Đề án môn học
MỤC LỤC
1
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
A- LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nguồn nhân
lực là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với tăng trưởng và phát
triển của nền kinh tế. Nguồn nhân lực con người với tiềm năng tri thức là lợi
thế cạnh tranh của các công ty, ngành và nền kinh tế.
Sau khi gia nhập tổ chức WTO,Việt Nam như một con rồng châu Á đang
vươn mình với nhiều lợi thế như tốc độ kinh tế cao, nguồn nhân lực dồi dào
trong đó có đến 50% lao động trẻ dưới 30 tuổi Tuy nhiên, “nguồn nhân lực
Việt Nam tuy thừa mà vẫn thiếu- thừa lượng, thiếu chất”. Nổi cộm lên là vấn
đề nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay đang thiếu hụt trầm trọng. Nguồn
nhân lực chất lượng cao(NNLCLC) là nhân tố quyết định sự thành công của
quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở VN trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Quốc gia nào có chiến lược đúng đắn trong
việc phát huy nguồn lực con người, chuẩn bị đựơc NNLCLC dựa trên nền tảng
tri thức hiện đại thì nền kinh tế của quốc qia đó sẽ gia tăng mạnh mẽ năng lực
cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu và phát triển bền vững. Xã hội nào có
nhiều lao động có trình độ cao thì xã hội đó càng thêm văn minh.
Chọn phân tích đề tài này,em muốn làm rõ hơn được các vấn đề lý luận
và thực tiễn của nguồn nhân lực chất lượng cao được phân tích theo hệ thống
các yếu tố cấu thành, đặc điểm (số lượng, chất lượng), lợi thế, thách thức, xu
hướng phát triển và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự hoàn thiện
và năng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao …thông qua các
phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp thu thập các tài liệu về NNLCLC…Hy
vọng qua đề tài này chúng ta có thể hiểu sâu hơn các vấn đề về nguồn nhân lực
chất lượng cao.
2
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
Kết cấu của đề tài:
Phần 1:cơ sở lý luận về nguồn nhân lực chất lượng cao,cơ hội,thách
thức và xu hướng phát triển
Phần 2:Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời
kỳ phát triển kinh tế
Phần 3:Xu hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao trong tương lai
Đây là toàn bộ nội dung của đề tài em đã chọn tìm hiểu, chắc chắn bài
viết còn nhiều khiếm khuyết và sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của
Thầy giáo để em hoàn thiện hơn đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn
3
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
B- NỘI DUNG
PHẦN I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO,CƠ HỘI THÁCH THỨC VÀ XU HƯỚNG PHÁT
TRIỂN
1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC)
Đến ĐH Đảng toàn quốc lần thứ X, Đảng ta một lần nữa nhấn mạnh
thuật ngữ này khi đưa ra định hướng chính sách tập trung phát triển nhanh
NNLCLC. Trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu nghành, tổng công trình
sư, kỹ sư trưởng, kĩ thuật viên lành nghề và CNKT có tay nghề cao. Có chính
sách thu hút các nhà khoa học công nghệ giỏi trong nước và ngoài nước, trong
cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài. Như vậy theo quan niệm của
Đảng ta, NNLCLC bao gồm đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ, các công
trình sư, kỹ sư, các CNKT có tay nghề cao. Trong lĩnh vực xã hội nhân văn, các
nhà nghiên cứu VN cũng đã bắt đầu hình thành nên những quan niệm xung
quanh vấn đề NNLCLC.Chỉ tiêu về NNLCLC là những con người có trình độ
chuyên môn cao, vốn tri thức và tay nghề giỏi, khả năng nhận thức và tiếp thu
nhanh kiến thức mới. Đây là chìa khoá chiếm lĩnh những đỉnh cao của khoa
học kỹ thuật và công nghệ trên con đường phát triển chống nguy cơ tụt hậu.
Hoặc một quan niệm cụ thể khác, NNLCLC là một khái niệm để chỉ một con
người, một lao động cụ thể có trình độ lành nghề (về chuyên môn, kĩ thuật)
ứng với một nghành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên
môn kĩ thuật nhất định.
Như vậy có thể hiểu: NNLCLC là một bộ phận đặc biệt, kết tinh những gì tinh
tuý nhất của NNL. Đó là LLLĐ có khả năng đáp ứng nhu cầu cao của thực tiễn.
Họ được đặc trưng bởi trình độ học vấn và chuyên môn cao có khả năng nhận
thức tiếp thu nhanh chóng những kiến thức mới, có năng lực sáng tạo, biết
vận dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào thực tiễn. Họ có phẩm chất
4
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
công dân tốt, có đạo đức nghề nghiệp và đem lại năng suất, chất lượng hiệu
quả lao động cao hơn hẳn so với NNL lao động phổ thông.
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực chất lượng cao.
Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm tổng hợp,bao gồm những
nét đặc trưng về trạng thái thể lực,trí lực,đạo đức và phẩm chất.Nó thể hiện
trạng thái nhất định của nguồn nhân lực với tư cách vừa là một khách thể vật
chất đặc biệt,vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã
hội.Các chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi hiện nay bao gồm chỉ tiêu về sức khỏe
,giáo dục,trình độ văn hóa,trình độ chuyên môn kỹ thuật và chỉ tiêu tổng hợp
HDI
1.2.1 Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khỏe
“Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất,tâm thần
và xã hội,chứ không chỉ là không có bệnh tật hay thương tật gì” (hiến chương
của tổ chức y tế thế giới).Như vậy,sức khỏe là chỉ tiêu tổng hợp chỉ trạng thái
thoải mái về thể chất và tinh thần của con người.Nói đến sức khỏe không chỉ
nói về vấn đề thể lực thể trạng của con người như sức dẻo dai,thể trạng về
bệnh tật mà sức khỏe ở đây bao gồm cả những yếu tố về tinh thần,tâm lý con
người.Mức độ thoải mái của con người về hoàn cảnh sống,mội trường lao
động và môi trường xã hội.
Sức khỏe nguồn NNLCLC có tác động rất lớn đến năng suất lao động
của cá nhân đó khi tham gia hoạt động kinh tế cũng như chưa tham gia hoạt
động kinh tế,tăng khả năng sáng tạo trong công việc và học tập.
Theo Bộ Y tế nước ta quy định sức khỏe có 3 loại
Sức khỏe loại A:Thể lực tốt,không mang bệnh tật gì
Sức khỏe loại B:trung bình
Loại C:là loại có thể lực yếu.không có khả năng lao động
Tuy nhiên theo khái niệm nguồn nhân lực của chúng ta
5
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
Chỉ tiêu phản ánh tình trạng sức khỏe thì nhóm sức khỏe yếu và không yếu
và không có khả năng lao động không thuộc bộ phận của nguồn nhân lực.
Để đánh giá sức khỏe nước ta hiện nay sử dụng các chỉ tiêu sau:
_Chỉ tiêu thể lực chung:đánh giá đơn thuần về thể lực con người như chiều
cao,cân nặng,sức bền của con người.
_Chỉ tiêu thị lực : Chia theo thang điểm 10, qua đó đánh giá về khả năng nhìn
của con người trên mức điểm quy định
- Chỉ tiêu tai mũi họng: Đánh giá khả năng nghe rõ, các loại bệnh tật về tai, mũi,
họng
- Chỉ tiêu đánh giá sức khỏe răng, hàm, mặt
- Chỉ tiêu Nội khoa
- Ngoại khoa
- Thần kinh tâm thần
- Da liễu
1.2.2.Chỉ tiêu đánh giá trình độ văn hoá:
Trình độ văn hóa của con người là sự hiểu biết của người đó đối với
những kiến thức phổ thông. Trình độ văn hoá là khả năng về tri thức và kỹ
năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản, thực hiện những việc đơn
giản để duy trì cuộc sống. Trình độ văn hoá được cung cấp qua hệ thống giáo
dục chính quy, không chính quy, qua quá trình học tập suốt đời của mỗi cá
nhân
Nói đến trình độ văn hóa của nguồn nhân lực, tức là nói đến trình độ hiểu
biết của người trong độ tuổi lao động về các kiến thức phổ thông về tự nhiên.
Xét về khía cạnh nào đấy, trình độ văn hóa thể hiện mặt bằng dân trí của một
quốc gia.
6
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
Các chỉ tiêu đánh giá trình độ văn hóa nguồn nhân lực gồm các chỉ tiêu
định lượng về trình độ văn hóa trung bình của bộ phận dân số trong độ tuổi
lao động. Bao gồm các chỉ tiêu sau:
- Số người trong độ tuổi lao động biết chữ và chưa biết chữ
- Số năm đi học trung bình dân số từ 15 tuổi trở lên
- Số người trong độ tuổi lao động có trình độ tiểu học
- Số người trong độ tuổi lao động có trung học cơ sở
- Số người trong độ tuổi lao động có trình độ phổ thông
- Số người trong độ tuổi lao động có trình độ Đại học và trên Đại học
Như vậy, trình độ văn hóa của người lao động là một chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Nó là cơ sở kiến thức đầu tiên
để người lao động có khẳ năng nắm bắt được những kiến thức chuyên môn kỹ
thuật phục vu trong quá trình lao động sau này. Nâng cao trình độ văn hóa có
ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển nguồn lực con người của cả quốc
gia
1.2.3.Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Trình độ chuyên môn : Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết và khả năng
thực hành về chuyên môn nào đó. Trình độ chuyên môn của người lao động
thể hiện quá trình được đào tạo bởi hệ thống giáo dục đại học cao đẳng và
trung học chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Người có trình độ chuyên môn
là người có khả năng chỉ đạo quản lý trong một lĩnh vực chuyên môn nhất
định nào đó.
Một số chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực:
- Tỷ lệ cán bộ không qua đào tạo
- Tỷ lệ cán bộ Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học
- Tỷ lệ cán bộ trên Đại học
7
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
Cũng như trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật của người lao động
thể hiện hiệu quả làm việc của người lao động. Riêng trình độ kỹ thuật của
người lao động được dùng để chỉ trình độ của bộ phận lao động được đào tạo
từ các trường kỹ thuật, các kiến thức được trang bị riêng về lĩnh vực kỹ thuật
nhất định, vì thế đặc trưng chỉ tiêu phản ánh của trình độ kỹ thuật của người
lao động được sử dụng nhiều nhất chính là chỉ tiêu “bậc thợ”. Ngoài ra còn
một số chỉ tiêu thể hiện về số lượng trung bình những người công tác riêng về
lĩnh vực kỹ thuật như sau:
- Số lượng người lao động có qua đào tạo kỹ thuật và số lượng người lao động
phổ thông
- Số người có bằng kỹ thuật và không có bằng kỹ thuật
- Trình độ tay nghề theo bậc thợ
Trong thực tế người ta thường gộp chung các chỉ tiêu đánh giá trình độ
chuyên môn và trình độ kỹ thuật của người lao động lại thành trình độ chuyên
môn kỹ thuật (CMKT) để đánh giá kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm đảm
đương chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Qua
đó các chỉ tiêu đánh giá tổng thể về trình độ CMKT thông dụng là:
- Thứ nhất: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với lực lượng lao động
đang làm việc. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khái quát về trình độ CMKT của
quốc gia, của các vùng lãnh thổ.
Phương pháp tính : % số lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao
động đang làm việc.
t
lv
đt
=
∑l
lv
đt
x 100
∑l
lv
t
lv
đt
: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng lao động đang làm việc.
l
lv
đt
: số lao động đang làm việc đã qua đào tạo.
l
lv
: số lao động đang làm việc.
8
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
thứ hai, tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo được tính toán cho quốc
gia, vùng, ngành kinh tế dùng để xem cơ cấu này có cân đối với nhu cầu nhân
lực của nền kinh tế ở từng giai đoạn phát triển.
là % số lao động có trình độ cmkt theo bậc đào tạo so với tổng số lao
động đang làm việc:
t
lv
đt
ij =
∑l
lv
đt
ij
x 100
∑l
lv
j
t
lv
đt
ij: tỷ lệ lđ đã qua đào tạo bậc i so với tổng lao động đang làm việc ở
vùng j.
l
lv
đt
: số lao động đang làm việc đã qua đào tạo.
l
lv
: số lao động đang làm việc.
i : chỉ số các cấp được đào tạo.
j: chỉ số vùng.
l
lv
đt
ij: số lao động đang làm việc đã đào tạo bậc i ở vùng j.
Trong thực tế, không phải tất cả các chỉ tiêu này đều có đủ cơ sở số liệu
thống kê để tính toán. có những chỉ tiêu chỉ qua tổng điều tra mới có. Đây là
một hạn chế của công tác thống kê nguồn nhân lực. Để công tác thống kê,
quản lý nguồn nhân lực có chất lượng cần sớm ban hành chính thức hệ thống
chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
1.2.4.Sử dụng chỉ tiêu HDI:
Hiện nay thế giới dùng chỉ tiêu HDI ( Human Development Index) để
đánh giá trình độ phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia trên ba
phương diện là mức độ phát triển kinh tế, giáo dục và y tế. Theo giáo trình
kinh tế phát triển ta có HDI được xác định bởi ba chỉ tiêu sau:
- GDP thực tế bình quân đầu người
- Kiến thức ( tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học của các cấp giáo dục )
9
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
- Tuổi thọ bình quân:
Tuy chỉ tiêu HDI không phải là chỉ tiêu phản ánh riêng chất lượng của
nguồn nhân lực một quốc gia. Song đây là chỉ tiêu quan trọng được sử dụng
rộng rãi trên thế giới để đo chất lượng con người nói chung, ưu điểm của chỉ
tiêu HDI là thuận lợi trong việc so sánh quốc tế. Qua đó một phần phản ánh
chất lượng nguồn nhân lực
1.3. Cấu trúc của NNLCLC
Cấu trúc NNLCLC là quá trình xem xét từng bộ phận cấu thành theo một hệ
thống chỉnh thể, từ đó phát hiện ra cấp độ và mối quan hệ giữa chúng tạo
thành hệ thống cấu trúc NNLCLC. Bao gồm những bô phận sau:
1.3.1 Lực lượng nòng cốt của NNLCLC là đội ngũ tri thức, trong đó đỗi ngũ tri
thức khoa học và công nghệ giữ vai trò hạt nhân của nền kinh tế tri thức, là
nhân tố cơ bản cho sự thành công của sự nghiệp CNH-HĐH theo hướng rút
ngắn vào phát triển kinh tế tri thức. Họ có năng lực sáng tạo cả về phương
diện lý thuyết lẫn thực hành, có năng lực giải quyết những vấn đề trứơc mắt
cũng như lâu dài của nền KT- XH. Đây cũng là lực lượng xung kích đi đầu trong
việc tiếp nhận công nghệ chuyển giao công nghệ thông tin, làm chủ và thực
hiện ứng dụng có hiệu quả vào điều kiện thực tiễn đất nước. Bên cạnh đó, họ
có năng lực dẫn dắt, bồi dưỡng, đào tạo những bộ phận lao động có năng lực
và trình độ thấp hơn phát triển, bổ sung vào NNLCLC.
1.3.2. Lực lượng trụ cột của NNLCLC cũng là đội ngũ công nhân tri thức. Đây
là lực lượng lao động được đào tạo nghề nghiệp căn bản, có kiến thức, kỹ năng
và tay nghề giỏi, luôn thích nghi được với sự phát triển nhanh chóng của khoa
học và công nghệ, có khả năng tiếp cận, ứng dụng và làm chủ các dây chuyền
công nghệ mới của thế giới. Họ là những người trực tiếp lao động sản xuất,
cho ra đời những sản phẩm hay cung ứng cho đời sống xã hội những dịch vụ
có hàm lượng tri thức cao. LLLĐ này chủ yếu làm việc trong các ngành công
nghiệp dịch vụ công nghệ cao.
10
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
1.3.3. Lực lượng trụ cột của NNLCLC còn là đội ngũ những người thợ thủ công
mỹ nghệ lành nghề trong lĩnh vực ngành nghề truyền thống. Họ chính là
những bàn tay vàng, những nghệ nhân có trình độ kỹ năng, kỹ xạo giỏi. Sản
phẩm họ làm ra chính là sự sáng tạo hàm ẩn những giá trị truyền thống dân
tộc, vừa mang giá trị kinh tế cao. Hiện nay với chủ trương bảo tồn và phát
triển các làng nghề truyền thống của Đảng ta, LLLĐ này đang phát triển
nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng. Điều này được biểu hiện thông
qua sự gia tăng nhanh chóng của kim nghạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của nước ta ra thị trường thế giới. Nói khác đi, đất nước ta không chỉ đi
lên bằng CNH-HĐH mà còn đi lên bằng những sản phẩm truyền thống đậm đà
bản sắc dân tộc.
1.3.4. Lực lượng trụ cột của NNLCLC còn là đội ngũ những người nông dân tri
thức. Họ có trình độ khoa học kỹ thuật, giàu kinh nghiệm thực tiễn trong sản
xuất, dám nghĩ, dám làm, đi đầu trong quá trình dịch chuyển cơ cấu sản xuất
nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá nâng cao hiệu quả sản xuất và chất
lượng nông sản theo hướng gia tăng kim nghạch xuất khẩu. Đồng thời họ có
khả năng tiếp thu, ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học tiên tiến của
thế giới vào thực tiễn nông nghiệp Việt Nam qua chuyển đổi, ứng dụng, lai tạo
nhiều giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng tốt, biện pháp
kỹ thuật tiên tiến…. Hiện nay kim nghạch xuất khẩu hồ tiêu của nước ta đứng
đầu thế giới, cà phê và gạo đứng thứ hai thế giới…
1.4. Vai trò, vị trí của NNL CLC trong quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH gắn
với phát triển kinh tế
Trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng,thì NNLCLC
đóng một vai trò không thể thiếu. Thực tiễn đã chứng minh rằng, nguồn gốc
giàu có của một quốc gia chính là nguồn nhân lực và chỉ có con người mới có
khả năng nắm giữ và sản sinh tri thức. Các chuyên gia kinh tế khi phân tích tác
động của nguồn nhân lực đến nền kinh tế cũng cho rằng, phải coi nguồn nhân
lực là một yếu tố cạnh tranh dài hạn. Trong quỏ trình quốc tế hóa sản xuất
đang hình thành một chuỗi giá trị toàn cầu, vốn và công nghệ có thể sẽ không
11
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
phải là vấn đề quan trọng nhất Do đó, để tiếp nhận công nghệ cao bắt buộc lao
động phải đủ trình độ và kỹ năng làm chủ công nghệ. Quốc gia nào có chiến
lược đúng đắn trong việc phát huy nguồn lực con người chuẩn bị đựơc
NNLCLC thì nền kinh tế của quốc qia đó sẽ gia tăng mạnh mẽ năng lực cạnh
tranh trong nền kinh tế toàn cầu và phát triển bền vững. Xã hội nào có nhiều
lao động có trình độ cao thì xã hội đó càng thêm văn minh.
Đồng thời trong thời đại tri thức toàn cầu hoá, lực lượng sản xuất sẽ
không ngừng phát triển và ngày càng mang tính quốc tế hoá cao. Điền này thể
hiển ở chỗ cùng với những thuôc tính và đặc trưng của tri thức NNLCLC vận
động và phát triển không ngừng theo hướng trao đổi, hợp tác song phương
hay đa phương giữa các quốc gia về nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các
thành tựu KHCN hiện đại để tạo ra các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
Đây chính là cơ hội, là tiền đề cho các nước chậm phát triển, đang phát triển
có thể bỏ qua những giai đoạn phát triển lịch sử quá độ nhất định, mở cửa ra
thế giới, tăng cường hợp tác quốc tế, nhanh chóng tiếp cận với kinh tế tri thức,
nắm bắt các tri thức mới của thời đại để đi nhanh, đi tắt, đón đầu rút ngắn
khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển. Chính vì vậy, hầu hết các quốc
gia trên thế giới đều có chiến lược phát triển kinh tế tri thức theo những cách
riêng, mang tính đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế - xã hội
trong nước và xu thế tất yếu của thời đại.
Để thực hiện thành công đường lối nói trên của Đảng thì điều kiện cần và
điều kiện đủ là Việt Nam phải gấp rút “Tập trung phát triển nhanh NNLCLC”
như Nghị Quyết ĐH X của Đảng đã chỉ rõ. Yếu tố quyết định nhất và cũng là to
lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chính là con người, đặc biệt là
NNLCLC. Đào tạo NNLCLC để tạo ra lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực sẽ là
nguồn nội lực là yếu tố nội sinh và động lực to lớn để phát triển đất nước
1.5 Những yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình phát triển NNLCLC
trong thời kỳ phát triển kinh tế
12
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
Quá trình phát triển nguồn nhân lực CLC để hình thành nền KTTT bị tác động
bởi rất nhiều yếu tố với mức độ và phạm vi tác động khác nhau. Phần này tập
trung phân tích hai nhóm yếu tố tác động trực tiếp và quan trọng nhất tới quá
trình phát triển nguồn nhân lực CLC.
1.5.1. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Tri thức được coi là một nguồn vốn quyết định trong thời kì phát triển kinh tế.
Tuy nhiên việc tiếp nhận vốn tri thức lại không dễ như việc tiếp nhận vốn dưới
dạng tiền tệ. Chuyển giao tiếp nhận vốn tri thức phải thông qua giáo dục đào
tạo. Điều này có nghĩa là giáo dục đào tạo tác động trực tiếp và quan trọng
nhất tới việc phát triển cả về số lượng và chất lượng vốn tri thức được tích luỹ
ở nguồn nhân lực. Đối với nguồn nhân lực CLC, GDĐH tác động trực tiếp và
mang tính đột phá tới chất lượng, cơ cấu và những tố chất tiêu biểu của lực
lượng này.
1.5.2. Tác động của giáo dục đại học tới số lượng nguồn nhân lực chất
lượng cao
Việc quy hoạch hệ thống giáo dục đại học sẽ tác động tới việc đạo tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao. Nếu hệ thống đại học chỉ hướng vào việc đào tạo đội
ngũ tinh hoa thì số lượng nhân lực có trình độ đại học sẽ là thiểu số. Nếu hệ
thống đại học được thiết kế đa dạng, phong phú, hướng vào đại chúng, ở đó có
sự kết hợp giữa đào tạo lực lượng tinh hoa và đào tạo lực lượng đại chúng thì
sẽ tác động rất lớn tới tốc độ gia tăng nguồn nhân lực được đào 11tạo ở trình
độ cao. Sự kết hợp thích đáng giữa đại học công và đại học tư trong hệ thống
giáo dục đại học cũng là yếu tố làm gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất
lượng cao ở mỗi quốc gia.
1.5.3. Tác động của giáo dục đại học tới việc hình thành và phát huy tố
chất tiêu biểu của nguồn nhân lực chất lượng cao
Các trường đại học xây dựng theo mô hình tự chủ được trao quyền tự chủ
rộng rãi về tuyển sinh, tự chủ về chương trình, tự chủ về phương pháp dạy và
học, tự chủ về tổ chức nhân sự, về đội ngũ giáo sư, về quản trị, về tài chính…
13
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
Bao trùm lên tất cả là việc các trường đại học trở thành một môi trường của
tự do tư tưởng, ở đó người học được làm quen với đức tính quan trọng nhất
của một con người tự chủ - đó là những người biết rằng mình có quyền tự do
tư tưởng, biết cách sử dụng đúng đắn quyền đó và biết tôn trọng quyền đó ở
tất cả mọi người. Chỉ ở trong môi trường giáo dục đó, con người mới có thể
hình thành và phát huy được những tố chất tiêu biểu để hình thành nền kinh
tế tri thức trong thời đại mới.
1.5.4. Sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
Dù nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng của một nhân tài thì đó
vẫn chưa phải là yếu tố quyết định đến giá trị của họ đối với quốc gia, dân tộc.
Vấn đề sử dụng, hay chính xác hơn là vấn đề thu hút và trọng dụng mới vừa là
động cơ, vừa là cái đích, vừa là một khâu trong quá trình đào luyện và hiện
thực hoá giá trị của nguồn nhân lực CLC nói chung và nhân tài nói riêng
14
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
PHẦN 2:ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG
CAO TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
2.1.Thực trạng NNLCLC ở Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế
Nguồn nhân lực là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển của mọi
nền kinh tế. Ở nước ta, đồng thời với sự phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân
lực ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, Trong nhiều năm qua với các
chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì tới nay nguồn nhân lực đã
được cải thiện rất nhiều nhất là vấn đề trình độ chuyên môn kỹ thuật của
người lao động. Tuy nhiên với yêu cầu trong thời kì phát triển kinh tế thì rõ
rang trong thời gian tới chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn đặt
ra. Qua thực trạng nguồn nhân lực nước ta hiện nay chúng ta có thể thấy
được những đặc điểm nổi bật của nguồn nhân lực Việt nam là:
2.1.2.Quy mô NNLCLC ở Việt Nam
Việt Nam là một nước có quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ được coi
là “cơ cấu vàng” nên số người trong độ tuổi lao động cũng lớn. Tỷ lệ tăng bình
quân năm của nguồn nhân lực qua nhiều năm đều lớn hơn tỷ lệ tăng dân số,
hệ số phụ thuộc có xu hướng giảm.Việt Nam cũng là đất nước đang có nguồn
nhân lực dồi dào và dân số cả nước 88772,9 (tính đến 2012), là nước đông dân
thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực.Tuy đang ở thời kỳ dân số vàng-hai
lao động nuôi một người phụ thuộc dưới 15 tuổi và trên 65 tuổi nhưng giai
đoạn già hóa dân số ở Việt Nam đã bắt đầu từ năm 2011 với tốc đọ nhanh với
7% dân số trên 65 tuổi
Về cơ cấu lao động theo độ tuổi lao động là rất cao (gần 70%) số liệu
được thể hiện trong bảng cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo
nhóm tuổi
Đơn vị % 15-24 25-49 50+
2010 18,8 61,3 22,2
2011 16,5 61,3 22,2
2012 15,2 60,9 23,9
15
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
% 2010 2011 2012
Dạy nghề 3,8 4,0 4.7
Trung cấp chuyên
nghiệp
3,4 3,7 3,6
Cao đẳng 1,7 1,7 1,9
Đại học trở lên 5,7 6,1 6,4
Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào
tạo
% 2010 2011 2012
Chiếm % tổng dân số 14,6 15,4 16,6
(Nguồn Niêm giám thống kê 2010,2011,2012,Nhà xuất bản Thống kê)
2.1.3.Chất lương NNLCLC ở Việt Nam
Trong khi yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực mà thực tế đặt ra là
rất cao thì người lao động nước ta đang tồn tại nhiều bất cập, thực tế đa số
người lao động Việt nam thể lực chưa đủ để đáp ứng với môi trường làm việc
với cường độ cao, chưa đủ năng lực trình độ để tăng gia sản xuất các mặt
hàng chất lượng cao. Hiện nay có đến gần 80% người lao động trong độ tuổi
từ 20 - 24 khi tham gia thị trường lao động chưa được đào tạo nghề, hoặc
được đào tạo thì còn hạn chế về kỹ năng nghề nghiệp. Các yếu tố như thể lực,
trí lực, tác phong công nghiệp,ý thức kỷ luật của người lao động cũng còn
nhiều vấn đề đáng bàn… Thực tế này làm giảm khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp, nhất là những ngành có hàm lượng công nghệ cao, như cơ khí,
điện tử…. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp chứng tỏ nguồn nhân lực Việt nam
đang có chất lượng rất yếu. Tình trạng thiếu thợ lành nghề, thợ có tay nghề
cao đang được ước tính bằng con số hàng triệu chứ không phải hàng nghìn.
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay đòi hỏi phải có khái niệm mới
16
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
về “nguồn nhân lực” không như chúng ta vẫn hiểu. Đó là sự thiếu hụt về mặt
chất lượng chứ không phải về mặt số lượng.
Với thực trạng tỷ lệ lao động qua đào tao ít, trình độ văn hóa còn thấp…
Đánh giá trên các tiêu chí như vậy mơi thấy được một thực trạng hiện nay là
chất lượng nguồn nhân lực chúng ta hiện nay đang thuộc vào loại thấp nhất thế
giới
Thực trạng hiện nay còn cho thấy nguy cơ hẫng hụt trong đội ngũ cán
bộ khoa học và công nghệ ở nước ta thời gian tới, khi lớp cán bộ có trình độ
cao (hầu hết hiện đã lớn tuổi) về hưu. Ðội ngũ khoa học Việt Nam có năng lực
ngoại ngữ và hiểu biết về văn hóa ứng xử, giao lưu quốc tế còn hạn chế. Năng
lực ngoại ngữ (Anh, Pháp, Hàn, Nhật…) của cán bộ khoa học trong các tổ chức
khoa học và công nghệ là rất thấp (chỉ dưới 25% số cán bộ khoa học trong tổ
chức KH và CN là có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh/Pháp). Về số lượng tiến
sỹ, hiện tại chúng ta có hơn 10 nghìn tiến sĩ. Tuy nhiên theo đánh giá của một
số chuyên gia, số lượng tiến sĩ có trình độ, đạt chuẩn quốc tế là rất thấp.
2.1.3.1. Thực trạng về tình hình sức khỏe:
Như ta đã biết, sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần
và xã hội, nó không chỉ là trạng thái về thể chất tốt, tức là không chỉ mạnh
khỏe và không bệnh tật gì, vấn đề sức khỏe ở đây có thể hiểu là một khái niệm
tổng hợp của thể chất, tinh thần và xã hội
So sánh về các chỉ số về sức khỏe của Việt nam với các nước khác trên
thế giới ta nhận thấy rằng đối với các nước có cùng một mức thu nhập với
nước ta thì chỉ số của chúng ta có tín hiệu khả quan hơn. Tuy nhiên khi so sánh
với các nước phát triển thì chúng ta còn nhiều vấn đề bất cập và còn thua kém
rất xa. Nếu so sánh về chiều cao, cân nặng, tuổi thọ thì chúng ta thuộc vào
nhóm thấp của thế giới. Chiều cao trung bình của thanh niên là 1.65m và cân
nặng là 49.7kg. Với các chỉ tiêu này thì lao động Việt nam khó mà đáp ứng
được các yêu cầu công việc với cường độ cao và môi trường làm việc theo kiểu
“tư bản”. Theo số liệu cảu cục thống kê 2011 cho thấy trong tổng số người dân
17
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
Việt nam hiện nay số người bình thường là 51,2%, người quá gầy chiếm 3,2%,
người gầy 17,8%, người hơi gầy 21,1%, số người béo và quá béo 6,7%. Trong
từng loại số liệu thì có sự cải thiện so với các cuộc điều tra trước đây nhưng
vẫn ở mức thấp so với các tiêu chuẩn của ngành y tế và tồn tại sự không đồng
đều giữa các vùng. xu thế này vẫn sẽ tiếp tục trong nhiều năm tới.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sức khỏe người lớn (mà chiếm
phần nhiều trong số đó là người lao động) tỷ lệ gầy vẫn còn rất lớn như trên
chủ yếu xuất phát từ thu nhập bình quân thấp, cuộc sống không được đảm bảo
và người lao động không được hưởng đầy đủ các chế độ y tế cần thiết. Hiện
nay chúng ta đang phải đương đầu với thực trạng tỷ lệ tương đối cao dân cư
sống trong tình trạng nghèo đói.
Đáng chú ý là sự chênh lệch trong thu nhập rất lớn, trung bình cả nước
giữa 20% có thu nhập thấp và cao nhất là 8,9 lần. Thu nhập thấp và chênh
lệch giàu nghèo cao là nguyên nhân dẫn đến sự mất công bằng trong việc tiếp
cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế, giáo dục. nhà nước đã có một số chính sách
để khắc phục tình trạng này nhưng kết quả đạt được vẫn chưa cao và còn
nhiều vấn đề nảy sinh phải giải quyết điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng nguồn nhân lực, với tình trạng sức khỏe không tốt làm giảm năng suất
lao động, giảm khả năng sáng tạo trong lao động và đặc biệt không đáp ứng
được yêu cầu công việc với cường độ làm việc cao.
Bên cạnh đó thể lực yếu dẫn đến hậu quả là giảm sức đề kháng với
bệnh tật, làm cho tỷ lệ người trong độ tuổi lao động mắc bệnh tăng lên. Thế
nên thực trạng hiện nay người lao động Việt nam hay mắc các bệnh mãn
tính và tiến tới mắc bệnh nghề nghiệp. Tình trạng sức khỏe yếu hiện nay
cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tai nạn lao động
trong các ngành của cả nước.
Theo số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng trong năm 2012 cho thấy cứ
năm trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị thiếu cân, cứ ba trẻ dưới 5 tuổi có một trẻ
bị thấp còi.
18
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, Việt Nam còn là một trong số
ít các quốc gia bị ảnh hưởng trầm trọng của SDD về chiều cao. Đây là một
nguy cơ rất nguy hiểm bởi gắn liền với các bệnh mãn tính không lây và những
ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ trong cả cuộc đời. Các bà mẹ còn thiếu kiến
thức nuôi con đúng. Những thói quen và tập tục lạc hậu trong cách nuôi
dưỡng trẻ còn tồn tại. Thiếu hụt về trang thiết bị, tài liệu và nguồn lực đang là
rào cản cho việc duy trì các thành quả đạt được mà mục tiêu giảm SDD bền
vững trong thời gian tới.
Sự không đảm bảo về dinh dưỡng, điều kiện sống và những yếu kém
của hệ thống y tế là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, mắc
bệnh truyền nhiễm còn cao gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực cả
ở hiện tại lẫn tương lai.
Trên đây là thực trạng sức khỏe nguồn nhân lực và mô hình bệnh tật,
phát triển sức khỏe hiện nay ở Việt nam được xem xét dưới góc độ của những
biến đổi kinh tế và xã hội. Nhìn chung với những thành tựu đạt được nhờ quá
trình đổi mới kinh tế, môi trường kinh tế – xã hội, mức sống của người dân
thay đổi theo chiều hướng tiến bộ, kết hợp với việc tăng chi tiêu ngân sách,
thực hiện tốt các chương trình y tế, dinh dưỡng quốc gia đã tác động tốt đến
tình trạng sức khỏe của nguồn nhân lực. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận trong
dân số chưa được hưởng thụ đầy đủ các lợi ích này. có sự chênh lệch đáng kể
về yếu tố quyết định sức khỏe và tình trạng sức khỏe giữa các vùng kinh tế –
sinh thái khác nhau thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu cho
thực phẩm… Những thay đổi trong chính sách của nhà nước làm ảnh hưởng
đến qui mô, chất lượng của hệ thống y tế cũng như khả năng tiếp cận của
người dân. Vì vậy để tăng cường sức khỏe cho người dân chúng ta phải có
những chính sách, chường trình quốc gia hợp lý nhằm tuyên truyền, tạo điều
kiện cho người dân nâng cao mức sống, tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe và dịch vụ y tế mà họ đáng được hưởng.
2.1.3.2 trình độ văn hóa
19
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
Trình độ văn hóa ở Việt Nam được thể hiện tiêu chí rõ nét,từ đó có thể
dễ dàng nhận thấy những ưu và nhược điểm của hệ thống giáo dục và đào tạo
hiện giờ giúp sản sinh ra những NNLCLC có được tốt hay ? Những số liệu đó
được thể hiện rõ nét ở những bảng sau
Nếu phân chia trình độ văn hóa của lao động theo vùng lãnh thổ ta
nhận ra một thực trạng chung hiện nay là tỷ lệ lao động không biết chữ tập
trung chủ yếu ở các khu vực miền núi Tây Bắc, vùng Tây Nguyên và vùng Đồng
Bằng sông Cửu Long. Đến cuối năm 2012, nếu phân chia theo tỷ lệ phần trăm,
vùng Đồng Bằng Sông Hồng là vùng có số người tốt nghiệp phổ thông trung
học lớn nhất cả nước, chiếm hơn 30% tổng số lao lao động cả nước. Sau đó là
đến vùng Đông Nam Bộ và vùng Bắc Trung Bộ. Thực trạng này cũng phản ánh
rằng những vùng có trình độ phát triển kinh tế lớn thường chú trọng nhiều
cho giáo dục, Vùng Đồng bằng Sông Hồng và vùng Đông nam bộ là hai vùng có
mức sống tương đối cao so với mặt bằng chung cả nước nên đầu tư cho con
em đi học đẩy đủ hơn so với các vùng khác gặp nhiều khó khăn trong đời sống
vật chất. Tuy nhiên yếu tố truyền thống cũng ảnh hưởng nhiều đến trình độ
văn hóa của nguồn nhân lực: vùng Bắc trung bộ cũng là vùng gặp nhiều khó
khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội, song với truyền thống ham học, xét
về trình độ văn hóa trung bình xếp thứ 3 cả nước.
Số trường học, lớp học, giáo viên và học sinh mẫu giáo tại thời điểm
30/9 phân theo vùng
2010 2011 2012
Trường
học
Lớp học
Giao viên
(người)
Học sinh
(người)
Trường
học
Lớp học
Giao
viên
(người)
Học
sinh
(người)
Trường
học
Lớp học
Giao viên
(ng)
Học sinh
(ng)
Cả nước 12678 119398 157530 3061.3 13174 117977 174009 3320,3 13548 121979 188176 3551,1
ĐBSH 2893 25815 40411 789,9 2870 27866 46023 870,2 3003 28655 53138 938,1
TDVMN
BB
2525 22807 31090 510,6 2673 24092 34602 552,7 2783 25082 38647 603,1
BTB&D
HMT
3291 25226 35934 667.7 3311 26071 37916 703,3 3325 26935 39029 750,4
TN 844 7913 10239 208,4 868 8398 10980 231,1 932 9289 11876 258,3
ĐNB 1488 21510 20375 429,3 1716 14803 23912 479 1649 14474 23751 485,1
20
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
ĐBSCL 1637 16127 19481 455,4 1736 16747 20576 484,1 1856 17544 21735 516
Số giáo viên các trường đại học và cao đẳng phân theo trình độ chuyên môn
(người) 2008 2009 2010 2011 2012
TỔNG SỐ 6065
1
6958
1
7457
3
8410
9
8716
0
Trên đại học 30283 33901 38298 45512 48978
Đại học, cao đẳng 29757 34795 34776 36998 37664
Trình độ khác 611 885 1499 1599 518
Công lập 5475
1
6031
6
6332
9
7043
2
6909
3
Trên đại học 27333 29987 32956 38697 38826
Đại học, cao đẳng 26866 29633 29089 30702 29857
Trình độ khác 552 696 1284 1033 411
Ngoài công lập 5900 9265 1124
4
1367
7
1806
7
Trên đại học 2950 3914 5342 6815 10152
Đại học, cao đẳng 2891 5162 5687 6296 7807
Trình độ khác 59 189 215 566 107
Số giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp phân theo trình độ chuyên
môn
2008 2009 2010 2011 2012
TỔNG SỐ 1800
2
1808
5
1995
6
18344
Trên đại học 3256 3753 4375 5235 4399
Đại học, cao đẳng 1202
6
1314
0
1289
2
1402
9
13224
Trình độ khác 1526 1109 818 692 721
Công lập 1186
7
1134
9
1021
6
1076
7
10223
Trên đại học 2044 2120 2330 2824 2452
21
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
Đại học, cao đẳng 8724 8445 7308 7569 7370
Trình độ khác 1099 784 578 373 402
Ngoài công lập 4941 6653 7869 9189 8121
Trên đại học 1212 1633 2045 2411 1947
Đại học, cao đẳng 3302 4695 5584 6460 5854
Trình độ khác 427 325 240 319 319
Giáo dục đại học và cao đẳng
2008 2009 2010 2011 2012
Số trường học
(*)
(Trường) 393 403 414 419 424
Công lập 322 326 334 337 343
Ngoài công lập 71 77 80 82 81
Số giáo viên
(**)
(Nghìn người) 60,7 69,6 74,6 84,1 87,2
Phân theo loại hình
Công lập 54,8 60,3 63,3 70,4 69,1
Ngoài công lập 5,9 9,3 11,3 13,7 18,1
Phân theo giới tính
Nam 32,4 36,8 39,2 43,0 44,6
Nữ 28,3 32,8 35,4 41,1 42,6
Số sinh viên
(***)
(Nghìn sinh viên) 1719,
5
1956,
2
2162 2208 2179
Phân theo loại hình
Công lập 1501,
3
1656,
4
1828,
2
1873,
1
1855,2
Ngoài công lập 218,2 299,8 333,9 335,0 323,4
Phân theo giới tính
Nam 872,6 990,5 1082,
6
1105,
6
1090,8
Nữ 846,9 965,7 1079,
5
1102,
5
1087,8
Số sinh viên tốt nghiệp (Nghìn sinh
viên)
222,7 246,6 318,4 398,2
Công lập 208,7 223,9 278,3 334,5
22
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
Ngoài công lập 14,0 22,7 40,1 63,7
Trường học 106,5 102,5 102,7 101,2 101,2
Công lập 105,6 101,2 102,5 100,9 101,8
Ngoài công lập 110,9 108,5 103,9 102,5 98,8
Giáo viên 108,1 114,7 107,2 112,8 103,6
Phân theo loại hình
Công lập 106,8 110,2 105,0 111,2 98,1
Ngoài công lập 122,1 157,0 121,4 121,6 132,1
Phân theo giới tính
Nam 105,1 113,6 106,5 109,8 103,7
Nữ 111,9 115,9 107,9 116,1 103,6
Sinh viên 107,2 113,8 110,5 102,1 98,7
Phân theo loại hình
Công lập 106,1 110,3 110,4 102,5 99,0
Ngoài công lập 115,5 137,4 111,4 100,3 96,5
Phân theo giới tính
Nam 106,8 113,5 109,3 102,1 98,7
Nữ 107,7 114,0 111,8 102,1 98,7
Sinh viên tốt nghiệp 95,2 110,7 129,1 125,1
Công lập 97,0 107,3 124,3 120,2
Ngoài công lập 74,5 162,1 176,7 158,9
(Nguồn:Niêm giám thống kê,Nhà xuất bản thống kê)
Sự hình thành và phát huy tố chất thích ứng và sáng tạo của nguồn
nhân lực chất lượng cao Việt Nam
Các chỉ số về chất lượng nguồn nhân lực của một số nước Châu á và
Việt Nam Theo kết quả so sánh, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam xếp thứ
11 trên tổng số 12 quốc gia được lựa chọn nghiên cứu. Điều đáng nhấn mạnh
là, các điểm số đánh giá về cán bộ quản lý hành chính chất lượng cao, sự thành
thạo tiếng anh và sự thành thạo công nghệ cao của nguồn nhân lực CLC Việt
23
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
Nam là rất thấp, thậm chí thấp hơn và bằng với Inđônêxia, nước xếp cuối cùng
trong bảng so sánh xếp hạng.
Các chỉ số về mức độ thành thạo kỹ năng của đội ngũ nhân lực CLC
Thông qua việc khảo sát mẫu đội ngũ cán bộ quản lý hành chính, đội ngũ
chuyên gia, đội ngũ cán bộ hành chính thừa hành, có thể khẳng định, mức độ
thành thạo công nghệ (thông qua kỹ năng tin học) và mức độ thành thạo
ngoại ngữ (thông qua kỹ năng ngoại ngữ) của cả ba đội ngũ trên đều rất thấp.
Đây là một lực cản rất lớn để những đội ngũ này phát huy khả năng thích ứng
trong quá trình tiếp thu những tri thức hiện đại phục vụ cho công việc chuyên
môn, góp phần phát triển đất nước.
Các chỉ số phản ánh tố chất sáng tạo của nguồn nhân lực CLC Việt Nam
Đối với đội ngũ nhà khoa học tự nhiên và công nghệ, tố chất sáng tạo được
đánh gía thông qua Số đăng ký quốc tế và Số lượng bài báo đăng trên các tạp
chí quốc tế là rất thấp.
Trong giai đoạn 2009-2011, tổng số đơn đăng ký sáng chế của
Singapore là 2867 đơn, Malaysia có 272 đơn, Philippines có 121 đơn, Thái Lan
có 59 đơn, trong khi đó Việt Nam chỉ có 31 đơn.
Đội ngũ nhà KHXH hiện nay phần lớn chỉ thực hiện công tác tuyên
truyền cổ động, thuyết minh quan điểm, đường lối của Đảng, mà chưa thực
hiện chức năng chủ yếu là đi vào thực tiễn khảo sát, nghiên cứu, phân tích và
phản biện các đường lối, đặc biệt là đường lối CNH, HĐH, từng bước phát triển
KTTT. Các nhà khoa học thường thoát ly thực tế, né tránh những vấn đề phức
tạp, chỉ ghi chép đơn thuần hay thuyết minh cho thực tiễn, mà ít khi bày tỏ rõ
ràng quan điểm sáng tạo riêng của người nghiên cứu.
2.1.3.2. Chỉ số phát triển con người HDI :
Theo báo cáo phát triển con người năm 2011 của LHQ cho thấy, Việt
Nam hiện có chỉ số phát triển con người HDI ở hạng trung bình, với chỉ số là.
0,728 So với năm trước, Việt Nam đã tăng 4 bậc từ vị trí 109 lên vị trí 105
trong tổng số 177 nước.
24
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A
Đề án môn học
Chỉ số HDI không đơn thuần chỉ phản ánh GDP/đầu người, mà mô tả
một bức tranh khá hoàn chỉnh về sự phát triển của một đất nước. Cùng một
mức HDI nhưng thu nhập giữa các nước có sự khác biệt lớn, điển hình là
trường hợp Nam Phi và Việt Nam. Chỉ số HDI hai nước tương đương nhưng
Nam Phi có thu nhập bình quân đầu người gấp hơn 3 lần Việt Nam.
Việt Nam chỉ xếp thứ 108 trong số 177 quốc gia về thu nhập bình quân
đầu người. Tuy nhiên, so với nhiều nước có thu nhập thấp khác, Việt Nam đi
đầu về các chỉ số tuổi thọ, tỉ lệ biết chữ ở người lớn. Xếp hạng tương ứng của
Việt Nam ở hai chỉ số này là 56 và 57. Trong khi đó, nhìn vào tổng tỉ lệ đi học
tiểu học, trung học và đại học, Việt Nam xếp thứ 108, với 63,9% người trẻ
được tiếp cận với giáo dục.
Các chuyên gia của LHQ chỉ rõ, trong các thành tố của HDI, thu nhập
bình quân đầu người và tổng tỉ lệ đi học có thể biến đổi theo những thay đổi
chính sách ngắn hạn. Phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân và đầu
tư cho giáo dục là hai giải pháp có thể làm thay đổi đáng kể chỉ số HDI. Chỉ
riêng việc cải thiện tỉ lệ nhập học của trẻ em và nâng cao dân trí cho người
dân sẽ giúp Việt Nam tăng nhanh chỉ số phát triển con người của mình.
Biểu: Chỉ số phát triển con người của Việt Nam qua các năm (2008 –
2011)
Năm Giá trị chỉ số HDI
Giá trị chỉ số tuổi
thọ
Thứ hạng HDI
của ViệtNam
2008 0,733 0,76 105/177
2009 0,725 0,76 116/182
2010 0,671 0,76 113/169
2011 0,704 0,76 108/177
Nguồn: Báo cáo phát triển con người của UNDP, 2008– 2011
2.1.4. Những phẩm chất đạo đức-tinh thần của người lao động Việt nam hiện
nay:
Con người Việt nam truyền thống từ xưa đến nay vốn cần cù , chăm chỉ,
chịu thương chịu khó. Trải qua hai cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc đã minh
25
SVTH: Nguyễn Thị Kim Oanh Lớp:Kinh tế lao động 52A