Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bản chất giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.28 KB, 17 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đề tài: “Bản chất giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư
tưởng Hồ Chí Minh”.
Phần mở đầu: Khái quát chung về bản chất vấn đề dân tộc và giai cấp trong chủ nghĩa
Mac – Lênin và tư tưởng HCM
Phần 1: Vấn đề dân tộc
1.1. Khái niệm dân tộc
1.2. Đặc điểm chung của dân tộc
• Cộng đồng về lãnh thổ
• Cộng đồng về kinh tế
• Cộng đồng về ngôn ngữ
• Cộng đồng về văn hóa, về tâm lý
Phần 2: Vấn đề giai cấp
2.1. Khái niệm giai cấp
2.2. Nguồn gốc hình thành giai cấp
2.3. Kết cấu xã hội – giai cấp
Phần 3: Quan hệ dân tộc – giai cấp
3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
3.2. Sự vận dụng sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh
3.2. Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí
Minh
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bài tiểu luận: “ Bản chất giữa vấn đề dân tộc và giai cấp trong tư
tưởng Hồ Chí Minh”
Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là sự vận dụng mà còn là sự phát triển một cách
sáng tạo học thuyết Marx-Lenin. Luận điểm về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và
vấn đề giai cấp là một trong những sáng tạo đó.
Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Marx –Engels đề cập đến vấn đề dân tộc và vấn đề
giai cấp như sau:
Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở giai đoạn đầu mang tính chất dân tộc, vì phong trào


vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số. Vì vậy,
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, không phải là cuộc đấu tranh
dân tộc, nhưng lúc đầu mang hình thức dân tộc. Như vậy, Marx-Engels đã thấy được mối
quan hệ gắn bó giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Hai ông không xem nhẹ vấn đề dân
tộc. Tuy nhiên, hai ông không đi sâu giải quyết vấn đề dân tộc vì:
- Tại các nước này, mâu thuẫn cơ bản của xã hội là mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng:
tư sản và vô sản.
- Về cơ bản, ở châu Âu, vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tư sản.
- Vào thời của Marx, hệ thống thuộc địa đã có, nhưng các cuộc đấu tranh giành độc lập
chưa phát triển mạnh.
Do vậy, trong sự nghiệp giải phóng hai ông nhấn mạnh đến giải phóng giai cấp công nhân.
Marx-Engels viết: "Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này
bóc lột dân tộc khác sẽ được xóa bỏ" và: "Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội
bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo". Như
vậy theo Marx-Engels, để giải quyết sự đối kháng dân tộc, trước hết phải giải quyết sự đối
kháng giai cấp, giải phóng giai cấp là nhiệm vụ trung tâm, là điều kiện để giải phóng dân
tộc. Lenin từng nhận xét, đối với Marx so với vấn đề giai cấp vô sản thì vấn đề dân tộc chỉ
là vấn đề thứ yếu thôi.
Đến thời Lenin, khi chủ nghĩa đế quốc trở thành hệ thống thế giới, cách mạng giải phóng
dân tộc trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản, Lenin mới có cơ sở thực tiễn để phát
triển vấn đề dân tộc thuộc địa thành một hệ thống lý luận. Lenin cho rằng cuộc đấu tranh
của giai cấp vô sản chính quốc sẽ không giành được thắng lợi, nếu nó không liên minh với
cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Từ đó Người cùng với Quốc tế cộng sản bổ sung
khẩu hiệu nêu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: "Vô sản tất cả các nước và các dân
tộc bị áp bức đoàn kết lại."
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sau khi Lenin mất, Ban lãnh đạo Quốc tế cộng sản một thời gian dài đã nhấn mạnh vấn đề
giai cấp, coi nhẹ vấn đề dân tộc, vì vậy không mấy quan tâm đến chủ nghĩa yêu nước, tinh
thần dân tộc của các nước thuộc địa, thậm chí còn coi đó là biểu hiện của chủ nghĩa quốc

gia hẹp hòi, trái với chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Tóm lại, Marx - Engels, Lenin đã nêu ra những quan điểm cơ bản về mối quan hệ giữa vấn
đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu của cách mạng vô
sản châu Âu, các ông vẫn tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp, vẫn "đặt lên hàng đầu và
bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản".
Tiếp thu chủ nghĩa Marx-Lenin trên nền tảng truyền thống yêu nước và nhân ái của dân tộc
Việt Nam, Hồ Chí Minh có quan điểm riêng, độc đáo về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc.
Người cho rằng: Phải kết hợp và giải quyết hài hòa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, song
phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết và trước hết.
Luận điểm này của Người xuất phát từ cơ sở thực tiễn của phương Đông và Việt Nam:
Năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ Người cho rằng: "Marx đã xây
dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch
sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại. Dù sao thì cũng không
thể cấm bổ sung "cơ sở lịch sử" của chủ nghĩa Marx bằng cách đưa thêm vào đó những tư
liệu mà Marx ở thời mình không thể có được". Và người đề nghị: "Xem xét lại chủ nghĩa
Marx về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông". Ở phương
Đông, "Cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra không giống như ở phương Tây, bởi vì xã hội Đông
Dương, Ấn Độ hay Trung Quốc, xét về mặt cấu trúc kinh tế không giống như xã hội
phương Tây thời trung cổ, cũng như thời cận đại, và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết
liệt như ở đây…".
Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh cho rằng Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến,
mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc và tay sai nổi trội hơn mâu thuẫn
giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến, giữa tư sản với vô sản. Do đó, không phải
giải quyết vấn đề giai cấp rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc như ở phương Tây. Ngược lại
chỉ có thể giải quyết vấn đề dân tộc mới giải phóng được giai cấp. Quyền lợi dân tộc và
giai cấp là thống nhất, quyền lợi dân tộc không còn, thì quyền lợi mỗi giai cấp, mỗi bộ
phận trong dân tộc cũng không thể thực hiện được. Quan điểm này sau này thể hiện rõ ở
Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII, năm 1941 do Người chủ trì: "Trong lúc này quyền
lợi của bộ phận giai cấp phải đặt dưới sự tồn vong sinh tử của quốc gia dân tộc. Trong lúc
này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được tự do độc lập

cho toàn dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu mà
quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được."
Luận điểm về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp là một trong những sáng
tạo lớn của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin. Nó có
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tác dụng lớn lao đối với việc tập hợp lực lượng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt
Nam cũng như ở các nước thuộc địa nói chung.
1. Dân tộc
1.1. Khái niệm dân tộc
Là một cộng đồng dân cư hình thành từ một bộ tộc hoặc từ sự liên kết của tất cả các bộ tộc
sống trên cùng một vùng lãnh thổ.
Cũng như bộ tộc, dân tộc là hình thức cộng đồng người gắn liền với xã hội có giai cấp, có
các thể chế chính trị và nhà nước.
Nếu trong bộ tộc các cộng đồng dân cư liên kết với nhau chưa dựa trên những nguyên tắc
pháp lý, chưa thực sự là một cộng đồng dân cư ổn định và bền vững; thì ngược lại, dân tộc
là một cộng đồng dân cư có tính thống nhất cao, ổn định và tương đối bền vững dựa trên
những nguyên tắc pháp lý cao.
1.2. Đặc điểm chung của dân tộc
Do đặc điểm phát triển của nền kinh tế thị trường, giai cấp tư sản ngày càng xoá bỏ sự phân
tán về tư liệu sản xuất, về tài sản và về dân cư, liên minh của các bộ tộc với những lợi ích,
luật lệ, chính phủ và các vùng cát cứ lãnh thổ riêng khác nhau, đã phải nhường bước cho sự
hình thành "... một dân tộc thống nhất, có một chính phủ thống nhất, một luật pháp thống
nhất, một lợi ích dân tộc thống nhất, có tính giai cấp và một hàng rào thuế quan thống nhất"
Như vậy, dân tộc là một cộng đồng dân cư gồm có những đặc điểm chung thống nhất rất
chặt chẽ:
- Thứ nhất, cộng đồng về lãnh thổ
Lãnh thổ là sự biểu hiện cụ thể về mặt chủ quyền của một dân tộc trong quan hệ với các
quốc gia dân tộc khác. Lãnh thổ bao gồm chủ quyền cả về vùng đất, vùng trời, vùng biển
và các hải đảo, thềm lục địa... Trong một quốc gia nhiều dân tộc thì lãnh thổ quốc gia gồm

lãnh thổ của tất cả các dân tộc thuộc quốc gia ấy hợp thành. Chủ quyền quốc gia dân tộc về
lãnh thổ là kết quả lao động kiến tạo của cả một dân tộc trong suốt quá trình hình thành dân
tộc. Nó được thể chế bằng luật pháp quốc gia và quốc tế. Lãnh thổ là chủ quyền không thể
chia cắt, là nơi sinh tồn phát triển và là nền tảng hình thành nên tổ quốc của mỗi quốc gia
dân tộc.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Thứ hai, cộng đồng về kinh tế
Cộng đồng chung về kinh tế là nhân tố bảo đảm cho sự tồn tại và thống nhất của mỗi quốc
gia dân tộc. C.Mác và Ph.Ăngghen chứng minh rằng, động lực gắn kết các dân tộc thành
một nhà nước, một quốc gia thống nhất chính là yếu tố kinh tế. Trong mỗi một dân tộc
thường tồn tại nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp xã hội có lợi ích riêng khác nhau, thậm chí đối
lập nhau. Mặc dù vậy, trong sự khác biệt ấy vẫn phải có những tương đồng nhất định về
mặt lợi ích. Lịch sử cho thấy, sự tương đồng và phù hợp về lợi ích càng lớn, tính thống
nhất của dân tộc càng cao, sự cách biệt và đối lập về lợi ích giữa các bộ tộc dân tộc càng
cao, nguy cơ tan rã dân tộc càng lớn. Một quốc gia thống nhất, một dân tộc thống nhất phải
được bảo đảm và phải dựa trên cơ sở cộng đồng chung về kinh tế. Tính thống nhất, tính
tương đồng và ổn định chung về kinh tế luôn luôn là nhân tố bảo đảm cho sự thống nhất
của mỗi quốc gia dân tộc.
- Thứ ba, cộng đồng về ngôn ngữ
Ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất trong giao tiếp của các dân tộc. Mỗi dân tộc đều có
ngôn ngữ riêng của dân tộc mình, nhưng trong một quốc gia nhiều dân tộc bao giờ cũng có
một ngôn ngữ chung thống nhất. Ngôn ngữ được chọn làm ngôn ngữ thống nhất thường là
sản phẩm và là kết quả tất yếu của một quá trình phát triển lâu dài về kinh tế - xã hội của
các dân tộc trong một quốc gia.
Xã hội càng phát triển, ngôn ngữ càng phong phú. Một dân tộc có thể sử dụng nhiều loại
ngôn ngữ trong quan hệ và giao tiếp với các quốc gia dân tộc khác, nhưng tiếng mẹ đẻ -
ngôn ngữ chung của một dân tộc, một quốc gia thống nhất là đặc trưng bản chất và là nhân
tố kết nối các dân tộc thành một quốc gia có chủ quyền. Ngôn ngữ là nền tảng văn hóa,
đồng thời là di sản tinh thần của mỗi dân tộc.

- Thứ tư, cộng đồng về văn hóa, về tâm lý
Văn hóa là yếu tố đặc biệt trong sự gắn kết cộng đồng dân tộc thành một khối thống nhất.
Lịch sử phát triển văn hóa của mỗi dân tộc rất phong phú và đa dạng. Ngay từ thời nguyên
thuỷ, mỗi thị tộc, bộ lạc, bộ tộc... có những điều kiện sinh sống riêng, nên văn hóa cũng có
những sắc thái riêng. Văn hóa của một dân tộc phản ánh khái quát tính đa dạng chung của
các sắc tộc, các cộng đồng dân cư trên cùng một vùng lãnh thổ. Đặc trưng chung của văn
hóa dân tộc là thống nhất trong tính đa dạng. Nó được chắt lọc trải dài trong suốt lịch sử
đấu tranh để sinh tồn của mỗi dân tộc. Trong quá trình phát triển, các thành viên của dân
tộc thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau, một mặt giữ gìn bảo vệ những di sản văn hóa
riêng của mình, mặt khác tham gia vào sự sáng tạo ra những giá trị văn hóa chung của cả
cộng đồng. Xã hội càng phát triển nhu cầu về văn hóa càng cao. Hơn thế nữa, văn hóa còn
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
là động lực của sự phát triển, là công cụ bảo vệ độc lập và chủ quyền của mỗi quốc gia.
Đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc phải được thể hiện thông qua cuộc đấu tranh chống lại
nguy cơ đồng hóa về văn hóa. Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc vừa là nhu cầu, vừa là
động lực không thể thiếu được của sự phát triển. Thông qua giao lưu về văn hóa, mỗi dân
tộc tự nâng mình lên, tự hoàn thiện mình nhờ học hỏi những tinh hoa văn hóa của dân tộc
khác.
Trong xã hội có giai cấp, mỗi giai cấp có những điều kiện vật chất riêng nên văn hóa cũng
không đồng nhất. Mặc dù vậy, các giai cấp, các lực lượng xã hội ấy vẫn phải chịu sự tác
động và chi phối bởi những yếu tố văn hóa chung của cộng đồng. Mỗi dân tộc còn có tâm
lý lối sống và những nét tính cách riêng. Tâm lý và nét tính cách riêng của mỗi dân tộc
trước hết là sự phản ánh những điều kiện kinh tế, điều kiện địa lý, dân cư và nét đặc thù
văn hóa riêng của dân tộc ấy.
Cộng đồng về lãnh thổ, cộng đồng về kinh tế, cộng đồng về ngôn ngữ, về văn hóa, tâm lý
và tính cách là bốn đặc trưng không thể thiếu của mỗi dân tộc. Đó chính là những yếu tố có
mối quan hệ nội lực mạnh mẽ. Nó vừa kết dính dân tộc thành một khối vừa tạo ra động lực
để liên kết và phát triển cho mỗi quốc gia dân tộc. Với những đặc trưng trên, dân tộc hình
thành thường gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của giai cấp tư sản và chủ

nghĩa tư bản, song cũng có những dân tộc hình thành không gắn với sự ra đời của chủ
nghĩa tư bản. Việt Nam và Triều Tiên là một ví dụ.
Các hình thức cộng đồng chung của dân tộc có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của
con người và xã hội. Dân tộc hình thành đã thực sự tạo ra động lực cho sự phát triển. Đấu
tranh chống lại sự nô dịch và áp bức dân tộc chính là đấu tranh vì sự phát triển và tiến bộ
chung của nhân loại.
2. Giai cấp
2.1. Khái niệm giai cấp
Trong tác phẩm Sáng kiến vĩ đại, Lênin định nghĩa: "Người ta gọi là giai cấp, những tập
đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã
hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ
này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ
trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần
6

×