Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Tiếp tục nghiên cứu phương pháp chế biến và thăm dò một số tác dụng sinh học của phụ tử chế sapa, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 45 trang )

BỘ YTE
TRƯỏ]!(ĩG Đ ẠI HỌC DƯỌC HÀ NỘI
eg £□ go
NGUYỄN THÀNH ĐOÀN
TIẾP TỤC NGHIÊN cúu PHƯUNG PHÁP
CHÊ BIẾN VÀ THĂM DÒ MỘT s ô TÁC DỤỊIG SINH HỌC
CỦA PHỤ TỬ CHÊ SAPA - TỈNH LÀO CAI
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC S ĩ - KHOÁ 1 9 9 7 - 2 00 2 )
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Phùng Hoà Bình
TS. Nguyễn Trọng Thông
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược Học cố truyền
Trường ĐH DưỢc Hà Nội.
Bộ môn Dược lý
Tníòng ĐH Y Hà Nội.
Thời gian thực hiện: Từ 25 /02/2002 đến 23/05 /20 02
H à Bíói, 5-2002
M à i eỏM L ờwt
‘Em xịn Sày tỏ (ßtiß ^nh trọng và 6wt ơn sâu sắc đến TS. PHÙNG HÒA BÌNH
và TS. NGUYỄN TRỌNG THÔNG, những người đã HưỚTig dân vả tạo nẫiầi ầầi
tfmân (ợi giúp em ngftiên cứu và ẫoàn thành ịhóa ãiận tôt Tigãiệp.
'Em cũng jận 6ày tỏ ßnß Siêí ơn chân tíiàníi tối:
Các thầy cô giáo, ^ tãuật viên trong Sộ môn <Dược hoc œ truyền trường
<Đại dọc (Dược ĩCà 9ÍỘÌ
(BS. (Píian TM Vân ßnii và các tíiầy cô giáo, ^ tẫuật viên trong Sộ môn
<Dược Cý trường (Đại Hoc ^ Ñfioa ĩíà ữíội
Cuối cùng em jận cãđn thàníi cảm ơn các Sạn Sè ấã giúp ấd động viên rất
nhiều để em có ếược ịíióa Cuận này.
ỉHẵ ữ^ội, ngày 25 tñáng 5 năm 2002
Sinh vun


ỈNguyễn nHàníi (Đoàn
MỤC LỤC
Đặt vấn đề 1
Phần I - Tổng quan 2
1. Đặc điểm thực vật 2
2.Thành phần hoá học
.
3
3.Tác dụng sinh học 6
4.Công dụng 11
5 .Phưofng pháp chế biến 12
Phần II - Thực nghiệm và kết quả
14
1. Nguyên liệu - phương tiện - phương pháp nghiên cứu

14
1.1 Nguyên liệu 14
1.2 Phưofng tiện nghiên cứu
14
1.3 Phưofng pháp nghiên cứu
14
2. Thực nghiệm và kết quả
16
2.1 Nghiên cứu về chế biến
16
2.2 Nghiên cứu về hoá học
18
2.3 Thăm dò một số tác dụng sinh học

23

3. Bàn luận 32
3.1 Về hoá học 32
3.2 Về tác dụng sinh học 32
Phần III - Kết luận và đề xuất
34
1. Kết luận 34
1.1 Về hoá học 34
1.2 Về tác dụng sinh học
35
1.3 Kết luận chung 35
2. Đề xuất 36
Tài liệu tham khảo
Phu luc
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DL:
NDi,ND2:
NNi, NN2:
MNC:
M s i
SKLM:
TT:
T.T:
PL:
Dược liệu
Mẫu chế biến ngâm dài ngày theo phương pháp I, II
Mẫu chế biến ngâm ngắn ngày theo phương pháp I, II
Mẫu nghiên cứu
Mẫu sống
Sắc ký lớp mỏng
Thuốc thử

Thể trọng
Phu luc
ĐẶT VẤN ĐỂ
Phụ tử - vị thuốc quý trong số 4 vị thuốc hàng đầu đã được ghi trong y
văn thời xa xưa: " Sâm, Nhung, Quế, Phụ Các thầy thuốc đông y coi nó như
một thần dược có tác dụng cải tử hồi sinh. Trên thực tế, liều nhỏ được dùng để
bổ hoả (trợ tim), liều cao để hồi dương cứu nghịch khi bị thoát dương, vong
dương (Tmỵ tim mạch cấp). Song, độc tính của nó cũng rất mạnh nên chế biến
để giảm độc là điều kiện tiên quyết.
Sa Pa - Một vùng đất có các điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng thuận lợi để
di thực, trồng trọt nhiều loại cây thuốc quý, trong đó có cây Ô đầu - phụ tử.
Vào những năm 70 cuối thế kỷ 20, GS Phạm Thanh Kỳ và cộng sự đã xác định
tên khoa học là Aconitum foitunei Hemsl. Sau chiến tranh biên giới năm
1979, cây Ô đầu gần như tuyệt chủng, Nhân dân Sa Pa đã sưu tầm giống từ
nhiều địa phương khác nhau như: Bắc Hà, Hà Giang để trồng trọt lại với
mục đích làm thuốc ở quy mô gia đình, Việc nghiên cứu nghiêm túc một cách
hệ thống cây Ô đầu - phụ tử đang được trồng ở Sa Pa nhằm tiêu chuẩn hoá vị
thuốc, sản xuất cung cấp cho các cơ sở y học cổ truyền là thực sự cần thiết.
Để góp phần nhỏ trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện khóa
luận với những nội dung sau:
- Tiếp tục nghiên cứu chế biến vị thuốc phụ tử theo phương
pháp cổ truyền.
- Đinh tính, định lượng Alkaloid toàn phần trong phụ tử sống
và một số mẫu phụ tử chế.
- Nghiên cứu tác dụng các mẫu phụ tử chế trên tìm ếch cô
lập.
- Thăm dò liều độc của mẫu phụ tử có tác dụng cường tỉm tốt
nhất.
PHẦN I - TỔNG QUAN
1. Đặc điểm thực vật

1.1 VỊ trí phân loại [3]
Chi Aconitum thuộc họ Hoàng Liên (Ranunculaceae), bộ Hoàng Liên
(Ranunculales), lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc Lan
(Magnoliophy ta).
1.2 Đặc điểm thực vật
Cây thảo sống lâu năm. Thân thẳng hoặc leo, gốc thường nạc, hình củ
[30], nhiều loài có củ mẹ hỗn hợp giữa rễ củ và thân [37], Lá xẻ thuỳ hoặc xẻ
chân vịt ít khi nguyên. Cụm hoa thưcmg mọc thành chùm ò ngọn cành hoặc
nách lá [37]. Hoa không đều, màu xanh nhạt hoặc vàng nhạt, có cuống [37].
Quả phức gồm 3-5 nang nhỏ, nhiều hạt.
1.3 Phân bô
Chi Aconitum có khoảng 300 loài [3], phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt
đới [37] và ôn đới [11], Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ [37] và Châu Phi [11]. Có
nhiều nhất ở Trung Quốc: 167 loài [36]
Âu ô đầu ( A.nappellus và Aconitum.spp) mọc hoang ở các vùng núi ở
Trung Âu, được trồng ở Nga, Đức, Tây Ban Nha và Pháp [11]
Ồ đầu Trung Quốc (A. Chínense; A. carmichaeli; Aconitum spp) mọc
hoang và trồng ở các vùng Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Thiểm Tây, Cam
Túc_ Trung Quốc [1]
Ô đầu Việt Nam mọc hoang và trồng ở các vùng núi cao như Hà Giang,
Lào Cai (Sa Pa) [1]
1.4 Phụ tử Sa Pa
Theo nghiên cứu sơ bộ xác định là loài Aconitum fortunei Hemsl
(Ranunculaceae).
1.4.1 Đặc điểm hình thái
Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,8-Im. Rễ củ nạc hình chóp, có nhiều rễ
phụ. Thân thẳng hình trụ, đưòmg kính 3mm, Lá đơn, mọc so le. Lá ở dưới gần
tròn. Bề mặt phiến và cuống lá phủ nhiều lông nhỏ, mềm, trắng. Hoa mọc
thành chùm ờ đỉnh và kẽ lá, hoa không đều lưỡng tính, đối xứng hai bên, tiền
khai hoa ngũ điểm.

1.4.2 Bộ phận dùng: Rễ củ
2. Thành phần hoá học
Trong số 100 loài mọc ở vùng ôn đới, 35 loài đã được nghiên cứu về
thành phẩn hoá học [11]
2.1 Thành phần hoá học
Rễ củ của Aconitum chứa chủ yếu là các alkaloid trong đó các aconite
chiếm tỷ lệ lớn [1], [11]. Hàm lượng alkaloid thay đổi tuỳ theo loài và theo
thời kỳ thu hái [1], [9 ] và giảm theo độ cao mà cây mọc, củ tươi của cây mọc
ở độ cao 1750 m chứa 0,82% alkaloid toàn phần, ở độ cao 2500 m là 0,29%
A. nappellus chứa 0,2-3% alkaloid toàn phẩn [1]. Trong đó Aconitine chiếm
tới 85-90% [1]; 29% [31]. Ngoài ra, còn có benzoyl aconine, aconine, neopelline,
magno floeine, hypaconitine nappelline, vết sparteine, ephedrine [1] và
isotalatizidinp (5,6%); necline (11,8%); senbusine (0,37%); virescenine (2,3%);
leroyine (1,7%); songorine (0,4%); songoramine (0,6%); 12_epi_napelline
(0,62%); 12_epi_dehydeonapplline (2 ,2%), 12_epi_19_dehydeolucidusculine
(4,9%) [32]
A.carmichaeli chứa 0,32-0,77% alkaloid toàn phần [1] trong đó có
hypaconitine, aconitine, mesaconitine, jesaconitine atisine, kobusine,
ignavine, higenamine, coryneine, yokonoside [1] và songorine [1], [31],
karukoline, uracil, neoline, fuzitine và neojiangyouaconitine [31]
A.fortunei HemsL Củ mẹ có khoảng 0,5% alkaloid toàn phần [9]; cây
trồng ở Sa Pa (Lào Cai): 0,36- 0,8% [1]. Củ con, cây trồng ở Sa Pa (Lào Cai)
chứa 0,78-1,17%; cây trồng ở Hà Giang chứa 0,63% [1]. Trong đó có
Aconitine [1], [9], hypaconitine, và ít nhất là 8 vết hiện màu với thuốc thử
Dragendoff trên SKLM [1,9]
Các chất hoá học khác:
Ngoài alkaloid trong phụ tử còn có: các acid hữu cơ như aconitic acid [1],
[11]; a. citric, a malic [1], a.itaconic, a.succinic, a.malonic [12], tinh bột, muối
vô cơ đưòỉng [1], fructose, maltose, melibose, manitol [11]
2.2 Cấu trúc hoá học

Các aconite có tác dụng sinh học đặc trưng hầu hết là các alkaloid có
khung diterpen được chia làm 3 nhóm [12]
- Nhóm 1: Các aconite có 2 nhóm chức este gắn vào khung diteipen
- Nhóm 2: Các aconite có 1 nhóm chức este gắn vào khung diterpen
- Nhóm 3: Các aconite không có nhóm chức este gắn vào khung diterpen
2.2.1 Công thức cấu tạo của một sô aconite chính
)H
0 CH3
OCOC6H5
Tên
Ri
R,
Aconitine
C2H5
OH
Mesaconitine
C H 3 OH
Hypaconitine C H 3 H
Lappaconitin
.o
=CH2
HsCi
Songorine R=0
Songoramine R=a_H, Ị3 0H
Atisine
-Glc
NH
^(CH3)3
Coryneine
-C O-NH

OOH
OH
Yokonoside
Higenamine
2.3 Tính chất của Aconitine và các sản phẩm thuỷ phân
Aconitine kém bền, trong môi trưcmg nước dễ bị thuỷ phân thành benzoyl
aconine và acid benzoic [1]
Aconitine + H2 0

► Benzoyl aconine + a.acetic
Thuỷ phân tiếp Benzoyl aconine được aconine và acid benzoic
Benzoyl aconine + H2 0

► Aconine + A. benzoic
Tính chất vật lý:
- Aconitine [28]:
M = 645,8 đvC; = 204° c, [ a ]b=+17,3 trong Chloroform; pk = 5,88
1 gam tan trong 3300ml nước, 28 ml cồn tuyệt đối, 50 ml ether, 7ml benzen,
2ml Chloroform.
- Aconine [28]
M= 449,6 đvC, t°„,= 132“c, [a Id = +23, pk = 9,25
Rất it tan trong nước và cồn, tan vừa trong Chloroform, ít tan trong
benzen, rất ít tan trong ether và ether dầu hoả.
3. Tác dụng sinh học
Các aconite trong phụ tử đóng vai trò quan trọng trong tác dụng sinh học
của phụ tử
3.1 Tác dụng trên hệ tim mạch
3.1.1 Tác dụng trợ tim, cường tim
Chất có tác dụng “hồi dương cứu nghịch” hay “khởi tử hồi sinh” nói
trong Đông y không phải là các alkaloid độc, mà là các chất có tác dụng

cường tim [8 ]. Nước sắc phụ tử có tác dụng cường tim khi được sắc kỹ nhằm
làm thuỷ phân chất độc aconitine thành aconine [31]. Higenamine và một số
chất khác có tác dụng trợ tim [31]. Dl_demethylcoclaurine có trong phụ tử chế
(A. carmichaeli) làm tăng nhịp tim trên bệnh nhân loạn nhịp xoang [31].
Higranim được chiết từ nước sắc phụ tử có tác dụng cưcmg tim rất mạnh.
Higranim rất bền vói nhiệt độ áp suất, môi trường axit hoá, sau khi hấp 110-
115°c trong 40 phút hiệu lực cường tim chỉ giảm 2 lần trong khi độc tính của
nước sắc giảm tới 200 lần [8] - [5].
lon trong nước sắc phụ tử chế có tác dụng cường tim [4], [8]. Nguồn
ion này có trong axit Canxi phospho aconitic trong phụ tử, một phần
trong nước muối, nước ót dùng chế phụ tử. Nước sắc phụ tử chế có tác dụng
cường tim mạnh hơn nước sắc phụ tử sống, do có hàm lượng cao hơn.
Nếu loại ion ra khỏi nước sắc thì tác dụng cường tim cũng giảm đi khá
nhiều [5].
Nước sắc của phụ tử chế từ Ô đầu Sa Pa và Bạch Phụ Trung Quốc đều
làm tăng tần số tim, hiện tượng này biểu hiện rõ hơn sau khi cho uống lần thứ
nhất và khi cho uống với liều độ cao [9]
3.1.2 Tác dụng trên huyết áp
Nước sắc phụ tử có tác dụng hạ huyết áp [9], [19]. Tác dụng này xuất
hiện tưoỉng đối sớm và huyết áp trở lại gần bình thường sau 2 giờ, tác dụng hạ
áp sau lần uống thứ nhất rõ hofn sau lần uống thứ hai [9]. Cơ chế hạ áp có thể
do giãn mạch [9]
3.1.3 Tác dụng chống loạn nhịp tim
Các alkaloid thuộc nhóm II (Ví dụ như benzoyl aconin - sản phẩm thuỷ
phân của Aconitine) có tác dụng chống loạn nhịp tim do có tác dụng phong
toả kênh Natri phụ thuộc vào điện thế [12].
Lappacontine được ví như một chất chống loạn nhịp cấp I, có tác dụng
chống loạn nhịp tim gây ra bởi liều cao uabain [18]
Guan-fu base A (GFA) một diterpenoid được phân lập từ A. coreanum có
tác dụng làm chậm và điều hoà nhịp tim [30,35]. Trên thực nghiệm, GFA làm

chậm và điều hoà nhịp tim, liều tiêm tĩnh mạch 20 mg/kg, liều tiêm mông
1,3,6,10,30,60 mg/kg làm kéo dài chu kỳ tim do vậy làm chậm nhịp tim [30].
GFA làm giảm tiêu thụ oxy của cơ tim và tăng cưòfng cung cấp máu cho cơ
tim, tác dụng này hữu ích cho một số trường hợp bệnh tim như suy tim nhịp
nhanh. [35]
3.2 Tác dụng giảm đau
Nhiều chất trong phụ tử có tác dụng giảm đau như Aconitine [11, 17,
28], lappaconitine [17, 18], Mesaconitine [13, 30], Benzoyl mesaconitine [30],
hyppaconitine [17], (2)_3_Acetyl aconitine [17] ((2)-3_ AAC)
Aconitine, (2)_3_AAC, hyppaconitine có tác dụng giảm đau do phong
toả dẫn truyền thần kinh [17], (2)_3_AAC được phân lập từ A. flavum có hoạt
lực giảm đau so với morphin là 5,1 trên 35,6 ; so với Aspirin là 1250 trên
3912, tác dụng giảm đau của (2)_3_AAC không đối kháng với Naloxon
nhưng bị loại trừ bỏi reserpine [35]
Tác dụng giảm đau của lappaconitine là do gây tê cục bộ [17]
Hyppaconnitine có tác dụng giảm đau do phong toả dẫn truyền tìiần kinh cơ [31 ]
Tác dụng giảm đau của Mesaconitine gây ra do sự ức chế các receptor
của hệ noradrenergic và hệ serotonergic [30]
3.3 Tác dụng chống động kinh
Aconitine [39], lappaconitine [13,35], 6_benzoyl heteratisine [13],
Mesaconitine [14] có tác dụng chống động kinh.
Aconitine có tác dụng cắt C0fn động kinh gây ra do thiếu ion đồng
thời ức chế hoạt động thần kinh bình thưòỉng. Trong khi đó, lappaconitine làm
dịu cơn động kinh bằng cách kích thích hoạt động thần kinh bình thường. Cả
Aconitine và Lappaconitine đều có tác dụng ức chế đường dẫn truyền thần
kinh thuận chiều và ngược chiều ở khu vực CAi hồi hải mã [13]
Theo dõi xung động thần kinh ở khu vực CAi hồi hải mã cho thấy
Mesaconitine (MA) có tác dụng làm dịu cơn động kinh do kích thích và cơn
động kinh tự phát [14], tác dụng này có hiệu quả hơn ở nồng độ loãng so với
nồng độ đặc. Mặt khác các chất kháng a_adrenergic ngăn chặn tác dụng của

MA. Kết luận là tác dụng chống động kinh của MA thông qua trung gian là
các thụ thể a_adrenergic [36]
3.4 Tác dụng chống viêm và chống viêm loét
Nước sắc phụ tử có tác dụng chống viêm loẻt [15, 35]. Trên thực
nghiệm, nước sắc phụ tử có tác dụng chống viêm loét dạ dày, tác dụng này
thể hiện rõ khi cho chuột nhắt và chuột cống đã gây loét dạ dày uống nước
sắc phụ tử [35]
Aconitine và những chất tương tự có tác dụng chống viêm [11]
Tác dụng chống viêm của phụ tử được dùng để chữa viêm khớp cấp [1],
viêm thận cấp [11].
3.5 Các tác dụng khác
Ngoài ra phụ tử còn được dùng với mục đích kháng khuẩn, hạ sốt, chữa
viêm đau dây thần kinh ngoại biên [11]
3.6 Tác dụng của Aconitine
- Trên xương khớp: Có tác dụng giảm đau gây tê mạnh nên được dùng
trong các trường hợp thấp khớp [23]
- Trên thần kinh ngoại biên: Kích tìiích rồi làm tê liệt ứiần kinh cảm giác, tê
liệt tììần kinh sinh ba, kích thích thần kinh vận động, liều cao gây tê liệt [1]
- Trên thần kinh TW: Gây tê liệt thần kinh TW ở liều cao, cắt cơn động
kinh trên động vật thí nghiệm [23], làm giảm thân nhiệt [1]
- Trên tim mạch: Làm chậm nhịp tim, loạn nhịp tim, liều cao có thể gây
tê liệt, ngừng tim [23]
Aconitine có tác dụng gây tăng giải phóng Acetylcholin ở vỏ não, tuy
vậy lượng Acetylcholin giải phóng tăng không liên quan đến tác dụng làm
chậm nhịp tim của Aconitine. Tác dụng làm chậm nhịp tim của Aconitine có
thể là do sự hoạt hoá các receptor Muscarinic thần kinh TW. Aconitine gây ra
được tình trạng khử cực bền đối vói các tổ chức tế bào bị kích thích do hoạt
hoá kênh Natri nhạy cảm với điện thế [20]
Tác dụng gây loạn nhịp tim của Aconitine bị đối kháng bởi higenamine,
chất có thụ thể là Ị3-adrenergic. Cơ chế ức chế tác dụng của Aconitine bởi

Higenamin được giải thích thông qua sự tưoỉng tác chức năng của hệ
adrenergic và hệ muscarinic. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động đối lập
của higenamin và aconitine có thể phụ thuộc vào sự mất cân bằng giữa hệ
cholinergic, hệ adrenergic và hệ thần kinh TW [19]
- Độc tính:
Khi bị thuỷ phân độ độc của Aconitine giảm mạnh. Aconitine độc gấp
400-500 lần so với Benzoyl aconine, 4000-5000 lần so với aconine [1]. Trên
chuột nhắt, L D 5 0 của Benzoyl aconine cao gấp 191 lần aconitine và của
aconine gấp 1000 lần [40]
3.7 Ngộ độc phụ tử
Phụ tử sống (ô đầu) rất độc. Liều gây chết L D 5 0 của củ con là 2g/kg.T.T
(ô đầu Sa Pa) [7]. A. bracchypodum, L D g o =1,02 ± 0,18 g/kg.T.T [29]
Dạng chế biến của Ô đầu Sa Pa, LD50 = 78,75 g/kg.T.T, Bạch phụ Trung
Quốc LD50 = 45,00 g/kg.T.T [9]; Phụ tử chế Trung Quốc, L D 5 0 là 17,42
g/kg.T.T với đường uống và đưcmg tiêm là 3,5 g/kg.T.T [29]
Độc tính của phụ tử chủ yếu là do Aconitine, các biểu hiện ngộ độc như
ngộ độc Aconitine
Ngộ độc nhẹ:
Ngứa, nóng ở mồm, lưỡi, dạ dày (là đặc trưng quan trọng nhất) kéo theo tê
liệt và mất cảm giác. Một số triệu chứng khác là rối loạn đường ruột, rối loạn
mạch, khó thở, lạnh, da tím tái, nhược cơ, chóng mặt và không làm chủ [23]
Ngộ độc nặng:
Mồm nóng, phát ban từ đầu ngón tay tới toàn thân [6 , 7], cảm giác kiến
bò ở đầu ngón tay [16], đôi khi co giật ở mặt, chảy đờm rãi, nôn mửa mệt mỏi,
khó thở [1], thân nhiệt hạ thấp [8,7], liệt chân tay, chóng mặt ù tai [10], giãn
đồng tử, sắc mặt trắng bệch, mạch đập yếu, không đều [1]. Chết do ngạt thở
và ngừng tim [1], do loạn nhịp nhanh thất và rung tim [27], do rối loạn nhịp
tim và hô hấp dẫn đến mê man và chết [8]. Chết trong phạm vi 6h thậm chí
ngay tức khắc [27]
Điều trị ngộ độc: Điều trị triệu chứng là chủ yếu [23]

Rửa dạ dày bằng tanin, hô hấp nhân tạo thật lâu [7, 10]. Giữ ấm cho bệnh
nhân và đặt nằm với vị trí đầu thấp [42]. Tiêm để chống loạn nhịp tim
[21]. Tiêm Atropin Sulfat dưới da liều 1 mg [42]. Dùng các thuốc trợ tim,
thuốc chống co giật như các thuốc ngủ bacbituric [10]
Đánh giá tình trạng ngộ độc:
Một số alkaloid sau 6 ngày vẫn tìm thấy trong nước tiểu. Các alkaloid bị
thuỷ phân và chuyển hoá .Các sản phẩm đó được thải trừ dần theo nước tiểu.
Do vậy, nghiệm pháp phân tích nước tiểu được dùng để đánh giá tình trạng
ngộ độc aconitine [22]
3.8 Tác dụng của các muối MgClj và NaCl có trong phụ tử chê
lon có trong muối MgClj dùng để chế phụ tử. là một chất hoạt
hoá enzym mạnh, đồng thời can thiệp vào phần lớn các phản ứng bao gồm vận
chuyển phospho, những phản ứng sinh ra năng lượng, mặt khác năng lượng phân
tử_ATP_sinh ra giúp cho cơ thể hoạt động [6]. lon Mg^'^ giúp cho hoạt động thần
kinh bình thưòfng, giúp cân bằng ion trong cơ thể, có tác dụng chống viêm, chống
dị ứng [6]. Đặc biệt nếu thiếu ion gây ra thiếu máu, loạn nhịp và đột tử [6].
Vì vậy, ion được dùng để chống loạn nhịp tim [21]
NaCl được dùng vối nồng độ quá bão hoà trong dịch ngâm phụ tử có tác
dụng kháng khuẩn, kháng nấm mốc, giúp cho phụ tử cứng chắc và không bị thối.
4. Công dụng
4.1 Phụ tử sống
Phụ tử sống thưcmg chỉ được dùng ngoài [8], [6]. Được bào chế dưới
dạng cồn ô đẩu [7] hoặc ô đầu tẩm rượu [29], dùng để chữa đau dây thần kinh
ngoại biên, như đau dây thần kinh hông [7], nhức mỏi chân tay [29], tật máy
giật, viêm phế quản cấp, viêm thanh quản, viêm họng, cảm cúm, thấp khớp
cấp, chữa ra mồ hôi, chữa ho [7], chấn thưoíng phần mềm gây tụ huyết [29].
Trường hợp đặc biệt dùng uống để chữa bán thân bán toại, chân tay co quắp,
mụn nhọt lâu ngày không liền miệng [10]
4.2 Phụ tử chế: dùng trong
Tính vị: Tính đại nhiệt, có độc.

Vị cay, ngọt, đắng [4]
Qui kinh: Tâm, thận, tỳ [4]; vào cả 12 kinh [26,29]
Công năng chủ trị:
Liều cao có tác dụng hồi dưoỉng cứu nghịch. Dùng để cấp cứu tmỵ tim
mạch [4, 26]. Thường dùng với can khương, cam thảo (tứ nghịch thang) hoặc
gia thêm nhân sâm (tứ nghịch thang gia nhân sâm) [2]
Liều thấp có tác dụng:
• Khử hàn giảm đau. Được dùng để chữa các chứng phong hàn, thấp tý [2],
chữa đau nhức xương khớp [2 ], thấp khớp cấp [6], [26], đau dây thần kinh
ngoại biên [31]. Thường phối hợp với quế chi, can khưoìig [2]
• Ấm thận hành thuỷ: Phối hợp vói các vị thuốc khác để chữa viêm thận mãn
tính hoặc chức năng thận kém [2], chữa liệt dương, lãnh cảm; đau bụng,
đau vùng thượng vị, đi kèm với cảm giác lạnh; chữa chứng đồng thời nôn và
tiêu chảy hoặc phù đi kèm với cảm giác lạnh hoặc chân tay lạnh [24]
• Kiện tỳ vị: Dùng khi tỳ vị hư hàn [2]
Liều dùng: 4-12g [2]; 3-15g [26]; có thể tới lOOg hay cao hơn [6]
Kiêng kỵ: Những người âm hư, dương thịnh, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con
bú [2]
5. Phương pháp chê biến
5.1 Phương pháp chê Diêm phụ tử (hay Sinh phụ tử) [29]
Rễ củ con, loại to, rửa sạch, bỏ vào vại, thêm magnesi chlorid, muối ăn
và nước. Cứ 100 kg phụ tử dùng 40 kg MgClj, 30 kg NaCl, 60 lít nước. Ngâm
10 ngày, lấy ra phơi khô rồi lại cho vào vại. Cứ như thế, ngày phơi, tối ngâm,
nước bao giờ cũng sâm sấp trên củ. Thỉnh thoảng thêm Magnesi chlorid, muối
ăn, nước để đảm bảo nồng độ ban đầu. Cuối cùng vớt ra phơi nắng để muối
thấm tới phần giữa củ. Mặt ngoài thấy kết tinh trắng là được (độc bảng B).
Trước khi dmig, ửiái lát mỏmg 5mm, rửa nước đêh hêt vị tê, đem phoi hoặc sấy khô.
5.2 Chế Hắc phụ tử [29]
Chọn rễ củ con loại trung bình, rửa sạch, cho vào vại, thêm MgClj, nước
ngâm vài ngày (100 kg phụ tử dùng 40 kg MgClj, 20 lít nước). Sau đó, đun sôi

2-3 phút, lấy ra rửa sạch, để cả vỏ, thái lát mỏng theo chiều dọc, dày khoảng
5mm, lại ngâm trong nước MgCl2 . Cuối cùng thêm đường đỏ, dầu hạt cải để
tẩm đến khi lát mỏng có màu nước chè đặc. Sau đó rửa đến hết vị cay, phơi
hoặc sấy khô.
5.3 Chê Bạch phụ tử [29]
Rễ củ con loại nhỏ, rửa sạch cho vào vại, ngâm trong nước MgCl2 vài
ngày (pha như trên). Sau đó đun tói chín đến giữa củ, lấy ra bóc bỏ vỏ. Thái
lát mỏng theo chiều dọc dày khoảng 3mm, rửa hết vị cay tê, hấp chín, phơi
khô, xông hơi diêm sinh rồi phơi đến khô,
5.4 Chê đạm phụ phiến [29]
Lấy Diêm phụ tử, ngâm nước, mỗi ngày thay nước 2-3 lần để tẩy hết
muối, nấu kỹ cùng với Cam thảo, Đậu đen và nước đến khi không còn lõi
trắng và bỏ ra nếm không thấy tê cay thì thôi. Lờy dược liệu ra, loại bỏ Cam
thảo, Đậu đen, thái lát, phod khô (100 kg Diêm phụ tử dùng 5kg Cam thảo, 10
kg Đậu đen)
5.5 Phụ phiến sao [29]
Lấy cát rang nóng, cho Hắc phụ tử và Bạch phụ tử vào sao cho đến khi
phồng lên và hoi biến màu. Lấy ra sàng bỏ cát, để nguội.
5.6 Một sô phương pháp chê biến theo kinh nghiệm [2]
Theo Hải Thượng Lãn ông: Phụ tử gọt bỏ vỏ đen, cắt bỏ rễ, cắt củ thành
4 phần. Nấu phụ tử vói nước phòng phong, cam thảo, đậu đen đến khi cạn
nước, miếng phụ tử chín kỹ, ít vị tê thì mang phơi sấy đến khô kiệt.
Còn chế vói đồng tiện, dịch nước phèn chua dịch nước bồ kết, cam thảo.
PHẦN II - THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
1 Nguyên liệu - phương tiện - phương pháp nghiên cứu
1.1 Nguyên liệu
Rễ củ đã chế biến khô của cây ô đầu - phụ tử do công ty dược phẩm
Traphaco cung cấp, thu hái vào tháng 9 năm 2001 tại Sapa - Lào Cai,
1.2 Phương tiện nghiên cứu
- Thiết bị: Máy đo độ ẩm Presica (Thụy Sỹ), máy cất quay (Bủchii -

Japan), đồng hồ bấm giây, máy ghi nhịp tim.
- Hóa chất: Đạt tiêu chuẩn phân tích do phòng vật tư trường Đại học
Dược Hà Nội cung cấp.
Dung dịch chuẩn HCl 0,1N; Aconitin chuẩn do Viện kiểm nghiệm
cung cấp.
- Bản mỏng Silicagen GF 254 (Mecrk).
- Súc vật thí nghiệm:
Chuột nhắt trắng chủng Swiss, cả 2 giống cân nặng 20±2 g, ếch trọng
lượng 150 - 200g / con.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Nghiên cứu về chê biến
Dựa theo các phưcmg pháp chế biến kinh điển của Trung Quốc [2], các
phưoíng pháp được ghi trong Dược điển Trung Quốc 1998 [26], và các phương
pháp được ghi trong Dược điển Việt Nam III [5], tiến hành chế biến theo các
phưoíng pháp sau:
• Phưong pháp 1: chế với dung dịch MgCl2 , thời gian ngâm ngắn cho
chế phẩm là NNị, thời gian ngâm dài cho chế phẩm ND|.
• Phương pháp 2: chế vói dung dịch hỗn hợp MgQj và NaQ tíiòd gian ngâm
ngắn cho chế phẩm là NNj, tìiòi gian ngâm dài cho chế phẩm là NDj.
1.3.2 Nghiên cứu vê hóa học
• Định tính Alkaloid trong mẫu phụ tử sống, 4 mẫu chế và 4 mẫu dịch ngâm
(nước ót) tương ứng (thu được trong quá trình chế biến) bằng các thuốc thử
chung và bằng phản ứng đặc trưng cho nhóm aconit [1,5].
• SKLM (phân tích alkaloid) so sánh giữa mẫu sống và mẫu chế.
• Định lượng alkaloid toàn phần trong mẫu phụ tử sống và các mẫu chế theo
phương pháp acid - base [5]
o Chiết xuất: aconite trong phụ tử tồn tại ở dạng muối. Kiềm hóa và
chiết bằng dung môi hữu cơ có độ phân cực thấp.
0 Công thức tính:
1 ml HCl 0,01 N tương đương 6,46 mg alkaloid toàn phẩn tính theo

Aconitin.
Hàm lượng phần trăm al^loid toàn phần trong dược liệu
^„, 0,00646.«. 100
X /0 =

-

p
P: khối lượng dược liệu khô kiệt ứng với 4 g dược liệu đem định lượng,
n: số ml HCl 0,01 N đã dùng.
1.3.3 Thử tác dụng sinh học
• Điều chế dung dịch thử chế phẩm:
Điều chế dịch chiết cồn (TT) các chế phẩm theo phương pháp ngấm kiệt
của DĐVN I để được dịch chiết cồn . Cô cạn dung dịch được cắn.
Hòa tan cắn trong dung dịch Ringer để được các dung dịch có nồng độ
thích hợp đem thử tác dụng trên tim cô lập.
Hòa tan cắn trong cồn 20 ° để được các dung dịch có nồng độ thích hợp
đem thử độc tính cấp.
• Thử tác dụng trên tim ếch cô lập:
Tim ếch được cô lập theo phương pháp Straub và nuôi trong dung dịch
Ringer. Hoạt động của tim (tần số và biên độ) trước và sau khi dùng các chế
phẩm khác nhau vói liều lượng khác nhau được ghi lại trên trụ ám khói.Theo
dõi sự thay đổi tần số và biên độ tim trong vòng 5 phút tính từ khi bắt đầu
đưa thuốc, xử lý kết quả theo phương pháp thống kê y sinh học T-test-student.
• Thử độc tính cấp:
Chuột nhắt cả 2 giống được chia thành các lô, mỗi lô 5 con. Cho chuột
nhịn đói 24 giờ (trước khi uống). Chuột mỗi lô uống thuốc thử với thể tích 0,2
ml /10 g hoặc tiêm màng bụng với thể tích 0,02ml /lOg với liều tăng dần.
Theo dõi tình trạng chung và tỉ lệ chuột chết trong vòng 72 giờ. Tính LD 50
theo phương pháp Káber

Công thức tính: L D 5 0 = LDịoo -
n
z: trung bình số chuột chết ở 2 liều cạnh nhau
d: khoảng cách giữa 2 liều cạnh nhau
n: trung bình số chuột ở mỗi lô
2 Thực nghiệm và kết quả
2.1 Nghiên cứu về chê biến
2.1.1 Phương pháp 1: Chế với MgCl2
2.1.1.1 Chê biến với thời gian ngâm ngắn (cho chế phẩm NNi)
Chọn củ có kích thước to (8 - 9 g / củ), bỏ rễ con, rửa sạch. Ngâm phụ tử
trong dung dịch muối theo công thức:
Phụ tử khô: 100 g
MgCl2 120 g
Nước 90 ml
Trong quá trình ngâm bổ sung muối và nước để đảm bảo nồng độ và thể
tích dung dịch ngâm. Ngâm đến khi nhân có màu trắng đục, vị tê nhẹ, thời
gian ngâm 14 ngày. Vớt ra, rửa sạch, luộc với nước đến khi chín hoàn toàn
(không còn lõi, vị tê nhẹ), (6 giờ). Thái phiến dọc dày 2-3 mm. Ngâm phiến
phụ tử trong nước 12 giờ, vớt ra, rửa nước đến hết vị tê. Sấy đến khô kiệt
(ÓO^^C trong 12 giờ).
2.1.1.2 Chê biến với thời gian ngâm dài (cho chê phẩm NDj)
Quy trình chế biến tưoíng tự như trên chỉ thay đổi thời gian ngâm trong
dung dịch muối -5 tháng.
• Dịch ngâm (nước ót) thu được sau khi chế biến (NN], NDi) giữ lại để định
tính alkaloid.
Đặc điểm thành phẩm:
Mẫu dược liệu chế có màu vàng (NN,: vàng đậm, ND,: vàng nhạt), vị
đắng không còn vị tê, thể chất cứng chắc,
Cứ 100 g phụ tử khô thòi gian ngâm ngắn cho 75 g phụ tử chế (NN|),
thời gian ngâm dài cho 78 g phụ tử chế (ND,).

2.1.2 Phương pháp 2: Chế với 2 muối MgƠ2 và NaCl
2.1.2.1 Chê biến với thòi gian ngâm ngắn (cho chê phẩm NN2 )
Ngâm phụ tử trong hỗn hợp muối theo công thức
Phụ tử khô: 100 g
MgCl2 120 g
NaCl 90 g
Nước 180 ml
Các bước chế biến như phương pháp 1. Thời gian ngâm đến vị tê
nhẹ, nhân trắng đục là 12 ngày.
2.1.2.2 Chế biến với thòi gian ngâm dài (cho chế phẩm ND2 )
Quy trình chế biến tương tự như trên chỉ thay đổi thời gian ngâm - 5
tháng.
• Dịch ngâm (nước ót) thu được sau khi chế biến giữ lại để định tính alkaloid
Đặc điểm thành phẩm:
Mẫu chế biến có màu vàng (NN2 vàng đậm, ND2 vàng nhạt), vị đắng,
hơi mặn không còn vị tê, thể chất cứng chắc.
Cứ 100 g phụ tử khô thời gian ngâm ngắn cho 70 g phụ tử chế NN2 , thời
gian ngâm dài cho 75 g phụ tử chế NDj.
2.2 Nghiên cứu về hóa học
Tiến hành vói mẫu sống và 4 mẫu chếNNj, NN2, ND|,ND2 và dịch ngâm
thu được sau khi chế biến 4 mẫu chế.
2.2.1 Định tính aconit
• Chiết xuất:
Lấy khoảng 2 g bột mỗi MNC(Mg,NN|, NN2, ND|,ND2 ) cho vào bình
nón dung tích 50ml có nút mài, thấm ẩm bằng amoniac đặc. Sau 10 phút thêm
20 ml ether (TT), lắc đều, nút kín và để yên 30 phút, thỉnh thoảng lắc. Gạn lấy
lớp ether, làm khan bằng natri sulfat khan, lọc, bốc hơi dịch lọc trên cách thuỷ
tới khô, được cắn,
Lấy 10 ml dịch ngâm (nước ót) tương ứng với 4 MNC (NN|, NN2, ND|,
ND2), lọc loại tạp.Đưa dịch lọc vào bình gạn dung tích 50 ml, kiềm hoá bằng

NH3 đặc, thêm 20 ml ether (TT). Lắc mạnh trong 15 phút. Gạn lấy lófp dịch
chiết ether, làm khan bằng natri sulfat khan, lọc, bốc hơi dịch lọc trên cách
thuỷ đến khô được cắn.
• Định tính
Hòa tan cắn thu được ở trên bằng 5ml H 2 S O 4 loãng chia vào 3 ống
nghiệm.
o ống 1 : Nhỏ 2 giọt TT Dragendorff
o ống 2: Nhỏ 2 giọt TT Bouchardat
o Ống 3: Nhỏ 2 giọt TT Mayer
Hoà tan cắn trong 5ml
H2SO4
loãng (TT), lấy ra 2ml, đun cách thủy
sôi
trong 5 phút rồi cho vào một ít tinh thể resorcin và tiếp tục đun cách thủy
trong 20 phút.
Kết quả định tính Aconit được ghi ở bảng 1
Mẫu nghiên cứu
Kết quả phản ứng
Đánh
giá
Dragendorff Bouchardat Mayer
với
resorcin
M3
tủa đỏ cam tủa nâu tủa trắng
màu đỏ
với huỳnh
quang
xanh
+

NNi
nt
nt nt nt
+
NN2
nt
nt nt
nt
+
NDi
nt
nt nt
nt
+
ND2
nt
nt nt
nt +
Dịch ngâm NNi
nt
nt nt nt
+
Dịch ngâm NN2
nt
nt nt nt
+
Dịch ngâm NDj
nt
nt nt
nt

+
Dịch ngâm ND2
nt
nt nt nt +
Ghi chú: + phản ứng dương tính
- phản ứng âm tính
Kết quả định tính cho thấy cả 5 MNC và dịch ngâm 4 MNC (NN|, NNj,
NDị, ND2) đều cho phản ứng dương tính với các thuốc thử chung của alkaloid
và thuốc thử đặc trưng của aconit (phản ứng với resorcin).
2.2.2 Sắc ký lớp mỏng
So sánh giữa mẫu sống và mẫu chế
Dung dịch thử:
Lấy 2 g bột mỗi MNC, thấm ẩm bằng N H 3 đậm đặc, để yên 20 phút,
chiết bằng chloroform trong bình soxhlet đến kiệt alkaloid. Cất thu hồi một
phần dung môi.Cô dịch chiết được cắn. Hòa tan cắn trong 2 ml ethanol (TT),
được dung dịch thử.
Dung dịch aconitin chuẩn:
Hòa tan Aconitin trong ethanol (TT) để được dung dịch có nồng độ 1
mg / ml.
Hệ dung môi khai triển ; CHClgiMeOH (9:1)
Hiện màu: TT Dragendorff
Bản mỏng Silicagen: Hoạt hoá ở 110°c trong 30 phút
Bảng 2 - Kết quả định tính Alkaloid trong 5 MNC bằng SKLM
Vết
R i
M,
NNi
NN2
NDi
ND2

A
1
0,15
V
2 0,23
+
+ + +
V
3 0,32
+ +
++
++
+ +
4
0,38
++ V V V
V
++
5
0,65
V
V V
6 0,69
+
V V V
+
7 0,75
+
V V
8 0,88

V V V
V V
9
0,99
V
V V V
V
Ký hiệu: (++): vàng đậm, (+): vàng nhạt, (V); vết mờ
A: Aconitin chuẩn
Nhận xét: Qua hình ảnh của SKLM ta thấy
- SỐ vết: Mẫu sống nhiều nhất (9 vết), các mẫu kia ít hơn, đa số là vết
mờ; các mẫu ngâm với thòi gian ngắn NN|, NN2 : 8 vết; các mẫu ngâm với
thời gian dài( NDj ND2): 6 vết -ít vết hơn so với các mẫu ngâm với thời gian
ngắn.
- Vết có Rf tương đương với Aconitin chuẩn thấy rõ ở mẫu sống, các
mẫu chế chỉ cho vết mờ.
Hình 1 . Sắc ký đồ phân tích alkaloid
2.2.3 Định lượng alkaloid toàn phần: phương pháp Acid base(DĐVN III)
Tiến hành với 5 MNC (M„ NNi, NNj, NDj, NDj)
Cân chính xác khoảng 6 g bột DL đã xác định độ ẩm, cho vào bình nón
__
áam ^ỘÍC'
CÓ nút mài dung tích 150 ml. Thêm 70 ml ether(TT), lắc mạríh trohg 30 phút.
Thêm 2,5 ml nước cất, lắc mạnh và để yên cho tách thành lóp. Gạn lấy lớp
ether và lọc qua bông. Lấy một lượng chính xác dịch chiết ether (tuofng ứng
vód 4g bột dược liệu) cho vào một bình nón có dung tích 150 ml, Làm bốc hơi

×