Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Mô tả tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cảng khuyến lương tổng công ty hàng hải việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.1 KB, 22 trang )

Trường Đại học Thăng Long
Khoa: Quản lý
Ngành: Tài chính - Ngân hàng.
***
BÁO CÁO THỰC TẬP
TỔNG HỢP
Thực tập tại đơn vị:
Cảng Khuyến Lương- Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam
Sinh viên: Trần Thị Minh Huyền
Mã sinh viên: A11066
Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2010.
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
***
Nhận xét của giáo viên chấm Báo cáo thực tập tổng hợp:
SVTT: Trần Thị Minh Huyền 2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU Error: Reference source not found
PHẦN 1: QUÁ TRÌNHH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CẢNG KHUYẾN LƯƠNG
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 4
1.1.1 Đôi nét về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 4
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Cảng Khuyến Lương 5
1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý Doanh nghiệp 7
1.3 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban 7
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Khát quát về ngành nghề kinh doanh 10
2.2 Quy trình chung của Doanh nghiệp Error: Reference source not found
2.2.1 Bộ phận sản xuất chính Error: Reference source not found
2.2.2 Đối với bộ phận sản xuất phụ Error: Reference source not found


2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua 11
2.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Cảng 11
2.3.2 Tài sản và nguồn vốn của Cảng 13
2.4 Phân tích một số chỉ tiêu căn bản Error: Reference source not found
2.5 Tình hình người lao động Error: Reference source not found
PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
3.1 Nhận xét về môi trường kinh doanh Error: Reference source not found
3.2 Những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục Error: Reference
source not found
3.3 Định hướng phát triển 19
KẾT LUẬN 20
SVTT: Trần Thị Minh Huyền 3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các
vùng miền của một quốc gia, giữa các quốc gia, các khu vực cũng tăng theo. Những
hàng hóa dịch vụ này được mua bán, trao đổi, chuyên chở bằng các phương thức khác
nhau. Một trong những phương thức chuyên chở hàng hóa là đường biển. Đây là
phương thức có chi phí thấp hơn so với các phương thức khác, có thể chuyên chở được
những loại hàng hóa có kích thước và trọng tải lớn, do vậy hiện nay ở Việt Nam cũng
như trên thế giới có rất nhiều Cảng để phục vụ hoạt động hàng hải.
Cảng Khuyến Lương thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, được thành lập từ
năm 1985. Là một Cảng nhỏ, từ khi thành lập tới nay đã gặp không ít khó khăn, nhưng
ban lãnh đạo Cảng đã có những thay đổi để duy trì hoạt động của Cảng cho phù hợp
với chủ trương Chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với nền kinh tế thị trường.
Với những kiến thức đã tiếp thu được trên giảng đường Đại học và quá trình tìm
hiểu thực tế công tác quản lý sản xuất, tổ chức công tác kế toán của Doanh nghiệp,
cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô khoa Quản lý và các cô chú, anh chị trong phòng
Tài chính – Kế toán của Cảng Khuyến Lương, em đã bổ sung được rất nhiều kiến thức
cho hành trang của mình trên con đường sự nghiệp sau này.

Do thời gian còn hạn chế và bản thân chưa có kinh nghiệm nên báo cáo thực tập
chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Em mong thầy cô góp ý cho em để báo cáo
này được hoàn thiện hơn.
SVTT: Trần Thị Minh Huyền 4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
PHẦN 1: QUÁ TRÌNHH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CẢNG KHUYẾN LƯƠNG
1.1Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1 Đôi nét về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
• Tên gọi đầy đủ bằng Tiếng Việt: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
• Tên giao dịch quốc tế bằng Tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL SHIPPING LINES
• Tên viết tắt bằng Tiếng Anh: VINALINES
• Địa chỉ trụ sở chính: Toà nhà Ocean Park, Số 1 Đào Duy Anh, Quận Đống Đa, Hà
Nội.
• Điện thoại: (84) 4 35770825~29 Fax: (84) 4 35770850/60/31/32
• Email:
• Website: ;
Tính đến thời điểm 31/12/2009, Vinalines có 17 đơn vị hạch toán phụ thuộc (bao
gồm các Công ty hạch toán phụ thuộc, Chi nhánh, Văn phòng đại diện); 27 công ty con
(bao gồm các Công ty hạch toán độc lập, Công ty TNHH một thành viên, Công ty cổ
phần, Công ty TNHH 2 thành viên, Liên doanh); 36 Công ty liên kết. Đội tàu của Tổng
công ty gồm 149 chiếc, với tổng trọng tải đạt 2,7triệu tấn, chiếm 45% tổng trọng tải của
đội tàu biển quốc gia.
Sau hơn 10 năm hoạt động, Vinalines đã chứng tỏ năng lực quản lý hiệu quả dù gặp
nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế ASEAN. Trước những biến động của thị
trường hàng hải và những khó khăn tài chính, đã có nhiều biện pháp thích hợp được áp
dụng để duy trì sự tăng trưởng liên tục trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của toàn
Tổng công ty. Với những kế hoạch đang được triển khai về cải tạo và phát triển cảng
biển, đầu tư mở rộng đội tàu, và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ, Vinalines cùng
các thành viên tự tin, lạc quan tiến về phía trước.

Được thành lập và hoạt động từ ngày 1/1/1996 theo Quyết định 250/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ngày 29/4/1995, Vinalines lúc đầu gồm 22 công ty nhà nước, 2
công ty cổ phần và 9 công ty liên doanh, sở hữu 50 tàu với tổng trọng tải là 396.291
DWT và có 18456 lao động.
Để nâng cao vị thế của Tổng công ty, kế hoạch 5 năm giai đoạn 1996-2000 đã được
đưa ra và triển khai thành công. Kết quả là đội tàu của Vinalines đã tăng lên thành 79
Trần Thị Minh Huyền_ A11066
5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
tàu (tương đương 844.521 DWT) gồm 9 tàu container với tổng trọng tải là 6.102 TEU,
năng lực đội tàu đạt 14 tấn/DWT/năm. Việc nâng cấp cảng Sài Gòn và cảng Hải Phòng
cùng việc xây mới bến container tại cảng Cần Thơ đã giúp năng suất khai thác cảng đạt
2.800 tấn/m bến/năm. Bên cạnh đó, Vinalines đã nâng cao năng lực các ICD tại Thủ
Đức, Gia Lâm, Đồng Nai và đầu tư nhiều trang thiết bị mới để đáp ứng nhu cầu vận tải
mới. Trong giai đoạn này, doanh thu hàng năm tăng 8-21%/năm. Năm 2000, doanh thu
đã tăng 2,16 lần so với năm 1995, đạt 4270 tỷ đồng và tổng lợi nhuận đạt khoảng 326
tỷ đồng.
Nhờ thành công này, trong giai đoạn 2001-2005, đội tàu của Vinalines đã tăng lên
thành 103 tàu (tương đương 1,2 triệu DWT), trong đó có 43 tàu mua lại và 10 tàu đóng
mới (trong chương trình đóng mới tàu biển giữa Vinalines và Vinashin đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1419/QĐ-TTg ngày 1/11/2001, theo đó
Vinashin cam kết đóng mới 32 tàu với tổng trọng tải là 403260 DWT cho Vinalines).
Trong giai đoạn này, 3290m bến đã được cải tạo và xây dựng để tiếp nhận tàu từ 10000
DWT đến 40000 DWT. Nhiều dự án nâng cấp và cải tạo đã được hoàn thành đưa tổng
chiều dài bến của Vinalines lên 8603m khiến năng suất bến vào cuối năm 2005 đạt
3125 tấn/m bến. Cũng trong thời gian này, Vinalines đã triển khai các dự án đầu tư vào
kho bãi, ICD, phương tiện và trang thiết bị để phục vụ hoạt động hàng hải và mở rộng
ngành nghề kinh doanh của mình sang các lĩnh vực khác, như dự án xây dựng toà nhà
Ocean Park cao 19 tầng với 2 tầng hầm, dự án liên doanh với Tập đoàn STC Hà Lan
xây dựng trung tâm đào tạo thuyền viên tại Hải Phòng, …

Năm 2005, tổng doanh thu của toàn Tổng công ty dạt 10500 tỷ đồng với tổng lợi
nhuận khoảng 700 tỷ. Đến năm 2006, năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm giai đoạn
2006-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1366/QĐ-TTg
ngày 18/10/2006, Vinalines một lần nữa lại vượt mục tiêu đề ra với tổng doanh thu đạt
11241 tỷ đồng.
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Cảng Khuyến Lương
 Lịch sử hình thành và phát triển
• Tên công ty: Cảng Khuyến Lương.
• Trụ sở : Thôn Khuyến Lương – xã Trần Phú - huyện Thanh Trì – HN.
• ĐT: 04.6440181 – 04.8612051
• Fax: 04.8612050
• Emai:
Trần Thị Minh Huyền_ A11066
6
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Cảng Khuyến Lương được Bộ Giao thông vận tải ra quyết định thành lập số
2003/TCCP ngày 11/10/1985. Cảng Khuyến Lương là một Doanh nghiệp Nhà nước,
thực hiện hạch toán độc lập. Là một Cảng công nghiệp năm ở phía đông nam thành phố
Hà Nội, là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía bắc.
Quá trình phát triển của Cảng Khuyến Lương được chia làm 3 giai đoạn
• Giai đoạn 1: 1987 -1990
Trong khoảng thời gian này hàng hoá qua Cảng Khuyến Lương ổn định theo kế
hoạch của Nhà nước và Bộ Giao thông vận tải cũng như của thành phố Hà Nội, mặt
hàng được xếp dỡ chủ yếu trong giai đoạn này chủ yếu gồm: Phân bón, sắt, thép, nhôm,
sillic, gỗ thông hàng nhập khẩu từ Liên xô và các nước Đông Âu chuyển tải bằng xà
lan Lash từ Vịnh Hạ Long về Hà Nội qua Cảng Khuyến Lương.
• Giai đoạn 2: 1991 – 1993:
Giai đoạn này việc sản xuất kinh doanh của Cảng Khuyến Lương gặp không ít khó
khăn, sản lượng bốc xếp giảm đáng kể, người lao động thiếu việc làm, đời sống cán bộ
công nhân viên giảm sút do thu nhập thấp. Nguyên nhân của khó khăn này là do liên

bang Xô Viết và các nước Đông Âu tan rã, nguồn hàng xuất nhập khẩu hai chiều từ
Việt Nam sang và từ các nước Đông Âu về Việt Nam bằng xà lan Lash không còn.
Nguồn hàng vận chuyển duy nhất của Cảng là hàng nội địa.
• Giai đoạn 3: Từ 1994 đến nay
Từ thực tế sản xuất kinh doanh giai đoạn 1991 – 1993 cho thấy tình hình sản xuất
kinh doanh của Cảng bước vào thời kỳ khó khăn lớn gần như bế tắc hoàn toàn. Trước
tình hình đó, Cảng đã quyết định đầu tư chuẩn bị bốc xếp và vận tải hàng siêu trường,
siêu trọng, chuẩn bị đủ điều kiện đón nhận những lô thiết bị lớn phục vụ xây dựng khu
công nghiệp, xây dựng thủ đô. Muốn vậy yêu cầu trước mắt đặt ra với Cảng là: Phải
nhanh chóng đầu tư thiết bị khai thác cát đảm bảo cho tàu vào trả hàng, nhận hàng an
toàn vì vùng nước trước bến Cảng Khuyến Lương hàng năm sau mỗi mùa mưa lũ sự
bồi lắng phù sa gây nên khan cạn bến bãi, tàu thuyền ra vào Cảng nhận, trả hàng gặp
khó khăn. Vì vậy nhu cầu nạo vét vùng nước trước Cảng được đặt ra như một nhiệm vụ
cấp bách đối với Cảng. Cảng đã lập dự án đầu tư tàu và công trình nạo vét vùng sông
nước trước bến Cảng với hai lợi thế :
Trần Thị Minh Huyền_ A11066
7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
 Nguồn cát hút lên phục vụ cho công cuộc xây dựng, san lấp mặt bằng khu vực
phía nam Hà Nội. Vùng bến bãi đã được nạo vét liên tục là một thuận lợi lớn cho tàu có
trọng tải lớn có thể ra vào mà không sợ khô cạn.
 Cảng đã đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh vận tải, đầu tư phương
tiện thiết bị mới, tổ chức mạng lưới nhân viên tiếp thị sâu rộng, nhanh nhạy chú trọng
đúng mức đến chất lượng dịch vụ, duy trì giá dịch vụ hợp lý.
 Hình thức tổ chức Doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước.
 Hình thức sở hữu vốn: 100% vốn Nhà nước
1.2Cơ cấu tổ chức quản lý Doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức quản lý của Cảng được tổ chức theo trực tuyến chức năng nghĩa là
giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành cao nhất mọi hoạt động liên quan đến
Cảng.

 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CẢNG KHUYÊN LƯƠNG
1.3Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban
 Ban giám đốc: Gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc
Trần Thị Minh Huyền_ A11066
GIÁM ĐỐC CẢNG
GIÁM ĐỐC CẢNG
Phòng
kỹ
thuật
vật tư
Phòng
kỹ
thuật
vật tư
Phòng kế
toán tài
vụ
Phòng kế
toán tài
vụ
Bộ phận
sản xuất
phụ
Bộ phận
sản xuất
phụ
Phòng
kế
hoạch

thương
vụ
Phòng
kế
hoạch
thương
vụ
PGĐ Nội
chính
PGĐ Nội
chính
Phòng
bảo vệ
đời
sống
Phòng
bảo vệ
đời
sống
Phòng
nhân
chính
Phòng
nhân
chính
PGĐ Phụ
trách kinh
doanh
PGĐ Phụ
trách kinh

doanh
Bộ phận
sản xuất
chính
Bộ phận
sản xuất
chính
Tổ
nhà
ăn
Tổ
nhà
ăn
Tổ
dịch
vụ
Tổ
dịch
vụ
Tổ
bảo
vệ
Tổ
bảo
vệ
Đội

giới
Đội


giới
Đội
kho
hàng
Đội
kho
hàng
Xưởng
s.chữa
cơ khí
Xưởng
s.chữa
cơ khí
Đội
khai
thác
cảng
Đội
khai
thác
cảng
8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
־ Giám đốc: là người quản lý điều hành mọi hoạt động của Doanh nghiệp.
־ Phó giám đốc sản xuất kinh doanh: giúp giám đốc quản lý đầu ra sản phẩm,
phụ trách hoạt động kinh doanh của Cảng.
־ Phó giám đốc nội chính: phụ trách quản lý hành chính trong Doanh nghiệp.
 Phòng nhân chính (7người): tham mưu cho ban giám đốc về công tác quản lý
tổ chức, quản lý nhân sự nhằm hình thành và bổ sung một đội ngũ cán bộ công nhân
viên có đủ trình độ năng lực, làm tham mưu về công tác quản lý hành chính ở Cảng.

 Phòng bảo vệ đời sống (24người): có nhiệm vụ vệ sinh an toàn lao động, y tế,
bảo vệ cơ quan an ninh khu vực, dân quân tự vệ, phòng cháy chữa cháy.
 Phòng kỹ thuật vật tư( 7người): có nhiệm vụ cung ứng vật tư, nhiên liệu, quản
lý thiết bị thuỷ, thống kê báo cáo tình hình thiết bị vật tư, đại lý xăng dầu.
 Phòng kế toán tài vụ ( 5 người): có nhiệm vụ quản lý việc sử dụng vốn, tổ
chức hạch toán kế toán theo pháp luật nhà nước quy định, tham mưu cho giám đốc
trong lĩnh vực tài chính.
־ Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm (năm
dương lịch ).
־ Đơn vị tiền tệ được sử dụng để ghi chép công tác kế toán và lập báo cáo tài chính là
đồng Việt Nam (ký hiệu: VND).
־ Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.
־ Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng.
־ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo giá thực tế và theo nguyên giá TSCĐ.
־ Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
־ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá thực tế
־ Phương pháp xác định trị giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền
־ Phương pháp xác định giá thực tế vật tư xuất kho: theo phương pháp Nhập trước –
Xuất trước.
 Phòng kế hoạch thương vụ (6 người): định hướng kế hoạch sản xuất kinh
doanh cho Cảng về thị trường giá cả, tiêu thụ, về mặt kỹ thuật chất lượng NVL đầu vào
và sản phẩm đầu ra của Cảng.
Trần Thị Minh Huyền_ A11066
9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
 Bộ phận sản xuất chính (108 người): vận hành các máy móc, thiết bị phục vụ
sx, tổ chức sản xuất đáp ứng kịp thời nhu cầu sản phẩm của DN.
 Bộ phận sản xuất phụ (30 người): phục vụ cho các hoạt động trong Doanh
nghiệp.
Trần Thị Minh Huyền_ A11066

10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
2.1Khát quát về ngành nghề kinh doanh
 Ngành nghề kinh doanh :
 Khai thác Cảng, vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ, đường bộ.
 Kinh doanh dịch vụ tổng hợp.
 Đại lý xăng, dầu và vật tư kỹ thuật.
 Xây dựng cơ bản, khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng,
tạo bãi nạo vét luồng lạch.
 Sửa chữa phương tiện vận tải, thiết bị xếp dỡ và xe, máy công trình.
 Giấy CNĐKKD số 10122 ngày 11/10/1985
2.2Quy trình chung của Doanh nghiệp
2.2.1 Bộ phận sản xuất chính
־ Đội Khai thác Cảng (60 người) có nhiệm vụ:
+ Tổ chức quản lý các tổ sản xuất và những người lao động thuộc bộ phận
mình.
+ Nhận lệnh sản xuất, bố trí dây chuyền xếp dỡ hàng hoá.
+ Theo dõi quản lý nhân lực, theo dõi thống kê lao động, khối lượng công việc
hoàn thành để Xí nghiệp trả lương, giải quyết các chế độ BHXH và các chế độ khác của
người lao động.
־ Đội cơ giới (48 người): Gồm các tổ công nhân vận hành thiết bị, phương tiện
vận tải và được chia ra làm 4 tổ chuyên ngành khác nhau:
+ Tổ tàu công trình chủ yếu gồm các tàu hút cát dưới sông lên các bãi để bán.
+ Tổ phương tiện thuỷ có nhiệm vụ duy tu, sửa chữa bảo dưỡng luồng lạch của
Cảng, tàu để thả neo, phao tiêu dưới sông , lai dắt tàu vào cầu tàu, vào bến .
+ Tổ xe ô tô làm nhiệm vụ vận tải hàng hoá ở cầu tầu vào kho bãi của cảng và
kho bãi cho chủ hàng .
+ Tổ xúc - ủi bao gồm các công nhân điểu khiển máy xúc, máy ủi làm nhiệm

vụ xúc hàng lên các phương tiện vận chuyển như cát, than và vật liệu xây dựng
2.2.2 Đối với bộ phận sản xuất phụ
Trần Thị Minh Huyền_ A11066
11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
־ Đội kho hàng (21 người): nhiệm vụ chính là quản lý, giao nhận hàng hoá, quản
lý kho bãi, nhà cân.
־ Xưởng sửa chữa cơ khí (9 người): có nhiệm vụ chính là bảo dưỡng, sửa chữa
các thiết bị, máy móc, công cụ phục vụ sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện ở
Cảng.
 Sơ đồ tổ chức sản xuất
2.3Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua
2.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Cảng
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
Mức tăng giảm
Tỷ lệ
%
(1) (2) (3) (4)=(3)-(2) (4)/(2)
1. Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
40.493.959.068 33.437.018.458 -7.056.940.610 -17
2. Các khoản giảm trừ
_ _ _ _
3. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
40.493.959.068 33.437.018.458 -7.056.940.610 -17
4. Giá vốn hàng bán

31.846.013.11
5
25.429.633.223 -6.416.379.892 -20
Trần Thị Minh Huyền_ A11066
BỘ PHẬN SX
Xưởng s.c
cơ khí
Đội kho
hàng
Đội cơ giớiĐội khai thác
cảng
Bộ phận SX phụBộ phận SX chính
Tổ TB nâng
Tổ bốc xếp
Tổ p.tiện
thuỷ
Tổ xúc - ủi
Tổ xe ô tô
Tàu công
trình
Tổ cát đen
C.H xăng dầu
C.H VLXD
Tổ cát vàng
Tổ kiểm đếm,
kho bãi
Tổ gia công
CK
Tổ s.chữa
máy

Tổ điện
12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
8.647.945.953 8.007.385.235 -640.560.718 -7
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
34.360.404 31.890.821 -2.469.583 -7
7. Chi phí tài chính
408.891.622 381.363.301 -27.528.321 -7
Trong đó chi phí lãi vay
408.891.622 381.363.301 -27.528.321 -7
8. Chi phí bán hàng
_ _ _ _
9. Chi phí quản lý Doanh
nghiệp
1.649.699.850 941.303.730 -708.396.120 -43
10. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
6.623.714.885 6.716.609.025 92.894.140 1
11. Thu nhập khác
1.314.059.363 2.633.250.359 1.319.190.996 100
12. Chi phí khác
1.136.646.992 2.207.591.716 1.070.944.724 94
13. Lợi nhuận khác
177.412.371 425.658.643 248.246.272 140
14. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
6.801.127.256 7.142.267.668 341.140.412 5

15. Chi phí thuế TNDN
hiện hành
1.904.315.632 1.999.834.947 95.519.315 5
16. Lợi nhuận sau thuế
thu nhập Doanh nghiệp
6.751.451.792 7.023.083.248 271.631.456 4
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 và năm 2008 của Cảng
Khuyến Lương)
Nhìn vào Báo cáo kết quả kinh doanh hai năm gần đây, ta có thể thấy lợi nhuận sau
thuế của năm 2008 cao hơn so với năm 2007 và cụ thể như sau:
- Tuy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 7.056.940.610 tương đương 17%
làm lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 640.560.718 tương ứng với
7%, doanh thu hoạt động tài chính giảm 2.469.583 (7%), nhưng do Doanh nghiệp đã có
biện pháp làm giảm chi phí quản lý Doanh nghiệp một cách đáng kể 43% tương đương
với 708.396.120 nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008 vẫn tăng 1%
(92.894.140) so với năm 2007.
- Hơn nữa lợi nhuận khác tăng 140% (248.246.272) cũng góp phần làm lợi nhuận trước
thuế của Doanh nghiệp tăng 5% (341.140.412), lợi nhuận sau thuế tăng 4%
(271.631.456).
Nhìn chung việc tăng doanh thu qua hai năm cho thấy Doanh nghiệp hoạt động khá
hiệu quả. Tất cả những kết quả trên có được là do theo đà phát triển chung của đất
nước, ngành xây dựng của thủ đô phát triển khá mạnh. Nhu cầu về sửa chữa, xây dựng
các công trình, nhà ở tăng mạnh nên cùng các vật liệu xây dựng khác, nhu cầu về cát, xi
măng cũng gia tăng.
Trần Thị Minh Huyền_ A11066
13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
2.3.2 Tài sản và nguồn vốn của Cảng
Tại thời điểm kết thúc niên độ kế toàn ngày 31/12/2008, quy mô tài sản và nguồn
vốn của Công ty đạt 32.632.347.479, tăng 2% so với thời điểm ngày 1/1/2008.

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008
Chênh lệch
Mức tăng giảm
Tỷ lệ
%
(1) (2) (3) (4)=(3)-(2) (4)/(2)
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 9.438.420.898 9.584.441.442 146.020.544 2
I. Vốn bằng tiền
642.805.190 1.449.546.249 806.741.059 126
1. Tiền
642.805.190 1.449.546.249 806.741.059 126
2. Các khoản tương đương tiền
_ _ _ _
II. Các khoản phải thu
7.305.068.195 7.031.343.311 -273.724.884 -4
1. Phải thu của khách hàng
7.021.788.974 6.654.042.376 -367.746.598 -5
2. Trả trước cho người bán
364.456.200 445.341.109 80.884.909 22
3. Các khoản phải thu khác
55.180.400 68.317.205 13.136.805 24
4. Dự phòng nợ khó đòi
-136.357.379 -136.357.379 0 0
III. Hàng tồn kho
1.395.536.517 968.256.506 -427.280.011 -31
1.Hàng tồn kho
1.395.536.517 968.256.506 -427.280.011 -31
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn

kho
_ _ _ _
IV. Tài sản lưu động khác
95.010.996 135.295.376 40.284.380 42
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
_ _ _ _
2. Thuế giá trị gia tăng được
khấu trừ
_ _ _ _
3. Thuế và các khoản khác
phải thu Nhà nước
4. Tài sản ngắn hạn khác
95.010.996 124.472.022 29.461.026 31
B.TÀI SẢN DÀI HẠN
22.653.173.70
4
23.047.906.037 394.732.333 2
I. Tài sản cố định
21.818.293.22
6
22.523.819.27
2
705.526.046 3
1. Tài sản cố định hữu hình
21.656.025.434
20.128.696.83
6
-1.527.328.598 -7
Nguyên giá
35.910.984.16

1
32.219.805.68
3
-3.691.178.478 -10
Giá trị hao mòn
-
14.254.958.727
-
12.091.108.84
7
2.163.849.880 -15
2. Tài sản vô hình
62.717.500 66.701.500 3.984.000 6
Trần Thị Minh Huyền_ A11066
14
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Nguyên giá
79.860 79.860.000 0 0
Giá trị hao mòn lũy kế
-17.142.500 -13.158.500 3.984.000 -23
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang
99.550.292 2.328.420.936 2.228.870.644 2239
II. Tài sản dài hạn khác
834.880.478 524.086.765 -310.793.713 -37
1. Chi phí trả trước dài hạn
834.880.478 524.086.765 -310.793.713 -37
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
_ _ _ _
3. Tài sản dài hạn khác _ _ _

TỔNG CỘNG TÀI SẢN
32.091.594.60
2
32.632.347.47
9
540.752.877 2
NGUỒN VỐN

A- NỢ PHẢI TRẢ
10.351.025.38
9
10.891.768.26
6
540.742.877 5
I. Nợ ngắn hạn
9.233.580.111 9.446.989.478 213.409.367 2
1. Vay và nợ ngắn hạn
317.000.000 865.029.900 548.029.900 173
2. Phải trả người bán
2.701.418.292 6.003.770.733 3.302.352.441 122
3 Người mua trả tiền trước
17.762.500 83.102.920 65.340.420 368
4. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước
609.347.243 635.979.927 26.632.684 4
5. Phải trả cho người lao động
1.086.919.958 785.765.816 -301.154.142 -28
6. Chi phí phải trả
_ _ _ _
7. Phải trả nội bộ

3.139.545.928 419.413.524 -2.720.132.404 -87
8. Phải trả và phải nộp ngắn hạn
khác
1.361.586.190 653.926.658 -707.659.532 -52
II. Nợ dài hạn
1.117.445.278 1.444.778.788 327.333.510 29
1. Phải trả dài hạn khác ký cược
dài hạn
7.000.000 2.400.000 -4.600.000 -66
2. Vay và nợ dài hạn
1.110.404.100 1.442.337.610 331.933.510 30
3.Dự phòng trợ cấp mất việc làm
41.178 41.178 0 0
4. Dự phòng phải trả dài hạn _ _ _
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ
HỮU
21.740.579.21
3
21.740.579.21
3
0 0
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
21.656.418.13
9
21.656.418.13
9
0 0
2. Quỹ đầu tư phát triển
77.961.074 77.961.074 0 0
3. Qũy dự phòng tài chính _ _ _

4. Quỹ khen thưởng và phúc lợi
6.200.000 6.200.000 0 0
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
32.091.604.60
2
32.632.347.47
9
540.742.877 2
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/ 2007 và tại 31/12/2008 của Cảng
Khuyến Lương)
 Phần tài sản
Trần Thị Minh Huyền_ A11066
15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Tổng tài sản năm 2008 tăng 540.742.877 đồng tức 2% so với năm 2007. Trong đó
tài sản ngắn hạn tăng 2%, tài sản dài hạn tăng 2%.
Tài sản ngắn hạn tăng do: Doanh nghiệp tăng lượng tiền mặt tại đơn vị 806.741.059
(126%) để phục vụ hoạt động kinh doanh, tăng tài sản lưu động khác 40.284.380
(42%), giảm các khoản phải thu 273.724.884 (4%) và hàng tồn kho 427.280.011 (31%).
Tài sản dài hạn tăng 2% do khoản Doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định tăng
705.526.046 (3%) ( do vậy chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng đột biến
2.228.870.644 ứng với 2239%) và giảm các tài sản dài hạn khác (các chi phí trả trước
dài hạn) 310.793.713 tương đương với 37%.
 Phần nguồn vốn
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy, so với năm 2007 nguồn vốn của Doanh nghiệp tăng
540.742.877 đồng tức 2% chủ yếu do Doanh nghiệp tăng khoản nợ ngắn hạn thêm
213.409.367. Trong đó vay ngắn hạn tăng 548.029.900 tức 173% , Doanh nghiệp còn
tăng sự chiếm dụng vốn của người bán 3.302.352.441 tức 122%, yêu cầu người mua
ứng trước nhiều hơn do vậy khoản mục này tăng 65.340.420 tức 368%.
Trong khi đó nợ dài hạn chỉ tăng thêm 327.333.510 tương đương với 29%. Trong

đó, Doanh nghiệp cắt giảm khoản “Phải trả dài hạn khác, ký cược dài hạn” 66%, tăng “
Vay dài hạn” lên 30%.
Nguồn vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp trong hai năm không có sự thay đổi.
2.4Phân tích một số chỉ tiêu căn bản
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008
1
Khả năng tính toán hiện thời =
Tổng tài sản lưu động/Tổng nợ ngắn hạn
Lần 1,022 1,014
2
Khả năng thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả
Lần 3,100 2,996
3
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Doanh thu thuần/Tổng tài sản
Lần 1,262 1,025
4
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu =
Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần
% 21,4 24
5 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản = % 26,9 24,5
Trần Thị Minh Huyền_ A11066
16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản
6
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu
% 39,8 36,8

• Từ bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính ta thấy, cả hai khả năng thanh toán
hiện thời và khả năng thanh toán tổng quát của công ty đều có chiều hướng giảm.
Khả năng thanh toán của công ty rất đáng tin cậy. Bởi tổng tài sản ngắn hạn có thể
trang trải đủ cho tổng nợ ngắn hạn. Tuy năm 2008, khả năng thanh toán hiện thời
là 1,022 lần thấp hơn so với năm 2007 là 0,008 nhưng chỉ tiêu này giảm rất ít.
• Hiệu suất sử dụng tài sản năm 2007 là 1,262 lần,năm 2008 là 1,025 lần. Điều
đó cho thấy cứ một đồng giá trị tài sản thì tạo ra 1,262 đồng doanh thu năm 2007.
Và cũng tương tự, năm 2008 một đồng tài sản tạo ra 1,025 đồng doanh thu.Chỉ
tiêu này phản ánh hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp chưa theo kịp tốc độ
tăng của tài sản.
• Tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2007 là 21,4%, năm 2008 là 24%. Tỷ suất
sinh lời năm 2008 cao hơn năm 2007 là 2,6%, thể hiện năm 2008 hoạt động của
Doanh nghiệp hiệu quả hơn, Doanh nghiệp đã biết làm giảm các khoản chi phí.
• Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2007 là 26,9% ,năm 2008 là 24,5%.Tỷ
suất sinh lời năm sau thấp hơn năm trước là 2,4% do Doanh nghiệp đang trong quá
trình đầu tư vào tài sản dài hạn nên có sự giảm tỷ suất sinh lời.
• Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty năm 2007 là 39,8% ,năm
2008 là 36,8% giảm so với năm trước là 3%. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng
vốn chủ sở hữu của công ty năm 2008 chưa được tốt. Công ty cần sớm có biện
pháp khắc phục tình trạng này.
Nhìn chung,trong hai năm 2007 và 2008 khả năng tự chủ về tài chính của Doanh nghiệp
là tốt do đó khả năng chi trả các khoản nợ nằm trong tầm kiểm soát của công ty. Hiệu
suất sử dụng tài sản, tỷ suất sinh lời trên doanh thu và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
qua các năm tương đối tốt, Doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa khả năng sử dụng tài
sản. Tuy vậy, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu chưa tốt nên Doanh nghiệp cần điều
chỉnh và đưa ra các biện pháp khắc phục tránh gặp phải khó khăn.
2.5Tình hình người lao động
• Chế độ đãi ngộ
Trần Thị Minh Huyền_ A11066
17

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Quỹ phúc lợi: Bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp ốm đau cho người lao động. Ban
giám đốc luôn quan tâm, thăm hỏi, động viên kịp thời đến cán bộ công nhân viên trong
Doanh nghiệp mỗi khi có công việc hiếu hỉ… Điều đó đã làm tăng lòng nhiệt tình của
người lao động và giúp họ yên tâm công tác.
Quỹ Bảo hiểm xã hội: Tất cả các cán bộ công nhân viên của Doanh nghiệp đều được
tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế theo quy định của Luật lao động.
Hàng năm, Doanh nghiệp tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi thăm quan, cuối
năm có quà Tết cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Doanh nghiệp. Ban giám đốc
luôn đưa ra các tiêu chí để người lao động phấn đấu, từ đó đánh giá năng lực làm việc
của từng người và xét cho họ đạt các mức thưởng khác nhau.
• Công tác đào tạo người lao động
Doanh nghiệp thường xuyên có kế hoạch đào tạo, không ngừng bồi dưỡng thêm về
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Đặc biệt cho lực lượng nòng cốt để
nâng cao năng lực, rình độ để bắt kịp sự thay đổi của thị trường. Đội ngũ quản lý trẻ
được đào tạo, năng động nắm bắt được sự thay đổi của thị trường và những yêu cầu khó
tính của khách hàng, từ đó giúp Doanh nghiệp có cái nhìn, hướng đi đúng.
• Số lượng lao động và công tác tiền lương
Như vậy trong hai năm 2007, 2008 số lượng lao động của Doanh nghiệp có sự biến
động không đáng kể.Cụ thể là, số lượng lao động năm 2008 tăng 3,07% so với năm
2007, tổng thu nhập của năm 2008 tăng 6,48% so với năm 2007. Mặt khác tốc độ tăng
của tổng thu nhập cao hơn tốc độ tăng của tổng số lao động ( 3,07% < 6,48% ). Điều
này dẫn đến thu nhập bình quân một người/ tháng của năm 2008 cao hơn 3,31% so với
năm 2007 là tất yếu.
Trần Thị Minh Huyền_ A11066
18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
3.1 Nhận xét về môi trường kinh doanh
Trải qua nhiều năm đổi mới, tất cả các lĩnh vực đã có những bước tiến đáng kể theo

hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu đa dạng, không ngừng thay đổi của khách hàng với
chất lượng ngày càng tốt hơn. Điều đáng nói là nhiều đơn đặt hàng đòi hỏi chất lượng
cao và sử dụng những công nghệ mới, hiện đại hiện chưa được khai thác một cách triệt
để. Vì vậy, thời điểm này Doanh nghiệp nên có định hướng phát triển theo xu thế phát
triển và hội nhập.
Xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu và sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO đã đặt nước ta trước những thời cơ cũng như thách thức không nhỏ.Để
chuẩn bị tốt cho cơ hội này, nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận nhanh chóng với những
công nghệ mới, trang thiết bị hiện đại và đặc biệt là những con người được đào tạo
chuyên nghiệp sẽ từng bước đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
3.2 Những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục
 Thuận lợi
- Cảng Khuyến Lương mới đầu tư chuẩn bị bốc xếp và vận tải hàng siêu trường,
siêu trọng, chuẩn bị đủ điều kiện đón nhận những lô thiết bị lớn phục vụ xây dựng khu
công nghiệp, xây dựng thủ đô.
- Hiện tại và trong thời gian tới chỉ có hai Cảng sông ở Hà Nội nên Cảng không
phải chịu áp lực do sự cạnh tranh gay gắt.
- Các cán bộ, công nhân của Cảng thường xuyên dược đào tạo, nâng cao kĩ năng
nghiệp vụ của mình để có thể thay đổi kịp thời với những yêu cầu của sự đổi mới.
- Khu vực Cảng đang có xu hướng phát triển, khu công nghiệp Lĩnh Nam đang
được xây dựng, đây có thể là khách hàng tiềm năng của Cảng khi họ đi vào hoạt động.
Cảng có thể cung cấp dịch vụ vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào cho khu công
nghiệp.
 Khó khăn
- Do ở gần khu vực Cảng đang xây dựng khu công nghiệp Lĩnh Nam nên đường xá
vào Cảng đang xuống cấp trầm trọng. Hơn nữa, do ý thức của một bộ phận người dân
còn kém, họ đổ trộm phế thải xây dựng ra đường; nên đường vào Cảng càng gập ghềnh
bởi phế thải xây dựng, ngập ngụa trong những vũng nước đọng sau mưa, gây khó khăn
cho việc vận tải của hàng nghìn chiếc xe ra vào Cảng mỗi ngày. Vì vậy, hàng năm Cảng
Trần Thị Minh Huyền_ A11066

19
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
đã phải bỏ ra chi phí rất lớn cho việc dọn dẹp những đống phế thải trên, làm ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của Cảng.
- .Do lưu lượng nước sông Hồng thất thường khi cao khi thấp, làm lượng phù sa tại
đây được bồi đắp lớn, làm Cảng trở nên nông hơn, gây khó khăn cho viêc đi lại của các
tàu phà chở hàng.
- Những ngày đầu năm 2005, sau khi 2 cầu tàu là bến cập sà lan B1, B2 hoàn thành,
cảng Khuyến Lương đã tổ chức vận hành và khai thác 2 cầu tàu khá hiệu quả. Nhưng
không lâu sau đó, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam triển khai thi công xây
dựng nhà máy đóng tàu sông Hồng về phía thượng lưu cảng Khuyến Lương. Hạng mục
triền đá và cầu tàu bê tông được xây dựng tại đây đã nhô hẳn ra ngoài mặt nước 45 m,
dài 140 m đã làm thay đổi dòng chảy. Chưa hết, một nguyên nhân khác phải kể đến
khiến cho 2 cầu tầu phải ngừng hoạt đọng đó là hoạt động khai thác cát trái phép của
nhiều đơn vị kinh tế tư nhân đang khai thuê bãi ráp hàng rào cảng phía thượng lưu và
hạ lưu.
 Hướng giải quyết
- Ban lãnh đạo Cảng cần phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết nạn đổ
trộm phế thải xây dựng ra đường sẽ làm giảm đáng kể chi phí mà Cảng đang phải bỏ ra
cho việc dọn dẹp những phế thải nói trên.
- Để duy trì độ sâu vùng nước trước cảng, đảm bảo cho tàu, thuyền ra vào cảng an
toàn, Cảng Khuyến Lương tổ chức nạo vét, duy trì vùng nước trước Cảng. Cảng vừa
tránh tình trình Cảng nông do phù sa bồi đắp, vừa được tận thu sản phẩm cát đen trong
quá trình nạo vét.
3.3 Định hướng phát triển
 Không ngừng áp dụng những công nghệ hiện đại và tiên tiến.
 Duy trì và tìm kiếm nguồn tài trợ mới cho nhu cầu vốn kinh doanh.
 Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
 Đảm bảo kinh doanh có lãi với tốc độ tăng trưởng cao.Nộp ngân sách Nhà Nước
đầy đủ,kịp thời.

Trần Thị Minh Huyền_ A11066
20
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
KẾT LUẬN
Việt Nam đang trên đường đổi mới và hội nhập kinh tế.Xu thế của một nền kinh tế
hội nhập chỉ dành cho những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.Sự cạnh tranh trong
nền kinh tế thị trường tạo ra cho doanh nghiệp nhiều khó khăn và thách thức để tồn tại
và phát triển.Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì phải tự mình đứng
lên bằng chính năng lực bản thân.Trong suốt những năm qua, Cảng Khuyến Lương đã
tạo được niềm tin cho khách hàng và đã được thể hiện qua hiệu quả hoạt động kinh
doanh.
Qua thời gian thực tập tại Cảng Khuyến Lương,mặc dù chỉ là bước đầu tìm hiểu
tổng hợp về Doanh nghiệp nhưng em đã phần nào hiểu được quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của Doanh nghiệp cũng như cơ cấu tổ chức và sản xuất của Công ty.
Từ đó,em đã được củng cố lại kiến thức đã học ở nhà trường và biết thêm nhiều kiến
thức thực tế sẽ giúp ích cho em rất nhiều khi em ra trường.
Do trình độ nhận thức cũng như thời gian thực tập còn hạn chế nên bài báo cáo của
em không tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy cô thông cảm cho em.
Một lần nữa em xin cảm ơn các cô chú, anh chị trong Doanh nghiệp đã giúp em
hiểu biết được sự phát triển, cơ cấu tổ chức, sản xuất và bộ máy, công tác kế toán tại
Doanh nghiệp. Cùng với việc áp dụng những kiến thức chuyên ngành đã được thầy cô
truyền đạt trong nhà trường đã giúp em hoàn thành được Báo cáo thực tập tổng hợp
này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực tập:

Trần Thị Minh Huyền
Trần Thị Minh Huyền_ A11066
21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

Trần Thị Minh Huyền_ A11066
22

×