Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.81 KB, 2 trang )
Vai trò của yếu tố thần kì trong Tấm Cám
November 13, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Vai trò của yếu tố thần kì trong Tấm Cám
Lên con thuyền thời gian trở về với những thiên truyện kể xa xưa, những trang cổ tích đã làm say đắm lòng ta từ thời thơ trẻ. Hẳn
thời thơ bé ấy có lúc ta tự hỏi tại sao cô Tấm lại có thể bước ra từ quả thị? Bao yếu tố tính tiết li kì ấy như một phép nhiệm màu
thôi miên tâm hồn thơ bé còn nhiều ngây ngô của ta. Như mọi truyện cổ tích khác Tấm Cám cũng được dựng lên từ nhiều yếu tố
li kì. Hãy đi sâu vào khám phá thế giới thần kì của thiên truyện để thấy hết ý nghĩa giá trị to lớn của nó và cũng để giải mã cho sự
nghi hoặc đã được đặt ra từ thời thơ bé của ta.
Cổ tích là một loại truyện kể dân gian, là sản phẩm được hun đúc, kết tinh từ trí tượng của nhân dân. Khi con người bế tắc trước
hiện thực cuộc sống thì tìm đến khát vọng ước mơ làm lối giải thoát và từ đó cổ tích đã ra đời. Được ra đời trong khi xã hội đã
xuất hiện giai cấp nên cổ tích chủ yếu phản ánh sự đấu tranh xã hội, phản ánh mâu thuẫn giai cấp mà chủ yếu là mâu thuẫn giữa
kẻ áp bức và người bị áp bức. Như một yếu tố không thể thiếu của truyện cổ tích yếu tố thần kì góp phần vào việc giải quyết mâu
thuẫn ấy.
Nếu thiếu đi những yếu tố thần kì thì những câu truyện cổ tích sẽ trở nên khô cằn
Quay trở lại với câu truyện Tấm Cám ta thấy yếu tố thần kì đã xuất hiện như một sự tát nhiên không thể thiếu. Đọc cổ tích ta thấy
không vắng bóng được hình ảnh của ông bụt, bà tiên đó là lực lượng thần thánh, siêu nhiên mang lại sự huyền bí, lạ kỳ và thúc
đẩy tình tiết truyện phát triển. Ông Bụt, bà tiên thường hiền từ độ lượng, như người cha, người mẹ, chỉ có điều là họ có khả năng
vô tận, có thể đem đến mọi điều may mắn mà người cha, người mẹ bình thường không phải bao giờ cũng đem đến cho con cái
được. Và ông bụt trong Tấm Cám đã xuất hiện giữa cuộc đời khổ cực, bị mẹ ghẻ đầy đọa của cô Tấm cho cô quần áo đẹp đi dự
hội, cho cô được lấy hoàng tử để không phải sống cuộc sống khổ cực nữa. Những phép mầu mà ông bụt ban cho Tấm trong
truyện chúng ta cần chú ý đến đôi giày thần kì. Đôi giày nhỏ nhắn, xinh xắn kì diệu ấy đã trở thành vật giao duyên bởi nhờ nó mà
cô thiếu nữa xinh đẹp kia mới biết và lấy được vua. Đôi giày đã là cái mối hôn nhân. Cái duyên của đôi lứa, đã mang lại hạnh
phúc và giải thoát cho cuộc đời khổ cực của Tấm. Nếu không có đôi giày mang phép màu thần kì của ông bụt chắc Tấm sẽ mãi
mãi là cô gái chỉ biết quẩn quanh làm công cụ lao động cho lao động mụ dì ghẻ độc ác kia. Sự xuất hiện của yếu tố thần kì này
góp phần thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân ta. Đó là khát vọng được thoát khỏi cuộc sống khổ cực, bị áp bức bóc lột, mơ
ước có được cuộc sống hạnh phúc nô ấm và bình đẳng. Như vậy, yếu tố thần kì này có vai trò nói lên khát vọng của con người
trước hiện thực bế tắc không lối thoát. Trước hiện thực ấy không biết làm gì chỉ còn biết gửi gắm những nỗi niềm vào ước mơ,
khát vọng.
Chưa dừng lại ở đó câu truyện còn được tiếp tục phát triển bằng các yếu tố tình tiết kì lạ nữa. Cô Tấm khi bị Cám hãm hại chết
đi, nhưng kì lạ thay đã biến thành chú chim vàng anh xinh đẹp, rồi cây xoan đào, khung cửi dệt vải và cuối cùng là quả thị. Bốn
lần hoá thân này, tác giả dân gian không đơn thuần nói lên sự luân hồi của con người, của cuộc đời như thuyết duy tân của tôn