BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA
ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ sử DỤNG
THUỐC KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TỈNH HÀ TÂY NAM 2004
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Dược
SỸ KHÓA 2000 - 2005)
HÀ NỘI, 5-2 0 0 5
Ạ)
BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ư ợ c HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA
ĐỀ TÀI:
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ sử DỤNG
THUỐC KHÁNG SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TỈNH HÀ TÂY NĂM 2004
(KHOẮ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHÓA 2000 - 2005)
Người hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Nơi thực hiện : Bộ môn Quản lý và Kỉnh tê Dược
Lời cảm ơn
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ và
chỉ bảo rất tận tình của cô Nguyễn Thị Thanh Hương.
Với lòng biết ơn sâu sắc và chân thành, em xin được bày tỏ lời cảm ơn
của em đến:
Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh Hương là người đã trực tiếp hướng dẫn em
hoàn thành khoá luận.
Các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý và Kinh tê Dược đã giảng dạy,
tạo mọi điều kiệrt tốt nhất cho em hoàn thành khóa luận.
Ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọỉ điều kiện thuận lợi cho em thực
hiện khoá luận của mình.
Em xin kính chúc các thầy, các cô mạnh khoẻ và hạnh phúc.
Hà nội, ngày 27 tháng 05năm 2005
Người thực hiện:
Sinh viên Nguyễn Thị Phương Hoa
n h ũ n g t ừ v iế t t ắ t
TCCB
TCKT
HĐT&ĐT
BYT
LS
CLS
KB
HSCC
CĐHA
HHTM
HS
X N -V S
CN khuẩn
HCQT
YHCT
YHHN
RHM
TMH
KHTH
YT - Đ Dg
GPB
D. dưỡng
Tổ chức cán bộ
Tài chính kế toán
Hội đồng thuốc và điều
Bộ Y Tế
Lâm sàng
Cận lâm sàng
Khám bệnh
Hồi sức cấp cứu
Chuẩn đoán hình ảnh
Huyết học truyền máu
Hồi sức
Xét nghiệm - Vi sinh
Chống nhiễm khuẩn
Hành chính quản trị
Y học cổ truyền
Y học hạt nhân
Răng hàm mặt
Tai mũi họng
Kế hoạch tổng hợp
Y tá - Điều dưỡng
Giải phẫu bệnh
Dinh dưỡng
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẨN Đ Ể
— 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh
3
1.1.1 Tinh hình sử dụng kháng sinh trên thế giới
-
3
1.1.2 Tình hình sử dụng kháng sinh tại Việt nam
1.2 Chính sách quản lý việc sử dụng thuốc kháng sinh an toàn,
hợp lý, hiệu quả —
-
-
—
-
12
1.2.1 Trên thế giới
-
-
-
12
1.2.2 Tại Việt N am
-
-
-
13
1.3 Qui trình quản lý sử dụng thuốc
-
—
-
19
1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc
-
21
1.4.1 Trong cơ sở y tế
-
-
—
-
-
— 22
1.4.2 Trong cộng đồng
-
— 22
1.4.3 Hậu quả của việc sử dụng thuốc không hợp lý —
-
-
23
1.5 Chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức của bệnh viện
-
—24
1.6 Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây
-
-
-
25
PHẦN 2 PHƯƠNG PHÁP &ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứ u
2.1 Địa điểm nghiên cứu
-
-
~~~
— 26
2.2 Đối tượng nghiên cứu 26
2.3 Phương pháp nghiên cứu
-
-
26
2.4 Xử lý số liệu
-
-
26
PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN cứ u VÀ BÀN LUẬN
-
-
27
3.1 Kết quả khảo sát
-
-
-
27
3.1.1 Chức năng, nhiệm vụ, bệnh viện
-
-
—
27
3.1.2 Mô hình tổ chức bệnh viện
-
-
-
~~
28
3.1.3 Nhân sự
-
-
29
3.1.4 Mô hình bệnh tật trong bệnh viện năm 2004 29
3.1.5 Danh mục thuốc trong bệnh viện ~~—
—— ~~~~ 30
3.1.6 Phân loại nhóm kháng sinh chính sử dụng tại bệnh viện
33
3.1.7 So sánh DMT bệnh viện với DMT TTY lần IV
34
3.2 Khảo sát bệnh á n
-
34
3.2.1 Phân bố giới trong khoa N hi 34
3.2.2 Phân bố bệnh trong khoa N hi
-
-
-
34
3.2.3 Các thuốc sử dụng nhiều nhất
-
-
-
35
3.2.4 Các thuốc kháng sinh sử dụng nhiều nhất
-
~~~~36
3.4.5 Kê kháng sinh trên một bệnh nhân tại khoa nhi
-
— 37
3.4.6 Số thuốc trung bình trên một bệnh nhân
-
38
3.4.7 Khoa Dược 39
3.3 Công tác quản lý sử dụng kháng sinh an toàn,
hợp lý, hiệu quả
-
-
39
3.3.1 Mua vào — ~3 9
3.3.2 Quản lý, tồn trữ - cấp phát kháng sinh tại bệnh viện
-
-
42
3.3.3 Quy trình cấp phát thuốc
~
45
3.3.4 Quản lý sử dụng kháng sinh ở các khoa điều trị
-
— 47
3.3.5 Tài chính kế toán
-
48
3.4 Hội đồng thuốc và điều trị
-
-
-
—~ 49
3.5 Thông tin thuốc trong bệnh viện
-
-
50
PHẨN 4 KẾT LUẬN VÀ Ý KIÊN ĐỂ XUẤT—
-
52
4.1 Kết luận
-
-
-
52
4.2 Ý kiến đề xuất —
—
— 54
ĐẶT VẤN ĐỂ
Trong nhiều thập kỷ trước, các bệnh nhiễm trùng và bệnh lao luôn được coi
là những bệnh không có thuốc chữa. Trên thế giới nhiều vụ dịch lớn đã xảy ra
và rất nhiều người đã chết vì mắc các bệnh này do không có thuốc chữa. Khi
tìm ra penicillin nhân loại đã có trong tay một vũ khí thần kỳ chống lại hầu
hết các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gram (+) gây ra như: Streptococcus,
Staphylococcus V .V Sau đó Streptomycin được phát minh năm 1944 có tác
dụng chủ yếu trên vi khuẩn gram (-) và trực khuẩn lao. Loài người tưởng như
đã bình an vì có trong tay những “thần dược” để chống lại các bệnh nhiễm
trùng. Danh sách các kháng sinh phát minh cứ dài thêm mãi, hàng trăm kháng
sinh quí đã được áp dụng trong điều trị, con người nghĩ rằng mình đã được an
toàn.
Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh chưa hợp lý hay nói đúng hơn là sử
dụng sai kháng sinh trong điều trị đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các loại
vi khuẩn kháng lại kháng sinh và làm cho kháng sinh không được coi là thần
dược nữa, đôi khi nó còn là “con dao hai lưỡi”. Sự xuất hiện của vi sinh vật
kháng kháng sinh và các hoá trị liệu khác là vấn đề thời sự của y - sinh học
hiện đại. Vì nó làm giảm hiệu quả điều trị ở một số bệnh nhiễm khuẩn trên
thực tế lâm sàng. Các thầy thuốc, các nhà nghiên cứu luôn phải suy nghĩ, tập
trung tiền của vào việc tìm ra kháng sinh mới. Tìm một kháng sinh mới là một
công việc tốn kém, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và rất khó khăn. Vì vậy,
trước mắt để giảm bớt hiện tượng kháng thuốc cần theo dõi, đánh giá, hướng
dẫn việc sử dụng thuốc kháng sinh an toàn hợp lý.
Tại Việt Nam, một nước đang phát triển, việc sử dụng kháng sinh còn rất
nhiều bất cập, chưa hợp lý ngay trong các bệnh viện và tại cộng đồng. Việc sử
dụng kháng sinh an toàn hợp lý và hiệu quả luôn là một trong những quan tâm
1
hàng đầu của Bộ Y Tế, Ban Giám Đốc, Hội Đồng Thuốc và Điều Trị của các
bệnh viện.
Đề tài “Khảo sát tình hình quản lý việc sử dụng kháng sinh tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Hà Tây trong năm 2004” được thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh tại một khoa của bệnh viện đa
khoa tỉnh Hà Tây.
2. Tìm hiểu mô hình quản lý thuốc kháng sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà
Tây trong năm 2004.
3. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao tình hình quản lý và sử dụng
thuốc kháng sinh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tây.
2
PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1 Tình hình sử dụng kháng sinh
1.1.1 Tình hình sử dụng kháng sinh trên thế giới
Trên thế giới, kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong khoảng 50 năm lại
đây, hiện nay vấn đề sử dụng kháng sinh lại đang là một vấn đề thời sự. Tình
hình kháng kháng sinh, đặc biệt là ở các nước nghèo đang phát triển, ở trong
cộng đồng cũng như trong các bệnh viện, đã dẫn tói việc điều trị bệnh trở nên
khó khăn hơn, kéo dài thời gian điều trị bệnh, tăng chi phí điều trị.
Tại Mỹ, 2 triệu người ở Mỹ dùng kháng sinh và có 90.000 chết, 70% vi
khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn ở các bệnh viện đã kháng lại một trong các
thuốc kháng sinh được sử dụng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, s. aureus, vi
khuẩn gây nhiễm khuẩn các vết thương và nhiễm khuẩn máu, mắc phải ở bệnh
viện, Penicillin ban đầu được sử dụng để điều trị bệnh do vi khuẩn này gây ra,
nhưng hiện nay khoảng 80% S.aureus phân lập kháng lại Penicillin, vi khuẩn
này cũng đã kháng lại Methicillin. [32,30]
Bảng 1.1 Tình hình kháng kháng sinh của 5454 vi khuẩn Gram âm ba
tháng (mùa xuân năm 1989) tại Hy Lạp . [28]
Vi khuẩn
Pseudomonas
Acinetobacter Enterobacter
Klebsiella
aeruginosa spp
spp
pneumoniae
Cephalothin
95%
63%
Ceíotaxim
77%
51%
Ceftazidime 31%
92% 67%
46%
Imipenem
14%
1,1% 4,2%
0,5%
Ciprofloxacin
26%
59,6% 13%
10%
Amikacin
44% 91%
51%
45%
Gentamycin
45%
83% 43%
36%
Netilmicin
61%
90%
66% 45%
3
Tại Bulgari, theo nghiên cứu tại bệnh viện Alexander cho thấy tỷ lệ kháng
một số loại kháng sinh của các vi khuẩn đang tăng lên nhanh chóng. [28]
Bảng 1.2 Bảng tỷ lệ kháng của vi khuẩn với một số loại kháng sinh tại
Buỉgari.
Kháng sinh - Loại vi khuẩn kháng
Tỷ lệ kháng %
1997
3/1993-3/1994
Penicillin - s.pneumoniae
33
32
Ampicillin - E.coli
75
65
p.neumoniae — CiproAoxacin
55
22
p.neumoniae - Ceftazidime
28
17
p.neumoniae - Amikacin
45
9
Theo báo cáo một cuộc khảo về sử dụng kháng sinh trên toàn quốc tại
Bulgari, cho thấy các kháng sinh thường xuyên được kê là:
1. Tetracyclin
2. Các penicillin phổ rộng (ampicillin và amoxicillin)
3. Sulfamethoxazole - Trimethoprim
4. Các aminoglycoside (Gentamycin)
5. Cloramphenicol
6. Penicillin phổ hẹp, macrolide, cephalosporin, lincosamide,
quinolone
Nguyên nhân lạm dụng thuốc là do:
- Thiếu các dữ liệu một cách có hệ thống về khuynh hướng kháng
thuốc một cách mạnh mẽ của vi khuẩn.
- Thiếu ngân sách và hệ thống cung cấp thuốc.
- Thiếu thông tin về thuốc.
4
- Thiếu chiến lược quản lý trong hầu hết các bệnh viện.
- Xã hội chưa quan tâm đến tình hình kháng thuốc của các vi khuẩn.
- Nghành dược chưa phát triển.
1.1.2 Tình hình sử dụng kháng sinh tại Việt Nam
Việt Nam là một nước đang phát triển và một nước nhiệt đói. Vì thế, mô
hình bệnh tật của Việt Nam mang tính chất đặc trưng của một quốc gia nhiệt
đới đang phát triển. Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều căn bệnh của các
nước đang phát triển: các bệnh nhiễm khuẩn, ký sinh trùng như nhiễm khuẩn
đường hô hấp, dạ dày- tá tràng, tai nạn giao thông và các dịch lây có tỷ lệ mắc
hàng đầu. Các bệnh tim mạch, huyết áp, ung thư, đái tháo đường phổ biến ở
các nước phát triển cũng đã xuất hiện với tỷ lệ cao và đang gia tăng nhanh ở
Việt Nam trong những năm gần đây. [1]
Bảngl.3 Các bệnh mắc cao nhất ở toàn quốc năm 2001-2003
Đvt: /100.000 dân
TT
Tên bệnh
Năm
2001 2002 2003
1
Sỏi tiết niêu
54,01
55,58 376,01
2
Các bệnh viêm phổi
354,14
297,83 355,86
3
Viêm phế quản, tiểu phế quản cấp
251,46
214,82 238,64
4
ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc
nhiễm khuẩn
204,03
209,54
216,49
5
Cúm
126,64
106,75 166,95
6
Tai nạn giao thông
162,47
159,08 164,00
7
Tăng huyết áp nguyên phát
119,06
122,58 138,48
8
Viêm dạ dày - tá tràng
99,24
90,90
113,33
9
Bênh của ruôt thừa
93,505
95,33
110,33
10
Đuc thủy tinh thể, tổn thương khác thủy tinh
thể
49,99
60,31
87,00
Niên giám thống kê 2001- 2003.
5
Hình 1.1 10 bệnh mắc cao nhất năm 2003
Đơn vị tính: 100.000 dân
Số ca
□ sỏi tiết niệu
□ Các bệnh viêm phổi
■ Viêm phế quản và viêm tiểu phế
quản
□ ia chảy, viêm dạ dày, ruột non có
nguồn gốc nhểm khuẩn
■ Cúm
■ Tai nạn giao thông
□ Tang huyết áp nguyên phát
□ Viêm dạ dày và tá trảng
■ Bệnh của ruột thừa
□ Đục thể thuỷ tinh, tổn thương khắc
của thể thủy tinh
Từ các số liệu trên cho thấy bệnh nhiễm khuẩn vẫn chiếm đa số (6/10)
trong 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất tại Việt Nam. Do đó sử dụng kháng sinh
điều trị vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong các loại thuốc.
Bảng 1.4 Xu hướng bệnh tật tử vong toàn quốc năm 2000 - 2003
Đơn vị
%
Bệnh
2000 2001
2002 2003
Dịch lây
Mắc 32,11
25,11 27,16
27,44
Chết
26,08 15,60
18,20
17,42
Bênh
không lây
Mắc
54,20 64,28
63,05
60,61
Chết
52,25 66,35
63,28
59,12
Tai nạn
ngô đôc,
chấn
thương
Mắc 13,69
10,61
9,18
11,95
Chết 21,67
18,05
18,52
23,46
Niên giám thôhg kê 2000 - 2003
6
Như vậy, mô hình bệnh tật của Việt Nam vừa có đặc điểm của các nước
nghèo và vừa có đặc điểm của một nước bắt đầu công nghiệp hoá.“ở Việt
Nam, về mặt mô hình bệnh tật, các bệnh nhiễm khuẩn là những bệnh phổ biến
nhất, kể cả trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai”.
Theo các số liệu thống kê cho thấy:
- Nguyên nhân mắc bệnh hàng đầu là các bệnh nhiễm khuẩn và ký
sinh trùng và tỷ lệ này gia tăng theo từng năm. sỏi tiết niệu năm
2001 là 54,01/100.000 dân, năm 2003 là 376,01/100.000 dân. ỉa
chảy, viêm dạ dày, ruột non có nguồn gốc nhiễm khuẩn 2001 là
204,03/100.000 dân, năm 2003 là 216,49/100.000 dân.
- Tỷ lệ mắc và chết do tai nạn giao thông ngày càng gia tăng (mắc
2001 là 162,47 năm 2003 là 164,00 (trên 100.000 dân), chết năm
2000 là 21,67% năm 2003 là 23,46%).
Cùng với sự gia tăng của các bệnh nhiễm khuẩn chính là sự gia tăng việc sử
dụng các loại kháng sinh. Theo báo cáo tại hội thảo “Sử dụng kháng sinh an
toàn, hợp lý” tổ chức tại Hà Nội ngày 28-29 tháng 2 năm 2000 cho thấy:
Bệnh nhiễm khuẩn vẫn là một trong số các yếu tố dẫn tói tỷ lệ chết cao.
Hiện nay, các loại kháng sinh được sử dụng rộng rãi và chưa hợp lý. Bất cứ ai
cũng có thể mua được kháng sinh mà không cần đơn thuốc. Có đến hàng trăm
loại kháng sinh được bán trên thị trường, đã tạo điều kiện thuận lợi dẫn tới
việc lạm dụng thuốc kháng sinh, như sử dụng thuốc khi không cần thiết, lựa
chọn thuốc không đúng, dùng sai liều, sai lầm trong quản lý thuốc, hoặc chất
lượng thuốc kém. Chính việc lạm dụng thuốc này là nguyên nhân làm cho vi
khuẩn ngày càng kháng lại kháng sinh, kéo dài thời gian điều trị trong các
bệnh viện và tăng chi phí trong dùng thuốc và phục vụ. [18]
7
Bảng 1.5: Mức độ kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh ở các
bệnh viện tỉnh thành phố năm 1992 và 2001
(%)
Kháng sinh s.
pneumonia
H.influenzae
S.aureus p.
aeruginosa
Kỉebsiella
1992 2001
1992 2001 1992
2001 1992 2001 1992
2001
Penicilin G 8,7
62,7
Ampicillin
11,5 62,7
93,7
Oxacilin
23.4
18,2 33,5
Cefuroxim
44,8
45,6
59,2
Ceíotaxim
61,0
58,5
Ceftriazon
15,1 39,4 49,8
67,8
Ceftazidim
27,6 36,0 14,5
26,3
CiproAoxa
ci-n
48,9
31,5
27,7
Cotrimoxaz
-ol
46,1
45,0 35,0 76,0
21,2 21,0 93,8
60,0
Amikacin
20,8 4,7
18,1
Gentamyci
-n
11,5
53,4 50,8
13,8 28,8 36,3
37,9
62,2
Bảng là kết quả nghiên cứu tính kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn
của chương trình ASTS năm 1992 và năm 2001. Tới năm 2001, H.influenza ;
là chủng vi khuẩn kháng mạnh với nhiều kháng sinh, nhất là với Penicillin G,
Ampicillin và Gentamycin.
Tình hình sử dụng kháng sinh trong bệnh viện
Ở nước ta hiện nay, việc sử dụng kháng sinh vẫn chưa thể kiểm soát được
hoàn toàn, do đó tình trạng kháng thuốc trở nên nghiêm trọng hơn. Tỷ lệ phân
bô các vi khuẩn gây bệnh trong năm 2002 của 10 đơn vị tham gia theo dõi sự
kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh cho thấy cao nhất là E.coli, p.aeruginosa,
Klebsiella và S.aureus. Chúng chiếm tới trên 55% các chủng gây bệnh phân
lập được. Mức độ đề kháng kháng sinh của các chủng thu thập được nhìn
chung là cao. Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện cần can thiệp sử dụng
thuốc đặc biệt là sử dụng kháng sinh hợp lý nhằm ngăn ngừa gia tăng sự
8
kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên năng lực họat động của Hội
đồng thuốc và điều trị nhiều bệnh viện còn hạn chế chưa có kinh nghiệm và
phương pháp can thiệp sử dụng thuốc trong bệnh viện. [22]
Qua báo cáo của 664 bệnh viện (25 bệnh viện trung ương, 162 bệnh viện
tỉnh, 445 bệnh viện huyện, 30 bệnh viện ngành), kết quả thống kê cho thấy:
Tổng tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện tăng ( năm 2003: 1.362.958.014
nghìn đồng, năm 2004: 1.646.868.138 nghìn đồng), do số giường bệnh gia
tăng trong năm 2004 so với các năm trước. Tiền thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ
54-56% tổng tiền thuốc. Điều này cho thấy bệnh nhiễm khuẩn vẫn là bệnh
chiếm nhiều tại Việt Nam.
Thiếu thông tin về thuốc và kiến thức cập nhật. Ví dụ: bác sỹ, dược sỹ thiếu
hiểu biết về cơ chế cơ bản của tương tác thuốc. Không nhận thức được những
hậu quả nguy hiểm của tương tác thuốc thông thường giưa erythomycine và
các thuốc kháng histamin. Mặc dù trong bệnh viện thường sử dụng các thuốc
cũ, nhưng thiếu hiểu biết về tương tác thuốc do đó không biết được các nguy
cơ do tương tác thuốc và biện pháp để giảm tối thiểu các nguy cơ này, hoặc
không biết tận dụng tương tác có lợi tăng hiệu quả điều trị, giảm liều thuốc.
[24]
*) Tình hình sử dụng kháng sinh tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm
1995-1999. [28]
Bảngl.6 Sử dụng kháng sinh ở các bệnh nhân
1995 1996
1997 1998 1999
Sô' bệnh nhân sử dụng kháng
sinh
9.616 10.926
11.207 11.820
11.753
Tổng sô bệnh nhân
10.487 12.007
12.342 13.061
14.600
%
91,7%
91%
90,8%
90,5% 80,5%
9
Khoảng 90% bệnh nhân sử dụng kháng sinh. Khoảng 10% còn lại bao gồm
bệnh nhân có thai đến phòng hộ lý để sinh con, và một vài trường hợp nghi
ngờ có thai; kháng sinh đã không được sử dụng trong các trường hợp này.
Bảng 1.7 Bệnh nhân nội trú - ngoại trú.
1995 1996 1997
1998
1999
l.Tổng sô bệnh nhân khảo sát
46.030 52.147
60.868 74.974 75.068
Tổng số khảo sát
68.092 78.061 90.746
105.886 105.021
Tổng số trường hợp phá thai
4.931
5.417 6.150
7.999
7.619
2. Tổng số bệnh nhân nội trú
10.487 12.007
12.342 13061 14.600
Tổng số trường hợp đẻ
5778
6.139
6.924 7.204 7.682
• khó
2.419
2.893 2.992 3.207
3.057
• thường
3.359
3.246 3.932 3.997
4.625
Tổng số trường hợp phẫu thuật
1.943
2.393 2.540 2.979
3.100
• phụ khoa
593 784 976
1.193
1.142
• sản khoa
1.353 1.609 1.549
1.777 1.958
3. Thòi gian điều trị trung
bình (ngày)
6,3
6,0 6,4
5,8
Thường sử dụng một loại kháng sinh sau khi phá thai, sau khi đẻ có kế
hoạch hoá gia đình.
Khi cần thiết, có sự kết hợp các kháng sinh trong điều trị được sử dụng như:
10
- p-lactam (ampicillin) + aminoglycoside (gentamycin) là phối hợp
chủ yếu
- ị3-lactam (cephalosporine) +metronidazole
- P-lactam + aminoglycoside +metronidazole
- Quinolone + aminoglycoside ( một vài/phụ khoa)
- Kháng sinh + chống nấm
Sự phối hợp kháng sinh trong điều trị đã được giảm bớt trong năm 1999.
Việc sử dụng kháng sinh đã thật sự giảm nhiều vào năm 1999 (19,5%).
Bảng 1.8 Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng sự phối hợp kháng sinh
trong điều trị.
1995 1996 1997 1998
1999
% bệnh nhân sử dụng kháng sinh
91,7%
91%
90,8% 90,5%
80,5%
% bệnh nhân sử dụng 1 kháng sinh
50,8% 57,4% 71,4%
74,6% 68,6%
% bệnh nhân sử dụng 2 kháng sinh
30,3%
25%
15,3% 12,3%
10,5%
% bệnh nhân sử dụng > 3 kháng
sinh
10,6% 80,6% 4,1%
3,6%
1,4%
Bảng 1.9 Tỷ lệ chi phí sử dụng kháng sinh
1995
1996 1997
1998 1999
Chi phí cho kháng
sinh
(nghìn VNĐ)
322.227
646.867
905.159
1.010.433 1.043.799
% tổng chi phí
45,8%
45,6%
44,3%
43,8% 43,5%
11
1.2 Chính sách quản lý việc sử dụng thuốc kháng sinh an toàn, hợp lý,
hiệu quả.
1.2.1Trên thế giói
Tại Hoa kỳ, việc quản lý tình hình kháng kháng sinh được phối hợp chặt
chẽ giữa cục Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh
Mỹ (Center for Disease Control and Prevention USA - CDC).
FDA đã thông báo đã có một luật lệ tóm tắt các quy định mới nhằm mục
đích giảm bớt tình hình vi khuẩn kháng lại kháng sinh, được trình bày tại
Ferderal Register. Quy định này mục đích giảm việc kê thuốc kháng sinh
không hợp lý cho trẻ em và người lớn khi mắc các bệnh thông thường như là
viêm tai, ho mãn tính.
Quy định cung cấp tất cả một cách có hệ thống các thuốc kháng khuẩn cho
người, và các yêu cầu báo cáo ở các nơi trên nhãn thuốc phải có lời khuyên
rằng thuốc này chỉ dùng cho các bệnh nhiễm khuẩn mà tin chắc do vi khuẩn
gây ra. Quy định này cũng yêu cầu trên nhãn thuốc khuyến khích các bác sỹ
chỉ rõ cho bệnh nhân của mình việc sử dụng thuốc đúng và tầm quan trọng
của việc dùng thuốc đúng chỉ dẫn. Đây là một phần trong các nỗ lực đang làm
của FDA nhằm khuyên khích phát triển các thuốc kháng khuẩn mới trong khi
lại kiềm chế ích lợi của các thuốc vẫn đang sử dụng.
Thực hiện quy định thể hiện những thành công một trong bốn mục tiêu của
Chương trình hành động sức khỏe cộng đồng chống lại kháng thuốc kháng
khuẩn (Public Health Action Plati To Combat Antimicrobial Resistance);
một sáng kiến của cục Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Trung tâm kiểm soát và
phòng bệnh Mỹ (CDC), và các Viện nghiên cứu y tế quốc gia (National
Instỉtutes of Health: NIH).
12
Có thể tìm thấy quy định này tại trang web
.pdf. [30]
Các thông tin chi tiết về tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn tại
VVYYU.fda. aov/oc/opacom/hottopics/anti resist.html. [31]
WHO, MSH đã phối hợp xuất bản cuốn sách “Drug and Therapeutics
Committees: a practical guỉde” cung cấp các hướng dẫn cho các bác sỹ, dược
sỹ, các nhà quản lý trong bệnh viện, và những nhân viên khác, những người có
thể nằm trong DTC hoặc những người quan tâm đến việc làm thế nào để cải
thiện chất lượng, chi phí hiệu quả của việc chăm sóc và điều trị. [27]
1.2.2 Tại Việt Nam [28]
Tháng 3 năm 1996, như là một trong bốn chương trình hàng đầu, Bộ Y Tế
đã thành lập hội đồng thuốc và điều trị (HĐT&ĐT) tại bệnh viện phụ sản Hà
Nội.
Trong năm 1997- 1998, Bộ Y Tế Việt Nam đã thông qua các quy định nhằm
củng cố việc sử dụng thuốcan toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế. Các quy định
này bao gồm:
- Thiết lập một HĐT&ĐT tại mỗi bệnh viện, HĐT&ĐT có chức năng
giám sát việc sử dụng, quản lý, tồn trữ thuốc cho đúng.
- Củng cố việc quản lý việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả
và kinh tế tại các phòng khám, phòng khám đa khoa.
Thực hiện chỉ thị 03/CT - BYT ngày 25/02/1997 và thông tư 08/TT - BYT
ngày 04/07/1997 của Bộ Trưởng Bộ Y tế, các bệnh viện đã tiến hành triển khai
thành lập hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện.
Hội đồng thuốc và điều trị
Các bệnh viện phải có hội đồng thuốc và điều trị.
13
Hội đồng thuốc và điều trị là tổ chức tư vấn cho giám đốc bệnh viện về
các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, bảo đảm
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả cho người bệnh, thực hiện: “Chính
sách quốc gia về thuốc”.
Chức năng:
Hội đồng thuốc và điều trị làm nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho giám đốc
về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả; cụ thể hoá các phác
đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng danh mục thuốc phù hợp vói đặc thù bệnh tật và chi phí
về thuốc, vật tư tiếu hao điều trị của bệnh viện.
- Thi hành chính sách quốc gia về sử dụng thuốc trong các bệnh viện.
- Tạo các quy định cơ bản liên quan tới việc cung cấp, quản lý, và sử
dụng thuốc trong các bệnh viện và đóng góp ý kiến về các quy định
cho giám đốc bệnh viện.
- Thiết lập cách thức phân phối thuốc, đóng góp ý kiến cho lãnh đạo
bệnh viện trong việc thực hiện các thủ tục phân phối thuốc.
- Giúp đỡ lãnh đạo bệnh viện thực hiện các hoạt động sau:
• Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ
bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy
chế công tác khoa dược.
• Tạo một tiêu chuẩn kê đơn .
• Theo dõi các phản ứng có hại và rút kinh nghiệm các sai sót
trong dùng thuốc.
14
• Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong
bệnh viện.
• Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các dược sỹ,
bác sỹ và y tá (điều dưỡng); trong đó dược sỹ là tư vấn, bác
sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định và y tá (điều dưỡng) là
người thực hiện y lệnh.
Tổ chức:
Hội đồng thuốc và điều trị gồm từ 5 đến 15 ngưòi, tuỳ theo hạng bệnh
viện, hoạt động theo chế độ kiêm nghiệm, do giám đốc bệnh viện ra quyết
định thành lập.
Thành phần hội đồng gồm:
- Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị là giám đốc hay phó giám đốc
phụ trách chuyên môn.
- Phó chủ tịch Hội đồng kiêm uỷ viên thường trực là dược sỹ đại học,
trưởng khoa dược bệnh viện.
- Thư ký hội đồng là trưởng phòng kế hoạch tổng hợp.
- uỷ viên là một số trưởng khoa điều trị chủ chốt và trưởng phòng y
tá (điều dưỡng). Trưởng phồng tài chính kế toán là uỷ viên không
thường xuyên. Bệnh viện hạng 1 và bệnh viện hạng 2 có thêm uỷ
viên dược lý.
Lề lối làm việc:
Hội đồng thuốc và điều trị họp định kỳ mỗi tháng một lần. Họp bất thường
do giám đốc bệnh viện yêu cầu, chủ tịch hội đồng triệu tập.
Chuẩn bị nội dung:
15
- Phó chủ tịch kiêm uỷ viên thường trực hội đồng thuốc và điều trị
chuẩn bị tài liệu về thuốc cho các buổi họp của hội đồng.
- Tài liệu được gửi cho các thành viên hội đồng nghiên cứu trước.
- Hội đồng thảo luận phân tích và đề xuât ý kiến, ghi biên bản, uỷ
viên thường trực tổng hợp trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và
quyết định thực hiện.
- Thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 3-6-9 và 12 tháng.
Trước khi ban hành, các chỉ thị này đã được thử nghiệm trong một năm tại
các bệnh viện bốn tỉnh và thành phố phía Bắc.
Năm 1999, BYT đã tổ chức một hội nghị đánh giá tác động của HĐT&ĐT
sau hai năm thành lập.
Các kết quả của đánh giá đã cho thấy:
- HĐT&ĐT đã tham gia hoạt động trong các quy định về thuốc tại
các bệnh viện.
- Tăng cường giám sát các phản ứng có hại của thuốc.
- Trong một vài bệnh viện:
• Khoa dược vẫn có thể đưa lời khuyên và các thông tin về
thuốc.
• Một mối quan hệ làm việc tốt được tạo ra giữa các bác sỹ,
dược sỹ và y tá để bàn bạc việc sử dụng thuốc cho bệnh
nhân.
- Tại một vài bệnh viện HĐT&ĐT vừa mới được thành lập và vẫn
chưa thực sự hoàn thành đúng chức năng của mình.
16
*) HĐT & ĐT hướng dẫn cho khoa Dược và phòng kế hoạch tổng hợp
(KHTH):
Cung ứng thuốc
• Khoa dược cung cấp đầy đủ các thuốc đúng lúc và chất lượng tốt. Các
thuốc phải còn nguyên bao bì đóng gói.
• Chỉ sử dụng một sản phẩm trong nhiều sản phẩm có cùng tên gốc; sản
phẩm này phải có chất lượng tốt và đáp ứng các đòi hỏi khi điều trị tói
các điều kiện quản lý và kiểm soát sử dụng thuốc trong bệnh viện.
Kê đơn thuốc
• Trong năm, các chuyên gia được mời tới giảng về các chủ đề đặc biệt
trong thuốc trong điều trị, như là các kháng sinh, vitamin, tương tác
thuốc, phản ứng bất lợi của thuốc. Các học viên là các bác sỹ, dược sỹ và
y tá trong tất cả các bệnh viện.
• Một dược sỹ và hai bác sỹ (mức độ đặc biệt đẩu tiên) thử, khuyên và giúp
đỡ các bác sỹ kê kháng sinh hợp lý, an toàn, hiệu quả.
• Một dược sỹ lâm sàng giúp đỡ các bác sỹ chọn thuốc thích hợp điều trị
cho bệnh nhân.
• Trong buổi họp hàng tuần khoa dược báo cáo các trường hợp sử dụng
thuốc không phù hợp đòi hỏi làm đúng các vấn đề trong tương lai.
• Hàng tháng, nếu phát hiện có sự thay đổi trong lượng thuốc dùng, khoa
Dược xem xét các diễn giải để tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi. Điều
này được báo cáo cho HĐT&ĐT và đưa ra gợi ý để giải quyết vấn đề và
cải thiện chất lượng điều trị.
Sử dụng thuốc
• Khoa Dược đưa các hướng dẫn và giám sát các y tá và hộ lý trong việc sử
dụng thuốc theo đơn. Khoa Dược phối hợp với các khoa trong bệnh viện
xem việc sử dụng thuốc bất thường và báo cáo cho HĐT&ĐT. HĐT&ĐT
theo dõi bất cứ một phản ứng bất lợi nào của thuốc để sửa lại.
Trong bốn năm, tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội phát hiện ra 50 trường hợp
phản ứng bất lợi của thuốc, trong đó có 38 trường hợp là do kháng sinh gây
ra. Tất cả các trường hợp được điều trị trong thời gian này đều không có biến
chứng.
Các bác sỹ kê đơn dựa theo hướng dẫn điều trị và danh mục thuốc, được
HĐT&ĐT viết lại hàng năm, vì thế việc sử dụng kháng sinh trong bệnh viện
trở nên hợp lý, an toàn, hiệu quả hơn. Tỷ lệ kháng sinh kê giảm.Vì thế, mặc
dù con số bệnh nhân tăng lên nhưng thời gian điều trị trung bình tại bệnh
viện lại giảm xuống (từ 6,7 ngày năm 1995 xuống 5,8 ngày năm 1999).
Các văn bản nhằm quản lý tình hình sử dụng kháng sinh an toàn, hiệu quả,
hợp lý được lãnh đạo vụ Điều trị, lãnh đạo Bộ phê duyệt:
• Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị 05/2004/CT-BYT ngày
16-4-2004 về việc chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng thuốc
trong bệnh viện;
• Bộ Y tế ban hành Quyết định 1697/QĐ-BYT ngày 14-5-2004 về
việc thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác
cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện.
• Công văn số 3483/YT-ĐTr ngày 19-5-2004 hướng dẫn thực hiện
việc tăng cường sử dụng thuốc trong bệnh viện.
• Quyết định số 2917/QĐ-BYT ngày 25-8-2004 về việc thành lập
đoàn kiểm tra điều trị tại các bệnh viện.
18
• Quyết định số 1847/2003/QĐ-BYT ngày 28/05/2003 của Bộ
trưởng Bộ Y Tế về việc ban hành Qui chế kê đơn thuốc và bán
thuốc theo đơn.
• Quyết định số 2285/1999/QĐ-BYT ngày 28/07/1999 về việc ban
hành danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ IV năm
1999.Tránh tình trạng một thuốc có nhiều biệt dược, gây khó
khăn cho các bệnh viện trong việc quản lý thuốc và cho các bác
sỹ trong việc kê đơn thuốc.
• Năm 2005, Bộ Y Tế với sự hỗ trợ của chương trình hợp tác y tế
Việt Nam - Thuỵ Điển đã biên soạn cuốn Tài liệu tập huấn “Sử
dụng thuốc hợp lý trong điều trị”. Tài liệu dùng cho đào tạo liên
tục bác sỹ, dược sỹ bệnh viện, mục đích cung cấp kiến thức cơ
bản về sử dụng thuốc hợp lý cho bác sỹ, dược sỹ. Kèm theo tài liệ
tập huấn là đĩa CD các bai giảng trên phần mềm Powerpoint.
1.2.3 Quy trình quản lý sử dụng thuốc. [24]
Hình 1.2 Mối quan hệ bác sỹ, dược sỹ, điều dưỡng trong sử dụng thuốc
Y văn về thuốc
Kinh nghiệm Kỉnh nghiệm Kinh nghiệm
19