Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Lãi suất cơ bản bất ngờ giảm xuống mức 7.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.59 KB, 13 trang )

Lãi suất cơ bản (Prime Rate)
( Người gửi: chipro -- 10/01/2008)
( Bình chọn: 0 -- Thảo luận: 1 -- Lượt xem: 5753)

© SAGA - Saga.vn, 10/01/2008 -- Lãi suất cơ bản là lãi suất thấp nhất được các ngân hàng thương mại chủ lực áp
dụng đối với các khoản vay dành cho các doanh nghiệp là khách hàng lớn. Lãi suất này được quyết định bởi Cục dự
trữ Liên bang để tăng hoặc giảm lãi suất hiện hành cho các khoản vay ngắn hạn. Dù các ngân hàng không nhất thiết
thu lãi đúng như mức công bố, thường thì thu cao hơn và đôi khi thấp hơn, lãi suất cơ bản được xem là cơ sở để
các mức lãi khác tham khảo áp dụng hoặc dựa vào đó để điều chỉnh. Lãi suất cơ bản được xem là lãi suất chính, bởi
vì các khoản vay dành cho các khách hàng nhỏ hơn cũng sẽ phải dựa theo lãi suất này. Ví dụ, một công ty Blue Chip
có thể vay tại lãi suất 5%, nhưng một công ty nhỏ hơn có thể phải vay với lãi suất tăng thêm 2, tức là 7% tại cùng
ngân hàng đó. Nhiều khoản vay tiêu dùng như cho mua nhà, mua ô tô, thế chấp, và khoản vay tín dụng phụ thuộc
vào lãi suất cơ bản.
Do nhiều ảnh hưởng khác nhau, khi một lãi suất cơ bản tăng lên sẽ khiến giá cả chứng khoán trở nên bất lợi. Nhiều
người cho rằng lãi suất cơ bản chỉ quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn, nhưng thật ra, sự chuyển biến của lãi
suất cơ bản còn có ảnh hưởng trực tiếp đối với từng nhà đầu tư.
Trước tiên, lãi suất này là yếu tố quyết định mức lãi mà nhà đầu tư phải trả nếu giả định họ phải mua chứng khoán
bằng tiền đi vay, theo hình thức tài khoản bảo chứng ký quỹ. Khi lãi suất cơ bản tăng, lãi suất áp dụng trên tiền huy
động sẽ tăng theo, do vậy chi phí mua giữ chứng khoán hoặc duy trì một vị thế đầu tư trong thị trường chứng khoán
sẽ cao, người đầu tư dễ gặp phải rủi ro. Ngược lại, một sự cắt giảm lãi suất cơ bản sẽ làm giảm chi phí mua giữ
chứng khoán đối với các khoản tiền huy động, điều này lại khuyến khích người đầu tư mua nhiều chứng khoán hơn,
làm lượng cầu tăng, và hẳn là giá chứng khoán cũng tăng.
Lãi suất cơ bản được xem là một loại lãi suất tham chiếu quan trọng trên thị trường. Nhìn chung nó thay đổi chậm
hơn hầu hết các lãi suất khác, do nó nằm trong tầm kiểm soát của các tổ chức cho vay. Nếu lãi suất liên bang có thể
biến động lớn trong thời gian rất ngắn, thì lãi suất cơ bản được duy trì ở mức tương đối ổn định lâu hơn và nếu có
biến động, cũng sẽ chỉ diễn biến theo những nấc nhỏ 0,25%. Cũng cần xác định rằng lãi suất cơ bản là loại lãi suất
ngắn hạn, nó có thể so sánh với loại lãi suất của các trái phiếu chính phủ ngắn hạn T- bills. Dĩ nhiên, lãi suất cơ bản
thường thấp hơn các lãi suất được trả cho trái phiếu công ty. Tuy nhiên, ta nên lưu ý thêm rằng, một sự gia tăng của
loại lãi suất này sẽ luôn luôn còn là tin đáng buồn cho thị trường trái phiếu.
©Dịch và tổng hợp, SAGA - www.saga.vn.
Cần giảm ngay lãi suất cơ bản!


15/10/2008 07:19 (GMT + 7)
"Những nhà lãnh đạo tiền tệ Việt Nam nên có phản ứng linh hoạt và nhạy bén trong việc điều chỉnh
lãi suất cơ bản, đừng hành động giống như các công ty xăng dầu trong việc điều chỉnh giá xăng
dầu trên thị trường nội địa. " - Ý kiến của chuyên gia tài chính - ngân hàng Huỳnh Bửu Sơn.
Trước đây, khi triển khai các biện pháp thắt chât tiền tệ nhằm mục tiêu chống lạm phát, việc Ngân hàng
Nhà nước ấn định mức lãi suất cơ bản cao cùng với việc bắt buộc các ngân hàng thương mại phải duy trì
một tỷ lệ dự trữ tối thiểu cao (tổng mức dự trữ tối thiểu của các ngân hàng thương mại tại Ngân Hàng Nhà
Nước lên đến 16% ) là có thể hiểu được.
Tuy rằng trên thực tế biện pháp này đã đặt toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vào tình trạng
thiếu thốn thanh khoản nghiêm trọng và buộc họ phải nâng mức lãi suất huy động lên rất cao, đồng thời
phải giảm cho đến ngưng hẳn các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp.
Hệ quả là một số ngân hàng thương mại, nhất là các ngân hàng nhỏ gặp nhiều khó khăn, chi phí cao, lợi
nhuận thấp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn hoạt động, một số phải ngưng hoạt động và đứng trên
bờ vực phá sản, một số chỉ hoạt động cầm chừng.
Cần giảm ngay lãi suất cơ bản!
Sự chậm điều chỉnh lãi suất cơ bản của NHNN sẽ ảnh hưởng đến hệ
thống ngân hàng, các DN và năng lực cạnh tranh của toàn nền kinh tế
Tuy nhiên, trong cái rủi cũng có cái may: sự co cụm của hệ thống ngân hàng trong nước trong thời
gian qua tương tự như các thuyền đánh cá của chúng ta bị thiếu nhiên liệu phải nằm bờ và có
thời gian để sửa chữa những khiếm khuyết, nhờ đó, khi cơn bão ập đến, họ được thoát hiểm.
Tình hình hiện nay đã thay đổi. Cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tạo ra một sự thiếu hụt thanh
khoản nghiêm trọng với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử kinh tế thế giới.
Để đối phó, hầu như tất cả chính phủ các nước công nghiệp phát triển đều phải vào cuộc và có cùng một
hành động là bơm tiền vào các ngân hàng, các định chế tài chính để duy trì thanh khoản của chúng, tuyên
bố sự bảo đảm không hạn chế đối với tiền gửi của người dân, hạ lãi suất, mở rộng tín dụng... với mục tiêu
là phục hồi niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân vào hệ thống tài chính ngân hàng thế giới,
giúp nó ổn định và hoạt động bình thường trở lại.
Trong tình hình đó, nhất là trong điều kiện lạm phát trong nước đã sụt giảm đáng kể (tháng 9/2008 chỉ số
lạm phát chỉ còn 0,18%), hơn nữa, cùng với sự giảm sụt giá xăng dầu và sụt giảm sức mua trên toàn cầu,
khả năng một tình trạng đại giảm phát sẽ diễn ra trên quy mộ rộng, việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục

duy trì một mức lãi suất cơ bản cao (14%) cùng với một mức dự trữ tối thiểu cao (16%) cho hệ thống ngân
hàng trong nước đã không còn hợp thời nữa.
Biện pháp tiền tệ để chống lạm phát trong thời gian qua đã phát huy tác dụng, bây giờ nền kinh tế đang
bước vào một giai đoạn khác mà việc kích cầu, phục hồi sản xuất - nhất là sản xuất tại khu vực dân doanh
- đang được nhiều người nói đến như một giải pháp cần thiết, trước khi tác động giảm phát trở nên quá
nặng nề dẫn đến suy thoái và làm tăng số lao động bị mất công ăn việc làm.
Những nhà lãnh đạo tiền tệ Việt Nam nên có phản ứng linh hoạt và nhạy bén trong việc điều chỉnh lãi suất
cơ bản, đừng hành động giống như các công ty xăng dầu trong việc điều chỉnh giá xăng dầu trên thị
trường nội địa. Khi giá xăng dầu thế giới lên, giá xăng trong nước được điều chỉnh tăng vọt rất nhanh
nhưng khi giá xăng dầu thế giới giảm mạnh, giá xăng trong nước vẫn chưa giảm kịp thời.
Sự thiếu nhanh nhạy này chắc chắn tạo ra lợi nhuận lớn cho các công ty xăng dầu nhưng lại gây thiệt hại
không nhỏ cho người tiêu dùng và làm cho chí phí của các doanh nghiệp gia tăng, tức là ảnh hưởng thất
lợi cho cả nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước tất nhiên không có ý định đi tìm lợi nhuận, tuy nhiên sự chậm điều chỉnh lãi suất cơ
bản không những chỉ ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, đến các doanh nghiệp, mà còn tác động đến sự
tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của toàn nền kinh tế, khi phí tổn tài chính tại Việt Nam trở nên quá cao
so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
• Huỳnh Bửu Sơn
Giảm lãi suất cơ bản xuống 13%
13:05' 20/10/2008 (GMT+7)
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Quyết định số 2316/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008 về
mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam; theo đó, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam giảm từ
14%/năm xuống 13%/năm. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 21/10.
Bắt đầu từ 21/10, lãi suất cơ bản sẽ hạ
xuống mức 13%.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với
tổ chức tín dụng tăng từ 5%/năm tăng lên 10%/năm.
Ngoài ra, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên
ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối
với các ngân hàng cũng giảm.

Cụ thể lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 14%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm
xuống 12%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu
hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng giảm từ 15%/năm
xuống 14%/năm.
Ngân hàng nước cũng quyết định thanh toán trước hạn tín phiếu NHNN bắt buộc; theo đó, kể từ ngày
21/10/2008, NHNN thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN dưới hình thức bắt buộc theo nhu
cầu rút trước hạn của các tổ chức tín dụng.
Cũng trong ngày 20/10. Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng, tiếp tục chú
trọng các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra do tác động của khủng hoảng tài chính và dấu hiệu suy
thoái kinh tế toàn cầu, chấp hành đúng quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
Đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, trên cơ sở khả năng huy động vốn ở trong và ngoài nước, đi đôi với
kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và tiếp tục điều chỉnh cơ cấu tín dụng để tập trung vốn cho các lĩnh
vực sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, nông nghiệp và nông thôn, doanh nghiệp nhỏ
và vừa, các dự án đầu tư khả thi, có hiệu quả và khả năng trả nợ đúng hạn.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc thực hiện các giải pháp nêu trên là nhằm tạo điều kiện cho
các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng huy động vốn và thanh toán, hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu
quả, giảm lãi suất cho vay, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển.Trước khi có quyết định hạ lãi
suất cơ bản, hai tuần qua một số ngân hàng đã đón đầu hạ trước các lãi suất huy động và cho vay
• Phước Hà

Lãi suất cơ bản giảm xuống 11%
10:47' 20/11/2008 (GMT+7)
- Ngày 20/11, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 2809/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008 về
mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Theo đó, lãi suất cơ bản giảm từ 12%/năm xuống 11%/năm. Như
vậy, lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng (TCTD) giảm từ 18%/năm xuống 16,5%/năm.
Đây là lần thứ ba liên tiếp trong vòng 1 tháng qua lãi suất cơ bản được cắt giảm mỗi lần 1%, từ 14% xuống còn 11%.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng ký quyết định số 2810/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008 về lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn
trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng.
Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 11%/năm xuống

10%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh
toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm.
Lãi suất cho vay tối đa chỉ còn 16,5%. (Ảnh: H. Ly)
Đáng chú ý, cùng ngày, Thống đốc đã có quyết định số 2811/QĐ-NHNN về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với
tiền gửi bằng đồng Việt Nam. Theo đó, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam thêm 2%.
TIN LIÊN QUAN
• Đã đến lúc trở lại lãi suất thỏa thuận?
• Đáy lãi suất cho vay xuống mức 14%
• Lãi suất tiền gửi sẽ về mức 12%?
• Chứng khoán tăng mạnh trở lại sau quyết định hạ lãi suất
• Các ngân hàng lớn lại đồng loạt giảm lãi suất
• Lãi suất cơ bản giảm còn 12%
Cụ thể, đối với các NHTM nhà nước (không bao gồm Ngân hàng NNo&PTNT), NHTM cổ phần Ngoại thương Việt
Nam, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính giảm từ 10%
xuống 8% đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, giảm từ 4% xuống 2% đối với loại tiền gửi
kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Đối với Ngân hàng NNo&PTNT, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam giảm từ 7% xuống 5% đối với loại tiền gửi
không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, giảm từ 3% xuống 1% đối với loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Sau khi có các quyết định này, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng, điều chỉnh lãi suất kinh doanh
bằng đồng Việt Nam, phù hợp với các quy định mới.
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và nông thôn,
nhất là các hộ nông dân sản xuất lúa vụ mùa Đông xuân, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, doanh
nghiệp nhỏ và vừa, các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và kể cả các dự án đầu tư bất động sản khả thi, có hiệu
quả và có khả năng trả nợ đúng hạn.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc thực hiện các giải pháp nêu trên là nhằm tạo điều kiện cho các TCTD
đảm bảo khả năng huy động vốn và thanh toán, hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, giảm lãi suất cho vay, tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, thúc đẩy đầu tư, sản
xuất, kinh doanh phát triển.
Phản ứng đầu tiên: BIDV công bố giảm lãi suất
Nhận thấy những tín hiệu từ chính sách tiền tệ, các ngân hàng

đã bắt đầu có những điều chỉnh. Sớm nhất, từ ngày
20/11/2008, Ngân hàng Đầu tư - Phát triển (BIDV) sẽ tiếp tục
hạ lãi suất cho vay bằng nội tệ. Đây là đợt điều chỉnh lần thứ 8
liên tiếp của BIDV trong vòng 4 tháng trở lại đây, lần giảm
gần đây nhất được BIDV áp dụng vào ngày 17/11/2008.
Cụ thể, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa là 14%/năm áp dụng
đồng loạt đối với tất cả các khách hàng. Lãi suất cho vay trung
dài hạn tối đa là 14,8%/năm.
Đặc biệt, mức lãi suất ngắn hạn tối đa 13%/năm “chạm” lãi
suất tái cấp vốn của NHNH (13%) và sát với mức lãi suất cơ
bản hiện hành là 12%, được áp dụng đối với các khách hàng
sản xuất kinh doanh các mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn
định, trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm thiết yếu cho nền kinh
tế như: năng lượng, xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón,
thuốc chữa bệnh…; Khách hàng là các DNNVV; Các khoản
vay tài trợ xuất khẩu; Các khoản vay thu mua lúa gạo phục vụ
xuất khẩu.

Đón đầu lãi suất cơ bản
Nếu lãi suất cơ bản xuống còn 10%/năm, lãi suất cho vay tối đa chỉ còn 15%/năm Dù chưa có thông
tin chính thức về việc Ngân hàng (NH) Nhà nước sẽ giảm thêm lãi suất cơ bản, song nhiều người
dự đoán lãi suất cơ bản từ 11%/năm sẽ xuống còn 10%/năm trong những ngày đầu tháng 12-
2008. Hàng loạt NH thương mại đã giảm mạnh lãi suất cho vay lẫn huy động vốn, như một động
thái nhằm đón đầu mức giảm của lãi suất cơ bản.
Đi trước một bước
Ngày 1-12, NH Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) mạnh tay giảm thêm 1,6% lãi suất cho
vay tiền đồng, đưa lãi suất vay vốn ngắn hạn cao nhất về mức 13%/năm. Đặc biệt, mức
lãi suất thấp nhất 11,4%/năm áp dụng cho các đối tượng vay vốn kinh doanh các mặt
hàng có thị trường tiêu thụ ổn định, trực tiếp sản xuất sản phẩm thiết yếu cho nền kinh
tế, doanh nghiệp nhỏ, các khoản vay tài trợ xuất khẩu, thu mua lúa gạo. Lãi suất cho vay

trung dài hạn bằng lãi suất tiết kiệm 12 tháng trả sau cộng phí tối thiểu là 3%/năm. NH
An Bình (ABBank) tiếp tục “xuống tay” 2%-2,5% so với mức lãi suất cũ, kéo lãi suất đầu
ra về 14% - 14,75%; riêng khách hàng thuộc đối tượng ưu đãi, lãi suất cho vay là
13,75%/năm. Cách nay vài ngày, NH Xuất nhập khẩu VN (Eximbank) cũng đã hạ lãi suất

×