Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tiểu luận gian lận thuế giá trị gia tăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.2 KB, 15 trang )

MỤC LỤC
1
BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM THÀNH VIÊN
NHÓM 7
STT Họ và tên Lớp Điểm
1 Lương Thị Hồng Hoa 39K18
2 Nguyễn Thị Hoài Linh 39K18
3 Trần Thị Khánh Linh 39K18
4 Bùi Thế Đạt 39K18
5 Trịnh Xuân Vũ 39K15
2
PHẦN I: CÁC KHÁI NIỆM
I.1. Gian lận là gì?
Hành vi gian lận thuế là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý làm sai lệch - làm
giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.
I.2. Trốn thuế là gì?
Theo Nghị định 100/2004/NĐ-CP: Hành vi trốn thuế là hành vi của cá nhân,
tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc
làm tăng số thuế được hoàn hoặc được miễn, giảm.
Như vậy, thì có thể nói mục đích của hành vi trốn thuế và hành vi gian lận
thuế là như nhau: làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn hoặc
được miễn, giảm.
Nhưng hành vi trốn thuế có phạm vi rộng hơn, trong đó bao gồm cả sự vô
tình và sự cố ý. Còn hành vi gian lận thuế có phạm vi hẹp, và là sự cố ý.
I.3. Lách luật là gì?
Lách luật là lợi dụng kẽ hở của luật để làm lợi cho cá nhân tổ chức của mình.
3
Bài tập nhóm GVHD: ThS. Phan Đinh Anh
PHẦN II: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG
GIAN LẬN, LÁCH LUẬT, TRỐN THUẾ
II.1. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN


II.1.a. Chính sách thành lập doanh nghiệp:
Theo Luật doanh nghiệp khá thông thoáng, nhưng việc theo dõi nắm bắt
tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó như thế nào thì còn buông lỏng. Từ
khâu hậu kiểm, quản lý doanh nghiệp sau giấy phép đến sự phối hợp giữa cơ
quan thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước còn nhiều kẽ hở, tạo điều kiện cho
việc thành lập các doanh nghiệp “ma”. Mặt khác cơ chế thanh Toán giữa các
giao dịch kinh tế còn chưa bắt buộc thông qua hệ thống ngân hàng do vậy rất
khó kiểm soát việc các hoạt động kinh tế đó đã phát sinh thực tế hay chỉ Trên
giấy tờThiếu các quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động và cơ cấu tổ chức
của bộ máy quan lý thuế và nguyên tắc xử lý mối quan hệ giữa các cơ quan
quản lý thuế, đặc biệt trong xu thế quản lý thuế hiện đại.
Luật Quản lý thuế năm 2006 chưa xác định rõ cơ chế bảo đảm thực hiện,
vì vậy phần nào đã hạn chế tính khả thi của các quy định trong Luật Quản lý
thuế và chính điều này chưa thực sự khuyến khích tính tuân thủ pháp luật của
chủ thể có nghĩa vụ thuế. Chẳng hạn tại Điều 53, Luật quản lý thuế quy định
trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh “người
Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành
nghĩa vụ nộp thuế. Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm dừng việc
xuất cảnh của cá nhân trong trường hợp chưa hoàn thànhnghĩa vụ nộp thuế theo
thông báo của cơ quan quản lý thuế. Với quy địnhnày,nếu không xác định rõ cơ
chế phối kết hợp giữa cơ quan quản lý thuế và cơ quan công an thì chắc chắn
điều luật này sẽ không có tính khả thi, bởi thực tế hiện nay, Cục thuế địa
phương không thể biết đối tượng nào nợ thuế đang chuẩn bị xuất cảnh để thông
báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và ngược lại.
Luật quản lý thuế 2006 đã quy định trách nhiệm việc cung cấp các thông
tin, tài liệu của các bên có liên quan cho cơ quan thuế và ngược lại. Tuy nhiên
chỉ cung cấp khi cơ quan thuế có yêu cầu, vì vậy có rất nhiều thông tin cần thiết
nhưng cơ quan thuế không biết được đầu mối để cung cấp thông tin và yêu cầu
cung cấp thông tin, chẳng hạn, thông tin về tài khoản ngân hàng của doanh

nghiệp, thường các doanh nghiệp mở rất nhiều tài khoản ở các ngân hàng thuộc
các địa phương khác nhau nhưng cơ quan thuế không biết doanh nghiệp mở tài
khoản ở ngân hàng nào để yêu cầu cung cấp. Vì vậy, cần có quy định cụ thể
trách nhiệm của ngân hàng phải thông báo tài khoản của doanh nghiệp cho cơ
quan thuế trực tiếp quản lý khi đăng ký tài khoản.
Bài tập nhóm GVHD: ThS. Phan Đinh Anh
II.1.b. Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm
Hiện nay hình phạt cao nhất quy định tại BLHS năm 1999 là 7 năm tù
còn mức phạt tiền cao nhất quy định tại BLHS năm 1999 là 7 năm còn mức
phạt tiền cao nhất chỉ giới hạn bằng 3 lần số tiền thuế trốn. Trên thực tế, thiệt
hại do sử dụng hóa đơn không trung thực khiến Nhà nước thất thoát hàng trăm
tỷ dồng.
Cơ quan thuế chưa thực sự chủ động trong công tác quản lý thuế. Một
số cán bộ thuế chưa làm tròn trách nhiệm thậm chí thoái hóa, biến chất vì tư lợi
riêng
để lợi dụng.
II.1.c. Sự yếu kém về mặt nhận thức
Sự yếu kém về mặt nhận thức của một bộ phận khá lớn công chúng và
thói quen mua hàng lấy hoá đơn chưa hình thành, có nhiều trường hợp được
quy tội gian lận thuế không do chủ ý của cá nhân kinh doanh mà do hiểu không
đúng các quy định của thuế.
Về phía người tiêu dùng, bản thân họ tiếp tay một cách vô ý cho doanh
nghiệp gian dối khi mua hàng không lấy hoá đơn. Hơn nữa họ cũng không có
động cơ giữ hoá đơn. Vì vậy, nếu được người bán đề nghị không lấy hoá đơn
để khỏi mất thêm 10% tiền thì họ đồng ý ngay.
II.1.d. Cả hai lĩnh vực xử lý hành chính và xử lý hình sự đều
đang gặp không ít khó khăn
Đơn cử như xử lý hành chính, cơ quan ra quyết định mà các đối tượng
không chấp hành, rồi lại để đó không làm đến nơi đến chốn, điều đó đồng
nghĩa vô hiệu hóa các quyết định có tính pháp lý của cơ quan chức năng; còn

xử lý hình sự thì lại càng hết sức khó khăn nên hai Bộ Công an, Bộ Tài chính
và hai tổng cục cần ngồi lại với nhau để tháo gỡ, bàn bạc cụ thể.
II.1.e. Công tác xây dựng chương trình kế hoạch phối hợp
phòng, chống các hành vi vi phạm chưa thực hiện triệt để
Có đơn vị xây dựng kế hoạch nhưng thiếu bám sát, chỉ đạo thực hiện
hoặc mới chỉ tập trung đấu tranh chống các hành vi vi phạm mà chưa có giải
pháp giải quyết triệt để các trường hợp doanh nghiệp “ma”.
II.2. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN
II.2.a. Đại bộ phận cơ sở kinh doanh quy mô dưới doanh nghiệp
tư nhân
Các doanh nghiệp không quan tâm đến chế độ kế toán quốc dân mà
phản ánh hoạt động kinh doanh theo logic thô sơ. Nguy hiểm hơn là họ cho
rằng sổ sách kế toán là công cụ của cơ quan Nhà nước kiểm tra, kiểm soát họ
mà không nghĩ rằng sổ sách, tài khoản,chứng từ, là những phương tiện căn
Bài tập nhóm GVHD: ThS. Phan Đinh Anh
bản giúp họ tiếp cận hoạt động kinh doanh một cách hệ thống để đánh giá, đo
lường và phân tích kết quả kinh doanh cũng như dự báo tương lai.
II.2.b. Nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế tiền mặt.
Hầu hết các hạch toán và giao dịch đều có thể dùng tiền mặt: tiền Việt,
vàng và ngoại tệ (chủ yếu là đô la Mỹ). Điều này được các doanh nghiệp khai
thác lập bộ hồ sơ thanh toán khống; không thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn
chứng từ và đồng thời cơ quan thuế cũng khó phát hiện để ngăn chặn kịp
thời.Còn với các cá nhân, việc được trao tay những khoản thu trực tiếp bằng
tiền mặt cũng giúp họ trốn được một số tiền thuế lớn do các cơ quan chức năng
không thể kiểm soát và quản lý được giá trị thực lớn hơn rất nhiều so với giá trị
được ghi nhận của những khoản thu này.
II.2.c. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng trong đó
chính là yếu tố con người.
Do hạn chế về nguồn nhân lực một số cán bộ còn thiếu tinh thần trách
nhiệm trong quản lý nên có lúc có nơi vẫn còn tình trạng thất thu thuế.

Bài tập nhóm GVHD: ThS. Phan Đinh Anh
PHẦN III: CÁCH THỨC GIAN LẬN,TRỐN THUẾ
Ta có:
Số thuế phải nộp = thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ
III.1. Tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và giảm thuế GTGT
đầu ra phải nộp.
Theo quy định, các DN xuất khẩu hàng hóa sẽ có thuế suất thuế GTGT
là 0% nên các đơn vị xuất khẩu sẽ được hoàn lại thuế GTGT, do đó DN tìm
cách lập hồ sơ hàng bán ra là “xuất khẩu” để có số thuế GTGT bằng không (0).
Khi đó, DN sẽ được Nhà nước hoàn toàn bộ số thuế GTGT đầu vào hoặc giảm
số thuế phải nộp (nếu có).
Ở mức độ phức tạp, DN đăng ký kinh doanh với rất nhiều ngành nghề,
nhưng thực tế không có trụ sở kinh doanh, kho hàng, thành lập ra DN là để bán
hóa đơn GTGT cho các cá nhân và tổ chức hoạt động kinh doanh khác sử dụng
vào việc hợp thức hàng hóa buôn lậu trốn thuế hoặc chiếm đoạt tiền hoàn thuế
GTGT của Nhà nước. Hành vi gian lận trong hoàn thuế GTGT đang được thực
hiện với hình thức ngày càng tinh vi như thành lập nhiều DN trung gian ở
nhiều nơi khác nhau, lập hồ sơ khống nhằm hạn chế sự kiểm soát của cơ quan
thuế.
III.2. Tăng thuế giá trị đầu vào được khấu trừ
• DN kê khai khấu trừ thuế GTGT các hoá đơn bất hợp pháp, hóa đơn giả, hóa
đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng
• DN khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa - dịch vụ không phục vụ trực tiếp cho
hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc kê khai khấu trừ các hóa đơn dùng cho cá
nhân, gia đình không mang tên, mã số thuế của công ty.
• DN kê khai thuế GTGT được khấu trừ không đúng với ngày chứng từ nộp thuế
GTGT ở khâu nhập khẩu (giấy nộp tiền vào NSNN); DN không phân bổ hoặc
phân bổ sai thuế GTGT đầu vào cho mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế.
Ví dụ:

Công ty TNHH Kim Thư (phường 1, quận 5) do Ngô Văn Thanh làm
Giám đốc, mua 57 tờ hoá đơn ghi khống trị giá hàng hoá hơn 102 tỷ đồng để
hợp thức hoá đầu vào cho số lượng lớn cát san lấp mua trôi nổi trên thị trường
của công ty, trốn thuế gần 9,3 tỷ đồng; Công ty TNHH Nhựt Huy, mua 15 tờ
hoá đơn GTGT ghi khống số tiền hơn 6,5 tỷ đồng để làm chứng từ đầu vào cho
các dịch vụ sửa chữa, thuê xe vận chuyển… của công ty, trốn thuế hơn 620
triệu đồng; Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thanh Bi và DNTN Thanh Bi
(phường Trường Thạnh, quận 9) do Phan Văn Bi làm Giám đốc, mua 19 tờ hoá
đơn ghi khống trị giá hơn 72,4 tỷ đồng để hợp thức hoá đầu vào cho số hàng
Bài tập nhóm GVHD: ThS. Phan Đinh Anh
hoá, dịch vụ mua trôi nổi, trốn thuế hơn 6,5 tỷ đồng; Công ty TNHH Ngọc
Tuyết (phường An Phú, quận 2) trốn thuế gần 290 triệu đồng; Huỳnh Văn
Hoàng (ngụ quận Tân Phú) chủ DNTN giấy Đức Phát trốn thuế hơn 6,6 tỷ
đồng; Lê Văn Hải, Nguyễn Bá Hiền - chủ DNTN Vĩnh An trốn thuế hơn 4 tỷ
đồng; Lý Chí Tài - chủ DNTN giấy Tự Lực trốn thuế hơn 9,6 tỷ đồng; Nguyễn
Văn Hoàng - Giám đốc Công ty TNHH Hoàn Mỹ trốn thuế hơn 5 tỷ đồng
• Khai khống hóa đơn đầu vào
Luật thuế giá trị gia tăng quy định; Doanh nghiệp phải có đầy đủ chứng
từ hóa đơn hợp lệ ghi rõ số thuế giá trị gia tăng (VAT) đã thanh toán ghi trên
hóa đơn mua hàng hoặc giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào.
Một số doanh nghiệp đã lợi dụng hóa đơn thật do Bộ Tài chính phát
hành để ghi khống các khoảng thuế và chi phí hàng hóa, dịch vụ hợp lý nhằm
trừ thuế đầu ra hoặc tăng chi phí để trốn thuế, xin hoàn thuế. Thực chất là hóa
đơn thật song hàng hóa dịch vụ thể hiện trên hóa đơn lại không có thật để xin
hoàn thuế VAT.
Trong thực tiễn các cửa hàng bán lẽ xăng dầu thường sử dụng thủ đoạn
này. Chẳng hạn cửa hàng A bán lẽ xăng dầu cho người tiêu dùng nên không
phải dùng hóa đơn của Bộ Tài chính để thanh toán với khách hàng. Ví dụ lượng
xăng dầu bán lẽ không dùng hóa đơn là 500.000 lít. Sau đó cửa hàng thỏa thuận
với các doanh nghiệp hoặc công ty có nhu cầu hợp lý hóa chi phí đầu vào bằng

hóa đơn số xăng dầu trên và xuất khống hóa đơn cho phần xăng dầu bán lẽ này.
Doanh nghiệp hoặc công ty sử dụng những hóa đơn này để ghi khống phần
xăng dầu đã được bán lẽ cho người tiêu dùng nhằm hợp lý hóa chi phí đầu vào
của doanh nghiệp xin hoàn thuế hoặc trốn thuế và chia nhau.
Một số doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu là sản phẩm nông nghiệp
cũng thường sử dụng thủ đoạn khai khống hàng nông thủy sản mua của nông
dân không có hóa đơn chứng từ để trốn thuế VAT.
III.3. Giảm thuế đầu ra
Các sai phạm về thuế GTGT đầu ra chủ yếu tập trung vào việc giảm
doanh thu và thuế GTGT đầu ra. Nghiêm trọng hơn là hiện tượng bán hàng
không xuất hoá đơn để che dấu doanh thu đầu ra, nhằm chiếm đoạt tiền thuế
GTGT người mua đã nộp cho người bán, đồng thời tránh tối đa nghĩa vụ thuế
phải nộp. Có thể thống kê ra một số hành vi của các DN sau: Một số DN không
kê khai hoặc kê khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT của hoạt động xây dựng,
kinh doanh bất động sản (xây nhà để bán). Phần lớn DN gian lận bằng cách
xuất hoá đơn chưa kịp thời hoặc hàng hoá, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao
nhưng chưa thu được tiền của khách hàng nên chưa ghi nhận doanh thu và xuất
hoá đơn. DN chủ yếu kê khai doanh thu và thuế GTGT theo giá trị đã thanh
toán tiền mà không kê khai doanh thu theo biên bản nghiệm thu công trình bàn
giao, hoặc thu tiền của khách hàng theo tiến độ hợp đồng nhưng chưa kê khai
thuế GTGT theo quy định. Mục đích của việc này là tránh doanh thu, hoặc điều
Bài tập nhóm GVHD: ThS. Phan Đinh Anh
chuyển số thuế GTGT hàng tháng, tránh bật dương thuế quá lớn, ảnh hưởng
đến dòng tiền và nghĩa vụ phải nộp.
Việc khai thiếu thuế GTGT đầu ra còn xảy ra ở khâu hàng hoá tiêu dùng
nội bộ: DN thường “lờ đi” việc khai thuế GTGT vì cho rằng đây là việc tiêu
dùng nội bộ, không phát sinh doanh thu, lợi nhuận và cơ quan thuế cũng ít để ý
đến nên đã “bỏ qua” khoản thuế đầu ra này. “Chiêu” gian lận này cũng lặp lại ở
doanh thu xuất cho chi nhánh, DN thường kê khai thiếu hoặc không kê khai
thuế GTGT.

Ví dụ: Công ty Viễn thông điện lực bán hàng không xuất hóa đơn giá trị
gia tăng, không nộp ngân sách 37 tỷ đồng
III.4. Điều chỉnh thuế GTGT đầu vào và đầu ra không đúng quy
định:
Nhiều DN lợi dụng kẽ hở cán bộ thanh tra chỉ kiểm tra tính hợp lý của
bảng kê (chấm hóa đơn) mà không để ý đến các khoản điều chỉnh tăng, giảm
thuế GTGT của kỳ trước nên DN đã cố tình điều chỉnh giảm doanh thu và thuế
GTGT đầu ra (giảm) và điều chỉnh tăng thuế GTGT đầu vào của kỳ trước
(tăng) không đủ cơ sở, các khoản điều chỉnh không có hóa đơn, chứng từ kèm
theo chứng minh, dẫn đến giảm thuế GTGT phải nộp kỳ này hoặc tăng thuế
GTGT được khấu trừ chuyển sang kỳ sau nhằm gian lận thuế.
III.5. Xác định sai thuế suất đối với hàng hoá, dịch vụ:
Các DN sản xuất, kinh doanh còn gian lận thuế GTGT bằng cách “nhập
nhèm” thuế suất. Lợi dụng chính sách kích cầu, giảm khó khăn cho các DN của
Chính phủ, DN kê khai sai thuế suất của một số mặt hàng được giảm thuế suất
50% xác định không đúng đối tượng hoặc trên cùng hoá đơn có mặt hàng được
giảm và không được giảm nhưng không tách riêng. Việc cố tình kê nhầm thuế
suất thuế đầu ra kê khai thuế GTGT mặt hàng chịu thuế suất 10% thành mặt
hàng chịu thuế suất thấp hơn là 5%, hoặc đưa mặt hàng thuộc diện chịu thuế
sang mặt hàng không chịu thuế; Cố tình “khai man” thuế đầu vào khai thuế
suất 5% (vận chuyển, hàng nông sản, đất, đá, cát sỏi) thành 10% để được tăng
khấu trừ hoặc hoàn thuế cũng diễn ra phổ biến ở các DN kinh doanh các mặt
hàng được ưu đãi thuế suất.)
III.6. Thủ đoạn quay vòng hàng xuất khẩu nhằm trốn thuế
Các doanh nghiệp Việt Nam có quota xuất khẩu có thể mốc nối với các
doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn ký hợp đồng mua bán các
mặt hàng này sau đó mốc nối với cán bộ hải quan làm thủ tục xuất khẩu các
mặt hàng này. Sau khi hàng xuất khẩu của Việt Nam đã làm thủ tục hải quan
hợp pháp ở cửa khẩu và chính thức đưa qua biên giới thì nó được chuyển cho
công ty "ma" hoặc công ty thật nhưng đã bán con dấu, hưởng hoa hồng và ngay

lập tức lực lượng cửu vạn lại mang lậu qua đường mòn trở lại Việt Nam và lô
hàng này lại tiếp tục làm thủ tục xuất khẩu hợp pháp qua biên giới và lại quay
vòng nhập lậu lại Việt Nam. Với thủ đoạn này có những lô hàng chúng quay
Bài tập nhóm GVHD: ThS. Phan Đinh Anh
vòng tới 04 lần trong tháng và như vậy giá trị lô hàng xuất khẩu tăng gấp 04
lần, hoàn VAT gấp 04 lần, Nhà nước mất thêm 03 lần nữa cho bọn gian thương.
Đây là thủ đoạn mà chúng gọi là hàng "cò quay.
III.7. Thủ đoạn dùng hàng tạm nhập tái xuất để xin hoàn thuế VAT
Một số doanh nghiệp xin thủ tục tạm nhập khẩu hàng có thuế xuất nhập
khẩu khá cao (20-30%) mà trong nước đang có nhu cầu rồi tái xuất xin hoàn
thuế nhập khẩu và thuế VAT (hàng tạm nhập tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu
và thuế VAT). Tuy nhiên, trong thực tế doanh nghiệp mang toàn bộ số hàng này
tiêu thụ trong nước rồi lập hồ sơ chứng từ xuất khẩu khống số hàng này để xin
hoàn thuế nhập khẩu và VAT.)
Bài tập nhóm GVHD: ThS. Phan Đinh Anh
PHẦN IV: BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH GIAN LẬN
THUẾ
Vì ưu điểm của thuế GTGT là đánh vào giá trị tăng thêm của hàng hóa
dịch vụ ở từng khâu sản xuất và lưu thông cho đến tiêu dùng, cho phép người
nộp thuế được khấu trừ thuế ở các giai đoạn trước và người nộp thuế sẽ được
hoàn lạisốthuế đã nộp mà chưa được khấu trừ hết, do đó tránh được trùng lặp
thuế. Tuy nhiên, thuế GTGT cũng có nhược điểm là dễ bị gian lận, nhất là ở
khâuhoàn thuế, vì vậyđể quản lí và hạn chế gian lận thuế GTGT, các nước trên
thế giới đã áp dụng nhiều phương thứckhác nhau, chủ yếu là:
IV.1. Chuyển số thuế GTGT chưa khấu trừ hết sang các kì tiếp
theo
Một số nước có qui định là số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ
hết trong một kì bắt buộc phải được chuyển sang kì tiếp theo (vd Thái Lan,
Bungari, Ba Lan, Chile).Tuy nhiên, các nước có quy định này thường không
được áp dụng đối vớidoanh nghiệp xuất khẩu.theo phương thức đó, người nộp

thuế chỉ được hoàn thuế GTGT khi vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được
khấu trừ hết vào cuối kì, kì chuyển có thể từ 30 ngày đến hơn một năm, t0uy
nhiên thường là từ 3 đến 6 tháng. Thậm chí một số nước ( Thổ Nhĩ Kì, Maroc,
Panama) còn không cho phép hoàn thuể GTGT bằng tiền mà chỉ cho phép
chuyển sang bù trừ ở các kì tiếptheo (trừ trường hợp xuất khẩu).
IV.2. Bù trừ vào các nghĩa vụ thuế khác
Một số nước quy định cho phép số thuế GTGT không được khấu trừ hết
sẽ dùng để bù trừ vào các nghĩa vụ thuế khác đến hạn thanh toán. Tuy nhiên,
cũng có quốc gia cho phép được bù trừ vào các nghĩa vụ thuế chưa đến hạn
phải nộp. Một số quốc gia ( các nước thuộc Liên xô cũ ) cho phép người nộp
thuế được bù trừ vào các khoản nợ ngân sách khác. Việc bù trừ này có thể được
quy định trong luật hoặc theo quy định của cơ quan thuế.
IV.3. Yêu cầu kiểm toán trước khi hoàn thuế
Indonesia chỉ thực hiện hoàn thuế GTGT sau khi kiểm toán. Bungari áp
dụng cơ chế tài khoản thuế GTGT để quản lí việc nộp và hoàn thuế GTGT. Tại
Kenya, yêu cầu hoàn thuế khi vượt một ngưỡng nhất định phải được một công
ty kiểm toán độc lập có đăng kí hành nghề xác nhân.
IV.4. Kiểm tra chéo hóa đơn, phân loại đối tượng nộp thuế
Một số quốc gia (Pakistan, Hàn Quốc, Trung Quốc) chống gian lận trong
hoàn thuế GTGT bằng cơ chế kiểm tra chéo đối với các giao dịch hàng hóa có
quy mô lớn và phân loại đối tượng nộp thuế. Cơ chế kiểm tra chéo ở Hàn Quốc
và Trung Quốc được áp dụng khá triệt để, theo đó hóa đơn bán hàng của
Bài tập nhóm GVHD: ThS. Phan Đinh Anh
những người nộp thuế sẽ được soát xét và đối chiếu thông qua hệ thống máy
tính, nhằm phát hiện các sai sót, mâu thuẫn giữa doanh số mua vào và bán ra.
IV.5. Quy định ngưỡng thuế GTGT đầu vào để được hoàn thuế
Để hạn chế gian lận thuế GTGT cũng như giảm thiểu công việc cho các
cơ quan thuế trong việc xử lí các quyết định hoàn thuế, một số nước quy định
để được hoàn thuế, số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết (sau khi đã
bù trừ với nghĩa vụ thuế phải nộp) phải vượt một ngưỡng nhất định trong kì

hoàn thuế thì mới được hoàn (trong trường hợp Singapo, Pháp, Balan hay Nam
Phi)
IV.6. Hoàn thuế ở mức thấp hơn
Trung Quốc quy định tỷ lệ số thuế GTGT đầu ra được hoàn thấp hơn số
thuế GTGT đầu vào và tỷ lệ này được xác định theo từng nhóm hàng hóa khác
nhau. Đây là một trong những đặc thù trong chính sách thuế GTGT của Trung
Quốc. Chẳng hạn, một số nhóm hàng nông sản có mức thuế suất áp dụng đầu
vào là 17% song chỉ được khấu trừ ở mức 13%. Trung Quốc đã sử dụng chính
sách này như một công cụ để điều tiết hoạt động thương mại (tăng tỉ lệ khấu trừ
trong trường hợp xuấu khẩu khó khăn) cũng như tăng chủ động trong điều hành
ngân sách.
IV.7. Chính sách hoàn thuế GTGT đối với DN kê khai thuế theo
quý
Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho thấy quy định về kì kê khai thuế ở
các nước khác nhau rất khác nhau: một số nước quy định chỉ kê khai theo
tháng, theo quý, theo năm tùy theo doanh thu và lĩnh vực hoạt động (cung cấp
hàng hóa hay dịch vụ. Trung Quốc ngoại quy định theo quý, tháng, còn có các
thời hạn một ngày,3 ngày, 5 ngày, 10 ngày, 15 ngày. Thời hạn yêu cầu hoàn
thuế ở các nước cũng rất khác nhaunhưng đối với người nộp kê khai thuế theo
quý thì thời hạn được yêu cầu hoàn thuế tối thiểu bằng thời hạn kê khai nộp
thuế.
Bài tập nhóm GVHD: ThS. Phan Đinh Anh
PHẦN V: BIỆN PHÁP Ở VIỆT NAM
V.1. Thực hiện nghiêm túc Luật Thuế GTGT có hiệu lực từ ngày
1/1/2014
Trong đó nâng điều kiện hoàn thuế đối với các trường hợp có số GTGT
đầu vào chưa được khấu trừ hết trong 3 tháng liên tục lên 12 tháng liên tục.
Không thực hiện đúng những quy định thì tùy theo mức độ nhẹ hoặc
nặng mà bị cảnh cáo, hoặc phạt tiền.
Nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt ghi trong thông báo thuế, lệnh thu

thuế hoặc quyết định xử phạt, thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế hoặc tiền phạt
theo Luật định, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần
nghìn) số tiền chậm nộp.
V.2. Tăng cường cho lực lượng hải quan, thuế nội địa
Kiểm soát chặt chẽ những đối tượng nghi vấn, giám sát và làm thủ tục
giám sát cả phương tiện, thanh toán tiền hàng xuất khẩu kết nối với cơ quan
thuế nội địa để quản lý chặt chẽ thủ tục xuất khẩu được hoàn thuế.
V.3. Thực hiện Luật Thương mại, Luật Hải quan và các Nghị định
của Chính phủ
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xuất nhập khẩu hàng hóa qua
cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền. Thực hiện hoàn thuế, kiểm tra thuế
GTGT đối vơi các trường hợp xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất
liền theo đúng quy định, trên cơ sở đảm bảo đủ các điều kiện khấu trừ, hoàn
thuế GTGT và hồ sơ hoàn thuế GTGT theo quy định. Yêu cầu DN giải trình
trên cơ sở đó tổ chức kiểm tra chặt chẽ, đầy đủ, toàn diện trước khi hoàn thuế
theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế.
V.4. Các cơ quan hải quan và thuế cùng phối hợp thực hiện
Các cơ quan hải quan và thuế cùng phối hợp trao đổi thông tin liên quan
các DN xuất khẩu có dấu hiệu rủi ro cao về thuế và hải quan và cập nhật trên
hệ thống của cơ sở thông tin, dữ liệu đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu
phụ, lối mở biên giới đất liền của toàn Ngành. Cơ quan hải quan thực hiện
kiểm tra, đối chiếu thông tin trên tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
với hợp đồng xuất khẩu; Thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh đối với phương tiện
(bao gồm cả phương tiện thô sơ) vận tải, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu phù
hợp với hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Xác nhận hàng hóa thực xuất đúng
các quy định, quy trình thủ tục hải quan, quy định pháp luật, bảo đảm tính đầy
đủ, tính thống nhất của các chỉ tiêu trên tờ khai hải quan và hồ sơ hải quan theo
quy định của pháp luật. Trong trường hợp hàng hóa thuộc nhóm hàng kinh
doanh cần có những điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan thì phải
căn cứ vào tính đặc thù và quy định của pháp luật có liên quan để yêu cầu

Bài tập nhóm GVHD: ThS. Phan Đinh Anh
người khai xuất trình tài liệu có liên quan để kiểm tra. Phối hợp với các cơ
quan chức năng kiểm tra, giám sát chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu, đảm bảo hàng
hóa xuất khẩu phù hợp với hồ sơ hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
V.5. Thiết lập cơ chế giám sát và cập nhật hệ thống cơ sở thông
tin, dữ liệu đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở
biên giới đất liền như:
Danh mục mặt hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng,trị giá
Bài tập nhóm GVHD: ThS. Phan Đinh Anh
PHẦN VI: XỬ LÍ VI PHẠM
Theo điều 19 luật thuế GTGT năm 2003 về xử lí vi phạm về thuế đối với đối tượng
nộp thuế
Đối tượng nộp thuế vi phạm Luật thuế GTGT thì bị xử lí như sau:
1. Không thực hiện đúng những quy định về đăng kí, kế khai, nộp thuế, quyết
toán thuế, chế độ kế toán và lưu giữ chứng từ, hóa đơn theo quy định tại các
Điều 11, 12, 13, 14 và 15 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế;
2. Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày quy định phải nộp hoặc quyết định
xử lí về thuế thì ngoài việc nộp đủ số thuế, số tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm
còn phải nộp phạt bằng 0,1% số tiền chậm nộp;
3. Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định
của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ 1 đến 5
lần số tiền thuế gian lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi
phạm hành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm
trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
4. Không nộp thuế, nộp phạt theo thông báo hoặc quyết định xử lí về thuế thì bị
xử lí như sau:
a. Trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, kho bạc, tổ
chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt;
Ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích tiền từ tài

khoản tiền gửi của đối tượng nộp thuế để nộp thuế, nộp phạt vào
ngân sách Nhà nước theo quyết định xử lí về thuế của cơ quan thuế
hoặc cơ quan có thẩm quyền trước khi thu nợ;
b. Giữ hàng hóa, tang vật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt;
c. Kê biên bản tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ
số thuế, số tiền phạt còn thiếu.

×