Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện lao và bệnh phổi hà nội giai đoạn 2000 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
NGUYỄN HÀ ĐỆ
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CUNG ÚNG THUỐC
CỦA BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHổI HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2000 - 2004
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 2000 - 2005)
s ứ ỉ? ỷ \" \
9 t- /£ \
' 1
í 1-1
1 ĩ '■ 1 I
ỉ , * /ỷ? 1
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Song Hà
DS. Nguyễn Đình Tuyển
Nơi thực hiện :
Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược
Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Hà Nội
Thời gian thực hiện: Tháng 01 - 05/2005
Hà Nội-5/2005
LỜI CẢM ƠN
^Júì
icm t ó í/
tú ỉồiUỊ bièi tín. iÂu
A ắ e .
txà m ’ Uútlt tvọntị tói:
^7(S. QlạuỊỊỈn. ^Jhi Sũng. '3ÔÙ ntịiìòi (Tã íníótKỊ dẫn, tỊỈÚỊì itẻ’ tồi lận tình
t ì tí từ quá trình. làm Uhúá luân tút nụliiêp.
(c7<5/
jehi ờ/tếĩtt thành eảm o’n (J)&. Qlífnụễn ^tììnli ^ut/èn, (‘ònạ tái'
tạ i Uỉtúa díiổe (Bênh oỉêti Jlíiú t)à ^Bĩnlt (J)hẬi 'Tôà Qtội, ttạưẻi đã ạìúp
(Tõ tòi eut nltiêt tình trtìiiíỊ quá trình thu thập lài liều oà i ẩ liều.


&ỒỈ vũtttị đùn. bùiỊ tú lồng, hièi tìti tâu sắc tỏi eác tít ít ụ eò ạiáo trontị
hê tiiâti Quản liị lừi CKinh tè ^Dtiđe, ừàtiụ toàn thi, eáe. Ỉỉiíĩí/ cà ti'ứnụ
tvuònq (Đại ltf)e ^Dtíọe '3ÔỈL Qlậi đủ. dạu. d ề úỉt d ìu d ắ t tô i trotia iti tíỉ 5
• • • • •
HÍUH Itọe qua.
C7fii jeừt eẩ*n ổn. bạn hỉ, những, Híịtứì Luòtt đòng, oiêti lừi (ỊÌtífi (Tõ’ tồ i
tvotitỊ quá trình. Itúe ỉíỊỊi.
(ẽuẩi eùnạoổỉ lồnạ. ụêu tliiíóiUỊ nà u i íi/tiỉi trọnạ OỈIÍI mình, neừi
hà ụ tó íòtUỊ hìèt
f ) ’t i
bâu sắe (tên eha. me, (inh ehi vtn DÒ những, tiợiiđi
thân tịĩu etm tòi, những, nụitòì đù nuôi tiuõHíị, eíỉia lẻ, itộtiíị tùền,
giúp, tò i ti'iùUi(f th àn h oà otttíết lên ft'f)ttự euồe Síútíị.
Qlỗi, tiíỊÙụ 2 6 thúi KỊ 5 năm. 2004.
Sinh tìiĩtt
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
ADR
: Adverse Drug Reaction (phản ứng có hại của thuốc)
AFB : Acid Fast Bacilli (vi khuẩn kháng acid)
AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
BC
: Bào chế
BHYT : Bảo hiểm y tế
BYT : Bộ Y tế
COPD
: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
CTCLQG
: Chương trình chống lao quốc gia
DMTTY
: Danh mục thuốc thiết yếu

DOTS : Directly Observed Treatment, Short- Curse
(hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp)
DSĐH
: Dược sĩ đại học
GMP : Good Manuíactory Practice (thực hành tốt sản xuất thuốc)
GSP : Good Storage Practice (thực hành tốt bảo quản thuốc)
HIV : Human Immunodeíiciency Virus (virut gây suy giảm
miễn dịch ở người)
KTSD
: Kỹ thuật sử dụng
KTV : Kỹ thuật viên
S.M.A.S.T
: speciíìc, Measuable, Ambitious, Realistic, Timely (cụ
thể, đo lường được, tham vọng, thực tế, thời gian)
S.W.O.T : Strength, Weaknesses, Opportunity, Theats (điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe doạ)
TDMP : Tràn dịch màng phổi
TKMP : Tràn khí màng phổi
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TTBQĐN
: Tiền thuốc bình quân đầu người
TTY : Thuốc thiết yếu
WHO : World Health Organiration (tổ chức y tế thế giói)
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN I: TỔNG QUAN
3
1.1.Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Hà Nội: 3
1.1.1 .Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện: 3
1.1.2.Vị trí, chức năng và nhiệm vụ khoa dược:


4
1.1.3.Hội đồng thuốc và điều trị: 5
1.2.MÔ hình bệnh tật và tình hình bệnh lao: 7
1.2.1 .Mô hình bệnh tật: 7
1.2.2. Vài nét về bệnh lao: 7
1.3. Hoạt động cung ứng thuốc:
9
1.3.1. Tình hình cung ứng thuốc trên thế giới: 9
1.3.2.Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam: 10
1.3.3.Công tác cung ứng thuốc ở bệnh viện: 12
1.3.4.Một số tiêu chuẩn đánh giá công tác cung ứng thuốc:

19
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.2. Nội dung nghiên cứu 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu 23
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN

26
3.1. Đánh giá nguồn lực của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nội 26
3.1.1. Hệ thống tổ chức và cơ cấu nhân lực 26
3.1.2. Hệ thống quản lý bệnh viện: 29
3.1.3. Kinh phí cung ứng thuốc: 29
3.1.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị:

31
3.2. Hoạt động cung ứng thuốc

33
3.2.1. Đánh giá tính thích ứng của danh mục thuốc sử dụng

33
3.2.2. Nghiên cứu phương thức mua sắm thuốc 47
3.2.3. Phân tích quy trình cấp phát thuốc 51
PHẦN IV:KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 54
4.1. Kết luận 54
4.2. Đề xuất 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHU LUC
ĐẶT VÂN ĐỂ
Sức khỏe là vốn quí nhất của con người, con người là nhân tố quyết định
đến sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy việc
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã
hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt. Nhằm bảo vệ và tăng cường
sức khỏe cho nhân dân, bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng
trong sử dụng thuốc để phòng bệnh, chữa bệnh, công tác cung ứng thuốc
đầy đủ, kịp thời, chất lượng bảo đảm là rất cần thiết.
Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho
người bệnh. Vai trò của khoa dược trong công tác cung ứng thuốc đầy đủ,
kịp thời, có chất lượng tốt đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng khám
chữa bệnh của bệnh viện. Để hoàn thành được nhiệm vụ này không phải là
đơn giản, đặc biệt trong nền kinh tế thời mở cửa. Thị trường thuốc phát triển
với tốc độ chóng mặt, vấn đề lựa chọn thuốc, công tác thông tin tư vấn để
lựa chọn thuốc đầy đủ, chất lượng, cân đối hài hoà các loại đối tượng bệnh
nhân .đã trở thành nhiệm vụ tối quan trọng đối với khoa dược.
Việc cung ứng thuốc trong bệnh viện còn nhiều bất cập, có quá nhiều
nơi cung ứng thuốc cho bệnh viện (doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, doanh
nghiệp địa phương ) với nhiều cách tiếp thị và ưu đãi khác nhau. Nhiều

bệnh viện chưa đảm bảo cung ứng đủ thuốc chủ yếu, người bệnh nội trú
phải tự mua thuốc. Trước thực tế đó Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra chỉ thị
05/2004/CT-BYT về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc
trong bệnh viện.
Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Hà Nội là một bệnh viện chuyên khoa cấp 2
có nhiệm vụ khám và điều trị cho các bệnh nhân lao phổi và tham gia tích
cực vào chương trình Phòng chống lao quốc gia. Tuy nhiên cho đến nay
1
chưa có đề tài nào nghiên cứu đánh giá hoạt động cung ứng thuốc có đảm
bảo chất lượng khám chữa bệnh, sử dụng thuốc có hợp lý, an toàn và danh
mục thuốc bệnh viện có phù hợp vói nhu cầu điều trị hay không? Nhằm góp
phần đánh giá thực trạng hoạt động cung ứng, sử dụng thuốc tại bệnh viện
chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc của
Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Hà Nội giai đoạn 2000-2004”
Đề tài thực hiện với 3 mục tiêu sau:
- Phân tích, đánh giá nguồn lực của Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Hà
Nội.
- Đánh giá hoạt động mua sắm và cấp phát thuốc của bệnh viện.
- Đề xuất các ý kiến góp phần nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại
bệnh viện.
/
2
PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1.Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Hà Nội:
1.1.1.Chức năng và nhiệm vụ của bệnh viện:
Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Hà Nội trực thuộc Sở Y tế, là đơn vị sự
nghiệp y tế có chức năng khám và điều trị cho bệnh nhân lao và bệnh phổi
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ của bệnh viện:
* Khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người

bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú, ngoại trú theo chế độ
chính sách Nhà nước quy đinh. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức
khỏe.
* Đào tạo cán bộ: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y
tế, các thành viên trong bệnh viện phải mẫu mực trong thực hiện quy chế
bệnh viện và quy định kỹ thuật bệnh viện.
* Nghiên cứu khoa học: Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên
cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám
bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh.
* Chỉ đạo tuyến: Hệ thống các bệnh viện được tổ chức theo tuyến kỹ
thuật. Tuyến trên có trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật cho tuyến dưới song song
với việc khám chữa bệnh. Tuyên truyền biện pháp phòng bệnh và điều trị
bệnh, hạn chế dịch bệnh lan tràn.
* Hợp tác quốc tế: Bệnh viện được phép hợp tác quốc tế theo đúng
các quy định của Nhà nước nhằm trao đổi kinh nghiệm, từng bước xây dựng
bệnh viện hiện đại, tranh thủ đầu tư và khoa học kỹ thuật tiến bộ của các
nước phát triển[l].
3
1.1.2.VỊ trí, chức năng và nhiệm vụ khoa dược:
*Vị trí: Trong bệnh viện, khoa dược có tầm quan trọng đặc biệt vì nó
liên quan đến việc cung ứng và sử dụng thuốc của toàn bệnh viện [22]. Tổ
chức dược bệnh viện là một khoa chuyên môn đặt trực thuộc giám đốc bệnh
viện. Trong một bệnh viện chỉ có một khoa dược, nó là tổ chức cao nhất
đảm nhiệm mọi công tác về dược, nên không chỉ có tính chất thuần túy của
một khoa chuyên môn mà còn thêm tính chất của một bộ phận quản lý và
tham mưu về toàn bộ công tác dược trong cơ sở điều trị đó, nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh nhất là trong
sử dụng thuốc.
* Chức năng: Khoa dược có các chức năng sau:
- Thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật về dược, nghiên cứu khoa

học về dược, tham gia huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ.
- Quản lý thuốc men, hóa chất y cụ và chế độ chuyên môn về dược
trong toàn bệnh viện
- Tổng hợp, nghiên cứu và đề xuất các vấn đề về công tác dược trong
toàn bệnh viện đảm bảo thông tin, tư vấn sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi
việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý trong toàn bệnh viện, giúp giám đốc bệnh
viện chỉ đạo thực hiện và phát triển công tác dược theo phương hướng của
ngành và yêu cầu điều trị.
* Nhiệm vụ:
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường với sự phát triển đa dạng hóa
về chủng loại, chất lượng, mẫu mã của các loại thuốc nên nhiệm vụ của
ngành dược không chỉ đơn thuần dừng lại ở cung ứng cấp phát đủ thuốc mà
còn phải đảm bảo thuốc có chất lượng, đáp ứng nhu cầu điều trị đồng thời
phải không ngừng thông tin tư vấn sử dụng thuốc cho thầy thuốc và người
bệnh.
Khoa dược có những nhiệm vụ chính sau:
- Đảm bảo cung cấp thuốc đầy đủ, kịp thă đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý.
- Pha chế sản xuất chế biến thuốc.
4
- Thực hiện kiểm soát, kiểm nghiệm.
- Quản lý cấp phát thuốc.
- Kiểm tra theo dõi việc dùng thuốc hợp lý, an toàn, thông tin tư vấn
về sử dụng thuốc.
- Kiểm tra, giám sát quy chế dược tại các khoa phòng trong bệnh viện.
- Nghiên cứu đào tạo.
- Tồn trữ, bảo quản thuốc: Khoa dược có nhiệm vụ bảo quản thuốc
men, hoá chất, y cụ trong khoa đồng thời hướng dẫn các khoa khác trong
bệnh viện.
- Chỉ đạo tuyến: Khoa dược chịu trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật và
nghiệp vụ về công tác dược đối với tuyến trước.

- Quản lý kinh tê\ Khoa dược có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo tình hình
hoạt động, thống kê, quyết toán thuốc về mặt số lượng đúng quy định và
đúng thời hạn [1].
1.1.3.Hội đồng thuốc và điều trị:
Thực hiện chỉ thị 03/CT-BYT ngày 25/02/1997 và thông tư 08/TT-
BYT ngày 04/07/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế, các bệnh viện đã tiến hành
triển khai thành lập hội đồng thuốc và điều trị nhằm đảm bảo việc cung
ứng và sử dụng thuốc cho người bệnh.
* Thành phần của Hội đồng thuốc và điều trị gồm có:
- Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo bệnh viện phụ trách chuyên môn.
- Phó chủ tịch hội đồng kiêm uỷ viên thường trực là dược sĩ trưởng
khoa dược.
- Thư ký hội đồng là trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.
- Uỷ viên:
+ Các uỷ viên thường xuyên: Là trưởng một số khoa điều trị chủ
chốt, hoặc của tất cả các khoa và y tá trưởng bệnh viện.
+ Uỷ viên không thường xuyên: Trưởng phòng tài vụ [5].
*Chức năng và nhiệm yụ của Hội đồng thuốc và điều trị:
• Chức năng:
5
Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện có chức năng tư vấn cho
giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng
thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh
viện.
• Nhiệm vụ:
- Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt các quy định cơ bản về cung
ứng, quản lý và sử dụng thuốc của bệnh viện.
- Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt danh mục thuốc dùng cho bệnh
viện.
- Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt quy trình cấp phát thuốc,

theo dõi dùng thuốc đồng thòi giúp giám đốc kiểm tra việc thực hiện khi
quy trình trên được phê duyệt.
- Giúp giám đốc bệnh viện các hoạt động sau:
+ Giám sát kê đơn hợp lý.
+ Tổ chức theo dõi các phản ứng có hại và các vấn đề liên quan đến
thuốc trong bệnh viện.
+ Tổ chức thông tin về thuốc.
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo kiến thức về thuốc.
+ Thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ với bác sỹ kê
đơn và y tá điều dưỡng trong sử dụng thuốc cho bệnh nhân [5].
* Trong Hội đồng thuốc và điều trị, dựơc sĩ đóng vai trò quan
trọng vói các nhiệm vụ sau:
- Dược sĩ trưởng khoa dược là phó chủ tịch hội đồng kiêm ủy viên
thường trực.
- Dược sĩ khoa dược tư vấn cùng bác sỹ điều trị tham gia chọn thuốc
điều trị đối với một số người bệnh nặng, mãn tính.
- Khoa dược chịu trách nhiệm thông tin về thuốc, triển khai mạng
lưới theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
- Giới thiệu thuốc mới[l].
6
1.2.MÔ hình bệnh tật và tình hình bệnh lao:
1.2.1.Mô hình bệnh tật:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật mô hình
bệnh tật cũng có sự thay đổi. Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX các bệnh
không nhiễm trùng có nguy cơ tăng cao trên phạm vi toàn cầu như tim
mạch, huyết áp, ung thư, tiểu đường Như vậy, theo thòi gian mô hình
bệnh tật trên thế giới thay đổi tương ứng với sự biến đổi của môi trường
sống, các điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội và đời sống tinh thần của từng
cá thể và cả cộng đồng [15,19].
Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, mô hình bệnh tật

của đất nước là một mô hình bệnh tật đan xen giữa mô hình bệnh tật của
các nước đang phát triển với mô hình bệnh tật của các nước phát triển [12].
Từ năm 1960 đến nay, mô hình bệnh tật đã có nhiều thay đổi, ví dụ: các
bệnh không nhiễm trùng như tim mạch, huyết áp, tai nạn, chấn thương
đang có xu hướng tăng. Thập niên 60, tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh
huyết áp là 1%, thập niên 70 tỷ lệ này là 1,9 % và đến thập niên 90 tỷ lệ này
là 11,5 %, trong đó tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ không khác nhau
nhiều[l]. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là bệnh nhiễm trùng
không còn phải lo ngại, mà trái lại một số bệnh nhiễm trùng vẫn đang là
vấn đề nan giải không những với riêng Việt Nam mà mang tính chất toàn
cầu, Lao là một ví dụ.
1.2.2.Vài nét vê' bệnh lao:
Cho đến nay, bệnh lao vẫn là bệnh nhiễm trùng chỉ do một loại vi
khuẩn gây ra, có tỷ lệ mắc cao ở nhiều nước và đang trở thành mối đe doạ
lớn trên toàn cầu.
1.2.2.1 .Tình hình bệnh lao trên thế giới:
Trên thế giới, bệnh lao đứng hàng thứ 4 trong số các bệnh gây tử vong
nhiều nhất với 3 triệu người chết hàng năm. Cuối thế kỷ XX bước sang đầu
thế kỷ XXI, bệnh lao vẫn là một trong số các bệnh có tỷ lệ mắc và chết
hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng trên thế giói, đặc biệt tại các quốc gia
7
đang phát triển. Theo số liệu thông báo của tổ chức y tế thế giới (WHO):
1/3 dân số thế giới nhiễm lao; mỗi năm có khoảng 8 triệu người mắc lao
mới, 3 triệu người chết do lao trong số đó rất nhiều nạn nhân là trẻ em.
Khoảng 95% số bệnh nhân lao mới và 99% số người chết do lao thuộc các
nước nghèo, nước đang phát triển. Hơn 70% bệnh nhân lao trên thế giói
thuộc các nước Châu Á.
Tỷ lệ lao mói hàng năm vẫn tăng, chủ yếu do 4 nguyên nhân sau:
- Trước hết là dịch nhiễm HIV: Một ngưòi bình thường nếu bị nhiễm
lao sẽ có nguy cơ 5-10% mắc bệnh lao trong cuộc đời. Nhưng một người

nhiễm lao đồng thời nhiễm HIV thì nguy cơ đó là 30-50% [25].
- Sự thay đổi dân số: Hàng năm dân số trên thế giới vẫn tăng điều đó
kéo theo số bệnh nhân nhiễm lao mới cũng tăng.
- Chương trình chống lao kém hiệu quả: Ngân sách cho chương trình
không đủ, với tỷ lệ khỏi 50% hoặc thấp hơn đã dẫn tới tỷ lệ nhóm lây
nhiễm mãn tính tăng. Điều trị dựa vào chế độ hóa trị liệu chuẩn 12 tháng
thường không thành công khi chuyển toàn bộ thuốc cho bệnh nhân ngoại
trú và đặc biệt tại những vùng có dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu kém
phát triển [6].
- Sự di chuyển dân cư dưới hình thức di cư lao động, di cư chung, xung
đột vũ trang và tỵ nạn phổ biến khắp mọi nơi cũng làm lan tràn bệnh lao[6].
Một hậu quả cực kỳ nguy hại mà bệnh lao mang lại đó là xuất hiện các
chủng vi khuẩn kháng thuốc. Hiện nay trên thế giới có khoảng 50-100 triệu
người bị nhiễm loại vi trùng kháng nhiều loại thuốc chống lao. Nếu không
được điều trị, 1 bệnh nhân lao sẽ lây cho 10-15 người trong vòng một năm.
Hiện nay trên toàn cầu mới chỉ phát hiện được 37% số bệnh nhân, như vậy
còn nhiều bệnh nhân lao không được chữa trị đang tiếp tục lây lan trong
cộng đồng [6].
Bệnh lao là nguyên nhân gây ra đói nghèo và ngược lại đói nghèo là
mảnh đất mầu mỡ cho bệnh lao phát triển. Bệnh lao không những gây tác
hại đến sức khỏe người bệnh mà nó còn làm suy giảm nền kinh tế của mỗi
8
gia đình và toàn xã hội, làm tăng đáng kể gánh nặng cho các dich vụ y tế,
gây tác động xấu đến sự phát triển bền vững của xã hội.
1.2.2.2.Tình hình bệnh lao ở Việt Nam.
Theo WHO, Việt Nam là nước đứng thứ 12 trong 22 nước có số bệnh
nhân lao mới mắc hàng năm cao nhất thế giới, là nước có nhiều bệnh nhân
lao đứng thứ ba ở khu vực Tây Thái Bình Dương, sau Trung Quốc và
Philippin[26].
Với nguy cơ nhiễm lao hàng năm ước tính (ART) là 1,5%. Sau 1 năm

cả nước có khoảng 130.000 người mắc lao các thể trong đó 60.000 người
mắc lao phổi có vi khuẩn là nguồn lây cho cộng đồng.
Theo báo cáo của ủy ban phòng chống AIDS thì tỷ lệ bệnh nhân nhiễm
HIV mắc lao có chiều hướng gia tăng. Năm 1994 là 24,2%, năm 1996 là
25%. Theo số liệu thông báo của CTCLQG(1997), tỷ lệ bệnh nhân mang
chủng nhạy cảm thuốc chữa là 67,5%, tỷ lệ kháng thuốc chung là 32,5%, tỷ
lệ kháng đa thuốc (kháng Riíampicin và Isoniazide) chưa cao chiếm 2,3%.
Do đó đề phòng phát sinh kháng thuốc và kháng đa thuốc trong tương lai
chiến lược DOTS chắc chắn sẽ là biện pháp được CTCLQG tăng cường [6].
1.3. Hoạt động cung ứng thuốc:
1.3.1. Tình hình cung ứng thuốc trên thế giới:
Trong vài thập kỷ trở lại đây cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa
học kỹ thuật, nhiều thành tựu khoa học tiên tiến được áp dụng đã tác động
tới mọi mặt của nền kinh tế, trong đó có ngành dược. Giá trị thuốc sử dụng
trên thế giới ngày càng tăng với tỷ lệ tăng trưởng từ 9 đến 10% hàng
năm[ll].
Thị trường dược phẩm thế giới ngày càng mở rộng và phát triển với sự
đa dạng về số lượng và chủng loại thuốc. Chi phí nghiên cứu và phát triển
thuốc mới của một số công ty hàng đầu thế giới ngày càng tăng và được chú
trọng nhiều hơn [11]. Hệ thống cung ứng thuốc trên thế giới ngày càng mở
rộng và phát triển mạnh [24].
TTBQĐN hàng năm cũng tăng thể hiện qua bảng:
9
Bảng 1.3 :TTBQĐN trên thế giới qua các năm.
Năm 1976 1985
1995 1999
TTBQĐN(ƯSD) 10,3 19,4 40
63
Tuy nhiên sự phân bố tiêu dùng thuốc trên thế giói rất chênh lệch giữa
các nước phát triển và các nước đang phát triển. Năm 1986 các nước phát

triển chiếm 27% dân số thế giới đã sử dụng hơn 75% lượng thuốc đã sản
xuất. Sau 10 năm khoảng cách này không những rút ngắn mà còn xa
hơn[ll].
TTBQĐN hàng năm cũng rất chênh lệch giữa các nước, ở Nhật
TTBQĐN hàng năm là 297,00 USD; Mỹ là 265,00USD; Pháp là
235,00USD trong khi đó TTBQĐN hàng năm ở Trung Quốc là 4,91USD; ở
Indonêxia là 6,17USD; thậm trí ở một số vùng Châu Phi là 1USD.
Mặt khác thị phần dược phẩm thế giới có xu hướng phát triển chủ yếu
đáp ứng cho nhu cầu các nước phát triển. Các sản phẩm được chú trọng phát
triển là thuốc tim mạch, thuốc tâm thần, thuốc chống viêm, phù hợp với mô
hình bệnh tật của các nước phát triển[ll].
1.3.2.Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam:
Sau hơn 10 năm vận hành theo cơ chế thị trường, ngành dược nước ta
cũng như các ngành kinh tế khác đã có những bước phát triển mạnh. Thuốc
chữa bệnh ngày càng phong phú cả về chủng loại và số lượng, hệ thống
hành nghề y dược tư nhân đã và đang phát triển mạnh, cùng vói sự hoạt
động của hệ thống y dược nhà nước, đã giải quyết được nhiều vấn đề về
cung ứng thuốc [23].
Theo báo cáo của Cục Quản lý dược tính đến cuối năm 2003, cả nước
có tới 6107 thuốc sản xuất trong nước dựa trên 393 hoạt chất và 4656 thuốc
nước ngoài với 902 hoạt chất. Ngành dược không chỉ đảm bảo về số lượng
mà chất lượng thuốc cũng luôn được giám sát chặt chẽ, với hệ thống kiểm
tra chất lượng thường xuyên được củng cố ở hầu hết các tỉnh trong cả
10
nước[9,10].
Thị trường dược phẩm Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng
trưởng. Trong hơn 10 năm (1990-2004) tiền thuốc tiêu dùng bình quân của
người Việt Nam đã tăng trên 20 lần từ 0,3 USD năm 1990 đến 7,6 USD
năm 2003 và 8,4 USD năm 2004 [10].
Việc cung ứng thuốc cho miền núi, vùng sâu, vùng xa đã được quan

tâm. Ngoài thuốc cấp miễn phí của các chương trình y tế quốc gia, các
chương trình phòng chống các bệnh xã hội, Bộ Y tế đã đề xuất và Chính
phủ đã có chính sách cấp thuốc thiết yếu miễn phí cho đồng bào các vùng
đặc biệt khó khăn với mức 20.000 đ/người /năm[22].
Mạng lưới cung ứng thuốc cũng phát triển rộng khắp, ngày càng đáp
ứng tốt hơn nhu cầu thuốc của cộng đồng. Đến ngày 15/12/2004 toàn quốc
có hơn 39144 quầy bán lẻ trong đó có: 4150 quầy thuốc doanh nghiệp nhà
nước (2003 là 5300), hơn 6060 quầy thuốc doanh nghiệp nhà nước đã cổ
phần hóa (2003 là 5500), hơn 11500 đại lý bán lẻ (năm 2003 là 10500), hơn
8650 nhà thuốc tư nhân( năm 2003 là 7500); hơn 8760 quầy thuốc thuộc
trạm y tế xã ( 2003 là 8900). Các đơn vị kinh doanh cung ứng thuốc đang
phấn đấu đạt tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc (GSP) nhằm đảm bảo
tốt chất lượng thuốc trong quá trình lưu thông; đến nay đã có 20 cơ sơ đạt
tiêu chuẩn GSP [9,10].
Tuy nhiên mạng lưới cung ứng thuốc ở nước ta còn quá nhiều tầng nấc
trung gian, lạc hậu nên khả năng đáp ứng nhu cầu thuốc cho cộng đồng còn
nhiều hạn chế. Những năm gần đây tổ chức mạng lưới cung ứng thuốc cho
cộng đồng được bố trí theo sơ đồ hình 1.1:
11
CÁC NHÀ SẢN
CÁC HÃNG
XUẤT ĐA QUỐC


PHÂN PHỐI
GIA
QUỐC TÊ
Các công ty, xí nghiệp
dược (trung ương)
—MỈ

Các công ty, xí nghiệp
Jược (tỉnh, thành)
Các hiệu thuốc, nhà thuốc
(quận, huyện)
Các đại lý thuốc
(xã, phường)
Các bệnh viện
trung ương
Các bệnh viện
tỉnh, thành
Các bệnh viện
quận, huyện
Các trạm y tế
xã, phường
NGƯỜI SỬ DỤNG
Hình 1.1: Mô hình mạng lưói phân phối thuốc ở Việt Nam
1.3.3.Công tác cung ứng thuốc ở bệnh viện:
Sau khi có chỉ thị số 03/BYT-CT ngày 25/2/1997 của Bộ Y tế về việc
chấn chỉnh công tác cung ứng, quản lý, sử dụng thuốc tại bệnh viện và
thông tư số 08/BYT-TT ngày 4/7/1997 hướng dẫn việc tổ chức, chức năng,
nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh viện, công tác dược bệnh
12
viện đã được chấn chỉnh và đi vào nề nếp. Hầu hết các bệnh viện đã thành
lập Hội đồng thuốc và điều trị. Công tác cung ứng, quản lý, sử dụng thuốc
đã đóng góp tích cực trong quá trình điều trị và phục vụ người bệnh, góp
phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân[26].
Tuy nhiên hiện tượng sử dụng thuốc chưa hợp lý và thiếu an toàn vẫn đang
còn diễn ra ở một số nơi. Tình trạng lạm dụng thuốc, nhất là các loại kháng
sinh mạnh nhập ngoại, đắt tiền khá phổ biến. Một số thuốc được sử dụng
tràn lan thật sự đang là mối lo ngại không chỉ của các nhà quản lý y tế mà

còn của cả cộng đồng [26]. Chính vì vậy, cung ứng thuốc đảm bảo chất
lượng đáp ứng nhu cầu điều trị hợp lý là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của khoa dược bệnh viện. Công tác cung ứng thuốc trong bệnh viện
bao gồm các nội dung sau:
Hnh 1.2. Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện.
1.33.1. Lựa chọn thuốc.
Lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc bệnh viện là công việc đầu tiên cho
13
quá trình cung ứng thuốc cho bệnh viện. Danh mục thuốc bệnh viện là cơ sở
để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động có kế hoạch cho nhu cầu điều tiị hợp
lý, an toàn và hiệu quả. Việc lựa chọn thuốc trong bệnh viện phải dựa vào
các yếu tố sau:
* Mô hình bệnh tật của bệnh viện.
Mô hình bệnh tật của bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện
không chỉ lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc phù hợp mà còn là cơ sở để
bệnh viện hoạch định phát triển toàn diện trong tương lai. Mô hình bệnh tật
của bệnh viện phụ thuộc các yếu tố sau:
+ Môi trường:
- Điều kiện kinh tế- xã hội, tôn giáo, khí hậu địa lý.
- Tổ chức mạng lưới chất lượng dịch vụ y tế.
- Sinh thái, trình độ khoa học kỹ thuật.
+ Người bệnh:
- Tuổi, giới, dân tộc, văn hoá.
- Điều kiện lao động và điều kiện kinh tế.
- Bệnh tật.
- Kiến thức y học thường thức, sự lựa chọn bệnh viện.
+ Bệnh viện:
- Vị trí, chức năng, nhiệm vụ.
- Tuyến và loại bệnh viện.
- Trình độ chuyên môn của thầy thuốc, thái độ đạo đức của nhân viên y tế.

- Lãnh đạo.
- Kỹ thuật điều trị và chẩn đoán, chất lượng, giá cả và tài chính[l].
* Phác đồ điều trị.
Là cách xử lý những thuốc men cần thiết sử dụng để chữa bệnh, là căn
cứ giúp thầy thuốc có phương hướng điều trị hiệu quả. Phác đồ điều trị là
biểu hiện của sự tập trung trí tuệ của tập thể cán bộ chuyên môn của bệnh
14
viện và được Hội đồng khoa học bệnh viện thông qua.
* Danh mục thuốc thiết yếu.
Danh mục thuốc thiết yếu là một trong các nội dung chính của chính
sách chăm sóc sức khỏe ban đầu. Theo WHO để thực hiện chăm sóc sức
khỏe ban đầu chỉ cần 1ƯSD thuốc thiết yếu có thể đảm bảo chữa khỏi 80%
các chứng bệnh thông thường của một người dân tại cộng đồng[l]. Vì thế
danh mục thuốc thiết yếu đã mở đầu cho cuộc cách mạng của thế giới về y
tế, nó đã giúp nhiều quốc gia vượt qua được tình trạng thiếu thuốc thiết yếu
cho đa số người dân, tiết kiệm được ngân sách quốc gia và hạn chế được tác
hại không mong muốn của thuốc [27].
Khái niệm Danh mục thuốc thiết yếu đã được thể hiện rõ trong chính
sách quốc gia về thuốc thiết yếu như sau:
“Danh mục thuốc thiết yếu là danh mục những loại thuốc thỏa mãn
nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho đa số nhân dân. Những loại thuốc này luôn
sẵn cố bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế
thích hợp, giá cả hợp lý. ”[11].
* Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh:
Ban hành kèm theo quyết định số 2320/2001/ QĐ-BYT ngày 19/06/2001
của Bộ trưởng BYT với các mục tiêu sau:
- Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế.
- Đáp ứng yêu cầu điều trị cho người bệnh.
- Đảm bảo quyền lọi về thuốc chữa bệnh của người bệnh Bảo hiểm y tế.
- Phù hợp khả năng ngân sách của Bảo hiểm y tế và khả năng kinh tế

của người bệnh [4].
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Việc lựa chọn thuốc còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn kỹ thuật
của các y bác sỹ, trang thiết bị kỹ thuật của bệnh viện.
15
* Khả năng kinh phí của bệnh viện.
Kinh phí của bệnh viện là một trong những yếu tố quan trọng trong
việc lựa chọn và quyết định danh mục thuốc của bệnh viện. Kinh phí của
bệnh viện phụ thuộc vào sự đầu tư của Nhà nước, chất lượng khám chữa
bệnh, nguồn kinh phí từ BHYT, sự tài trợ của các cơ quan và tổ chức trong
và ngoài nước.
•Tuy nhiên việc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện còn nhiều vấn đề
bất cập, thuốc đắt tiền, thuốc ngoại nhập, thuốc biệt dược, thuốc không phải
là thuốc thiết yếu thường chiếm tỷ lệ cao trong danh mục thuốc các bệnh
viện nhất là các bệnh viện lớn. Theo báo cáo tại Hội thảo về sử dụng thuốc
kháng sinh do cán bộ y tế tổ chức tháng 2/2000 cho thấy tình trạng sử dụng
thuốc không hợp lý, thuốc kém chất lượng, sử dụng thuốc không đúng liều,
thuốc không cần thiết ở các bệnh viện và các cơ sở y tế đang diễn ra phổ
biến [14,17].
1.3.3.2. Mua thuốc.
Sau khi xem xét và lựa chọn thuốc, bệnh viện tiến hành mua thuốc bao
gồm các bước sau:
* Tập hợp những thông tin tiêu dùng về thuốc.
Khoa dược tập họp các thông tin tiêu dùng về thuốc đã được lựa chọn
bao gồm các thông tin về dược động học, dược lực học, tác dụng dược lý,
chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn, liều dùng.
* Xem xét lựa chọn thuốc.
Với những thông tin tiêu dùng về thuốc mà khoa dược đã tập hợp sẽ
được bệnh viện xem xét và quyết định lựa chọn thuốc đảm bảo chất lượng,
phù hợp với mô hình bệnh tật và kinh phí hiện có của bệnh viện.

* Lựa chọn phương thức mua thuốc.
Có nhiều phương thức mua thuốc khác nhau mà các bệnh viện có thể
16
sử dụng: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng
cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, mua sắm đặc biệt.
* Lựa chọn nhà cung ứng.
Lựa chọn nhà cung ứng chính là tổ chức đấu thầu để chọn ra nhà thầu
có năng lực đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của bên mời thầu. Việc tổ
chức đấu thầu phải được thực hiện theo đúng các thông tư, nghị định của
Chính phủ về việc đấu thầu mua sắm hàng hoá.
* Giám sát đơn đặt hàng.
Bên đặt hàng phải giám sát đơn đặt hàng xem có đúng số lượng, chủng
loại và chất lượng như trong hợp đồng trước đó hay không.
* Nhận thuốc và kiểm tra thuốc.
+ Thuốc phải còn nguyên trong bao bì đóng gói, si nút kín.
+ Thuốc phải được bảo quản ở điều kiện đúng theo yêu cầu kỹ thuật,
cả trong lúc vận chuyển.
+ Khi tiến hành nhận thuốc phải tiến hành đối chiếu hoá đơn, phiếu
báo lô với số lượng thực tế về: Quy cách đóng gói, hàm lượng, số lượng, nơi
sản xuất, số đăng ký, số kiểm soát, hạn dùng
+ Hàng nguyên đai, nguyên kiện nếu bị thiếu phải báo cho cơ sở cung
cấp để bổ xung.
+ Thuốc độc A-B, thuốc gây nghiện phải làm biên bản kiểm nhập
riêng theo quy chế.
+ Các lô thuốc có tác dụng sinh học mạnh phải có giấy báo lô sản xuất
và hạn dùng kèm theo.
* Các phương thức thanh toán.
- Phương thức thanh toán: Tiền mặt, chuyển khoản, séc
- Thanh toán tiền thuốc theo đúng số lượng đã mua và giá đã ghi trong
bản hợp đồng mua bán.

* Nhập thuốc vào kho.
Thuốc mua về sẽ được nhập vào kho và bảo quản theo đúng quy định
của từng loại thuốc.
1.3.3.3. Cấp phát thuốc.
* Về tổ chức chia thành kho chính và kho lẻ.
- Kho chính: Trưởng kho phải là dược sĩ, giúp trưởng khoa làm dự trù
mua thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao, phải nắm vững tình hình tồn
kho, cấp phát thuốc cho các kho lẻ và buồng pha chế.
- Kho cấp phát lẻ: Cấp phát cho các khoa điều trị, khoa cận lâm sàng,
khoa khám bệnh.
- Phiếu lĩnh thuốc phải được trưởng khoa dược hoặc dược sĩ được uỷ
nhiệm ký tên.
- Trước khi giao thuốc dược sĩ phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu
theo đúng quy chế sử dụng thuốc.
* Kiểm kê và báo cáo sử dụng thuốc.
- Khoa dược chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng thuốc do khoa
dược phát ra.
- Thực hiện kiểm kê thuốc thường xuyên với các nội dung:
+ Đối chiếu sổ xuất nhập với chứng từ.
+ Đối chiếu sổ sách với hiện thực về số lượng và chất lượng.
+ Đánh giá lại thuốc, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao.
- Thống kê báo cáo sử dụng thuốc.
+ Khoa dược có nhiệm vụ thực hiện báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng,
12 tháng theo quy định và báo cáo đột xuất khi cần thiết.
+ Báo cáo gửi lên cấp trên phải được giám đốc bệnh viện thông qua và
ký duyệt.
1.3.3.4.Sử dụng thuốc an toàn hợp lý:
Là cải thiện hiệu quả sử dụng, nâng cao độ an toàn và đảm bảo tính kinh tế
18
khi dùng thuốc cho từng người bệnh. Hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an

toàn, hiệu quả cần có sự tham gia của công tác dược lâm sàng, thông tin
thuốc.
1.3.4.MỘÍ số tiêu chuẩn đánh giá công tác cung ứng thuốc:
Để hướng dẫn, giám sát và đánh giá việc cung ứng thuốc ở tuyến cơ sở
WHO đưa ra 6 tiêu chuẩn sau:
*Thuận tiện:
- Điểm bán thuốc phải gần dân: Theo WHO thì các điểm bán thuốc
cần bố trí để người dân có thời gian đi mua thuốc trong khoảng 30-60 phút
bằng phương tiện thông thường.
- Giờ giấc bán: Cần có hiệu thuốc phục vụ 24/24 giờ để phục vụ cấp
cứu.
*Kịp thời:
Có sẵn và đủ các loại thuốc đáp ứng nhu cầu, có thuốc cùng loại để
thay thế, có sẵn và đủ các loại thuốc thiết yếu.
*Chất lượng thuốc đảm bảo:
Thuốc phải đảm bảo chất lượng cần thiết. Không bán thuốc:
- Chưa có số đăng ký hoặc chưa được cấp giấy phép nhập, sản xuất.
- Thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
- Thuốc quá hạn dùng.
*Giá cả hợp lý:
Có đủ các loại thuốc cùng chủng loại tuy nguồn gốc khác nhau, thuốc
nội, thuốc ngoại, thuốc mang tên gốc, biệt dược để phù hợp với khả năng tài
chính của người dân.
* Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý:
Khả năng chuyên môn người bán thuốc đáp ứng trình độ chuyên môn
theo quy định (tối thiểu là dược tá).
- Có đạo đức: Tôn trọng quyền lợi người tiêu dùng, không chạy
theo lợi nhuận.
19
- Có trách nhiệm cao: Hướng dẫn tận tình cho bệnh nhân về kiến thức

dùng thuốc. Ghi chép đủ các nội dung, các yêu cầu cần thiết trên túi thuốc
giao cho bệnh nhân.
- Chấp hành tốt các quy chế chuyên môn và các quy định khác:
+ Chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế thuốc độc, thuốc gây nghiện
và các quy chế chuyên môn khác.
+ Chấp hành nghiêm túc chế độ kế toán, làm nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ
với Nhà nước.
*Kinh tế:
- Đảm bảo đủ lợi ích điều trị tốt và chi phí thấp, hợp lý, an toàn xã hội
và người bệnh.
- Tiết kiệm chi phí cho cộng đồng và cá thể.
- Thực hiện đúng, đủ các chính sách y tế, thuế của Nhà nước đã quy
định[l].
20

×