Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Xây dựng một số bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.94 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ TƢƠI

XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP
RÈN KĨ NĂNG PHÂN BIỆT
TỪ ĐỒNG ÂM, TỪ NHIỀU NGHĨA
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI – 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

NGUYỄN THỊ TƢƠI

XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI TẬP
RÈN KĨ NĂNG PHÂN BIỆT
TỪ ĐỒNG ÂM, TỪ NHIỀU NGHĨA
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ LAN ANH



HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Giáo
dục Tiểu học, đặc biệt là các thầy cô giáo trong tổ Văn - Tiếng Việt và
Phương pháp dạy học, các bạn sinh viên trong nhóm khóa luận đã giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khoá luận.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc của mình tới
TS. Lê Thị Lan Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo cho tôi
hoàn thành khoá luận này.
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các em học sinh
của trường Tiểu học Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội), trường Tiểu học Quang
Minh B (Mê Linh - Hà Nội), trường tiểu học Nghĩa Đô (Cầu Giấy - Hà Nội)
đã tạo mọi điều kiện giúp tôi nghiên cứu thực tế, góp phần cho sự thành công
của đề tài khóa luận.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả khoá luận

Nguyễn Thị Tươi


LỜI CAM ĐOAN
Khoá luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
TS. Lê Thị Lan Anh. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khoá luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
- Những tư liệu được trích dẫn trong khoá luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình
nghiên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó.

Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả khoá luận

Nguyễn Thị Tươi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1.

Lí do chọn đề tài

1

2.

Lịch sử vấn đề

2

3.

Mục đích nghiên cứu

3


4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3

5.

Nhiệm vụ nghiên cứu

3

6.

Phương pháp nghiên cứu

4

7.

Cấu trúc khóa luận

4

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1.
1.1.

5
Cơ sở lí luận dạy học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa


Từ đồng âm

5
5

1.1.1. Khái niệm

5

1.1.2. Đặc điểm của từ đồng âm

5

1.1.3. Giá trị sử dụng từ đồng âm

6

1.2.

Từ nhiều nghĩa

7

1.2.1.

Khái niệm

7


1.2.2. Giá trị sử dụng của từ nhiều nghĩa

8

Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

9

1.3.1. Sự giống nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

9

1.3.2. Sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

10

1.3.

CHƢƠNG 2.

Thực trạng của việc dạy học từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa ở Tiểu học

2.1.

13

Hệ thống những bài có sử dụng kiến thức từ đồng âm và
tù nhiều nghĩa


13

2.1.1. Hệ thống những bài sử dụng kiến thức từ đồng âm

13

2.1.2. Hệ thống những bài sử dụng kiến thức từ nhiều nghĩa

14

2.2.

Nhận xét chung

15


2.3.

Thực trạng dạy- học kiểu bài từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
ở tiểu học

22

2.3.1. Mục đích điều tra

22

2.3.2. Đối tượng điều tra


22

2.3.3. Cách thức điều tra và kết quả điều tra

23

2.3.4. Nhận xét kết quả điều tra

23

CHƢƠNG 3.

Một số bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa cho học sinh tiểu học

33

3.1.

Bài tập về từ đồng âm

33

3.2.

Bài tập về từ nhiều nghĩa

35

3.3.


Bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa

37

KẾT LUẬN

42

TÀI LIỆU THAM KHẢO

43

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của con người. Mỗi người đều phải học
ngôn ngữ để có thể giao tiếp, trao đổi tình cảm, tư tưởng của mình với mọi
người. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Giáo dục Tiểu học giữ vai trò nền
tảng với mục đích và nhiệm vụ là trang bị những cơ sở ban đầu và cơ bản nhất
của người công dân tương lai. Đó là những con người phát triển toàn diện về
trí thức, thể chất, đạo đức, tích cực và sáng tạo.
Đất nước Việt Nam đang trên đà đổi mới, một trong những đặc điểm
nổi bật nhất của xã hội hiện đại là sự thay đổi nhanh chóng, những biến đổi
mạnh mẽ và không ngừng nghỉ của mọi yếu tố, nhất là khoa học kĩ thuật và
công nghệ. Để tiến kịp với thời đại và phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung và trường tiểu học nói riêng
phải đặt ra những mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ phù hợp. Đặc biệt, trong

Nghị quyết số 29 trong Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (2013) về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục đã nêu mục tiêu tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về
chất lượng, hiểu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con
người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt tiềm năng, khả năng sáng
tạo. Ngành giáo dục nói chung và bậc Tiểu học nói riêng đã thực hiện công
cuộc đổi mới chương trình phổ thông sau 2015 theo hướng tiếp cận năng lực.
Mục tiêu của môn Tiếng Việt chương trình hiện hành đó là: “Hình
thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt
(nghe,nói,đọc,viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động lứa
tuổi” [4.tr.9].
Ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, một
trong những nội dung khó đó là phần nghĩa của từ. Phân môn Luyện từ và câu
giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh các kiến thức về từ và
1


câu. Từ trong tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Từ bao gồm từ thuần Việt
và từ mượn. Việc tìm hiểu từ trong tiếng Việt rất rộng.
Từ là đơn vị nhỏ nhất để tạo thành câu, câu là đơn vị giao tiếp nhỏ nhất,
vì vậy, trong quá trình học tập và giao tiếp hằng ngày, người nói cũng như
người nghe phải nắm được, hiểu được từ, sử dụng một cách chuẩn xác thì việc
giao tiếp mới hiệu quả. Đối với học sinh tiểu học, vốn từ của các em còn hạn
chế vì vậy cần phải dạy để học sinh nhận biết, giải nghĩa, hiểu được giá trị của
từ để phát triển vốn từ.
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là một hiện tượng phong phú của tiếng
Việt. Đây là mảng kiến thức rất khó đối với học sinh. Khi học từ đồng âm và
từ nhiều nghĩa, các em thường hay có sự nhầm lẫn bởi từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa có hình thức giống nhau, ranh giới không rõ ràng.
Nhằm giúp học sinh tiểu học hiểu rõ về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa và

biết cách sử dụng hai loại từ này một cách linh hoạt, chúng tôi đã chọn đề tài
Xây dựng một số bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa cho học sinh tiểu học.
Đề tài này chắc chắn sẽ có ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học kiểu bài từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cũng như chất lượng dạy
học tiếng Việt nói chung.
2. Lịch sử vấn đề
Vấn đề về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa đã được các nhà nghiên cứu
đề cập từ rất lâu. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về từ vựng nói đến từ
đồng âm, từ nhiều nghĩa. Sau đây, tôi xin sơ lược qua một số tài liệu viết
về vấn đề này.
Hai tác giả Lê Phương Nga,Nguyễn Trí trong giáo trình Phương pháp
dạy học Tiếng Việt 2 - Nxb ĐHSP-2004đã chú ý đến cách nhận diện từ đồng
âm, từ nhiều nghĩa.

2


Trong cuốn Hỏi-Đáp về dạy học Tiếng Việt 5-Nxb Giáo dục Việt Nam
đã trình bày biện pháp chơi chữ và những dấu hiệu để phân biệt từ đồng âm
và từ nhiều nghĩa.
Tuy nhiên, các tài liệu trên chỉ nêu hiện tượng đồng âm, nhiều nghĩa.
Song chưa có tài liệu nào trình bày về việc phân biệt từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa. Chính vì vậy, đề tài này của chúng tôi sẽ định hướng một cách cụ thể
cho việc phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa phục vụ cho đông đảo giáo
viên, đặc biệt là giáo viên tiểu học.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm xây dựng được một số bài tập rèn kĩ năng
phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh tiểu học góp phần nâng cao
chất lượng dạy học Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói

riêng.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, quá
trình dạy và học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các bài học về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong Tiếng Việt 5các
trường:
- Trường Tiểu học Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội.
- Trường Tiểu học Quang Minh B - Mê Linh - Hà Nội.
- Trường tiểu học Nghĩa Đô- Cầu Giấy- Hà Nội.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày khái quát những vấn đề lí luận có liên quan đến từ đồng âm,
từ nhiều nghĩa.
- Tìm hiều thực trạng dạy học kiểu bài từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ở
trường tiểu học hiện nay.
3


- Thiết kế một số bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa cho học sinh tiểu học và bước đầu kiểm nghiệm hệ thống bài tập này.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp.
- Phương pháp thực nghiệm.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Nội dung của khóa luận gồm 3

chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận của việc dạy học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
Chương 2. Thực trạng việc dạy học kiểu bài từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa.
Chương 3.Một số bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa cho học sinh tiểu học.

4


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC
TỪ ĐỒNG ÂM,TỪ NHIỀU NGHĨA
1.1. Từ đồng âm
1.1.1. Khái niệm
Theo tác giả Đào Duy Anh trong cuốn Hán Việt từ điển giản yếu thì
“đồng âm là những tiếng giống nhau” [2,tr.208].
Tác giả Hoàng Phê trong cuốn Từ điển tiếng Việt đã giải thích từ đồng
âm là “những từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng khác nhau về mặt ý nghĩa
[7,tr.432].
Theo Nguyễn Minh Thuyết trong cuốn Hỏi - Đáp Tiếng Việt 5: “Từ
đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm giống nhau nhưng có nghĩa hoàn
toàn khác biệt nhau và không hề liên quan với nhau” [8,tr.129].
Qua các ý kiến trên, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa về từ đồng âm
như sau: Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác
nhau về ý nghĩa.
Ví dụ: Trong tiếng Việt có những nhóm từ đồng âm như: Đồng
Đồng1:là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu
Cu và số nguyên tử bằng 29. Đồng là kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt
cao. Đồng nguyên chất mềm và dễ uốn; bề mặt đồng tươi có màu cam đỏ.

Đồng2: là một khoảng đất rộng để gieo trồng ngũ cốc (cánh đồng bao la).
Đồng3: đơn vị tiền tệ (mười ngàn đồng).
Đồng4: người được thần linh hay người chết nhập vào theo mê tín (cô đồng).
Đồng5: Tiền bạc nói chung (đồng lương).
1.1.2. Đặc điểm của từ đồng âm
Do đặc trưng loại hình đơn lập của tiếng Việt quy định, từ đồng âm
trong tiếng Việt có đặc điểm sau:Tiếng Việt không biến hình nên những từ
5


nào đồng âm với nhau thì luôn đồng âm với nhau trong tất cả bối cảnh được
sử dụng.
Hơn nữa, tiếng Việt không có sự đối lập gốc từ với phụ tố, các từ được
tạo nên chủ yếu bằng sự kết hợp tiếng với tiếng, cho nên đồng âm giữa từ với
từ là kết quả của đồng âm tiếng với tiếng. Điều này được khai thác khi người
Việt sử dụng từ đồng âm trong nghệ thuật chơi chữ của mình.
1.1.3. Giá trị sử dụng từ đồng âm
Như chúng ta đã biết, từ đồng âm có vỏ ngữ âm giống nhau. Nghĩa của
các từ đồng âm thì khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
Ví dụ: Nghĩa của từ đường kính (loại đường trắng) khác hẳn với nghĩa
từ đường kính (dây cung đi qua tâm của đường tròn).
Chính vì ý nghĩa khác xa nhau như thế nên người ta thường sử dụng từ
đồng âm để chơi chữ, để gây cười và sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.
Chơi chữ là cách sử dụng những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa
hoàn toàn khác nhau để tạo ra sự bất ngờ. Chẳng hạn:
Con ngựa đá con ngựa đá.
Ở đây đá1 là động từ chỉ hành động tác động và vật khác bằng chân,
còn đá2 là danh từ chỉ miếng chất rắn, thường là lấy từ vỏ Trái Đất.
Hay: Con ruồi đậu mâm xôi đậu cũng giống câu trên.
Trong câu: Mồmbò không phải là mồm bò mà lại là mồm bò ta thấy:

mồm bò1,3: là hoạt động của mồm.
mồm bò2: là mồm của con bò.
Hoặc trong câu: Bác bác trứng, tôi tôi vôi. Nghĩa của các từ đồng ậm
như sau:
bác1: là đại từ.
bác2: là động từ.
tôi1: là đại từ.
tôi2: là động từ.
6


Sử dụng từ đồng âm để chơi chữ là một trong những yếu tố thể hiện sự
tài giỏi, hiểu biết của người xưa. Sử dụng từ đồng âm để chơi chữ tạo nên sự
bất ngờ, lí thú, gây cười cho người nghe. Ví dụ trong bài ca dao:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi1 chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi2 thì có lợi3 nhưng răng không còn.
lợi1: lợi lộc, ý muốn nói lấy chồng có lợi lộc gì không.
lợi2,3: nói đến lợi ở răng.
Sử dụng từ đồng âm lợi (lợi lộc) với lợi (răng lợi) tạo nên sự bất ngờ
thú vị, tạo nên tiếng cười ngộ nghĩnh, hóm hỉnh cho người đọc.
Bên cạnh sử dụng từ đồng âm để chơi chữ thì người ta còn sử dụng từ
đồng âm để giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày.
Đêm nay, trời nhiều sao.
Vì sao trời lại có sao?
Bạn làm sao thế?
Sao thuốc là làm thế nào?
Hay:
Đi mua một cân đường mà sao con đi lâu thế, đường đâu có xa?

Khi sử dụng từ đồng âm để giao tiếp thường ngày, đôi khi người cũng
ta sử dụng lối chơi chữ.
1.2. Từ nhiều nghĩa
1.2.1. Khái niệm
Theo Nguyễn Minh Thuyết trong cuốn Hỏi - Đáp Tiếng Việt 5: “Từ
nhiều nghĩa là một từ nhưng có nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa hình thành do cơ
chế chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ”.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 5 quan niệm: “Từ nhiều nghĩa là từ có một
nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao
7


giờ cũng tạo ra mối liên hệ với nhau” [14, t1,tr.67]. Với học sinh tiểu học,
cách định nghĩa này đủ để giúp học sinh phân biệt từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa.
Như vậy, ta có thể khẳng định: từ nhiều nghĩa là một từ nhưng có nhiều
nghĩa. Trong đó, có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển.
Ví dụ:
Cổ trong cổ người.
Cổ trong cổ chai.
Cổ trong nút cổ chai.
Cổ trong cổ người mang nghĩa gốc là nghĩa có trước, chỉ bộ phận nối
giữa thân và đầu.
Cổ trong cổ chaimang nghĩa chuyển, do hiểu rộng nghĩa gốc ra mà có,
là phần nối giữ thân chai và miệng chai.
Cổ trong nút cổ chaimang nghĩa chuyển, do phương thức ẩn dụ(rút ra
từ điểm tương đồng) từ cổ chai mà ra, là đoạn đường bị thắt lại.
1.2.2. Giá trị sử dụng của từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa là một từ có nhiều nghĩa. Chính vì vậy, từ nhiều nghĩa
có nhiều giá trị sử dụng.

1.2.2.1. Dùng để gọi tên sự vật, đồ vật
Trong từ nhiều nghĩa, bao giờ chúng ta cũng xác định được nghĩa gốc
của từ. Dựa vào nghĩa gốc này, ta có thể mở rộng vốn từ để gọi tên sự vật, đồ
vật. Chẳng hạn:
Nghĩa của từ đầu:
1. Chỉ bộ phận trên cùng của người hay động vật (đầu người, đầu gà).
2. Chỉ phần đầu tiên, phần trên cùng của một sự vật nào đó (đầu nhà,
đầu làng, đầu nguồn…)
Nghĩa của từ xuân:
Mùa xuân1 là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân2.

8


Xuân1: Mùa đầu tiên trong năm, mùa trăm hoa đua nở, tươi đẹp.
Xuân2: Chỉ sự tươi đẹp.
1.2.2.2. Làm phong phú vốn từ cho người sử dụng
Từ trong tiếng Việt rất phong phú và đa dạng. Nó tạo cho chúng ta sự
lựa chọn khi sử dụng. Một trong những yếu tốt tạo nên sự phong phú của từ
ngữ tiếng Việt chính là từ nhiều nghĩa. Chỉ một từ nhưng nhờ hiện tượng
chuyển nghĩa của từ, từ nghĩa gốc mà tạo ra nhiều nghĩa khác nhau mà vẫn
liên quan đến nghĩa gốc. Chính vì thế, làm phong phú vốn từ cho học sinh, và
hơn nữa giúp học sinh liên tưởng tốt hơn.
1.3.Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
1.3.1. Sự giống nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩ
- Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa được hình thành từ quy luật tiết kiệm
của ngôn ngữ - dùng ít kí hiệu nhưng biểu đạt được nhiều.
Ví dụ: từ cày có các nghĩa biểu đạt sau:
1. Là danh từ, chỉ một loại đồ vật dùng trong nhà nông, dùng để xới đất

lên chuẩn bị cho gieo trồng.
2. Là động từ, chỉ hoạt động xáo trộn lớp đất ở độ sâu 20 - 30cm.
- Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm hình thức giống nhau,
đọc giống nhau, viết cũng giống nhau, chỉ khác nhau về nghĩa.
Ví dụ:
Cơm đã chín1.
Hôm nay con được chín2 điểm.
Bị điểm kém, em ngượng chín3cả người.
Chín1: là tính từ chỉ trạng thái.
Chín2: là số từ chỉ số lượng.
Chín3: là tính từ chỉ trạng thái.
Trong đó, từ chín2đồng âm với từ chín1và chín3 nhưng nghĩa hoàn toàn
khác nhau.
9


Chín1 và chín3 là từ nhiều nghĩa, trong đó chín1 mang nghĩa gốc, từ
chín3 mang nghĩa chuyển. Tuy nhiên xét về nghĩa chúng đều chỉ trạng thái.
1.3.2. Sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là hai lớp từ khác nhau.
a, Từ đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm giống nhau nhưng có nghĩa
hoàn toàn khác biệt nhau.
Ví dụ 1:
bò trong kiến bò chỉ hoạt động di chuyển ở tư thế áp bụng xuống nền
bằng cử động của toàn thân hoặc những cái chân ngắn.
bò trong trâu bò chỉ động vật nhai lại, sừng ngắn, lông thường có màu
vàng, được nuôi để lấy sức kéo, thịt, sữa.
Ví dụ 2:
Đầm trong đầm sen chỉ khoảng trũng to và sâu giữa đồng để giữ nước.
Đầm trong bà đầm chỉ đàn bà, con gái phương Tây.

Đầm trong cái đầm đất chỉ vật nặng có cán, dùng để nện đất cho chặt.
Từ đồng âm hình thành do nhiều cơ chế:
 Do trùng hợp ngẫu nhiên (gió bay, bọn bay, cái bay).
 Do chuyển nghĩa quá xa mà thành (lắm kẻ vì [nể], vì lí do gì).
 Do từ vay mượn trùng với từ sẵn có (la mắng, nốt la).
 Do sự rút gọn trùng hợp với từ sẵn có (2 kí, chữ kí).
b, Từ nhiều nghĩalà một từ nhưng có nhiều nghĩa. Đây là các nghĩa khác nhau
của cùng một từ, các nghĩa có mối liên hệ với nhau. Từ nhiều nghĩa được hình
thành do cơ chế chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ.
Ví dụ:
Mũi trong mũi dọc dừa mang nghĩa gốc (chỉ bộ phận của cơ quan hô
hấp, có dáng nhọn, nhô về phía trước mặt người hoặc động vật).

10


Mũi trong mũi dao, mũi tên, mũi thuyền đều là nghĩa phái sinh được
hình thành do phương thức ẩn dụ rút ra từ điểm tương đồng (giống nhau): vật
có dáng nhọn, nhô về phía trước.
Mũi trong mũi dãi là nghĩa phái sinh, được hình thành theo phương
thức hoán dụ, rút là từ điểm tương cận (gần nhau) giữa hai đối tượng: chất
nhày tiết ra ở mũi.
Như vậy, từ nhiều nghĩa có điểm khác cơ bản so với từ đồng âm là:
Từ đồng âm là nhiều từ nhưng nghĩa của các từ đó trong văn cảnh đều
là nghĩa gốc.
Từ nhiều nghĩa thì chỉ là một từ có nghĩa gốc còn các nghĩa khác là
nghĩa chuyển từ nghĩa gốc.
Ví dụ:
bàn trong cái bàn và bàn trong bàn công việc đều mang nghĩa gốc.
Ví dụ:

bàn trong cái bàn mang nghĩa gốc, còn bàn trong bàn phím mang nghĩa
chuyển.
Các từ mang nghĩa gốc thì nêu được nghĩa khác nhau nhưng phải bằng
cách diễn giải.
Còn phần nhiều các từ mang nghĩa chuyển thì nêu bằng cách thay thế
bằng một từ khác.
Ví dụ:
Mùa xuân1 là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân2.
xuân2 được dùng theo nghĩa chuyển vì xuân2có thể thay thế bằng từ tươi
đẹp.
Trong cùng một hình thức ngữ âm vừa có thể là hiện tượng đồng âm,
vừa có thể là hiện tượng nhiều nghĩa.

11


Có thể nêu lên những điểm khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa như sau:
Từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa

- Là hai hoặc nhiều từ có cùng

Là một từ nhưng có nhiều

-

hình thức ngữ âm.


nghĩa.

Ví dụ: hòn đá và đá bóng.

Ví dụ: viên đá và nước đá

- Có nghĩa hoàn toàn khác biệt
nhau, không có bất cứ mối liên hệ

Các nghĩa có liên quan với

-

nào.

nhau.
Ví dụ:
Hòn đá: chỉ chất rắn có sẵn

Ví dụ:

trong tự nhiên, thường thành tảng,

Viên đá: chỉ chất rắn có sẵn trong

hòn, rất cứng.

tự nhiên, thường thành tảng, hòn,


Đá bóng: chỉ hành động dùng

rất cứng.

chân hất mạnh vào vật nhằm đưa ra
xa hoặc làm tổn thương.

Nước đá: chỉ nước đông cứng lại
thành tảng, giống như đá.

- Không giải thích được bằng cơ
chế chuyển nghĩa.

- Do cơ chế chuyển nghĩa tạo thành.

12


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC TỪ ĐỒNG
ÂM VÀ TỪ NHIỀU NGHĨA Ở TIỂU HỌC
2.1. Hệ thống những bài có sử dụng kiến thức từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa
2.1.1. Hệ thống những bài sử dụng kiến thức từ đồng âm
2.1.1.1.Hệ thống những bài sử dụng kiến thức từ đồng âm
Xét các phân môn từ lớp 1 đến lớp 5:
Lớp

Phân môn (Bài)
Tập làm
Luyện từ

văn
và câu

Kể
chuyện

Tập viết

x

1

0

1

0

0

0

1

0

0

2


1

0

0

1

1

1

x

0

1

2

4

1

x

Tập đọc

Chính tả


1

0

0

0

2

1

0

3

1

4
5

2.1.1.2. Nhận xét
Ngay từ lớp 1, học sinh đã được biết thông qua phân môn Học vần. Đó
là các em được đọc những âm mà có cách phát âm giống nhau. Cụ thể:
1. / / có thể viết:

gh (khi đi với i, e, ê)
g khi đi với các nguyên âm còn lại

2. /i/ có thể viết i,y.

Tuy nhiên đây chỉ là một phần không đầy đủ của từ đồng âm. Sở dĩ nói như
vậy vì các âm nêu trên chỉ có cách đọc là giống nhau còn khi viết thì khác nhau.
Ngoài phân môn Học vần - Tập đọc thì các phân môn khác của Tiếng
Việt 1 chưa sử dụng các kiến thức khác của từ đồng âm.

13


Lớp 2,3,4 các phân môn đã sử dụng các kiến thức của từ đồng âm
nhưng chỉ dừng lại ở việc đưa ra trong văn bản chứ không giải thích sự giống
nhau hay khác nhau giữa các từ.
Ví dụ;
Ai ai cũng được tùy tài lập công
Voi vận tải trên lưng quân bị
Vào trận sao cho khỏe như voi
Công đồn, Gấu phải kịp thời
(Sư Tử xuất quân, [11,t2,tr.47]).
Riêng lớp 5, kiến thức của bài từ đồng âm được dạy bằng bài bài một cách
cụ thể. Đó là đưa ra khái niệm từ đồng âm. Sau khi đưa ra khái niệm từ đồng âm
“Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa”
[14,t1,tr.51] thì đã đưa ra những bài tập để củng cố khái niệm.
Như vậy, hệ thống các bài dạy có sử dụng kiến thức từ đồng âm thì Tập
đọc chiếm số lượng nhiều nhất. Tuy nhiên, các kiến thức của từ đồng âm
được đan xen trong các văn bản chứ không đưa ra một cách trực tiếp. Riêng
phân môn Luyện từ và câu của lớp 5 đã có bài riêng biệt để dạy từ đồng âm.
2.1.2. Hệ thống những bài sử dụng kiến thức từ nhiều nghĩa
2.1.2.1. Hệ thống những bài sử dụng kiến thức từ nhiều nghĩa
Xét các phân môn từ lớp 1 đến lớp 5:
Phân môn (Bài)
Lớp

1

Tập
đọc
0

Chính
tả
0

Tập
Luyện
làm văn từ và câu
x
x

2

3

1

3

1

2

1


3

2

2

2

2

1

2

4

1

1

3

2

2

x

5


2

2

3

5

2

x

14

Kể
chuyện
0

Tập
viết
0


Tổng số những bài sử dụng từ nhiều nghĩa là 43 bài. Trong đó, tất cả
các phân môn đều sử dụng kiến thức của từ nhiều nghĩa.
2.1.2.2. Nhận xét
Bắt đầu từ lớp 2, lớp 3 học sinh đã được làm quen với những kiến thức
đơn giản nhất về từ nhiều nghĩa. Những bài sử dụng kiến thức của từ nhiều
nghĩa chủ yếu ở các bài thuộc phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu. Các bài sử
dụng kiến thức này được biên soạn kết hợp với các mảng kiến thức khác chứ

không lí giải một cách rõ ràng như một bài lí thuyết luyện từ và câu.
Đến lớp 5, học sinh được học bài lí thuyết riêng về từ nhiều nghĩa.
Trong bài Từ nhiều nghĩa này, học sinh sẽ được học khái niệm cụ thể về từ
nhiều nghĩa: “Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa
chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau”.
[14,t1,tr.67]. Sách giáo khoa đã đưa ra khái niệm về từ nhiều nghĩa và dành
02 tiết để luyện tập về từ nhiều nghĩa.
2.2. Nhận xét chung
Nội dung kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa trong sách giáo
khoa Tiếng Việt tương đối đơn giản, cơ bản và phù hợp với đặc điểm nhận
thức của học sinh tiểu học. Lí thuyết về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa chỉ được
dạy ở lớp 5 và học sinh có thể rút ra khái niệm một cách cụ thể sau ví dụ đưa
ra. Sách giáo khoa cũng đưa ra khái niệm trong phần Ghi nhớ. Học sinh có
thể tiếp thu khái niệm về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa dễ dàng, nhẹ nhàng và
nắm chắc kiến thức, có cơ sở để vận dụng, thực hành.
Mục tiêu quan trọng hàng đầu khi dạy Tiếng Việt cho học sinh tiểu học
là rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong học tập và giao tiếp. Quan điểm giao
tiếp trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5 được thể hiện ở cả phương diện
nội dung lẫn phương pháp dạy học. Cách bố trí và sắp xếp các đơn vị kĩ năng
sử dụng từ ngữ phục vụ giao tiếp. Các bài về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
chú trọng đến việc sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong nói, viết chứ
15


không phân loại hàn lâm. Ta có thể thấy ngay cách sắp xếp này, ngay từ cách
đặt tên các bài như: Từ đồng âm [14,1,tr.51]; Dùng từ đồng âm để chơi chữ
[14,1,tr.61]; Từ nhiều nghĩa [14,1,tr.67]; Luyện tập về từ nhiều nghĩa [14,1,tr.
73]; Luyện tập về từ nhiều nghĩa[14,1,tr.82] cho đến cách phân bố thời lượng,
sắp xếp bài học, bài luyện tập cũng thể hiện rõ quan điểm trên.
Học sinh được học 02 tiết về từ đồng âm, 03 tiết về từ nhiều nghĩa. Tiết

đầu tiên của Từ đồng âm cung cấp cho học sinh kiến thức chung về từ đồng
âm. Tiết đầu tiên của Từ nhiều nghĩa dạy cho học sinh khái niệm về từ nhiều
nghĩa, còn hai tiết còn lại dạy cho học sinh Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
Các bài luyện tập củng cố lí thuyết về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cùng
được lựa chọn gắn với thực tiễn sinh động hằng ngày để học sinh nhận diện
cho đúng, cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
Tuy nhiên,trong thực tế, học sinh vẫn hay bị nhầm lẫn từ đồng âm và từ
nhiều nghĩa với nhau.
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm hình thức giống nhau
nên học sinh ở trình độ tiểu học rất khó phân biệt. Đó là do:
Một là: Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có đặc điểm hình thức giống
nhau, đọc giống nhau và viết cũng giống nhau và khác nhau về nghĩa.
Ví dụ:
- Từ đồng âm bàn1 trong cái bàn và bàn2 trong bàn công việc
Hai từ bàn có hình thức ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn
khác nhau.
Bàn1: là danh từ chỉ một đồ vật có mặt phẳng, chân đứng, dùng để để
đồ đạc hoặc để làm việc.
Bàn2: là động từ, trao đổi ý kiến.
- Từ nhiều nghĩa bàn1 trong cái bàn và bàn2 trong bàn phím.
Hai từ bàn có từ bàn1 là nghĩa gốc, từ bàn2 là nghĩa phái sinh.
Bàn1: là danh từ, chỉ đồ vật có mặt phẳng, có chân, dùng để chứa đồ.
16


Bàn2: là danh từ, là bộ phận có mặt phẳng chứa các phím trong một số
loại đàn hoặc máy tính.
Hai là: Trong chương trình tiếng Việt 5 chưa có dạng bài tập phối hợp
cả hai kiến thức về từ đồng âm và từ nhiều nghĩa để học sinh rèn kĩ năng phân
biệt. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 1 có phân bố dạy từ đồng âm và

từ nhiều nghĩa như sau:
- Bài: Từ đồng âm - Tuần 5
- Bài: Dùng từ đồng âm để chơi chữ - Tuần 6
- Bài: Từ nhiều nghĩa - Tuần 7
- Bài: Luyện tập về từ nhiều nghĩa - Tuần 7
- Bài: Luyện tập về từ nhiều nghĩa - Tuần 8
Từ sự phối hợp bài dạy như trên, học sinh chỉ được rèn kĩ năng riêng
biệt mà không có sự phối hợp giữa hai loại từ trên.
Ba là: Học sinh còn chưa phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển cả
từ nhiều nghĩa.
*Mục tiêu dạy kiểu bài Từ đồng âm, Từ nhiều nghĩa
Mục tiêu khi dạy kiểu bài từ đồng âm, từ nhiều nghĩa chính là:
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản với học sinh về từ
đồng âm và từ nhiều nghĩa.
- Học sinh biết cách sử dụng từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong học tập
và giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày.
- Học sinh phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
+ Các dạng bài tập có thể đưa ra để củng cố khái niệm
- Giải nghĩa từ: Giải thích nghĩa của các từ.
Ví dụ: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:
a) Cánh đồng- tượng đồng- mười nghìn đồng.
b) Hòn đá- đá bóng.
c) Ba má- gò má.
17


- Tìm từ đồng âm hoặc từ nhiều nghĩa trong bài.
Ví dụ: Các câu sau đã sử dụng những từ đồng âm nào?
a) Ruồi đậu mâm xôi đậu.
Kiến bò đĩa thịt bò.

b) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
c) Bác bác trứng, tôi tôi vôi.
d) Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
[14,t1,tr.61]
Hay ví dụ:
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
[14,t1,tr.82]
- Đặt câu phân biệt từ.
Ví dụ: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm:
- Cờ
- Bàn
- Nước
Mẫu: Nhà nhà treo cờ chào mừng ngày Quốc khánh.
Cờ là một môn thể thao nhiều người yêu thích.
[14,t1,tr.82]
Nhận xét: Mỗi bài lí thuyết Luyện từ và câu có cấu trúc chặt chẽ, tạo
điều kiện củng cố cho học sinh kiến thức. Mỗi bài lí thuyết Luyện từ và câu
thường có ba phần rõ ràng: Nhận xét- Ghi nhớ- Luyện tập.
I. Nhận xét
Phần này sách giáo khoa đưa ra các yêu cầu bằng các bài tập để học
sinh phân tích ngữ liệu để từ đó tìm ra dấu hiệu nội dung bài học.

18


Ví dụ:
1. Đọc các câu sau đây:
a) Ông ngồi câu cá.
b) Đoạn văn này có 5 câu.

2. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của mỗi từ của bài tập 1?
- Bắt cá, tôm… bằng móc sắt (thường có mồi) buộc ở đầu một sợi dây.
- Đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu
bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.
[14,t1,tr.51]
II. Ghi nhớ
Đó chính là những nội dung lí thuyết cơ bản mà học sinh vừa rút ra ở
phần Nhận xét. Nội dung ghi nhớ được đóng khung in màu.
Ví dụ:
Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một só nghĩa chuyển.
Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
[14,t1,tr.51]
III. Luyện tập
Bao gồm các bài tập thuộc 2 dạng chủ yếu sau:
+ Bài tập nhận diện (thường là các bài tập phần đầu phần luyện tập) với
các yêu cầu như: Tìm, xác định, gạch chân, chỉ ra…
Ví dụ: Trong những câu nào các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và
trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
a) Mắt
- Đôi mắt của bé mở to.
- Quả na mở mắt.
b) Chân
- Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Bé đau chân.
19


×