng
khoán.
Thứ ba, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 6 biến độc lập là cơ cấu sở
hữu, quy mô công ty, đ
òn b
ẩy, lợi nhuận, thanh khoản, kiểm toán và biến phụ thuộc
là biến minh bạch thông tin. Các biến độc lập được tác giả thu thập số liệu từ báo
cáo tài chính qua hai năm 2012, 2013. Biến phụ thuộc được thu thập số liệu thông
qua việc khảo sát các chỉ số thông tin liên quan đến tài chính của công ty.
Thứ tư, tác giả trình bày kết quả chạy hồi quy và đưa ra các kết luận về các
biến trong mô hình.
Thứ năm, tác giả trình bày các c
ơ s
ở để đưa ra các giải pháp và từ đó đề ra các
giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
iv
ABSTRACT
The aim of my thesis is to evaluate the transparency of information on the
financial statements of publicly traded companies in Ho Chi Minh City. In my
research, I would like to present the following contents:
First, the paper includes reasons to select topic, research objectives, data
sources and research methods and the layout of the thesis. Through it, I give some

contributive ideas, as well.
Second, there are the theoretical bases of information transparency of the
financial statements. Here, I show some concepts, perspectives as well as the results
of previous research relevant to the transparency of financial information of public
held companies. I also give some measures of the transparency in the previous
studies.
In this article, I indicate provisions of disclosure of the Stock exchange and
disclosure situation of Hochiminh security market.
Third, the research model conducted consists of six independent variables:
Ownership structure, company size, leverage, profitability, liquidity and audit. Its
dependent variable is Transparency of information. The independent variables were
measured base on data collected from the last two-year financial statements of 2012,
2013. The dependent variable is collecting data through surveys of information
index relating to corporate finance.
Fourth, results of regression research and conclusions about the variables in
the model are given.
Fifth, there are the bases for solution and my own solutions to improving the
information transparency of the financial statements by publicly traded companies
in Ho Chi Minh City.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN v
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC BẢNG x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Đóng góp của luận văn 3
1.6 Bố cục của luận văn 4
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT 6
2.1 Cơ sở lý thuyết về tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công
ty niêm yết 6
2.1.1 Khái niệm minh bạch 6
2.1.2 Lợi ích của minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính 8
2.1.3 Đo lường tính minh bạch thông tin 9
2.1.4 Lợi ích của Minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm
yết. ……… 14
2.1.4.1 Minh bạch thông tin báo cáo tài chính làm gia tăng sự bảo vệ nhà đầu tư 15
2.1.4.2 Minh bạch thông tin báo cáo tài chính khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào
thị trường, thúc đẩy tính thanh khoản của thị trường 15
vi
2.1.4.3 Minh bạch thông tin báo cáo tài chính góp phần phát triển tính hiệu quả của
thị trường chứng khoán 16
2.2 Công ty niêm yết 16
2.2.1 Giới thiệu khái quát công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh 16
2.2.2. Yêu cầu pháp lý về công bố thông tin 17
2.2.2.1 Công bố thông tin trên thị trường sơ cấp 17
2.2.2.2 Công bố thông tin trên thị trường thứ cấp 19
2.2.2.3 Phương tiện và hình thức công bố thông tin 21
2.2.3 Tình hình công bố thông tin của các công ty niêm yết 22
2.3 Tổng quan về các công trình nghiên cứu trước 23

2.4 Những kinh nghiệm quốc tế về việc nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo
cáo tài chính của các công ty niêm yết 24
2.4.1 Kinh nghiệm của Mỹ 25
2.4.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 25
2.4.3 Kinh nghiệm của New Zealand 26
2.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 26
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 28
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH TÍNH MINH BẠCH THÔNG
TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 29
3.1 Xây dựng mô hình kiểm định 29
3.2 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin 31
3.3 Phương pháp đo lường và tính toán 31
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 32
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
4.1 Khảo sát và đo lường sự minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công
ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tp Hồ Chí Minh 33
4.2 Phân tích hồi quy 36
vii
4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu 40
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 45
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO TÍNH
MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH 46
5.1 Quan điểm để đưa ra giải pháp 46
5.1.1 Phù hợp với môi trường pháp luật của Việt Nam 46
5.1.2 Phù hợp với các quy định, luật lệ của thị trường chứng khoán Việt Nam 46
5.1.3 Phù hợp với xu thế chung của thế giới 47
5.2 Giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công

ty niêm yết 47
5.2.1 Giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch về cơ cấu sở hữu 49
5.2.2 Giải pháp nhằm mở rộng quy mô công ty 50
5.2.3 Giải pháp nhằm cải thiện chỉ tiêu lợi nhuận tại các công ty 50
5.2.4 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán 51
5.3 Một số kiến nghị 53
5.3.1 Đối với các công ty niêm yết 53
5.3.1.1 Công ty cần đưa thêm các chỉ số tài chính vào báo cáo tài chính 53
5.3.1.2 Các công ty phải trình bày cụ thể giao dịch với các bên liên quan 54
5.3.1.3 Lựa chọn công ty kiểm toán báo cáo tài chính 56
5.3.2 Một số đề xuất đối với Bộ tài chính 56
5.3.2.1 Lập bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có sự tách biệt giữa công ty
tiếp tục hoạt động hay công ty không tiếp tục hoạt động 56
5.3.2.2 Bổ sung báo cáo vốn chủ sở hữu vào danh mục các báo cáo cần phải có đối
với các công ty. 57
5.3.3 Đối với Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán 58
5.3.3.1 Xây dựng chỉ số đánh giá minh bạch thông tin tài chính nói riêng và minh
bạch thông tin nói chung đối với các công ty. 58
viii
5.3.3.2 Nâng cao sự kiểm soát về công bố thông tin và điều chỉnh mức xử phạt các
hành vi gây ra sự không minh bạch thông tin tài chính. 59
5.3.3.3 Bổ sung quy định xử phạt hành chính đối với các trường hợp chênh lệch số
liệu trên báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán 59
5.4 Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo 60
5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu 60
5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 61
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 62
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
I. Danh mục tài liệu tiếng việt 64

II. Danh mục tài liệu tiếng anh 65
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCĐKT: Bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKT: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BCLCTT: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
BCTC: Báo cáo tài chính
SEC: Securities and Exchange Commission (Ủy ban giao dịch chứng khoán
Mỹ)
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Chỉ số tiết lộ thông tin tài chính
Bảng 4.1 Kết quả khảo sát chỉ số minh bạch thông tin báo cáo tài chính 33
Bảng 4.2 Bảng phân tích phương tr
ình h
ồi quy của mô hình nghiên cứu 38
Bảng 4.3 Bảng dữ liệu ANOVA 39
Bảng 4.4 Bảng đánh giá mức độ giải thích của các biến độc lập trong mô hình 39
Bảng 4.5 Danh sách các công ty niêm yết được kiểm toán bởi 4 công ty kiểm toán
lớn 43
Bảng 5.1 Môt số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh
doanh 53
Bảng 5.2 Thông tin giao dịch với bên liên quan 55
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài
Trên thị trường chứng khoán thì thông tin là yếu tố mang tính nhạy cảm, đặc
biệt là các thông tin tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của nhà đầu
tư, v

ì v
ậy để bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư th
ì thông tin tài chính c
ần phải
đảm bảo tính trung thực và minh bạch.
Khi nói đ
ến tính
minh b
ạch
trong thông tin tài chính, nh
ững người làm nghề
K
ế toán thường hiểu theo nghĩa Báo cáo tài chính phải được lập t
heo đúng các quy
đ
ịnh, chuẩn mực về Kế toán.
Đi
ều này tuy đúng nhưng chưa đủ,v
i
ệc lập báo cáo tài
chính theo đúng các quy đ
ịnh hiện hành mới chỉ bảo đảm được tính tuân thủ, nhưng
chưa phát huy đư
ợc vai trò của
K
ế toán như là một “ngôn ngữ của thế giới kinh
doanh”.
Báo cáo tài chính là cơ sở dữ liệu quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho
những người sử dụng báo cáo tài chính (như đối tác, chủ nợ, nhà đầu tư…).Mục
đích của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin tài chính của doanh nghiệp cho các

đối tượng có nhu cầu sử dụng.Để có thể phân tích nhằm đưa ra những đánh giá
đúng đắn về khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng phát triển của
doanh nghiệp, các nhà đầu tư phải dựa vào nguồn thông tin trung thực, đầy đủ, kịp
thời của doanh nghiệp thông qua hệ thống báo cáo tài chính.
Chính vì v
ậy, vai tr
ò của Kế toán trong một nền kinh tế phát triển không chỉ
gi
ới hạn ở việc tuân thủ đúng các
quy đ
ịnh hiện hành
v

K
ế toán, mà yêu cầu giờ
đây đ
ã trở nên cao hơn
là cung c
ấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư.
Sự minh bạch thông tin của doanh nghiệp là một thứ tài sản rất có giá trị đối
với bản thân doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp đ
ã t
ạo được niềm tin với các nhà
đầu tư, các đối tác kinh doanh sẽ tạo điều kiện tốt cho việc huy động vốn đầu tư, t
ìm
kiếm đối tác kinh doanh, vay vốn ngân hàng.
2
Tính minh bạch của thông tin trên báo cáo tài chính được đảm bảo thông qua
việc công bố đầy đủ và có thuyết minh rõ ràng về những thông tin hữu ích, cần thiết
cho việc ra quyết định kinh tế của các đối tượng sử dụng thông tin.

Trong thực tế, tồn tại một khoảng cách không nhỏ giữa nội dung thông tin
phải công bố theo quy định và nội dung thông tin mà các công ty niêm yết thực tế
công bố. Điều này dẫn đến những hậu quả không mong muốn cho mục tiêu minh
bạch hóa thông tin trên báo cáo tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Sự
chênh lệch đáng kể số liệu tài chính trước và sau khi kiểm toán của các công ty
niêm yết như: năm 2010 công ty cổ phần tập đoàn Sara với lợi nhuận sau thuế là 3,7
tỷ đồng, sau khi kiểm toán còn lại 1,4 tỷ đồng, một trong những nguyên nhân là do
việc trích lập dự phòng
đ
ầu tư dài hạn, công nợ chưa được đối chiếu đầy đủ …, năm
2011 công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 xin gia hạn thời gian công bố báo cáo tài
chính năm 2010 đến 25/04/2011 vì nguyên nhân công ty nâng cấp hệ thống, sai sót
số liệu kế toán…
Như vậy, ngày càng nhiều công ty có sự chênh lệch đáng kể số liệu trước và
sau kiểm toán, c
ũng như nhi
ều công ty niêm yết chưa tuân thủ quy định về phương
tiện, hình thức và thời gian công bố thông tin báo cáo tài chính. Đó là l
ý do
tôichọn
đề tài nghiên cứu “Giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh”.
1.2 Mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu của đề tài là đưa ra các giải pháp nâng cao tính
minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Thành phốHồ Chí Minh.
-Mục tiêu cụ thể:
3
Thứ nhất, Tìm hiểusự minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính và tiêu chuẩn

để đo lường sự minh bạch.
Thứ hai, Tìm hiểu và đánh giá thực trạng sự minh bạch thông tin trên báo cáo
tài chính của các công ty niêm yết.
Thứ ba, Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo
tài chính của các công ty niêm yết.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, thế nào là minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính và tiêu chuẩn
nào để đo lường sự minh bạch?
Thứ hai, thực trạng sự minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công
ty niêm yết hiện nay như thế nào?
Thứ ba, những nội dung nào cần đề xuất để nâng cao tính minh bạch thông tin
trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết?
1.4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: sở giao dịch chứng khoán Thành phốHồ Chí Minh, đối
tượng là 200 công ty cổ phần của Việt Nam được niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, 2013.
Dữ liệu của các công ty được thu thập từ báo cáo thường niên, báo cáo tài
chính, các thông tin được công bố chính thức, website của các công ty, website của
sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu như thống
kê, phân tích mô tả, tổng hợp, đồng thời đề tài sử dụng mô hình hồi quy đa biến: các
biến phụ thuộc, biến độc lập, được tổ chức thành dữ liệu bảng theo từng công ty.
Các kết quả thống kê và hồi quy được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS.
1.5 Đóng góp của luận văn
4
Luận văn tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của thông tin trên báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết tới quyết định của người sử dụng báo cáo tài chínhtừ
đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính
của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
Những người sử dụng báo cáo tài chính c

ũng có th
ể dựa vào những kết quả
của bài nghiên cứu này để chú ý nhiều hơn vào tính minh bạch thông tin trên báo
cáo tài chính của các công ty để có thể đưa ra quyết định thích hợp và đúng đắn
nhất.
1.6 Bố cục của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài, trong chương này tôinêu lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp và bố cục của
luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, trong chương này tôi nêu lên cơ sở lý thuyết về minh
bạch thông tin báo cáo tài chính của các công ty niêm yết.
Chương 3: Xây dựng mô hình kiểm định tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài
chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phốHồ Chí Minh.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu, trong chương này tôitrình bày kết quả hồi quy về
tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 5: Giải pháp và kiến nghị nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo
tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương này, tác giả đ
ã
trình bày những vấn đề sau:
5
Thứ nhất, nêu lên lý do để chọn đề tài đó là tầm quan trọng của báo cáo tài
chính c
ũng nh
ư là t
ầm quan trọng của sự minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính

của các công ty niêm yết.
Thứ hai, nêu được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đưa ra mục tiêu tổng quát
và mục tiêu cụ thể để thực hiện đề tài.Đặt ra các câu hỏi để thực hiện nghiên cứu đề
tài.
Thứ ba, trình bày cách lấy dữ liệu nghiên cứu và đưa ra phương pháp nghiên
cứu cho bài luận văn.
Thứ tư, trình bày những ý kiến đóng góp của luận văn, và đưa ra bố cục của
luận văn.
6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
2.1 Cơ sở lý thuyết về tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các
công ty niêm yết
2.1.1 Khái niệm minh bạch
M
ục đích của các báo cáo t
ài chính là cung cấp thông tin tài chính của đơn vị
l
ập báo cáo cho các
đ

i tư
ợng có nhu cầu sử dụng. Tính minh bạch của các báo cáo
tài chính đư
ợc đảm bảo thông qua việc công bố đầy đủ và có thuyết minh rõ ràng về
nh
ững thông tin
h
ữu ích, cần thiết cho việc ra quyết định kinh tế của nhiều đối


ợng sử dụng thông tin
Sự minh bạch là một thuật ngữ dùng để đánh giá chất lượng của báo cáo tài
chính.Chức năng cơ bản của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin cho các đối
tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, giúp cho các đối tượng bên ngoài
doanh nghiệp đưa ra các quyết định tối ưu. Ngoài ra sự minh bạch còn
đư
ợc đề cập
đến rất nhiều trong các l
ĩnh v
ực như sự minh bạch của thị trường tài chính hay sự
minh bạch trong việc quản trị công ty. Việc minh bạch trong hoạt động quản trị sẽ
đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định và tăng trưởng vững chắc. Một doanh
nghiệp có hệ thống quản trị tốt và minh bạch bao giờ c
ũng có các chính sách qu
ản
trị rủi ro thích hợp.
Trong phạm vi nghiên cứu, tôi chỉ đề cập đến sự minh bạch thông tin tài chính
công bố hay là sự minh bạch của thông tin được trình bày trên các báo cáo tài chính
công bố bởi các công ty niêm yết.
Có nhiều khái niệm về sự minh bạch được đưa ra bởi các tổ chức nghề nghiệp
c
ũng như
trong nghiên cứu, có thể nêu một vài khái niệm như sau:
Theo tổ chức S&P (Standard & Poors), sự minh bạch là công bố kịp thời và
đầy đủ của việc điều hành, hoạt động và tài chính của công ty c
ũng như các thông l

7
quản trị công ty liên quan đến quyền sở hữu, hội đồng quản trị, cơ cấu quản lý và
quy trình quản lý.

Theo nghiên cứu thực nghiệm của Trung Quốc, Robert W. McGee, Xiaoli
Yuan (2008), tính minh bạch là một thành phần rất quan trọng của báo cáo tài
chính.Các công ty phải công bố bất cứ điều gì mà có thể ảnh hưởng đến quyết định
đầu tư của một nhà đầu tư và không có bất cứ thông tin quan trọng nào có thể được
che dấu.
Theo nghiên cứu của Robert M.Bushman, Piotroski và Smith (2003), xem xét
sự minh bạch trên góc độ công ty.Minh bạchthông tinđược định ngh
ĩa nh
ư là s
ự sẵn
có phổ biến của các thông tin thích hợp và đáng tin cậy về công việc thực hiện định
kỳ, những vị thế tài chính, các cơ hội đầu tư, quản trị và những rủi ro của các giao
dịch công khai.
Theo Barth và Schipper (2008), sự minh bạch là một đặc tính được mong đợi
của báo cáo tài chính, được định ngh
ĩa là ph
ạm vi mà các báo cáo tài chính cho thấy
các giá trị kinh tế ngầm định của tổ chức theo cách sẵn sàng cho sự hiểu biết của
những người sử dụng các báo cáo này.
Theo Kulzick (2004), Blanchet (2002) và Prickett (2002), nghiên cứu sự minh
bạch trên quan điểm của người sử dụng thông tin, theo họ minh bạch của thông tin
bao gồm:
- Sự chính xác: thông tin phản ánh chính xác dữ liệu tổng hợp từ sự kiện phát
sinh.
- Sự nhất quán: thông tin được trình bày có thể so sánh được và là kết quả của
những phương pháp được áp dụng đồng nhất.
- Sự thích hợp: khả năng thông tin tạo ra các quyết định khác biệt, giúp người
sử dụng dự đoán kết quả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Sự đầy đủ: thông tin phản ánh đầy đủ các sự kiện phát sinh và các đối tượng
có liên quan.

8
- Sự rõ ràng: thông tin truyền đạt được thông điệp và dễ hiểu
- Sự kịp thời: thông tin có sẵn cho người sử dụng trước khi thông tin làm giảm
khả năng ảnh hưởng đến các quyết định.
- Sự thuận tiện: thông tin được thu thập và tổng hợp dễ dàng.
Tóm lại, từ các định ngh
ĩa trên cho th
ấy sự minh bạch là đặc điểm mong muốn
của báo cáo tài chính, là sự sẵn có của thông tin tài chính đáng tin cậy cho các đối
tượng sử dụng báo cáo tài chính, để từ đó họ có thể đưa ra được các quyết định
thích hợp.
2.1.2 Lợi ích của minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính
Mục tiêu cuối cùng của báo cáo tài chính đó là cung cấp thông tin cho người
sử dụng, hỗ trợ cho người sử dụng ra quyết định tối ưu. Do đó việc cung cấp thông
tin tài chính minh bạch cho người sử dụng giúp cho họ đưa ra các quyết định thích
hợp.
Theo Pankaj Madhani (2007), minh bạch là công bố kịp thời và đầy đủ thông
tin về hoạt động và tài chính của công ty và thông lệ quản trị doanh nghiệp liên
quan đến vốn chủ sở hữu, cơ cấu quản lý và quy trình của nó. Minh bạch là một yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của công ty đối với các nhà đầu tư và là
một yếu tố quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Mức độ minh bạch phụ thuộc vào
sự sẵn sàng và khả năng quản lý để khắc phục bất kỳ sự khác biệt thông tin với
những người tham gia thị trường. Trong thời đại của nền kinh tế thông tin, minh
bạch trong báo cáo tài chính là rất quan trọng.Các công ty không đạt tiêu chuẩn về
minh bạch thông tin thì sẽ có nguy cơ thiệt hại đáng kể trong sự tín nhiệm quản
lý.Trong tr
ư
ờng hợp xấu nhất, các công ty có thể phải đối mặt với sự xói mòn niềm
tin cổ đông, giá trị vốn hóa thị trường sẽ bị giảm xuống.Việc minh bạch thông tin
trên báo cáo tài chính sẽ giúp cho việc xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững lâu dài

của các công ty niêm yết.
9
Sự minh bạch thông tin tài chính sẽ là cơ sở quan trọng để các công ty phát
triển bền vững, làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp.Muốn phát triển nhanh và bền
vững, các công ty cần phải đề cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính.
2.1.3 Đo lường tính minh bạch thông tin
Theo một số nghiên cứu trước đây đ
ã
đo lường minh bạch thông tin trên báo
cáo tài chính như sau:
a. Đo lường mức độ công bố thông tin theo Desoky và Mousa (2012)
Trong nghiên cứu của Desoky và Mousa đo lường mức độ công bố thông tin
trên báo cáo tài chính của các công ty dựa vào 65 chỉ số tiết lộ thông tin. Trong đó:
- Thông tin chung và hội đồng quản trị: 14 mục
- Thông tin tài chính: 44 mục
- Thông tin phi tài chính: 7 mục
Chi tiết các chỉ số tiết lộ thông tin được trình bày tại bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1 Chỉ số tiết lộ thông tin tài chính
Yếu tố
Chỉ số thông tin
Thông tin chung và hội
đồng quản trị
S
1
Nhiệm vụ, tầm nhìn, mục tiêu của công ty
S
2
Các hành vi chi phối công ty
S
3

Thông tin về tuổi niêm yết của công ty
S
4
Cơ cấu tổ chức của công ty
S
5
Cơ cấu sở hữu
S
6
Công ty có các kênh khác nhau để phổ biến thông tin
S
7
Thông tin về các thành viên của hội đồng quản trị
S
8
Thông tin về các thành viên của ban giám đốc
S
9
Thông tin về các cuộc họp hội đồng quản trị
S
10
Thông tin về bồi thường thiệt hại cho ban giám đốc
10
S
11
Hội đồng quản trị tạo thành một số tiểu ban
S
12
Thông tin về ban kiểm toán
S

13
Thông tin về kiểm toán viên bên ngoài
S
14
Thông tin về quyền biểu quyết và kết quả
Thông tin tài chính
S
1
Bảng cân đối kế toán năm nay
S
2
Bảng cân đối kế toán năm trước
S
3
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm nay
S
4
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm trước
S
5
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm nay
S
6
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm trước
S
7
Thuyết minh báo cáo tài chính năm nay
S
8
Thuyết minh báo cáo tài chính năm trước

S
9
Tuyên bố hiện tại của những thay đổi trong vốn chủ sở
hữu
S
10
Báo cáo trước đây về thay đổi vốn chủ sở hữu cổ đông
S
11
Báo cáo kiểm toán
S
12
Thông tin về trách nhiệm và kiểm tra bằng chứng kiểm
toán viên
S
13
Thông tin về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc
năm tài chính
S
14
Chỉ số tài chính (tỷ lệ lợi nhuận, thanh khoản…)
S
15
Thông tin về dự báo bán hàng
S
16
Thông tin về dự báo sản lượng
S
17
Thông tin về thu nhập trên mỗi cổ phiếu

S
18
Hiện tại và chuyển động của giá cổ phiếu
S
19
Thông tin về số lượng và loại cổ phần
S
20
Thông tin về các cổ phiếu có thẩm quyền ban hành và
nổi bật
11
S
21
Thông tin về phát hành chứng khoán mới
S
22
Số lượng và chi phí của cổ phiếu quỹ
S
23
Thông tin về các quy định của cổ phiếu quỹ
S
24
Thông tin về lợi nhuận giữ lại
S
25
Thông tin về cổ tức
S
26
Chính sách kế toán thuế
S

27
Thông tin về giao dịch với bên liên quan
S
28
Phát hành thông tin về các sự kiện đặc biệt
S
29
Chi tiết về tài sản nhà máy
S
30
Thông tin về cầm cố tài sản
S
31
Thông tin về phương pháp khấu hao tài sản
S
32
Thông tin về phương pháp tính giá hàng tồn kho
S
33
Thông tin về tài sản vô hình và chính sách kế toán liên
quan
S
34
Thông tin về chi phí nghiên cứu và quỹ phát triển khoa
học và công nghệ
S
35
Thông tin về doanh số bán hàng tháng hoặc hàng năm
S
36

Thông tin về năng suất của công ty
S
37
Thông tin về công nợ tiềm tàng
S
38
Thông tin chi tiết về vay và nợ dài hạn, ngắn hạn
S
39
Thông tin về chuyển giá
S
40
Thông tin về giao dịch ngoại tệ
S
41
Thông tin về đầu tư vào các công ty khác
S
42
Chính sách kế toán liên quan đến hợp đồng thuê tài
sản
S
43
Chính sách kế toán liên quan đến hợp đồng dài hạn
S
44
Những rủi ro sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và tài
chính của công ty

×