Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

VĂN 7 TUẦN 6 TIẾT 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.47 KB, 4 trang )

TUẦN 6 TIẾT 21: Tập làm văn
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Nhu cầu biểu cảm của con người
- Khi có những tình cảm tốt đẹp chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác thì người ta có nhu cầu biểu
cảm.
2. Khái niệm văn BC
- Văn biểu cảm là VB viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới
xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc (văn trữ tình).
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm
a. VD1: Đoạn văn 1/72
- Thảo thương nhớ ơi!
- Để cho bọn mình xiết bao mong nhớ….→ Cảm xúc thể hiện bằng từ ngữ.
⇒ Biểu cảm trực tiếp.
b. VD2:
2. Nội dung: biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.
b) Nhận xét :
- Tình cảm trong văn biểu cảm: đẹp, thấm đượm tinh thần nhân văn.
- Có 2 cách biểu cảm
+ Biểu cảm trực tiếp: : " thương nhớ ơi"," xiết bao mong nhớ"
+ Biểu cảm gián tiếp.
- Phương thức biểu cảm:
+ Biểu cảm trực tiếp.
+ Biểu cảm gián tiếp.
*Ghi nhớ : sgk /72
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1/73 : So sánh 2 đv:
- Đoạn 1: Không phải là văn biểu cảm vì : chỉ đặc điểm hình dáng và công dụng của cây Hải Đường chưa
bộc lộ cảm xúc
- Đoạn 2: Là văn biểu cảm vì : đủ những đặc điểm của văn BC.


+ Kể chuyện: Từ cổng vào, lần nào tôi cũng dừng lại để ngắm cây HĐ.
+ Miêu tả: Màu đỏ thắm ,lá to…
+ So sánh: Trông dân dã như cây chè…
+ Liên tưởng: Bỗng nhớ năm xưa…
+ Cảm xúc: Người viết cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ của cây HĐ làm xao xuyến lòng người
Bài tập 2 / 74:
- Hai bài thơ đều là biểu cảm trực tiếp, vì cả hai bài đều trực tiếp nêu tư tưởng, tình cảm, không thông qua
1 phương tiện trung gian như miêu tả, kể chuyện nào cả .
TUẦN 6 TIẾT 22: Hướng dẫn đọc them
A. THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG - Trần Nhân Tông
I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
1
1. Tác giả:
- Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên thật là Trần Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông.
- Là một ông vua yêu nước, là vị tổ thứ nhát của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
- Là một nhà văn hoá, nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.
2. Tác phẩm:
- Được sáng tác trong dịp ông về thăm quê cũ ở Thiên Trường.
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm thông qua miêu tả
- Chủ đề: tình yêu làng xóm quê hương
- Thể loại: thất ngôn tứ tuyệt
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hai câu đầu:
- Thời gian: Vào buổi chiều tà  Thôn trước thôn sau mờ như khói phủ làm cảnh vật “ nửa như có nửa
như không”
- Cảnh xóm trước thôn sau đã bắt đầu chìm vào sương khói
- Vào lúc trời chiều nhìn cảnh vật mờ ảo chập chờn
etả thực khung cảnh thiên nhiên nhưng có vẻ mơ màng mờ ảo, yên tĩnh.
Ø Cảnh thôn xóm lúc về chiều thật đẹp, êm ả, thanh bình.
 Hai câu thơ đầu Gợi tả cảnh làng quê trong ánh chiều tà mênh mang, yên ả.

2. Hai câu cuối: Cảnh chiều ngoài cánh đồng
- Tác giả lựa chọn và khắc họa 2 hình ảnh cụ thể:
+ Hình ảnh con người: Trẻ chăn trâu dắt trâu về chỉ còn vọng lại tiếng sáo.
+ Cánh đồng quê : hình ảnh từng đôi cò trắng sà xuống
=>hình ảnh tiêu biểu vừa có âm thanh vừa có màu sắc của cánh đồng lúc chiều về.=> bức tranh đồng quê yên
bình, sự sống của con người và cảnh vật hòa quyện vào nhau.
Đây tuy là 1 cảnh thôn quê được phac họa thật đơn sơ nhưng vẫn có khả năng gợi cho người đọc một tình
yêu quê hương tha thiết nồng hậu.
Ø Làng quê trầm lặng mà không quạnh hiu bởi sự xuất hiện của con người và đàn cò trắng
 Bức tranh về cảnh đồng quê ,dân dã,bình dị.
Tiểu kết: Qua bài thơ ta càng hiểu thêm, yêu them và kình trọng thêm những con người đã làm nên chiến
công hiển hách của dân tộc ta ở thế kỉ 13. Một dòng họ mang hào khí Đông A làm rạng ngời trang sử vẻ vang
của dân tộc Việt Nam. Họ sống thật thanh cao và yêu nước thương nòi
B. BÀI CA CÔN SƠN – Nguyễn Trãi
I. Tìm hiểu tác giả tác phẩm:
1. Tác giả:
- Nguyễn Trãi (1380 –1442): Hiệu Ức Trai con của Nguyễn Phi Khanh
- Quê: Chí Linh - Hải Dương
- Ông là một nhà thơ, nhà quân sự, nhà chính trị , nhà ngoại giao lỗi lạc. Được công nhận danh nhân văn hoá
thế giới 1980.
- Tác phẩm tiêu biểu :Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập ….
- 1442 NT bị giết thảm khốc. 1464 được Lê Thánh Tông rửa oan.
2. Tác phẩm:
- hòan cảnh sang tác: Côn Sơn Ca được ông sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép cáo quan về ở ẩn ở Côn
Sơn.
- Bài thơ viết bằng chữ Hán
- Thể thơ : Lục bát.
- Bố cục: 2 phần
2
+ cảnh thiên nhiên Côn Sơn

+ Con người trong then nhiên Côn Sơn
II. Tìm hiểu tác phẩm:
1. Mối quan hệ giữa người và cảnh:
Cảnh trí Côn Sơn
- Suối chảy rì rầm
- Có đá rêu phơi
- Thông mọc như nêm
- Có bóng trúc râm
Tâm hồn nhà thơ
- Ta nghe như tiếng đàn cầm
- Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
- Ta lên ta nằm
- Ta ngâm thơ nhàn
=>Sự hòa hợp tuyệt đối giữa con người và cảnh vật thiên nhiên.
2. Cảnh thiên nhiên Côn Sơn:
- Suối : Tả bằng âm thanh rì rầm Hình ảnh so sánh ,liên tưởng , tưởng tượng
- Đá : Tả bằng màu rêu
- Thông mọc như nêm
- Bóng trúc râm Cảnh thiên nhiên yên tĩnh , trong lành, khoáng đạt , nên thơ
-> Quan sát bằng :
Thị giác, thính giác
3.Con người trong thiên nhiên Côn Sơn:
- Ta nghe như tiếng đàn cầm
- Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm Điệp từ , động từ gợi tả ,so sánh , liên tưởng
- Ta lên ta nằm
- Ta ngâm thơ nhàn
=> Tâm thế tự chủ của một con người hoà mình vào thiên nhiên, sống gần gũi, gắn bó với thiên
nhiên, tràn đầy thi hứng trước cảnh đẹp Côn Sơn.
=> Vẻ đẹp của tâm hồn trong sạch, thanh thản, giàu xúc cảm; nhân cách và khí tiết thanh cao, tao nhã
của bậc túc nho ẩn dật nhưng không lánh việc đời.

Tiểu kết:
1, Nghệ thuật: Đan xen tả cảnh và tả người, lời thơ trong sáng, giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái, sử dụng
các biện pháp nghệ thuật: So sánh, điệp ngữ
3
2, Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thanh tĩnh, nên thơ của Côn sơn, qua đó bộc lộ cốt cách thanh cao, tâm
hồn thi sĩ của Nguyễn Trãi
4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×