Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

Tâm lí sử thi trong suốt và có tính cực đoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.28 KB, 1 trang )

Tâm lí sử thi trong suốt và có tính cực đoan
September 12, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt
Đề bài: Hãy dùng vài tiết trong các đoạn trích đã học của sử thi Ấn Độ (Ramayana) và sử thi Hi lạp (ôđixê) để chứng
minh rằng: "Tâm lí sử thi trong suốt và có tính cực đoan"
Trong Ramayana và Ôđixê, hai bộ sử thi nổi tiếng trong nền văn học Ấn Độ và Hi Lạp, toàn bộ cuộc sống ngoài đời lúc bấy giờ
đã được đưa vào tạo nên một bức tranh xã hội thực sự với những nét rất phong phú. Tình cảm, lí trí của con người là sự bộc phát
một cách tự nhiên nhưng cùng không kém phần tinh tế. Nó tạo nên một “tâm lí sử thi trong suốt và có tính cực đoan” – một nét
truyền thống trong thể loại này.
Các nhân vật chính trong hai tác phẩm luôn suy nghĩ theo huớng cực đoan, nhưng không vì thế mà mất đi tính nhân bản của cá
nhân mình hoặc của toàn bộ tác phẩm. Nếu như Uylítxơ kìm giữ tình cảm của mình để cho lí trí cai trị thì người anh hùng Rama
lại tự dối lòng mình hoàn toàn để ghen tuông khi đón vợ từ Havana về. Tuy nhiên, dường như ở hai nhân vật đều có sự nhất quán
nào đấy về tình cảm. Ở Uylítxơ là thái độ trầm tĩnh đến mức lạnh lùng của con người luôn thiên về về lí trí: một người đã xa quê
hương hai mươi năm ròng, gặp lại vợ chi ngồi im, chỉ nhẫn nại mỉm cười khi vợ không nhận ra mình? Vì chàng biết rằng sự sum
họp tất yếu xảy ra nên mới có sự kìm giữ quá đáng như thố. Cũng cần nói thêm: Thời đại Rômerơ là giai đoạn chuyển mình từ
chế độ thị tộc mẫu hệ sang thị tộc phụ hệ; chỉ là chuyển mình, nên lúc mâu thuẫn căng thẳng thì không ai trong Uylítxơ và
Pêlênốp có thể giải quyết được. Đối với Uylitxơ, dường như đó là sự chờ đợi hạnh phúc đến với mình. Có phải thế, mà khi gặp
vợ, Uylitxơ vẫn lạnh lùng, vẫn kìm giừ “con ngựa bất kham” của tình cảm? Con người bây giờ có thể như thế không? Hẳn là
không! Bởi vì, con người Uylitxơ lúc ấy hoàn toàn chịu sự dẫn dắt của lí trí. Ngay cả trong cái mỉm cười của chàng, chúng ta
cũng không tìm được chút tình cảm nào. Lí trí đứng vững, cai trị tình cảm và cả hành động của chàng. Và chính nó, cuối cùng đã
đem đến hạnh phúc lứa đôi.
Nếu một Uylitxơ xuất hiện như một vị thần trí tuệ thì Rama (trong đoạn trích “Rama buộc tội”) lại là một vị anh hùng nhất phiến
về tình cảm khi chàng tự dối lòng mình hoàn toàn, đế cơn ghen mặc sức hoành hành. Trong những lời nói với vợ, khi tuyên bố
chiến công của mình, Rama đã không coi Xi ta là vợ của mình nữa, tạo ra khoảng cách xa vắng giữa hai người. Qua cách gọi Xita
là “phu nhân cao quý” và xưng “ta”, ta thấy được thái độ lạnh lùng, không nồng thắm tình nghĩa vợ chồng của Rama. Chàng bêu
rếu Xita trước đám đông, nhưng lại xúc động trước sự bêu rếu ấy. Lòng đau như cắt, nhưng Rama lại giằng cái “tâm” trong sáng
và tiếp tục thốt ra những lời lẽ xúc phạm nặng hơn. Đó là lúc tính không chân thật, mâu thuẫn giữa nội tâm và hành động của
Rama được bộc lộ rõ nét. Anh ta muốn chứng tỏ cái anh hùng của mình nên càng buộc tội Xita nhiều hơn và càng có nhiều hơn
những lời lẽ không anh hùng của một kẻ ghen tuông điên cuồng, thiếu chín chắn, thậm chí mang một nét gì đó hết sức đáng
khinh. Cơn ghen lên đến đỉnh điểm khi Rama khoe những chiến thắng của mình. Tình cảm anh ta bị chao đảo và vẫn mang đậm
nét cực đoan rõ rệt, rất cực đoan – một trong những đặc trưng cơ bản của con người thời cổ đại. Lúc ấy, sự cực đoan của tình cảm
cai trị một cách mạnh mẽ. Ta đối chiếu hình ảnh Uylitxơ ngồi câm lặng dán mắt xuống đất với những lời gào thét buộc tội của


Rama. Đó là sự cực đoan quá đáng về tâm lí của hai con người thời cổ đại. Nhưng ở Rama và Uylitxơ sự cực đoan ấy đã mở ra
một bước ngoặt để biến người anh hùng trở nên toàn diện và đời thường. Nhìn chung trong hai tác phẩm, tâm lí cực đoan của các
nhân vật tạo nên một thế giới đối nghịch sâu sắc đã làm cho tính cách nhân vật được phát triển và bộc lộ một cách ro nét. Đó là
cái thác lớn giữa một dòng chảy êm đềm trong quá trình diễn biến tâm lí. Cái thác ấy chứa đầy những mâu thuẫn, sự mở nút
những mâu thuẫn ấy đã khẳng định một lần nữa tính cách trong veo của Rama và Uylítxơ, cùng với lời văn miêu tả chân thực
hiện thực của tác giả, đã tạo nên kết thúc tốt đẹp của màn kịch tâm lí.
Tâm lí sử thi là kết quả của quá trình kết tinh những tính cách con người trong giai đoạn đang phát triển của xã hội loài người
nguyên thủy. Rama và Uylitxơ mãi mãi sống với thời đại nhờ tính cực đoan “tốt đẹp” và tâm lí trong suốt. Phải chăng chính
những đặc điểm tính cách ấy mà thể loại sử thi cổ đại “một đi không bao giờ trở lại” cho ta thấy cái chất phác của xã hội thời kì
xa xưa… Phải chăng con người thời kì này đang cần một sự phát triển về chất để tìm kiếm hạnh phúc, cho nên họ chưa có được
sự đa diện và hài hòa như con người ngày nay? Và đây có lẽ là điều tạo nên sự thích thú cho người đọc hôm nay?
Read more: />

×