Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài kiểm tra: Hậu Cần Kinh Doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.8 KB, 10 trang )

Bài kiểm tra: Hậu Cần Kinh Doanh
Họ và tên: Vũ Văn Cảnh
Lớp: QTKD Tổng Hợp 47B
Câu 1: Trình bày đặc điểm của hình thức vận tải bằng đường bộ, đường thủy và đường sắt?
Đặc điểm của hình thức vận tải bằng đường sắt:
Khối lượng vận tải lớn và đa dạng. Trong điều kiện tốt, một đoàn tàu cần ít năng lượng
hơn so với vận chuyển đường bộ từ 50% đến 70% với cùng một khối lượng vận chuyển (hoặc
cùng số hành khách).
Vận chuyển trên những tuyến đường dài, ở Việt Nam, tổng chiều dài đường sắt là
3.142,69 km, trong đó gồm 2632 km đường sắt chính, 402,69 km đường ga và 107,95 km
đường nhánh. Tuyến Hà Nội – TP HCM: 1726,2 km, tuyến Yên Viên – Lào Cai: 285km, Hà
Nội – Đồng Đăng: 163,3 km và nhiều tuyến khác có chiều dài tương đương.
Thời gian vận chuyển ở mức trung bình và ít thay đổi, ví dụ thời gian vận chuyển
container từ ga Hải Phòng về Hà Nội mất khoảng 1 ngày và hầu như không thay đổi.
Tuyến đường vận tải không linh hoạt và bị phụ thuộc vào đường ray và các ga đỗ, không
vận chuyển đến đích cuối cùng, hiện tại Việt Nam có 15 tuyến chính và chủ yếu các ga nằm ở
các thành phố chính, các trung tâm kinh tế - xã hội của 3 miền.
Chi phí cố định cao; chi phí biến đổi thấp, chi phí cố định gồm: chi phí duy trì đường xá,
khấu hao đường xá, khấu hao thiết bị của nhà ga; chi phí quản lý…
Chi phí biến đổi: lương của công nhân viên; nhiên liệu cho tàu chạy
Chi phí vận chuyển ảnh hưởng lớn bới tính kinh tế do quy mô và quãng đường vận
chuyển.
Đặc điểm của hình thức vận tải đường bộ:
Có thể vận chuyển tới nhiều địa điểm khác nhau và đích cuối cùng, do đặc điểm của hệ
thống đường xá là có ở khắp mọi nơi có người ở. Việc vận chuyển kéo dài từ nơi đi tới tận đích
đến cuối cùng với sự đa dạng của các phương tiện vận tải đường bộ.
Chủ động và linh hoạt trong lựa chọn và kết hợp các phương tiện vận chuyển khác nhau,
tương ứng với các tuyến đường và sự sẵn có các phương tiện vận tải.
1
Chủ động về thời gian, không bị quy định về thời gian đi và thời gian chờ đợi các tuyến
tiếp theo thường ít.


Sự tiện lợi cao, đa dạng trong vận chuyển các loại hàng hóa , do sự đa dạng hình thức
vận chuyển, từ hàng hóa nhỏ lẻ, số lượng lớn đến các hàng hóa cồng kềnh, dễ vỡ…
Bị hạn chế về khối lượng và kích thước hàng hóa vận chuyển, nếu hàng hóa có số lượng
rất lớn thì hình thức vận tải này không phù hợp cho 1 vài chuyến hàng mà phải chia nhỏ thành
các lô để vận chuyển, dẫn tới chi phí tăng lên rất nhiều và thời gian giao hàng bị chậm chễ, hơn
nữa, các hàng hóa có khối lượng lớn và cồng kềnh thì không phù hợp để vận chuyển đường bộ
do hệ thống đường xá không thể đáp ứng được, ít có phương tiện đường bộ có thể vận chuyển
được các loại hàng hóa trên, các hàng hóa trên chỉ phù hợp với đường sắt hoặc đường thủy…
Hay gặp sự cố trên quãng đường vận chuyển, do tính chất đường bộ có nhiều phương
tiện tham gia giao thông, sự va chạm gây tai nạn là khó có thể kiểm soát được, hơn nữa, các
phương tiện vận tải thường hay gặp sự cố hỏng hóc dọc đường…
Chi phí cố định thấp do hãng vận tải không sở hữu hệ thống đường sá, hệ thống đường
sá do chính phủ đứng ra xây dựng và các hãng vận tải chỉ việc sử dụng mà không mất phí xây
dựng.
Chi phí biến đổi cao do sử dụng nhiên liệu, lệ phí cầu, đường và chi phí phát sinh trên
tuyến đường cao. Chi phí đường bộ có nhiều chi phí phát sinh như phí bến bãi; trông coi hàng
hóa; giao nhận hàng; chi phí trên tuyến đường vận chuyển.
Đặc điểm của hình thức vận tải đường thủy:
Trọng lượng và kích thước hàng hóa vận chuyển lớn, do các tàu thường có sức vận
chuyển rất lớn, hơn rất nhiều đường bộ, không giới hạn kích thước hàng hóa.
Mức độ an toàn cao; khả năng tổn thất và mức thiệt hại thấp, vận tải đường thủy thường
ổn định về khả năng giữ an toàn cho hàng hóa, ít gặp các sự cố va chạm làm hỏng, vỡ hàng hóa.
Tốc độ vận chuyển chậm, trước đây, khi phải vận chuyển 1 lô hàng đi Uzbekistan bằng
đường biển kết hợp với đường bộ thường phải mất 60 ngày, chi phí vận chuyển rất cao (từ
6.000- 7.000 USD/1 container 40 feet); hàng hóa dễ bị hỏng vì ẩm, nước biển... Trong khi đó, sử
dụng đường sắt, một toa tàu có thể vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn gần gấp đôi
container 40’. Thời gian vận chuyển nhanh hơn, chỉ mất 35 ngày.
2
Khả năng đúng hạn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, các tàu thường có thời gian vận
chuyển có tính cả yếu tố chậm chễ cho thời tiết, nhưng khó có thể đoán trước được thời gian

giao hàng chính xác khi gặp các sự cố về thời tiết trên biển.
Bị giới hạn bởi hệ thống đường thủy, không phải nước nào cũng có hệ thống đường
thủy, và hệ thống đường thủy ở mỗi nơi là khác nhau, có nơi nhiều sông ngòi, kênh rạch, có nơi
có ít…
Phải kết hợp với các phương tiện phụ trợ, do hệ thống sông ngòi thường không bắt đầu
từ nơi đi đến đích đến cuối cùng giống đường sắt, nên khi vận chuyển cần kết hợp các phương
tiện phụ trợ khác để vận chuyển hàng hóa về tới kho cuối cùng.
Thời gian xếp dỡ hàng hóa chậm, thường mất nhiều ngày để bốc dỡ hàng hóa lên hoặc
xuống tàu, một phần cũng do tính chất số lượng và kích thước hàng hóa lớn nên mất nhiều thời
gian để bốc dỡ hàng hóa.
Chi phí cố định cao do đầu tư các phương tiện vận tải tầu thủy rất lớn; chi phí bến bãi
cao; chi phí bốc dỡ, xếp hàng cao.
Chi phí biến đổi thấp do ít có sự cản trở trong quá trình vận chuyển hàng hóa, thường
các doanh nghiệp vận tải đường thủy không mất nhiều chi phí phát sinh trong quá trình vận
chuyển như đường bộ như chi phí đường sá, chi phí mãi lộ…
Câu 2: Hãy phân tích rõ về đặc điểm của 1 trong 3 hình thức vận tải trên?
Phân tích hình thức vận tải đường sắt:
Đường sắt, hay vận tải đường sắt, là loại hình vận chuyển/vận tải hành khách và hàng
hóa bằng phương tiện có bánh được thiết kế để chạy trên loại đường đặc biệt là đường ray.
Đường ray bao gồm hai thanh thép chạy song song đặt cố định xuống nền là các thanh
chịu lực bằng gỗ, bê tông hay sắt thép (gọi chung là thanh tà vẹt) và khoảng cách giữa hai thanh
ray (gọi là khổ đường) được duy trì cố định. Các thanh ray và tà vẹt đặt trên nền đã được cải tạo
có khả năng chịu lực nén lớn như nền rải đá, nền bê tông, v.v.. Chạy trên đường ray là đoàn tàu
– một chuỗi các phương tiện tự vận hành – là đầu tàu, hoặc không tự vận hành – là toa tàu nối
với nhau. Tiếp xúc với đường ray là bánh thép. Các toa tàu di chuyển trên đường ray với lực ma
sát ít hơn rất nhiều so với các phương tiện dùng bánh cao su trên đường thông thường và do đó
đầu tàu dùng kéo các toa tàu sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
Các nhân tố ảnh hưởng tới lựa chọn hình thức vận tải đường sắt:
3
Chi phí vận chuyển: bao gồm cước phí vận chuyển, cước phí bốc dỡ hàng hóa, cước phí

kho bãi, chi phí phát sinh khác,… vận tải đường sắt có chi phí rẻ hơn nhiều so với các hình thức
vận tải khác như vận tải đường bộ, vận tải đường thủy, đường hàng không… ở điều kiện bình
thường, một đoàn tàu cần ít năng lượng hơn so với vận chuyển đường bộ từ 50% đến 70% với
cùng một khối lượng vận chuyển (hoặc cùng số hành khách), đây chính là yếu tố làm cho chi
phí vận tải đường sắt rẻ hơn nhiều so với các hình thức khác.
Thời gian vận chuyển: ở mức trung bình và ít thay đổi, không thể nhanh hơn các hình
thức vận tải hiện đại như đường ống, đường hàng không nhưng vận tải đường sắt có thời gian
vận tải ở mức chấp nhận được và ít có biến động do các yếu tố tác động bên ngoài. Vận tải
đường thủy có thời gian vận chuyển chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết nên không cố định được
thời gian giao hàng. Vận tải đường bộ thường gặp các sự cố ngoài ý muốn như hệ thống đường
sá không thông suốt, phương tiện trục trặc…
Đường sắt ít xảy ra các tai nạn làm thiệt hại hàng hóa, hành khách. Ví dụ, số liệu hàng
năm cho thấy ở Hoa Kỳ và Anh có 40.000 và 3.000 người chết bởi tai nạn đường bộ, trong khi
đó thương vong bởi tai nạn đường sắt lần lượt là 1.000 và 20. Đây là yếu tố khá quan trọng giúp
đảm bảo mức độ an toàn trong vận chuyển hàng hóa, tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Khối lượng vận tải hàng hóa lớn và đa dạng, trung bình 1 toa xe có thể vận chuyển được
125 tấn hàng hóa, từ các hàng hóa nhỏ lẻ khối lượng lớn đến các hàng hóa cồng kềnh nguyên
chiếc…
Các công ty, doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực đường sắt: hiện tại đường sắt
Việt Nam đang được công ty nhà nước quản lý và độc quyền trong vận tải đường sắt. Công ty
có tên là:
Tổng công ty đường sắt Việt Nam
Trong đó khối vận tải bao gồm 4 đơn vị chính là Công ty vận tải hành khách đường sắt
Hà Nội, Công ty vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn, Công ty vận tải hàng hoá đường sắt và
Trung tâm điều hành vận tải đường sắt.
Cơ quan của Tổng công ty đường sắt Việt Nam đóng trụ sở tại 118 đuờng Lê Duẩn, Hà
Nội, là một tổ chức tham mưu cho Lãnh đạo Tổng công ty và có nhiệm vụ giám sát và cộng tác
với các Công ty và Trung tâm điều hành vận tải cũng như các đơn vị trực thuộc trong các lĩnh
4
vực liên quan đến Đường sắt. Cơ quan này cũng chịu trách nhiệm về chiến luợc phát triển

Đường sắt và các dự án đầu tư nước ngoài cũng như chương trình hiện đại hoá Đường sắt.
Hệ thống đường sắt Việt Nam:
Mạng lưới Đường sắt Việt Nam với tổng chiều dài 2.600 km nối liền các khu dân cư,
trung tâm văn hoá nông nghiệp và công nghiệp trừ khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Đường sắt Việt Nam nối liền với đường sắt Trung Quốc qua hai hướng:
5

×